1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoạt động quản lý thu của bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động quản lý thu của bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
Tác giả Bùi Thanh Hiền
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thành Vinh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Bảo Hiểm
Thể loại Graduation project
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 20,24 MB

Nội dung

Nợ đọng bảohiểm xã hội không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý thu nộp BHXH, mà còn ảnhhưởng trực tiếp đến quyên lợi của người lao động, đặc biệt là những lao động nghỉhưởng các chế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA BAO HIEM

HOAT DONG QUAN LY THU CUA BAO

HIEM XA HOI THANH PHO HA NOI

Ho tén sinh vién : Bùi Thanh Hiền

Lớp : Kinh tế bảo hiểm 60A

Mã số sinh viên : 11181643Giảng viên hướng dẫn : Th§ Nguyễn Thành Vinh

Hà Nội, năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG HÌNH0908006710575 1

CHUONG I: CO SỞ LÝ LUẬN VE BHXH VA CONG TAC QUAN LÝ THU3.9.0 4

1.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội - 2s sesssssssssexseessess 4

1.1.1 Sự ra đời của BHXH 1111112222111 1 11g vn ng kg rec 4 1.1.2 Khái niệm va phân loại BHXXH - - (E22 132111391113 1111 111 erkree 5

1.1.4 Đặc điểm của BHXH ¿2-2-5252 2E2EEE2E2E122122171E211221271 21.21 tra 91.1.5 Ban chất của BHXH -2- 552 SE 2E E2 2212217121121121 711121111 Excxe 101.1.6 Qñy bảo hiểm xã hội + 2 5S SE9SE‡EEEEE2E2E212121212112112121 11111 xe, 11

1.2 Công tác quản lý thu BH XH 55-5 5< 599.99 990 830888085608 14

1.2.1 Khái niệm về thu BHXH - ¿22255222 2EE£EEESEEESEEEEEEEEEESEkrrrkrrkrsrke 14

1.2.2 Vai trò của quản lý thu BHXH 2 3 323 tieeirrrrrsrrrree 14

1.2.3 Mục tiêu của quan lý thu quỹ bảo hiểm xã hội 2-2 25 s2 s+£s2 z2 15

1.2.4 Nội dung của công tác quan lý thu BHXH - 6 5< +csssessree 15

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản ly thu BHXH - 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXHTHÀNH PHO HA NỘI -° 2-2 s£©s£©S2£Ss£EsESSESESSEEsEEsetetssesserserssrse 27

2.1 Khái quát về BHXH thành phố Hà Nội . -s- s2 -sssesscssessess 272.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH thành phố Hà Nội 27

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của BHXH thành phố Hà Nội - 5 5¿ 282.1.3 Cơ cau tô chức của BHXH thành phố Hà Nội -2- 525525522552 30

2.1.4 Tình hình hình chung về hoạt động của BHXH thành phố Hà Nội giai đoạn năm

Trang 3

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội giai đoạn

3.1.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của Đại lý thu BHXH 61

3.1.3.Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người tham gia BHXH 61

3.1.4.Đây mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảoquyên lợi của người tham gia BHXH 2 2 5£ ESE+SE+EE£EE+EE£EEEeEEerEerxrrsrree 62

3.2 Những thuận lợi và khó KWAN << 5 S9 99.9694 58995.98894 9ø 62 3.2.1 Thu on 62

3.2.2 KAO NAM oo Ổ 63

3.3 Giải pháp hoàn thiện công tac quan lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã

hội thành phố Hà Nội 2-2-2 2s se ©ssESseEseEseEsstxersersereersserserssrssrse 64

3.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quan lý thu bảo hiểm xã hội 643.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp quản ly thu bảo hiểm xã hội 653.3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội 66

3.4 Một số kiến nghị - 2s s° se ss©sseEsEssEvserserserestsetrserserssrsserssrssrssose 67

3.4.1 Kiến nghị với nhà nƯỚC - 2-22 5¿++2+++EE+2EE2EEtEEEEEEESEEEEEeEEEerkrsrkrrrrees 673.4.2 Kiến nghị với BHXH Việt Nam ¿5© E+EE2EEEEEEE2EEEEEEEEEerkrrkrree 700n ,ÔỎ 72DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHHẢO 22 s52 ©ssessessesssessess 73

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIET TAT

TỪ VIẾT TẮT DIEN GIẢI

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tê

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXHTP Bảo hiểm Xã hội thành phô

DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNQD Doanh nghiệp ngoai quôc doanh

HDND Hội đông nhân dân

HCSN Hành chính sự nghiệp

HTX Hop tac x4 KBNN Kho bạc nhà nước

SXKD Sản xuất kinh doanh

TNLUĐ—BNN | Tai nạn lao động — Bệnh nghê nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BANG

Bang 2.1: Số người tham gia BHYTT -¿- 2 2+ t+E£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkrrree 41Bang 2.2: Số người tham gia BHXH bắt buộc o ecceccecsessesssessessesssessessessessessesseeseeses 42Bang 2.3: Số người tham gia BHXH tự nguyện -2- 2 + xccx++z+zxerxerxee 43Bảng 2.4: Số người tham gia BHXH tự nguyện ¿- 2: 52+ x+2cxcezxerxesree 44Bảng 2.5: Số người tham gia BHXH theo loại hình quản ly . 5-5: 45Bang 2.6: Số người tham gia BHYT theo loại hình quan lý -5- 52 5+: 46Bảng 2.7: Số người tham gia BHTN theo loại hình quản lý -s¿ 47Bang 2.8: Số thu BHXH, BHYT, BHTN ¿- 2-2 +2E++EE+EEtEEtzEeererrxerxerree 47Bang 2.9: Số nợ đóng BHXH 2-52 SS SE 2EEEE1E21211221271 7121121121 E1rxe 48Bảng 2.10: Số nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ -:-5:552¿ 49

Bang 2.11: Tình hình nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN theo loại hình quan lý 49

Trang 5

Hình 2.1: Biểu đồ số người tham giaHình 2.2: Số thu BHXH, BHYT, BHTN Error! Bookmark not defined.

Trang 6

LOI MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của đề taiCó thê nói “không có bảo hiểm như đi trên cầu thang không có tay vịn” Bảohiểm nói chung là một yếu tố, một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, gia

đình, tô chức và không chỉ đơn thuần làm lá chắn bảo vệ cho đối tượng tham gia mà

rộng hơn nó dam bao cho sự ôn định và phát triển kinh tế của toàn xã hội Bảo hiểmxã hội (BHXH) nói riêng là chính sách xã hội do nhà nước ban hành và tô chức thựchiện, là trụ cột chính trong hệ thong an sinh xã hội Tuy nhiên dé triển khai thực hiệnchính sách BHXH cũng như dé chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống thì việc tôchức triển khai thực hiện chính sách BHXH có ý nghĩa quyết định và then chốt

Thực tế cho thấy, công tác thu, thu nợ đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm that

nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (gọi chung là BHXH) là mộtkhâu rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện chính sách BHXH Nó là khâu đầuvào của quy trình để huy động các nguồn tài chính nhằm tăng trưởng phát triển các

quỹ BHXH dé đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ gặp rủi ro từ đó góp phan

đảm bảo an sinh xã hội.

Trong công cuộc đôi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội cùng với sự phát triển vềcả công nghệ khoa học va kỹ thuật, Việt Nam không ngừng day mạnh hội nhập vahợp tác quốc tế Đây là cơ hội để nhiều doanh nghiệp mới được thành lập nhưng cũnglà thách thức đối với những doanh nghiệp trong nước vừa và nhỏ trước những doanhnghiệp nước ngoài có quy mô, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ tiên tiến,

phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại, Ngoài ra, thời gian qua do ảnh hưởng

của dich bệnh COVID-19 dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

bị đình trệ, khiến một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo đài phải giải thé, phá sản,ngừng hoạt động, sản xuất kinh doanh Đây cũng là một trong những nguyên nhândẫn đến sự biến động tăng, giảm, di chuyên lao động phức tạp khiến công tác thu

BHXH và quan lý người tham gia trở nên khó khăn.

Tính đến tháng 12/2021, tổng số tiền nợ đóng BHXH của các đơn vi trên dia bànthành phố Hà Nội là trên 3,858 tỷ đồng, trong đó nợ BHXH là 1,224 tỷ đồng, nợ bảo

hiểm y tế tỷ (BHYT) trên 232 tỷ đồng, nợ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 86,3 tỷ

đồng Hầu hết lý do dẫn đến việc chậm đóng BHXH mà các đơn vi kinh doanh đưa ra

là do dịch bệnh COVID 19 khiến tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, tốcđộ tăng trưởng chậm Tuy nhiên, trên thực tế một số doanh nghiệp trả lương cho ngườilao động đã khấu trừ vào phan trách nhiệm phải nộp BHXH của người lao động Thực

Trang 7

chất việc nợ đọng BHXH của một số đơn vị chủ yếu là cố tình dây dưa lợi dụng vốnđề đầu tư sinh lời hoặc phục vụ cho mục đích khác Ngoài ra, lãi suất chậm nộp BHXH

thấp hơn so với lãi suất của ngân hàng mà không phải làm thủ tục vay Nợ đọng bảohiểm xã hội không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý thu nộp BHXH, mà còn ảnhhưởng trực tiếp đến quyên lợi của người lao động, đặc biệt là những lao động nghỉhưởng các chế độ ngắn hạn, cấp thẻ BHYT nghỉ việc không chốt số để giải quyết các

chế độ chính sách

Trước thực trạng đó đòi hỏi cần phải có những giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác quản lý thu BHXH, từ đó làm cơ sở đề đảm bảo tăng trưởng, phát triển quỹ BHXHđể đảm bảo chính sách an sinh xã hội Do đó, trong thời gian thực tập tại cơ quanBHXH thành phố Hà Nội, em chọn đề tài: “Hoạt động quản lý thu của Bảo hiểmxã hội thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho bản báo cáo chuyên đề thực tậptốt nghiệp của mình

2 Mục dich nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý

luận cơ bản và thực tiễn về sự phát triển BHXH; quỹ BHXH và nội dung hoạt độngquản lý thu Phân tích và đánh giá hiện trạng về hoạt động thu tại cơ quan Bảo hiểmxã hội Thành phố Hà Nội tập trung chủ yếu về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN Từ đó đưa ra nguyên nhân của những tôn tại va đề xuất các giải pháp nhằm mở

rộng phát triển nguồn thu BHXH, nâng cao kết quả hoạt động thu BHXH

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý thu BHXH

Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Cơ quan BHXH thành phố Hà Nội (Đối tượng là các tố chức,doanh nghiệp, cơ quan nộp BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội)

+ Thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn năm 2017 đến năm 2021

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu tại đơn vị bằng các nguồn sơ cấp hoặcthứ cấp, tiến hành tông hợp số liệu theo nội dung cần nghiên cứu

Phương pháp phân tích tong hợp, đánh giá: Dựa trên cơ sở toàn bộ số liệu cóđược phân tích và đưa ra các đánh giá về thực trạng trong giai đoạn nghiên cứu Quađó đưa ra một số dự báo trong tương lai

Phương pháp kế thừa: Sử dụng một số công trình nghiên cứu đã có dé làm tài

liệu tham khảo cho công trình nghiên cứu.

