1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng
Tác giả Lê Đình Anh Huy
Người hướng dẫn PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (14)
    • 1.1. Giới thiệu chung (14)
    • 1.2. Lý do hình thành đề tài (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.6. Ý nghĩa thực tiễn (18)
    • 1.7. Cấu trúc luận văn (18)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (19)
    • 2.1. Lý thuyết về chi phí giao dịch (19)
      • 2.1.1. Giới thiệu (19)
      • 2.1.2. Những giả định của Lý thuyết chi phí giao dịch (19)
        • 2.1.2.1. Lý tính bị giới hạn (Bounded rationality) (19)
        • 2.1.2.2. Hành vi cơ hội (Opportunism) (19)
      • 2.1.3. Các khía cạnh của chi phí giao dịch (20)
        • 2.1.3.1. Tính chuyên dụng của tài sản (Asset Specificity) (20)
        • 2.1.3.2. Tần số giao dịch (Frequency of Transaction) (20)
        • 2.1.3.3. Sự không chắc chắn (Uncertainty) (20)
    • 2.2. Lý thuyết về chuỗi giá trị (21)
      • 2.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị (21)
        • 2.2.1.1. Filière (21)
        • 2.2.1.2. Khung phân tích của M.Porter (21)
        • 2.2.1.3. Phương pháp tiếp cận toàn cầu (22)
    • 2.3. Phân tích chuỗi giá trị (26)
      • 2.3.1. Định nghĩa phân tích chuỗi giá trị (26)
      • 2.3.2. Các bước cần thực hiện khi thực hiện phân tích chuỗi giá trị (26)
      • 2.3.3. Tại sao phân tích chuỗi giá trị quan trọng (27)
    • 2.4. Các đặc điểm của chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu (28)
      • 2.4.1. Đặc điểm của hàng nông sản (28)
      • 2.4.2. Đặc điểm của chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu (28)
    • 2.5. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị tại Việt Nam (29)
    • 2.6. Chuỗi giá trị ngành cà phê (48)
    • 2.7. Chuỗi giá trị cà phê Việt Nam (49)
  • CHƯƠNG 3. NGÀNH CÀ PHÊ (51)
    • 3.1. Nguồn gốc (51)
    • 3.2. Các nước xuất khẩu và tiêu thụ (51)
    • 3.3. Ngành cà phê Việt Nam (52)
    • 3.4. Cà phê Lâm Đồng (54)
    • 3.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (55)
  • CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (57)
    • 4.1. Giới thiệu (57)
    • 4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu (57)
      • 4.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu chính (57)
      • 4.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (58)
      • 4.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (58)
        • 4.2.3.1. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (58)
        • 4.2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu từ các tác nhân (59)
    • 4.3. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị (59)
    • 4.4. Phương pháp chọn mẫu (59)
    • 4.5. Quy trình nghiên cứu (60)
    • 4.6. Phương pháp phân tích số liệu (60)
      • 4.6.1. Phương pháp thống kê mô tả (60)
      • 4.6.2. Phương pháp phân tích kinh tế (61)
    • 4.7. Hệ thống các chi tiêu nghiên cứu (61)
      • 4.7.1. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả (61)
        • 4.7.1.1. Sản phẩm P (61)
        • 4.7.1.2. Chi phí trung gian (IC) (61)
        • 4.7.1.3. Giá trị gia tăng (VA) (62)
        • 4.7.1.4. Thu nhập thuần (GPr) (62)
      • 4.7.2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả (62)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (65)
    • 5.1. Phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị (65)
      • 5.1.1. Nhà cung cấp vật tư đầu vào (65)
      • 5.1.2. Người nông dân (65)
      • 5.1.3. Đại lý, công ty thu mua nội địa (69)
      • 5.1.4. Công ty thu mua xuất khẩu (73)
    • 5.2. Lập sơ đồ chuỗi giá trị (76)
      • 5.2.1. Sơ đồ cốt lõi về chuỗi giá trị cà phê (77)
      • 5.2.2. Sơ đồ về các tác nhân trong chuỗi giá trị (78)
      • 5.2.3. Sơ đồ về các hoạt động chính trong chuỗi giá trị (79)
      • 5.2.4. Sơ đồ về dòng sản phẩm (80)
      • 5.2.5. Sơ đồ về giá trị sản phẩm (80)
      • 5.2.6. Sơ đồ các tác nhân hỗ trợ chuỗi giá trị cà phê (82)
    • 5.3. So sánh chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng với các chuỗi giá trị khác (84)
    • 5.4. Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng (85)
      • 5.4.1. Tổ chức quan hệ sản xuất nông hộ, tạo mối liên kết (85)
      • 5.4.2. Tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân (85)
      • 5.4.3. Xây dựng mô hình canh tác đồng ruộng (86)
      • 5.4.4. Tăng cường tập huấn, tiếp cận thị trường (86)
      • 5.4.5. Cải thiện chuỗi thu mua (86)
      • 5.4.6. Áp dụng bộ các qui tắc 4C, UTZ, RFA… (86)
      • 5.4.7. Tạo mối liên kết 4 nhà: Nhà nông – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà nước (87)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN (88)
    • 6.1. Kết quả chính và đóng góp (88)
    • 6.2. Hàm ý cho nhà quản trị (89)
    • 6.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (89)
      • 6.3.1. Hạn chế (89)
      • 6.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (90)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (91)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

Nghiên cứu đã đi sâu phân tích chuỗi giá trị cà phê xuất khẩu tại tỉnh Lâm Đồng, phân tích kinh tế chuỗi nhấn mạnh phân tích lợi ích, chi phí, giá trị gia tăng cũng như tổng lợi nhuận củ

GIỚI THIỆU

Giới thiệu chung

Trong xu thế toàn cầu hóa, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ quản trị kinh doanh theo mô hình chuỗi giá trị ngày càng trở nên phổ biến Do giá nhân công, giá thuê đất và giá dịch vụ tại các nước phát triển ngày càng có xu hướng tăng cao nên các tập đoàn kinh tế lớn của các nước thường sử dụng nguồn lực bên ngoài chính quốc Đây là cơ hội đối với các nước đang phát triển để có thể trở thành một bộ phận của chuỗi giá trị toàn cầu, thâm nhập thị trường thế giới, thu hút vốn và tiếp thu công nghệ hiện đại, khai thác được lợi thế so sánh và mang lại hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật

Xuất khẩu hàng nông sản chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ nhất trên thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, hạt điều, đúng thứ hai về xuất khẩu gạo và cà phê … Tuy nhiên, yêu cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa và dưới tác động của biến đổi khí hậu, diện tích canh tác nông nghiệp sẽ bị thu hẹp Với giới hạn về diện tích và sản lượng, cộng thêm các yêu cầu ngày càng khắt khe của nước nhập khẩu và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu nông sản, chúng ta chỉ có thể tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản bằng cách nâng cao giá trị gia tăng, từng bước nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu (Đinh Văn Thành, 2010)

Nông nghiệp được xem là lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam do điều kiện tự nhiên thuận lợi và chi phí lao động thấp Tuy nhiên, những lợi thế này ngày càng giảm trong điều kiện hiện nay Các nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực nông nghiệp cho thấy nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu áp lực canh tranh lớn nhất do nước ta chỉ mới tham gia vào các khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu tăng cường sự tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu càng trở nên cần thiết (Đinh Văn Thành, 2010)

Lý do hình thành đề tài

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân (theo ICO), đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta Tuy nhiên do chủ yếu xuất khẩu cà phê ở dạng thô, xuất khẩu cà phê hòa tan và cà phê khác đạt tỷ lệ rất thấp nên giá trị gia tăng mang lại từ ngành cà phê không cao (Đinh Văn Thành, 2010)

Cho đến nay, diện tích cà phê cả nước là 548,2 nghìn ha (Tổng cục thống kê, 2010) Hạt cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản đem lại kim ngạch xuất khẩu chính của Việt Nam

Chỉ trong vòng 9 năm, từ 1994 đến 2002, cây cà phê đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng 600 nghìn người và gián tiếp cho khoảng một triệu người

Hiện nay cà phê được trồng chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên do các tỉnh này có điều kiện thuận lợi để cây cà phê sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Hồng Cử, 2010)

Bên cạnh những lợi ích kinh tế, việc sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Tây Nguyên cũng gặp không ít hạn chế Sản xuất còn mang tính tự phát, phá vỡ quy hoạch và gây ra tình trạng lấn rừng Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể với diện tích canh tác hạn chế Điều này dẫn đến sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng sản xuất với sự phát triển của hệ thống chế biến và dịch vụ, tạo áp lực lên tài nguyên và cơ sở hạ tầng vốn yếu kém của khu vực.

Tập quán sản xuất lạc hậu, mang nặng tính tự nhiên Nguồn vốn đầu tư của các trang trại, hộ cá thể chủ yếu là vốn tự có, nguồn vốn tín dụng hạn chế và đa phần là tín dụng ngắn hạn, do đó khả năng tích lũy, đầu tư thâm canh rất hạn chế Phương pháp canh tác chủ yếu dựa trên kỹ thuật thủ công Tỷ lệ cơ giới hóa rất thấp Bước đầu đã áp dụng những thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất Nhiều giống mới được đưa vào canh tác song nhiều diện tích hiện nay vẫn tồn tại các giống cũ, năng suất và chất lượng thấp Nhiều giống cây trồng đã già cỗi, thoái hóa, cho năng suất thấp Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế và bảo quản nông sản cũng còn nhiều hạn chế Tập quán thu hoạch một lượt cả sản phẩm xanh, kỹ thuật sơ chế và chế biến lạc hậu; hệ thống sân phơi, kho chứa không đảm bảo làm cho chất lượng sản phẩm suy giảm và không đồng đều Tổn thất này ở Đăk Lăk khoảng 680 tỷ đồng mỗi năm, xấp xỉ bằng với ngân sách trung ương cấp cho địa phương Chỉ tính riêng cà phê, tổn thất toàn vùng ước tính mỗi năm gần 4.000 tỷ đồng, đó là chưa kể nếu đảm bảo được chất lượng cà phê tốt hơn để có thể tăng thêm 10% giá bán thì với gần 500.000 tấn cà phê xuất khẩu hàng năm, Tây Nguyên còn có thể thu thêm được khoảng 1.650 tỷ đồng Hiệu quả sản xuất còn thấp kém Hầu hết các loại cây trồng đều có năng suất cao hơn so với năng suất của thế giới nhưng không đồng đều ở các tiểu vùng Việc tăng nhanh diện tích dẫn tới cầu về các yếu tố sản xuất tăng nhanh làm cho giá cả vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, tiền thuê nhân công tăng nhanh đẩy chi phí sản xuất tăng cao Việc mở rộng diện tích canh tác làm tăng thêm diện tích canh tác ở những vùng đất đai không phù hợp do đó làm giảm năng suất và hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả của việc sử dụng đất đai Sự gia tăng nhanh chóng của diện tích canh tác đã kích thích việc phá rừng làm nương rẫy… làm giảm diện tích rừng, thu hẹp môi trường sinh sống của nhiều loài động thực vật, đất đai bị bào mòn, rửa trôi làm suy kiệt dần hệ sinh thái đất, suy giảm đa dạng sinh học

Tại hội nghị đánh giá kết quả sản xuất cà phê năm 2010 và bàn giải pháp phát triển cà phê bền vững trong thời gian tới, do Bộ NNPTNT tổ chức vào cuối tháng 4.2011 tại Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), Lâm Đồng được xác định là một trong 4 tỉnh Tây Nguyên (cùng với Đắc Lắc, Đắc Nông và Gia Lai) thuộc vùng trọng điểm cà phê cả nước Tuy nhiên, cũng tại hội nghị này, vấn đề Lâm Đồng cần một cuộc “lột xác” trong phát triển cà phê bền vững cũng đã được đặt ra một cách cấp thiết (Báo Lâm Đồng, 2011)

Xuất phát từ tình hình trên cùng với việc đã có nhiều nghiên cứu trước đây về vấn đề cải thiện chất lượng cây cà phê, đề phòng rủi ro về giá khi giao dịch cà phê trên thị trường, chuỗi giá trị cà phê tại Daklak, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu về chuỗi giá trị cà phê tại Lâm Đồng Tác giả thực hiện đề tài

“Phân tích chuỗi giá trị cà phê tại Lâm Đồng” nhằm tìm hiểu những lý thuyết về chuỗi giá trị và tiến hành những phân tích về chuỗi giá trị cây cà phê Lâm Đồng.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài đặt ra những câu hỏi sau:

- Tại sao phải tiến hành phân tích chuỗi giá trị? Trong đó đề cập đến các ý sau:

+ Chuỗi giá trị là gì?

