1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề từ vụ việc về sự cố môi trường của công ty formosa gây ra vào năm 2016 tại vùng biển bốn tỉnh miền trung phân tích để thấy rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính trong vụ việc trên

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ vụ việc về sự cố môi trường của công ty Formosa gây ra vào năm 2016 tại vùng biển bốn tỉnh miền trung. Phân tích để thấy rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính trong vụ việc trên.
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn ThS. Bùi Thị Nhuận Ánh
Trường học ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Chuyên ngành Luật hành chính
Thể loại Bài thuyết trình làm việc nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Từ các căn cứ trên, Bộ tài nguyên và môi trường chủ trìvới các bộ ngành đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong vàngoài nước và kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI THUYẾT TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM

CHỦ ĐỀ: TỪ VỤ VIỆC VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY

FORMOSA GÂY RA VÀO NĂM 2016 TẠI VÙNG BIỂN BỐN TỈNH MIỀNTRUNG PHÂN TÍCH ĐỂ THẤY RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRONG VỤ VIỆC TRÊN

TÊN NHÓM: Nhóm 5LỚP:LKT- K47KHỌC PHẦN: Luật hành chínhGIẢNG VIÊN: ThS Bùi Thị Nhuận Ánh

Huế, ngày 24 tháng 4 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 MÔ TẢ VỤ VIỆC VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY

FORMOSA 3

2 TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ 4

3 TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 7

4 TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG: 10

5 TRÁCH NHIỆM CỦA UBND TỈNH HÀ TĨNH 12

a) Trách nhiệm trước khi xảy ra sự cố: 12

b) Trách nhiệm trong khi xảy ra sự cố: 14

c) Trách nhiệm sau khi xảy ra sự cố: 14

6 TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN KỲ ANH, PHÒNGTÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG 16

a) Trách nhiệm của UBND Huyện Kỳ Anh trong sự cố môi trường của công ty Formosa: 16

b) Trách nhiệm của phòng tài nguyên môi trường 18

7 TRÁCH NHIỆM CỦA UBND PHƯỜNG KỲ TRINH 19

8 TỔNG KẾT VẤN ĐỀ 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

DANH SÁCH NHÓM 5 25

Trang 3

Bộ tài nguyên và môi trường chủ trì cùng các bộ ngành tổ chức rà soát cácnguồn thải, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và phát hiện công ty gang thépHưng Ngiệp Formosa (FHS) đã có một số hành vi vi phạm Đoàn cũng xácđịnh những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành của Formosa dẫn đến nướcthải từ công ty xả ra biển có chứa các độc tố như Phenol, Cyanua vượt quámức cho phép nhiều lần Theo kiểm tra, chỉ có duy nhất Formosa có thải racác chất độc tố này Từ các căn cứ trên, Bộ tài nguyên và môi trường chủ trìvới các bộ ngành đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong vàngoài nước và kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vậnhành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của FHS là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môitrường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trungthời gian qua.

Trang 4

Từ những chứng cứ khách quan, khoa học, Bộ tài nguyên và môi trườngcùng các bộ ngành liên quan đã nhiều lần làm việc với tập đoàn Formosa ĐàiLoan, công ty Formosa Hà Tĩnh để tới ngày 28 – 6 - 2016, phía Formosa HàTĩnh đã nhận trách nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường làm hải sản chếthàng loạt vừa qua Cũng theo bộ trưởng Trần Hồng Hà, phía Formosa HàTĩnh đã công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cốmôi trường nghiêm trọng trên Formosa cũng thực hiện bồi thường về kinh tếcho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm vàphục hồi môi trường ven biển tại 4 tỉnh miền Trung với tổng số tiền trên11.500 tỷ đồng (500 triệu USD) Bên cạnh đó, Formosa sẽ khắc phục triệt đểcác tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện côngnghệ sản xuất, đảm bảo xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ramôi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước để không tái diễnsự cố môi trường như đã xảy ra Formosa cũng cam kết phối hợp với các bộngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộđể kiểm soát môi trường biển miền Trung, đảm bảo phòng chống ô nhiễm, tạoniềm tin với Việt Nam 1

2 TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ- Chính phủ có trách nhiệm trong vụ Formosa vì những lý do sau:

“Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường được quyđịnh tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 “Trách nhiệm các cơ quan quản lý và cácđơn vị

1 Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:a) Xây dựng và ban hành các hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung thẩmđịnh, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ

1Sự cố môi trường ven biển miền Trung: Formosa nhâ ›n lỗi và bồi thường 500 triê ›u USD,

usd-post150815.html

Trang 5

https://cadn.com.vn/su-co-moi-truong-ven-bien-mien-trung-formosa-nhan-loi-va-boi-thuong-500-trieu-sung và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai tháckhoáng sản;

b) Thống nhất quản lý nhà nước về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cảitạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

c) Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án,phương án bổ sung thuộc thẩm quyền;

d) Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, cải tạo,phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

đ) Định kỳ kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồimôi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, báo cáo Thủtướng Chính phủ kết quả thực hiện.

2 Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọitắt là Bộ, ngành):

a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành hoặc trìnhcấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có liên quan tới cải tạo, phục hồimôi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khaithác khoáng sản;

b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức liênquan tổ chức triển khai các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường và kýquỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theoquy định tại Nghị định này;

c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫnviệc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại các quỹbảo vệ môi trường.”

- Theo đó, trong công tác bảo vệ môi trường thì chính phủ phải có trách nhiệm:+ Thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước;ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phápluật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường

+ Quyết định chính sách về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường; chỉ đạotập trung giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môitrường, cải thiện chất lượng môi trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát

Trang 6

ô nhiễm, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; phát triển năng lượng sạch,sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển ngành công nghiệp môi trường,dịch vụ môi trường

- Chính phủ còn có những thiếu sót trong quản lý:+ Chính phủ đã cấp phép cho Formosa Hà Tĩnh hoạt động khi chưa đánh giáđầy đủ tác động môi trường, dẫn đến việc công ty xả thải độc hại ra biển.+ Việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp chưa hiệu quả, không phát hiệnra hành vi vi phạm của Formosa kịp thời

- Chính phủ phản ứng chậm trễ: + Sau khi sự cố môi trường xảy ra, Chính phủ đã mất nhiều thời gian mới cóthể đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp

+ Việc cung cấp thông tin cho người dân về vụ việc còn nhiều hạn chế, dẫnđến hoang mang và lo lắng trong dư luận

- Chính phủ còn thiếu minh bạch:+ Quá trình đàm phán bồi thường thiệt hại cho người dân diễn ra thiếu minhbạch, dẫn đến nhiều nghi ngờ về việc Chính phủ thiên vị cho Formosa.+ Việc xử lý các cá nhân có liên quan đến vụ việc cũng chưa được công khaiđầy đủ

- Chính phủ đã thực hiện những biện pháp sau trong vụ Formosa:+ Theo quy định tại khoản 3, điều 96, Hiến pháp 2013:

“Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:3 Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học,công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, anninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc độngviên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiếtkhác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân”

+ Theo quy định tại khoản 2, điều 34, Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫnLuật Bảo vệ môi trường:

Trang 7

“ Theo khoản 2 Điều 34 Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường

2 Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đối với cơ sở gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng khi đưa vào danh mục bao gồm:

a) Di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải củamôi trường;

b) Cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải đạt quychuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

c) Cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực đã gây ô nhiễm.”

+ Yêu cầu Formosa xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho người dân và môitrường

+ Khởi tố hình sự đối với các cá nhân có liên quan đến vụ việc.+ Ban hành các quy định mới về quản lý môi trường chặt chẽ hơn.+ Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường

3 TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

- Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với vụ án Formosa rấtquan trọng và nặng nề Formosa là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại ĐàiLoan, và nó đã gây ra một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọngnhất ở Việt Nam trong lịch sử gần đây, gọi là "vụ cá chết hàng loạt" vào năm2016 Dưới góc độ trách nhiệm, Bộ Tài nguyên và Môi trường của một quốcgia có nhiệm vụ chính là bảo vệ và quản lý tài nguyên tự nhiên và môi trườngsống của cộng đồng

- Trong trường hợp Formosa, trách nhiệm của bộ này bao gồm:+ Giám sát và Đánh giá Môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường cần giámsát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là những ngành côngnghiệp như chế biến hóa chất, sản xuất thép và các ngành công nghiệp nặng

Trang 8

khác Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án công nghiệp lớn nhưFormosa cũng thuộc trách nhiệm của họ.

+ Thực Thi Luật Pháp Môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đảmbảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và luật phápmôi trường Trong trường hợp vi phạm, họ phải đưa ra các biện pháp trừngphạt và phải áp dụng một cách công bằng và hiệu quả

+ Bảo vệ Quyền Lợi Công Dân: Bộ này phải bảo vệ quyền lợi của cộng đồng,đảm bảo rằng môi trường sống của người dân không bị ảnh hưởng tiêu cựcbởi các hoạt động công nghiệp độc hại như của Formosa Điều này bao gồmcả việc đảm bảo an toàn thực phẩm và nước uống cho cộng đồng

+ Hỗ trợ Phục hồi và Bồi thường: Khi xảy ra thảm họa môi trường như vụ cáchết hàng loạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đảm bảo rằng các biệnpháp phục hồi được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả Họ cũngphải đàm phán với công ty gây ra thảm họa để đảm bảo rằng các biện phápbồi thường được thực hiện một cách công bằng và đủ đáng

 Những trách nhiệm này là cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ môitrường và sức khỏe của cộng đồng, và Bộ Tài nguyên và Môi trường phảithực hiện chúng một cách nghiêm túc và có trách nhiệm

- Cơ sở pháp lý+ Khoản 1, Điều 10, Luật bảo vệ môi trường 2014

“Điều 10 Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường1 Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấpquốc gia.”

+ Khoản 3, khoản 4, Điều 104, Luật bảo vệ môi trường 2014:

Điều 104 Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng3 Việc rà soát, phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được tiếnhành hằng năm và theo trình tự sau:

Trang 9

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàntrừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này và biện pháp xử lý gửi Bộ Tàinguyên và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnhlập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốcphòng, an ninh và biện pháp xử lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp,trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủquyết định danh sách và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng;

d) Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phảiđược thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi cơ sở có hoạt độnggây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và công khai cho cộng đồng dân cư biếtđể kiểm tra, giám sát.

4 Trách nhiệm tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quyđịnh như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọngtrên địa bàn;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốcphòng, an ninh;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp vớiỦy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng thuộc thẩm quyền quản lý;

Trang 10

d) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấptỉnh hằng năm đánh giá kết quả triển khai thực hiện xử lý cơ sở gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủtướng Chính phủ.

+ Khoản 3, Điều 107, Luật bảo vệ môi trường 2014

“Đi u 107 Trách nhi m trong kh c ph c ô nhi m và ph c h i môi trềệắụễụ ồường3 Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau:

a) Quy định tiêu chí phân loại khu vực ô nhiễm môi trường;b) Hướng dẫn thực hiện hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường; kiểm tra xácnhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường;

c) Điều tra, đánh giá và tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục ô nhiễm vàcải thiện môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh.”

+ Điểm b, khoản 2, điều 111, Luật bảo vệ môi trường 2014

“Điều 111 Xác định thiệt hại do sự cố môi trường2 Trách nhiệm điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môitrường gây ra được quy định như sau:

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức, điềutra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bànliên tỉnh.”

4 TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG:

- Theo điều 2 của Quyết định 30/2015/QĐ/UBND, từ đó phân tích trách nhiệm của sở tài nguyên và môi trường:

+ Về công tác quản lý nhà nước: Phê duyệt phương án thanh tra, kiểm tra chuyên ngành bảo vệ môi trường

Trang 11

 Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành bảo vệ môi trường đối với các tổchức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

 Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy địnhcủa pháp luật

 Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện cácquy định về bảo vệ môi trường

+ Về công tác tuyên truyền, giáo dục: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên

chức và người dân về bảo vệ môi trường. Phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp

với đặc điểm địa phương.+ Về công tác phối hợp:

 Phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong việc bảo vệ môi trường. Phối hợp với các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong việc tuyên

truyền, giáo dục bảo vệ môi trường. Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến

pháp luật về bảo vệ môi trường.+ Về các tài nguyên quản lí:

 Quản lý đất đai: lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất; cấp,chuyển quyền sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất;

 Quản lý khoáng sản: cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản; thanh tra,kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản;

 Quản lý nước: cấp phép khai thác, sử dụng nước; bảo vệ nguồn nước;  Quản lý rừng: cấp phép khai thác, sử dụng rừng; bảo vệ rừng; - Quá trình xử lý của sở tài nguyên và môi trường khi xảy ra vụ formasa:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh giám sát 24/24h kết quả quan trắc tựđộng, liên tục đối với nước thải và khí thải của Formosa Hà Tĩnh

Trang 12

+ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh vừa có công văn yêu cầu các cá nhânvà 3 tập thể trực thuộc Sở tự kiểm điểm nghiêm túc vì để xảy ra sự cố môitrường liên quan việc xả thải và chôn lấp chất thải công nghiệp lẫn nguy hạicủa Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, việc làm rõtrách nhiệm của từng tập thể, cá nhân sẽ được căn cứ vào chức năng, nhiệmvụ, lĩnh vực phụ trách công tác theo từng thời kỳ

+ Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cùng các cá nhân đã tổchức tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật.2

5.TRÁCH NHIỆM CỦA UBND TỈNH HÀ TĨNH

Để xảy ra vụ việc có hậu quả nghiêm trọng như trên thì trách nhiệm củaUBND tỉnh Hà Tĩnh là không nhỏ

a) Trách nhiệm trước khi xảy ra sự cố:

- UBND tỉnh Hà Tĩnh có nhiều trách nhiệm trong vụ việc Formosa xả thải gâyô nhiễm môi trường biển năm 2016, bao gồm:

+ Quản lý nhà nước về môi trường: Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 chúngta có thể thấy rằng UBND tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về môitrường trên địa bàn tỉnh, bao gồm việc cấp phép hoạt động cho các doanhnghiệp, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý viphạm và khắc phục hậu quả môi trường Việc ký kết hợp đồng thiếu chặt chẽ:UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thiếu sót trong việc thẩm định năng lực tài chính, kỹthuật và kinh nghiệm xử lý môi trường của Formosa trước khi ký kết hợpđồng đầu tư

+ Cấp phép cho Formosa: Việc cấp phép hoạt động cho dự án Formosa HàTĩnh được thực hiện theo quy định điều 47 của Luật Đầu tư 2005, cũng tạicuộc họp báo Chính phủ, liên quan đến việc cho Formosa thuê đất đến 70năm sẽ được xử lý như thế nào, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đào Quang Thu cho

2 Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh tự kiểm điểm sau sự cố Formosa, nguyen-va-moi-truong-ha-tinh-tu-kiem-diem-sau-su-co-formosa-3455801.html

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w