Trang 8

5 Kết cấu của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các công trình nghiên cứu,

Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 3

Chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về BHXH và công tác quản lý thu BHXHChương II: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH thành phố Hà NộiChương III: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tạiBHXH thành phố Hà Nội

Trang 9

CHUONG I:

CO SO LY LUAN VE BHXH VA CONG TAC QUAN LY THU BHXH

1.1 Khái quát chung về bao hiểm xã hội

1.1.1 Sự ra đời của BHXH

Đối với bất kỳ quốc gia nào, chính sách BHXH luôn là một trong những chính

sách quan trọng và cốt lõi của hệ thống chính sách an sinh xã hội (ASXH) BHXH đãra đời và phát triển hàng trăm năm nay với nhiều mô hình, nhiều cách thức thực hiệnkhác nhau trên thế giới Dé có được các mô hình BHXH da dang và phong phú nhưngày nay không thể không kể đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân và người laođộng trên toàn thế giới Chính sách BHXH ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn pháttriển KT-XH thời kỳ cách mạng công nghiệp và từ phong trào đấu tranh của giai cấpcông nhân Giai cấp công nhân là giai cấp làm thuê cho giới chủ và được giới chủ trảcông lao động Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, người lao động

bị bóc lột tàn bạo và bị đối xử không công bằng Giờ làm việc của họ thường bị kéo

dai, cường độ lao động rất cao nhưng tiền công được trả rất thấp Hiện tượng 6m đau,tai nạn lao động xảy ra phô biến Và với tiền công được trả đó họ không thé đảm bảocuộc sống của mình cũng như gia đình mình Thêm vào đó, Nhà nước cũng như giớichủ không hề quan tâm hay giúp đỡ họ Đứng trước tình hình đó một mặt giai cấpcông nhân đã liên kết lại với nhau dé tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; lập ra các quỹ cứutrợ người óm, người bị tai nạn; lập các tô chức tương tế và vận động mọi người tham

gia; mặt khác giai cấp công nhân đã đoàn kết, đấu tranh với giới chủ đòi tăng lươnggiảm giờ làm và đảm bảo thu nhập trước những tai nạn rủi ro xảy ra Trước mâu thuẫn

lợi ích ngày càng sâu sắc giữa chủ và thợ, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều

hòa mâu thuẫn Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của Nhà nước, mặt khác

buộc cả giới chủ và giới thợ phải có trách nhiệm (giới chủ có trách nhiệm đối với

người lao động thuê mướn, người lao động phải có trách nhiệm với chính mình) thông

qua việc đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng vào một quỹ chung do nhànước quản lý Nhận thức được lợi ích của việc này nên cả giới chủ và thợ đều thamgia Ngoài nguồn đóng góp của giới chủ, thợ để hình thành quỹ còn có sự tham giađóng góp bồ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết

Nguồn quỹ này nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi không may gặp

phải những biến có bat lợi Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, batlợi của người lao động được dàn trải, cuộc song của người lao động va gia đình hongảy càng được đảm bảo ôn định Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sảnxuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết Vì

Trang 10

vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng Khảnăng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo Đó chính là nguồn gốc

sự ra đời của BHXH và của quỹ BHXH.

1.1.2 Khái niệm và phân loại BHXH

1.1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội

Trong hệ thống ASXH, BHXH là một bộ phận cơ bản nhất, quan trọng nhất được

phân biệt với các bộ phận khác trong hệ thống bằng những đặc trưng cơ bản:

- BHXH là nhu cầu khách quan đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã

hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướnlao động phát triển đến một mức độ nào đó Các nhà kinh tế cho rằng sự ra đời và phát

triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế Kinh tế càng phát triển thì

BHXH càng đa dạng và hoàn thiện.

- BHXH là sự liên kết giữa những người lao động (thông qua sự san sẻ tráchnhiệm bằng đóng phí BHXH) xuất phát từ lợi ích chung của người lao động và người

sử dụng lao động.

- Việc tham gia BHXH là bắt buộc trừ một số trường hợp ngoại lệ.- Nguồn thu BHXH thông qua sự đóng góp của các bên tham gia trong quan hệ

BHXH bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số

trường hợp Sự đóng góp này thê hiện mối quan hệ lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ củacả 3 bên, xuất phát từ lợi ích chung của sự an toàn, ồn định và phát triển xã hội

- Các nguồn thu BHXH được tập trung vào một quỹ không nằm trong Ngân sáchNhà nước để chỉ trả trợ cấp cho người được hưởng BHXH và các hoạt động quản lý

BHXH, gọi là Quỹ BHXH.

- Quyền lợi BHXH không gan với bat cứ chỉ tiêu nào về nhu cầu và tài sản của

người được hưởng.

- Các mức đóng và mức hưởng BHXH thường gắn với thu nhập hoặc thu nhậptrước đó của người được hưởng Do vậy phần thu nhập của người lao động bị giảm

hoặc mất đi do bị giảm hoặc mat khả năng lao động, mat việc làm của những người

lao động tham gia BHXH chính là đối tượng của BHXH

Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ chặt chẽ trên đây được thế giớiquan niệm là BHXH đối với người lao động Đây là một chính sách rất nhân vănnhưng lại có những quy định chặt chẽ dựa trên cơ sở khách quan và phù hợp với điềukiện kinh tế xã hội của mỗi nước chứ không dựa trên ý chí chủ quan

Do vậy, có thé hiểu một cách khái quát theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Baohiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người laođộng, khi họ bị mắt hoặc giảm thu nhập do bi 6m đau, thai sản, tai nan lao động

Trang 11

và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tan tật, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹtài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội có sự bảo hộ của

Nhà nước theo pháp luật, nhằm dam bảo an toàn đời sống cho người lao động vàgia đình họ, đồng thời góp phan bảo đảm an toàn xã hội”

Theo Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2006 (có hiệu lực từ ngày 2007) thì “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phan thu nhậpcủa người lao động khi họ bị giảm hoặc mắt thu nhập do 6m đau, thai sản, tai nanlao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sởđóng vào quỹ Bảo hiểm xã hội"

01-01-Theo khoản | điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2014: “Bao hiểm xã

hội là sự bảo dam thay thé hoặc bù đắp một phan thu nhập của người lao động khihọ bị giảm hoặc mat thu nhập do 6m đau, thai sản, tai nan lao động, bệnh nghềnghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ”

1.1.2.2 Phân loại bảo hiểm xã hội

Có một số cách phân loại BHXH như sau:

Phân loại theo loại hình BHXH của người tham gia BHXH:

- BHXH bắt buộc: Là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động vả người

sử dụng lao động phải tham gia với mức đóng và phương thức đóng theo quy định.

- BHXH tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự

nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu

nhập của mình dé hưởng bảo hiểm xã hội

Phân loại theo các trường hợp được hưởng bảo hiểm:

Hiện nay nước ta có chế độ BHXH áp dụng cho các đối tượng bắt buộc như

sau:

- Tro cap ốm đau;- Trợ cấp thai sản;- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;- Trợ cấp hưu trí;

- Trợ cấp tử tuất.BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau:

- Trợ cấp hưu trĩ;- Trợ cấp tử tuất

Trang 12

Phân loại căn cứ tần suất chỉ trả BHXH:+ BHXH 1 lần: Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật BHXH quy định về

trường hợp người lao động được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường

hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH va có yêu cầu nhậnBHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

d) Ra nước ngoài dé định cư.+ BHXH 1 thời kỳ: Đối với các chế độ 6m đau, thai sản, TNLĐ và BNN, đốitượng hưởng được nhận trợ cấp BHXH theo thời kỳ hưởng chế độ

+ BHXH thường xuyên: Đối với chế độ hưu trí (trừ các trường hợp đã hưởng

BHXH 1 lần), đối tượng được nhận lương hưu thường xuyên hang tháng cho đến khi

qua đời.

Căn cứ vào đối tượng hưởng:

+ BHXH cho người lao động: Các chế độ: ốm đau, thai sản, hưu trí, TNLĐ và

BNN.

