Lý luận về Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa và Mô hình Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong Quá trình Xây dựng và Phát triển của Mác - Ăngghen

MỤC LỤC

QUÁ TRÌNH MÁC – ĂNGGHEN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CSCN

Giai đoạn từ đầu những năm 40 (thế kỉ XIX) đến năm 1848 1.Thời kỳ từ đầu những năm 40 (thế kỉ XIX) đến 1845

Những tư tưởng triết học đú được thể hiện rừ nột trong một số tỏc phẩm tiêu biểu của Mác và Ăngghen, như: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen và “Lời nói đầu” của nó(1843-1844), Bản thảo kinh tế - triết học (1844), Gia đình thần thánh(1844), Luận cương về Phoiơbắc(1845).Chính con đường hoạt động mang tính chất dân chủ cách mạng đã đưa Mác và Ăngghen tới những kết quả nhận thức khoa học đầu tiên mang tính duy vật về lịch sử. Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844, Mác đã phát triển toàn diện tư tưởng về con người hiện thực, nhất là tư tưởng cho rằng con người là thực thể hoạt động đối tượng hoá bản thân mình, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất và tư tưởng cho rằng, cá nhân con người là thực thể xã hội; đồng thời đã nêu tư tưởng về lao động và vai trò quyết định của lao động sản xuất đối với sự khẳng định bản thân con người, đối với đời sống xã hội và sự phát triển xã hội loài người.

Giai đoạn từ năm 1848 đến năm 1895

Trong thời kỳ này, phong trào cách mạng thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ do tác động của cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm 1917; CNTB thế giới liên tục bị đẩy vào các cuộc khủng hoảng chu kỳ, chuyển nhanh vào vào giai đoạn CNTB lũng đoạn nhà nước, làm gay gắt thêm những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc chủ nghĩa và do đó đã xảy ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945); mặc dù bị chủ nghĩa đế quốc bao vây cấm vận và phá hoại nhưng sự nghiệp xây dựng CNXH ở Liên Xô ngày càng đạt được những thành tựu to lớn; Quốc tế cộng sản tiếp tục hoạt động và có vai trò quan trọng đối với cách mạng thế giới; CNXH khoa học một mặt ngày càng thâm nhập vào phong trào đấu tranh cách mạng ở nhiều nước trên thế giới và đã trở thành “kim chỉ nam” và “nền tảng tư tưởng lý luận” cho sự phát triển cách mạng ở nhiều nước;. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng: CNXH thế giới lâm vào trì trệ, khủng hoảng và do đó phải tiến hành cải tổ, cải cách, đổi mới với những thất bại nặng nề ở nhiều nước và những thành công bước đầu ở một số nước; các nước đang phát triển tuy đã giành được độc lập về chính trị nhưng đều gặp rất nhiều khó khăn; CNTB thế giới đã tranh thủ tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai, thực hiện cải cách cơ cấu và thi hành các chính sách để tiếp tục thích nghi nên đã đạt được một số thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế, đã lợi dụng những ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường để đẩy mạnh hơn nữa sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước XHCN và các nước đang phát triển nhằm xóa bỏ CNXH, lật đổ các chính phủ không chịu phụ thuộc và tuân theo chúng, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là mâu thuẫn.

KHÁI NIỆM HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN

Cơ sở hạ tầng của hình thái kinh tế - xã hội CSCN ( hoặc cơ sở hạ tầng CSCN) là khái niệm để chỉ toàn bộ các quan hệ sở hữu, quản lý, phân phối của con người trên cơ sở của chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và phù hợp với trình độ hiện đại và tính chất xã hội ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Dựa trên cơ sở những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, có thể định nghĩa về hình thái kinh tế - xã hội CSCN như sau: hình thái kinh tế - xã hội CSCN là khái niệm để chỉ một loại hình, một trạng thái tồn tại xã hội của cộng đồng người với một cơ sở hạ tầng mà đặc trưng của nó là quan hệ sản xuất CSCN ngày càng trở thành quan hệ sản xuất thống trị, phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại và với một kiểu kiến trúc thượng tầng tương ứng mà đặc trưng của nó là, hệ thống thiết chế, tổ chức, ý thức, quan điểm, đạo đức… của giai cấp công nhân ngày càng giữ vai trò thống trị và do đó là một kiểu xã hội không còn tình trạng người áp bức bóc lột người, con người được phát triển ngày càng toàn diện, có cuộc sống ngày càng hạnh phúc.

CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CHO SỰ RA ĐỜI CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CSCN

Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã

Ở các nước này, hình thái kinh tế - xã hội CSCN được hình thành và phát triển từ những tiền đề cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng chưa chín muồi đầy đủ của đất nước; từ những tiền đề cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng đã chín muồi đầy đủ ở các nước TBCN phát triển trên thế giới mà giai cấp công nhân ở các nước chưa qua chế độ TBCN có thể và cần kế thừa bằng phương thức thích hợp; từ những thắng lợi toàn diện và triệt để của các cuộc cách mạng xã hội tất yếu trước đó do Đảng Cộng sản lãnh đạo (cách mạng dân chủ tư sản, cách mạng giải phóng dân tộc hoặc cách mạng dân tộc dân chủ, cách mạng vô sản - cách mạng XHCN); từ những thành tựu trực tiếp của cuộc cách mạng XHCN sau đó và từ sự ủng hộ toàn diện, to lớn của phong trào cách mạng thế giới. Việc nghiên cứu điều kiện hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN ở các nước chưa qua chế độ TBCN có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn: một là, phải thấy sự hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN là quy luật, là quá trình lịch sử tự nhiên; phải thấy được vai trò của các điều kiện, tránh tuyệt đối hóa một điều kiện nào; hai là, tùy điều kiện lịch sử mà vận dụng sáng tạo( kế thừa triệt để những tiền đề khách quan ở trong nước và Quốc tế; phát huy vai trò chủ quan của Đảng Cộng sản, của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng XHCN để từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng CSCN phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước và của thời đại; vừa phát huy vai trò chủ quan của Đảng Cộng sản, của giai cấp công. nhân, của cả hệ thống chính trị XHCN trong việc xây dựng những cơ sở ban đầu cho CNCS vì chưa có đầy đủ những tiền đề kinh tế - xã hội như ở các nước TBCN phát triển, vừa tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để có thể sử dụng những tiền đề, những thành tựu tiến bộ của nhân loại trong quá trình xây dựng hình thái kinh tế - xã hội CSCN).

CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CSCN (LÝ LUẬN PHÂN KỲ HÌNH THÁI KINH TẾ

Một số quan điểm có tính nguyên tắc chung khi nghiên cứu quá

“..cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ cũng ngày càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi dào,- chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu !”27. Sau khi tiếp tục nhắc lại tư tưởng của Mác, Lê nin bút ký tiếp: “Như thế ở đõy hai giai đoạn của xó hội CSCN được phõn biệt một cỏch rừ ràng minh bạch chính xác: giai đoạn thấp (“giai đoạn đầu”) – phân phối vậy phầm tiêu dùng theo tỉ lệ với số lượng lao động của mỗi người đóng góp cho xã hội… và giai đoạn cao “làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”32.

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CNTB LÊN CNXH

Khái niệm thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH

Những nội dung cơ bản mà V.I.Lênin phát triển sáng tạo, bổ sung vào lý luận ấy được thể hiện tập trung trong nhiều tác phẩm (Nhà nước và cách mạng; Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính chính vô sản; Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết;. Bàn về thuế lương thực…) và được thể hiện tập trung vào các vấn đề sau: thứ nhất, V.I.Lênin nêu ra và luận chứng cho khái niệm “thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH”; thứ hai, luận chứng và phát triển các quan niệm về bản chất, sự tồn tại, phát triển, vai trò của nó đối với những chuyển biến có tính chất quá độ như là nội dung chính trị chủ yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH; thứ ba, tính tất yếu khách quan và các đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Người khẳng định: “Trong tất cả các nước thuộc địa và các nước lạc hậu, không những chúng ta phải đào tạo những cán bộ độc lập, xây dựng nên những tổ chức đảng, không những phải tiến hành tuyên truyền ngay từ giờ cho việc tổ chức các Xô viết nông dân và cố gắng làm cho các Xô viết đó phù hợp với những hoàn cảnh tiền TBCN, mà Quốc tế cộng sản còn phải xác định và chứng minh trên lý luận cho một nguyên tắc là: với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô-viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới CNCS, không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN” 38.

