Một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng và có thể coi là có hiệu quả nhất là chúng ta tìm về với những giá trị của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.. Ý nghĩa của bài tiểu luận “ T
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
Giảng Viên: Th.S Lê Văn Sơn
Thành viên nhóm:
1 Trần Thị Thu Hiền
2 Phan Thị Diệu Linh
3 Nguyễn Phước Nguyên Lan
Lớp : K54CLC Kiểm Toán
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
PHẦN II NỘI DUNG
A Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
B Sự tiếp cận của Hồ Chí Minh về văn hóa
C Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với lĩnh
vực khác
1 Lĩnh vực chính trị
2 Lĩnh vực kinh tế
3 Lĩnh vực xã hội
4 Văn hoá giáo dục
5 Văn hóa văn nghệ
6 Văn hóa đời sống
D Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
E Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
F Quan điểm về chức năng của văn hoá
G Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
PHẦN III VÂ_N DỤNG TƯ TƯỞNG Ha CHÍ MINH Vb VĂN HÓA VÀO
VIÊ_C XÂY DhNG CON NGƯỜI VIÊ_T NAM MiI HIÊ_N NAY
PHẦN IV KẾT LUẬN
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại toàn cầu hóa, quốc tế hóa, bùng nổ thông tin và giao lưu văn hóa
một cách mạnh mẽ các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam đang phải hứng
chịu rất nhiều ảnh hưởng của sự hội nhập Cơ hội nhiều song thách thức cũng không ít
Bên cạnh những cơ hội hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu chọn lọc tiếp thu những
tinh hoa văn hóa thế giới thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít những nguy
cơ thách thức trong việc hội nhập văn hóa Nhiều vấn đề đang đặt ra một cách cấp bách:
Làm thế nào để vừa hội nhập vừa không làm đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc? Làm thế
nào để có thể ngăn chặn tối đa sự du nhập của những luồng văn hóa phản giá trị có nội
dung không lành mạnh vào đời sống nhân dân Tất cả đang đặt ra cho Đảng
Nhà nước cũng như toàn bộ nhân dân trước sự tìm kiếm những biện pháp giải
pháp có thể hạn chế được sự du nhập của văn hóa phản giá trị Một trong những biện
pháp có ý nghĩa quan trọng và có thể coi là có hiệu quả nhất là chúng ta tìm về với những
giá trị của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đây được xem là giải pháp tối ưu có hiệu
quả và tác động lớn đến hầu khắp quần chúng nhân dân cả nước
Nhận thấy văn hóa đời sống là một đặc trưng quan trọng của con người Việt Nam
trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay Xây dựng con người Việt Nam không thể coi
nhẹ việc xây dựng văn hóa đời sống
Ý nghĩa của bài tiểu luận “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa ” soi rõ con
đường mà Đảng và nhân dân ta đã và đang đi, đề cao nhiệm vụ xây dựng đất nước, nâng
cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng năng lực
công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng đại của Đảng và nhà nước ta
Trang 4PHẦN II: NỘI DUNG
A KHÁI NIỆM VĂN HÓA THEO TƯ TƯỞNG Ha CHÍ MINH.
Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa
được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp
Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh
tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người
Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề
cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa
Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”
Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở
việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ,…
Như vậy văn hoá đã được hiểu theo nghĩa rộng nhất Đó là toàn bộ những giá trị
vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn,
đồng thời cũng là mục đích của cuộc sống loài người Và muốn xây dựng nền văn hoá
dân tộc, thì phải xây dựng tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý con
người
Trang 5B Sh TIẾP CẬN CỦA Ha CHÍ MINH Vb VĂN HÓA
Thứ nhất, tiếp cận mọi nghĩa rộng, tiếp cận mọi phương thức sinh hoạt của con
người
Thứ hai, tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống sinh hoạt xã hội
Thứ ba, tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đếm các trường học, số người đi học,
xóa nạn mù chữ, biết đọc biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền
núi)
Thứ tư, tiếp cận theo phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt
C QUAN ĐIỂM CỦA Ha CHÍ MINH Vb QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA ViI LĨNH
VhC KHÁC
1 Lĩnh vực Chính trị
Hồ Chí Minh cho rằng trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là quan trọng
ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau đó là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Tuy nhiên, ở Việt Nam là thuộc địa trước hết phải tiến hành cải cách và giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân Vì vậy phải giải
quyết chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển Tuy nhiên văn hóa không thể đứng
ngoài mà phải cùng và ở trong chính trị tức là văn hóa phải tham gia cách mạng, kháng
chiến và tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và đồng thời mọi hoạt động tổ chức phải có
sự góp mặt của văn hóa Với các phong trào văn hóa thì phong trào kháng chiến đã diễn
ra rất sôi động góp phần vào sự nghiệp thắng lợi của của dân tộc
2 Lĩnh vực Kinh tế
Trong mối quan hệ với kinh tế Hồ Chí Minh giải thích rằng, văn hóa thuộc kiến
trúc thượng tầng vì vậy cơ sở hạ tầng có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có
đủ điều kiện phát triển được Tuy nhiên văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong
kinh tế, nghĩa là văn hóa không phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế mà văn hóa đóng vai trò
Trang 6tác động tích cực đến kinh tế Sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn
hóa phát triển; ngược lại, mỗi bước phát triển của kinh tế đều có sự khai sáng của nền văn