+ Trợ cấp BHXH cho các thân nhân của người lao động: Đối với chế độ tử tuất,

thân nhân của người lao động được hưởng các khoản trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất

hang tháng hoặc trợ cấp tuất một lần tùy theo hoàn cảnh cụ thé

1.1.3 Vai trò của BHXH

1.1.3.1 Đối với người lao động

BHXH gop phan ồn định đời sống của người lao động tham gia BHXH Nhữngngười tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy

giảm, mat kha năng lao động, mất việc làm hoặc chết Nhờ có sự thay thế hoặc bù dapthu nhập kip thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng những ton thất về vatchất, nhanh phục hồi sức khỏe, ôn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bìnhthường Ngoài ra, BHXH hoạt động dựa trên nguyên tắc “Số đông bù sé it” tức là sốđông người tham gia trích một phần thu nhập của mình đóng góp vào quỹ BHXHchung từ đó thể hiện được trách nhiệm của người lao động đối với bản thân, gia đình

và xã hội Như vậy, BHXH là chỗ dựa tỉnh thần, giúp người lao động én định cuộc

song, yên tâm lao động sản xuất.1.1.3.2 Đối với xã hội

Về bản chat kinh tế có thé khang định BHXH không nhằm mục đích kinh doanh,lợi nhuận, nhưng lại là công cụ thực hiện phân phối lại thu nhập BHXH dựa trên

nguyên tac NLD bình đăng trong nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi được hưởng trong

Trang 13

BHXH thông qua hoạt động của mình BHXH tham gia vào việc phân phối và phânphối lại thu nhập xã hội giữa những NLĐ thế hệ trước với thế hệ sau, giữa nhữngngành nghề sản xuất, giữa những người thu nhập cao và người có thu nhập thấp, giữanhững người may mắn và không may mắn Vì vậy, BHXH góp phần thực hiện công

băng xã hội Chính sách BHXH công bằng, hợp lý, tiễn bộ sẽ tạo ra động lực dé thực

hiện tốt chính sách kinh tế, giải quyết tốt những vấn đề xã hội

Dù trong điều kiện nảo, với hình thức nào, BHXH cũng lay mục tiêu an sinh xãhội làm căn bản Hệ thống BHXH được mở rộng góp phần giảm bớt những đối tượngcần trợ giúp xã hội Và như vậy gánh nặng của Ngân sách, của các quỹ công cộng và

của cộng đồng sẽ nhẹ bớt Điều này cũng có nghĩa là hệ thống an sinh xã hội quốc gia

càng đảm bảo và phát triển

Trong kinh tế thị trường, BHXH được thực hiện theo cơ chế ba bên: NLD,

NSDLD và Nhà nước Những đóng góp của các bên tham gia BHXH nêu trên là những

nguồn cơ bản hình thành quỹ BHXH Ngoài nguồn tài chính rất lớn từ sự đóng gópcủa NLD và NSDLD được tôn tích lại, quỹ BHXH còn có những nguồn thu khác, như

thu từ các hoạt động đầu tư, thu từ các khoản nộp phạt do chậm nộp BHXH của cáccơ quan, doanh nghiệp, thu từ các hỗ trợ của các tô chức quốc tế (nếu có) và các khoản

thu khác.

Chức năng của quỹ BHXH là dé chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các

hoạt động của hệ thống BHXH Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời cũng làmột quỹ dự phòng Nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và làphương tiện quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tổn tại và phattriển Tuy nhiên, quỹ BHXH lại độc lập với Ngân sách Nhà nước Do đó, việc quảnlý quỹ BHXH, thực hiện đầu tư, bảo tồn và tăng trưởng quỹ rất cần thiết, với đặc thùthời điểm thu va chi không trùng nhau, quỹ BHXH luôn tập trung nguồn tài chính“nhàn rỗi” tương đối lớn đầu tư lại cho nền kinh tế như cho Chính phủ vay hoặc trựctiếp được đầu tư vào các dự án phát triển hoặc những công trình phúc lợi (xây nhà ở

cho NLD, xây đường xá, cơ sở hạ tang ) tao ra nhiều công ăn việc làm cho NLD, góp

phần thực hiện những mục tiêu tăng trưởng, bảo toàn, phát triển quỹ BHXH và pháttriển kinh tế đất nước

Hoạt động BHXH là hoạt động dịch vụ công mang tính xã hội cao, là quá trình

tổ chức triển khai thực hiện các nghiệp vụ thu BHXH đối với NLD và NSDLĐ; giảiquyết các chế độ, chính sách BHXH và chi BHXH cho người được hưởng; nhằm đảm

bảo cho mọi NLD, mọi tô chức, đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh được bình đăng,

công bang

Trang 14

Dưới giác độ kinh tế, các hoạt động BHXH đã góp phần thúc đây tăng trưởng

kinh tế, góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và ngược lại kinh tế tăng trưởng đã cótác động tích cực, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động BHXH Đảng

và Nhà nước đã khẳng định phát triển kinh tế xã hội dựa trên nội lực là chính thì nguồn

đầu tư từ quỹ BHXH là một kênh quan trọng Có thể nói BHXH là một trong nhữngchính sách xã hội quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm bình 6n đời sốngkinh tế - xã hội và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị Đồng thời, chính sáchBHXH là vấn đề xã hội, vấn đề con người, NLD là chủ thể quyết định với nền kinh tế

- xã hội.

1.1.4 Đặc điểm của BHXH

Một là, bảo hiểm cho NLD trong và sau quá trình lao động: Nghĩa là, khi thamgia vào hệ thống BHXH, NLD sẽ được BHXH trợ cấp cho đến lúc chết Khi còn làmviệc, NLD được đảm bảo khi bi 6m dau, lao động nữ được trợ cấp thai sản khi sinhcon, người bị tai nạn lao động được trợ cấp tai nạn lao động, khi không còn làm việcnữa thì được hưởng tiền hưu trí, khi chết thì được tiền chôn cất và gia đình được hưởng

trợ cấp tuất Đây là đặc trưng riêng của BHXH mà không một loại hình bảo hiểm

nảo có được.

Hai là, các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội của NLD trong BHXH liên

quan đến thu nhập của họ Bao gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai

sản, mat việc làm, già yếu, chết Do những sự kiện và rủi ro này mà người lao độngbị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng,dẫn đến họ bị giảm hoặc mat nguồn thu nhập Vì vậy, người lao động cần phải cókhoản thu nhập khác bi vào dé 6n định cuộc sống và sự bù đắp này được thông qua

các trợ cấp BHXH Đây là đặc trưng rất cơ bản của BHXH

Ba là, NLD khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH: Tuy nhiênquyền này chỉ có thé trở thành hiện thực khi ho thực hiện day đủ nghĩa vụ đóng BHXH

NSDLD cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH cho NLD.

Bốn là, sự đóng góp của các bên tham gia BHXH: Bao gồm NLD, NSDLĐ và

Nhà nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH Ngoài ra nguồn thu của quỹBHXH còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần nhàn rỗi tương đối của

quỹ BHXH (mang tính an toàn); khoản nộp phạt của các doanh nghiệp, đơn vị chậm

nộp BHXH theo quy định pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.Năm là, các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ

BHXH cũng do luật định.

Trang 15

cho họ khi phát sinh nhu cầu được thanh toán.

Quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc “số đông bù số it” Do tính đặc thù giữa

thời gian khoản tiền đóng góp của các bên tham gia BHXH và thời gian khoản chỉ trả

trợ cấp BHXH cho những người hưởng chế độ không trùng nhau, đã tạo cho quỹBHXH có nguồn tiền tạm thời “nhdn rỗi” Khoản tiền tạm thời “nhàn rỗi” được sử

dụng cho hoạt động đầu tư sinh lời bảo tồn giá tri cho quỹ BHXH Quy BHXH đượcđặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng,

được phản ánh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối lại thu nhập các nguồnlực giữa các chủ thể tham gia tạo lập và sử dụng quỹ BHXH

Những luận cứ trên đây đã chứng minh rằng bên cạnh mục tiêu hoạt động BHXH

là an toàn xã hội về kinh tế cho mọi người trong cộng đồng, thì BHXH còn là một

hình thức huy động vốn Và với sức mạnh về tài chính của mình cùng với sự quản lýcủa Nhà nước, BHXH sẽ góp phan 6n định tài chính, tiền tệ quốc gia

1.1.5.2 Bản chất xã hội

BHXH thuộc phạm vi hệ thống chính sách xã hội, nó liên quan đến lợi ích củamọi người dân trong xã hội Thể hiện ở chỗ quỹ BHXH là một bộ phận của tông sảnphẩm trong nước được xã hội tô chức, quản lý, bảo tồn và phân phối lại thu nhập.BHXH còn là công cụ cải thiện điều kiện sống của mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là

NLĐ.

Những hãng hụt và biến cố về thu nhập trong các trường hợp ốm đau, tai nạnlàm giảm hoặc mất kha năng lao động, mat việc làm hoặc khi già yếu trở thành mối

đe dọa cuộc sống bình thường của NLĐ Để khắc phục tình trạng này, với truyền

thong “ld lành dum lá rách”, tinh thần “tương thân tương ái” trong nhân dân được

Trang 16

phát huy dưới các hình thức đóng góp của Nhà nước, NSDLD va NLD khi họ còn

khỏe mạnh, còn có thu nhập, dé dùng vào lúc tuổi già, lúc ốm đau Kết qua của sựphân phối lại đó tạo ra được sự bình đăng hơn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cưtrong xã hội Chính từ đó góp phan tái sản xuất giản don và tái sản xuất mở rộng sức

lao động, tạo điều kiện thúc đây sản xuất có hiệu quả, tạo được thêm nhiều công ănviệc làm, tăng thu nhập đồng thời phát triển tốt hơn các dịch vụ xã hội phục vụ chocon người như y tế, giáo dục, văn hoá Như vậy, thực tế cho thay BHXH là công cuquan trọng và hiệu quả dé tạo nên một mạng lưới an toàn cho con người, hoạt độngBHXH không vì mục tiêu lợi nhuận ma hoạt động vì mục đích bảo đảm sự phat triển

lâu bền của nền kinh tế, góp phần 6n định và thúc day tiến bộ xã hội.1.1.6 Qiiy bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là một trong những nội dung cơ bản của hệ thống BHXH QuỹBHXH được hình thành bằng nhiều nguồn khác nhau, hình thành một quỹ tiền tệ tậptrung là quỹ dự trữ tài chính để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập choNLD và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làmvì những “rủi ro xã hội” như ốm dau, thai sản, TNLĐ - BNN, tử tuất

Như vậy quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời cũng là một quỹ dự phòng.Nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là phương tiện quan trọngnhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thông BHXH tôn tại và phát triển Tuy nhiên, quỹ BHXH

lại độc lập với Ngân sách Nhà nước.

BHXH Việt Nam quản lý đồng thời Quỹ BHXH và Quỹ BHYT Quỹ BHXHdùng dé chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, chi phí cho quan lý bộ máy,chi cho đầu tư dé bảo toàn và tăng trưởng quỹ Quy BHYT được sử dung dé thanhtoán chi phí khám chữa bệnh BHYT, chi phí quản lý bộ máy tổ chức BHYT, chi đầutư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ

Theo Luật BHXH, Quỹ BHXH gồm các Quỹ thành phan sau:

* Quỹ BHXH bắt buộc, gồm:- Quỹ ốm dau và thai sản

- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp- Quỹ hưu trí và tử tuất

* Quỹ BHXH tự nguyện

* Quỹ bảo hiểm thất nghiệpTheo Luật BHYT, Quỹ BHYT gồm các quỹ thành phan sau:

* Quỹ BHYT bắt buộc

* Quỹ BHYT tự nguyện

Trang 17

1.1.6.1 Nguồn hình thành quỹ BHXH

Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ nhiều nguồn sau đây:

- Dong góp của người lao động và chủ sử dụng lao động:

Đây là sự “tiết kiệm bắt buộc” của người lao động khi họ còn khả năng lao động,còn có thu nhập đề bù đắp cho chính mình khi gặp rủi ro sau này Đóng góp của ngườisử dụng lao động: Nguồn đóng góp này là bắt buộc đối với chủ sử dụng lao động déđảm bảo cuộc sống cho người lao động mình sử dụng

Ở Việt Nam đối với BHXH bắt buộc gồm: đóng góp của Nhà nước, NLĐ,

NSDLĐ, trong đó:

+ NLĐ đóng góp vào quỹ BHXH mức 6% tính trên tiền lương (trong đó 5%

BHXH va 1% BHYT), từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt

8% BHXH.

