Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Chiến Tranh...9 a Hồ Chí Minh đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất, quy luật, tác động của...9 chiến tranh đến đời sống xã hội...9 b Hồ Chí Minh xác định tính chất x
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH (HP1)
Chủ đề: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh? Sinh viên rút ra được điều gì khi nghiên cứu vấn đề này?
Người thực hiện:
K24-C7
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Đình Tùng
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2024
PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
Trang 2TT Họ và tên Nội dung thực hiện
Thái độ, trách nhiệm làm việc nhóm Tốt Khá TB Kém
1 Nguyễn Thị Bích Liên
2 Lê Hà Gia Hân
3 Trần Tấn Khang
Các thành viên
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Liên Chữ ký:
2 Họ và tên: Lê Hà Gia Hân Chữ ký:
3 Họ và tên: Trần Tấn Khang Chữ ký:
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: 4
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH 5
1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh 5
a) Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội 5
b) Nguồn gốc của chiến tranh 5
c) Bản chất của chiến tranh 7
2 Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Chiến Tranh 9
a) Hồ Chí Minh đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất, quy luật, tác động của 9
chiến tranh đến đời sống xã hội 9
b) Hồ Chí Minh xác định tính chất xã hội của chiến tranh 10
c) Hồ Chí Minh khẳng định: Chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng 10
LIÊN HỆ - BÀI HỌC 11
KẾT LUẬN 12
MỞ ĐẦU:
Chiến tranh, với tư cách là một hiện tượng xã hội, đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc giữa các giai cấp, quốc
3
Trang 4gia và nền văn minh khác nhau Qua nhiều thế kỷ, chiến tranh đã không chỉ mang lại đau thương, mất mát mà còn thúc đẩy sự thay đổi trong cấu trúc xã hội, chính trị và kinh tế của các quốc gia Trong bối cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm sâu sắc
và toàn diện về chiến tranh, từ nguyên nhân đến bản chất và cách giải quyết
Chủ nghĩa Mác – Lênin, với nền tảng lý luận vững chắc, đã phân tích chiến tranh từ góc độ mâu thuẫn giai cấp, cho rằng đây là sản phẩm tất yếu của xã hội có
sự phân chia giai cấp Tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển từ nền tảng này nhưng được bổ sung bằng những kinh nghiệm thực tiễn của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, đã khẳng định rằng chiến tranh không chỉ là cuộc xung đột vũ trang mà còn là cuộc đấu tranh vì lý tưởng, phẩm giá và quyền sống của con người
Nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về chiến tranh không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những lý luận cách mạng
mà còn mở ra cái nhìn sâu sắc về giá trị của hòa bình và tự do trong thời đại ngày nay Trong bối cảnh toàn cầu hóa và những thách thức an ninh mới nổi, việc hiểu
rõ những quan điểm này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Điều này không chỉ cung cấp kiến thức lý luận mà còn tạo ra ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ hòa bình, xây dựng đất nước và phát triển xã hội
Hơn nữa, việc phân tích các quan điểm này còn giúp sinh viên nhận thức được vai trò của mình trong việc tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng hòa bình của dân tộc Từ đó, họ có thể đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như tham gia vào các hoạt động quốc tế, hướng tới một thế giới hòa bình, công bằng và phát triển bền vững Tiểu luận này sẽ đi sâu vào việc phân tích những quan điểm đó, từ nguyên nhân và bản chất của chiến tranh đến những bài học quý giá mà sinh viên có thể rút ra cho bản thân và xã hội trong bối cảnh hiện đại
Trang 5QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH
1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh
a) Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội
- Chiến tranh là một trong những vấn đề phức tạp, trước Mác đã
có nhiều nhà tư tưởng đề cập đến vấn đề này nhưng đều phiến diện hoặc rơi vào chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo; đáng chú ý nhất là tư tưởng của C.Ph.Claudơvít (1780 – 1831), ông quan niệm: Chiến tranh là một hành vi bạo lực để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình và là sự huy động sức mạnh không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến Ở đây, C.Ph.Claudơvít đã chỉ ra được đặc trưng cơ bản của chiến tranh là sử dụng bạo lực Tuy nhiên, C.Ph.Claudơvít chưa luận giải được bản chất của hành
vi bạo lực ấy Kế thừa có phê phán các quan niệm về chiến tranh trong lịch
sử chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định Với quan niệm này chiến tranh có 4 đặc trưng sau :
+ Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội nghĩa là không phải là hiện tượng tự nhiên bên ngoài xã hội, mà nó là hiện tượng chính trị xã hội, nó gắn với giai cấp, Nhà nước, đảng phái
+ Trong chiến tranh đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh cơ bản, lực lượng vũ trang là công cụ chủ yếu để tiến hành chiến tranh
+ Chiến tranh bao giờ cũng nhằm thực hiện mục đích chính trị của Nhà nước, của giai cấp nhất định
+ Chiến tranh có tính lịch sử nghĩa là nó chỉ tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, nó không tồn tại vĩnh viễn
Bốn đặc trưng của chiến tranh có quan hệ biện chứng với nhau, một hiện tượng được gọi là chiến tranh phải có đủ 4 đặc trưng trên nếu thiếu bất cứ đặc trưng nào thì nó không phải là chiến tranh
b) Nguồn gốc của chiến tranh
- Quan điểm ngoài
Mác-xít:
+ Chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo cho rằng: Chiến tranh là hiện tượng do thượng đế, chúa trời sinh ra để trừng phạt loài người vì những hành vi tội ác mà họ
đã gây ra ở dưới trần gian
+ Thuyết quyết định luận kỹ thuật khẳng định: Sự phát triển của KHKT là nguồn gốc, là thủ phạm gây ra mọi cuộc chiến tranh trong lịch sử
5
Trang 6+ Nhà tâm lý học Sigmund Freud (1856 – 1939) lại quy nguyên nhân chiến tranh và hành vi hiếu chiến của con người thuộc về bản năng phá hoại hay còn được gọi là bản năng chết (death instinct) Bản năng này hướng hành vi phá hoại của con người ra bên ngoài
+ Chủ nghĩa Darwin xã hội: (Social Darwinism) hay thuyết định mệnh quốc gia, coi quốc gia có đặc tính sinh học Nghĩa là, quốc gia cũng có sự cạnh tranh với nhau để tiến hóa giống như trong giới tự nhiên Vì thế, chiến tranh trở thành cách thức đấu tranh phổ biến giữa các quốc gia vì mục đích sinh tồn Thông qua chiến tranh, những quốc gia “tốt” và mạnh sẽ tồn tại, còn quốc gia “xấu” và yếu sẽ
bị tiêu vong
Như vậy, dù bằng nhiều cách lí giải khác nhau nhưng các quan điểm trên đều ngụy biện cho sự tồn tại của chiến tranh, che đậy bản chất xâm lược và tội ác của chiến tranh phi nghĩa đối với nhân loại
- Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin:
Kế thừa có phê phán các quan điểm về nguồn gốc chiến tranh trong lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp không thể điều hòa
+ Nguồn gốc kinh tế: Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa, suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh Chế độ tư hữu là nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của chiến tranh Nó chính là nguồn gốc kinh tế, cơ bản nhất của mọi xung đột
xã hội
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định chiến tranh gắn với bạo lực, nó ra đời trong một giai đoạn lịch sử nhất định khi sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định để tạo ra năng suất lao động cao có sản phẩm dư thừa đủ để người ta chiếm đoạt của nhau Điều này lý giải tại sao trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có chiến tranh Trải qua hàng vạn năm trong chế độ cộng sản nguyên thủy, khi chưa