Phân loại thời kỳ quá độ lên CNXH

Một là, đối với các nước mà ở đó cách mạng dân chủ tư sản chưa giành được thắng lợi, giai cấp công nhân phải lãnh đạo và đưa cuộc cách mạng đó đến thành công, thiết lập nhà nước chuyên chính cách mạng của công nhân và đại đa số nhân dân lao động khác và sau đó chuyển nhà nước đó thành nhà nước chuyên chính vô sản (Nhà nước vô sản - nhà nước XHCN) do giai cấp công nhân lãnh đạo, dựa trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với nông dân và quần chúng lao động khác. Dù là các kiểu khác nhau về thời kỳ quá độ lên CNXH với những đặc điểm, bước đi, quy mô khác nhau nhưng mục tiêu và bản chất là thống nhất với tính quy luật thép của nó mà nội dung cơ bản là: phải trải qua một cuộc cách mạng có ý thức của giai cấp công nhân và nhất thiết không được bỏ qua các bước đi, nhiệm vụ lịch sử cần thiết cho sự quá độ, mà chỉ có thể rút ngắn các bước đi, rút ngắn thời gian thực hiện các nhiệm vụ đó trong những điều kiện cho phép mà thôi.

TÍNH TẤT YẾU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CNTB LÊN CNXH

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH

Ba là, thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu để bảo vệ vững chắc CNXH trước mọi âm mưu, hành động chống phá của các loại kẻ thù trong và ngoài nước, Vì vậy nó đòi hỏi phải có thời gian cần thiết để thực hiện công cuộc xây dựng CNXH và đánh bại mọi kẻ thù chống phá nó. Chỉ thông qua quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH, giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao khác mới nâng cao được tính tự giác và kỉ luật nghiêm minh của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH.

Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH

Vấn đề quan trọng là ở chỗ, giai cấp công nhân và Đảng của nó phải có đường lối chính sách cải tạo đúng đắn vừa khắc phục và xoá bỏ tác động tiêu cực, phản động của các bộ phận cũ nhưng vừa tạo điều kiện để kế thừa và phát huy những mặt hợp lý, tiến bộ còn phù hợp với yêu cầu phát triển của CNXH để từng bước biến chúng thành những bộ phận XHCN với phương thức, con đường hợp lý. Hai là, thời kỳ quá độ là thời kỳ khó khăn, lâu dài và phức tạp "đau đẻ kéo dài và đau đớn", thời kỳ cách mạng phải trải qua những khó khăn vô cùng to lớn, cả khó khăn khách quan (kinh tế lạc hậu, chiến tranh, nội chiến, sự phản kích quyết liệt của kẻ thù, sự phá rối của thế lực tự phát triển tư sản…), lẫn khó khăn chủ quan (là những sai lầm, vấp váp, thất bại tạm thời do thiếu kinh nghiệm, do yêu cầu lớn lao của nhiệm vụ xây dựng XHCN và cải thiện đời sống nhân dân…).

NỘI DUNG CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CNTB LÊN CNXH

Nội dung kinh tế

Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thể theo ý muốn nóng vội chủ quan mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng tư tưởng đó vào quá trình xây dựng CNXH ở nước Nga, V.I.Lênin chẳng những coi trọng các chính sách phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần mà con coi trọng các quan hệ kinh tế hàng hóa - tiền tệ, chủ trương coi trọng thương nghiệp, coi đó là “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong điều kiện hoạt động của nền kinh tế mà chính quyền nhà nước vô sản và Đảng Cộng sản đang nắm quyền lãnh đạo, “phải đem toàn lực ra nắm lấy”, nếu không như vậy chúng ta sẽ không đặt được nền móng của những mối quan hệ kinh tế và xã hội trong xã hội XHCN.