+ Phân tích chuỗi giá trị là gì? Tại sao phải phân tích chuỗi giá trị?

+ Chuỗi giá trị nông sản có những đặc điểm gì?

+ Các nghiên cứu về phân tích chuỗi giá trị ở Việt Nam hiện nay được tiến hành như thế nào?

+ Chuỗi giá trị cà phê có những đặc điểm gì?

+ Chuỗi giá trị cà phê ở Việt Nam qua những nghiên cứu trước như thế nào?

- Tiến hành phân tích chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng như thế nào?

- Kết quả phân tích chuỗi giá trị cà phê ở Lâm Đồng?

Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ các câu hỏi đặt ra ban đầu, đề tài xác định những mục tiêu nghiên cứu sau:

- Phân tích chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng

- So sánh chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng với chuỗi giá trị cà phê ở Đắk Lắk - Đề ra giải pháp cải thiện hiệu quả của chuỗi giá trị cà phê.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu chính:

- Chuỗi giá trị: các lý thuyết trước đây về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị, các báo cáo về phân tích chuỗi giá trị ở Việt Nam, các nghiên cứu về phân tích chuỗi giá trị cà phê (Do hạn chế về mặt thời gian và khả năng tiếp cận tài liệu, tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu dựa vào các tài liệu tìm được từ Internet)

- Ngành cà phê: đối tượng nghiên cứu là chuỗi giá trị ngành cà phê Lâm Đồng

Các chủ thể chính tham gia vào chuỗi giá trị của ngành điều Việt Nam theo Đinh Văn Thành (2010) gồm: hộ sản xuất, người thu mua nhân xô, đại lý thu mua nhân xô, đại lý thu mua tái chế R1, R2.

Thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2011 đến tháng 12/2011

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài có các ý nghĩa sau:

- Tóm tắt lại các lý thuyết về chuỗi giá trị trong thời điểm hiện nay - Tập hợp lại các nghiên cứu về chuỗi giá trị được tiến hành tại Việt Nam - Tập hợp các nghiên cứu về chuỗi giá trị cà phê đã được tiến hành

- Giúp cho các nhà quản lý, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực cà phê, người nông dân hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của ngành cà phê, giá trị tăng thêm qua từng khâu trong chuỗi cà phê tại Lâm Đồng

Cấu trúc luận văn

Luận văn được trình bày gồm 6 chương:

Chương 1: Mở đầu Giới thiệu sơ lược về cơ sở hình thành, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Trình bày về các cơ sở lý thuyết được sử dụng đề tài sử dụng

Chương 3: Ngành cà phê Giới thiệu về ngành cà phê thế giới, ngành cà phê Việt Nam, những thách thức cũng như cơ hội đối với ngành này

Chương 4: Phương pháp nghiên cứu Trình bày về phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài

Chương 5: Kết quả của nghiên cứu

Chương 6: Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, ý nghĩa, hạn chế của đề tài và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý thuyết về chi phí giao dịch

Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics) của doanh nghiệp được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1937 và được tiếp tục phát triển cho đến nay Mục đích của lý thuyết là giải thích lý do tại sao một số hoạt động được đưa vào trong nội bộ doanh nghiệp và tại sao một số hoạt động được để lại bên ngoài thị trường

Khi khu vực nông nghiệp hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu các quy định về bảo hộ mậu dịch, rào cản xâm nhập thị trường bị dỡ bỏ do đó chí phí giao dịch trở thành một công cụ quyết định khi xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Lý thuyết chi phí giao dịch được xem là hữu ích trong phân tích chính sách nông nghiệp, đặc biệt liên quan đến phân tích thị trường nông sản ở các nước đang phát triển và sự thay đổi khu vực nông nghiệp nói chung (Bảo Trung, 2011)

2.1.2 Những giả định của Lý thuyết chi phí giao dịch:

Lý thuyết chi phí giao dịch có 2 giả định chính: lý tính bị giới hạn và hành vi cơ hội (Williamson, 1981; Rindfleisch và Heide, 1997; Douma và Schreuder, 2008;

2.1.2.1 Lý tính bị giới hạn ( Bounded rationality)

Lý thuyết này khẳng định rằng con người hoặc những người ra quyết định gặp khó khăn do khả năng nhận thức và bị giới hạn về tính hợp lý của họ Người ra quyết định thường có ý định hành động hợp lý với những vấn đề sắp xảy ra, nhưng ý định này bị giới hạn bởi khả năng xử lý và truyền đạt thông tin của họ (Rindflesch và Heide, 1997)

2.1.2.2 Hành vi cơ hội ( Opportunism)

Trong lý thuyết về chi phí giao dịch, sự tồn tại của hành vi cơ hội làm phát sinh chi phí giao dịch dưới hình thức các chi phí để giám sát hành vi, bảo vệ tài sản, và đảm bảo rằng bên kia không tham gia vào các hành vi cơ hội (Grover và Malhotra, 2003) Nếu có cơ hội, các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng để phục vụ lợi ích riêng của của họ, và rất khó để biết người sắp giao dịch là đáng tin cậy hay không (Barney, 1990)

2.1.3 Các khía cạnh của chi phí giao dịch

Trong thị trường nông nghiệp nhiều giao dịch liên quan đến chi phí bởi vì người nông dân phải tìm kiếm người mua để trao đổi, kiểm tra người mua hàng để xác định độ tin cậy, mặc cả với người mua hàng để đạt được một thỏa thuận; giao sản phẩm, và giám sát các thỏa thuận để xem các điều kiện có được đáp ứng và thực thi hay không (Lu, Trienekens, Omta và Feng, năm 2008) Các chi phí này thay đổi phụ thuộc vào 3 khía cạnh: tần suất của các giao dịch, tính chuyên dụng của tài sản, và sự không chắc chắn của các giao dịch (Williamson, 1979)

2.1.3.1 Tính chuyên dụng của tài sản ( Asset Specificity)

Việc đầu tư cao vào các tài sản chuyên dụng (còn gọi là đầu tư vào mối quan hệ cụ thể) yêu cầu các công ty phải phụ thuộc vào những mối quan hệ duy nhất và sẽ gây ra nhiều chi phí nếu thiết lập quan hệ với những nhà cung cấp khác (đầu tư và hệ thống Just in time, các nhân viên cho một đối tác nhất định, hoặc một vài thiết bị cho nhu cầu riêng của một nhà sản xuất) (Zaheer và Venkatraman, 1994;

2.1.3.2 Tần số giao dịch ( Frequency of Transaction)

Khi mức độ yêu cầu của tài sản chuyên dụng là cao, giao dịch xem như là được thực hiện trong nội bộ chứ không phải là trên thị trường Việc đưa ra một cơ cấu quản trị nội bộ đòi hỏi phải đầu tư vào tài sản cố định Một cơ cấu quản lý cụ thể với khối lượng giao dịch thực hiện phải được xem xét Các giao dịch có tần số cao thì dễ kiểm soát cấu trúc chi phí hơn (Douma và Schreuder, 2008) Lập luận này cũng được hỗ trợ bởi Clemons, Reddi, và Row (1993) Các nghiên cứu của họ chỉ ra rằng, chi phí giao dịch trung bình giảm cùng với sự gia tăng tần số giao dịch

2.1.3.3 Sự không chắc chắn ( Uncertainty)

Sự không chắc chắn là việc không có khả năng dự đoán những sự kiện có thể xảy ra hoặc đề cập đến những thay đổi bất ngờ trong về mặt hoàn cảnh khi giao dịch

(Williamson, 1979) Sự không chắc chắn này có thể ngăn cản cả việc xây dựng một hợp đồng lẫn khả năng kiểm tra sự tuân thủ những điều kiện đã ký kết (Grover và Malhotra, 2003).

Lý thuyết về chuỗi giá trị

2.2.1 Khái niệm chuỗi giá trị

Ba dòng nghiên cứu chính trong lý thuyết về chuỗi giá trị bao gồm: cách tiếp cận filière (Duruflé, Fabre và cộng sự, 1988), khuôn khổ khái niệm được xây dựng bởi Porter (1985) và phương pháp tiếp cận toàn cầu được đề xuất bởi Kaplinsky (1999) và Gereffi (Gereffi, 1994; Gereffi và Korzeniewicz, 1994; Gereffi, 1999

Gereffi, Humphrey và cộng sự 2003)

Khái niệm về chuỗi đầu tiên được đề cập trong lý thuyết về cách tiếp cận chuỗi (Filière) Phương pháp này gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau.Cách tiếp cận Filière có 2 điểm chung với phân tích chuỗi giá trị:

- Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa Phân tích các chi phí và thu nhập theo hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế để xem xét ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế và đóng góp của nó vào GDP (Duruflé, Fabre và Yung, 1988)

- Chú trọng vào chiến lược của chuỗi, nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của mục tiêu, những ràng bụôc, và kết quả mỗi bên trong chuỗi nhận được

2.2.1.2 Khung phân tích của M.Porter

Porter (1985) đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên định vị thế nào trên thị trường trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác

Porter cho rằng, lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào doanh nghiệp như một tổng thể Doanh nghiệp cần phân tích hoạt động của mình thành một loạt các hoạt động nhỏ hơn và tìm lợi thế cạnh tranh trong một hoặc nhiều các hoạt động đó Chuỗi giá trị của doanh nghiệp bao gồm được chia thành 2 loại hoạt động cơ bản là hoạt động chính và hoạt động bổ trợ Hoạt động chính trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (dịch vụ) Hoạt động bổ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm

Chuỗi giá trị bắt đầu từ các giá trị đầu vào và kết nối các giá trị của hoạt động khác cho đến khi chuyển toàn bộ giá trị, bao gồm cả giá trị gia tăng của doanh nghiệp sang khởi đầu chuỗi giá trị mới cho khách hàng Chuỗi giá trị doanh nghiệp được mô tả theo hình sau

Hình 2.1 Chuỗi giá trị doanh nghiệp

Trong mô hình này, người ta phân tích chuỗi giá trị để tìm ra lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm ẩn) của mình, nhằm hỗ trợ các quyết định chiến lược và quản lý điều hành doanh nghiệp

2.2.1.3 Phương pháp tiếp cận toàn cầu

Chuỗi giá trị là tập hợp những hoạt động liên quan đến sản phẩm (dịch vụ) từ khi chúng chỉ là ý tưởng cho đến khi hoàn thiện, phân phối đến người tiêu dùng và bị loại bỏ sau khi sử dụng Phân tích chuỗi giá trị giúp lý giải khoảng cách thu nhập ngày càng tăng trong và giữa các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa Bằng cách lập sơ đồ các hoạt động trong chuỗi, phân tích chuỗi giá trị chia nhỏ tổng doanh thu của chuỗi thành các khoản do các bên khác nhau trong chuỗi nhận được Phân tích này làm sáng tỏ cách thức các công ty, khu vực và quốc gia kết nối với nền kinh tế toàn cầu.

Có nhiều cách để diễn tả chuỗi giá trị, và tùy từng loại sản phẩm, dịch vụ, chuỗi giá trị có thể có cấu tạo và quy mô khác nhau Tuy nhiên, ở dạng khái quát và đơn giản nhất, chuỗi giá trị gồm các khâu liên tiếp nhau, nghiên cứu và phát triển, thiết kế sản phẩm dịch vụ, sản xuất, marketing và bán hàng, phân phối, dịch vụ khách hàng

Moris (2001) đã lập sơ đồ một loạt các hoạt động trong chuỗi giá trị để phân tích và chỉ ra giá trị gia tăng được tạo ra trong các hoạt động như thế nào Mô hình chuỗi giá trị gia tăng được mô tả như sau:

Hình 2.2 Giá trị gia tăng của chuỗi giá trị thông thường

Trong mô hình trên, GTGT được tạo ra nhiều nhất ở khâu R&D và marketing, khâu thiết kế và phân phối có GTGT thấp hơn, khâu thấp nhất là sản xuất Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn góp phần tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm đó

Trong nghiên cứu của đề tài này tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận toàn cầu do đây là cách tiếp cận tương đối phù hợp để có cái nhìn toàn diện về chuỗi giá trị và đề ra các biến pháp nâng cấp chuỗi vì người nghèo

Bảng 2.1 Tóm tắt về các khung phân tích chuỗi

Cách tiếp cận Filière (thập kỷ 60)

Chuỗi giá trị (thập kỷ 80)

Chuỗi ngành hàng toàn cầu

Bộ ba kinh tế thế giới (những năm

Chuỗi giá trị toàn cầu

Không có cách tiếp cận thống nhất về mặt lý thuyết

Lý thuyết hệ thống thế giới bắt nguồn từ lý thuyết phụ thuộc

Không có nền tảng lý thuyết thống nhất

Lý thuyết hệ thống thế giới Xã hội học tổ chức

Lý thuyết hệ thống thế giới

Xã hội học tổ chức

Chuỗi ngành hàng toàn cầu

Mục tiêu Đầu vào và đầu ra về mặt vật chất, giá cả và giá trị giá trăng trong kênh thị trường Tập trung vào ngành hàng nông nghiệp

Giải thích nền kinh tế tư bản thế giới

Tập trung và các công ty công nghiệp Xác định lợi thế cạnh tranh dựa trên việc phân tích hoạt động thành các giá trị tăng thêm

Sự liên hệ giữa các liên kết hệ thống sản xuất toàn cầu (cấp trung và nhỏ)

Tập trung vào hàng hóa công nghiệp

Cải thiện vùng hoặc cụm Liên kết sự phát triển cụm và chuỗi giá trị

Hệ thống quản lý và điều tiết Liên kết cách tiếp cận theo chiều ngang và theo chiều dọc

Các khái niệm cơ bản

Không có khái niệm cơ bản

Sự phân chia lao động quốc tế Nền tảng – ngoại biên – biên chung

Khái niệm giá trị gia tăng nội bộ

Quản lý (quản lý bởi người bán/ quản lý bởi người mua) Học hỏi/ nâng cấp chuỗi giá

Quản lý Nâng cấp cụm

Quản lý Chi phí giao dịch Nâng cấp

Cách tiếp cận Filière (thập kỷ 60)

Chuỗi giá trị (thập kỷ 80)

Chuỗi ngành hàng toàn cầu

Bộ ba kinh tế thế giới (những năm

Chuỗi giá trị toàn cầu Đặc điểm

Mô hình cố định Ranh giới quốc gia

Hướng vĩ mô Phân tích định tính

Giới hạn ở các quy trình sản xuất thuộc cấp độ công ty

Không chú ý tới các sự sắp xếp quốc tế

Tập trung vào vấn đề quản lý

Phân tích định tính Tổng hợp lý thuyết về chuỗi ngành hàng, chuỗi ngành hàng toàn cầu, bộ ba kinh tế thế giới

Schmitz (2000), Gereffi và cộng sự (2005)

Phân tích chuỗi giá trị

2.3.1 Định nghĩa phân tích chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị là một phương pháp nhằm tách ra thành từng bộ phận quá trình trao đổi, sản xuất xuất hàng hóa, từ đó xác định sự phận chia giữa các thành phần và các khu vực địa lý (Tuvhag, 2008)

Trung tâm của phân tích là lập sơ đồ các lĩnh vực và các mối liên kết chính

Tuy nhiên, giá trị gia tăng của phương pháp chuỗi giá trị bắt nguồn từ việc đánh giá các mối liên kết trong và giữa các bên liên quan dựa trên góc nhìn của các vấn đề về quản trị, nâng cấp và lưu ý về phân phối Hiểu một cách hệ thống các mối liên kết này trong một mạng lưới cho phép đưa ra những khuyến nghị chính sách hiệu quả hơn và hiểu rõ hơn về tác động ngược lại của chúng trên toàn bộ chuỗi.

Phân tích chuỗi giá trị có ba yếu tố chính (Adriana Roldán, 2009):

- Các rào cản đối với nhập cảnh và cho thuê - Tác nhân quản trị

- Hiệu quả hệ thống Theo tìm hiểu của tác giả hiện nay các hướng dẫn chi tiết để phân tích chuỗi giá trị tương đối thông nhất với nhau về các bước thực hiện Có 3 nguồn tài liệu tương đối chi tiết có thể tham khảo khi thực hiện phân tích chuỗi giá trị là sổ tay Value link, sổ tay hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị vì người nghèo và trang wiki của USAID (http://apps.develebridge.net/amap/index.php/Main_Page)

2.3.2 Các bước cần thực hiện khi thực hiện phân tích chuỗi giá trị

Việc phân tích chuỗi giá trị gồm có 3 bước: Lập bản đồ chuỗi giá trị, lượng hóa và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị, phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn

Lập bản đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này

Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị bao gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng chủ thể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn cụ thể trong chuỗi Tuỳ thuộc vào từng mối quan tâm cụ thể mà các phân tích chuỗi tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào có liên quan, ví dụ như các đặc tính của chủ thể, các dịch vụ hay các điều kiện khung về chính trị, luật pháp và thể chế có tác dụng ngăn cản hoặc khuyến khích phát triển chuỗi

Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi Nó bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đoạn trong chuỗi giá trị, chi phí sản xuất và thu nhập của các nhà vận hành (trong phạm vi có thể).

Chi phí giao dịch bao gồm các chi phí thực hiện hoạt động kinh doanh, thu thập thông tin và thực hiện hợp đồng Hiệu suất kinh tế của chuỗi giá trị có thể được "so sánh chuẩn" dựa trên các tham số quan trọng so với các chuỗi cạnh tranh ở nước khác hoặc trong ngành tương tự.

2.3.3 Tại sao phân tích chuỗi giá trị quan trọng

Có ba lý do chính giải thích tại sao phân tích chuỗi giá trị là rất quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay Đó là:

- Với sự phân chia ngày càng tăng của lao động và phân tán toàn cầu của sản xuất linh kiện, năng lực cạnh tranh của hệ thống ngày càng trở nên quan trọng: không phải lúc nào sản xuất nhiều cũng là tốt vì có thể làm phát sinh các chi phí tồn kho ở các công đoạn tiếp theo, sự áp dụng công nghệ tư động hóa làm cho vòng đời của sản phẩm ngẳn hơn, buộc các khâu sản xuất, thiết kế, marketing phải gắn liền với nhau

- Hiệu quả trong sản xuất chỉ là một điều kiện cần cho sự thành công khi thâm nhập thị trường toàn cầu Phân tích chuỗi giá trị đảm bảo rằng việc phân tích xem xét toàn bộ quy trình sản xuất, bao gồm việc kết nối đến thị trường cuối cùng Nó ép việc phân tích xem xét không chỉ nỗ lực của những liên kết sản xuất trong chuỗi, mà còn những nhân tố xác định việc tham gia của những nhóm nhà sản xuất cụ thể trong thị trường cuối cùng

- Gia nhập vào các thị trường toàn cầu cho phép tăng thu nhập bền vững (mặt tốt của toàn cầu hóa), tuy nhiên để thực hiện điều này đòi hỏi một sự hiểu biết về các yếu tố trong toàn bộ chuỗi giá trị Phân tích chuỗi giá trị giúp ích trong việc giải thích việc phân phối thu nhập đối với những người tham gia vào nền kinh tế toàn cầu Từ đó giúp dễ nhận ra những chính sách có thể được thực hiện để cho phép những nhà sản xuất cá nhân và các quốc gia có thể gia tăng phần chia trong lợi ích tăng thêm.

Các đặc điểm của chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu

2.4.1 Đặc điểm của hàng nông sản

Do tính thời vụ của sản phẩm nông nghiệp dẫn đến khó khăn trong phân phối, giá cả không ổn định Thêm vào đó, nông sản dễ hư hỏng, nhanh giảm chất lượng và khó vận chuyển đi xa Do vậy, chúng cần được chế biến và bảo quản trước khi vận chuyển, dẫn đến tăng chi phí và hạn chế mở rộng chuỗi giá trị Bên cạnh đó, dịch bệnh và yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng là những rào cản lớn đối với sự phát triển chuỗi giá trị nông sản toàn cầu do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người tiêu dùng.