+ NSDLĐ đóng mức 17% tổng quỹ tiền lương, (15% BHXH và 2% BHYT),

trong đó: 3% vào quỹ ốm đau thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ-BNN; 11% vào quỹ hưutri, tử tuất, từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt 14% quỹ hưutrí tử tuất

+ Nhà nước đóng và hỗ trợ dé đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với NLD

hưởng lương từ NSNN.

Đối với BHXH tự nguyện: mọi cá nhân trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổikhông thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; và người đã có đủ 15 năm đóngBHXH bắt buộc không phân biệt tuổi đời Đóng góp tỷ lệ 16% trên mức thu nhập tựlựa chọn, thấp nhất băng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tốithiểu chung Từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 2% cho đến khi mức đóng là

+ Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóngBH thất nghiệp

-Hỗ trợ của Nhà nước: Hàng tháng, Bộ Tài chính trích từ Ngân sách Nhà nướcmột khoản tiền đưa vào quỹ BHXH dé chi trả các chế độ cho đối tượng thụ hưởng chế

độ BHXH từ trước ngày thi hành Điều lệ BHXH ban hành ngày 26/01/1995 và hỗ trợthêm cho quỹ BHXH dé dam bảo việc thực hiện chế độ

Trang 18

- Thu từ hoạt động dau tư của quỹ BHXH: Khi quỹ BHXH tam thời nhàn rỗi sẽđược dùng vào hoạt động đầu tư dé bảo toàn quỹ khỏi tác động của lạm phát và góp

phần làm tăng trưởng quỹ

-Tiền phạt các cơ quan, đơn vị chậm nộp BHXH so với thời gian quy định, tiềntrưng thu khi các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đóng thiếu tiền BHXH

hay nhận mức hưởng BHXH thừa so với mức hưởng quy định.

-Các nguồn tài trợ, viện trợ từ cộng đồng quốc tế và các tô chức trong và ngoàinước Tuy nhiên tại Việt Nam, nguồn đóng góp này vào quỹ BHXH thường rất nhỏvà không ôn định

1.1.6.2 Sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH được sử dụng để chỉ trả cho các mục đích sau đây:

+ Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH: Đây là khoản chi lớn và quan trọng nhất.

Khoản chi nay được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vao phạm vi trợ cấp củatừng hệ thống BHXH Việc chi trả cho các chế độ BHXH diễn ra thường xuyên và

liên tục với số lượng lớn trên phạm vi rất rộng Các khoản chi thường xuyên như chi

lương hưu cho những người đã nghỉ công tác và chi trợ cấp hàng thang cho thân nhân

người lao động khi họ qua đời thường chiếm tỷ lệ lớn nhất

+ Chi đầu tư: Day là phương pháp làm tăng trưởng quỹ BHXH Hàng tháng,

hàng quý, hàng năm, BHXH Việt Nam giữ lại một phần quỹ BHXH dé dau tư Lợi

nhuận thu được từ hoạt động đầu tư này sẽ được dùng dé chi trả chế độ bảo hiểm xã

hội khi nhu cau chi tra lớn hoặc trong lúc đồng tiền mat giá

+ Chi cho quản lý nghiệp vụ BHXH: Chi phí cho hoạt động quan lý nghiệp vụ

BHXH thường được lấy từ lợi nhuận đầu tư quỹ BHXH thu được Đây là khoản chikhông lớn trong cơ cau chi quỹ BHXH nhưng hiện đang ngày càng tăng vì lực lượngcán bộ BHXH ngày càng cần được mở rộng dé phục vụ cho công tác nghiệp vu Chiphí cho việc xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc, trang thiết bị văn phòng cũng ngày

một tăng lên.

1.1.6.3 Quản lý quỹ BHXH

Trong hoạt động quản lý thực hiện chính sách BHXH có hai nhóm đối tượng màBHXH quản lý gồm:

- Nhóm đối tượng tham gia BHXH bao gồm các doanh nghiệp, cơ quan, tô chức,

gọi chung là NSDLĐ va NLD phải có trách nhiệm đóng BHXH trên cơ sở quỹ lương

của doanh nghiệp, tổ chức và tiền lương tiền công của NLD

- Nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH gồm NLD và gia đình họ BHXH phải cóđầy đủ thông tin về NLD khi thụ hưởng dé chi đúng, chi đủ cho đối tượng và hạn chế

lạm dụng BHXH.

Trang 19

Ở Việt Nam, Chính phủ quy định: Quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhấttheo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ trongcác trường hợp quỹ mat cân đối Quỹ BHXH sử dung dé chi trả các chế độ BHXH,

chi các hoạt động sự nghiệp BHXH (chi lương và các khoản chi hành chính cho đội

ngũ cán bộ, công chức trong ngành BHXH) Quỹ BHXH nước ta được thiết kế theomô hình tồn tích cân đối dài hạn trong nhiều năm và có tính chuyên dịch thu nhập(phân phối lại) giữa mọi người tham gia BHXH và qua mọi thế hệ Do vậy, trong bấtcứ hoàn cảnh nào, quỹ BHXH vẫn phải bao đảm đủ nguồn lực tài chính dé chi trả kịpthời, đầy đủ các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng

1.2 Công tác quản lý thu BHXH

1.2.1 Khái niệm về thu BHXH

Quản lý thu quỹ BHXH được hiểu là sự tác động có tô chức, có cơ sở pháp lýdé điều chỉnh các hoạt động thu BHXH bằng hệ thống pháp luật, các biện pháp hànhchính, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt mục tiêu thu đúng đối tượng, đủsố lượng và đảm bảo thời gian quy định

1.2.2 Vai trò của quản lý thu BHXH

Quỹ BHXH là một quỹ độc lập với Ngân sách Nhà nước, nhằm đảm bảo về tàichính dé chi trả các chế độ BHXH cho người lao động Vi thé công tác quản lý thuquỹ BHXH có vai trò ngày càng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển

của việc thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam.

- Tao sự thong nhất trong hoạt động thu quy BHXHĐối tượng của công tác thu BHXH rất đa dạng và phức tạp do đối tượng tham

gia BHXH bao phủ tat cả các ngành nghề với nhiều độ tuôi và mức thu nhập khác

nhau Nếu không có sự chỉ đạo thống nhất thì hoạt động thu quỹ BHXH không thể đạtkết quả tốt Quản lý thu quỹ BHXH thông qua công tác lập kế hoạch đã quy định rõ

sự phân công trách nhiệm thu cho các cấp trong hệ thống BHXH, tuy nhiên để hoạtđộng thu được thống nhất còn cần sự hợp tác giữa các bộ phận tài chính, tuyên truyền,kế toán Hoạt động quản lý đã thống nhất được các nội dung quan trọng của hoạtđộng thu BHXH đó là: thống nhất về đối tượng thu, thống nhất về biểu mẫu, hồ sơ

thu, quy trình thu, nộp BHXH

- Đảm bảo hoạt động thu quỹ BHXH bên vững, hiệu quả

Trang 20

Tính bền vững, hiệu quả của hoạt động thu quỹ BHXH là những mục tiêu màbat kỳ hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng đều đạt được nhằm đảm bao sự ôn địnhcủa hệ thống an sinh xã hội, tạo điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế Song những

mục tiêu này chỉ đạt được khi:

+ Hoạt động thu quỹ BHXH được định hướng một cách đúng đắn, phù hợp vớiđiều kiện kinh tế xã hội của quốc gia trong mỗi thời kỳ

+ Thông qua quá trình quản lý, định hướng công tác thu, hình thành cơ sở xác

định mục tiêu chung ở hoạt động thu quỹ BHXH, đó là thu đúng, thu đủ, kịp thời, từ

đó hướng mọi nỗ lực của tô chức, cá nhân vào mục tiêu chung đó

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu quỹ BHXHThu quỹ BHXH là một nội dung của tài chính BHXH, mà thông thường bắt kìhoạt động nào liên quan đến tài chính đều rất dé mắc phải tình trạng gây thất thoát, vôý hoặc cô ý làm sai Vì vậy, nhiệm vụ mà người quản lý phải đảm bao là: kiểm tra,

đánh giá hoạt động thu một cách kip thời và toàn diện Nhờ có hoạt động quản lý sat

sao mà công tác kiểm tra, đánh giá được sát với thực tiễn quá trình thu, từ đó hoạt

động thu sẽ được điều chỉnh kịp thời sau khi có sự đánh giá

1.2.3 Mục tiêu của quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội

Công tác quản lý thu quỹ BHXH cần hướng tới các mục tiêu sau:- Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH cần được kiểm soát chặt chẽ, tránh

tình trạng thất thu Cần tăng cường chỉ đạo và tiến hành điều tra nắm tình hình thực

trạng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH.Quỹ BHXH cần phải được thống nhất, tập trung quản lý ở BHXH Việt Nam, các cơquan BHXH cấp dưới không được phép tự ý sử dụng tiền thu được

- Hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH từ các cơ quan, don vi và những người tham

gia.

- Đảm bảo công băng trong việc thực hiện và triển khai chính sách BHXH nói

chung và giữa những người tham gia BHXH nói riêng.