Nội dung chính trị

Người viết: “Hãy chăm lo đến khả năng quốc phòng của nước ta và của Hồng quân ta như chăm lo đến con ngươi trong mắt mình, và hãy nhớ rằng chúng ta không được phép lơ là một giây phút nào trong việc bảo vệ công nhân và nông dân của ta và bảo vệ những thành quả của họ”45. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, các nước XHCN phải kết hợp một cách sáng tạo giữa giữ vững chủ quyền quốc gia với tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN với những yêu cầu mới phi truyền thống.

Nội dung tư tưởng - văn hóa và đời sống xã hội

Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ quá độ lên CNXH, các nước XHCN phải vừa phát huy tối đa sức mạnh trong nước, vừa tranh thủ sức mạnh của thời đại, sức mạnh của nhân loại tiến bộ. Trong xu thế cùng tồn tại hòa bình hiện nay, các nước XHCN phải tăng cường và mở rộng hợp tác song phương, đa phương với các nước trên thế giới để góp phần tạo ra môi trường hòa bình và ổn định để phát triển.

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC

KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT

    Nền công nghiệp hóa ở các thành phố lớn phía Tây, cùng với các mỏ dầu ở Batu được phát triển mạnh mẽ, ở những nơi đây tập trung rất Đông công nhân đến làm việc, chẳng bao lâu sau những người công nhân này đã trở thành tổ chức nòng cốt của các Hội đồng chính quyền địa phương hoặc các Xô viết. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng đã khiến nhân dân rất bất bình.

    XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ TỪ 1917 ĐẾN 1991

      Những nhân tố giải phóng tích cực của cuộc sống mới XHCN (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, hệ thống y tế miễn phí, thực hiện bình đẳng Nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy, mức sống ngày càng được nâng cao..) đã tạo động lực lớn, gây nên những làn sóng phấn khởi trong cuộc sống xã hội, những phong trào lớn được sự hưởng ứng của nhân dân, tâm lý chung của xã hội là chấp nhận cống hiến, hy sinh cho tương lai tươi sáng của đất nước và CNXH, với niềm tin tuyệt đối vào lãnh tụ Xtalin và Đảng Cộng sản Liên Xô. Bất bình trước những chính sách của Gorbachev, ngày 19 tháng 8 năm 1991, một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ tịch Quốc hội Lukyanov, Chủ tịch KGB Kryuchkov, Phó Tổng bí thư Yanaev, Thủ tướng Pavlov) tiến hành đảo chính với mục tiêu chấm dứt sự hỗn loạn do Gorbachev gây ra, bảo toàn sự thống nhất của Liên bang Xô viết, lập Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, đưa quân đội vào thủ đô Matxcơva để phế bỏ chức vụ của Gorbachev.

      CNXH HIỆN THỰC Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU

      Đảng Cộng sản Nam Tư đổi tên thành Liên đoàn cộng sản Nam Tư hàm ý đây không phải là chính đảng mà liên hợp của những người nhất trí về tư tưởng, giác ngộ nhất, đấu tranh để nhà nước không trở thành quan liêu, thoái hóa, liên đoàn không có đặc quyền hay độc quyền chính trị nó mở rộng liên minh với các tổ chức chính trị khác vì mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn Nam Tư. Chính phủ liên bang chỉ còn là chăm lo quyền lợi chung của quốc gia dân tộc, ngoại giao, quốc phòng, kinh tế đối ngoại điều này đã tăng xu hướng địa phương, phân lập dân tộc, khuynh hướng tách Đảng khỏi chính quyền thậm chí đại hội IX tháng 3 năm 1969 còn đưa chế độ tự trị vào tổ chức của Đảng và do đó sẽ làm mất đi sự lãnh đạo tập trung, thống nhất.