2.4.2 Đặc điểm của chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu

So với các hàng hóa khác, tỷ trọng các chi phí đầu vào và trung gian trong giá một đơn vị nông sản khá cao, nhất là các hàng hóa nông sản thô Đối với các hàng hóa này, các chi phí đầu vào trung gian thường chỉ chiếm 30-40%, trong khi đó ngành dệt may là 60%, ngành hóa chất là 70% Tuy vậy, mức giá trị gia tăng của một đơn vị hàng hóa nông sản rất thấp, một là do giá của hàng hóa nông sản, nhất là giá nông sản thấp (so với giá của các hàng hóa khác); hai là năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp rất thấp so với các ngành khác

Hàng hóa nông sản khác với các loại hàng hóa công nghiệp là ở chỗ số lượng các khâu trong chuỗi giá trị có thể ngắn hơn và GTGT ở một số khâu là khác nhau

Từ khâu nghiên cứu giống và triển khai sản xuất thử nghiệm thành công có thể đưa ra trồng trọt, sản phẩm của trồng trọt có thể đưa vào khâu phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng (như rau, quả tươi…) Có nhiều loại nông sản tiếp tục trở thành đầu vào của các ngành công nghiệp chế biến sau đó mới chuyển qua khâu phân phối và marketing Vì vậy có thể mô tả chuỗi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản như sau:

Hình 2.3 Giá trị gia tăng đối với chuỗi hàng nông sản

Trong chuỗi cung ứng nông sản, giá trị gia tăng (GTGT) được phân bổ theo từng khâu GTGT cao nhất tập trung ở khâu phân phối và tiếp thị do cần nhiều nguồn lực và chi phí để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Kế đến là khâu nghiên cứu và phát triển (R&D) cùng chế biến, vì đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật và đầu tư máy móc Ngược lại, GTGT thấp nhất nằm ở khâu trồng trọt, do công nghệ sản xuất tương đối đơn giản và ít yêu cầu kỹ thuật chuyên sâu.

Mô hình này đã phần nào giải thích được vì sao các Tập đoàn kinh doanh hoạt động trên phạm vi toàn cầu thường tập trung nhiều vao các hoạt động phân phối và marketing, nghiên cứu giống và quy trình sản xuất đê chuyển giao cho các nước chậm và đang phát triển để trồng trọt.

Các nghiên cứu về chuỗi giá trị tại Việt Nam

Hiện nay, nghiên cứu chuỗi giá trị tại Việt Nam đã được nhiều cá nhân và tổ chức thực hiện Kết quả tìm kiếm trên internet cho thấy đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề này Các nghiên cứu đề cập trong phần sau là những nguồn dễ tiếp cận nhất.

Nghiên cứu của Đinh Công Tiến và Nguyễn Trung Đông trong Giải pháp nâng cao hiệu quả ngành trà xuất khẩu của Việt Nam Mục tiêu của nghiên cứu là nâng cao hiệu quả ngành trà xuất khẩu Việt Nam Cụ thể là xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu trà, phát hiện các vấn đề trong ngành trà xuất khẩu Việt Nam, tìm ra các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu trà Sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị để xác định các tác nhân và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng tác nhân trong chuỗi giá trị Đề tài đã tiến hành khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi giá trị trà xuất khẩu bao gồm hộ trồng trà, người thu gom, đơn vị chế biến, đơn vị xuất khẩu trà đồng thời khảo sát, phỏng vấn các chuyên gia trong hiệp hội trà Việt Nam, các cán bộ lãnh đạo, chuyên gia liên quan trực tiếp đến ngành trà xuất khẩu Nguồn dữ liệu thứ cấp của đề tài lấy từ các tài liệu báo cáo liên quan đến ngành trà của hiệp hội Trà Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước, các tài liệu liên quan đến thị trường trà trong nước và thế giới, các tài liệu định hướng, quy hoạch phát triển ngành trà, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp: hộ trồng trà, người thu gom, đơn vị chế biến, đơn vị xuất khẩu bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc, ngoài ra còn dựa vào đánh giá của các chuyên gia ở Hiệp hội trà Việt Nam, các chuyên gia liên quan trực tiếp liên quan đến ngành trà xuất khẩu Nghiên cứu đã khái quát về tình hình sản xuất và xuất khẩu trà ở Việt Nam từ 2000-2006, xác định được giá trị gia tăng của hộ trồng trà, người thu gom, người chế biến, người xuất khẩu, và giá trị gia tăng của ngành trà xuất khẩu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ngành trà xuất khẩu

Nghiên cứu của Nguyễn Trí Khiêm và cộng sự năm 2010, về cải thiện vai trò của người nông dân trong chuỗi giá trị cá ba sa Phân tích chuỗi giá trị ở nghiên cứu này nhằm mục đích nhận ra sự phân chia về mặt giá trị giữa các thành phần trong chuỗi Nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi chức năng chính của các thành phần tham gia chuỗi, vị trí của họ, và giá trị thị trường mà họ nhận được, sự đóng góp của chuỗi giá trị vào cuộc sống của người đánh cá và người nông dân và cách thức để cải thiện vai trò của họ trong chuỗi giá trị toàn cầu Thông qua phương pháp nghiên cứu hành động (action research) để tìm hiểu và nâng cấp chuỗi giá trị, nghiên cứu đã đưa ra và sử dụng vòng nghiên cứu hành động như sau:

Hình 2.4 Vòng nghiên cứu hành động

Nghiên cứu đã khái quát về ngành cá ba sa Việt Nam, ảnh hưởng của ngành đối với thị trường thế giới và các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị cá ba sa tại Việt Nam Phân tích chuỗi giá trị của nghiên cứu tập trung vào phần phân chia giá trị giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị Qua các dấu hiệu định tính và định lượng để nghiên cứu sự liên kết ngang và liên kết dọc trong ngành Sau đó nghiên cứu đề ra các chiến lược để nâng cấp ngành Phân tích chuỗi giá trị của nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận Value link của GTZ, sơ đồ hóa dòng chảy nguyên vật liệu và tài chính từ nhà cung cấp đầu vào tới thị trường, tính toán chi phí và lợi nhuận biên ròng của việc sản xuất của các nhân tố trong chuỗi Mẫu khảo sát gồm 240 tác nhân trong chuỗi, bao gồm 90 ngư dân, 91 hộ ngư dân, 10 cơ sở kinh doanh con giống, 7 công ty chế biến, 22 nhà môi giới và 20 cơ quan hỗ trợ chuỗi Qua phân tích cho thấy cấu trúc của chuỗi giá trị cá ba sa toàn cầu, giá trị gia tăng của các bên tham gia, các yếu tố thuộc về cơ quan hỗ trợ chuỗi, lợi nhuận từ việc đầu tư vào chuỗi, các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển chuỗi

Nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoàn Khôi (2007) phân tích tổ chức chuỗi giá trị cá ba sa tại Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên khung phân tích của Porter Thông qua phỏng vấn và khảo sát, nghiên cứu xác định hoạt động chính và phụ của từng tác nhân trong chuỗi, từ đó ước tính chi phí và lợi ích, cũng như xác định vai trò và các cản trở của chuỗi.

Nghiên cứu của Chương trình Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và Vừa Việt Đức

Chương trình Phát triển DNNVV Việt Đức (SMEDP) do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức tài trợ và do GTZ và Bộ KHĐT thực hiện Chương trình hướng tới mục tiêu cải thiện năng lực cạnh tranh của DNNVV tại Việt Nam Chương trình áp dụng phương pháp tiếp cận đa đối tác với các đối tác từ khu vực công và khu vực tư nhân ở cấp quốc gia tại 4 tỉnh An Giang, Đắc Lắc, Hưng Yên và Quảng Nam Một trong bốn phần chính của chương trình là khả năng cạnh tranh của một số tiểu ngành và phát triển chuỗi giá trị Tổ chức hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), công ty Metro Cash, Carry Vietnam cùng với Bộ Thương mại Việt Nam tiến hành Dự án Hỗ trợ phát triển Chuỗi giá trị cho rau qua Việt Nam từ đầu năm 2005 Chương trình kéo dài trong 4 năm Các công trình nghiên cứu của chương trình bao gồm:

- Phân tích ngành hàng vải thiều Lục Ngạn tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang năm 2005: giới thiệu về ngành vải thiều tại Lục Ngạn, tài liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, số liệu liên quan đến ngành vải thiều tỉnh Bắc Giang, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các tác nhân tham gia từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bằng bảng câu hỏi đã định trước, kết hợp phỏng vấn từng tác nhân hoặc phỏng vấn một nhóm các tác nhân Chọn mẫu là 3 khu vực sản xuất khác nhau trong huyện có chất lượng khác nhau và là 3 trung tâm tiêu thụ lớn nhất Nghiên cứu cũng giới thiệu sơ lược về tỉnh Bắc Giang và tình hình sản xuất nông nghiệp tại đây, phân tích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về chất lượng sản phẩm giữa các vùng trồng, đặc điểm của các trung tâm tiêu thụ vải Qua đó chỉ ra 2 kênh hàng vải tại Lục Ngạn là vải tươi và vải khô; nêu được các tác nhân tham gia, đặc điểm và mối quan hệ giữa các tác nhân này với nhau cụ thể là người tiêu dùng, hộ sản xuất, tác nhân thu gom và mua bán, người bán lẻ và các siêu thị, tác nhân tham gia chế biến, vai trò của các tổ chức trong phát triển sản phẩm Sau đó nghiên cứu cũng đã xác định được quá trình hình thành giá và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân

- Phân tích ngành hàng vải thiều Thanh Hà tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương (2005): nghiên cứu này cũng giống như nghiên cứu trên, khái quát về tỉnh Hải Dương và chuỗi giá trị vải thiều tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Chia vùng sản xuất theo chất lượng sản phẩm, theo cơ cấu giống, theo tuổi vải Nghiên cứu chỉ ra đặc điểm thị trường tiêu thụ vải, mức độ thay đổi của giá theo từng thời điểm Từ đó mô tả các kênh hàng vải tại Thanh Hà gồm kênh hàng vải tươi, kênh hàng vải khô, chỉ ra đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi gồm người tiêu dùng, hộ sản xuất, tác nhân thu gom và mua bán, người bán lẻ và các siêu thị, tình hình chế biến vải và làm rõ vai trò của các tổ chức trong phát triển sản phẩm Nghiên cứu cũng đã xác định được quá trình hình thành giá và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân Qua việc xác định những khó khăn còn tồn tại đề xuất một số giải pháp nâng cấp chuỗi

- Phân tích ngành hàng rau tại tỉnh Vĩnh Phúc (2005): Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định quy mô và đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến, lưu thông sản phẩm rau xanh của tỉnh; xác định cấu trúc của ngành hàng, các kênh lưu thông sản phẩm chính và quy mô, đặc điểm hoạt động của các tác nhân tham gia ngành hàng, phân tích đặc điểm về chất lượng, giá sản phẩm và quá trình hình thành giá của sản phẩm qua các kênh hàng, phân tích các khó khăn trong việc sản xuất và lưu thông sản phẩm rau, từ đó đưa ra hướng tác động phù hợp Nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các báo cáo, nghiên cứu sẵn có, tài liệu, số liệu liên quan đến ngành rau Vĩnh Phúc Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập bằng hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu ngành hàng nhằm thu thập các thông tin qua tiếp cận, phỏng vấn các tác nhân trong ngành hàng bằng bộ câu hỏi, phương pháp chuyên gia: qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để xác định địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu đã trình bày sơ lược về tỉnh Vĩnh Phúc, tình hình sản xuất rau tại đây, phân vùng sản xuất rau tại Vĩnh Phúc thành 3 vùng chính Các trung tâm thương mại rau của tỉnh cũng được xác định gồm huyện Mê Linh, Thổ Tang, Tam Dương với các đặc điểm cụ thể ứng với từng trung tâm thương mại Nghiên cứu đã chỉ rõ sơ đồ ngành hàng rau Vĩnh Phúc gồm có kênh tiêu thụ nội tỉnh, kênh tiêu thụ ngoại tỉnh, kênh tiêu thụ sản phẩm rau an toàn và đặc điểm hoạt động của từng kênh hàng

Nghiên cứu phân tích các tác nhân trong kênh tiêu thụ nội vùng gồm người sản xuất, thu gom và bán lẻ, cũng như kênh tiêu thụ ngoài tỉnh gồm người sản xuất, thu gom và chủ buôn địa phương Vai trò của cơ quan nhà nước trong phát triển sản phẩm rau được làm rõ Nghiên cứu cũng tìm hiểu quá trình hình thành giá của các kênh và phân chia lợi ích giữa các tác nhân tham gia Từ đó, bài viết đưa ra các đề xuất để hỗ trợ ngành hàng rau.

- Phân tích ngành hàng nhãn tỉnh Hưng Yên (2005): nghiên cứu mô tả hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau tại Hưng Yên, xác định các kênh thu mua, các tác nhân tham gia chuỗi, chủng loại, chất lượng sản phẩm Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát về Hưng Yên và đặc điểm về giống, diện tích, năng suất, sản lượng nhãn tại đây, xu hướng phát triển của thị trường và ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất địa phương đến sự phát triển của ngành hàng Nghiên cứu đã mô tả bằng bản đồ kênh tiêu thụ của ngành nhãn và thị trường tiêu thụ, các tác nhân tham gia ngành hàng nhãn và mối quan hệ giữa họ: người sản xuất (người sản xuất cây giống và người trồng nhãn), người thu gom/chủ buôn, người bán lẻ, người chế biến, mô tả về kênh tiêu thụ tại Hà Nội (chợ Long Biên) Nghiên cứu cũng đã nêu được quá trình hình thành giá trong kênh tiêu thụ nhãn tươi, nhãn chế biến, đồng thời đưa ra một số đề xuất để phát triển ngành

- Phân tích ngành hàng rau an toàn tại Hà Nội (2006): Mục đích của nghiên cứu là mô tả thực trạng và phân tích chuỗi giá trị rau an toàn Nghiên cứu này tập trung điều tra vào các quầy hàng, cửa hàng rau an toàn và siêu thị để xác định nguồn cung và một số kênh cung ứng sản phẩm chính Áp dụng phương pháp điều tra nhanh các tác nhân trung gian như người thu gom, người bán buôn để hiểu cách tổ chức, hoạt động và tính quyết định của các tác nhân trong quá trình giao dịch sản phẩm Sau đó dựa vào các thông tin đã thu thập được để điều tra sâu một số người thu gom, bán buôn, bán lẻ, sản xuất Xác định vai trò của các tác nhân, chiến lược và mối quan hệ của họ trong kênh sản phẩm, nhận biết những hạn chế trong quá trình trao đổi sản phẩm Nghiên cứu cũng đồng nhất khái niệm chuỗi giá trị và chuỗi ngành hàng Đầu tiên nghiên cứu định nghĩa khái niệm rau an toàn Sau đó giới thiệu tổng quan về thành phố Hà Nội Phần phân tích nêu rõ các đặc đểm của địa bàn sản xuất, điểm bán lẻ rau an toàn, xác định 4 kênh cung ứng rau an toàn cho thành phố Hà Nội Qua phân tích đã đưa ra các tác nhân tham gia chuỗi rau an toàn: người sản xuất, người thu gom, người bán lẻ, người tiêu dùng và đặc điểm của từng tác nhân, những thuận lợi và khó khăn của họ cũng như mối quan hệ giữa các tác nhân với nhau Sự hình thành giá và hiệu quả kinh tế của một số loại rau an toàn như cây cà chua và rau muốn cũng được xác định cụ thể Nghiên cứu đưa ra kết luận về chuỗi giá trị rau an toàn tại Hà Nội và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cấp chuỗi

- Phân tích ngành hàng rau tại Hà Tây (2005): nhằm xác định quy mô đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến, lưu thông rau xanh tại tỉnh, cấu trúc chuỗi, các kênh lưu thông sản phẩm chính, đặc điểm, quy mô hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi, các đặc điểm về chất lượng sản phẩm, quá trình hình thành giá, các khó khăn trong việc sản xuất và lưu thông sản phẩm rau từ đó đưa ra các biện pháp tác động phù hợp Nghiên cứu cũng sử dụng 2 nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp

Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua tham khảo ý kiến các chuyên gia nhằm định hướng lựa chọn địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi bằng bộ câu hỏi nhằm thu thập các thông tin về chuỗi Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Tây qua các thông tin về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội Tình hình sản xuất rau tại Hà Tây được thể hiện thông qua diện tích và sản lượng phân theo từng huyện trong tỉnh Từ đó phân vùng sản xuất rau theo 2 căn cứ: diện tích rau và năng suất rau Phân tích ngành hàng rau thể hiện qua nguồn cung ứng và thị trường tiêu thụ rau Nghiên cứu cũng nêu lên đặc điểm các trung tâm thương mại và các tác nhân tham gia kênh hàng rau gồm: tác nhân sản xuất, tác nhân thu gom, tác nhân bán buôn, tác nhân bán lẻ Nghiên cứu cũng phân tích giá trị các kênh hàng lưu chuyển sản phẩm rau, mối quan hệ giữa các tác nhân trong kênh hàng Nghiên cứu cũng xác định vai trò của các tổ chức trong quá trình phát triển sản phẩm bao gồm UBND tỉnh, sở nông nghiệp, phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cấp chuỗi

Chuỗi giá trị ngành cà phê

Ngành cà phê thế giới được chia làm 2 khu vực: các nước sản xuất và các nước nhập khẩu Theo đó tại các quốc gia sản xuất cà phê có các tác nhân: người nông dân, người thu gom, nhà sơ chế và nhà xuất khẩu Các tác nhân này tham gia từ việc trồng cà phê cho đến khi nhà xuất khẩu xuất cà phê nhân đến các nước nhập khẩu Tại quốc gia nhập khẩu, cà phê nhân có thể thông qua nhà kinh doanh quốc tế hoặc trực tiếp đến nhà rang xay để từ đó được chế biến phục vụ nhu cầu khác hàng thông qua các nhà bán lẻ

Hình 2.6 Chuỗi giá trị cà phê theo Kaplinsky

Cà phê tươi sau khi được thu hoạch sẽ được chế biến thành cà phê quả, có 2 cách chế biến cà phê là chế biến khô và chế biến ướt Dù là chế biến theo phương pháp nào thì kết quả cuối cùng cùng là hạt cà phê nhân dùng để xuất khẩu Sau đó hạt cà phê nhân sẽ được đóng bao, vận chuyển đến các quốc gia tiêu thụ Tại đây cà phê sẽ được rang, xay bán đến cho các hộ gia đình hay phục vụ cho việc kinh doanh.

Chuỗi giá trị cà phê Việt Nam

Theo nghiên cứu của Adriana Roldán-Pérez và cộng sự (Coffee, Cooperation and Competition: A Comparative Study of Colombia and Vietnam, 2009) thì chuỗi giá trị cà phê của Việt Nam như sau

Hình 2.7 Chuỗi giá trị cà phê Việt Nam theo UNCITAD

Các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị cà phê ở Việt Nam bao gồm:

- Người nông dân - Đại lý và trung gian - Công ty sơ chế hoặc xuất khẩu - Thị trường cà phê hòa tan ở Việt Nam - Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam - Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuộc

NGÀNH CÀ PHÊ

Nguồn gốc

Cà phê được khám phá vào thế kỷ thứ 9 tại vùng cao nguyên Ethiopia, sau đó lan sang Ai Cập, Yemen, rồi đến Armenia, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi Từ thế giới Hồi giáo, cà phê du nhập vào Ý rồi đến khắp Châu Âu, Indonesia và Châu Mỹ Hiện nay, cà phê trở thành thức uống toàn cầu phổ biến, chỉ sau dầu hỏa về giá trị giao dịch thương mại (Adriana Roldán-Pérez và cộng sự) Cây cà phê được trồng phổ biến ở hơn 50 quốc gia, trong đó nhiều nước xuất khẩu cà phê.

Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) Ba dòng cây cà phê chính là Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè – và Coffea canephora (Robusta) – cà phê vối, cà phê mít - Coffea excelsa – với nhiều loại khác nhau Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn

(http://vi.wikipedia.org/wiki/Cà_phê) Khoảng 20-25 triệu hộ gia đình trong hơn 50 nước đang phát triển sản xuất và bán cà phê Đời sống của nhiều người trong số những gia đình này phụ thuộc vào thu nhập mà họ nhận từ hạt cà phê Cà phê từ lâu đã đóng một vai trò kinh tế quan trọng ở các quốc gia đang phát triển tại Châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á

(Sandra Imhof, Andrew Lee Assessing the Potential of Fair Trade for Poverty Reduction and Conflict Prevention: A Case Study of Bolivian Coffee Producers- 2007)

Các nước xuất khẩu và tiêu thụ

Các nước trồng cà phê arabica chủ yếu hiện nay là Brazil, Colombia, Ethiopia, Honduras, Peru, Guatemala, Mexico Các nước trồng cà phê robusta chủ yếu hiện nay là Vietnam, Brazil, Indonesia, India, Cote d'Ivoire, Uganda, Malaysia

Brazil được xem là nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới (sản lượng năm 2010 là 54.500 ngàn bao, chiếm 39.5% tổng sản lượng cà phê thế giới năm 2010) Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê

(sản lượng năm 2010 là 18.725 bao, chiếm 13.6% tổng sản lượng cà phê thế giới năm 2010) Các nước xuất khẩu lớn khác là Colombia, Indonesia, India, Ethiopia, Honduras, Guatemala, Peru Mexico

Những nước tiêu thụ cà phê lớn là EU-27, United States, Brazil

(http://www.ico.org/prices/m1.htm).

Ngành cà phê Việt Nam

Từ khi du nhập vào Việt Nam năm 1888, diện tích cà phê tăng mạnh từ 7.000ha (1930) lên 520.000ha (2000) Đầu thế kỷ XXI, diện tích giảm do giá cà phê giảm và chính sách hạn chế trồng ở vùng không phù hợp.

Cây cà phê trồng ở nước ta bao gồm cà phê robusta chiếm 90% diện tích, cà phê arabica 9% và cà phê mít 1% Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao và thường được trồng độ cao từ 1000-1500m, nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000mm Cà phê robusta ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp dưới 1000m, nhiệt độ khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000mm và cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè (Phạm Ngọc Toản, Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến chất lượng cây cà phê, 2008)

Cho đến nay, hạt cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản đem lại kim ngạch xuất khẩu chính của Việt Nam

Bảng 3.1 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam 2010

Stt Mặt hàng Giá trị

5 Điện tử, máy tính và LK 3,558 6.04%

6 Gỗ và sản phẩm gỗ 3,408 5.78%

Stt Mặt hàng Giá trị

8 Máy móc, thiết bị, DC, PT khác 3,047 5.17%

9 Đá quý, KL quý và sản phẩm 2,855 4.84%

13 Phương tiện vận tải và phụ tùng 1,507 2.56%

14 Dây điện và cáp điện 1,313 2.23%

19 Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù 957 1.62%

20 Hóa chất và SP hóa chất 635 1.08%

21 Sắn và sản phẩm của sắn 556 0.94%

25 Sản phẩm mây tre, cói, thảm 203 0.34%

Nguồn: Tổng cục thống kê (2010) Mặc dù khối lượng xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam đã đạt đến mức cao nhưng lại vấp phải những vấn đề nan giải liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn

Cà phê bị loại thải có nguồn gốc từ Việt Nam chiếm 80% trong tổng số cà phê xuất khẩu của thế giới Các lô hàng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam bị mất nhiều ưu đãi do vấn đề chất lượng nguyên nhân của tình trạng này là do ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, việc sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ gia đình thiếu khoa học, cà phê được chế biến theo phương pháp truyền thống nên màu sắc cà phê nhân không đẹp, tỷ lệ hạt bị dập, vỡ cao, trong vụ thu hoạch do gặp mưa nhiều ngày cà phê được hái về đổ thành đống không có sân phơi làm cà phê bị ẩm mốc, hạt nhân cà phê bị đen dẫn đến chất lượng kém (Phạm Ngọc Toản, 2008)

Cà phê là mặt hàng khá nhạy cảm trên thị trường, giá cả dễ biến động Ngành cà phê Việt Nam và thế giới từng đối mặt với những đợt giảm giá kéo dài trước năm 2004 và hiện tượng năm nay tăng diện tích ào ạt, năm sau lại chặt phá đã xảy ra ở một số địa phương, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân và kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này Cho tới nay, kế hoạch sản xuất chủ yếu vẫn được từng doanh nghiệp xác định riêng lẻ nên rất bị động trong dự phòng nhằm đối phó với những thay đổi về giá cả, cung - cầu trên thế giới (Phạm Ngọc Toản, 2008)

Cà phê Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh ở Tây Nguyên, về diện tích và sản lượng cà phê đứng thứ hai sau Đắk Lắk

Bảng 3.2 Diện tích, sản lượng cà phê các tỉnh niên vụ 2006 - 2007

Tỉnh Lâm Đồng hiện có 142.905 ha diện tích cà phê, trong đó 135.279 ha cho thu hoạch, đạt năng suất trung bình 2,39 tấn/ha, cho sản lượng thu hoạch 323.770 tấn Khoảng 90% diện tích cà phê được trồng giống Robusta và trồng từ trước năm 1990, chủ yếu bằng cây thực sinh lấy hạt ngay tại vườn mà không được tuyển chọn, nên nhiều diện tích đã già cỗi, năng suất kém, chất lượng hạt cà phê không đồng đều, tỷ lệ hạt đạt loại 1 thấp Trên địa bàn tỉnh có 21 cơ sở thu mua - chế biến cà phê, gồm 16 cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu với công suất thu mua - chế biến 180.000 tấn/năm và 8 cơ sở chế biến cà phê thành phẩm với công suất gần 1.300 tấn thành phẩm/năm.

Bảng 3.3 Sản lượng cà phê Lâm Đồng qua các năm

1 Di Linh 65,154 80,900 85,635 90,512 95,441 2 Lâm Hà 59,038 69,850 69,961 87,695 87,404 3 Bảo Lâm 47,006 48,850 54,646 43,132 54,873 4 Đức Trọng 15,159 17,500 21,918 26,280 27,949 5 Bảo Lộc 15,728 14,460 21,600 15,414 17,056

Nguồn: Sở Công Thương Lâm Đồng (2010)

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Nằm ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nước biển, với diện tích tự nhiên 9.765 km2, Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn

Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện Với tổng chiều dài 1.744 km, hiện nay hệ thống giao thông đường bộ đã đến được tất cả các xã và cụm dân cư Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế-xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực

Tính đến cuối năm 2007, dân số tỉnh là 1.198.261 người Hiện tỉnh có 2 trường đại học tổng hợp, 2 trường cao đẳng sư phạm, 1 trường trung học y tế, 1 trường trung học kinh tế-kỹ thuật, 2 trường dạy nghề, hàng năm cung cấp hàng ngàn lao động có tay nghề cho địa phương Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung ương như: Viện nghiên cứu hạt nhân, Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu cây rau, Phân viện sinh học , góp phần ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của tỉnh.

Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình 18-250C, thời tiết ôn hoà mát mẻ quanh năm Lượng mưa trung bình 1750-3150 mm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85-87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1890-2500 giờ

Toàn tỉnh có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, diện tích sản xuất rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại Dalat, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà; Chè, cà phê, rau, hoa Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại có giá trị phẩm cấp cao.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu

Nghiên cứu chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu tìm thấy trên internet và sử dụng phần mềm Endnote để tìm kiếm tài liệu theo phương pháp được Saunders và cộng sự giới thiệu Các từ khóa được sử dụng là value chain, value chain analysis, chuỗi giá trị, phân tích chuỗi giá trị, cà phê, Việt Nam, coffee, Vietnam

Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế, đồng thời sử dụng các số liệu và thông tin có sẵn từ các nghiên cứu trước đó

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phân tích chuỗi giá trị của Kaplinsky và Moris (2001) kết hợp với GTZ value link và M4P Phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp định tính và định lượng qua phỏng vấn các quan chức nhà nước, tổ chức nông dân, người sản xuất, người sơ chế và các thành phần khác tham gia chuỗi giá trị Kết hợp giữa phỏng vấn cá nhân với thảo luận nhóm

Trong giới hạn thời gian và nguồn lực có hạn, tác giả chưa thể thu thập đầy đủ dữ liệu, thông tin và phân tích toàn diện quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê Do vậy, tác giả tối ưu hóa các thông tin thu thập được từ nghiên cứu của mình và các nghiên cứu trước đó nhằm phác họa bức tranh tổng thể về chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng, xác định các cơ hội, hạn chế và thách thức trong việc gia tăng giá trị sản phẩm cho người sản xuất nhỏ, từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Di Linh, Lâm Hà là những huyện có sản lượng cà phê nhân lớn nhất trong toàn tỉnh.Tác giả chọn 2 huyện này làm địa điểm chính để nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê do thoả mãn được các tiêu chí sau:

+ Có sự đa dạng các kênh thị trường với các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ngành hàng

+ Cà phê được trồng với diện tích lớn so với các loại cây trồng khác Cây cà phê đã có những đóng góp quan trọng cho đời sống, kinh tế, xã hội của người dân địa phương

4.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là số liệu đã được công bố trong các nguồn như báo cáo, tạp chí, niên giám thống kê, trang web của chính phủ và các bộ ngành Những số liệu này bao gồm diện tích, năng suất, sản lượng, sử dụng đất đai, lao động Riêng đối với tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng, dữ liệu được thu thập từ các tài liệu do UBND tỉnh Lâm Đồng công bố.

Tài liệu thứ cấp trong đề tài gồm:

- Các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

- Các chính sách phát triển kinh tế, số liệu tổng quan sản xuất, xuất nhập khẩu cà phê của thế giới và Việt Nam được thu thập tại Tổng cục Thống kê, Trung tâm Tin học và Thống kê - Bộ NN&PTNT, Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam (Vicofa)

- Tình hình chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng được thu thập từ Cục Thống kê Lâm Đồng và trên mạng Internet

- Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu cà phê được thu thập từ Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng và qua mạng Internet

Qua nguồn dữ liệu thứ cấp Nghiên cứu sẽ xác định được cơ sở lý thuyết cho đề tài, phương pháp nghiên cứu phù hợp cũng như những thông tin tổng quan về chuỗi giá trị cà phê Việt Nam nói chung, chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng nói riêng

4.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

4.2.3.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Để thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực cà phê tại địa phương để có cái nhìn tổng quát về chuỗi cà phê tại tỉnh Lâm Đồng, những định hướng, chính sách của Nhà nước đối với ngành cà phê tại đây

Từ ý kiến của các chuyên gia, chọn chuỗi giá trị cà phê phù hợp và đối chiếu với các chuỗi giá trị từ lý thuyết để tìm các tác nhân tham gia trong chuỗi cho phù hợp

4.2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu từ các tác nhân

Phương pháp tiếp cận của tác giả là tìm hiểu các thành phần tham gia một cách độc lập Do các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê tương đối đa dạng và phức tạp nên tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập và kiểm tra dữ liệu thu thập được từ các tác nhân này

- Sử dụng những bảng hỏi đã chuẩn hóa để phỏng vấn các đối tượng tham gia chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng, bảng câu hỏi này có thể được hỏi trực tiếp hoặc qua điện thoại

- Sử dụng phương pháp PRA để phân tích xem cái gì đang diễn ra quanh chuỗi giá trị cà phê cụ thể là tìm hiểu hiện trạng, điều kiện và nhận thức của các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị

- Tham vấn, trao đổi thảo luận với các cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Cán bộ phòng trồng trọt sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Tỉnh và các cán bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp giàu kinh nghiệm tại địa bàn nghiên cứu từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Phương pháp phân tích chuỗi giá trị

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết, phân tích chuỗi giá trị nếu thực hiện một cách chi tiết và đầy đủ bao gồm rất nhiều bước, do những hạn chế về mặt nguồn lực và thời gian, tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị ở các bước sau:

- Lập bản đồ ngành hàng;

- Khảo sát cấu trúc và quan hệ thị trường;

- Ước lượng chi phí, lợi ích và doanh thu biên của các tác nhân trong chuỗi giá trị

- Phân tích khả năng nâng cấp của các tác nhân trong chuỗi giá trị.

Phương pháp chọn mẫu

Do những hạn chế về mặt nguồn lực và thời gian, đồng thời để đảm bảo có thể thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành chọn mẫu theo mầm (snow ball) nhằm tận dụng các mối quan hệ sẵn có và thuận tiện trong việc tìm hiểu thông tin có liên quan đến các tác nhân

Bảng 4.1 Mẫu quan sát và cách lấy dữ liệu Tác nhân trong chuỗi Số quan sát Phương pháp nghiên cứu

Người nông dân 46 Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Đại lý, công ty thu gom 20 Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Công ty xuất khẩu 10 Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi

Phương pháp phân tích số liệu

4.6.1 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả tình hình sản xuất, kinh doanh của các tác nhân trong ngành cà phê cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học Đồng thời phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển của chuỗi giá trị cà phê trong những năm vừa qua

4.6.2 Phương pháp phân tích kinh tế

Để nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê, tác giả áp dụng phương pháp phân tích kinh tế Căn cứ vào giá bán cà phê và các loại vật tư trên thị trường, tác giả sử dụng giá thị trường do các trang web công bố thông tin thị trường cung cấp làm giá kinh tế.

Hệ thống các chi tiêu nghiên cứu

Là doanh thu của từng tác nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá Trong đề tài nghiên cứu này thì sản phẩm là cà phê Đối với tác nhân sản xuất thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là giá trị sản xuất GO, còn đối với tác nhân kinh doanh: đại lý, công ty thu mua, công ty xuất khẩu sản phẩm nhân với đơn giá chính là doanh thu TR Hay nói cách khác sản phẩm P chính là giá trị sản xuất của tác nhân sản xuất; là doanh thu của tác nhân kinh doanh (P = GO = TR) Để thống nhất các chỉ tiêu trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tác giả sử dụng chỉ tiêu doanh thu TR chung cho tất cả các tác nhân trong ngành hàng

4.7.1.2 Chi phí trung gian (IC)

Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:

IC = Cj x Gj Trong đó: Cj : số lượng đầu tư của đầu vào thứ j, Gj : đơn giá đầu vào thứ j Chi phí trung gian của từng tác nhân trong nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cà phê bao gồm các khoản mục sau:

Bảng 4.2 Chi phí trung gian của từng tác nhân trong chuỗi cà phê Người nông dân Đại lý/ Công ty thu mua Công ty xuất khẩu

- Giá vốn cà phê - Chi phí vận chuyển

- Giá vốn cà phê - Chi phí vận chuyển

Người nông dân Đại lý/ Công ty thu mua Công ty xuất khẩu

- Phân vi sinh - Thuốc bảo vệ thực vật - Công cụ sản xuất - Chi phí dịch vụ làm đất - Chi phí dịch vụ tưới - Chi phí dịch vụ vận chuyển

- Công cụ, dụng cụ - Khác

- Chi phí nhân công - Chi phí điện - Chi phí máy móc - Chi phí khác

4.7.1.3 Giá trị gia tăng (VA)

Là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh VA được thể hiện bằng công thức:

VA = TR – IC = GO - IC Trong phân tích ngành hàng, VA là hiệu số giữa doanh thu và chi phí trung gian IC, trong đó TR và IC được tính toán theo phương pháp đã trình bày ở trên

Các bộ phân của giá trị gia tăng VA bao gồm:

- Chi phí công lao động (W)

Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động khi sản xuất một loại sản phẩm nào đó Công thức tính toán:

GPr = VA - (A+W) Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định, W là công lao động

Về phương pháp tính toán: thu nhập thuần là hiệu số giữa giá trị sản xuất giá trị gia tăng (VA) với chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí lao động trong quá trình sản xuất

4.7.2 Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng nhiều phương pháp đánh giá và chỉ tiêu khác nhau, trong phương pháp thường dùng là:

- Tính hiệu quả theo chi phí trung gian:

+ Tỷ suất doanh thu theo chi phí (TTR)

Là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được và chi phí trung gian tiêu tốn của quá trình sản xuất đó

TTR = TR/IC (lần) Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất theo góc độ chi phí Qua chỉ tiêu này cho thấy cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm Theo công thức trên, nếu TR/IC càng lớn thì sản xuất càng đạt hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa làm rõ được chất lượng đầu tư

+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): tỷ suất GTGT theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất kinh doanh, TVA được thể hiện bằng công thức:

TVA = VA/IC (lần) Qua chỉ tiêu này cho thấy: cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng GTGT TVA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt chất lượng, TVA càng lớn thì sản xuất nông nghiệp càng có hiệu quả cao Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất

+ Tỷ suất thu nhập thuần theo chi phí trung gian (TGPr): tỷ suất thu nhập thuần theo chi phí trung gian là chỉ tiêu phản ánh chất lượng đầu tư trong sản xuất nông nghiệp TGPr được thể hiện bằng công thức:

TGPr = GPr/IC (lần) Qua chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập thuần

Về phương pháp tính toán: cũng như việc tính toán TVA, việc tính toán TGPr cũng thường được tính theo từng loại sản phẩm nhưng đã tính đến chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí phân bổ và thuế Do vậy có thể coi chỉ tiêu này là cơ sở tham khảo để ra các quyết định sản xuất

- Tính hiệu quả kinh tế theo công lao động

+ Tỷ suất thu nhập thuần trên 1 công lao động (TW): chỉ tiêu này phản ánh mức độ giá trị 1 ngày công lao động với nguồn thu hiện tại, được thể hiện bằng công thức:

TW = GPr/W (đ/ngày công) Trong kinh tế hộ gia đình, chỉ tiêu TW rất quan trọng bởi vì nó phản ánh giá trị thực của lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó thì chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa tham khảo cho việc ra quyết định sản xuất bởi lẽ nó chưa phản ánh được quy mô thu hút sức lao động Trên thực tế, có những sản phẩm khi đưa vào sản xuất có thể đem lại giá trị ngày công lao động cao nhưng lại thu hút ít ngày công lao động, có những sản phẩm sản xuất tuy giá trị ngày công lao động có thấp hơn song lại thu hút được nhiều lao động, kết quả là tổng thu nhập thuần vẫn lớn hơn Thông thường, để tính toán chính xác được công lao động người ta phải quy đổi từ giờ công ra ngày công theo quy định 8 giờ làm việc bằng 1 công lao động.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị

Thực tế đối với tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn, thì vai trò của các nhà cung cấp vật tư đầu vào khá quan trọng, vì thị trường vật tư tại địa phương tương đối phong phú và đa dạng, trong khi giá cung cấp lại khá cạnh tranh, chênh lệch không nhiều Vì vậy, những nhà cung cấp vật tư đầu vào sẽ tạo điều kiện để người sản xuất có thể mua vật tư phục vụ sản xuất được thuận tiện và đáp ứng được chất lượng Theo điều tra của nghiên cứu, các nhà cung cấp phân bón trực tiếp cho người nông dân tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng thường đảm nhận luôn vai trò đại lý mua hàng

Do đã xây dựng được mối quan hệ thông qua hoạt động cung cấp vật tư và tín dụng nên các đơn vị thu mua cà phê có nhiều thuận lợi khi thu mua từ các hộ nông dân Mặt khác, diện tích cà phê đã cho thu hoạch và nhu cầu mở rộng diện tích cà phê không cao nên nhu cầu đối với giống cà phê không lớn Ngoài ra, do thời gian và nguồn lực nghiên cứu hạn chế nên tác giả quyết định không điều tra đối tượng này.

Người nông dân chiếm số lượng đông nhất trong chuỗi giá trị, diện tích trồng cà phê cũng tương đối khác biệt, từ một vài sào đến vài chục mẫu Người nông dân vẫn còn thiếu nhiều kiến thức về theo dõi hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng cà phê

Hộ nông dân trồng cà phê có những đặc điểm sau:

Bảng 5.1 Đặc điểm của hộ nông dân trồng cà phê

Diễn giải Đvt Thấp nhất Trung bình Cao nhất Độ tuổi chủ hộ Tuổi 34 44.8 57

Trình độ văn hóa của chủ hộ Cấp học Cấp 2 Cấp 3 Đại học

Số năm trồng cà phê Năm 3 5.3 10

Diện tích đất trồng cà phê ha 0.7 2.8 6

Số nhân khẩu/hộ Khẩu 4 5.6 13

Số lao động/ hộ Lao động 2 4.7 6

Thu nhập/vụ Triệu đồng 30 91.2 200

Số hộ điều tra Hộ 46 Độ tuổi chủ hộ theo như điều tra của nghiên cứu trung bình khoảng 45 tuổi, trình độ học vấn thường là học hết cấp 3 Các hộ nông dân có số năm trồng cà phê trung bình là 5.3 năm Diện tích trồng cà phê trung bình khoảng 2.8 ha Số nhân khẩu trung bình/hộ là 5.6 người trong đó 4.7 người là lao động trong hộ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn nông dân tại địa phương không nắm rõ tình hình lời lỗ qua các vụ thu hoạch cà phê cũng như chi phí bỏ ra Chỉ một số ít nông dân có kiến thức về những thông tin này, chủ yếu là những nông dân tham gia các chương trình thí điểm cà phê bền vững do địa phương triển khai.

Bảng 5.2 Chi phí sản xuất của một hộ nông dân cho một ha

(Nguồn: Sở nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng và điều tra 2011) Các chi phí phát sinh của người nông dân bao gồm: làm cỏ, phân NPK, tiền công hái cà, tưới nước, cắt cành, vặt chồi, xịt thuốc, chi phí vận chuyển và khấu

Chi phí sản xuất của một hộ nông dân/1ha Đvt: 1.000đồng TT Hạng mục sản xuất ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

5 Cắt cành (công khoán) ha 1 3,000 3,000

7 Xịt thuốc (tiền thuốc+thuê máy) lần 2 1,500 3,000

8 Chi phí xăng dầu vận chuyển vụ 1 500 500

9 Khấu hao các loại thiết bị và chi phí khác

Tổng cộng 52,600 hao Theo như điều tra của nghiên cứu này và kết quả của Sở NN&PTNT Lâm Đồng thì tổng chi phí cho một ha là 52.600.00đ

Trung bình một ha sẽ cho 2.7 tấn cà phê nhân, giá bán trung bình là 30.000đ/kg Sau khi trừ hết các chi phí thì người nông dân còn lại số tiền là 28.400.00đ/ha

Bảng 5.3 Phân tích hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trên 1 ha

(Nguồn: Sở nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng và điều tra 2011) Về hoạt động mua bán của người nông dân: có 87.5% hộ dân bán cà phê cho các đại lý với lượng bán chiếm 85% sản lượng, 7.5% hộ dân bán cà phê trực tiếp cho các công ty thu mua tại địa phương, chiếm 10% sản lượng, 5% hộ dân còn lại bán cà phê trực tiếp cho các công ty thu mua xuất khẩu, chiếm 5% tổng sản lượng

Bảng 5.4 Thị trường đầu ra của người nông dân Đối tượng mua Tần số Tỷ lệ hộ bán Lượng bán

Người dân bán hàng được thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt, ngay sau khi giao hàng Người dân thường bán cà phê nhân tại nhà (75%), tại vườn (22.5%), chỉ có 2.5% là chở đến nơi thu mua để bán, chủ yếu là chở bằng xe máy

Người nông dân bán cho đại lý do đã có quan hệ lâu dài với người mua (tần số giao dịch nhiều), người nông dân có vay mượn phân bón, vốn từ đại lý nên xem như một thỏa thuận khi cà phê cho thu hoạch thì sẽ bán cho đại lý Dù biết rằng bán cho công ty thu mua hoặc công ty xuất khẩu thì giá sẽ cao hơn, tuy nhiên rất ít người

Phân tích hiệu quả kinh tế của hộ nông dân/1ha STT Các hạng mục đầu tư ĐVT

6 Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí SX % 53.99% dân xây dựng được quan hệ với các công ty này, đặc biệt là với các công ty xuất khẩu, do các công ty này thường mua với số lượng hàng lớn, đòi hỏi chất lượng phải ổn định, trong khi người dân thường bán hàng không cho trả giá, trừ lùi theo chất lượng hàng hóa Dùng lý thuyết về chi phí giao dịch để giải thích hiện tượng đa số người nông dân bán cà phê cho đại lý là rất phù hợp Người nông dân không ký các hợp đồng trước khi cho thu hoạch vì hoạt động nông nghiệp tương đối mang tính không chắc chắn Đại lý có các mối quan hệ, khả năng kiểm định và mối quan hệ với người nông dân, đây có thể coi như là các tài sản chuyên dụng của họ Thêm vào đó là tần số giao dịch khá cao do đã có quan hệ lâu dài Do đó trong chuỗi sẽ phát sinh thêm chi phí cho đối tượng này