1.2.4 Nội dung của công tác quản lý thu BHXH

1.2.4.1 Nội dung quản lý thu

a) Quản lý số người tham gia bảo hiểm xã hộiViệc quản lý đối tượng tham gia BHXH cần bao gồm cả quản lý người lao độngthuộc đối tượng tham gia BHXH và quản lý các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH

Phòng/Bộ phận Quản lý thu có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, thanh

tra các đơn vị chưa đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH không đủ số lao động,

không đúng thời hạn theo quy định Kiểm tra, rà soát, xác định tình trạng đơn vi giải

Trang 21

thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tạm ngừng hoạt động,ngừng hoạt động, không còn tồn tại ở địa chỉ đăng ký kinh doanh dé đôn đốc đơn vịđóng tiền, chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng

hoạt động.

b) Quản lý tiền thu bảo hiểm xã hộiQuỹ BHXH được hình thành và quản lý một cách tập trung, thống nhất tạiBHXH Trung ương BHXH các địa phương có thé mở tài khoản chuyên thu BHXHtại một số ngân hàng, Kho bạc; chỉ dé thu tiền nộp BHXH của các đơn vị SDLĐ vàcá nhân tham gia BHXH, định kỳ phải chuyền toàn bộ số tiền đã thu được về BHXH

cấp trên

Cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả tiền BHXH trong các trường hợp don vị giảithé, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyền nơi đăngký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH; đơn vị chuyên tiền vào tài khoản chuyên thukhông thuộc trách nhiệm quản lý thu của cơ quan BHXH tỉnh, huyện theo phân cấp;Kho bạc hoặc ngân hàng hạch toán nhằm vào tài khoản chuyên thu; người lao động

đóng trùng BHXH ở 02 mã số BHXH khác nhau trở lên; trường hợp đã thu BHXHcủa người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH

c) Quản ly nợ đọng BHXH

Về mặt lý thuyết, nguyên nhân chủ yếu của vẫn đề nợ BHXH là bất đối xứngthông tin giữa người ủy thác và người đại diện Trong việc đóng tiền BHXH, chủ sử

dụng lao động chính là người đại diện, người lao động là người ủy thác Bên có lợi

thế về thông tin hơn là người sử dụng lao động, họ có thể vì lợi ích của mình bất chấplợi ích của người ủy thác Điều này dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động hàngtháng vẫn trích tiền đóng BHXH của người lao động từ tiền lương, tiền công của họ;nhưng họ có thể không nộp cho cơ quan BHXH hoặc chiếm dụng số tiền đó một thời

gian dé sử dụng vào mục đích khác Người lao động vốn yếu thé hơn trong mối quan

hệ lao động, lại thiếu thông tin và không có đầy đủ công cụ dé giám sát quá trình donggóp của người sử dụng lao động dẫn đến lợi ích bị ảnh hưởng

Đối với đơn vị tham gia BHXH nợ tiền BHXH, cán bộ chuyên quản thu liên hệđơn vị dé đôn đốc, đối chiếu thu nộp Trong trường hợp phát hiện don vị không cònton tại, không còn hoạt động sản xuất - kinh đoanh nhưng không thực hiện các thủ tụcbáo giảm, giải quyết chế độ BHXH cho NLD thi co quan BHXH phối hợp với chínhquyền địa phương cùng cấp kiểm tra, lập biên bản xác định thời điểm đơn vị ngừngtham gia BHXH; căn cứ biên bản kiểm tra, cơ quan BHXH chốt số tiền nợ BHXH đến

thời điểm đơn vị ngừng hoạt động và dừng tính lãi chậm đóng, dừng tính số phải thu

phát sinh.

Trang 22

Khởi kiện các đơn vi nợ đọng kéo dai: Đối với đơn vị nợ BHXH, cơ quan BHXH

đã thực hiện đối chiếu, lập biên bản đối chiếu thu nộp theo quy định, gửi văn bản đônđốc thu nộp nhiều lần nhưng đơn vị vẫn không đóng thì cơ quan BHXH phối hợp vớichính quyền địa phương và cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra lao động trên địabàn kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Trong trường hợp đã quá

thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo quy định của pháp luật

về xử lý vi phạm hành chính mà các cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý thì cơ quanBHXH lập hồ sơ khởi kiện đơn vị ra tòa án Nhiều nước trên thế giới đã ban hành quyđịnh về xử lý hình sự đối với các tô chức, cá nhân cố ý vi phạm các quy định về thu

nộp BHXH.

1.2.4.2 Nguyên tắc quản lý thu BHXH

Về nguyên tắc thu BHXH của một hệ thống BHXH phải bảo đảm được : (a) tínhminh bạch, (b) tính thuận tiện, (c) tính hiệu quả, (d) tính kiểm soát được ; (e) tính trôi

dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin

Đối với xã hội, minh bạch sẽ giúp phân bồ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả.Khi minh bạch, về nguyên tắc, tài sản và nguồn lực của xã hội sẽ có cơ hội tìm đếnngười sử dụng nó hiệu quả nhất

Đối với nhà dau tư, sự minh bach có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm thiểuchỉ phí, giả rủi ro cho doanh nghiệp và nhà đầu tư

Đối với bộ máy nhà nước, minh bạch có vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu

tham nhũng, sách nhiễu như ánh sáng mặt trời với vi trùng Đòi hỏi về minh bạch còntạo ra được sức ép để bộ máy nhà nước vận hành tốt hơn

Tính minh bạch thể hiện qua một số vấn đề sau:

+ Chính sách BHXH quy định có rõ ràng không?

+ Có thông báo dé người tham gia BHXH được biết không?+ Thủ tục giấy tờ và hồ sơ đề tham gia cũng như hồ sơ hưởng có được quy định

ro ràng và công khai hay không?

Minh bạch đảm bảo đúng đắn và hiệu quả của chính sách và thu BHXH Vì có

minh bạch mới giúp công tác giám sát và kiểm tra được dễ dàng và thuận tiện

Trang 23

b) Tính thuận tiện

Thuận tiện của thu BHXH thể hiện ở mức độ dễ dàng thực hiện được việc thu,nộp của mọi đối tượng tham gia BHXH Thuận tiện sẽ tạo điều kiện mở rộng đốitượng tham gia BHXH cũng như tăng tiện ích và mức độ hấp dẫn của BHXH đối với

toàn bộ xã hội.

Tính thuận tiện của việc thu BHXH thé hiện ở một số điểm sau:+ Thời gian trung bình tiến hành thu, nộp BHXH cho một đối tượng+ Phương thức thu BHXH được các đối tượng tham gia BHXH cập nhật phổbiến thường xuyên

c) Tính hiệu quả

Hiệu quả là một tiêu chí rất quan trọng dé phản ánh kết quả nghiên cứu chính

sách và quá trình nghiên cứu thực hiện chính sách BHXH Tính hiệu quả của thu

BHXH thé hiện ở sự gia tăng quy mô thu BHXH cũng như mức độ bao phủ đối tượngBHXH Có khá nhiều tiêu chí định lượng và định tính dé đo lường tính hiệu quả của

thu BHXH như:

+ Số người tham gia BHXH tăng thêm hàng năm

+ Mức độ kiểm soát các gian lận về thu BHXH (số tuyệt đối, số tương đối);

+ Mức độ hài lòng của xã hội đối với chính sách và quá trình tô chức thực hiện

Kiểm soát ám chỉ việc quan sát tất cả mọi việc xảy ra trong cộng đồng theo quy

tắc đã được thiết lập và mệnh lệnh được đưa ra Do vậy có thể hiểu hoạt động kiểm

soát cũng gần như kiểm tra việc tuân thủ, vì nếu việc tuân thủ đầy đủ quy chế tức là

đã thực thi được đúng phận sự của mình.

Pháp luật BHXH quy định các nhóm đối tượng người SDLĐ nào và những NLĐnào phải có trách nhiệm nộp tiền đóng BHXH Nhưng bao giờ cũng có những ngườiSDLD và thậm chí cả NLD tìm cách trốn trách nhiệm của minh Họ có nhiều cáchtrốn khác nhau với phạm vi khác nhau Do vậy, một trong những van dé mà ta phảiđối mặt khi thực thi pháp luật BHXH nói chung cũng như vận hành cơ chế thu BHXH

nói riêng là sự không tuân thủ của người tham gia Với những đặc điểm như vậy nên

Trang 24

một trong những tiêu chí đánh giá cơ chế quan trọng được đưa ra đó là xem xét tính

kiểm soát được của hoạt động thu BHXH

Kiểm soát được đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của thu BHXH Bởi lẽ, cógiám sát kiểm tra thì mới phát hiện được những mặt được và mặt chưa được của thu

BHXH.

e) Tính trôi chảy trong vận hành

Đây là tiêu chí mang tính chất tổng hợp nhất khi thiết kế một cơ chế nào đó bởinó chính là việc đánh giá sự phối hợp giữa các bộ phận, phân hệ của việc kết hợp cáctiêu chí riêng biệt Thực tế cho thay với những tiêu chi đã đưa ra ở trên mức độ hiệu

quả trong hoạt động có thể đạt được ở tiêu chí này nhưng nhiều ở tiêu chí kia nhưng

quan trọng là sự kết hợp của các tiêu chí ở mức độ nào dé đạt được sự hài hòa caonhất từ đó mới tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống thu cũng như của toàn hệthống

Do vậy khi đánh giá mức độ trôi chảy trong vận hành của hoạt động thu sẽ tập

trung vào việc hệ thống lại các tiêu chí đã được đánh giá ở trên và tổng hợp lại thành

các nội dung chủ yếu sau :

+ Vấn đề về đảm bảo tính tuân thủ ;

+ Thời gian và tiến độ thực hiện có đảm bảo hay không :

+ Hiệu quả của cải cách hành chính trong hệ thống BHXH

1.2.4.3 Quy trình quản lý thu BHXH tại BHXH cấp tỉnh thành phố

Phân cấp quản lý thu BHXHTheo quyết định 595/QD-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bảo hiểm xãhội Việt Nam ban hành về quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN,BHTNLĐ-BNN, quản

lý sô BHXH, thẻ BHYT có quy định về việc phân cấp quản lý thu như sau:

a) BHXH huyện

- Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sởtrên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh

- Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN,

BHTNLD, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người thamgia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu

- Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngânsách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

- Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia

BHYT cư trú trên địa bàn huyện.

- Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiềnđóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương

Trang 25

hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương

quản lý theo phân cấp của BHXH tỉnh

gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH tỉnh trực tiếp thu

- Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân

Đề thực hiện công tác thu BHXH đạt hiệu qua thì can có một quy trình quản lý

thu hợp lý Theo quy định hiện hành thì quy trình thực hiện công tác quản lý thu

BHXH phải trải qua các bước như sơ đồ sau:

| =

Lập, giao ¬

kế hoạch thu và phân Tổ chức thực hiện Thông kê so ligu va lập

công báo cáo gửi lên câp trên

Trang 26

- _ Lập, giao kế hoạch thu và phân công thực hiện

Kế hoạch thu là cơ sở dé tô chức thực hiện, quản lý, theo dõi công tác thu BHXH

Kế hoạch thu lập ra càng chính xác và phù hợp với thực tiễn thì công tác tô chức thựchiện thu, điều hành quản lý thu càng chủ động và đạt kết quả tốt Dựa vào tình hìnhthực hiện kế hoạch thu của năm trước, tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kếhoạch thu BHXH do BHXH cấp tỉnh lập ra, BHXH Trung ương giao kế hoạch thuBHXH cho các BHXH cấp tỉnh Dựa trên kế hoạch trên và tình hình thực hiện thựctế, Phong/T6 Quản lý thu ở BHXH cấp tinh phân bồ chỉ tiêu thu cho các BHXH cấphuyện, đồng thời chỉ tiêu này cũng được giao đến từng cán bộ thu để thực hiện

- Tổ chức thực hiệnPhòng/Tổ Quản lý thu nhận hồ sơ danh sách tham gia của các đơn vị SDLĐ,thực hiện thâm định xác định đối tượng tham gia và xác định mức đóng, tỷ lệ đóngcủa các lao động tại đơn vị, sau đó nhập đữ liệu vào phần mềm quản lý thông báo kết

quả với đơn vỊ.

Hàng tháng, căn cứ vào danh sách điều chỉnh tăng giảm lao động và quỹ tiền

lương trích nộp BHXH của các đơn vị SDLD báo, cán bộ thu nhập dữ liệu vào phần

mềm quản lý Đồng thời, BHXH các tỉnh, thành phố đôn đốc và tổ chức thu BHXH

theo quy định Các đơn vị SDLĐ tiến hành đóng BHXH vào hàng tháng, hàng quý,

hàng năm theo đúng thời hạn quy định đối với từng phương thức đóng, từng đơn vịSDLD Đầu thang/quy tiếp theo, khi đã nhận được Thông báo kết quả đóng BHXH,BHYT, BHTN của cơ quan BHXH thì đối chiếu lại Nếu có sai sót thì phải nộp tiếphoặc chuyền phan chênh lệch giữa số đã nộp và phải nộp sang tháng sau hoặc quý sau

- Thống kê số liệu và lập báo cáo gửi lên cấp trên

BHXH địa phương phải thường xuyên báo cáo số liệu thu lên BHXH cấp trên

định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm BHXH Trung ương định kỳ hàng quý, hàng

năm báo cáo tình hình số liệu thu BHXH, BHYT, cấp số BHXH và cấp thẻ BHYT vớicác cơ quan có thâm quyền Những số liệu báo cáo này cũng là căn cứ cho việc lập kếhoạch thu của năm tiếp theo

- Thanh tra, kiểm tra thu BHXHThanh tra kiểm tra là một khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý thu BHXH,được thực hiện song song, đồng thời với việc tổ chức thực hiện thu BHXH, nhằmngăn chặn những sai phạm trong thực hiện nguyên tắc thu đúng, thu đủ Đồng thời xử

lý nghiêm khắc những trường hợp sai phạm gây thâm hụt quỹ BHXH

Việc thành lập Doan thanh tra phải căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được phê

duyệt hoặc theo sự chỉ đạo của người có thâm quyền đối với cuộc thanh tra đột xuất

Việc thành lập Đoàn kiêm tra phải căn cứ vào yêu câu, nhiệm vụ quản lý và kê hoạch

Trang 27

1.2.4.4 Thời gian và phương pháp

* Có hai phương pháp thu BHXH được áp dụng ở Việt Nam hiện nay:

- Thu trực tiếp

Phương pháp này thường được áp dụng với những người lao động tự do tự

nguyện tham gia BHXH và những NLD không có chủ sử dụng lao động Theo phương

pháp này, cán bộ và bộ phận chuyên trách của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu đónggóp BHXH từ những người tham gia Ưu điểm của phương pháp này là cơ quanBHXH có thé nắm bắt được thông tin về đối tượng, tiếp nhận các yêu cầu, thắc mắccủa đối tượng một cách nhanh chóng và chính xác Tuy nhiên, phương pháp này cũngcó những hạn chế, đó là số lượng các đối tượng hưởng chế độ ngày càng tăng, khối

lượng công việc ngày càng lớn đòi hỏi phải có nhiều cán bộ thu mới có thê giải quyếtđược, dẫn đến tốn kém nhiều chi phí nhân lực và chi phí đi lại

- Thu gián tiếp

Đây là phương pháp thu phô biến ở Việt Nam, thông qua hệ thống các đại lý thuBHXH Đại lý của cơ quan BHXH hầu hết là chủ sử dụng lao động Ngoài ra còn có

các bưu điện, ngân hàng, các cơ quan tô chức, đoàn thé quần chúng ở các quận, huyện,

xã, phường

* Người lao động hoặc chủ sử dụng lao động đóng tiền BHXH cho cơ quanBHXH quận huyện theo một trong các hình thức về thời hạn sau, phụ thuộc vào chukỳ thanh toán tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động:

- Đóng hàng tháng: Thực hiện đối với hầu hết các đơn vị Thời điểm đóng chậmnhất ngày cuối cùng của tháng đơn vị phải trích đóng cả khoản thuộc trách nhiệm

đóng của đơn vi và khoản thuộc trách nhiệm đóng của NLD.

- Đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần: Thực hiện đối với các đơn vị được cơquan BHXH chấp thuận (doanh nghiệp nông, lâm, ngư, diém nghiệp hoặc các đơnvị có sử dụng dưới 10 lao động thuộc hộ kinh doanh cá thé, tổ hợp tác, cá nhân cóthuê mướn trả công cho NLĐ) Thời điểm đóng chậm nhất ngày cuối cùng của kỳđóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào tài khoản của cơ quan BHXH cả khoản thuộc

trách nhiệm đóng của đơn vi và khoản thuộc trách nhiệm đóng của NLD.

- Đóng hang tháng, hàng quỷ hoặc 6 tháng một lan: Thực hiện đối với phu quân,phu nhân và do don vị quản lý đối tượng đóng Thời điểm đóng chậm nhất ngày cuối

Trang 28

cùng của tháng (nếu đóng hàng tháng) hoặc ngày cuối cùng của ky đóng (nếu đóng

hàng quý hoặc 6 tháng một lần)

- Đóng hàng quý, 6 tháng hoặc 12 tháng một lan hoặc đóng trước một lan theo

thời hạn ghi trong hợp đồng: Thực hiện đối với NLD đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài (theo các loại hợp đồng) đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, nhưng chưahưởng trợ cấp BHXH | lần trước khi đi làm việc ở nước ngoài

- Đóng một lan: Thực hiện đối với NLD đã đủ tuổi đời nhưng còn thiếu tối đa 6tháng dé đủ 20 năm, được tự đóng thông qua đơn vi quản lý cuối cùng; NLD bị chếtnhưng thiếu tối đa 6 tháng dé đủ 15 năm đóng BHXH, thân nhân NLD được tự đóngtiếp thông qua đơn vi nơi NLD làm việc trước khi chết hoặc đóng trực tiếp cho cơ

quan BHXH huyện nơi thân nhân NLD cư trú 1.2.4.5 Chỉ tiêu đánh gia công tác quản lý BHXH

- Mức độ hoàn thành kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội trong nămMức độ hoàn thành KH = Số thu trong năm / Kế hoạch thu trong nămĐây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá quản lý thu Bảo hiểm xã

hội, theo quyết định số 595/QD-BHXH ban hành ngày 14/04/2017 của Tổng giám đốc

BHXH Việt Nam về quản lý thu BHXH, định kỳ hàng năm, dựa vào báo cáo kết quảthu của BHXH các tỉnh thành phố trong cả nước nộp ngày 31/12 của năm, dựa vàobảng xây dựng kế hoạch thu BHXH năm sau của các BHXH tỉnh thành phó, dựa vàocác văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước mới ban hành, BHXH Việt Nam tiếnhành khảo sát, tổng hợp và lên kế hoạch cùng Ban thu của BHXH Việt Nam để tínhtoán số lượng lao động, số đơn vị tham gia trong năm tới, số đơn vị trốn đóng và cònnợ đọng từ đó đưa ra tổng số tiền phải thu của từng BHXH tỉnh, thành phố trongcả nước, sao cho kế hoạch được giao sát với tình hình thu thực tế nhất của từng địabàn, từ đó ra văn bản công bố kế hoạch phải thu vào ngày 10/01 hàng năm, dựa vàobảng kế hoạch này BHXH Việt Nam xét tiêu chí đánh giá quản lý thu BHXH Theo

đó BHXH tỉnh, thành phố trong cả nước vào ngày cuối cùng trong năm phải thu đủ100% kế hoạch được giao hoặc vượt mức kế hoạch được giao thì mới được coi là

thành công.