có chế độ tư hữu, chưa có giai cấp đối kháng thì chiến tranh với tính cách là một hiện tượng chính trị xã hội cũng chưa xuất hiện Mặc dù ở thời kì này đã xuất hiện những cuộc xung đột vũ trang Nhưng đó không phải là một cuộc chiến tranh mà chỉ là một dạng “lao động thời cổ” Bởi vì, xét về mặt xã hội, xã hội cộng sản nguyên thuỷ là một xã hội không có giai cấp, bình đẳng, không có tình trạng phân chia thành kẻ giàu, người nghèo, kẻ đi áp bức bóc lột và người bị áp bức bóc lột
Về kinh tế, không có của “dư thừa tương đối” để người này có thể chiếm đoạt lao động của người khác, mục tiêu các cuộc xung đột đó chỉ để tranh giành các điều kiện tự nhiên thuận lợi để tồn tại như: nguồn nước, bãi cỏ, vùng săn bắn hay hang động, Về mặt kỹ thuật quân sự, trong các cuộc xung đột này, tất cả các bên tham gia đều không có lực lượng vũ trang chuyên nghiệp, cũng như vũ khí chuyên dùng Tất cả các thành viên của bộ lạc với mọi công cụ lao động thường ngày đều
Trang 7tham gia vào cuộc xung đột đó Do đó, các cuộc xung đột vũ trang này hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên tự phát
+ Nguồn gốc xã hội: Sự xuất hiện của giai cấp và đối kháng giai cấp trong
xã hội là nguồn gốc trực tiếp dẫn đến chiến tranh Ph Ăngghen chỉ rõ, khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của giai cấp, tầng lớp áp bức bóc lột thì chiến tranh ra đời và tồn tại như một tất yếu khách quan Chế độ áp bức bóc lột càng hoàn thiện thì chiến tranh càng phát triển Chiến tranh trở thành “bạn đường” của mọi chế độ tư hữu
Như vậy, chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp trong xã hội Trong đó, chế độ tư hữu là nguồn gốc sâu xa còn đối kháng giai cấp là nguồn gốc nguồn gốc trực tiếp của chiến tranh nên muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó
c) Bản chất của chiến tranh
- Trong lịch sử đã có nhiều nhà tư tưởng, nhà quân sự khái quát về bản chất chiến tranh tiêu biểu như:
+ Thời cổ đại, Arixtốt (384-322 TCN) đã khái quát bản chất chiến tranh là nghệ thuật chính trị
+ G Hêghen quan niệm chiến tranh là công cụ thực hiện mục đích chính trị + C.Ph.Claudơvít nhà lý luận quân sự của nước Phổ cho rằng: “Chiến tranh của một cộng đồng tiến hành bao giờ cũng là một hành vi chính trị, một sự kế tục của các quan hệ chính trị, một sự thực hiện các quan hệ chính trị bằng các biện pháp khác (thủ đoạn bạo lực)” Quan điểm này đã có bước tiến nhất định về bản chất chiến tranh, nhưng cũng không tránh khỏi sai lầm Do hạn chế về tư duy chính trị, vì Ông cho rằng chính trị không phải là quan hệ giai cấp, dân tộc và nếu
có thì chỉ đơn thuần ở đường lối đối ngoại, không đề cập đến đối nội
- Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá cao quan điểm của các nhà tư tưởng trên, kế thừa, phát triển và vạch ra bản chất chiến tranh V.I.Lênin khẳng định: “Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác (cụ thể là bằng bạo lực)” Về hình thức khái quát của C.Ph.Claudơvít và V.I Lênin như nhau, nhưng bản chất lại khác nhau căn bản Đối với C.Ph.Claudơvít, chính trị chỉ đơn thuần là quan hệ đối ngoại, không đề cập đến chính trị từ quan hệ đối nội, quan hệ giai cấp trong một nước, mà quan hệ đối nội còn quyết định quan hệ đối ngoại Khi giải thích chính trị sai lầm thì giải thích bản chất chiến tranh cũng sẽ không khoa học Bản chất chiến tranh trong quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin thể hiện trên hai mặt cơ bản
+ Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội Chiến tranh thuộc phạm trù
xã hội, đồng thời là phạm trù chính trị Chiến tranh không đồng nhất với mọi hiện
7
Trang 8tượng xã hội, mọi hiện tượng chính trị, nhưng đã là chiến tranh phải thuộc phạm trù xã hội, chính trị
+ Chiến tranh không đồng nhất với chính trị, nó chỉ là kế tục chính trị bằng thủ đoạn đặc thù, thủ đoạn bạo lực vũ trang Chính trị là mục đích, là nội dung của chiến tranh, còn chiến tranh chỉ là một trong những phương thức tiến hành, thực hiện chính trị Trong các phương thức tiến hành, thực hiện chính trị, chiến tranh là phương thức đặc biệt Trước khi chiến tranh nổ ra, các phương thức phi chiến tranh đã được vận dụng nếu tiến hành không có hiệu lực thì phương thức chiến tranh mới được thực hiện Tiếp cận bản chất chiến tranh trong sự thống nhất giữa hai mặt của chiến tranh Mặt chính trị và mặt phương thức bạo lực vũ trang không tách rời Như vậy, những xung đột vũ trang trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có nội dung chính trị, không phải là chiến tranh Trong xã hội có giai cấp, những phương thức thực hiện chính trị không sử dụng bạo lực vũ trang không phải
là chiến tranh Trong lịch sử, các thế lực tiến hành chiến tranh xâm lược, phản động thường tìm cách che đậy nội dung chính trị để xuyên tạc bản chất chiến tranh Những quan điểm cho tiến hành chiến tranh là thực hiện ý nguyện của chúa, giương ngọn cờ tôn giáo…là tìm cách che đậy nội dung chính trị, xuyên tạc bản chất chiến tranh Hiện nay, các thế lực phản động cũng đưa ra lý do lật đổ một chế
độ độc tài, gia đình trị hoặc bảo vệ thế giới tự do…đều tìm cách che đậy nội dung chính trị phản động trong tiến hành chiến tranh xâm lược
- Mối quan hệ giữa chính trị và chiến tranh
Chiến tranh và chính trị là những hiện tượng chính trị xã hội khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau Quan hệ giữa chính trị và chiến tranh là một phương diện quan trọng của bản chất chiến tranh Trong mối quan hệ giữa chính trị và chiến tranh, chính trị quyết định chiến tranh trên mọi phương diện + Chính trị quyết định mục đích chiến tranh
Bất kỳ một cuộc chiến tranh nào đều hướng tới một mục đích chính trị nhất định Mục đích chính trị của chiến tranh biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau Mỗi giai cấp trong một dân tộc tiến hành chiến tranh với nhau có mục đích chính trị khác nhau Trước sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh giành chính quyền, bạo lực phản cách mạng mà giai cấp thống trị sử dụng là nhằm mục đích giữ vững địa vị, lợi ích, chế độ chính trị hiện tại Ngược lại, quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của lực lượng tiên tiến, tiến hành chiến tranh cách mạng có mục đích lật
đổ chế độ chính trị hiện tại, thiết lập chế độ mới Những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, mục đích chính trị của mỗi bên tham chiến cũng khác nhau Với các nước xâm lược, mục đích là áp đặt một chế độ chính trị bù nhìn, tay sai cho chúng; với các dân tộc chống lại chiến tranh xâm lược, mục đích là giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước
Trang 9+ Chính trị quy định tiến trình và kết cục chiến tranh
Tiến trình, diễn biến của chiến tranh rất phức tạp, nhưng cái chung nhất là
do chính trị quy định Mỗi giai đoạn của tiến trình phát triển chiến tranh đều có mục đích chính trị cụ thể, nhưng thống nhất với mục đích chung Tiến trình và kết cục của chiến tranh được chỉ đạo bởi mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước thống trị, do lợi ích của giai cấp thống trị quyết định Ở một thời đại cụ thể, chế độ chính trị nào tiến bộ thì chiến tranh do nó tiến hành thường có xu hướng phát triển ngày càng mạnh và giành thắng lợi Ngược lại, những cuộc chiến tranh của chế độ chính trị đã lỗi thời thường đi vào bế tắc, ngõ cụt, sa lầy Đây là xu hướng chung của lịch sử phát triển chiến tranh V.I.Lênin cho rằng: “Mọi cuộc chiến tranh đều gắn với chế độ chính trị đã sinh ra nó” Tuy nhiên, trong thời điểm cụ thể không hẳn mọi cuộc chiến tranh của chế độ chính trị tiến bộ tiến hành đều thắng lợi Bởi chiến tranh còn bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác
+ Chính trị quyết định bản chất và tính chất chính trị xã hội của chiến tranh Chiến tranh là chính trị từ đầu đến cuối, thậm chí trước khi nổ ra chiến tranh, trong giai đoạn chuẩn bị đã có chính trị, do chính trị quyết định Bản chất tiến bộ cách mạng của chế độ chính trị sẽ quyết định bản chất và tính chất chính nghĩa, tiến bộ của chiến tranh Ngược lại, chế độ chính trị đã lỗi thời thì những cuộc chiến tranh mang tính chất phi nghĩa, phản động
+ Chiến tranh tác động trở lại chính trị Đây là tác động của một phương thức thực hiện đến mục đích, nội dung của nó là chính trị Biểu hiện tác động của chiến tranh đến chính trị cũng rất da dạng Chiến tranh có thể thúc đẩy nhanh hay chậm thực hiện mục đích chính trị, thậm chí làm thất bại hoàn toàn mục đích chính trị Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh sẽ kết thúc mục đích chính trị ở một giai đoạn cụ thể, là những nấc thang phát triển tiến tới mục đích chung của toàn bộ cuộc chiến tranh
2 Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Chiến Tranh
a) Hồ Chí Minh đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất, quy luật, tác động của chiến tranh đến đời sống xã hội
Nói về mục đích cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Người khẳng định:
“Ta chỉ giữ gìn non sông, đất nước của ta Chỉ chiến đấu cho quyền thống nhất và độc lập của Tổ Quốc Còn thực dân phản động Pháp thì mong ăn cướp nước ta, mong bắt dân ta làm nô lệ”
Như vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở nước ta là cuộc chiến tranh xâm lược Ngược lại, cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước
9
Trang 10b) Hồ Chí Minh xác định tính chất xã hội của chiến tranh
Trên cơ sở mục đích chính trị của chiến tranh, Hồ Chí Minh đã xác định tính chất xã hội của chiến tranh, chiến tranh xâm lược là phi nghĩa, chiến tranh chống xâm lược là chính nghĩa, từ đó xác định thái độ của chúng ta là ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa
- Kế thừa và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin về bạo lực cách mạng, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn chiến tranh cách mạng Việt Nam Người khẳng định: “Chế độ thực dân, tự bản nó đã là một hành động bạo lực, độc lập tự do không thể cầu xin mà có được, phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”
- Bạo lực cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh được tạo bởi sức mạnh của toàn dân, bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giặc phải bằng sức mạnh của toàn dân, trong đó phải có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt Kháng chiến toàn dân phải đi đôi với kháng chiến toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, …
c) Hồ Chí Minh khẳng định: Chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh Người chủ trương phải dựa vào dân, coi dân là gốc, là cội nguồn của sức mạnh để “xây dựng lầu thắng lợi” Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân là một trong những di sản quý báu của Người Tư tưởng này được Hồ Chí Minh trình bày một cách giản dị, dễ hiểu song vô cùng sinh động và sâu sắc
- Chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tư tưởng của Người được thể hiện rõ nét trong lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày 19/12/1946: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc
hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” Để đánh thắng giặc
Mĩ xâm lược, Người tiếp tục khẳng định: “Ba mươi mốt triệu đồng bào ta ở cả hai