      GIÁ TRỊ, SAI LẦM, NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ VÀ BÀI HỌC CỦA MÔ HÌNH CNXH HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU

        Về chính trị thời kỳ đầu tập trung vào việc mở rộng quyền lực Quốc hội tăng vai trò tự quản và quản lý của Hội nghị đại biểu nhân dân, thành lập hội đồng công nhân, thực hiện công nhân tự quản tăng cường hợp tác giữa các đảng phái lực lượng xã hội, chỉnh đốn tác phong của Đảng và nhấn mạnh con đường xây dựng CNXH kiểu Ba Lan. Trên lĩnh vực xã hội, CNXH hiện thực đã có nhiều đóng góp, thành tựu trong giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội (chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, tạo việc làm cho người lao động, chế độ phúc lợi công cộng trong giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân v.v…).

        KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ CỦA TRUNG QUỐC 54

          Từ hai mục tiêu trên, báo cáo nêu lên 6 giải pháp, bao gồm: Một là, mở rộng dân chủ nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; hai là, phát triển dân chủ ở cơ sở, bảo đảm cho nhân dân được hưởng quyền dân chủ cao hơn, thiết thực hơn; ba là, thực hiện toàn diện phương châm chiến lược quản lý đất nước theo pháp luật, nhanh chóng xây dựng nhà nước pháp trị XHCN; bốn là, làm lớn mạnh mặt trận thống nhất yêu nước, đoàn kết tất cả mọi lực lượng để có thể đoàn kết; năm là, đẩy nhanh cải cách thể chế quản lý hành chính, xây dựng chính phủ phục vụ; sáu là, hoàn thiện cơ chế ràng buộc và giám sát quyền lực, bảo đảm quyền lực mà nhân dân trao cho được sử dụng để mưu cầu lợi ích của nhân dân. Đại hội XIX (2017), Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu lên khái niệm “tư tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” và nhấn mạnh: Tư tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới là sự kế thừa và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, quan điểm phát triển khoa học; là thành quả mới nhất về Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác; là kết tinh của kinh nghiệm thực tiễn và trí tuệ tập thể của Đảng, nhân dân; là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc; là kim chỉ Nam hành động để toàn Đảng, toàn dân phấn đấu thực hiện công cuộc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, do vậy, cần phải được kiên trì lâu dài và không ngừng phát triển.

          KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ CUBA

            Tiếp đó tại Đại hội VII (4/2016), Đảng Cộng sản Cuba đã đánh giá những thành tựu đạt được trong 5 năm thực hiện đường lối cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội, đồng thời thông qua các văn kiện chính, trong đó đáng chú ý là 3 văn kiện mang tính cương lĩnh để xây dựng CNXH ở Cuba, đó là: Một là, khái niệm hóa mô hình phát triển kinh tế - xã hội XHCN của Cuba; Hai là, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2030: Đề xuất về tầm nhìn quốc gia, các trụ cột và lĩnh vực chiến lược; Ba là, cập nhật hóa đường lối kinh tế và xã hội của Đảng và cách mạng cho giai đoạn 2016 – 2021. Hướng tổng thể của quá trình cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa của Cuba được Raul Castro khẳng định trong phiên đầu tiên kỳ họp thường kỳ của Quốc hội, ngày 7/6/2013 là: Giữ gìn và phát triển chủ nghĩa xã hội tại Cuba, một chủ nghĩa xã hội thịnh vượng và bền vững, đồng thời khẳng định sở hữu xã hội đối với những những phương tiện sản xuất cơ bản, công nhận vai trò của các hình thức quản lý phi quốc doanh; tái khẳng định kế hoạch hóa là công cụ không thể thiếu trong chỉ đạo nền kinh tế, không phủ nhập sự tồn tại của thị trường.

            KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ CỦA CỘNG HểA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