- Tỷ lệ nợ đọng tiền Bảo hiểm xã hội trong nămTỷ lệ nợ = Tổng số nợ trong năm / Tổng số phải thu trong nămĐây là tiêu chí thứ hai để đánh giá quản lý thu BHXH, theo đó bên cạnh việchoàn thành kế hoạch thu trong năm thì việc thu hồi nợ đọng, giảm nợ đọng số tiềnBảo hiểm xã hội theo từng năm là tiêu chí để xác định kết quả hoạt động công tác

quản lý thu trong năm đó, việc thu hồi số tiền nợ đọng hay số tiền nợ đọng giảm theotừng năm phản ánh công tác quản lý đối tượng, công tác thanh tra kiểm tra đơn vị,

Trang 29

cùng sự phối hợp giữa ngành BHXH và các ban ngành chức năng, các cơ quan quản

ly nhà nước đã phát huy được hiệu quả đến đâu? dat được những kết quả như thé nào?

vì vậy tỷ lệ nợ đọng tiền BHXH giảm theo từng năm là tiêu chí thứ hai quan trọng để

đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thu BHXH trong năm đó của cơ quan BHXH các

tỉnh, thành phố trong cả nước

- Tỷ lệ phát triển đối tong tham gia BHXHBB trong nămTỷ lệ phát triển = Số đối tượng tham gia BHXH trong năm/ Dân số thuộcdiện tham gia BHXH trong độ tuôi lao động

Đây là tiêu chí thứ ba để đánh giá quản lý thu BHXH, theo đó bên cạnh việchoàn thành kế hoạch thu trong năm, việc giảm tỷ lệ nợ thì việc phát triển đối tượngtham gia Bảo hiểm xã hội theo từng năm là tiêu chí để xác định kết quả hoạt động

công tác quản lý thu trong năm đó.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH1.2.5.1 Các nhân tố chủ quan

a) Tuyên truyền

Tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức của người lao độngcũng như chủ sử dụng lao động về việc thực hiện Luật BHXH Hiện nay, khá nhiềudoanh nghiệp và người lao động chưa tiếp cận một cách sâu sắc về quyền lợi và nghĩa

vụ của mình khi tham gia BHXH, dẫn đến việc các doanh nghiệp và người lao độngchưa ý thức tự giác tham gia BHXH mà chỉ coi đó là điều kiện bắt buộc theo quy địnhcủa Nhà nước và tham gia một cách đối phó Người lao động chưa nhận thức hết đượccác quyền lợi của mình được hưởng khi tham gia BHXH, mặt khác chủ sử dụng laođộng lại muốn tiết kiệm một phần chỉ phí sản xuất kinh doanh đáng lẽ ra phải đónggóp BHXH cho người lao động của mình Đây cũng chính là nguyên nhân khiến choquản lý thu BHXH không đạt được hiệu quả cao Đồng thời người lao động bị thiệtthoi do không am hiểu chính sách mà chưa được hưởng chế độ hoặc bị chỉ sai

b) Năng lực cán bộ

Dé thực hiện tốt chính sách BHXH đòi hỏi người cán bộ phải chuyên tâm nghiêncứu, am hiểu luật pháp nói chung và Luật BHXH nói riêng, cần cù, có trách nhiệmVỚI công VIỆC, đồng thời phải có một trình độ nhất định về toán học, kế toán cũng nhưhiểu biết về hệ thống máy tính và công nghệ thông tin, đảm bảo được công tác quyết

toán, thu, chi chính xác, kịp thời đúng với hướng dẫn của Luật BHXH, nhanh chóng

xử lý các phát sinh Mặt khác tư cách đạo đức nghề nghiệp cũng phải đặt lên hàng

đầu, không bị mua chuộc hay bị ảnh hưởng bởi tiêu cực.

c) Cơ sở vật chất — trang thiết bị

Trang 30

Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác phục vụ đối tượng nhanh chóng,

kịp thời và là nhân tố gián tiếp đến công tác thu - chi trả chế độ cho đối tượng Vớimột trụ sở rộng rãi đảm bảo cho lượng khách đến giao dịch không bị ùn tắc, chật chội,làm mat thời gian của đối tượng, đồng thời làm giảm hiệu quả của hoạt động thu vachỉ trả chế độ cho người lao động Mặt khác, trong quá trình làm việc của các cán bộcần phải trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc phù hợp với không gian và công nghệtiên tiến, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu làm việc của cán bộ dé công việc đạt hiệu

quả cao nhất.1.2.5.2 Các nhân tố khách quan

a) Các văn bản pháp luật của Nhà nước

Giữa chính sách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và công tácthu — chi BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chính sách tiền lươnglà tiền dé và là cơ sở dé cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi lẽ tiền lương của

người lao động là căn cứ đóng hay nói cách khác công tác thu BHXH dựa trên mức

đóng là tiền lương của người lao động đồng thời nó cũng là cơ sở dé tính toán mức

vi phạm pháp luật:

Quy định về kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật có tác động hết sức tích cựcđến việc thực hiện đúng luật nói chung và công tác thu BHXH nói riêng, cũng chínhđiều này làm cho công tác chi trả chế độ BHXH được đảm bảo trên nguyên tắc chi

đúng, chi du, chi kip thời.

b) Điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội

Điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách an sinhxã hội nói chung và ảnh hưởng đến chính sách BHXH nói riêng, qua đó nó trực tiếptác động đến nguồn thu quỹ BHXH và hoạt động chi trả các chế độ BHXH Cụ théhơn khi kinh tế xã hội kém phát triển thì các doanh nghiệp sẽ dần thu hẹp quy mô hoạtđộng dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút, nguy cơ giải thể phá sản Như vậy, đồng nghĩavới việc rút gọn lực lượng lao động, việc trích nộp BHXH gặp nhiều khó khăn hơn,nguồn thu giảm dan, thất thu nhưng chế độ chính sách cho người lao động vẫn phải

chỉ trả, nguồn thu không đủ cho nguồn chỉ sẽ làm cho nguồn quỹ BHXH bị thâm hụt

dẫn tới nguy cơ vỡ quỹ Mặt khác, hệ luy của điều kiện kinh tế chính trị khủng hoảng

Trang 31

đó là tình trạng thất nghiệp, đói nghẻo, tệ nạn xã hội gia tăng, trộm cắp làm cho lựclượng lao động mat dan kha năng quay lại thị trường lao động

c) Dân s6 - lực lượng lao động

-Về dân số: Là một bức tranh khá khái quát về nguồn quỹ BHXH của mỗi quốcgia Hay nói cách khác, quốc gia có dân số trẻ, trong độ tuôi lao động thì nguồn thuquỹ BHXH tăng dan, quốc gia nào có dân số già thì nguồn chi quỹ BHXH lăng lên.Trên thực tế, chi các chế độ dài hạn như chế độ hưu trí tử tuất là nguồn chi lớn nhấttrong các chế độ BHXH ngắn hạn khác như: 6m dau, thai sản, tai nạn lao động

-Vé lực lượng lao động: nguôn chi cho nữ giới luôn lớn hơn nguồn chi cho nam

giới Đây cũng chính là một trong những yếu tố mà mỗi quốc gia trong quá trình tính

toán nguồn quỹ BHXH cũng được nhắc tới

-Đối với chủ sử dụng lao động luôn tìm cách trỗn đóng BHXH, tìm mọi cáchgiảm thiểu nhất tiền đóng BHXH

-Đối với người lao động, chưa nắm rõ được ý nghĩa của việc tham gia BHXHdẫn đến vẫn còn tinh trạng trốn đóng và bị chủ sử dung lao động lừa gat

Trang 32

CHUONG II: THỰC TRANG CONG TAC QUAN LÝ THU BHXH

TAI BHXH THANH PHO HA NOI

2.1 Khái quát về BHXH thành phố Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH thành phố Hà Nội

BHXH Thành phố Hà Nội là đơn vi trực thuộc BHXH Việt Nam và chiu sự quảnlý toàn diện, trực tiếp của BHXH Việt Nam, sự quản lý về mặt hành chính Nhà nướccủa UBND Thành phố Hà Nội Hiện nay, cơ quan có địa chỉ tại: Số 15 Phố Cầu Đơ,phường Hà Cau, quận Hà Đông, Thành Phó Hà Nội

Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Thành phố Hà Nội có thé chiathành 4 giai đoạn cụ thé như sau:

Giai đoạn 1990 -1994

- Sau khi dự thảo Điều lệ BHXH ra đời, Hà Nội là một trong 5 tỉnh, thành phốđược Nhà nước chọn tổ chức thực hiện thí điểm bản dự thảo Điều lệ BHXH đối vớilao động thuộc khu vực NQD Theo Quyết định 79/QD-UB ngày 09/01/1990 của

UBND Thành phố Hà Nội, Công ty BHXH ngoài quốc doanh được thành lập.

- Ngày 31/10/1992, qua hai năm thực hiện thí điểm, BHXH Hà Nội thành lậptheo Quyết định số 2654/QD-UB của UBND thành phố Hà Nội trên cơ sở sát nhậpCông ty BHXH ngoài quốc doanh và bộ phận quản lý sự nghiệp BHXH thuộc Sở LD

TBXH Lúc này, BHXH Hà Nội vẫn trực thuộc Sở LD TBXH Hà Nội.

Giai đoạn này tô chức chỉ trả trợ cap BHXH do Sở LD TBXH quản lý đối tượngvà Bộ tài chính cấp kinh phí chỉ trả cho các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng,

dài hạn (hưu trí, tử tuất, mat sức lao động); quản lý và tổ chức thu do Sở Tài chính vaCục thuế Hà Nội thực hiện; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý thu và chi trảcác chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức, TNLĐ- BNN) Tổ chức thí điểmcấp số BHXH đối với lao động làm việc trong các công ty Liên doanh với nước ngoài

động ngày 01/ 07/1995, trên cơ sở sát nhập thêm Ban BHXH thuộc Liên Đoàn Lao

Động thành phó Tổ chức thực hiện BHXH theo qui định của Bộ luật lao động trên cơ

Trang 33

sở Điều lệ BHXH mới ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995

của Chính phủ.

Giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 7/2008

Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày 24/01/2002 Thủ tướngChính phủ ra quyết định số 20/2002/QD- TTg về việc chuyên BHYT sang BHXHViệt Nam Ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cau tô chức BHXH Việt Nam

Thực hiện các văn bản này, ké từ ngày 01/01/2003 BHXH TP Hà Nội tiếp nhậntoàn bộ chức năng nhiệm vụ, bộ máy tô chức của BHYT Hà Nội và BHYT các ngànhGiao Thông Vận Tải, Dầu khí, ngành Than chuyền sang Mọi hoạt động về BHXHđã hoàn toàn tập trung thống nhất vào một đầu mối là BHXH TP Hà Nội với nhiệmvụ tổ chức triển khai thực hiện toàn diện chính sách BHXH và BHYT bắt buộc, tự

nguyện trên dia ban Thủ đô.

Giai đoạn từ tháng 8/2008 đến nay

Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính

Thủ đô Hà Nội, sáp nhập tỉnh Hà tây, huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc, 4 xã thuộc huyện

Lương Sơn tỉnh Hòa Bình vào Thành phố Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Thành phố HàNội mới ké từ 1/8/2008 có 10 phòng ban chức năng, 29 BHXH quận huyện thị xã trực

- Thu BHXH, BHYT, BHTN của các đối tượng- Chi các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho các đối tượng

+ Đối với chế độ BHXH gồm có:

Chế độ dài hạn: Hưu trí, tử tuất

Chế độ ngắn han: Om đau, thai sản, tai nạn lao động — bệnh nghề nghiệp Chế độ đưỡng sức: Phục hồi sức khỏe

+ Đối với chế độ BHYT: Chi KCB+ Chế độ BHTN

Trang 34

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, pho biến các chế độ, chính

sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượngtham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp

- Tổ chức cấp số BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm theophân cấp

- Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT đối với các tô chức và cá nhântheo phân cấp

- Hướng dẫn và tô chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYTtheo phân cấp

- Tổ chức chỉ trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chối việc đóng

hoặc chỉ trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định

- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêuchuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực, hiện hợp đồng và giám sátVIỆC cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và

chống lam dụng quỹ BHYT

- Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã,phường giới thiệu và bảo lãnh dé thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT ở xã,phường, theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh.

