1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày giai đoạn 3 của hình tháikinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa thời điểm hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa xuất hiện lý giải

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khái niệmTriết học Mác Lênin đã chỉ rõ: "Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu

lOMoARcPSD|39108650 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - - ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY GIAI ĐOẠN 3 CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA THỜI ĐIỂM HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA XUẤT HIỆN ? LÝ GIẢI Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Thành Nhóm: CỘT SỐNG BẤT ỔN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 STT Họ và tên MSSV Ghi chú công việc 1 Huỳnh Ngọc Thanh Vy 2156230078 nhóm trưởng, mục III 2 Nguyễn Thị Ngọc Cương 2156230012 mục II.3 3 Trần Ngọc Ánh 2156230009 mục I 4 Nguyễn Thị Như Hiên 2156230031 thuyết trình 5 Nguyễn Ánh Dương 2156230019 mục II.2 6 Võ Mỹ Uyên 2156230075 làm word 7 Nguyễn Nhã Thi 2156230066 mục II.1 8 Nguyễn Lợi Phương Nhung 2156230056 thuyết trình 9 Nguyễn Thị Minh Thảo 2156230065 làm PowerPoint 10 Nguyễn Ngọc Thảo Trâm 2156230144 mục III 11 Trần Thị Cẩm Vân 2156230149 mục I 12 Vi Thị Vân Anh 2156230094 mục II.2 13 Võ Nguyễn Xuân Ngọc 2156230054 mục II.3 14 Hàng Thị Thanh Thảo 2156230063 soạn câu hỏi và tìm câu trả lời 15 Võ Như Tâm 2156230059 mục II.1 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 MỤC LỤC I Khái quát giai đoạn 3 của hình thái cộng sản chủ nghĩa 2 1 Khái niệm 2 2 Điều kiện ra đời .2 II Giai đoạn 3: Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa 4 1 Kinh tế xã hội 4 2 Chính trị xã hội 6 3 Văn hóa tư tưởng xã hội 8 III Thời điểm hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa xuất hiện: 12 1 Khái quát 12 2.Thời điểm hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa xuất hiện 12 Tài liệu tham khảo: 14 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 I Khái quát giai đoạn 3 của hình thái cộng sản chủ nghĩa 1 Khái niệm Triết học Mác Lênin đã chỉ rõ: "Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy” Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ rõ quá trình phát triển từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế - xã hội tất yếu dẫn tới sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Trên cơ sở đó ta có khái niệm hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa như sau: Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một phạm trù chỉ xã hội ở giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Trong đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng được xây dựng thể hiện ý chí quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Khái niệm chỉ rõ, đây là xã hội phát triển cao nhất trong lịch sử Đó là hình thái kinh tế - xã hội có các yếu tố luôn phù hợp và tác động nhau cùng phát triển, là xã hội không còn nguồn gốc áp bức, bóc lột, con người được tự do, bình đẳng 2 Điều kiện ra đời Sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là hợp quy luật Sự thay thế đó có nguồn gốc kinh tế - xã hội sâu xa, đó là miếng đất hiện thực tư bản chủ nghĩa Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa: - Thứ nhất, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với lực lượng sản xuất lỗi thời, lạc hậu (giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa) Mâu thuẫn này dẫn đến mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 - Thứ hai, trong xã hội tư bản chủ nghĩa có hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất, đối lập nhau về lợi ích cơ bản, đó là giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hóa ngày càng cao và giai cấp tư sản thống trị xã hội đại biểu cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng rõ rệt, sâu sắc và gay gắt - Thứ ba, trong xã hội tư bản chủ nghĩa xuất hiện những tai họa cho cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả nhân loại cũng như môi trường thiên nhiên Đến khi xuất hiện những tình thế, thời cơ, tạo ra những điều kiện cần và đủ thì cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra Cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và thắng lợi sẽ mở đầu cho sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, có những nước tư bản chủ nghĩa mới ở trình độ trung bình và những nước chưa qua chủ nghĩa tư bản cũng có thể nổ ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để bước sang hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Vậy, những điều kiện để những nước tư bản chủ nghĩa trung bình và những nước chưa qua chủ nghĩa tư bản lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là: - Một là, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc gây chiến tranh xâm lược các thuộc địa, gây tai họa cho hàng trăm quốc gia dân tộc, làm xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và gay gắt của thời đại mới:  Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản  Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược với các quốc gia dân tộc thuộc địa, phụ thuộc  Mâu thuẫn giữa các nước tư bản – đế quốc với nhau Ở hàng trăm nước nông nghiệp, vẫn còn mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, tư sản với nông dân, trong đó nổi lên mâu thuẫn giữa tư bản – đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai phong kiến với cả dân tộc bị áp bức, bóc lột, mất độc lập tự do - Hai là, có những tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của học thuyết Mác – Lênin… thức tỉnh các dân tộc vùng lên giành độc lập dân tộc Nhiều nước sau khi giành được độc lập dân tộc đã chọn con đường phát triển đi lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 II Giai đoạn 3: Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn xã hội cộng sản chủ nghĩa Ở giai đoạn này, con người không còn lệ thuộc một cách phiến diện và cứng nhắc vào phân công lao động xã hội: đồng thời, lao động trong giai đoạn này không chỉ là phương tiện kiếm sống mà nó trở thành nhu cầu số một của con người Khi đó, con người thực hiện nguyên tắc phân phối "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" 1 Kinh tế xã hội Trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển lực lượng sản xuất của xã hội loài người, C.Mác đã có những dự báo về sự xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản) Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ của cải xã hội đã trở nên dồi dào, ý thức con người được nâng lên, khoa học phát triển, lao động của con người được giảm nhẹ, lúc đó nhân loại mới có thể thực hiện được nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, C.Mác đã dự báo: "Khi mà lao động trở thành không những là một phương tiện để sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống; khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ cũng ngày càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi dào – chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" Đây là nguyên tắc cho phép sự phân phối tự do về hàng hóa, của cải và dịch vụ Theo quan điểm chủ nghĩa Marx, sự sắp xếp như vậy có thể đạt được nhờ nguồn sản phẩm và dịch vụ dồi dào mà một xã hội cộng sản có thể sản xuất được; theo ý tưởng này thì với sự phát triển toàn diện của nền sản xuất xã hội và lực lượng sản xuất tự do, mọi nhu cầu của tất cả mọi người sẽ đều được đáp ứng Về mặt xã hội: Trình độ xã hội ngày càng phát triển, con người có điều kiện phát triển năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao, không còn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn Theo V.I.Lênin: "khi bọn tư bản đã tiêu tan đi rồi và không còn có giai cấp nữa (nghĩa là giữa các thanh viên trong xã hội không còn có sự phân biệt nào nữa về những quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất xã hội), chỉ lúc đó "nhà nước mới Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 không còn nữa và mới có thể nói đến tự do" Chỉ lúc đó, một nền dân chủ thực sự hoàn bị, thực sự không hạn chế, mới có thể có được và được thực hiện Chỉ lúc đó, chế độ dân chủ mới bắt đầu tiêu vong vì lý do đơn giản là một khi thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi những sự khủng khiếp, những sự dã man thì người ta sẽ dần dần quen với việc tôn trọng các quy tắc sơ thiểu của đời sống chung trong xã hội" Đến giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhà nước trở thành không cần thiết, nó tự tiêu vong Sự tiêu vong của nhà nước là một quá trình Theo V.I.Lênin: "Chúng ta chỉ có quyền nói rằng nhà nước tất nhiên sẽ tiêu vong, đồng thời nhấn mạnh vào tính chất lâu dài của quá trình ấy, sự phụ thuộc của quá trình ấy vào tốc độ phát triển của giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản": rằng "không một người xã hội chủ nghĩa nào lại đi "hứa" rằng giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản sẽ đến"' mà chỉ "dự kiến giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản sẽ đến, thì việc đó giá định rằng năng suất lao động lúc đó sẽ khác năng suất lao động ngày nay và sẽ không còn con người tầm thường ngày nay nữa" Tới khi đó không còn tình trạng con người suy bì "khéo không lại làm nhiều hơn anh bạn bên cạnh ta nửa giờ, khéo không lại lĩnh lương ít hơn anh ta" Như vậy, tới giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người sẽ được giải phóng hoàn toàn và được phát triển một cách thực sự toàn diện Khi đó, nhân loại có thể chuyển từ "vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do", có điều kiện phát triển toàn diện năng lực, mang hết tài năng và trí tuệ cống hiến cho xã hội Để có giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản, đòi hỏi giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải nỗ lực phấn đấu, phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất lao động, phát triển xã hội, không ngừng nâng cao ý thức của con người, phải kiểm soát nghiêm ngặt mức độ lao động và tiêu dùng Có thực hiện như vậy mới từng bước xây dựng được kỷ luật tự giác trong xã hội, từng bước xây dựng được thói quen tự nguyện tuân thủ những quy định trong dân cư Qua phân tích của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa đã cho thấy: - Một là, chỉ có thể đạt tới giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa khikhi trong thực tế khách quan của sự phát triển xã hội đã có được những điều kiện, tiền đề phù hợp Mọi ý muốn chủ quan muốn thực hiện ngay những nguyên tắc của giai đoạn cao trong sự Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa khi chưa có những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương ứng thì nhất định sẽ mắc phải sai lầm chủ quan duy ý chí và nhất định sẽ thất bại - Hai là, sự xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một quá trình lâu dài, bằng việc không ngừng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tổ chức xã hội về mọi mặt, giáo dục nâng cao tinh thần tự giác của con người Nếu không có quá trình này cũng không thể xuất hiện được giai đoạn đó - Ba là, quá trình xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước khác nhau diễn ra với những quá trình khác nhau, tùy thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu về mọi phương diện Khi chưa xuất hiện giai đoạn cao thì "trong một thời gian nhất định, dưới chế độ cộng sản, không những vẫn còn pháp quyền tư sản, mà vẫn còn cả nhà nước kiểu tư sản nhưng không có giai cấp tư sản!" Khi chưa đạt đến giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, trong điều kiện vẫn còn chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc trên thế giới thì những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước, về dân chủ vẫn còn nguyên giá trị Tính chất giai cấp của nhà nước, của dân chủ vẫn tồn tại Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đưa ra các dự báo và luận giải về sự ra đời, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa trên cơ sở phân tích quy luật kinh tế của sự vận động trong xã hội, đặc biệt là quy luật kinh tế của sự vận động trong xã hội tư bản chủ nghĩa Thế nhưng lịch sử phát triển của xã hội luôn luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan trong những điều kiện xác định, từ đó tạo nên tính phong phú, đa dạng trong tiến trình lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người cũng như của toàn bộ lịch sử nhân loại Do vậy, tiến trình phát triển của lịch sử không bao giờ là con đường thẳng, trái lại nó có thể phải trải qua những bước thăng trầm với những con đường vòng, thậm chí phải trải qua những bước khủng hoảng và thụt lùi tạm thời trên con đường phát triển của nó Đó là biện chứng của quá trình phát triển xã hội Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 2 Chính trị xã hội Trong xã hội cộng sản, nhà nước sẽ hoàn toàn tiêu vong, giai cấp đã hoàn toàn mất đi sự hoàn thiện, phát triển của chế độ dân chủ ở giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa đã tất yếu dẫn tới sự tiêu vong của yếu tố nhà nước trong tầng kiến trúc thượng tầng của xã hội Theo phương pháp luận của Marx (duy vật lịch sử) thì khi xóa bỏ giai cấp và tư hữu Nhà nước sẽ tự diệt vong, vì cơ sở tồn tại của nó là tư hữu và giai cấp không còn nữa Lúc đó chế độ cộng sản được xây dựng dựa trên nền tảng sở hữu công cộng và làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu Lenin cũng cho rằng "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được." (V.I Lênin, Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, năm 1976 trập 33 trang 9 ) Chính vì thế theo ông "Mục đích cuối cùng mà chúng ta theo đuổi, là thủ tiêu nhà nước, nghĩa là thủ tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ thống, mọi bạo lực, nói chung, đối với con người Chúng ta không mong có một chế độ xã hội mà trong đó nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không được tuân theo Nhưng khi hướng đến chủ nghĩa xã hội, chúng ta tin chắc rằng chủ nghĩa xã hội sẽ chuyển thành chủ nghĩa cộng sản, và do đó, nói chung sẽ không còn cần thiết phải dùng bạo lực đối với con người, không cần thiết phải buộc người này phục tùng người khác, bộ phận dân cư này phục tùng bộ phận dân cư khác, vì người ta sẽ quen tuân theo những điều kiện thông thường của đời sống tập thể, mà không cần có bạo lực và không cần có phục tùng" (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ- va, 1976, t 33, tr 101-102) Lênin quan niệm chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản, là giai đoạn chuyển tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản mà ở đó vẫn còn nhà nước để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản Vai trò nhà nước và pháp luật mờ dần đi khi nhân dân tự gánh vác các công việc xã hội, điều hòa lợi ích, giảm thiểu mâu thuẫn, trên cơ sở tư liệu sản xuất chung, phân phối công bằng và đầy đủ, thỏa mãn Giai cấp vô sản giành quyền lực trên toàn thế giới, giai cấp vô sản các nước tiên tiến hơn giúp đỡ giai cấp vô sản các nước lạc hậu hơn tiến kịp Như vậy cùng với sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 và cộng sản trong mỗi nước, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới là sự nghiệp chung của vô sản toàn nhân loại Khi các nước hoàn thành xây dựng chủ nghĩa cộng sản, toàn bộ Nhà nước và hệ thống pháp luật trên toàn thế giới không còn cần thiết nữa, các quốc gia biến mất Chủ nghĩa đại đồng cũng là để bảo đảm công bằng chiếm hữu tài nguyên của các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới, và triệt tiêu chủ nghĩa đế quốc Trong giai đoạn này xã hội thực hiện theo nguyên tắc phân phối của xã hội cộng sản là làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu Xã hội cộng sản không còn sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, không còn sự phân phối thu nhập xã hội dựa trên lao động, không còn sự tha hóa của lao động là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản Con người được giải phóng khỏi phân công lao động do nền sản xuất công nghiệp tạo ra để phát huy hết sở trường của mình Đặc điểm khác biệt của chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội chỉ đạt mục đích tư liệu sản xuất thuộc về toàn dân thông qua Nhà nước quản lý, (hay hình thức sở hữu tập thể, hợp tác, công xã hoặc sở hữu xã hội hóa - quản lý kiểu vô chính phủ), còn không hướng đến sự xóa bỏ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, xóa bỏ sự phân phối thu nhập xã hội theo lao động 3 Văn hóa tư tưởng xã hội - Trong xã hội cộng sản, mỗi cá nhân được tự do phát huy mọi khả năng của mình theo triết lý "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người", tự do làm những điều không ảnh hưởng đến lợi ích và quyền tự do của người khác trên cơ sở tư liệu sản xuất chung để đảm bảo quyền tự do của tất cả mọi người Các ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản đã có trước Marx từ rất lâu tại các nền văn minh khác nhau và được nhiều nhà tư tưởng đề cập đến Có thể tìm thấy các ý tưởng này trong Công giáo, Đạo giáo, Nho giáo, - Marx là người đưa ra khả năng hiện thực hóa các ý tưởng đó trong tương lai dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra và xem đó như một sự tiến hóa của xã hội loài người Chủ nghĩa Marx ban đầu chỉ là những tư tưởng của một vài trí thức đã được phổ biến rộng rãi trong giới trí thức, trở thành một trào lưu tư tưởng có ảnh hưởng lớn, sau đó xâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, được truyền bá từ phương Tây sang phương Đông Những người cộng sản tại một số nơi khi thực hành chủ nghĩa Marx đã không thật sự hiểu đúng lý luận của Marx và những lý Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 tưởng mà Marx muốn hướng tới, dẫn tới áp dụng máy móc vào thực tế bất chấp những điều kiện kinh tế - xã hội không phù hợp với thứ họ muốn tạo ra tuy nhiên họ luôn nghĩ mình đã nắm được chân lý, điều mà Lênin gọi là bệnh kiêu ngạo cộng sản Hơn nữa, với những điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ công nghệ ở thế kỷ XX (trong đó chủ nghĩa Marx bắt đầu được áp dụng) thì loài người chưa thể có lực lượng sản xuất đủ tiên tiến để xây dựng một xã hội lý tưởng như Marx mong muốn Để xây dựng xã hội cộng sản, loài người cần đạt tới một trình độ công nghệ mới mà thế kỷ XX chưa hề biết đến, hiện nay chỉ mới bắt đầu được khai phá như công nghệ robot, công nghệ nano, Công nghệ lượng tử - Chủ nghĩa cộng sản cố gắng đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp lao động (vô sản), những người theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư sản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc Người lao động đã được tổ chức thành giai cấp thống trị sẽ tước bỏ quyền tư hữu và kiểm soát tư liệu sản xuất vì lợi ích của xã hội Theo quan điểm của những người cộng sản, chủ nghĩa cộng sản là con đường để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại Thực hiện chủ nghĩa cộng sản thông qua cách mạng, bao gồm cách mạng lật đổ chế độ "người bóc lột người", và cách mạng xây dựng xã hội mới - Chủ nghĩa cộng sản là hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói chung - Tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản gắn liền với các phong trào xã hội, phong trào chính trị rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ XIX, nở rộ và thoái trào trong thế kỷ XX - nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất Trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" không có biên giới quốc gia khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 - Sau khi giành được chính quyền, quốc hữu hóa các tư liệu sản xuất, giai cấp vô sản công nông tự tổ chức xã hội mới, xây dựng con người mới Họ có đủ trình độ, ý thức để làm chủ xã hội, có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng Xây dựng nên nền văn hóa với tình thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, với tư liệu sản xuất chung, dần xóa nhòa ranh giới giàu - nghèo trên tinh thần cộng đồng, bác ái, bằng lao động chân chính - Trên văn hóa có những lời chỉ trích khác tập trung vào việc một số nhà nước cộng sản đã làm tổn hại nghiêm trọng hoặc phá hủy nhiều di sản văn hóa cũng như tôn giáo ở nhiều nơi Trong trường hợp của Liên Xô, những lời chỉ trích này thường đề cập đến việc đối xử ưu đãi quá mức đối với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Đã từng có một thời Thuyết tương đối của Einstein bị xem là "Học thuyết khoa học tư sản" ở Liên Xô Những lời chỉ trích khác tập trung vào các thí nghiệm văn hoá quy mô lớn của các chế độ cộng sản nhất định, đã gây nên những tổn thất lớn Tại Romania, trung tâm lịch sử-văn hóa của thủ đô Bucharest đã bị phá hủy và cả thành phố được thiết kế lại từ năm 1977 đến năm 1989 Văn hóa Trung Quốc, một nền văn hóa có truyền thống lịch sử 5000 năm, đã bị hủy hoại nghiêm trọng trong cuộc Cách mạng văn hóa mà những người cộng sản khởi xướng vào thập niên 1960 Ngược lại, những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản biện minh rằng các chính sách văn hóa đó tuy gây tổn thất về ngắn hạn, nhưng về dài hạn thì nó đã có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy các tiến bộ xã hội, loại bỏ các tàn dư hủ lậu của xã hội trung cổ một cách nhanh chóng Ví dụ như Trung Quốc nhờ các chính sách văn hóa quyết liệt mà chỉ trong 20 năm đã loại bỏ được chế độ phân biệt đẳng cấp, phân biệt chủng tộc, nạn mù chữ, mê tín dị đoan và các hủ tục khác như bó chân phụ nữ, đa thê, tảo hôn trong khi Ấn Độ có cùng xuất phát điểm nhưng trong suốt 70 năm vẫn chưa xóa bỏ được triệt để các tàn tích thời trung cổ này, chính những tàn tích này cũng như chế độ đẳng cấp đang kìm hãm sự phát triển của Ấn Độ - Đến đầu thế kỷ XXI, các đảng cộng sản ở phương Tây vẫn có lập trường tiến đến chủ nghĩa cộng sản, nhưng chủ trương tham gia nền chính trị nghị viện, giành quyền qua các cuộc tổng tuyển cử, không sử dụng các biện pháp cách mạng để xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản Nhiều đảng Dân chủ xã hội Tây u tách ra từ Quốc tế II (từ công nhận phần lớn nhưng không ủng hộ biện pháp cách mạng đến chỗ rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản) đang nắm quyền tại nhiều nước Tây u (tiêu biểu như Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch ) Các lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản vẫn được các nhà nước hiện đại theo đuổi bằng cách này hay cách khác và dần trở thành chuẩn mực chung cho toàn thế giới - Tóm lại, Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin, dù có sự phân kỳ như vậy, nhưng hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa đã bắt đầu từ thời kỳ quá độ cho đến khi xây dựng xong giai đoạn cao của xã hội cộng sản Và, dù là quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản đã phát triển hay các kiểu quá độ gián tiếp (quá độ bỏ qua) cũng đều nằm trong quy luật và xu hướng tất yếu của lịch sử nhân loại trong thời đại ngày nay Trên lĩnh vực xã hội: - Trình độ xã hội ngày càng phát triển, con người có điều kiện phát triển năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao, không còn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn Theo V.I.Lênin "khi bọn tư bản đã tiêu tan đi rồi và không còn có giai cấp nữa (nghĩa là giữa các thanh viên trong xã hội không còn có sự phân biệt nào nữa về những quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất xã hội), chỉ lúc đó "nhà nước mới không còn nữa và mới có thể nói đến tự do" Chỉ lúc đó, một nền dân chủ thực sự hoàn bị, thực sự không hạn chế, mới có thể có được và được thực hiện Chỉ lúc đó, chế độ dân chủ mới bắt đầu tiêu vong vì lý do đơn giản là một khi thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi những sự khủng khiếp, những sự dã man thì người ta sẽ dần dần quen với việc tôn trọng các quy tắc sơ thiểu của đời sống chung trong xã hội" - Đến giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhà nước trở thành không cần thiết, nó tự tiêu vong Sự tiêu vong của nhà nước là một quá trình Theo V.I.Lênin: "Chúng ta chỉ có quyền nói rằng nhà nước tất nhiên sẽ tiêu vong, đồng thời nhấn mạnh vào tính chất lâu dài của quá trình ấy, sự phụ thuộc của quá trình ấy vào tốc độ phát triển của giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản": rằng "không một người xã hội chủ nghĩa nào lại đi "hứa" rằng giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản sẽ đến"' mà chỉ "dự kiến giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản sẽ đến, thì việc đó giá định rằng năng suất lao động lúc đó sẽ khác năng suất lao động ngày nay và sẽ không còn con người tầm thường ngày nay nữa" - Tới giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người sẽ được giải phóng hoàn toàn và được phát triển một cách thực sự toàn diện Khi đó, nhân Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 loại có thể chuyển từ "vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do", có điều kiện phát triển toàn diện năng lực, mang hết tài năng và trí tuệ cống hiến cho xã hội - Trong xã hội lao động trở thành nhu cầu thiết yếu của con người.Thực hiện nguyên tắc phân phối lao động :“làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” III Thời điểm hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa xuất hiện: 1 Khái quát Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra tính tất yếu sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là quá trình lịch sử - tự nhiên Thực chất sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chất là giải quyết mâu thuẫn trong lòng hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa Trong đó mâu thuẫn cơ bản và phổ biến nhất là mâu thuẫn giữa lực lượng tiên tiến với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu Chính mâu thuẫn đó đã tạo ra điều kiện để hình thái cộng sản chủ nghĩa ra đời: Chủ nghĩa tư bản đã đang và sẽ bị thay thế bởi một hình thái kinh tế- xã hội tốt đẹp hơn là hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa Sự thay thế này được thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa xuất phát từ hai tiền đề vật chất quan trọng nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công nhân 2.Thời điểm hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa xuất hiện Bằng lý luận hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã đi sâu phân tích, tìm ra quy luật vận động của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, từ đó ông dự báo khoa học về sự ra đời và tương lai của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa V.I.Lênin cho rằng: C.Mác xuất phát từ chỗ là chủ nghĩa cộng sản hình thành từ chủ nghĩa tư bản, phát triển lên từ chủ nghĩa tư bản là kết quả tác động của một lực lượng xã hội do chủ nghĩa tư bản sinh ra - giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại Sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở ba điều kiện chủ yếu sau đây: Thứ nhất, khi lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản phát triển đến một mức độ nhất định Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển, dựa trên sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại làm cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 với trình độ xã hội hóa ngày càng cao, vượt khỏi giới hạn chật hẹp của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành mâu thuẫn kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Mâu thuẫn này dẫn đến mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản Thứ hai, sự phát triển về số lượng của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công nhân cùng sự mâu thuẫn gay gắt của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản Trong xã hội tư bản chủ nghĩa có hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất, đối lập nhau về lợi ích cơ bản, đó là giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hóa ngày càng cao và giai cấp tư sản thống trị xã hội đại biểu cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng sâu sắc và gay gắt Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ đầu và càng trở nên gay gắt và có tính chính trị rõ rệt C Mác và Ph Ăngghen chỉ rõ: “Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội” Sự trưởng thành vượt bậc và thực sự của giai cấp công nhân được đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản, đội tiền phong của giai cấp công nhân, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản Sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành thực sự của giai cấp công nhân là tiền đề, điều kiện cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Tuy nhiên, do khác về bản chất với tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước đó, nên hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa không tự nhiên ra đời, trái lại, nó chỉ được hình thành thông qua cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân - Đảng Cộng sản, thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng nhằm lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới: xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Tuy nhiên, cách mạng vô sản, về mặt lý thuyết cũng có thể được tiến hành bằng con đường hòa bình, nhưng vô cùng hiếm, quý và trên thực tế chưa xảy ra Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Do tính sâu sắc và triệt để của nó, cách mạng vô sản chỉ có thể thành công, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể được thiết lập và phát triển trên cơ sở của chính nó, một khi tính tích cực chính trị của giai cấp công nhân được khơi dậy và phát huy trong liên minh với các giai cấp và tầng lớp những người lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Thứ ba, trong xã hội tư bản chủ nghĩa xuất hiện những tai họa cho cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả nhân loại cũng như môi trường thiên nhiên, (chế độ áp bức bóc lột, bất công, phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, phân biệt chủng tộc, chiến tranh xâm lược giết hại hàng trăm triệu người, lối sống phản văn hoá, đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội phức tạp, tàn phá thiên nhiên,…) Vậy hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa sẽ xuất hiện khi sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản đạt đến một mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở nên đông đảo, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản Tài liệu tham khảo: 1 V.I.Lênin (1977) Toàn tập Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, tr 5-6 2 Introduction, The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression Harvard University Press 3 Colton, Timothy J (2007) “Communism” Microsoft Encarta Online Encyclopedia 4 Law, David A (1975) Russian Civilization Ardent Media tr 300–1 5 Shashi Tharoor (8/2/2016) How India’s Caste System Survives Project Syndicate 6 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr.353, 307- 308 7 Đĩnh Chi (4/2/1988) Sài Gòn Giải phóng, Số 3911 8 Đoàn Minh Huấn (12/6/2007) Tạp chí Cộng sản Quan điểm của V.I.Lênin về nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w