              Kiên định và thực hiện đường lối quốc phòng - an ninh toàn dân toàn diện; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh và từng bước hiện đại; kiên định đường lối đối ngoại, hòa bình độc lập, hữu nghị và hợp tác trước sau như một, nhất là hội nhập với khu vực và quốc tế, góp phần tích cực xây dựng cộng đồng ASEAN; nâng cao khả năng lãnh đạo, sức chiến đấu và tính tiên phong của Đảng, trong đó tăng cường công tác xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, củng cố và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng lý luận của Đảng; nâng cao bản chất chính trị, đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, củng cố bộ máy tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, trên tinh thần thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ nghiêm minh; đổi mới công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ và đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng; tăng cường hiệu quả và hiệu lực công tác kiểm tra. Để hiện thực hóa mô hình xã hội XHCN ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, hiện nay Đảng nhân dân cách mạng Lào đang lãnh đạo xã hội thực hiện các phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu là: Phát triển kinh tế là trọng tâm; tập trung giải quyết xóa nghèo cho nhân dân, đảm bảo an ninh về lương thực gắn liền với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa; bảo đảm giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, vì sự phát triển, tích cực hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ, tính dân chủ trong nhân dân theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, ra sức củng cố xây dựng Đảng vững mạnh và trong sạch, tăng cường năng lực cầm quyền của Đảng, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng CNXH ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

              THÀNH TỰU, THÁCH THỨC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH CNXH HIỆN THỰC Ở LÀO

                Nước Lào đã phối hợp chặt chẽ giữa công tác ngoại giao của Đảng, nhà nước và các tổ chức đoàn thể với cụng tỏc quốc phũng – an ninh, thể hiện rừ với việc làm trũn vai trũ chủ nhà tổ chức các hội nghị ngang tầm quốc tế, nhất là Hội nghị Đối tác nghị viện Á – Âu lần thứ 7, Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ 9, trở thành Thành viên Chính thức Tổ chức thương mại thế giới, được bầu làm ủy viên của các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác…. Hai là, nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng, nhất là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp quán triệt đường lối, phương hướng và nhiệm vụ chung của Đảng, cũng như cụ thể hóa những chủ trương, đường lối bằng việc lập kế hoạch, dự án cụ thể phù hợp với đặc điểm và thế mạnh từng nơi, từng địa phương; đồng thời, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế và truyền thống của nhân dân trong việc tham gia sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

                KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM

                  Với diện tích tự nhiên hơn 331 nghìn km2, bờ biển dài, Việt Nam có sự đa dạng về địa chất, địa hình, tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú về chủng loại, một số loại có trữ lượng lớn như dầu, khí, than, sắt, đồng, bô-xít, chì, kẽm, thiếc, a-pa-tít, đất hiếm, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Đồng thời, Việt Nam còn có nhiều hệ sinh thái rừng, với sự đa dạng và phong phú về các loài động vật, thực vật, với khoảng hơn 42 nghìn loài sinh vật đã được xác định… Do đất nước trải dài từ Bắc xuống năm, đường bờ biển dài Việt Nam cũng đa dạng về cảnh quan thiên nhiên: rừng núi, biển, cao nguyên,… đều có.

                  XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRƯỚC ĐỔI MỚI (1954 - 1986)

                    Sở hữu, cho đến năm 1986, công hữu vẫn là hình thức sở hữu phổ biến và khá toàn diện trong lĩnh vực sản xuất trao đổi lưu thông và tiêu thụ với hai hình thức sở hữu toàn dân (các đơn vị kinh tế quốc dân) và sở hữu tập thể (các hợp tác xã ), hình thức sở hữu tư nhân chỉ còn lại rất ít quan hệ trao đổi giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh chủ yếu diễn ra theo kế hoạch từ nhà nước, với các chỉ tiêu định mức cụ thể về cấp phát vật tư và giao nộp sản phẩm vì vậy giá trị thực của hàng hóa chưa phải là căn cứ duy nhất trong trao đổi. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong 2 kế hoạch 5 năm liền đưa lại kết quả là nhiều công trình công nghiệp tương đối lớn đã được xây dựng như nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thủy điện Hòa Bình, Trị An, khu vực dầu khí Vũng Tàu, các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hà Tiên, nhà máy phân lân Lâm Thao, nhà máy sợi Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang; nhà máy đường Sơn Lam, La Ngà; các nhà máy giấy Bãi Bằng, Tân Mai… nhờ vậy mà năng lực một số ngành sản xuất tăng lên.

                    XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (TỪ 1986 ĐẾN NAY)

                      Đại hội X xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng gồm 8 đặc trưng cơ bản: “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”89. Những phương hướng cơ bản đó bao gồm: Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường; hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh91.