Các công trình trên đã đưa ra được nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường, giải quyếtđược cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn đặt ra trong mối quan hệ biện chứng giữa pháttriển kinh tế đi đô
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
-
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ, QUA
THỰC TIỄN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S HỒ XUÂN QUANG SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐINH VŨ HOÀNG PHONG
Trang 24 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương luận và phương pháp nghiên cứu 7
5.1 Phương luận 7
5.2 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8
7 Kết cấu Đề tài 8
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ 9
1.1 Khái quát chung về bảo vệ môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường 9
1.1.1 Khái niệm môi trường 9
1.1.2 Khái niệm bảo vệ môi trường 9
1.1.3 Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường 9
1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế 10
1.3 Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế 12
Trang 31.4 Các yếu tổ đảm bảo đến việc thực hiện bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế
14
Tiểu kết chương 1 16
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 17
2.1 Tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế 17
2.1.1 Việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về BVMT 17
2.1.2 Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế 29
2.2 Những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế 30
2.2.1 Những tồn tại về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về BVMT 30
2.2.2 Những tồn tại về việc thực thi pháp luật của các cơ sở y tế 30
Tiểu Kết Chương 2: 31
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MỒI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ 32
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế 32
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế 32
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện các qui định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường 32
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện các qui định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường 32
3.2.3 Giải pháp về mặt cơ cấu tổ chức quản lý môi trường, nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng BVMT 323.2.4 Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực BVMT.32
Trang 43.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong các
cơ sở y tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế 32
3.3.1 Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho BVMT 32
3.3.2 Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báoô nhiễm môi trường 32
3.3.3 Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật 32
Trang 5MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm mang tính toàn cầu, đã và đang trở thànhmột trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớnnhất của nhân loại Vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiệnnay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động từ các cơ sở y tế Vấnđề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sựtồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai Giải quyết vấn đề ô nhiễm môitrường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòihỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cảhệ thống chính trị và của toàn xã hội Cuộc sống con người càng được nâng cao thìcông tác chăm sóc sức khỏe cho bản thân càng được chú trọng Các dịch vụ y tế ngàycàng được cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng Cả dịch vụ y tế công và y tế tư nhâncạnh tranh nhau nhằm đem lại dịch vụ tốt nhất cho người dân Tuy nhiên trong quá trìnhhoạt động của hệ thống y tế nhất là các Bệnh viện đã phát sinh ra môi trường nhiều loạichất thải và một phần không nhỏ trong đó là chất thải nguy hại cần phải được quản lýchặt chẽ Chất thải y tế bao gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại,trong đó chiếm phần lớn (khoảng 80-90%) là chất thải y tế thông thường, chỉ khoảng10-20% là chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải hóa họcnguy hại yêu cầu phải quản lý đúng quy định để bảo đảm an toàn với con người và môitrường Theo Tổ chức y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải không nhiễm khuẩn nhưng độchại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hoá chất độc hại phát sinh trong quátrình chẩn đoán và điều trị Vì vậy chất thải rắn y tế (CTRYT) được xác định là chấtthải nguy hại, nằm trong danh mục A các chất thải nguy hại có mã số A4020 - Y1.Khoa học kỹ thuật trong y học phát triển, các bệnh viện không chỉ phát triển về quy mômà còn phát triển theo hướng chuyên khoa sâu nên chất thải y tế cũng tăng nhanh về sốlượng và phức tạp về thành phần Đây là nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường, là môitrường lý tưởng cho các vi khuẩn, vi rút gây bệnh ký sinh, lây lan, lây chéo các bệnhtruyền nhiễm cho cộng đồng dân cư Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau các cơ sở ytế, dịch vụ y tế ở Việt Nam vẫn đang quản lý chất thải rắn tế một cách chưa triệt để
Trang 6Nhiều cơ sở còn bỏ ngỏ về vấn đề này, môi trường các Bệnh viện, các cơ sở khám chữabệnh ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và chất lượng điều trị chobệnh nhân.
Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn diễn ra phổ biến với tínhchất và mức độ rất đa dạng Việc xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường còn chậm sovới tốc độ phát triển xã hội nói chung và các mối quan hệ xã hội cần điều chỉnh tronglĩnh vực môi trường nói riêng Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thựchiện chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao Thực trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ởnước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có lý do từ chính bản thânhệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường còn những bất cập, hạn chế nhất định rất cầnđược nghiên cứu, xây dựng cho hoàn thiện hơn Trong đó một trong những vấn đề cấpthiết là việc gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở y tế ở Việt Nam nói chung và TỉnhThừa Thiên Huế nói riêng
“Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất ven biển miền Trung Việt Nam, thuộc BắcTrung Bộ, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông, có tọađộ địa lý ở 16° – 16,8° vĩ độ Bắc và 107,8° – 108,2° kinh độ Đông Thừa Thiên Huếcách thủ đô Hà Nội 675 km về phía nam, cách thành phố Đà Nẵng 94 km về phía bắcvới ranh giới tự nhiên là dãy núi Bạch Mã Năm 2018, Thừa Thiên Huế là đơn vị hànhchính Việt Nam đông thứ 36 về số dân, xếp thứ 39 về Tổng sản phẩm trên địa bàn(GRDP), xếp thứ 42 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 52 về tốc độ tăng trưởngGRDP Với 1.163.500 người dân, GRDP đạt 47.428 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0600 tỉUSD), GRDP bình quân đầu người đạt 40,76 triệu đồng (tương ứng với 1.770 USD),tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,08% Diện tích của tỉnh là 4.902,4 km², dân số tính đếnnăm 2020 là 1.133.700 người.” 1
Theo con số thống kê gần nhất được đăng từ bài báo của trang thông tin điện tử tỉnhthừa thiên huế (thuathienhue.gov.vn) Tổng số cơ ở y tế trên toàn tỉnh: 172, trong đó:21bệnh viện;01 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng;01 Bệnh viện da liễu;04phòng khám đa khoa khu vực;141 trạm y tế xã phường;04 cơ sở y tế khác.Tổng sốgiường bệnh: 7.645, trong đó:Bệnh viện: 7.463 giường;Bệnh viện điều dưỡng và phụchồi chức năng: 120 giường; Bệnh viện da liễu: 62 giường nhu cầu khám chữa bệnh trên2
địa bàn ngày càng có xu hướng tang cao tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm từ các nguồn tại1 Theo Wikipedia truy cập ngày 23/1/2022
Trang 7các cơ sở y tế như Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế,bệnh nhân và người nhà bệnh nhân;chất thải nhựa thông thường phát sinh từ hoạt độngkhám chữa bệnh;chất thải nhựa tái chế phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh;chất thảinhựa lây nhiễm phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh;chất thải nhựa nguy hại khônglây nhiễm phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh khi chất thải y tế không được xử lýđúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễmmôi trường đất, nước, không khí Việc sử dụng lò đốt thủ công để xử lý chất thải y tếcũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động xấu đến môi trường sống tựnhiên, sức khỏe, thể chất con người Vì vậy, việc phòng ngừa, đề ra giải pháp mang tínhchính sách, pháp chế tạo hành lang thông thoáng, thuận lợi trong việc chấp hành phápluật bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy được quá trình phát triển kinh tế tại các địaphương trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là nhu cầu bức thiết Do đó, “Pháp luật vềbảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế, qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế” là đề tài sẽgóp phần củng cố và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và tại các cơsở y tế nói riêng, đồng bộ và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thừa ThiênHuế nói riêng và cả nước nói chung.
2 Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, vấn đề thực thi pháp luật nói chung và thực thi pháp luật về bảo vệmôi trường trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội đã được Đảng và Nhà nước vàđặc biệt là các nhà khoa học, những người làm công tác lý luận đặc biệt quan tâmnghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau Để nghiên cứu về vấn đề pháp luật vềbảo vệ môi trường qua thực tiễn áp dụng tại các cơ sở y tế tác giả đã tham khảo các đềtài nghiên cứu về bảo vệ môi trường từ đó tìm ra những điểm riêng của pháp luật về bảovệ môi trường Nghiên cứu về vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường thời gian qua có mộtsố luận văn và công trình nghiên cứu sau:
- “Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường” của Nguyễn Duy Hà [(2008),Luận văn thạc sĩ Luật học, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, HàNội], đã làm sáng tỏ vấn đề Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường, một lĩnhvực còn mới so với các lĩnh vực khác; nêu kết quả, hạn chế; đề xuất các giải pháp thựchiện ở Bình Thuận trong thời gian tới
- “Pháp luật về bảo vệ môi trường biển qua thực tiễn thi hành tại Thừa Thiên Huế”của Phạm Thị Hồng Oanh [(2015), Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế, Đại học Luật - Đại
Trang 8học Huế], đã phân tích, đánh giá thực trạng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMTbiển ở tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa ra một số giải pháp.
- “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức” củaChử Công Quyền [(2017), Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường, Trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên], đã phân tích đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế,thực trang quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, đề xuất một sốgiải pháp
Các công trình trên đã đưa ra được nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường, giải quyếtđược cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn đặt ra trong mối quan hệ biện chứng giữa pháttriển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, nhưng các công trình này thường nghiên cứuở tầm quốc gia, địa phương khác, chưa có công trình nào nghiên cứu đề cập đến vấn đềthực thi pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế nói chung mà chỉ đi sâu từngcơ sở riêng biệt và chưa nghiên cứu mang tính tổng thể các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế Vì vậy, bài luận là công trình nghiên cứu kha học đầu tiên tập trungvào phân tích thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường và thực tiễn thực thi pháp luật tạicác cơ sở y tế tại Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đíchMục đích đề tài nhằm phân tích cơ sở lý luận về pháp luật về bảo vệ môi trường quathực tiễn tại các cơ sở y tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu làm rõ và đánh giá thựctrạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường qua thực tiễn tại các cơ sở y tế ở tỉnhThừa Thiên Huế, đề xuất biện pháp tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệtrường qua thực tiễn tại các cơ sở y tế ở tỉnh Thừa Thiên huế
3.2 Nhiệm vụLuận văn có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau:-Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản pháp luật về bảo vệ môi trường -Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ môitrường
-Đánh giá tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường tại tại các cơ sở y tếtrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu qua của việcáp dụng biện pháp hành chính nhằm bảo vệ bảo vệ môi trường
Trang 94 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứuĐề tài tập trung chủ yếu vào những pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiệnbảo vệ moi trương tại các cơ sở y tế có khả năng phát sinh nguy cơ gây ô nhiễm môitrường
4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tếtrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Phạm vi về thời gian: từ năm 2017 đến thời điểm Luật bảo vệ môi trường năm2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện hành có hiệu lực
5 Phương luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Phương luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam, kết hợp các yêu cầu bảo vệ môi trường, pháttriển bền vững thể hiện trong các chủ trương, định hướng, chính sách phát triển bềnvững, ứng phó với biến đổi khí hậu của Đảng và pháp luật của Nhà nước với sự cụ thểhóa và tổ chức thực hiện pháp luật ở cấp địa phương
5.2 Phương pháp nghiên cứuPhương pháp thu thập thông tin : Thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ cácnguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, các nghị quyết củaĐảng, luật, nghị định của chính phủ, các quy định của bộ ngành ở trung ương và địaphương; các cong trình nghiên cứu, các bài báo cáo tài liệu thông kê của chính quyềnban ngành đoàn thể, tổ chức cá nhân liên quan trực tiếp hoặc giáng tiếp tới việc thựchiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế tại tỉnh Thừa Thiên huế
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trongchương 1 và chương 2 để phân tích các cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật về bảovệ môi trường theo pháp luật Viêt Nam hiện hành; từ đó rút ra những hạn chế, nguyênnhân, của những hạn chế và đề ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết những hạn chếtồn tại trong việc bảo vệ môi trường
Phương pháp thống kê: Là phưng pháp thu thập tổng hợp trình bày số liệu, tính toáncác đặc trưng của đối tượng nghiên cứu Nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dựđoán và đề ra các quyết định
Trang 106 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Cung cấp những thông tin thực tiễn và đề xuất những giải pháp tham khảo đối vớicác cơ sở y tế về thực hiện bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả phápluật về bảo vệ mồi trường tại các cơ sở y tế
Trang 11Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ1.1 Khái quát chung về bảo vệ môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường
1.1.1 Khái niệm môi trường “Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài củamột hệ thống hoặc một cá thể hoặc sự vật nào đó Chúng tác động lên hệ thống này, xácđịnh xu hướng và tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp, trongđó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên vànhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt độngsống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thểchế.”3
Theo khoản 1 Điều 3 luật bảo vệ môi trường 2020 thì định nghĩa môi trường: “Môitrường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triểncủa con người, sinh vật và tự nhiên.”
1.1.2 Khái niệm bảo vệ môi trường “Bảo vệ môi trường là việc bảo vệ môi trường tự nhiên của các cá nhân, tổ chức vàchính phủ Mục tiêu của nó là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiênhiện có và nếu có thể, để sửa chữa thiệt hại và tạo ra xu hướng ngược lại.Do áp lực củaviệc tiêu thụ quá mức, tăng trưởng dân số và công nghệ, môi trường sinh lý đang bị suythoái, và sự suy thoái này là vĩnh viễn”4
Theo khoản 2 Điều 3 luật bảo vệ môi trường 2020, thì hoạt động bảo vệ môi trườngđược hiểu là: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác độngxấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môitrường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạngsinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.”
1.1.3 Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường Pháp luật về bảo vệ môi trường là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do nhànước, hoặc các cơ quan có thẩm quyền ban hành bao gồm các qui phạm phạm pháp3 Theo Wikipedia truy cập ngày 24/1/2023
Trang 12luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quátrình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc vài yếu tố của môi trườngtrên cơsở kết hợp phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môitrường sống của con người
1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triểnkinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảovệ môi trường chưa chú trọng đúng mức Kết cấu hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệpở một số nơi chưa có các công trình bảo vệ môi trường, các cơ sở y tế không thực hiệncác yêu cầu bảo vệ môi trường dẫn đến việc tồn tại nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng phải xử lý triệt để Hầu hết các bãi chôn lấp chất thải rắn còn thô sơ,không bảo đảm các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật, các lò đốt chấc thải rắn chưa đáp ứngđủ công suất hoạt động, hệ thống xử lý rác thải lỏng ra môi trường còn yếu kém về kỹthuật, cơ sở vật chất, kèm theo ý thức chấp hành pháp luật về uy định xử lý rác thải y tếcòn thấp Phần lớn chất thải nguy nhiễm nặng, nhiều nơi nguồn nước mặt, nước ngâmbị nhiễm dòng sông bị ô độc Nhiều bệnh tật nguy hiểm xuất hiện những tác hại còntồn đọng mà chưa có hướng giải quyết
Thực trạng rác thải y tế tại Việt Nam ngày càng diễn biến theo hướng hết sức phứctạp Theo các con số thống kê được, mỗi ngày có tới 120.000 m3 nước thải y tế, 350 –400 tấn chất thải y tế (trong đó có khoảng 42 tấn chất thải y tế nguy hại) được thải rangoài môi trường
Tuy nhiên, đứng trước thực trạng trên thì nhiều cơ sở y tế vẫn chưa quan tâm đếnviệc xử lý rác thải y tế Hiện nay, mới chỉ có 53.4% trong số 1263 bệnh viện có côngtrình xử lý nước thải, 90% số bệnh viện đã thu gom hàng ngày, 67% cơ sở ý tế có lòđốt, 32.2 % xử lý rác thải y tế bằng lò thủ công hoặc công nghệ chôn lấp bệnh viện.Hiện nay hầu hết các bệnh viện mới chỉ đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn bằng hệthống các lò đốt Đốt với chất thải lỏng mới chỉ dừng lại ở công đoạn thu gom, trongkhi đó nước thải bệnh viện lại có đến 20% chất thải nguy hại Các loại thuốc điều trịbệnh ung thư hoặc sản phẩm chuyển hoá của chúng, nếu xả thải ra môi trường khôngqua xử lý, có khả năng gây quái thai, ung thư cho người tiếp xúc Nước thải bệnh viện ônhiễm nặng gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn, tổng số coliform trung bình là 2 x 107MPN/100ml cao hơn 20.000 lần tiêu chuẩn thải Lượng nước thải chưa được xử lý này
Trang 13thải trực tiếp ra ngoài môi trường, đây là tình trạng chung của các bệnh viện tuyếnhuyện trên phạm vi cả nước Theo báo cáo của Bộ Y Tế, hiện nay mới chỉ có khoảng1/3 số bệnh viện tuyến huyện có hệ thống xử lý nước thải Các bệnh viện có quy mônhỏ nên hầu như không có đơn vị vận hành trạm xử lý nước thải 5
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường do rác thải y tế.Song, nguyên nhân lớn nhất có thể kể đến là do thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật để xử lýtriệt để các loại rác thải y tế nguy hại Hiện nay, 30% cơ sở y tế (trong đó 60% ở cácnước kém phát triển) không được trang bị để xử lý lượng chất thải hiện đại (Hà, 2022).Hơn thế nữa, khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt khôngđúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Việcsử dụng lò đốt thủ công để xử lý chất thải y tế cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chưa có sự quan tâm sát sao đối với các cơ sở khámchữa bệnh Xét về khía cạnh pháp luật, một số quy định pháp luật còn chung chung,thiếu thực tế, các quy định xử lý vi phạm còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc quản lý chấtthải y tế nguy hại còn có những sai phạm, tồn tại nhiều bất cập Về phía cộng đồng, đasố người dân chưa ý thức được về những hiểm họa của rác thải y tế, còn sử dụng mộtcách lãng phí không cần thiết các trang thiết bị, vật phẩm, dụng cụ y tế Những nguyênnhân này đã và đang làm cho tình trạng ô nhiễm rác thải y tế tại Việt Nam nói riêng vàtrên thế giới nói chung trở nên ngày càng nghiêm trọng và đáng báo động Có thể thấy,ô nhiễm môi trường do rác thải y tế để lại những hậu quả vô cùng nặng nề Rác thải y tếảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người Nước thải của một số bệnh viện cóhàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm, ký sinhtrùng, virus bại liệt, mà khi hòa vào nước thải sinh hoạt, có khả năng xâm nhập các loạithủy sản, vật nuôi, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người (Tế, 2006) Việc tiếpxúc gần với nguồn ô nhiễm này có nguy cơ gây ung thư và các bệnh hiểm nghèo kháccho con người Một số loại virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV) cũng nhưcác virus lây qua đường máu như viêm gan B, C có thể lan truyền ra cộng đồng qua conđường rác thải y tế Chất thải y tế không được xử lý, tiêu hủy đúng quy trình sẽ dẫn đếnsự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, gây ô nhiễm đất trầm trọng Bụirác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, phát sinh trong khâu phân loại - thu gom -vận chuyển chất thải y tế có thể phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm bụi, thải ra cáckhí axit, Dioxin, Furan, CH4, H2S gây ô nhiễm không khí Nước thải từ các cơ sở y tế
Trang 14có thể chứa các hóa chất độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng (BBT, 2015) Do đó, nếukhông được xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm môi trườngnước nặng nề, nguồn nước mặt, nhiều nơi ứ đọng, thẩm thấu ảnh hưởng đến mạch nướcngầm6
Năng lực tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế ởnước ta còn yếu kém Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường là yêucầu bức thiết hiện nay
1.3 Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế
- Các qui định pháp luật về Đánh giá môi trường Là công cụ hữu hiệu để quản lýmôi trường qua việc buộc các dự án, các hoạt động phát triển phải nghiên cứu, lập báocáo đánh giá môi trường để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phêduyệt vững, bởi vì đây là công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường và phát triển bềnthông qua quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường của cơ quan nhànước có thẩm quyền, các cơ quan này sẽ xác định được mức độ tác động đến môitrường của dự án để đưa ra quyết định có đồng ý cho dự án triển khai hay không triểnkhai, nếu triển khai thì yêu cầu chủ đầu tư phải đưa ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệmôi trường, trong đó có phải xây dựng các công trình xử lý chất thải phù hợp để đảmbảo xử lý triệt để, đúng qui định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng,hoạt động của các cơ sở y tế các dự án về y tế khác.Sản phẩm báo cáo đánh giá môitrường được phê duyệt là căn cứ để chủ đầu tư thực hiện các giải pháp, biện pháp kiểmsoát, phòng ngừa, xử lý môi trường, tuân thủ những cam kết đã nêu trong báo cáo đánhgiá môi trường; là cơ sở đề các cơ quan thực thi pháp luật tiến hành kiểm tra, thanh traviệc thực hiện các cam kết đã nêu của chủ đầu tư trong báo cáo đánh giá môi trườngnhằm làm căn cứ để xử lý vi phạm (nếu có) theo qui định của pháp luật
- Các qui định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường Để đảm bảo kiểm soát ônhiễm môi trường, các qui định của pháp luật trong lĩnh vực này điều chỉnh các vấn đềcơ bản sau:
Để có cơ sở phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường,pháp luật bảo vệ môi trường quy định các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường Theo6Trích từ bài viết “Ô nhiễm môi trường do rác thải y tế” của các đồng tác giả: Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thanh Tâm,
Trang 15khoản 10 Điều 3, luật bảo vệ môi trường 2020 thì “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường làquy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàmlượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm,hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật” Đốivới các cơ sở y tế có các quy chuẩn để các chủ thể căn cứ thực hiện cũng như áp dụngxây dựng các hệ thống phương án xử lý chất thải phù hợp theo quy định của pháp luậtnhư: Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong khuôn viên cơsở y tế, Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế;QCVN 02/2012/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về lò đốt chất thải rắn y tế,QCVN 28:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế Đồng thời đâylà cơ sở để cơ quan thực thi pháp luật như thanh tra chuyên ngành môi trường, lựclượng cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường tiến hành lấy mẫu, phân tích để xử lýcác vi phạm
Để làm tốt công tác phòng ngừa ô nhiễm môi trường thì phải thực hiện tốt côngtác quản lý chất thải, trong đó có qui định chung về quản lý chất thải; ban hành cụ thểcác chế định về quản lý chất thải nguy hại; quản lý chất thải rắn; quản lý nước thải Mộtnhiệm vụ quan trọng trong công tác kiểm soát ô nhiễm là việc xử lý ô nhiễm Theo đó,pháp luật bảo vệ môi trường quy định cụ thể, chặc chẽ các chế định về xử lý ô nhiễm,phục hồi và cải thiện môi trường, bao gồm các nội dung: xử lý cơ sở gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng, xử lý, phục hồi môi trường bị ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó,khắc phục và xử lý sự cố môi trường
- Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm bảo vệ môi trườngCác quy định của pháp luật về xử lý vi phạm bảo vệ môi trường là qui định việc xácđịnh thế nào là một hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và nếu vi phạm thìphải chịu áp dụng các chế tài nào Vì vậy, có thể thấy “vi phạm pháp luật bảo vệ môitrường là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm các qui định của phápluật trên lĩnh vực bảo vệ môi trường, có thể là tội phạm hoặc không phải tội phạm màtheo quy định của pháp luật phải bị xử lý”
Hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được xác định thông qua các đặcđiểm: tính xâm hại đến các qui định về bảo vệ môi trường, tính nguy hiểm cho xã hội;tính có lỗi; tính trái pháp luật; tính chịu xử lý vi phạm Bộ luật hình sự qui định “chỉ
Trang 16người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự qui định mới phải chịu trách nhiệmhình sự”; còn luật vi phạm hành chính đã nêu rõ nguyên tắc “mọi vi phạm hành chínhphải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả dovi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo qui định của pháp luật” Theo quiđịnh của pháp luật hành chính và luật hình sự, muốn xác định chủ thể vi phạm phải đủbốn yếu tố cấu thành, đó là: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể do Viphạm phải được khắc phục theo qui định của pháp luật hành chính và luật hình sự,muốn xác định chủ thể phạm tội phải đủ bốn yếu tố cấu thành, đó là: mặt khách quan,mặt chủ quan, khách thể, chủ thể.Đối tượng điều chỉnh của pháp luật xử lý vi phạmtrên lĩnh vực bảo vệ môi trường là tổ chức, cá nhân vi phạm các qui định của pháp luậtvề bảo vệ môi trường, trong đó các chủ thể vi phạm sẽ bị xử lý dưới các hình thức như:phạt tù (đối với cá nhân, không áp dụng đối với tổ chức), phạt cảnh cáo, phạt tiền, thựchiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do các cơ quan, người cóthẩm quyền áp dụng Cụ thể tại nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2022của chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1.4 Các yếu tổ đảm bảo đến việc thực hiện bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế
- Đảm bảo bảo vệ môi trường bằng các biện pháp chế tài + Chế tài hình sự: đây là chế tài có mức độ xử lý nghiêm khắc nhất do tòa án ápdụng đối với những chủ thể có hành vi phạm tội
+ Chế tài hành chính: đây là trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước có thẩmquyền được qui định cụ thể trong luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và nghị địnhchuyên ngành để áp dụng đối với các chủ thể vi phạm hành chính, cụ thể tại nghị định45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2022 của chính phủ quy định về xử lý vi phạmhành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Chỉ ra 1 số hành vi vi phạm hành chínhtrong xử lý rác thải y tế từ các cơ sở y tế
+ Chế tài dân sự (kinh tế): đây là loại chế tài do tòa án hoặc các cơ quan có thẩmquyền được pháp luật qui định được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm phápluật bảo vệ môi trường và gây thiệt hại
- Đảm bảo bảo vệ môi trường bằng hệ thống các cơ quan thực thi pháp luậtĐể thống nhất, tập trung làm tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,Bộ Tài nguyên – môi trường là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quảnlý nhà nước về môi trường trên phạm vi cả nước Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các
Trang 17Đoàn thể Trung ương có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môitrường thực hiện quản lý các vấn đề môi trường trong phạm vi ngành Tại các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài nguyên – môi trường được giao nhiệm vụ làcơ quan thường trực tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề môi trường tại địa phương, gồm các đơn vị chuyền môn: Thanh tra, Chi cục bảo vệmôi trường; Phòng quản lý tài nguyên nước và khí tượng Thủy văn.
- Đảm bảo bảo vệ môi trường bởi ý thức pháp luật của các chủ thể thực thi pháp luậtbảo vệ môi trường
Ý thức pháp luật cũng là một yếu tố bảo đảm việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môitrường một cách thực chất Trong đời sống thực tế hàng ngày đã chứng minh cho chúngta thấy nếu bất cứ cá nhân, tổ chức nào có ý thức pháp luật cao thì việc thực hiện, tuânthủ pháp luật rất triệt để và ngược lại trên thực tế, sự thay đổi đó chưa đồng đều trongtoàn bộ hệ thống, tại một số bệnh viện, cơ sở y tế vẫn còn có không ít người thiếu ýthức trong việc giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng như tình trạng hút thuốc lá và vứtrác bừa bãi, nhà vệ sinh bệnh viện thiếu nước, thiếu xà phòng rửa tay, thiếu giấy vệ sinhvà còn mùi hôi Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bệnh viện, cơ sở y tế với cộng đồngdân cư xung quanh trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường cơ sở y tế chưa cao nên vẫncòn tình trạng xả rác thải, tập kết rác thải cạnh khuôn viên cơ sở y tế, nhất là tại cácthành phố, khu đô thị đông dân cư
Để giữ gìn vệ sinh môi trường trong cơ sở y tế ngày càng xanh-sạch-đẹp, gópphần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sức khỏe cộng đồng, làm giảm tình trạngnhiễm khuẩn và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế, rất cần sự hợptác tích cực giữa cán bộ nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh và cộngđồng dân cư xung quanh cơ sở y tế Đây là một trong những yếu tố quan trọng trongviệc đảm bảo bảo vệ môi trường tại các sơ sở y tế
- Bảo đảm bảo vệ môi trường bằng các biện pháp kích thích kinh tế Trong hoạt động bảo vệ môi trường, các biện pháp kích thích kinh tế tỏ ra khá hiệuquả, đặc biệt trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay Trên cơ sở sửdụng công cụ kinh tế tác động trực tiếp vào lợi ích của người gây ô nhiễm sẽ làm thayđổi hành vi của họ theo hướng có lợi cho môi trường
Trong thời gian qua, tại Việt Nam việc thể chế hoá các công cụ kinh tế trong bảo vệmôi trường đang được thực hiện Pháp luật bảo vệ môi trường đã qui định các biện pháp
Trang 18tài chính liên quan đến lĩnh vực này bao gồm các quy định về thuế môi trường, ký quỹphục hồi môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, nước thải, khai tháckhoáng sản, qui định về bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường, các chính sáchhỗ trợ tài chính của Nhà nước (miễn, giảm thuế đối với hoạt động tái chế từ chất thải ),ban hành các giải thưởng môi trường, dán nhãn sinh thái Các biện pháp này đã gópphần kích thích cần thiết đối với các chủ thể thực thi pháp luật bảo vệ môi trường theohướng tích cực.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã làm rõ một số khái niệm về môi trường, bảo vệ môi trường, pháp luậtbảo vệ môi trường qua đó phân tích một số lý luận chung sự cần thiết về bảo vệ môitrường từ các cơ sở y tế, xác định các nội dung pháp luật bảo vệ môi trường từ các cơ sởy tế với một số nôi dung như: Các qui định pháp luật về Đánh giá môi trường Là côngcụ hữu hiệu để quản lý môi trường qua việc buộc các dự án, các hoạt động phát triểnphải nghiên cứu, lập báo cáo đánh giá môi trường để cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền thẩm định, phê duyệt; Các qui định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trườngĐể đảm bảo kiểm soát ô nhiễm môi trường; Các quy định của pháp luật về xử lý viphạm bảo vệ môi trường Đồng thời chỉ ra những yếu tố đảm bảo đến việc thực hiệnbảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế
Trang 19Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆNPHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ2.1 Tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế 2.1.1 Việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về BVMT
Việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ BVMT Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW ban hành chương trình hành động tiếp tục thực hiện nghị quyết số 24-NQ/TW của ban chấp hành trung ương đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của bộ chính trị Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của BCHTW Đảng (khoá XI) về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả: Nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đã được nâng lên rõ rệt Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 09/2021/QĐ-UBND Ban hành quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, sơ chế, tái chế, xửlý phế liệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp thực hiện nhiệm vụ và chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đề ra trong công tác bảo vệ môi trường
Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến huyện, thị xã, thànhphố, xã phường được kiện toàn và tăng cường, những vấn đề bức xúc, các điểm nóng vềmôi trường đã từng bước được giải quyết có hiệu quả Công tác xử lý triệt để các cơ sởô nhiễm môi trường nghiêm cơ bản thực hiện tốt Nguồn đầu tư cho công tác bảo vệmôi trường được tăng lên theo từng năm; Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường từng bước được tăng cường, hoàn thiện và bảo đảm theo đúng quy định củapháp luật
Về nhiệm vụ quan trắc môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường Tỉnh ThừaThiên Huế đã xây dựng Báo cáo Hiện trạng môi trườn Tình hình thực tế và nhu cầucông tác quản lý môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã thực hiện cácbáo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề và các lĩnh vực nỗi cộm được cộng đồng quantâm, Đây là những dữ liệu về thực trạng môi trường của tỉnh và là một trong những cơ
Trang 20sở để các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinhtế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường
Việc thẩm định và phê duyệt cáo cáo ĐTM Công tác lập, thẩm định, phê duyệt báocáo Đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Cam kết bảo vệ môitrường, dự án ký quỹ phục hồi môi trường đã được thực hiện đúng quy định đề caođược tính phòng ngừa và nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ môi trường của các dựán sản xuất và dịch vụ ngày càng hiệu quả và nề nếp Việc xây dựng bộ thủ tục hànhchính về lĩnh vực môi trường được UBND tỉnh ra quyết định ban hành đã giúp rút ngắnthời gian cho các doanh nghiệp thành lập các cơ sở y tế ở các địa phương trong quátrình giải quyết các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường; đồng thời nâng cao chấtlượng thẩm định đánh giá tác động môi trường, đáp ứng yêu cầu công việc cải cáchhành chính của của tỉnh Việc chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn cho phòng Tài nguyênvà Môi trường các huyện, thị xã, thành phố trong việc cấp xác nhận Bản cam kết bảo vệmôi trường được chú trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trườngcủa địa phương
Việc đầu tư, sử dụng kinh phí cho công tác BVMT Thừa Thiên Huế vẫn là tỉnh cónền kinh tế phát triển chưa cao, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch nhưng còn chậm,chưa có dịch chuyển đột phá theo hướng hiện đại, vì vậy ngân sách đầu tư cho sựnghiệp môi trường của địa phương
Tỉnh đã rất quan tâm, bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường; chỉ đạo các ngành, cácđịa phương thực hiện theo Thông tư số 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sựnghiệp bảo vệ môi trường thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường do ngân sách nhànước bảo đảm của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môitrường, Nhờ có nguồn kinh phí này, các địa phương đã chủ động cân đối, bố trí chi chohoạt động quản lý môi trường; góp phần để công tác bảo vệ môi trường được triển khaithuận lợi Kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường được bố trí tăng lên hàng năm, do đómột số vấn đề lớn, cấp bách về môi trường của địa phương đã có nguồn kinh phí đểbước đầu chủ động thực hiện và từng bước giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn theo lộtrình thích hợp và đã có những đóng góp nhất định cho công tác bảo vệ môi trường tạiđịa phương; Nhìn chung, nguồn kinh phí phân bổ cho sự nghiệp môi trường cho các địaphương kịp thời và ổn định qua các năm Trong đó nguồn kinh phí được tập trung ưutiên đầu tư cho công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa các huyện, thị xã, thành phố