Qua việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội làm cơ sở lý luận của việc hoạch định cácđường lối cách mạng của Đảng cộng sản và từ đó vận dụng một cách chủ động,sáng tạo vào
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
□□&□□
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀILÝ LUẬN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘIVÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNGNHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 01
LỚP: CAO HỌC K21A2 - QLKT UDNIÊN KHÓA: 2020-2022
Huế, tháng 6 năm 2021
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 01LỚP K21A2-QLKT UD
KHÓA 2020-2022
TÍNH
NGÀYSINH
1 2041041 Trần Thị Thiên An Nữ 18/5/19812 2041042 Đường Thị Anh Nữ 20/12/19863 2041043 Hoàng Tuấn Anh Nam 24/10/19884 2041044 Vũ Thị Kim Anh Nữ 13/11/19875 2041045 Phạm Thị Bé Nữ 20/12/19816 2041046 Hà Thị Phương Chung Nữ 15/5/19947 2041047 Phạm Văn Cường Nam 09/7/19918 2041048 Trần Ngọc Dương Nam 03/12/19789 2041049 Nguyễn Văn Duy Nam 05/11/197910 2041050 Dương Đoàn Chinh Hằng Nữ 02/9/198211 2041051 Trần Thị Nhân Hạnh Nữ 13/11/197612 2041052 Nguyễn Thị Hậu Nữ 24/9/198313 2041054 Trần Đức Hùng Nam 15/6/198914 2041063 Võ Thị Uyễn My Nữ 06/2/1995
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 6
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI 6
1.1 Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội 6
1.2 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên 6
1.3 Ý nghĩa, phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội
7
CHƯƠNG 2 SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃHỘI Ở VIỆT NAM 9
2.1 Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta 9
2.2 Sự lựa chọn con đường xây dựng CNXH ở nước ta 10
2.2.1 Chủ nghĩa xã hội là gì? 10
2.2.2 Định hướng xây dựng CNXH ở nước ta là đúng hay sai lệch? 11
2.2.3 Đi lên CNXH là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cáchmạng Việt Nam 13
CHƯƠNG 3 QUÁ TRÌNH ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TANHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 16
3.1 Con đường đi lên CHXN ở nước ta và những thành tựu đã đạt được
16
3.2 Một số hạn chế trong quá trình đổi mới 18
3.3 Một số giải pháp và bài học kinh nghiệm 20
3.4 Liên hệ bản thân để góp phần vào công cuộc cách mạng vĩ đại của dântộc Việt Nam 22PHẦN III KẾT LUẬN
Trang 4PHẦN ILỜI MỞ ĐẦU
Năm 1975, đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, hai miền Nam Bắcthống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, đó là cả nước xâydựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH) Sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở nước talà sự lựa chọn đúng đắn hay sai lệch? Vì sao không đi theo con đường Tư bảnchủ nghĩa (TBCN) mà kiên định đi theo CNXH? trong khi đây là giai đoạn pháttriển kỳ diệu, là thành tựu của nhân loại Bên cạnh đó, lịch sử thế giới đã chothấy nhiều bài học kinh nghiệm về sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô đã tồn tại hơn 70năm, ở các nước Đông Âu hơn 40 năm kể từ 1945 Đó là những nước đều đạtnhững thành tựu to lớn về khoa học kỹ thuật, về kinh tế xã hội Trong khi, xã hộiViệt Nam là một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu ở Đông Nam Á Vốn làmột xã hội phong kiến trong hơn 1000 năm và chịu ách thống trị của thực dânPháp trong gần 100 năm, cho nên xã hội Việt Nam mang tính chất thụôc địa nửaphong kiến Sau khi dành độc lập, nền kinh tế ở trạng thái kiệt quệ, bộ máy nhànước cồng kềnh, kém năng động, sáng tạo, hệ thống vật chất kĩ thuật còn thô sơlạc hậu, đời sống người dân nghèo nàn Vậy vì sao Đảng ta lại kiên quyết xâydựng đất nước theo con đường CNXH mà không phải con đường nào khác?
Nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ Triết học mà cụ thể là Lý luận cáchình thái kinh tế xã hội nhằm khẳng định sự lựa chọn của Đảng ta hoàn toànđúng đắn Chỉ có đi lên CNXH, chúng ta mới có thể xây dựng được một nướcViệt Nam mà theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh” Và cũng chỉ xây dựng thànhcông CNXH, chúng ta mới có thể làm thoả mãn ham muốn tột cùng, ham muốncuối đời của Người đó là: “Làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, aicũng được học hành ” Thực tế, sau 35 năm đổi mới, những thành tựu về kinhtế, chính trị, khoa học, xã hội đã chứng minh một cách hùng hồn nhất về sự lựa
Trang 5chọn của nhân dân ta, của Đảng ta là đúng đắn và khẳng định sự lựa chọn conđường xây dựng đất nước theo CNXH là một tất yếu khách quan
Con đường đi lên CNXH của nước ta một đề tài lý luận và thực tiễn rấtcơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cáchtiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổngkết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ
xin đề cập một số khía cạnh nhỏ về “Lý luận các hình thái kinh tế xã hội và
con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay” Qua việc nghiên cứu
học thuyết hình thái kinh tế - xã hội làm cơ sở lý luận của việc hoạch định cácđường lối cách mạng của Đảng cộng sản và từ đó vận dụng một cách chủ động,sáng tạo vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vào con đườngđi lên CNXH ở nước ta Đồng thời, chúng tôi muốn mọi người tìm hiểu sâu hơnvề tầm quan trọng của con đường đi lên CNXH ở nước ta, những thành tựu đãđạt được và thực tiễn công cuộc đổi mới hiện nay Điều này đặt ra cho mỗi côngdân chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để góp phần vào công cuộc cáchmạng vĩ đại đó
Trang 6PHẦN IINỘI DUNG CHÍNHCHƯƠNG 1 LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI1.1.Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử,dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định , với một kiểu quan hệ sảnxuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượngsản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên nhữngquan hệ sản xuất ấy
1.2 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịchsử tự nhiên
Xã hội đã phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗigiai đoạn của sự phát triển là một hình thái kinh tế – xã hội nhất định Các hìnhthái kinh tế – xã hội vận động và phát triển do tác động của các quy luật kháchquan, đó là quá trình tự nhiên của sự phát triển C.Mác viết: “Tôi coi sự pháttriển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”, tứclà muốn nói đến quy luật khách quan của lịch sử, quy luật đó được coi là sự pháttriển của quá trình sản xuất vật chất, xét đến cùng là do mâu thuẫn bên tronggiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, do tính tất yếu kinh tế quy định.Các quy luật xã hội chính là hiện thân của các quy luật tự nhiên được con ngườisử dụng nó để kiến tạo nên xã hội loài người
Tiến trình lịch sử là quá trình phát triển biện chứng vừa bao hàm sự pháttriển đứt đoạn và liên tục Trong quá trình sản xuất, con người có những quan hệvới nhau, đó chính là quan hệ sản xuất Những quan hệ sản xuất đó do trình độcủa lực lượng sản xuất quy định Đến lượt nó quan hệ sản xuất lại quy định cácquan hệ xã hội khác như: Chính trị, luật pháp, đạo đức… khi lực lượng sản xuấtphát triển đến một mức độ nào đó thì những thay đổi về chất mâu thuẫn gay gắtvới những quan hệ sản xuất có, dẫn đến đòi hỏi khách quan là thay đổi quan hệ
Trang 7sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội Quanhệ sản xuất thay đổi thì toàn bộ các quan hệ sản xuất khác cũng thay đổi Nhưvậy, phương thức sản xuất thay đổi, các quan hệ xã hội, chính trị, tinh thần thayđổi dẫn đến sự thay đổi của hình thái kinh tế – xã hội Chính vì thế, V.I.Lênin
viết: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và
đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thìngười ta mới có thể có được những cơ sơ vững chắc để quan niệm sự phát triểncủa những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”.
Quá trình tự nhiên của sự phát triển lịch sử được chia ra thành những bậcthang lịch sử khác nhau, ứng với một trình độ kinh tế, kỹ thuật nhất định trongtừng phương thức sản xuất nhất định Thực tiễn đã cho thấy, loài người đã, đangvà sẽ trải qua 5 hình thái kinh tế – xã hội theo thứ tự từ thấp đến cao Đó chínhlà quá trình tự nhiên của sự phát triển lịch sử, thể hiện tính liên tục của lịch sử.Tuy nhiên, đối với mỗi nước cụ thể, do những điều kiện khách quan và chủ quanriêng thì một nước nào đó, một dân tộc nào đó có thể “bỏ qua” những chế độ xãhội nhất định Sự khác nhau về trật tự phát triển ở phạm vi toàn nhân loại vẫn làquá trình lịch sử - tự nhiên, còn đối với từng quốc gia, dân tộc cụ thể bỏ quanhững “nấc thang” nhất định V.I.Lênin viết: “…tính quy luật chung của sự
phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ mà trái lại, còn bao hàmmột số giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức hoặc vềtrình tự của sự phát triển đó” Thực tế lịch sử của một số nước đi theo con
đường CNXH đã chứng minh tính đúng đắn, khoa học của hình thái kinh tế – xãhội và lý luận về khả năng “bỏ qua” một chế độ xã hội nhất định
1.3 Ý nghĩa, phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế - xãhội
Từ việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế – xã hội chúng ta có thểrút ra một số điểm có ý nghĩa phương pháp luận sau:
1.3.1 Việc vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xãhội, những nguyên nhân và cơ sở của sự xuất hiện, biến đổi của các hiện tượng
Trang 8xã hội đã biến đổi xã hội học thành một khoa học thực sự, khắc phục mọi quanđiểm duy tâm về lịch sử Từ đó có một cách nhìn đúng đắn, thấy được vai tròthực sự của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, mối quan hệ biện chứng giữachúng và các mối quan hệ khác trong quá trình phát triển xã hội.
1.3.2 Là công cụ lý luận giúp chúng ta nhận thức những quy luật phổbiến đang tác động và chi phối sự vận động của xã hội Vũ trang cho chúng taphương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội và chỉ đạo thực tiễn ở tầm vĩ mô vàvi mô
1.3.3 Là cơ sở lý luận của việc hoạch định các đường lối cách mạng củađảng cộng sản, Là cơ sở lý luận cho việc triển khai đường lối, chính sách ở tầmquốc gia và mỗi địa phương nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước
1.3.4 Giúp chúng ta một cái nhìn biện chứng về sự phát triển liên tụccủa các hình thái kinh tế – xã hội, của các giá trị văn hoá, khoa học, kĩ thuật vàcủa chính bản thân thế hệ con người Từ đó giúp chúng ta không nóng vội chủquan, không đốt cháy giai đoạn, biết kế thừa những thành tựu chung của vănminh nhân loại
1.3.5 Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đòi hỏi chúng ta phải thấutriệt nguyên lý đó, vận dụng một cách chủ động sáng tạo và kiến thức tổng quátcủa nhiều môn khoa học khác vào công việc hàng ngày của mỗi người, mỗi địaphương phải nhìn nhận các vấn đề trong dòng chảy liên tục của nó
Trang 9CHƯƠNG 2SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM2.1 Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta
Từ hình thái kinh tế – xã hội này chuyển sang hình thái kinh tế – xã hộikhác có một giai đoạn lịch sử đặc biệt với độ dài ngắn khác nhau, kết cấu vàhình thức biểu hiện khác nhau, đó là “ Thời kỳ quá độ” Tuỳ theo điều kiện tựnhiên kinh tế xã hội của mình mà các nước các dân tộc sẽ thực hiện sự quá độlên CNXH dưới những hình thức, bước đi khác nhau, do trình độ xuất phát khácnhau Có thể khái quát thành 3 loại nước tương ứng với 3 kiểu quá độ:
- Những nước TBCN phát triển cao- Những nứơc đạt trình độ phát triển TBCN ở mức trung bình thấp
Những nước chưa trải qua giai đoạn TBCN của sự phát triển lịch sửNước ta thuộc loại nước thứ ba Do toàn bộ những điều kiện khách quanvà nhân tố chủ quan quy định, nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa làmột tất yếu của lịch sử Để “nhận dạng” con đường đi lên của nước ta, trước hếtcần phân tích đầy đủ và chính xác điểm xuất phát từ đó nước ta quá độ lênCNXH Để xác định con đường đi lên của mình, cụ thể trong điều kiện hiện naychính là thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì điều cầnthiết là phải xuất phát từ thực trạng kinh tế xã hội của đất nước, xuất phát từ đặcđiểm LLSX và QHSX ở nước ta để lựa chọn đúng hình thức kinh tế cho hiệuquả, xác định rõ những bước đi cụ thể theo mục tiêu đã chọn
Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độlên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vìnó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục nămchiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá
Trang 10hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳquá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xennhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới
Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công,bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chếchính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cảnhững thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ pháttriển chủ nghĩa tư bản Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải cóchọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển
Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lýluận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễnViệt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới
2.2 Sự lựa chọn con đường xây dựng CNXH ở nước ta2.2.1 Chủ nghĩa xã hội là gì?
Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hìnhthành trong thế kỷ 19, bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ Không cóđịnh nghĩa rõ ràng về thuật ngữ này, nó bao gồm một loạt các định hướng chínhtrị Những người theo chủ nghĩa xã hội thường nhấn mạnh giá trị cơ bản củabình đẳng, công bằng và đoàn kết và đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa nhữngphong trào xã hội thiết thực và phê phán xã hội lý thuyết, họ theo đuổi mục tiêunhằm hòa hợp một trật tự xã hội và kinh tế công bằng xã hội
Hay nói cách khác, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách:chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủnghĩa xã hội là một chế độ Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùytheo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể Chủnghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác-Lênin trong thời đại ngày nay
Trang 11Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào để phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm ở Việt Nam.
2.2.2 Định hướng xây dựng CNXH ở nước ta là đúng hay sai lệch?
Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thếgiới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phảibàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định Nhưng từ sau khi mô hình chủnghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâmvào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâmđiểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt Các thế lực chốngcộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chốngphá Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tínhđúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của LiênXô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Từ đó họ cho rằngchúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác Có người còn phụ họavới các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi mộtchiều chủ nghĩa tư bản Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theochủ nghĩa Mác-Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậykhông? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủnghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đãchọn con đường đi sai không?
Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàncầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnhvực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học-công nghệ Nhiềunước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấutranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điềuchỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so vớitrước Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâuthuẫn cơ bản vốn có của nó Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra Đặc biệt