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ,chính sách BHXH, BHYT đối với các tô chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám

chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo,hướng dẫn của BHXH tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độBHXH, BHYT theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan BHXH TP

- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ

BHXH, BHYT theo quy định.

- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tô chức và cá nhân tham

gia bảo hiểm

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tô chức chính trị-xã hội trênđịa bàn thành phó, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT dé giải quyết cácvấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của

pháp luật.

- BHXH TP Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tac thu, chi, quan lý

quỹ BHXH, BHYT, quản ly đối tượng tham gia va thụ hưởng BHXH, BHYT trên dia

bàn TP.

Trang 35

2.1.3 Cơ cấu tô chức của BHXH thành phố Hà Nội

Tổng số công chức, viên chức toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội thành phó Hà Nội

là 1.377 người Trong đó: 85 cán bộ có trình độ Thạc sĩ 1.005 cán bộ có trình độ Đại

học BHXH Thành phố Hà Nội được tổ chức theo mô hình 14 phòng nghiệp vụ và 30

BHXH quận, huyện, thị xã.

Nhờ có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn và kinh

nghiệm công tác, BHXH TP Hà Nội từ năm 2017 đến nay đều được biểu dương vàtặng Bằng khen của UBND Thành phó, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho thànhtích xuất sắc đạt được trong công tac phát triển người tham gia, đôn đốc thu, giảm nợ

đóng BHXH.

Trang 36

—————— hướng dan chuyên môn

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của BHXH thành phố Hà Nội

Nguồn: BHXH thành phố Hà Nội

Trang 37

BHXH TP Hà Nội được quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng, dưới sự

lãnh đạo của giám đốc BHXH TP

- Giám đốc là thủ trưởng cơ quan phụ trách chung và chịu trách nhiệm toàn bộ

các mặt hoạt động của công tác BHXH trên địa bàn TP, trực tiếp làm các báo cáonghiệp vụ gửi BHXH Tỉnh, UBND đồng thời phụ trách công tác tổ chức, đối ngoại

Của cơ quan.

- Phó giám đốc: phụ trách công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tự nguyện, phụ trách phát hành thẻ BHYT của đối tượng bắt buộc, phụ trách về phôi bìa,

tờ rời sô BHXH, phôi thẻ BHYT; ký mảng chính sách khi giám đốc đi vắng: thực hiện

ủy quyền phó chủ tài khoản khi chủ tài khoản vắng mặt; phụ trách công tác giám định

y tế; phụ trách công tác thu BHYT tự nguyện nhân dân, BHYT học sinh — sinh viên;mở rộng đối tượng tự nguyện

Phụ trách bộ phận một cửa, tiếp nhận và trả hồ sơ thủ tục hành chính; phụ trách

chi lương hàng tháng và chi tiêu nội bộ; phụ trách mảng nội chính cơ quan, làm báo

cáo công tác công đoàn; phụ trách phát hành thẻ BHYT tự nguyện, hưu trí, học sinh

sinh viên; ký mảng duyệt chi 2 chế độ

-Té thu: hướng dẫn các đơn vị SDLD tham gia BHXH, đôn đốc việc nộp BHXHtrên địa bàn theo phân cấp của BHXH Tỉnh, lập kế hoạch thu BHXH hàng quý, hàngnăm, báo cáo kết quả thu BHXH về Tỉnh theo quy định

Tổ chế độ BHXH: quản lý đối tượng hưởng BHXH, xét duyệt ban đầu hồ sơhưu trí, trợ cấp 1 lần, tử tuất; hướng dẫn các đơn vị trong việc lập hồ sơ, giải quyếtcác chế độ cho NLĐ, tham mưu, đề xuất với Giám đốc BHXH Tỉnh thực hiện tốt cácchế độ chính sách

Tổ kế toán- tài vụ: theo dõi và quản lý hoạt động tài chính của đơn vị, tổ chứchạch toán, kế toán, hàng tháng tiếp nhận kinh phí và tổ chức chi trả cho đối tượnghưởng các chế độ BHXH, BHYT trên địa bàn TP

Tổ Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: nhận giải quyết hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồsơ và trả kết quả giải quyết, tư vấn chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN, quản lý

và lưu trữ hồ sơ tài liệu

Tổ văn thư - hành chính: xây dựng chương trình, lập kế hoạch công tác, lập

báo cáo cho cơ quan theo từng giai đoạn; thực hiện công tác hành chính, quản lý văn

thư, lưu trữ hồ sơ đối tượng; quản lý và sử dụng con dấu;

Tổ giám định BHYT: trực tiếp giám định BHYT tại trung tâm y tế TP Tổng

hợp, làm báo cáo tháng, quý giám định BHYT tại trung tâm y tế

Tổ cấp số, thẻ: phụ trách số BHXH và thẻ BHYT Tổng hợp báo cáo tình hình

cấp, quản lý số BHXH, thẻ BHYT trên địa bàn theo quy định

Trang 38

2.1.4 Tình hình hình chung về hoạt động của BHXH thành phố Hà Nội giai đoạn

năm 2021

Quy trình thu BHXH được thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo các Quyết

định, văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam theo từng thời kỳ.

Hiện nay căn cứ pháp lý triển khai thực hiện công tác quản lý thu BHXH làQuyết định số 595/QD-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

ban hành về việc ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN,

quản lý số BHXH, thẻ BHYT và một số các Quyết định sửa đối, bổ sung một số Điều

của Quyết định 595/QD-BHXH, được hợp nhất tại Văn bản hợp nhất số

2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của 2089/VBHN-BHXH Việt Nam.

Theo kết quả tổng hợp năm 2021 cho thấy, công tác thu, phát triển đối tượng,giảm nợ đóng BHXH tại BHXH thành phó Hà Nội đều hoàn thành vượt mức kế hoạch,

nhiệm vụ được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và BHXH Việt Nam giao Kết

quả cụ thé như sau:

Về công tác phát triển đối tượng, số người tham gia:

- Số người tham gia BHXH bat buộc: 1.863.073 người, tăng 3,5% tương ứng tăng

65.736 người so với năm 2020, đạt 100,06% Kế hoạch, chiếm 39% lực lượng lao động

trong độ tuôi; hoàn thành chỉ tiêu HĐND Thành phó giao tỷ lệ lao động tham giaBHXH bắt buộc so với lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2021 là 39%

- Số người tham gia BH thất nghiệp: 1.798.166 người, tăng 3,8% tương ứng tăng66.412 người so với năm 2020, đạt 100,06% Kế hoạch; chiếm 37% lực lượng lao độngtrong độ tuổi; hoàn thành chỉ tiêu HĐND Thành phố giao tỷ lệ lao động tham giaBHTN so với lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2021 là 37%

- Số người tham gia BHXH tự nguyện: 63.304 người, tăng 17,9% tương ứng tăng14.707 người so với năm 2020, đạt 100,2% Kế hoạch; chiếm 1,2% lực lượng lao động

trong độ tuôi; vượt 0,2% so với chỉ tiêu HĐND Thành phố giao tỷ lệ lao động tham

gia BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2021 là1%.- Số người tham gia BHYT 7.482.132 người, tăng 3,1% tương ứng tăng 225.782 người

so với năm 2020, đạt 100,85 % Kế hoạch

- Trong năm đã khai thác, phát triển mới được 6.220 đơn vị với 26.268 lao động Số

đơn vi tham gia BHXH, BHYT, BHTN là 95.980 đơn vi với 1.850.006 lao động.

Về số thu

Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 49.123 tỷ đồng (tăng 3,9% tương ứngtăng 1.811 tỷ đồng so với năm 2020), đạt 100,32% Kế hoạch giao

Ve tong ng

Trang 39

Toàn thành phố có 48.690 đơn vị nợ (359.780 lao động) với tổng số tiền nợ

BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLD là 3.858 tỷ đồng, trong đó số tiền nợ phải tính lãilà 2.322 tỷ đồng (tăng 1.021 tỷ đồng so với năm 2020), tỷ lệ nợ 4,4%

- Năm 2021, thực hiện giải quyết các chế độ BHXH, BHTN cho 795.095 lượt đối

tượng với số tiền 6.933, ] tỷ đồng: cụ thể:

+ Chế độ BHXH hàng tháng cho 11.675 người, số tiền 45,7 tỷ đồng

+ Chế độ BHXH một lần cho 44.012 người, số tiền 1.837,7 ty đồng.

+ Chế độ ốm đau: 215.114 lượt nguoi, số tiền 189,2 tỷ đồng.+ Chế độ thai sản: 156.588 lượt người, số tiền 3.287,1 tỷ đồng

+ Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe: 38.141 lượt người, số tiền 97,8 tỷ đồng.

+ Giải quyết cho 329.565 lượt người hưởng trợ cấp BHTN với tổng số tiền: 1.475,6

tỷ đồng

Công tác chi trả lương hưu, trợ cap BHXH- Công tác chỉ trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng an toàn, chính xác, đảmbảo đến tận tay đối tượng trước ngày 10 của tháng với 02 hình thức chi trả: thông qua

hệ thống Bưu điện và qua tài khoản thẻ ATM Trong thời gian dịch bệnh, thực hiện

da dạng, linh hoạt các phương thức chi tra (chi trả gộp 2 tháng, chi trả tại nha); đâymạnh chi trả qua tài khoản ATM Năm 2021 thực hiện chi lương hưu và trợ cấp BHXH

hàng tháng: 574.957 người hưởng với tông số tiền 33.668 tỷ đồng, trong đó:

+ Chi từ nguồn Ngân sách nhà nước: 8.069 tỷ đồng của 189.804 đối tượng.+ Chi từ nguồn quỹ BHXH: 25.598 tỷ đồng của 385.153 đối tượng

Về chỉ phí khám, chữa bệnh BHYT

Ngày đăng: 26/09/2024, 00:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN