1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học lý luận hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực

204 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Hình Thái Kinh Tế Xã Hội Cộng Sản Chủ Nghĩa Và Các Mô Hình Chủ Nghĩa Xã Hội Hiện Thực
Trường học Học Viện Báo Chí Và Truyền Thông
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 335 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lý luận hình thái kinh tế xã hội CSCN và các mô hình CNXH hiện thực là hai nội dung cơ bản của chuyên ngành CNXH KH. Nhằm đáp ứng yêu cầu về tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập và giảng dạy cho học viên, sinh viên và giảng viên chuyên ngành CNXH KH, chúng tôi xây dựng giáo trình môn học (lưu hành nội bộ) “Lý luận hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực” trong chương trình chuyên ban chủ nghĩa xã hội khoa học với khối lượng 3 tín chỉ. Giáo trình môn học (lưu hành nội bộ) “Lý luận hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực” là kết quả của quá trình nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và là sự tập hợp, kế thừa kết quả nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới các mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào của các học giả trong và ngoài nước. Trước tình hình chính trị thế giới và trong nước đang rất nhiều biến động thì việc nghiên cứu về môn học này trong chương trình chuyên ngành CNXH KH là vô cùng quan trọng, nó không chỉ cung cấp kiến thức lý luận và thực tiễn cho các sinh viên mà còn củng cố niềm tin vào con đường đi lên CNXH của Việt Nam và xu hướng đi lên CNXH của thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đề tài đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cùng nhiều công trình của các học giả trong và ngoài nước. 1.Giáo trình “Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa – Lý luận và thực tiễn” (Lưu hành nội bộ) của PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu 2. Giáo trình “Chủ nghĩa xã hội hiện thực thực trạng và triển vọng” của PGS.TS Đỗ Công Tuấn. 3. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2018) “Chủ nghĩa xã hội thế kỉ XXI” gồm 119 bài tham luận của các tác giả trong và ngoài nước về chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới hiện nay. Chưa có công trình nghiên cứu nào trong học viện Báo chí và Tuyên truyền tích hợp 2 nội dung lý luận hình thái kinh tế xã hội CSCN và các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực. Đây là đề tài đầu tiên làm nhiệm vụ đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của đề tài: làm sáng tỏ lý luận về hình thái kinh tế xã hội CSCN của chủ nghĩa Mác Lê nin. Phân tích đánh giá các mô hình chủ nghĩa xã hội tồn tại trong quá khứ và hiện tại. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất: Làm rõ lý luận về hình thái kinh tế xã hội CSCN của chủ nghĩa Mác Lê nin Thứ hai: Đánh giá giá trị, hạn chế, bài học và triển vọng các mô hình chủ nghĩa xã hội tồn tại trong quá khứ và hiện tại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Lý luận hình thái kinh tế xã hội CSCN và các mô hình CNXH hiện thực. Phạm vi nghiên cứu: - Lý luận hình thái kinh tế xã hội CSCN nghiên cứu của Mác, Ăngghen, Lê nin được thể hiện thông qua các tác phẩm kinh điển. - Các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực nảy sinh từ sau cách mạng tháng Mười Nga cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cơ sở lý luận này chứng minh rằng việc ra đời hình thái kinh tế xã hội CSCN là một tất yếu khách quan. Các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực là kết quả vận dụng lý luận vào thực tiễn. 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài là thể hiện những tìm tòi mới của tác giả trong nghiên cứu tư tưởng của Mác, Ăngghen Lênnin về hình thái kinh tế xã hội CSCN, đồng thời thấy được sự hiện thực hóa lý luận đó ở các nước đang đi theo con đường XHCN, như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cu Ba và trước đây là Liên Xô. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, giáo trình cho việc nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học cho sinh viên, học viên chuyên ngành lý luận chính trị nói chung và CNXHKH nói riêng. Đề tài dùng làm giáo tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu chuyên sâu về CNXHKH.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

(Đề tài khoa học cơ sở)

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lý luận hình thái kinh tế xã hội CSCN và các mô hình CNXH hiệnthực là hai nội dung cơ bản của chuyên ngành CNXH KH Nhằm đáp ứng yêucầu về tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập và giảng dạy cho học viên, sinhviên và giảng viên chuyên ngành CNXH KH, chúng tôi xây dựng giáo trình

môn học (lưu hành nội bộ) “Lý luận hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực” trong chương trình chuyên

ban chủ nghĩa xã hội khoa học với khối lượng 3 tín chỉ

Giáo trình môn học (lưu hành nội bộ) “Lý luận hình thái kinh tế xã hộicộng sản chủ nghĩa và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực” là kết quả của quátrình nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề lý luận về hình thái kinh tế - xãhội cộng sản chủ nghĩa và là sự tập hợp, kế thừa kết quả nghiên cứu về nhữngvấn đề liên quan tới các mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, Việt Nam,Trung Quốc, Cu Ba, Lào của các học giả trong và ngoài nước

Trước tình hình chính trị thế giới và trong nước đang rất nhiều biếnđộng thì việc nghiên cứu về môn học này trong chương trình chuyên ngànhCNXH KH là vô cùng quan trọng, nó không chỉ cung cấp kiến thức lý luận vàthực tiễn cho các sinh viên mà còn củng cố niềm tin vào con đường đi lênCNXH của Việt Nam và xu hướng đi lên CNXH của thế giới

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đề tài đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp ở Họcviện Báo chí và Tuyên truyền, cùng nhiều công trình của các học giả trong vàngoài nước

1.Giáo trình “Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa – Lý luận vàthực tiễn” (Lưu hành nội bộ) của PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu

2 Giáo trình “Chủ nghĩa xã hội hiện thực thực trạng và triển vọng” củaPGS.TS Đỗ Công Tuấn

Trang 4

3 Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2018) “Chủ nghĩa xã hội thế kỉXXI” gồm 119 bài tham luận của các tác giả trong và ngoài nước về chủnghĩa xã hội hiện thực trên thế giới hiện nay.

Chưa có công trình nghiên cứu nào trong học viện Báo chí và Tuyêntruyền tích hợp 2 nội dung lý luận hình thái kinh tế xã hội CSCN và các môhình chủ nghĩa xã hội hiện thực Đây là đề tài đầu tiên làm nhiệm vụ đó

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của đề tài: làm sáng tỏ lý luận về hình thái kinh tế xã hộiCSCN của chủ nghĩa Mác Lê nin Phân tích đánh giá các mô hình chủ nghĩa

xã hội tồn tại trong quá khứ và hiện tại

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất: Làm rõ lý luận về hình thái kinh tế xã hội CSCN của chủ

nghĩa Mác Lê nin

Thứ hai: Đánh giá giá trị, hạn chế, bài học và triển vọng các mô hình

chủ nghĩa xã hội tồn tại trong quá khứ và hiện tại

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Lý luận hình thái kinh tế xã hội CSCN và các

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử Cơ sở lý luận này chứng minh rằng việc ra đời hình thái kinh tế xã hộiCSCN là một tất yếu khách quan Các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực làkết quả vận dụng lý luận vào thực tiễn

Trang 5

6 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài là thể hiện những tìm tòi mới của tác giả trong nghiên cứu tưtưởng của Mác, Ăngghen Lênnin về hình thái kinh tế xã hội CSCN, đồng thờithấy được sự hiện thực hóa lý luận đó ở các nước đang đi theo con đườngXHCN, như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cu Ba và trước đây là Liên Xô

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, giáo trình cho việc nghiêncứu và giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học cho sinh viên, học viên chuyênngành lý luận chính trị nói chung và CNXHKH nói riêng

Đề tài dùng làm giáo tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứuchuyên sâu về CNXHKH

8 Kết cấu:

Ngoài mở đầu, tài liệu tham khảo, đề tài chia làm 2 phần Phần 1 là

Lý luận hình thái kinh tế xã hội CSCN và phần 2 là các mô hình CNXHhiện thực

Trang 6

PHẦN 1:

LÝ LUẬN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ

XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

Trang 7

Chương1 LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ LUẬN HÌNH THÁI

KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

1 NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI LÝLUẬN MÁC XÍT VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI NÓI CHUNG VÀHÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CSCN NÓI RIÊNG

Lịch sử tư tưởng nhân loại đã chứng tỏ rằng, trước khi chủ nghĩa duy vậtlịch sử xuất hiện, chủ nghĩa duy tâm về lịch sử đã ngự trị trong nhận thức về xãhội, song, chúng đã đạt được những thành tựu và những giá trị như những tiền đềkhông thể thiếu được đối với sự hình thành và phát triển học thuyết hình tháikinh tế - xã hội nói chung và lý luận hình thái kinh tế - xã hội CSCN nói riêng.Những tư tưởng về con người, xem con người là chủ thể của lịch sử, tư tưởng về

xã hội như là tổ chức lịch sử của con người, tư tưởng về lịch sử nhân loại nóichung là một quá trình phát triển…, là thành quả gắn liền với những tư tưởngtriết học về lịch sử xã hội, tư tưởng kinh tế chính trị về lịch sử các phương thứcsản xuất và những tư tưởng XHCN về lịch sử các cuộc đấu tranh xã hội củanhững trí tuệ lớn từ thời Cổ đại phương Đông và phương Tây đến giữa thế kỉXIX mà đặc biệt là của các nhà tư tưởng từ thời kỳ văn hóa Phục hưng Có thểnêu một số đại biểu tiêu biểu của thời kỳ này như sau:

1.1 Tư tưởng của Vicô (1668-1744)

Ông là nhà xã hội học, người Italia - nhà tư tưởng được C.Mác đánh giárất cao và coi những tác phẩm của ông ấy như chứa đựng những “tia chớp củathiên tài”,đã nêu tư tưởng về sự tiến triển lôgích, mang tính chu kỳ trong lịch

sử Theo Vicô, lịch sử nhân loại là lịch sử phát sinh, phát triển của dân tộc.Lịch sử này diễn ra theo chu kỳ ví như sự phát triển của mỗi cá thể người, bắtđầu từ thời thơ ấu, qua thời thanh niên, rồi đến tuổi trưởng thành, sau đó lạiquay trở về thời kỳ đầu tiên Thời thơ ấu của dân tộc được gọi là thời kỳ thầnthánh, bị thống trị bởi tầng lớp giáo sĩ và những lý thuyết tôn giáo, thần thoại;thời thanh niên của dân tộc được gọi là thời kỳ anh hùng, bị chi phối bởi tình

Trang 8

trạng vô thần về quyền lực (gồm thời đại quý tộc cổ xưa, thời đại dã man vàthời đại phong kiến); thời trưởng thành của dân được gọi là thời kỳ nhân vănliên quan đến triều đại cộng hoà dân chủ hoặc với nền quân chủ hạn chế, cóthừa nhận quyền bình đẳng của mọi người trước pháp luật Sau khi thời trưởngthành kết thúc, các dân tộc lại quay về thời kỳ đầu tiên và một chu kỳ mớitrong sự phát triển dân tộc lại bắt đầu Theo Vicô, đặc trưng của quá trình đó là

sự thay đổi về chất của những tổ chức xã hội toàn vẹn trong phạm vi dân tộc,

do thể chế cai trị đóng vai trò quyết định và thúc đẩy xã hội phát triển qua các

thời kỳ khác nhau Đây cũng chính là hạn chế trong tư tưởng của Vicô về sự

biến đổi của lịch sử dân tộc – sự biến đổi mang tính duy tâm (do thể chế cai trị

đóng vai trò quyết định) Tuy vậy, hạn chế và sai lầm ấy đã không ngăn cản

ông cắm một cột mốc chắc chắn và có thể là đầu tiên, trong tiến trình nhận thứctriết học, đã đi sâu nghiên cứu nhằm khám phá sự phát triển có tính quy luậtcủa lịch sử xã hội loài người nói chung

1.2 Gi.Gi.Rútxô (1712 – 1778)

Ông là nhà tư tưởng Pháp – đã tiến một bước xa hơn trong quan niệm về

sự phát triển lịch sử khi ông nêu tư tưởng về xu thế chung của lịch sử nhân loạithông qua sự phát triển của các quan hệ xã hội Gi.Gi.Rútxô giải thích: đầu tiênkhi còn ở trạng thái tự nhiên và dã man, con người bình đẳng với nhau hoàntoàn Nhưng vì con người có đặc tính hơn con vật là ở chỗ có khả năng đạt tới

sự hoàn thiện và phát triển hơn nữa nên đã đưa tới giai đoạn bất bình đẳng Bấtbình đẳng mang tính chất đối kháng nên nó cũng là bước lùi Khi bất bình đẳnglên tới tột độ thì nó sẽ đưa tới bình đẳng tự phát cũ của người nguyên thuỷkhông có ngôn ngữ Kẻ đi áp bức bị áp bức trở lại Đó là phủ định của phủđịnh Điểm nổi bật trong quan niệm của Rútxô là ở chỗ, ông đã coi lịch sử loàingười là lịch sử phát triển của quan hệ xã hội và lịch sử đó diễn ra theo quy luậtphủ định của phủ định Tuy nhiên, trong khi phác hoạ xu hướng phát triểnchung của lịch sử, Rútxô đã không giải thích được cơ sở khách quan quy định

sự biến đổi của các quan hệ sản xuất xã hội, trái lại, đã giải thích nó căn cứ vàođạo đức

Trang 9

1.3 I.G Hécđơ (1744-1803)

Ông là nhà khai sáng Đức, đã coi cơ sở của tính chỉnh thể của lịch sử nhânloại cũng như của thế giới nói chung, là Thượng đế với tư cách một trí tuệ duynhất khách quan của tự nhiên và lịch sử, đó là một sự “anh minh” mà nhờ đónhững bộ phận của tòa nhà thế giới đã phối hợp với nhau thành hệ thống Do đó,ông cho rằng nhiệm vụ của triết học là phải vạch ra cái cơ sở khách quan này Mặc

dù quan niệm này của Hécđơ mang tính chất duy tâm, nhưng nó đã góp phần bác

bỏ quan niệm cho rằng lịch sử xã hội chỉ là những quá trình hỗn độn, tuỳ tiện vàquan trọng hơn, nó cho thấy rõ nhiệm vụ cấp thiết của nhận thức triết học về lịch

sử lúc này là phải tìm ra và chứng minh sự tồn tại của cái cơ sở khách quan quyđịnh tính thống nhất, tính chỉnh thể của lịch sử loài người nói chung

1.4 Ph.Hêghen (1770 – 1831)

Ông là nhà triết học vĩ đại người Đức - đã xây dựng một quan niệm rấtđộc đáo về các quá trình phát triển khác nhau của lịch sử xã hội loài người nóichung Theo ông, thế giới phương Đông chỉ một người có tự do là nhà vuachuyên chế, còn nhân dân không có tự do; thế giới Hy Lạp và Rôma có tự dohạn chế của một số người; Thế giới Đức có tự do cho tất cả mọi người Ph.Hêghen cho rằng quá trình phát triển lịch sử là biểu hiện sự phát triển của “ýniệm tự do” Như vậy, “ý niệm tự do” là cơ sở, động lực của quá trình đó và nócòn là hiện thân của một “ý niệm tuyệt đối” nào đó ngự trị vũ trụ nói chung Cóthể thấy Hêghen khác và hơn hẳn Vicô ở chỗ ông thấy được tiến triển lôgích củalịch sử không giới hạn trong phạm vi dân tộc mà trong phạm vi lịch sử toàn thếgiới Quan niệm của Hêghen đã không còn bị hạn chế lịch sử trói buộc nữa, tráilại nó đã có cơ sở là lịch sử toàn thế giới đã hình thành về cơ bản Cũng nhưVicô, Hêghen nắm được những biến đổi lịch sử qua những bước đi lên khácnhau về chất và làm cơ sở cho việc xác định những thời kỳ lịch sử cơ bản, nhưngsâu sắc hơn Vicô rất nhiều Hêghen muốn hướng tới cái căn nguyên thật sự củaquá trình lịch sử, đó là sự phát triển của bản thân con người

Hạn chế của Heghen là, ông quan niệm tồn tại là tồn tại tinh thần, cho nênông chỉ thấy có “ý niệm tự do” là tồn tại thực sự trong lịch sử, chứ không thấy

Trang 10

những con người bằng xương, bằng thịt đang khao khát, vươn tới tự do Đó làquan niệm duy tâm về lịch sử

1.5 Hăngriđơ Xanh Ximông (1760 – 1825)

Ông là nhà XHCN không tưởng Pháp - đã phân chia lịch sử loài người

thành các giai đoạn phát triển chủ yếu, gắn liền với các hệ thống xã hội: một là, thời cổ đại với những hệ thống xã hội xây dựng trên cơ sở chế độ nô lệ; hai là,

thời trung đại với hệ thống xã hội xây dựng trên cơ sở lao động bị cột chặt vào

ruộng đất; ba là, thời cận đại với hệ thống xã hội được xây dựng trên cơ sở lao

động làm thuê, là hệ thống xã hội công nghiệp Điểm đáng chú ý nhất ở XanhXimông là ông đã lấy các tổ chức xã hội làm đơn vị để phân chia các giai đoạnlịch sử cơ bản và lấy phương thức lao động làm đặc trưng cho mỗi giai đoạn vàlàm tiêu chuẩn cho sự phân chia Quan niệm của Xanh Ximông tiến dần đếnquan niệm duy vật lịch sử Mặc dù đã thấy được sự phát triển xã hội gắn liền vàphụ thuộc vào sự phát triển sản xuất vật chất, nhưng Xanh Ximông vẫn không

thấy được bản chất, tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong xã hội, không thấy

được thực chất của những quan hệ xã hội, cho nên ông trở thành nhà khôngtưởng XHCN cả về thực tiễn và lý luận Theo Ph.Ăngghen, nhận thức của XanhXimông cho rằng kinh tế là cơ sở của các thiết chế chính trị chỉ mới biểu hiệndưới hình thức phôi thai

1.6 Sáclơ Phurie (1772 – 1837)

Ông cũng là một đại biểu của CNXH không tưởng Pháp, đã chia toàn bộlịch sử xã hội thành bốn giai đoạn phát triển: giai đoạn mông muội, giai đoạngia trưởng, giai đoạn dã man và giai đoạn văn minh; giai đoạn sau cùng này ănkhớp với cái mà hiện nay gọi là xã hội tư sản, tức là trật tự xã hội phát triển từthế kỉ XVI Đây chính là tư tưởng về sự phân kỳ những giai đoạn cơ bản củalịch sử theo xu hướng đi lên của loài người và mỗi giai đoạn đó được đặc trưngbằng những biểu hiện của quan hệ giữa người và người Hơn nữa, Phuriê cònthấy được cả mâu thuẫn của quá trình lịch sử, nhất là trong giai đoạn văn minh.Ông đã chỉ ra cái nghịch lý biện chứng của xã hội đương thời rằng, “sự nghèokhổ sinh ra từ sự thừa thãi” và mỗi giai đoạn lịch sử của xã hội đều có thời kỳ

Trang 11

đi lên và thời kỳ đi xuống của nó Điều đó chứng tỏ ông đã bắt đầu thấy nhữngmối liên hệ tất yếu giữa các yếu tố tạo thành xã hội đương thời nhưng chưachứng minh được tính tất yếu của những mối quan hệ đó Chỉ có triết học Mác

về lịch sử mới đạt được những phát kiến khoa học thực sự về những mối liên

hệ tất yếu đó

Như vậy là, từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, khi quan điểm pháttriển chính thức được đem vào nhận thức lịch sử loài người trên các lĩnh vực xãhội, chính trị, kinh tế, văn hóa và tư tưởng, thì nhận thức triết học về lịch sử đãthật sự được mở ra Với những kết quả nhận thức khác nhau của từng nhà tưtưởng, nhưng nhìn chung, khi đó, nhân loại đã nhận thức được rằng, xã hội nhưnhững hệ thống, chỉnh thể với các yếu tố cấu thành nhất định và lịch sử loàingười nói chung là quá trình phát sinh, phát triển mà trong đó bản chất conngười là bản chất trí tuệ Hạn chế chủ yếu của hầu hết các nhà tư tưởng này lànhận thức xã hội theo lập trường duy tâm nên họ đã không thể giải đáp một cáchkhoa học về những vấn đề xã hội Mặc dù vậy, những nội dung hợp lý trongnhững tư tưởng đó vẫn là những tiền đề không thể thiếu được đối với sự hìnhthành học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói chung và hình thái kinh tế

- xã hội CSCN nói riêng Vì vậy, toàn bộ những cố gắng và những thành tựu triếthọc về lịch sử mà họ đã đạt được là sự chuẩn bị từng bước, có tính tất yếu kháchquan cho cuộc cách mạng mà Mác sẽ thực hiện trong nhận thức triết học về lịch

sử và trong nhận thức xã hội nói chung và xã hội CSCN nói riêng

2 QUÁ TRÌNH MÁC – ĂNGGHEN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CSCN

Quá trình hình thành, phát triển học thuyết hình thái kinh tế - xã hội nói

chung và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nói riêng cho thấy rằng,chúng không phải ngay lập tức được tạo thành với tư cách hệ thống lý luận hoànchỉnh, mà trải qua những giai đoạn cơ bản khác nhau Mỗi giai đoạn cơ bản đóđược đặc trưng bởi những nội dung đạt được của học thuyết hình thái kinh tế -

xã hội và những bước chuyển căn bản trong quá trình sáng tạo quan niệm duyvật lịch sử của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác

Trang 12

2.1 Giai đoạn từ đầu những năm 40 (thế kỉ XIX) đến năm 1848

2.1.1.Thời kỳ từ đầu những năm 40 (thế kỉ XIX) đến 1845

Đây là thời kỳ mà trong đó những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen vềtriết học cho học thuyết hình thái kinh tế - xã hội nói chung từng bước được hìnhthành Những tư tưởng triết học đó được thể hiện rõ nét trong một số tác phẩm

tiêu biểu của Mác và Ăngghen, như: Góp phần phê phán triết học pháp quyền

của Hêghen và “Lời nói đầu” của nó(1843-1844), Bản thảo kinh tế - triết học (1844), Gia đình thần thánh(1844), Luận cương về Phoiơbắc(1845).Chính con

đường hoạt động mang tính chất dân chủ cách mạng đã đưa Mác và Ăngghen tớinhững kết quả nhận thức khoa học đầu tiên mang tính duy vật về lịch sử

Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen và

“Lời nói đầu” của nó, những tư tưởng triết học lịch sử nổi bật là tư tưởng về tính

đặc thù về chất của đời sống xã hội, tức là về tính xã hội chứ không phải tính tựnhiên của nó, là tư tưởng về mối liên hệ giữa “xã hội công dân”, gia đình và nhà

nước, trong đó Mác coi “xã hội công dân”, gia đình là cơ sở của nhà nước

Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844, Mác đã phát triển

toàn diện tư tưởng về con người hiện thực, nhất là tư tưởng cho rằng con người

là thực thể hoạt động đối tượng hoá bản thân mình, trước hết là hoạt động sảnxuất vật chất và tư tưởng cho rằng, cá nhân con người là thực thể xã hội; đồngthời đã nêu tư tưởng về lao động và vai trò quyết định của lao động sản xuất đốivới sự khẳng định bản thân con người, đối với đời sống xã hội và sự phát triển xãhội loài người Trên cơ sở đó, ông đã nêu tư tưởng về lịch sử toàn thế giới, vềCNCS với tư cách là kết quả của nó Đây chính là tư tưởng về xu thế chung, tấtyếu của lịch sử

Trong tác phẩm viết chung đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ăngghen là Gia

đình thần thánh (1844), những tư tưởng triết học khoa học về lịch sử, về hình

thái kinh tế - xã hội tiếp tục được đề xuất với những khía cạnh nội dung mới.Đáng chú ý là ở đây, tư tưởng về lợi ích như là cái kết nối các thành viên của xãhội (xã hội công dân) lại với nhau đã được nêu lên liên quan chặt chẽ với tưtưởng về động lực của lịch sử với tư cách là hoạt động của con người theo đuổi

Trang 13

những mục đích, lợi ích nhất định Cũng ở đây, các ông đã nêu tư tưởng về vaitrò ngày càng tăng của quần chúng nhân dân trong lịch sử, nhất là trong nhữngcuộc cách mạng xã hội Đặc biệt là, trong cuốn “Gia đình thần thánh”, lần đầutiên, C.Mác và Ph Ăngghen đã nêu tư tưởng cho rằng vai trò lịch sử của giai cấpcông nhân là do những điều kiện kinh tế xã hội quyết định Mà những điều kiệnkinh tế - xã hội TBCN lại sinh ra sự đối kháng thường xuyên của hai lực lượng:quyền tư hữu và giai cấp vô sản Sự phát triển của các quan hệ TBCN thườngxuyên tái sản xuất ra sự đối lập đó, sự đối lập mà nhà tư bản, tức kẻ tư hữu muốnduy trì Còn giai cấp vô sản - trong điều kiện sinh sống của họ, tất cả những điềukiện sinh sống của xã hội hiện đại đạt tới đỉnh cao của sự vô nhân đạo thì lạimong muốn thủ tiêu những quan hệ đó Các ông khẳng định rằng, “Giai cấp vôsản đang thi hành bản án mà chế độ tư hữu, trong khi đẻ ra giai cấp vô sản, đãlàm ra cho mình, cũng giống như nó đang thi hành bản án mà lao động làm thuê,trong khi sản xuất ra sự giàu có cho kẻ khác và sự khốn cùng cho bản thân, đãlàm ra cho mình”1 Như vậy, do chính ngay địa vị khách quan của mình trong xãhội TBCN, giai cấp vô sản có sứ mệnh phá huỷ xã hội đó Các ông khẳng địnhrằng, “Vấn đề không phải ở chỗ hiện nay người vô sản nào đó, thậm chí toàn bộgiai cấp vô sản, coi cái gì là mục đích của mình Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sảnthực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộcphải làm gì về mặt lịch sử”2 Ở đây, tư tưởng về vai trò của chế độ sở hữu tư liệusản xuất chủ yếu trong việc quy định vị trí các giai cấp trong xã hội đã được cácông nêu ra và vận dụng nó để phân tích vai trò lịch sử của GCCN trong việc xóa

bỏ CNTB, xây dựng CNCS V.I Lênin nhận định rằng trong tác phẩm này,C.Mác và Ph Ăngghen đã tiến gần đến tư tưởng cơ bản của toàn bộ hệ thống củacác ông, tức là “tư tưởng về những quan hệ sản xuất”3 và các giai cấp do quan hệsản xuất đó sinh ra

Tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc(4 - 1845) của C.Mác đã đánh dấu sự

phát triển chín muồi của những tư tưởng triết học khoa học về lịch sử Ở đây,

1 C Mác và Ph.Ăngghen, Gia đình thần thánh C Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội 1995, T.2.

2 Sđd, tr.56

3 V.I.Lênin Toàn tập,Nxb.Tiến Bộ, Matxcơva, 1980, t.29, tr.17

Trang 14

C.Mác đã nêu tư tưởng về thực tiễn, xem thực tiễn là hoạt động bản chất của conngười, của xã hội Tư tưởng về thực tiễn ấy cùng với những tư tưởng về bản chấtcon người, về xã hội và về sự xã hội hoá loài người, đã cho thấy xã hội là hệ

thống những quan hệ xã hội Ăngghen cho rằng Luận cương về Phoiơbắc của

Mác “chứa đựng mầm mống thiên tài của một thế giới quan mới” Đó là sự xác

nhận rằng với Luận cương về Phoiơbắc, thời kỳ chuẩn bị những tư tưởng triết

học khoa học về lịch sử cho việc xây dựng học thuyết duy vật lịch sử, học thuyếthình thái kinh tế - xã hội của nó đã hoàn thành

Mặc dù những tư tưởng triết học khoa học về lịch sử nói chung và về hìnhthái kinh tế - xã hội nói riêng trong thời kỳ này của C.Mác và Ph Ăngghen chưathật đầy đủ và chưa được nghiên cứu toàn diện trong mối quan hệ chặt chẽ vớinhau nhưng nó đã chiếm một vị trí nổi bật và chi phối đến toàn bộ sự tìm tòi,nghiên cứu về nội dung khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội nóichung và lý luận hình thái kinh tế - xã hội CSCN nói riêng của các ông trong giaiđoạn tiếp theo

2.1.2.Thời kỳ từ năm 1845 đến năm 1848

Sự hình thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trên cơ sở của quanniệm duy vật về lịch sử với tư cách là những hệ thống lý luận khoa học là một

quá trình và được đánh dấu bằng sự ra đời của tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (chủ

yếu là “Chương I L.Phoiơbắc Sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểmduy tâm”) (11 - 1845 đến 4 - 1846) và hoàn thành ở tác phẩm nổi tiếng của Mác

và Ăngghen là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Quá trình này diễn ra trong thời

gian từ năm 1846 đến năm 1848

Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phác thảo

những nét cơ bản trong các khái niệm, nguyên lý, quy luật có liên quan đến quanniệm duy vật lịch sử cũng như học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Học thuyết

Mác về hình thái kinh tế - xã hội được hình thành trong Hệ tư tưởng Đức trước

hết được xây dựng trên cơ sở quan niệm thể hiện bản chất của chủ nghĩa duy vậtlịch sử, thể hiện ở những luận điểm tiêu biểu như “ý thức…không bao giờ có thể

là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức, và tồn tại của con người là quá trình

Trang 15

đời sống hiện thực của con người”4 và “không phải ý thức quyết định đời sống

mà chính đời sống quyết định ý thức”5 Quan niệm duy vật về lịch sử ấy soi sángtoàn bộ sự luận giải những vấn đề khác nhau thuộc nội dung học thuyết hình tháikinh tế - xã hội trong tác phẩm này

Trong Hệ tư tưởng Đức, quan niệm về con người có một vị trí quan trọng.

Ở đây con người được quan niệm là những cá nhân con người hiện thực, nghĩa lànhững cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực khác nhau với những quan hệ khácnhau, trước hết là trong hoạt động sản xuất ra đời sống vật chất Với quan niệm vềcon người ấy, C.Mác coi đó là điểm xuất phát của nhận thức duy vật lịch sử, do đó

của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội phải được xem xét theo quan điểm, một

mặt là sự phản ánh những hình thức, phương thức tất yếu mà nhờ đó các cá nhân

duy trì sự tồn tại của họ, mặt khác là sự phản ánh những phương thức, hình thức

biểu hiện, khẳng định sự phát triển của chính các cá nhân con người

Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph Ăngghen đã phát hiện

và nhấn mạnh vai trò vị trí trung tâm của xã hội cộng sản “sự phát triển tự do,toàn diện của con người, trên cơ sở sự chiếm hữu tư liệu sản xuất các cá nhânđược thực hiện bằng sự liên hiệp phổ biến của những cá nhân, làm cho hoạtđộng của con người ăn khớp với đời sống vật chất Từ đó cá nhân trở thành cánhân hoàn thiện, tự giác: “những cá nhân không lệ thuộc vào sự phân công laođộng, vào sự tha hóa của lao động và các quan hệ xã hội CNCS đem lại điềukiện cao nhất cho sự phát triển tự do của mỗi cá nhân con người” 6 Có thể thấy

rõ điểm nổi bật là: C.Mác và Ph.Ăngghen đã quán triệt quan điểm về các quyluật chung của lịch sử xã hội loài người để chỉ ra và phân tích các mối liên hệquy định của những chế độ xã hội cụ thể Chính sự lặp lại của những mối liên

hệ ấy ở các chế độ xã hội trong các giai đoạn lịch sử khác nhau đã làm chochúng trở thành quy luật chung của lịch sử Do đó, mặc dù C.Mác vàPh.Ăngghen chưa nêu ra tên gọi của những quy luật tác động trong quá trìnhlịch sử, nhưng quan niệm của ông về sự phát triển ở đây chính là quan niệm về

4,5,6 C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, 1995, t.3, tr.37,38, 98-99

5

6

Trang 16

quá trình phát triển theo quy luật lịch sử nói chung Những quy luật ấy baogồm: hình thức giao tiếp phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất;kiến trúc thượng tầng chính trị, tư tưởng phù hợp với “xã hội công dân”; mốiquan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; đấu tranh giai cấptrong các xã hội có đối kháng giai cấp; cách mạng xã hội…Chính sự tác độngbiện chứng của những quy luật này đã quy định nguồn gốc, cách thức và xu thếchung, tất yếu của sự phát triển lịch sử tạo thành lôgíc khách quan của nó - quátrình thay thế nhau theo hướng đi lên của các tổ chức xã hội.

Có thể khẳng định rằng, Hệ tư tưởng Đức đã đánh dấu sự hình thành về cơ

bản học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, nhất là nội dung khoa học của nó vớiyếu tố và phương diện như đã nêu ra Tác phẩm ấy chỉ ra rằng, nhất định phảidựa trên quan niệm khoa học chung nhất về sự phát triển lịch sử, thì mới có thểgiải quyết được nhiệm vụ lịch sử trọng đại đang đặt ra cho khoa học lý luận lúcnày là nhận thức khoa học về xã hội TBCN trong tiến trình chung của lịch sửloài người

Tuy nhiên, trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen vẫn

chưa chính thức tìm được các thuật ngữ chính xác để diễn tả những quan điểm

đã rất rõ ràng của mình Những hạn chế và khiếm khuyết này đã được các ôngkhắc phục trong các tác phẩm sau đó

Trong Thư gửi P.V Annencốp, C.Mác đã bổ sung những hiểu biết mới về

nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Trước hết, C.Mác phân biệt khái

niệm “hình thức xã hội”( khái niệm này được C.Mác thay thế bằng khái niệm

“hình thái kinh tế - xã hội” ở các năm sau đó) với khái niệm “xã hội” Ông cho

rằng xã hội được hiểu chung nhất là “sự tác động lẫn nhau giữa người và người”nhưng tùy theo các kiểu quan hệ và tác động giữa người và người ở từng giaiđoạn với các trình độ phát triển khác nhau mà “xã hội” ở từng giai đoạn đó đượctồn tại theo những “hình thức” khác nhau tương ứng (cũng có thể hiểu thuật ngữnhững “hình thức”của C.Mác là tương đương với thuật ngữ những “phương

thức”, những“kiểu” tồn tại của xã hội) Như vậy, xã hội không đồng nhất hoàn toàn với hình thức tồn tại của nó, do đó khái niệm xã hội không đồng nhất hoàn

Trang 17

toàn với khái niệm hình thức xã hội Tiếp đó, C.Mác giải thích rằng, sở dĩ người

ta không được “tuỳ ý lựa chọn” hình thức này hay khác của xã hội, là do mỗi

hình thức ấy đều có tính tất yếu khách quan của nó Hình thức tất yếu khách

quan này được C.Mác chỉ ra là: với một trình độ phát triển nhất định của các lựclượng sản xuất của con người, thì có một hình thức trao đổi và tiêu dùng nhấtđịnh; với một trình độ của sản xuất, trao đổi và tiêu dùng ấy thì có một chế độ xãhội nhất định, một tổ chức nhất định của gia đình, của các đẳng cấp hay giai cấp,nói tóm lại là có một xã hội công dân và trên cơ sở của xã hội công dân thì cómột chế độ chính trị là biểu hiện chính thức của xã hội công dân ấy Như vậy,C.Mác đã trình bày cụ thể hơn tư tưởng về hình thái kinh tế - xã hội Tuy lúc đó,

ông mới gọi những“kiểu” tồn tại của xã hội đó là những “hình thức” của xã

hội, nhưng thực ra những“kiểu” tồn tại của xã hội đó, theo C.Mác, đã bao gồm tổng thể những yếu tố và những liên hệ khách quan tất yếu của đời sống xã hội

và đặc trưng cho những xã hội cụ thể ở một giai đoạn lịch sử nhất định Và đó làquan niệm ngày càng được hoàn chỉnh và rõ ràng của C.Mác về hình thái kinh tế-xã hội và về quá trình phát triển có quy luật của lịch sử loài người nói chung

Còn trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học (năm 1847), điểm nổi bật nhất là, C.Mác đã xác định rõ hơn, chính diện hơn nội dung khái niệm phương

thức sản xuất Khi nói về lực lượng sản xuất, C.Mác chú ý đến yếu tố công cụ

lao động, xem như là cái đặc trưng cho trình độ của lực lượng sản xuất ở mỗigiai đoạn lịch sử Cụ thể, ông nói rằng “cái cối xay quay bằng tay” được xem làđặc trưng cho lực lượng sản xuất đạt được trong xã hội phong kiến, còn “cái cốixay chạy bằng hơi nước” thì đặc trưng cho giai đoạn phát triển lực lượng sảnxuất trong xã hội tư sản Đặc biệt, khi nói về yếu tố thứ hai cấu thành phương

thức sản xuất, C.Mác đã gọi đích danh đó là “quan hệ sản xuất” thay thế cho các tên gọi trước đây là “hình thức của giao tiếp” hay “sự giao tiếp vật chất”, là

những từ chưa thật xác định, để chỉ quan hệ sản xuất Do đó, giờ đây quan hệ sảnxuất được phân biệt rõ ràng với các quan hệ vật chất hoặc quan hệ xã hội nóichung Không những thế, khi nói đến quan hệ sản xuất, C.Mác đã nhấn mạnhyếu tố chủ thể của phương thức sản xuất, do đó của hình thái kinh tế - xã hội

Trang 18

Chủ thể ấy không phải ai khác mà chính là chủ sở hữu những tư liệu sản xuất cơbản của xã hội, tức là làm chủ những tư liệu sản xuất đặc trưng cho một thời đạilịch sử nhất định và do đó, là chủ thể của phương thức sản xuất, của chế độ kinh

tế và vì vậy là chủ thể xã hội C.Mác viết: “những quan hệ xã hội đều gắn liềnmật thiết với những lực lượng sản xuất Do có được những lực lượng sản xuấtmới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phươngthức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan

hệ xã hội của mình Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cáicối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp…, chínhnhững người thiết lập nên những quan hệ xã hội phù hợp với năng lực sản xuấtvật chất của họ, cũng là những người sản sinh ra những nguyên lý, những ýniệm, những phạm trù phù hợp với những quan hệ xã hội của họ” 7 Do đó, đứngtrên quan điểm ấy, lịch sử cũng hiện ra là quá trình thay thế cho nhau của cácchủ thể xã hội lịch sử

Trong tác phẩm nổi tiếng của C.Mác và Ph Ăngghen, Tuyên ngôn của

Đảng Cộng sản, các ông đã bổ sung thêm về nội dung của học thuyết hình thái

kinh tế - xã hội Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượngsản xuất đã được C.Mác và Ph Ăngghen chỉ ra thông qua việc nghiên cứu hìnhthức xã hội của nó, tức là thông qua nghiên cứu quy luật đấu tranh giai cấp trongcác xã hội có đối kháng giai cấp, mà cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản là biểuhiện cụ thể sự tác động của quy luật này trong xã hội tư sản Vì vậy, quá trìnhphát triển có quy luật của lịch sử được vạch ra rõ ràng hơn thông qua học thuyết

về đấu tranh giai cấp Tuyên ngôn Đảng Cộng sản còn cho thấy ý nghĩa to lớn về

mặt khoa học và thực tiễn của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Nó là cơ sởcho C.Mác xây dựng quan niệm về hình thái kinh tế - xã hội CSCN TheoC.Mác, đó là một chế độ xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tưliệu sản xuất, mà tư liệu sản xuất này là lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoácao lúc bấy giờ Quyền lực chính trị tập trung trong tay giai cấp vô sản mỗi nước

và trên cơ sở chế độ kinh tế đó, giai cấp vô sản thực hiện xoá bỏ mọi quan hệ

7 C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, 1995, t.4, tr.187

Trang 19

người bóc lột người và xoá bỏ giai cấp C.Mác quan niệm CNCS là chế độ xãhội được thiết lập trên phạm vi toàn thế giới Nhất quán với quan niệm về xu thếchung, tất yếu của lịch sử, C.Mác cho rằng xã hội cộng sản là tổ chức dựa trên sựliên hiệp tự do của các cá nhân, trong đó tự do của mỗi người là điều kiện cho sựphát triển tự do của tất cả mọi người

2.2 Giai đoạn từ năm 1848 đến năm 1895

Sau sự ra đời của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, nhiệm vụ đặt

ra cho C.Mác và Ph.Ăngghen là chứng minh một cách hiện thực, rõ ràng và toàndiện tính tất yếu của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, sự diệt vong củaCNTB và do đó sự hình thành CNCS Vì vậy, C.Mác đã dành sự quan tâm sâusắc đến việc phát triển cơ sở lý luận và phương pháp luận, trong đó có học thuyếthình thái kinh tế - xã hội CSCN, để giải quyết nhiệm vụ này

Trước hết C.Mác quan tâm nghiên cứu những phương thức sản xuất,những hình thái xã hội có trước nền sản xuất TBCN Ông nêu quan niệm vềphương thức sản xuất Châu Á, xem như một phương thức sản xuất có trước xãhội nô lệ, với những đặc trưng Châu Á của nó, trong đó nổi bật là việc không tồntại chế độ sở hữu tư nhân Đồng thời, đối với châu Âu, ông đã vận dụng quy luậtquan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất để chỉ ra sự chuyểnbiến tất yếu của các phương thức sản xuất tiền tư bản (cổ đại, phong kiến) sangphương thức sản xuất TBCN Hơn thế, C.Mác đi sâu phân tích quá trình hìnhthành và phát triển của cá nhân con người gắn liền chặt chẽ với sự hình thành vàphát triển của sở hữu tư nhân dưới các hình thức khác nhau về tư liệu sản xuất.Ông khẳng định rằng đặc trưng của sự hình thành và phát triển cá nhân chính là

sự hình thành, phát triển năng lực làm chủ các sức mạnh tự nhiên, xã hội và bảnthân con người Vì vậy, sở hữu tư nhân và do đó chế độ sở hữu tư nhân, đượcông xem là kết quả, là sự biểu hiện của những năng lực làm chủ ấy của cá nhâncon người

Những nghiên cứu của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội trong những

năm 50 của thế kỉ XIX được thể hiện rõ trong Các bản thảo kinh tế những năm

1857- 1859, Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, đặc biệt là “Lời nói đầu”

Trang 20

và “Lời tựa” những tác phẩm này Chính ở đây, nội dung khoa học của học

thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã được tổng kết rất rõ ràng Ông khẳng địnhrằng đặc trưng của sự hình thành và phát triển cá nhân chính là sự hình thành,phát triển năng lực làm chủ các sức mạnh tự nhiên, xã hội và bản thân conngười8 Vì vậy, sở hữu tư nhân và do đó chế độ sở hữu tư nhân, được ông xem làkết quả, là sự biểu hiện của những năng lực làm chủ ấy của cá nhân con người

Những nghiên cứu của Mác về hình thái kinh tế - xã hội trong những năm

50 của thế kỉ XIX được thể hiện rõ trong Các bản thảo kinh tế những năm 1857

-1859, Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, đặc biệt là “Lời nói đầu” và

“Lời tựa” những tác phẩm này Chính ở đây, nội dung khoa học của học thuyết

hình thái kinh tế - xã hội đã được tổng kết rất rõ ràng

Trong “Lời tựa”, nội dung khái niệm hình thái kinh tế - xã hội đã được

thể hiện như sau: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người cónhững quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tứcnhững quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triểnnhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ những quan hệ sảnxuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đódựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ýthức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó Phương thức sản xuấtđời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thầnnói chung Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại,tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” 9 Đó chính là quan điểm rõ ràng,

cụ thể về hình thái kinh tế - xã hội với kết cấu xã hội phức hợp bao gồm nhiềumặt, nhiều yếu tố và những mối liên hệ giữa chúng, nhưng nổi bật lên là ba yếutố: lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định, quan hệ sản xuất, kiến trúc

thượng tầng và những mối liên hệ tương thích giữa chúng.

Dùng khái niệm hình thái kinh tế - xã hội làm tiền đề, C.Mác xây dựngquan niệm rõ ràng, chính xác hơn về sự phát triển lịch sử Ông giải thích rằng do

8 Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, 1998, t.46, ph.I, tr.781-783

9 C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, 1995, t.4, tr.187

Trang 21

sự tác động của những quy luật lịch sử khách quan, trước hết là quy luật quan hệsản xuất phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất, tới một lúc nào đó lựclượng sản xuất sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đếnnay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ là những hình thức phát triểncủa các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy đã trở thành xiềng xích của chúng,khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội Cơ sở kinh tế thay đổi thìtất cả cái kiến trúc thượng tầng cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng và qua đó

mà hình thái kinh tế - xã hội cũ được chuyển thành hình thái kinh tế - xã hội mới.C.Mác đã viết: “về đại thể có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại,phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình tháikinh tế – xã hội”10 Qua đó, ông đã vạch rõ vai trò là tiền đề, cơ sở và sự kế thừalẫn nhau trong sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội, cho thấy rõ hơn xu thếchung của lịch sử là sự hoàn thiện dần dần về tổ chức xã hội của con người, loàingười trên cơ sở các hình thái kinh tế - xã hội Đồng thời, ông cũng nêu rõphương pháp luận khi xem xét những thời điểm chín muồi khách quan cho bướcchuyển của các hình thái kinh tế- xã hội Ông nhấn mạnh, phải giải thích nhữngcuộc xung đột của thời đại bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sựxung đột hiện có giữa lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã

hội; phải nhận thức khoa học lịch sử theo nguyên tắc về sự phát triển có quy luật của nó, tức là phải thấy rằng không một chế độ xã hội nào lại diệt vong khi tất cả

lực lượng sản xuất mà chế độ xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho nó phát triển, vẫncòn chưa phát triển

Nhất quán với quan điểm về xu thế chung tất yếu của lịch sử, C.Mác nhậnthấy lịch sử chính là quá trình giải phóng của con người và ông cho rằng loàingười phải vượt qua CNTB với tư cách là thời tiền sử, vì ở đây con người vẫnlàm nô lệ cho tự nhiên và cho chính mình, để bước sang CNCS - vương quốc của

tự do - tức là bước sang thời kỳ chính sử của nhân loại

Trong bộ Tư bản, C.Mác đã phân tích quy luật kinh tế gắn liền với hoạt

động theo đuổi lợi ích của nhà tư bản và chỉ ra sự tác động của quy luật quan hệ

10 Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, 1998, t.13, tr.16

Trang 22

sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất trong phương thức sản xuấtTBCN, được biểu hiện dưới hình thức cụ thể là quy luật bóc lột giá trị thặng dưcủa nhà tư bản đối với lao động làm thuê, dựa trên cơ sở nền sản xuất đại côngnghiệp cơ khí Chính quy luật này chi phối chế độ TBCN nói chung Sự phântích của C.Mác cuối cùng đã chỉ ra rằng, do những quy luật khách quan đang chiphối, nhất là quy luật kinh tế cơ bản của nó, hình thái kinh tế -xã hội tư bản nhấtđịnh sẽ bị thay thế bởi hình thái xã hội cao hơn nó, mà cuộc đấu tranh của giaicấp công nhân đang chứng tỏ điều đó.

Trong tác phẩm này, C.Mác đã nêu luận điểm cho rằng “sự phát triển củanhững hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” Đây làluận điểm quan trọng nhất của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Vềthực chất, luận điểm này nói rằng sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hộichính là quá trình phát triển có quy luật của lịch sử xã hội loài người nói chung,một quá trình khách quan tất yếu không phụ thuộc vào ý chí, ý thức con người.Đồng thời luận điểm cũng thể hiện một cách tập trung nội dung phương phápluận của học thuyết, nó đòi hỏi phải giải thích, nhận thức mọi quá trình, hiệntượng xã hội, lịch sử của loài người căn cứ vào quá trình có quy luật của nó,không được đặt chúng ra ngoài tiến trình ấy Tuy nhiên, trong nội dung lý luậncủa luận điểm trên còn bao hàm một khía cạnh cũng rất quan trọng là, trong khixác định tính tất yếu “gang thép” của quá trình lịch sử - tự nhiên, C.Mác đã chỉ

ra khả năng con người có thể “rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ”trong hoạt động, nếu như nhận thức được những quy luật khách quan tronghoạt động thực tiễn

Như vậy là, theo nhận xét của Lênin, với bộ Tư bản, chủ nghĩa duy vật

lịch sử đã không còn là một giả thuyết, mà đã trở thành một lý luận được kiểmnghiệm một cách khoa học

Trong Phê phán cương lĩnh Gôta, C.Mác đã nêu tư tưởng về bước quá độ

trong sự phát triển từ hình thái kinh tế - xã hội TBCN lên hình thái kinh tế - xãhội CSCN Tư tưởng ấy giả định tính tất yếu và phổ biến của thời kỳ quá độ giữacác hình thái kinh tế – xã hội trong sự phát triển lịch sử Đặc biệt, thông qua việc

Trang 23

phê phán những quan điểm sai lầm về quá trình ra đời của hình thái kinh tế - xãhội CSCN trong phong trào công nhân , nhất là ở nước Phổ lúc bấy giờ, ông đãtiến hành phân tích, có tính giả định khoa học, các thời kỳ, giai đoạn nối tiếpnhau của quá trình hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội CSCN vớinhững đặc điểm, đặc trưng tương ứng.

Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà

nước, dựa trên những tài liệu khoa học về giai đoạn lịch sử đầu tiên của loài

người qua những công trình nghiên cứu của Moócgan, Ph.Ăngghen đã chỉ ranhững đặc trưng của hình thái xã hội nguyên thuỷ của loài người Cũng trong tácphẩm này, Ph.Ăngghen đã bổ sung những nhận thức mới về các yếu tố cấu thànhhình thái kinh tế - xã hội như quan niệm về gia đình, về chế độ tư hữu, sự hìnhthành giai cấp và nhất là về nhà nước Ông còn bổ sung thêm quan niệm về sựphân kỳ lịch sử với những nội dung phong phú, như sự phân kỳ các giai đoạncủa thời đại nguyên thuỷ và của thời đại sau đó, các thời đại dã man và văn minhvới những đặc trưng rất nhiều mặt, nhiều chiều của chúng Điều đó đã làm phongphú thêm quan niệm về sự phát triển lịch sử loài người

Đặc biệt trong các tác phẩm Về vấn đề xã hội ở Nga (của Ph.Ăngghen),

Những bản dự thảo trả lời thư của V.I.Daxulich (của C.Mác) và “Lời bạt” viết

cho tác phẩm Về vấn đề xã hội ở Nga (của Ph.Ăngghen), C.Mác và Ph.Ăngghen

đã dự báo khả năng phát triển rút ngắn của nước Nga và nhiều nước khác để đilên CNCS mà không nhất định phải trải qua hoàn toàn chế độ TBCN

Học thuyết C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời chính là để đáp ứngyêu cầu cấp thiết của thời đại cả về thực tiễn và lý luận, nhằm đem lại một quanniệm triết học khoa học về sự phát triển xã hội loài người nói chung Nhờ cóđược những tiền đề tư tưởng triết học về lịch sử của nhân loại, dựa trên những cơ

sở, điều kiện hiện thực là hình thành, phát triển của CNTB, của lịch sử toàn thếgiới và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỳ XVIII đầu thế kỉ XIX dựavào lý luận và phương pháp luận khoa học cơ bản là học thuyết về sự phát triển

có quy luật của thế giới nói chung, học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội

đã giải đáp một cách xuất sắc yêu cầu nói trên

Trang 24

3 V.I.Lênin kế thừa, bảo vệ và phát triển học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội CSCN.

Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen qua đời, VI Lênin đã kế tục xuất sắc sựnghiệp của hai ông trong việc bảo vệ, làm sâu sắc, phong phú và cụ thể hơn nộidung học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói chung và học thuyết hìnhthái kinh tế - xã hội CSCN nói riêng, thể hiện trong nhiều tác phẩm tiêu biểu

như: Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người xã

hội - dân chủ ra sao; Nhà nước và cách mạng; Sáng kiến vĩ đại;…

Trong tác phẩm Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống

những người xã hội - dân chủ ra sao, trước hết V.I.Lênin đặc biệt nhấn mạnh vị

trí của các quan hệ sản xuất trong hệ thống xã hội, coi đó như yếu tố đặc trưngcủa nó, từ đó, ông chỉ ra mặt nhận thức luận của khái niệm Theo ông, khái niệm

đó là kết quả của sự khái quát tính lặp lại, tính hợp quy luật của quan hệ sản xuất

ở những nước khác nhau (trong cùng một thời đại), nhờ vậy mà có thể quy chế

độ của những nước khác nhau đó về khái niệm cơ bản duy nhất là: hình thái xã

hội… Như vậy, khái niệm hình thái kinh tế - xã hội được Lênin dùng với cái tên

“hình thái xã hội” để chỉ “chế độ xã hội” ở những nước khác nhau (trong cùngmột giai đoạn lịch sử), đặc trưng bằng một kiểu quan hệ sản xuất nhất định Cầnthấy rằng, việc Lênin nhấn mạnh quan hệ sản xuất trong hình thái xã hội không

có nghĩa là xem nhẹ hoặc bỏ qua yếu tố lực lượng sản xuất và các yếu tố kháccủa nó, mà nhằm chỉ rõ sự cần thiết phải nắm vững vị trí, vai trò của quan hệ sảnxuất, trên cơ sở thừa nhận vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với nó,trong việc phân tích cơ cấu xã hội, để xác định rõ động lực, xu hướng cơ bản của

sự phát triển chế độ xã hội Nga lúc đó Sự xem xét của Lênin cho thấy yêu cầuthực tiễn quan trọng cấp bách đó là, việc phân tích chế độ xã hội Nga để chỉ rakết cấu giai cấp xã hội cơ bản đang chi phối con đường phát triển của nước Nga,đang rất cần một tiêu chuẩn khách quan như thế nào

Cũng trong tác phẩm này, V.I.Lênin đã giải thích rõ ràng và chính xácquan niệm của Mác về quá trình lịch sử - tự nhiên Theo ông muốn giải thíchđúng được quan niệm này thì phải hiểu hình thái kinh tế - xã hội là gì và tại sao

Trang 25

sự phát triển các hình thái kinh tế -xã hội lại được xem là quá trình lịch sử - tựnhiên Đối với câu hỏi thứ nhất, ông đã trả lời ở trên, còn với câu hỏi sau, ôngcũng giải đáp rất rõ Ông viết: “Chỉ có đem quy những quan hệ sản xuất vàotrình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vữngchắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch

sử – tự nhiên”11 Luận điểm của V.I.Lênin đã chỉ ra sự vận động tổng hợp củanhững quy luật cơ bản của quá trình lịch sử, những quy luật không chỉ quy địnhtính tất yếu về kết cấu của các chế độ xã hội, mà cả sự phát triển tất yếu củachúng Đồng thời, luận điểm đó cũng cho thấy rõ việc Lênin đã thể hiện, quántriệt quan điểm tổng hợp trong nhận thức sự phát triển của các hình thái kinh tế -

xã hội như thế nào Ông thấy rất rõ là muốn hiểu quá trình lịch sử - tự nhiên thìnhất định phải nắm được những yếu tố và những mối liên hệ cơ bản, cụ thể làphải quy quan hệ xã hội về quan hệ sản xuất, quy quan hệ sản xuất về trình độcủa lực lượng sản xuất

Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng(1917), V.I.Lênin đã hệ thống

hóa và phát triển toàn diện học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội CNCS vàqua việc phân tích thực tiễn cách mạng Nga tháng Hai năm 1917 đã bổ sungnhiều nội dung cụ thể về sự tất yếu bị thay thế của nhà nước tư sản bằng nhànước vô sản và gắn liền với việc sử dụng bạo lực cách mạng trong cách mạngXHCN Đặc biệt ông đã nhấn mạnh vai trò của cuộc cách mạng do giai cấp côngnhân tiến hành đối với sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội CSCN12

Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại(1919), V.I.Lênin đã làm phong phú hơn

học thuyết Mác nhờ vận dụng nó vào phân tích chế độ xã hội của nước Nga đầuthế kỉ XX trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử thế giới đương đại và đã rút rakết luận rất quan trọng - kết luận về cuộc cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắnglợi ở một nước nếu nước đó là khâu yếu nhất trong hệ thống TBCN Đồng thời,Lênin đã cụ thể quan điểm của C.Mác về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, về

sự phát triển hai giai đoạn của CNCS và về khả năng phát triển không trải quagiai đoạn TBCN ở những nước lạc hậu Ông cũng đã phát triển sâu sắc và hoànchỉnh hơn quan niệm mácxít về đấu tranh giai cấp, về nhà nước và cách mạng vô

11 Sđd, 1980, t.1, tr.163

12 V.I.Lênin: Sđd, 1976, t.33, tr.104

Trang 26

sản, và đã nêu định nghĩa kinh điển về giai cấp Với những quan niệm này,

Lênin đã làm phong phú hơn nội dung khái niệm hình thái kinh tế - xã hội vàquan niệm về sự phát triển tất yếu của lịch sử sẽ đưa nhân loại chuyển sang hìnhthái kinh tế - xã hội CSCN

Có thể khẳng định rằng, sự tổng kết của V.I.Lênin về mặt phương phápluận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và của quan niệm duy vật lịch sửnói chung là có nội dung phong phú và sâu sắc, nhất là quan điểm coi sự pháttriển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên và quanđiểm về giai cấp, coi đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân như sợi chỉ đỏxuyên suốt học thuyết Mác về chuyên chính vô sản và là động lực giai cấp - xãhội cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội CSCN

Toàn bộ sự nghiệp bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa C.Mác nóichung và học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng của Lênin đãđược chứng minh bằng thắng lợi vang dội của cách mạng XHCN Tháng MườiNga năm 1917 và sự ra đời của chế độ XHCN đầu tiên ở nước Nga đã mở ra một

kỉ nguyên mới cho nhân loại - kỉ nguyên quá độ từ CNTB lên CNCS

4 Các Đảng Cộng sản kế thừa, bảo vệ và phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội CSCN từ sau khi VI Lê-nin từ trần đến nay.

Từ sau khi V.I.Lê-nin từ trần đến nay, CNXH khoa học nói chung, lý luậnhình thái kinh tế - xã hội CSCN nói riêng đã trải qua một quá trình phát triển sôiđộng và phức tạp Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, phong trào cộngsản và công nhân quốc tế đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng.Thực tiễn sinhđộng và phức tạp đó chính là mảnh đất hiện thực vừa chứng minh tính đúng đắncủa học thuyết hình thái kinh tế - xã hội CSCN, vừa đặt ra yêu cầu cấp bách phảitổng kết thực tiễn để bảo vệ và phát triển học thuyết đó lên một tầm cao mới, đápứng yêu cầu không chỉ của sự nghiệp xây dựng CNXH ở các nước XHCN hiệnnay mà còn của cả phong trào cách mạng thế giới và góp phần vạch trần mọi âmmưu thủ đoạn xuyên tạc, phủ định học thuyết hình thái kinh tế - xã hội CSCNcủa chủ nghĩa Mác - Lênin Theo đó, việc nghiên cứu sự kế thừa, bảo vệ và pháttriển học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội CSCN từ sau khi VI

Trang 27

Lê-nin từ trần đến nay thường được triển khai theo 3 thời kỳ chính: thời kỳ từsau 1924 đến khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai; thời kỳ từ sau thếchiến hai đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX và thời kỳ sau những năm 70của thế kỉ XX đến nay.

4.1 Thời kỳ từ sau khi V.I.Lênin từ trần đến khi kết thúc chiến tranh

thế giới lần thứ hai

4.1.1 Bối cảnh lịch sử

Trong thời kỳ này, phong trào cách mạng thế giới phát triển ngày càngmạnh mẽ do tác động của cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm 1917; CNTBthế giới liên tục bị đẩy vào các cuộc khủng hoảng chu kỳ, chuyển nhanh vào vàogiai đoạn CNTB lũng đoạn nhà nước, làm gay gắt thêm những mâu thuẫn vốn cógiữa các nước đế quốc chủ nghĩa và do đó đã xảy ra cuộc chiến tranh thế giới lầnthứ hai (1939-1945); mặc dù bị chủ nghĩa đế quốc bao vây cấm vận và phá hoại

nhưng sự nghiệp xây dựng CNXH ở Liên Xô ngày càng đạt được những thành

tựu to lớn; Quốc tế cộng sản tiếp tục hoạt động và có vai trò quan trọng đối với cách mạng thế giới; CNXH khoa học một mặt ngày càng thâm nhập vào phong

trào đấu tranh cách mạng ở nhiều nước trên thế giới và đã trở thành “kim chỉnam” và “nền tảng tư tưởng lý luận” cho sự phát triển cách mạng ở nhiều nước;nhưng mặt khác việc vận dụng trực tiếp lý luận về xây dựng CNXH mới chỉ

được đặt ra một các trực tiếp ở Liên Xô, các Đảng Cộng sản và công nhân ở các

nước khác đang tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách của cách mạng dântộc dân chủ nhân dân, cách mạng XHCN trong giai đoạn giành chính quyềnnhằm thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển Trong bối cảnh đó, việc vậndụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội CSCN chủ yếu được Đảng Cộng sảnLiên Xô tiến hành trong điều kiện bị bao vây cấm vận và đe dọa chiến tranh

4.1.2 Những thành tựu mới và hạn chế của lý luận hình thái kinh tế

-xã hội CSCN

Quốc tế cộng sản và các Đảng Cộng sản và công nhân vừa phát huy tinh

thần độc lập, sáng tạo, vừa tăng cường các hoạt động hợp tác, đoàn kết để pháthuy sức mạnh tập thể, trí tuệ tập thể đã vận dụng và bảo vệ được những nguyên

Trang 28

tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, những vấn đề lý luận cơ bản của CNXHkhoa học nói chung và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội CSCN nói riêng; đãvạch rõ thực chất phản khoa học, phản động được những luận điểm xuyên tạcCNXH của các loại kẻ thù, của bọn cơ hội chủ nghĩa và do đó, đã góp phầntruyền bá CNXH khoa học ngày càng sâu rộng trong phong trào cách mạng thếgiới mà đặc biệt là trong phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộcđịa, phụ thuộc Trên cơ sở phân tích những vấn đề thời đại ngày nay và tiến trìnhcách mạng thế giới, về bước đi, hình thức của quá độ lên CNXH trong điều kiệnĐảng lãnh đạo chính quyền, những nội dung mới về cách mạng XHCN, lý luận

về những biểu hiện mới của xã hội hoá lực lượng sản xuất, CNTB, mâu thuẫn cơbản của thời đại mà Quốc tế cộng sản đã nhấn mạnh đến tính cấp bách củanhững nhiệm vụ đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng dân tộc dân chủnhân dân và cách mạng XHCN - nhiệm vụ chủ yếu để tạo ra bộ phận trụ cột củakiến trúc thượng tầng CSCN - để tạo ra công cụ và môi trường chính trị cho việctiến hành cải tạo xã hội cũ mà trước hết là cải tạo quan hệ sản xuất TBCN hoặctiền TBCN thành quan hệ sản xuất XHCN

Đảng Cộng sản Liên Xô, trong giai đoạn này, có vai trò đặc biệt quantrọng đối với phong trào cách mạng thế giới vì đang trực tiếp lãnh đạo công cuộcxây dựng CNXH đầu tiên ở một đất nước rộng lớn có vị trí quan trọng trêntrường quốc tế Với vị trí đó, Đảng Cộng sản Liên Xô đã có những đóng góp tolớn trong việc vận dụng, bảo vệ và phát triển CNXH khoa học về mọi vấn đề củaphong trào cách mạng thế giới và đặc biệt là về những vấn đề xây dựng CNXHtrong thời kỳ quá độ lên CNXH mà trong đó có những vấn đề về hình thái kinh

tế - xã hội CSCN Trước hết, Đảng Cộng sản Liên Xô đã trung thành với nhữngnguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng vào quá trình thựchiện kế hoạch mà Lênin đã phác thảo về xây dựng CNXH ở Liên Xô và thúc đẩyphong trào cách mạng thế giới Đặc biệt, Đảng Cộng sản Liên Xô phát huy cao

độ vai trò của kiến trúc thượng tầng vào việc tuyên truyền và thực hiện các kếhoạch 5 năm nối tiếp nhau trên cơ sở của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung baocấp Chính vì vậy mà bên cạnh những thành tựu vĩ đại mà Liên Xô đạt được để

Trang 29

có khả năng bảo vệ CNXH và tham gia cùng nhân loại tiến bộ đánh bại chủnghĩa phát xít, còn có những hạn chế trong nhận thức và tổ chức xây dựng xã hộiXHCN theo hình thái kinh tế - xã hội CSCN Tiêu biểu cho những hạn chế đó là:hiểu một cách siêu hình mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầngnên đã tuyệt đối hóa vai trò của kiến trúc thượng tầng, đã dẫn đến thiếu dân chủ,tập trung cao độ, độc đoán cá nhân, mệnh lệnh hành chính, chủ quan duy ý chí,xem thường quy luật; trong cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sảnxuất mới (quan hệ sản xuất XHCN) đã xóa bỏ quá nhanh các thành phần kinh tếngoài quốc doanh và ngoài tập thể Những hạn chế đó chưa gây hậu quả nghiêmtrọng trong điều kiện Liên Xô đang trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận và đedọa chiến tranh nhưng đã gây ra sự hạn chế năng lực sáng tạo của các cá nhân,các cộng đồng, các thành phần kinh tế trong điều kiện hòa bình xây dựng CNXHsau khi kết thúc chiến tranh.

4.2 Thời kỳ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm

bảy mươi của thế kỉ XX

vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH Tuy nhiên,CNXH hiện thực, trong thời kỳ này, đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, yếu kém:năng suất lao động chưa đạt được mức cao hơn hẳn CNTB mặc dù nhiều nước

đã tuyên bố xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH; đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân lao động vẫn còn gặp những khó khăn; nền kinh tếkém năng động và chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo cao của người laođộng và các tổ chức kinh tế; cơ chế hành chính quan liêu bao cấp ngày càngnặng nề; dân chủ còn có những mặt bị hạn chế; quan hệ dân tộc vẫn còn những

Trang 30

biểu hiện bình đẳng hình thức; sự vận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật còn cónhiều hạn chế

CNTB và chủ nghĩa đế quốc có những bước phát triển nhất định sau khichiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc nhưng không thể thoát khỏi những cuộckhủng hoảng chu kỳ và ngày càng bị thất bại nặng nề trong các chính sách cai trịcủa mình ở các nước thuộc địa phụ thuộc kiểu cũ và kiểu mới

Trong thời kỳ này, phong trào giải phóng dân tộc phát triển như vũ bão,

đã đưa hàng loạt nước Á, Phi, Mỹ Latinh thoát khỏi ách thống trị của bọn thựcdân và làm sụp đổ những mảng lớn của chủ nghĩa thực dân cũ và mới; trực tiếpgóp phần quan trọng vào quá trình đấu tranh chung của nhân loại cho hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH Tuy nhiên, vai trò lãnh đạo của giai cấpcông nhân và đảng của nó mới chỉ được thực hiện và phát huy ở một số ít nướctrong phong trào giải phóng dân tộc Chính vì vậy mà mới chỉ có một số nước,sau khi giành được độc lập dân tộc, đi lên CNXH

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước TBCN, trong thời

kỳ này, cũng phát triển mạnh mẽ Uy tín của một số Đảng Cộng sản ở một sốnước đối với giai cấp công nhân và xã hội được tăng lên Tuy nhiên, phong tràochưa phát triển thường xuyên, chưa góp phần tạo ra được tình thế cách mạng,chưa đủ sức để đẩy CNTB đến sự sụp đổ

4.2.2 Những thành tựu và hạn chế trong việc nhận thức lý luận về hình thái kinh tế - xã hội CSCN

Sự vận dụng và phát triển học thuyết hình thái kinh tế - xã hội CSCNtrong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến giữa những năm 70của thế kỉ XX được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của mỗi đảng tronghoàn cảnh cụ thể của nước mình và thông qua trao đổi song phương, đa phươngvới các Đảng Cộng sản anh em Với trí tuệ tập thể, ba Hội nghị Quốc tế của cácĐảng Cộng sản và công nhân ở Matxcơva những năm 1957, 1960 và 1969 đãtừng bước nêu ra và khái quát một loạt vấn đề về: thời đại, sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân, về cách mạng XHCN và cách mạng giải phóng dân tộc, về

sự nghiệp xây dựng CNXH Qua đó, các Đảng Cộng sản đã khái quát được

Trang 31

những vấn đề có tính quy luật trong quá trình xây dựng CNXH - giai đoạn đầucủa hình thái kinh tế - xã hội CSCN:

Trên lĩnh vực chính trị - xã hội: tiến hành cách mạng XHCN, thiết lập

chuyên chính vô sản do giai cấp công nhân thông qua Đảng Mác xít Lêninnítlãnh đạo; thực hiện liên minh của giai cấp công nhân với quần chúng nông dân

cơ bản và các tầng lớp nhân dân lao động khác; thủ tiêu các giai cấp bóc lột vàtất cả các hình thức người bóc lột người; xóa bỏ ách áp bức dân tộc, bảo đảmbình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc và giữa nhân dân các nước; phát triển nềndân chủ XHCN nhằm thu hút quần chúng nhân dân lao động tham gia rộng rãicông việc quản lý đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng; chống lại thù tronggiặc ngoài, thực hiện sự đoàn kết của giai cấp công nhân mỗi nước với giai cấpcông nhân các nước khác

Trên lĩnh vực kinh tế: xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN và thiết lập chế độ

công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, từng bước cải tạo nền nông nghiệp trên cơ

sở hợp nhất tự nguyện các hộ nông dân cá thể, thành lập những đơn vị kinhdoanh tập thể lớn; phát triển kinh tế - xã hội có kế hoạch, nâng cao mức sống vàphúc lợi xã hội của quần chúng lao động

Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng: tiến hành cách mạng văn hóa nhằm phát

triển mạnh mẽ nền giáo dục nhân dân; xây dựng nền văn hóa mới XHCN, xâydựng đội ngũ trí thức đông đảo gắn bó với nhân dân; xây dựng thế giới quankhoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN vàchủ nghĩa quốc tế vô sản; xác lập hệ tư tưởng XHCN, đấu tranh chống mọi ảnhhưởng của tư tưởng tư sản, tiểu tư sản và xét lại

Khi khẳng định những tính quy luật đó, phần lớn các Đảng Cộng sản vàcông nhân quốc tế đã khẳng định sự đúng đắn của con đường và cách thức xâydựng CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN anh em khác Điều đó cũng có nghĩa

là quan điểm của các Đảng Cộng sản và công nhân lúc bấy giờ đều khẳng định

sự trung thành với những nguyên lý cơ bản của CNXH khoa học nói chung vàcủa học thuyết hình thái kinh tế - xã hội CSCN nói riêng Sự ra đời của hệ thốngXHCN thế giới lúc đó đều gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến

Trang 32

trúc thượng tầng XHCN với các mối quan hệ và tác động qua lại giữa chúng.

Tuy nhiên, trong xây dựng cơ sở hạ tầng XHCN tức là xây dựng quan hệsản xuất XHCN, hầu hết các đảng ở các nước XHCN đều muốn xóa ngay cácquan hệ sản xuất cũ và xây dựng ngay các quan hệ sản xuất XHCN với hai thànhphần kinh tế cơ bản là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể và hoạt động theo cơchế “kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh, hành chính và bao cấp”, tức là cơ sở hạtầng được xây dựng bằng mệnh lệnh của kiến trúc thượng tầng chứ không tuântheo yêu cầu của lực lượng sản xuất Điều đó đã vi phạm nghiêm trọng quy luật

về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất Khi xâydựng kiến trúc thượng tầng XHCN, các Đảng Cộng sản đều nhấn mạnh đến vaitrò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản, xem nhẹ vai trò pháp luật của nhànước XHCN, xem nhẹ vai trò của nhân dân và do đó dần dần dẫn đến tình trạngĐảng lạm quyền nhà nước, đứng trên nhà nước Những hạn chế đó càng làm cho

cơ chế “kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh, hành chính và bao cấp” tồn tại quálâu và ngày càng cản trở sự phát triển của CNXH và cuối cùng đẩy CNXH thếgiới vào trì trệ và khủng hoảng vào cuối những năm 70 của thế kỉ XX

4.3 Thời kỳ từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đến nay

4.3.1 Bối cảnh lịch sử

Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, thế giới có nhiều biến đổinhanh chóng: CNXH thế giới lâm vào trì trệ, khủng hoảng và do đó phải tiếnhành cải tổ, cải cách, đổi mới với những thất bại nặng nề ở nhiều nước và nhữngthành công bước đầu ở một số nước; các nước đang phát triển tuy đã giành đượcđộc lập về chính trị nhưng đều gặp rất nhiều khó khăn; CNTB thế giới đã tranhthủ tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai,thực hiện cải cách cơ cấu và thi hành các chính sách để tiếp tục thích nghi nên đãđạt được một số thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế, đã lợi dụng những ưuthế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường để đẩy mạnh hơn nữa sự can thiệpvào công việc nội bộ của các nước XHCN và các nước đang phát triển nhằm xóa

bỏ CNXH, lật đổ các chính phủ không chịu phụ thuộc và tuân theo chúng, songkhông thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là mâu thuẫn

Trang 33

giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sảnxuất tư nhân TBCN; phong trào cách mạng thế giới lâm vào tình trạng thoáitrào nhưng hiện nay đang từng bước tập hợp lại lực lượng và đã có những biểuhiện phục hồi; mặc dù chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, hoạt động canthiệp lật đổ, khủng bố đang xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càngtăng, nhưng hòa bình, hợp tác và sự phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòihỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc; khoa học và công nghệ ngày càng đạtđược những thành tựu to lớn và tác động toàn diện đến đời sống nhân loại; kinh

tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượngsản xuất; toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càngnhiều nước tham gia, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa cómặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh nhưng xu thế này đang bị một sốnước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối; các mâuthuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhauvẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn; đấu tranh dân tộc và đấu tranh giaicấp tiếp tục diễn ra gay gắt; thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu màkhông một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết mà phải có sự hợp tácsong phương, đa phương

Sự nghiệp xây dựng CNXH ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam,Lào, Cuba đã đưa các nước này vượt qua được cơn hiểm nghèo của khủnghoảng, giữ được ổn định chính trị và từng bước đạt được những thành tựu ngàycàng to lớn trên các mặt kinh tế, xã hội; văn hóa, đối nội và đối ngoại và ngàycàng trở thành một trong những cơ sở vững chắc cho việc củng cố niềm tin và đẩymạnh hơn nữa sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới Tuy nhiên, cácnước XHCN vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách cần phải vượt qua

4.3.2 Những thành tựu và hạn chế trong việc vận dụng và phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội CSCN

Các Đảng Cộng sản và công nhân đang cầm quyền ở các nước XHCN đãkhẳng định sự thất bại CNXH ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự thất bại của một

mô hình cụ thể với những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó, chứ

Trang 34

không phải là sự “lỗi thời” của CNXH; không phải là sự thất bại của CNXHkhoa học, của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội CSCN; đã có những bước độtphá về mặt lý luận trong quá trình thực hiện cải cách, đổi mới XHCN bằng việcnghiên cứu và đưa ra nhiều vấn đề lý luận mới trong CNXH khoa học nhằmnhận thức lại và đổi mới trong hoạt động thực tiễn xây dựng cơ sở hạ tầng vàkiến trúc thượng tầng của xã hội XHCN

Thành tựu cơ bản trong nhận thức và xây dựng quan hệ sản xuất XHCNcủa thời kỳ đổi mới, cải cách là: nhận thức lại một cách đúng đắn quy luậtquan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất trong chủnghĩa Mác- Lênin; nhận thức lại một cách đúng đắn đối với những chỉ dẫn,những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về những đòi hỏikhách quan của việc cần duy trì và phát huy vai trò động lực của kinh tế hànghóa, của lợi ích vật chất, của thị trường, của quan hệ vừa đấu tranh, vừa hợptác giữa CNXH với CNTB thế giới và từ đó có một bước đột phá trong việcđưa ra quy luật xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chếthị trường XHCN

Thành tựu cơ bản trong nhận thức và xây dựng kiến trúc thượng tầngXHCN của thời kỳ đổi mới, cải cách là: nhận thức lại một cách đúng đắn đối vớinguyên lý dân chủ XHCN của Chủ nghĩa Mác- Lênin và nhấn mạnh đến tínhthống nhất và đồng bộ của hệ thống chính trị XHCN trên cơ sở phát huy vai tròlãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò quản lý pháp luật của nhà nước, vai trò chủthể quyền lực tối cao của nhân dân và vai trò tập hợp lực lượng, giám sát, phảnbiện xã hội của các đoàn thể nhân dân; đã chỉ ra sự tác động ngày càng mạnh củayếu tố quốc tế đối với kiến trúc thượng tầng ở các nước XHCN

Tuy nhiên, lý luận hình thái kinh tế - xã hội CSCN vẫn đứng trước nhữngyêu cầu cấp bách của thực tiễn sinh động và phát triển rất nhanh chóng ở mỗiquốc gia XHCN, mỗi khu vực và trên toàn bộ hành tinh chúng ta mà nó chưa thểđáp ứng ngay được như: vai trò tham gia của các chủ thể kinh tế bên ngoài quốcgia (tư nhân và tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế) vào cơ sở hạ tầng XHCN; vaitrò tham gia của các yếu tố kiến trúc thượng tầng ở bên ngoài quốc gia (cá nhân

Trang 35

và tổ chức chính trị cùng với các thể chế, định chế khu vực và quốc tế) vào kiếntrúc thượng tầng XHCN; mối quan hệ giữa luật pháp trong nước và luật phápquốc tế; việc khắc phục sự tha hóa của kiến trúc thượng tầng trong điều kiệnkinh tế thị trường XHCN./.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1 Phân tích quá trình C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng và phát triển lýluận hình thái kinh tế - xã hội CSCN và ý nghĩa của lý luận đó

2 Phân tích quá trình V.I.Lênin bảo vệ, phát triển lý luận hình thái kinh

tế xã hội CSCN và ý nghĩa của lý luận đó trong giai đoạn hiện nay

3 Phân tích sự bảo vệ, phát triển lý luận hình thái kinh tế - xã hội CSCNcủa các Đảng Cộng sản từ sau khi V.I.Lênin từ trần đến nay

Trang 36

Chương 2 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA

HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN

1 KHÁI NIỆM HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN

Để hiểu được khái niệm hình thái kinh tế - xã hội CSCN, trước hết cầnnắm được một số khái niệm công cụ, khái niệm có liên quan của khái niệm hìnhthái kinh tế - xã hội CSCN

Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng

để chỉ hình thức và trạng thái tồn tại chung nhất và tất yếu của mọi xã hội ở mọi

giai đoạn phát triển của nó với những quan hệ sản xuất (có vai trò là cơ sở hạ

tầng của xã hội) phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất ở từng giai đoạn

phát triển kinh tế - xã hội nhất định và với những quan niệm, thiết chế xã hội

tương ứng (có vai trò là kiến trúc thượng tầng) được hình thành trên cơ sở những

kiểu quan hệ sản xuất ấy và tác động lại chúng

Cơ sở hạ tầng là khái niệm được dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản

xuất của xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tếcủa xã hội đó

Kiến trúc thượng tầng là khái niệm được dùng để chỉ toàn bộ những quan

điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…cùng vớinhững thiết chế xã hội tương ứng của chúng nhà nước, đảng phái, giáo hội, đoànthể xã hội … những cái được hình thành, được xây dựng trên nền tảng củanhững cơ sở hạ tầng nhất định của xã hội

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là khái niệm

được dùng để chỉ toàn bộ những sự tác động qua lại giữa chúng theo một nguyên

lý (quy luật) nhất định Chủ nghĩa Mác- Lênin đã phát hiện ra nội dung mối quan

hệ đó là: cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng nhưngkiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối của nó và tác động trở lại

cơ sở hạ tầng C.Mác đã viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơcấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực mà trên đó một kiến trúc thượng

Trang 37

tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định được dựnglên tương ứng với cơ sở hiện thực đó”13 Ph.Ăngghen viết trong Thư gửi F.Mehring ngày 14-7-1893 rằng, “…một nhân tố lịch sử một khi được nhữngnhân tố khác , xét tới cùng là nhân tố kinh tế, làm nảy sinh ra thì nhân tố lịch sử

đó cũng có thể tác động trở lại môi trường của nó, và thậm chí đến nhữngnguyên nhân tạo ra nó”14

Cơ sở hạ tầng của hình thái kinh tế - xã hội CSCN ( hoặc cơ sở hạ tầngCSCN) là khái niệm để chỉ toàn bộ các quan hệ sở hữu, quản lý, phân phối củacon người trên cơ sở của chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và phù hợp vớitrình độ hiện đại và tính chất xã hội ngày càng cao của lực lượng sản xuất

Kiến trúc thượng tầng của hình thái kinh tế - xã hội CSCN (hoặc kiến

trúc thượng tầng CSCN) là khái niệm để chỉ một hệ thống thiết chế, tổ chức, ýthức, quan điểm đạo đức, khoa học, văn học nghệ thuật …mang bản chất giaicấp công nhân được hình thành trên cơ sở hạ tầng CSCN

Dựa trên cơ sở những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, có thể

định nghĩa về hình thái kinh tế - xã hội CSCN như sau: hình thái kinh tế - xã hội

CSCN là khái niệm để chỉ một loại hình, một trạng thái tồn tại xã hội của cộng đồng người với một cơ sở hạ tầng mà đặc trưng của nó là quan hệ sản xuất CSCN ngày càng trở thành quan hệ sản xuất thống trị, phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại và với một kiểu kiến trúc thượng tầng tương ứng mà đặc trưng của nó là, hệ thống thiết chế, tổ chức, ý thức, quan điểm, đạo đức… của giai cấp công nhân ngày càng giữ vai trò thống trị và do đó

là một kiểu xã hội không còn tình trạng người áp bức bóc lột người, con người được phát triển ngày càng toàn diện, có cuộc sống ngày càng hạnh phúc.