hóa
4 Lĩnh vực Xã hội
Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội, từ đó văn hóa mới có điều
kiện phát triển Xã hội mang bản chất của văn hóa tức là xã hội nào thì mang văn hóa đó
Nền văn học nghệ thuật Việt Nam rất phong phú nhưng trong xã hội chế độ nô lệ
của kẻ áp bức, bị áp bức bóc lột thì văn học cũng bị nô lệ Vì vậy phải làm cách mạng
giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng
xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền, thì văn hóa mới được giải
phóng
4 Văn hoá - Giáo dục
- Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập Nền giáo
dục này được hình thành từ những năm hai mươi, thật sự ra đời từ cách mạng tháng 8
thành công và phát triển cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc Hồ Chí Minh xác định
xây dựng nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, vì nó góp
phần làm cho dân tộc ta xứng đáng với nước Việt Nam độc lập Văn hóa giáo dục là một
mặt trận quan trọng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước
nhà
- Phương châm, phương pháp giáo dục:
Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, phối hợp nhà trường gia đình xã hội
Phương pháp: giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục: Quan
tâm xây dựng đội ngũ giáo viên
Trang 75 Văn hóa - Văn nghệ.
- Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc
bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội và con người mới
- Phải gắn với thực tiễn của đời sống của nhân dân, phải có những tác phẩm xứng
đáng với dân tộc và thời đại Với Hồ Chí Minh, văn nghệ phải luôn luôn gắn với thực
tiễn, phục vụ nhân dân, vì nhân dân " là gốc của nước nhà", "công nông là người chủ của
cách mạng" Quần chúng là những người sáng tạo, văn nghệ "lấy hạnh phúc của đồng
bào, của dân tộc làm cơ sở" thì nó phải phản ánh đời sống thực tiễn của nhân dân, vì nhân
dân, "không thể nói nghệ thuật vị nghệ thuật, mà cần phải nói rõ văn nghệ phục vụ công
nông binh", tức là phục vụ đa số nhân dân, Người nói: "Về sáng tác, thì cần hiểu thấu,
liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân Như thế mới bày tỏ được tinh thần anh dũng
và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy"
- Văn nghệ phải phản ánh cho hay, cho chân thật và hùng hồn, phải hấp dẫn và bổ
ích
6 Văn hóa - Đời sống
Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với 3 nội dụng: đạo đức mới, lối sống
mới, nếp sống mới Trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất
Đạo đức mới
Đời sống mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết bao gồm đạo đức mới Đó là:
"Thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính" và "Nêu cao và thực hành cần,
kiệm, liêm chính tức là nhen lửa cho đời sống mới" Đạo đức mới được Hồ Chí Minh coi
là "gốc" là "nền tảng" của mỗi con người và đặc biệt với người cán bộ
Trang 8Lối sống mới
Lối sống mới theo Hồ Chí Minh, trước hết là lối sống có lý tưởng, có đạo đức Đó
là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với
tinh hoa văn hoá của nhân loại
Theo Hồ Chí Minh, lối sống mới là phải xây dựng một phong cách sống khiên tốn,
giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, ít lòng ham muốn về vật
chất, chức - quyền - danh - lợi Trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, bạn bè, anh em thì
cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu lòng yêu thương quý trọng con người, đối với mình
thì nghiêm khắc, đối với người thì khoan dung, độ lượng, sẵn lòng giúp đỡ
Nếp sống mới
Quá trình xây dựng lối sống mới cũng là quá trình làm cho lối sống đó trở thành
thói quen ở mỗi con người, trở thành phong tục, tập quán tốt đẹp của cả một cộng đồng,
trong phạm vi một địa phương rồi mở rộng ra trong cả nước và bây giờ chúng ta gọi là
nếp sống văn minh
Hồ Chí Minh chỉ rõ nếp sống mới mà chúng ta xây dựng chẳng những phải kế
thừa và phát triển những giá trị truyền thống tinh thần, những thuần phong mỹ tục, tập
quán tốt đẹp lâu đời của dân tộc; đồng thời phải biết cải tạo những phong tục tập quán lạc
hậu, bổ sung những cái mới, cái tiến bộ mà trước đó chưa có
D QUAN ĐIỂM CỦA Ha CHÍ MINH Vb VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA
- Trước hết Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp
cách mạng
+ Văn hóa là mục tiêu , mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Văn hóa , kinh tế, xã hội,
và văn hóa là mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng
Trang 9Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá là mục tiêu, một cách nhìn nhận tổng quát, là
quyền sống quyền được sung sướng , quyền tự do quyền mưu cầu hạnh phúc là khát vọng
của dân về giá trị chân thiện mỹ Đó là một xã hội dân chủ - dân là chủ và dân làm chủ
-công bằng văn minh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, một xã hội mà
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn được quan tâm và không ngừng nâng
cao con người có điều kiện phát triển toàn diện
+ Văn hoá là động lực của sự phát triển chính là nói tới quá trình trong đó con
người được và tự trang bị cho mình những kiến thức, hệ giá trị để có thể trở thành một
nhân tố tạo ra sự phát triển Mục tiêu là cái chúng ta đặt ra để phấn đấu trên cơ sở những
gì đã có, còn động lực là công cụ để đi đến mục tiêu
Văn hoá là động lực trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn phải được nhìn nhận bằng
chức năng của văn hoá Văn hoá là động lực mà văn hoá có những chức năng cơ bản mà
không lĩnh vực nào có được, đó là các chức năng về bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cách
mạng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức và phong cách tốt đẹp, lành mạnh, định
hướng các giá trị chân, thiện, mỹ, năng cao dân trí…Văn hoá là động lực thể hiện ở tính
hướng đích, định hướng giá trị và chức năng giáo dục
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.