Như vậy là, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản là hình thái kinh tế - xã hộicao nhất của lịch sử nhân loại và khác về chất so với các hình thái kinh tế - xãhội trước đó Trừ hình thái kinh tế - xã hội công xã nguyên thuỷ (hình thái kinh

tế - xã hội mông muội, sơ khai, thuần nhất, chưa có giai cấp), còn các hình tháikinh tế - xã hội trước hình thái kinh tế - xã hội CSCN đều là những xã hội trong

13 C.Mác và Ph Ăngghen Toàn tập, NxbCTQG,H.1993 t.13,tr.15

14 C.Mác và Ph Ăngghen Tuyển tập, NxbSự thật,H.1984 t.VI,tr.778

Trang 38

đó có chế độ người bóc lột người và có đối kháng giai cấp Ngược lại, hình tháikinh tế - xã hội CSCN ở mọi thời kỳ của nó đều là xã hội đã và đang hướng tớimột xã hội không còn tình trạng người bóc lột người và ngày càng hoàn thiện đểcon người phát triển toàn diện và từng bước chuyển từ nguyên tắc phân phốitheo lao động (trong CNXH - CNCS giai đoạn thấp ) sang nguyên tắc “hưởngtheo nhu cầu” (trong CNCS giai đoạn cao).

2 CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CHO SỰ RA ĐỜI CỦA HÌNH THÁIKINH TẾ XÃ HỘI CSCN

Khi nghiên cứu, phân tích hình thái kinh tế - xã hội nói chung và hìnhthái kinh tế - xã hội CSCN nói riêng, C.Mác đã sử dụng triệt để phương phápduy vật lịch sử Chính vì vậy mà ông đã phát hiện ra rằng: “…sự phát triển củanhững hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”15 Về sau, V.I.Lênin đã phân tích tầm quan trọng của phương pháp luận đó và chỉ rõ: “Trongcác tài liệu của C.Mác, người ta không thấy một ý định nào nhằm bịa ra những

ảo tưởng, nhằm đặt ra những dự đoán vu vơ về những điều mà người ta khôngthể nào biết được Mác đặt vấn đề CNCS giống như một nhà tự nhiên học đặcbiệt, chẳng hạn, vấn đề tiến hoá của một giống sinh vật mới, một khi đã biếtnguồn gốc của nó và định được rõ rệt hướng của những biến đổi của nó”16.Chính sự giải phẫu của C.Mác đối với xã hội TBCN theo phương pháp đó đã chophép ông dự báo một cách khoa học rằng: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản vàthắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”17 và sự sụp đổ của hìnhthái kinh tế - xã hội TBCN và sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội CSCN làmột tất yếu lịch sử

Tuy nhiên, sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội CSCN lại diễn ra ở cácloại nước khác nhau, trong những bối cảnh lịch sử khác nhau, ở những thời điểmkhác nhau và do đó những điều kiện cơ bản cho sự ra đời hình thái kinh tế - xãhội CSCN ở các loại nước đó cũng có những khía cạnh khác nhau

2.1 Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã

15 C Mác và Ph.Ăngghen: toàn tập, Nxb CTQG,H,1993, t.23, tr.21

16 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb tiến bộ, M-1976, t 33, tr 103-104

17 C Mác và Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, t.4, tr 613

Trang 39

hội CSCN ở các nước TBCN

Các nước TBCN nói chung là các nước mà trong đó quan hệ sản xuất vàkiến trúc thượng tầng TBCN đã giữ vai trò thống trị trong xã hội Tuy cùng mộthình thái kinh tế xã hội nhưng lịch sử hình thành và trình độ phát triển của cácnước TBCN rất đa dạng Có những nước TBCN hình thành ngay từ khi chưa cóđại công nghiệp (thế kỉ 16,17), có những nước TBCN hình thành khi đã có sựphát triển của đại công nghiệp (từ cuối thế kỉ 18,19, đầu thế kỉ 20) và có nhữngnước TBCN hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai cùng với sự phát triểncủa cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai (từ giữa thế kỉ 20 đến nay).Hiện nay, xét về trình độ của lực lượng sản xuất, có những nước TBCN mớibước vào giai đoạn công nghiệp hóa nhưng có những nước đang kết hợp côngnghiệp hóa với hiện đại hóa và một số đước đang gần đến trình độ kinh tế trithức (các nước TBCN phát triển)

Các nước TBCN phát triển là các nước mà sự phát triển của CNTB đã trảiqua thời kỳ công nghiệp hoá và đang tranh thủ vận dụng những thành tựu to lớncủa cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại để thích nghi và phát triển Do

đó các nước này, một mặt, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vựcứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế, làm tăng nhanh tỉsuất lợi nhuận của các nhà tư bản và hiện đại hoá đời sống xã hội, nhưng mặtkhác, nó cũng đẩy xã hội TBCN ngày càng lún sâu vào những mâu thuẫn nội tạikhông thể khắc phục triệt để do bản chất của chế độ chiếm hữu tư nhân TBCNđối với tư liệu sản xuất chủ yếu là chế độ bóc lột nhân dân lao động

Sinh thời, C.Mác và Ph Ăngghen đã tập trung nghiên cứu sự phát triểncủa CNTB ở châu Âu và đã chỉ ra những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của hìnhthái kinh tế - xã hội CSCN ở các nước TBCN phát triển cao Những điều kiện đóbao gồm:

2.1.1 Điều kiện thứ nhất là, sự chín muồi của các tiền đề cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng trong lòng CNTB (các đề tiền đề kinh tế, xã hội,chính trị, văn hóa, tư tưởng )

Trong một loạt các tác phẩm của mình, đặc biệt trong các tác phẩm: Tình

cảnh giai cấp lao động ở Anh, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Chống Đuyrinh,

các nhà sáng lập ra CNXH khoa học đã khẳng định rằng , sự ra đời của CNTB

Trang 40

là một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của nhân loại Nhờ những bước tiến

to lớn của lực lượng sản xuất mà biểu hiện tập trung nhất là sự ra đời của côngnghiệp cơ khí, CNTB đã tạo ra bước phát triển nhanh chóng của lực lượng sảnxuất Trong vòng chưa đầy một thế kỉ, CNTB đã tạo ra những lực lượng sản xuấtnhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất mà nhân loại đã tạo ra cho đến lúc

đó18 Đó là điều kiện kinh tế để bảo đảm thắng lợi hoàn toàn của phương thứcsản xuất TBCN đối với phương thức sản xuất địa chủ phong kiến

Mặt khác, do bản chất và mục đích của giai cấp tư sản, của chế độ TBCN,trong các thế kỉ phát triển của nó đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và cho cả nhân loại cũng như môi trường thiên nhiên(áp bức bóc lột, bất công, phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, phân biệt chủngtộc, chiến tranh xâm lược giết hại hàng trăm triệu người, lối sống phản văn hoá,đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội phức tạp, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinhthái,…) mà nó không có khả năng giải quyết triệt để những vấn đề đó Giai cấp

tư sản và chế độ TBCN, dù có đạt được những thành quả trong lịch sử phát triểncủa nó, cũng không thể là giai cấp, là chế độ xã hội tuyệt đỉnh, vĩnh hằng nhưmột số lý luận gia tư sản thường tuyên truyền Thực tế cho thấy, trước nhữngmâu thuẫn và những tai hoạ của CNTB, cùng lắm thì giai cấp tư sản cầm quyền

ở các nước tư bản cũng chỉ có thể điều chỉnh, thích nghi ở những hình thức vàmức độ nhất định trong một thời gian nhất định để tiếp tục tồn tại, phát triển.Song những mâu thuẫn và những tai hoạ cơ bản nêu trên không hề giảm đi

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đại công nghiệp ngày càng hiện đại

và xã hội hoá cao dưới CNTB càng làm cho những đòi hỏi phải thay thế hìnhthái kinh tế xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế - xã hội CSCN trở lên gay gắthơn và những tiền đề kinh tế, xã hội, văn hoá, cho sự ra đời, phát triển của hìnhthái kinh tế - xã hội CSCN càng chín muồi hơn

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đại công nghiệp dưới CNTB làm chomâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đại công nghiệp hiện đại có trình độ xã hộihoá cao với quan hệ sản xuất tư nhân TBCN ngày càng gay gắt Để bảo vệ lợi

18 Xem: C Mac, Ph Ăngghen: Sđd, tập 4, 1995, tr.603

Ngày đăng: 06/07/2024, 13:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản, Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân 1957 tại Matxcơva, 25/10/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân 1957 tại Matxcơva
2. Bộ Ngoại giao (Việt Nam), Báo cáo chính trị Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc 18/10/2017 (bản dịch tiếng Việt), tr.6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị Đại hội XIX Đảng Cộng sảnTrung Quốc 18/10/2017
3. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến: Góp phần nhận thức thế giới đương đại - Nxb CTQG, H., 2003, 508 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nhận thức thếgiới đương đại
Nhà XB: Nxb CTQG
4. V. Buđarin: Vấn đề quan hệ giữa CNXH và thị trường – Tạp chí “Đối thoại”, số 3/2002, tr.30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quan hệ giữa CNXH và thị trường" – Tạp chí “Đốithoại
5. Cameron, Kenneth Neill. Stalin, Man of Mâu thuẫn. Toronto: NC Press, c1987, p. 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stalin, Man of Mâu thuẫn
6. Chu Khả Tân, Cải cách của Trung Quốc: Kinh nghiệm và vấn đề, Tham luận tọa đàm “100 năm cách mạng tháng Mười Nga”, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 8/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm và vấn đề, Tham luậntọa đàm “100 năm cách mạng tháng Mười Nga”
7. Phạm Văn Chung: Học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội và lý luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta , NXB Chính trị quốc gia Hà nội – 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội và lý luận vềcon đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Nhà XB: NXB Chính trị quốcgia Hà nội – 2005
8. A. Cruze: Tư bản tài chính điều hành thế giới – Tạp chí “Đối thoại”, số 2/2002, 16 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư bản tài chính điều hành thế giới" – Tạp chí “Đối thoại
9. Jared Diamond: Súng, vi trùng và thép, NXB Thế giới, Hà Nội, năm 2017 10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Súng, vi trùng và thép", NXB Thế giới, Hà Nội, năm 201710. Đảng Cộng sản Việt Nam, "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá"độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhà XB: NXB Thế giới
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần toàn quốc thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu lần toàn quốc thứ X
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,Nxb. Chính trị quốc gia
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w