Hai là, nâng cao dân trí.
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp, lành mạnh để không
ngừng hoàn thiện bản thân
+ Văn hóa là một mặt trận: Tư tưởng về mặt trận văn hoá và chiến sĩ văn hoá ở Hồ
Chí Minh được hình thành từ những năm 1920 của thế kỷ XX tiếp tục phát triển qua các
giai đoạn cách mạng
Trước hết, Hồ Chí Minh quan niệm rằng: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có
bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hoá”
Trang 10Như vậy, văn hoá là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội; thiếu nó, cơ
chế xã hội không thể phát triển hoàn thiện được
Nhưng sự phát triển của văn hoá, với tính chất “là một kiến trúc thượng tầng”,
không phải “đơn thương độc mã”, mà “những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi,
văn hoá mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được”
Mối quan hệ giữa văn hoá, văn nghệ với kinh tế và chính trị được Hồ Chí Minh
xác định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà
phải ở trong kinh tế và chính trị” Ý nghĩa và bản chất của mặt trận văn hoá và chiến sĩ
văn hoá chính là ở chỗ đó Nghĩa là: “Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có
nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân,
trước hết là công, nông, binh”
Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật còn có lập trường vững, tư tưởng đúng
Nói tóm tắt là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết,
trước hết
+ Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân :Văn hoá phụng sự nhân dân, lấy hạnh
phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở là một quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng Hồ
Chi Minh về văn hoá
Trước hết văn hoá phải trở về với sinh hoạt thực tại của con người; phải miêu tả
cho hay, cho thật, cho hùng hồn Muốn vậy phải có cách viết hợp trình độ đại đa số đồng
bào Khi cầm bút viết phải tự đặt ra: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu mà viết?
Viết phải thiết thực, tránh cái lối viết rau muống mà ham dùng chữ Nói cũng vậy: “Nói
ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn, thì quần chúng thích hơn”
Để văn hoá thực sự phục vụ quần chúng nhân dân ngoài việc đi vào quần chúng cổ
động, biểu dương sự nghiệp cách mạng của nhân dân, anh chị em văn hoá và trí thức còn
phải đánh giá, nhìn nhận đúng nhân dân Theo Người, quần chúng là những người không
Trang 11phải chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà còn là những người sáng tác nữa.
Quần chúng còn là những người kiểm nghiệm sản phẩm
E QUAN ĐIỂM Vb TÍNH CHẤT CỦA NbN VĂN HÓA
- Trong thời kỳ cách, mạng dân tộc dân chủ nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ
mới,đồng thời là nền văn hóa kháng chiến Nền văn hóa có ba tính chất dân tộc, khoa
học, đại chúng
+ Tính dân tộc: là cái cốt,cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn
hóa dân tộc Nó phân biệt không nhầm lẫn với văn hoá cả các dân tộc khác
+ Tính khoa học: là nền văn hóa phải thuận với trào lưu tiến hóa của tư
tưởng hiện đại đó là hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội
+ Tính chất đại chúng: là nền văn hóa phục vụ nhân dân, hợp với nguyện
vọng của nhân dân, đậm đà tính nhân văn
- Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa,thời kỳ đầu Hồ Chí Minh nói tính chất
của nền văn hóa mới phải là “xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức” Từ
đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960) tính chất nền văn hóa được Hồ Chí Minh khẳng
định là “nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc”
F QUAN ĐIỂM Vb CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân Tư tưởng
và tình cảm là những vấn đề chủ yếu của đời sống tinh thần con người Tư tưởng có thể
đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm cũng có thể cao đẹp hoặc thấp hèn Theo Hồ Chí Minh,
văn hoá có chức năng là bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp cho
nhân dân Chức năng này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, vì tư tưởng và tình
cảm con người luôn luôn biến đổi theo hoạt động thực tiễn của xã hội Việc bồi dưỡng ấy
phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm có ý nghĩa chi phối đến đời sống
tinh thần của mỗi con người và của cả dân tộc