Về hợp đồng trong mua bán: người nông dân bán hàng cho công ty, đại lý hầu hết không thông qua một hợp đồng nào mà qua hình thức chốt giá (chiếm 100% số lượng mẫu điều tra), người dân sẽ gửi hàng ở kho của đại lý, công ty Khi gửi vào kho sẽ nhận ứng trước số tiền bằng 50% giá trị của cà phê tính theo giá của ngày hôm đó (giá là do đại lý đưa ra), sau đó người dân có thể tùy vào tình hình thị trường mà tiến hành chốt giá, số tiền người nông dân nhận được sẽ bằng giá trị của lô hàng cà phê trong ngày chốt giá trừ cho số tiền đã nhận trước đó Đối với trường hợp người dân trữ cà phê tại nhà chứ không gửi ở đại lý thì đại lý, công ty sẽ cho giá lô hàng sau khi tiến hành kiểm tra về chất lượng cà phê, các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu là độ ẩm, đen bể,tạp chất (phân loại theo R1, R2, R3) sau đó nếu người dân đồng ý sẽ tiến hành cân hàng và giao tiền

Người dân hái cà tươi về phơi khô rồi mới bán Khi hái thì căng bạt để hạn chế lượng cà phê rơi xuống đất, tuy nhiên các hộ nông dân cho biết vẫn có một tỷ lệ hao hụt nhất định do cà phê rơi xuống đất, cà phê bị động vật, chim chóc ăn và bị hái trộm, tỷ lệ này vào khoảng 20kg/ha (khoảng 0.7%)

70% người nông dân cho rằng kinh nghiệm là yếu tố thuận lợi cho họ trong việc trồng cà phê, 80% cho thuận lợn là các yếu tố như điều kiện tự nhiên, phân bón, 40% cho rằng việc tiếp cận được các nguồn tin về kỹ thuật trồng trọt là thuận lợi của họ

Tuy nhiên, các vấn đề về vốn, giá cả lao động và giá cả thị trường vẫn là những thách thức lớn đối với người nông dân Cụ thể, 60% người nông dân báo cáo gặp khó khăn về vốn, 82,5% gặp khó khăn về giá cả lao động và 90% phải đối mặt với sự biến động giá cả thị trường lớn, khó dự đoán.

5.1.3 Đại lý, công ty thu mua nội địa

Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Xuất phát từ những cơ sở lý thuyết đã đề cập ở trên, tác giả lựa chọn phương pháp phân tích chuỗi giá trị theo cẩm nang phân tích chuỗi giá trị người nghèo vì các hướng dẫn phân tích theo cẩm nang này là tương đối chi tiết và cụ thể Theo cẩm nang việc đầu tiên khi phân tích chuỗi giá trị là lập sơ đồ chuỗi giá trị

Việc lập sơ đồ chuỗi giá trị này sẽ:

- Giúp cho các tác nhân trong chuỗi hình dung được mạng lưới và mối liên kết ngang, liên kết dọc trong chuỗi

- Thể hiện được sự tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân trong chuỗi

- Giúp cho các tác nhân trong và ngoài chuỗi giá trị có thể hình dung được toàn bộ hoạt động và qui trình của chuỗi

5.2.1 Sơ đồ cốt lõi về chuỗi giá trị cà phê Để thực hiện hoàn chỉnh một chuỗi giá trị về cà phê thì cần phải xác định tất cả các qui trình cốt lõi của chuỗi ở trong và ngoài nước Tuy nhiên, do mục tiêu đặt ra của nghiên cứu này chủ yếu nhằm tìm hiểu điều kiện sản xuất và thu nhập của nông hộ sản xuất cà phê từ đó đưa ra các đề xuất cải thiện sản xuất, tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời cải thiện được kiến thức về thị trường Do đó, chuỗi giá trị được phân tích bắt đầu từ người nông dân Qua quá trình nghiên cứu phân tích chuỗi cà phê trên địa bàn Lâm Đồng cho thấy đa số sản lượng cà phê của chuỗi này thường trải qua giai đoạn bắt đầu từ công đoạn cung cấp vật tư đầu vào cho quá trình sản xuất, tiếp đến là quá trình sử dụng các nguồn lực để tạo ra được hạt cà phê, hạt cà phê được các nhà thu gom hay các đại lý mua, sơ chế rồi sau đó bán lại cho các công ty chế biến cà phê thông qua hệ thống bán lẽ để đưa đến người tiêu dùng Quá trình chế biến cà phê nhân thành các sản phẩm cà phê bột hay cà phê hòa tan thường được thực hiện tại nước ngoài Cũng cần lưu ý rằng quá trình thu mua thường được thực hiện qua nhiều lần giữa các đại lý, công ty trong tỉnh và ngoài tỉnh sau khi được xuất khẩu ra nước ngoài để chế biến

(Nguồn: Điều tra của nghiên cứu 2011)

Hình 5.3 Chuỗi giá trị cốt lõi 1 của ngành cà phê Lâm Đồng

Ngoài ra, cũng còn có một kênh khác của chuỗi cà phê được bắt đầu cũng từ công đoạn cung cấp đầu vào, đến sản xuất ra hạt cà phê nhân được các nhà thu gom/thu mua và bán cho các nhà chế biến ra cà phê hoà tan hay cà phê bột trong nước nhằm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài

(Nguồn: Điều tra của nghiên cứu 2011)

Hình 5.4 Chuỗi giá trị cốt lõi 2 của ngành cà phê Lâm Đồng

Tuy nhiên qua khảo sát thực tế trên địa bàn, sản lượng cà phê người nông dân sản xuất ra đi theo con đường này rất ít Mà đa phần cà phê người nông dân Lâm Đồng sản xuất ra thường đi theo con đường xuất thô cà phê nhân nên có thể nói chuỗi giá trị sau là chuỗi giá trị cà phê phổ biến hiện nay tại Lâm Đồng

(Nguồn: Điều tra của nghiên cứu 2011)

Hình 5.5 Chuỗi giá trị cốt lõi tiến hành nghiên cứu

5.2.2 Sơ đồ về các tác nhân trong chuỗi giá trị

Sau khi đã xác định được sơ đồ cốt lõi trong chuỗi giá trị, tác giả xác định được các tác nhân tham gia vào các quy trình của chuỗi giá trị như sau

(Nguồn: Điều tra của nghiên cứu, 2011)

Hình 5.6 Các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành cà phê Lâm Đồng

Chuỗi giá trị cà phê tại Lâm Đồng khởi nguồn từ sự tham gia của các nhà cung cấp đầu vào cho nông dân, bao gồm những bên bán vật tư nông nghiệp, cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và dịch vụ tưới tiêu Những đơn vị này cung cấp các yếu tố cần thiết để nông dân sản xuất ra hạt cà phê chất lượng.

Tác nhân tiếp theo trong chuỗi giá trị cà phê đó là nông hộ sản xuất cà phê Họ là người tiếp nhận trực tiếp những kỹ thuật canh tác để sản xuất ra hạt cà phê có chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường và các nhà thu mua trên địa bàn tỉnh bán lại cho công ty lớn để chế biến thành cà phê nhân thành phẩm xuất khẩu ra khỏi tỉnh Lâm Đồng

Chức năng thu mua trong chuỗi được thực hiện bởi các đại lý/ công ty thu mua Họ là những người đứng ở vị trí trung gian trong để đưa cà phê từ người nông dân đến các công ty xuất khẩu để sơ chế lại và xuất ra nước ngoài

Chức năng xuất khẩu được thực hiện bởi các công ty xuất khẩu Họ là người ký các hợp đồng xuất khẩu, sơ chế lại cà phê để bán cho các công ty ngoài nước

5.2.3 Sơ đồ về các hoạt động chính trong chuỗi giá trị

(Nguồn: Điều tra của nghiên cứu, 2011)

Hình 5.7 Các hoạt động chính trong chuỗi giá trị ngành cà phê Lâm Đồng

Chức năng chính của nhà cung cấp đầu vào là cung cấp các vật tư như: phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu để phục vụ máy tưới, máy vận chuyển và xay xát cà phê

Trong công đoạn sản xuất người nông dân sẽ thực hiện các công việc sau: làm cỏ, tưới nước, cắt cành – tạo hình, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, bán cà phê tươi hoặc có thể chế biến cà phê quả tươi thành cà phê nhân sau đó sẽ bán cho đại lý hoặc các công ty thu mua

Các đại lý thường mua trực tiếp từ nông dân hoặc các đại lý cấp nhỏ hơn để phơi sấy, sàng lọc để cung cấp hạt cà phê có chất lượng tương đối đồng nhất bán cho công ty xuất khẩu

Các công ty chế biến xuất khẩu thường mua hàng từ các đại lý, sấy để bảo đảm ẩm độ, loại bỏ tạp chất, phân loại cà phê nhân (tái chế, đấu trộn), đóng bao, xác định khách hàng, xuất khẩu theo các hợp đồng đã ký kết

5.2.4 Sơ đồ về dòng sản phẩm

Khối lượng dòng sản phẩm cà phê nhân trong chuỗi như sau:

(Nguồn: Điều tra của nghiên cứu, 2011)

Hình 5.8 Dòng sản phẩm trong chuỗi giá trị ngành cà phê Lâm Đồng

Cà phê nhân được sản xuất ra và bán chủ yếu cho cái đại lý (chiếm 85% khối lượng sản xuất), 10% bán cho các công ty thu mua nội địa, đặc biệt có 5% lượng cà phê được sản xuất ra được người nông dân bán trực tiếp cho các công ty thu mua xuất khẩu, đây là những hộ dân có diện tích trồng cà phê lớn, hoặc nằm trong các chương trình phát triển cà phê bền vững Đa phần cà phê các đại lý mua về được bán cho các công ty thu mua xuất khẩu (chiếm 75%), 10% còn lại được bán cho các công ty thu mua nội địa

5.2.5 Sơ đồ về giá trị sản phẩm

(Nguồn: Điều tra của nghiên cứu, 2011)

Hình 5.9 Sơ đồ giá trị sản phẩm trong chuỗi giá trị ngành cà phê Lâm Đồng

Trong thực tế sản xuất cà phê, người nông dân sản xuất nhỏ lẻ gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn trong việc nâng cao năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, đồng thời sản phẩm cà phê làm ra có giá thành tương đối cao Theo điều tra của nghiên cứu hiện nay thì người nông dân thu lãi bình quân 14.20.000 đồng/tấn cà phê nhân (Xem chi tiết ở phần 5.1.2)

So sánh chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng với các chuỗi giá trị khác

Qua những phân tích ở các phần trên ta có thể thấy rằng chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng sau một thời gian hoạt động đã tương đối ngắn, giảm bớt các khâu trung gian

Hình 5.12 So sánh chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng và Đăk Lắk

Kết quả phỏng vấn các chuyên gia và các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê đã chỉ ra rằng trước đây, chuỗi giá trị này vẫn tồn tại những tác nhân trung gian như người thu gom, đại lý nhỏ và đại lý lớn Tuy nhiên, sự phát triển của chuỗi giá trị cà phê và sự gia tăng thu nhập của các đại lý đã xóa bỏ các rào cản về chi phí giao dịch, khiến các đại lý và công ty thu mua có thể mở rộng hoạt động của mình, từ đó làm giảm chi phí trên toàn bộ chuỗi.

Như có thể thấy trên sơ đồ chuỗi giá trị thì để chuỗi giá trị hiệu quả nhất cho người nông dân thì tốt nhất là không có 2 tác nhân trung gian là đại lý và các công ty thu mua nội địa Các công ty thu mua xuất khẩu, chính quyền tại tỉnh Lâm Đồng, và các chương trình hợp tác quốc tế cũng nhận ra điều này do đó trong các chương trình phát triển cà phê bền vững thì công ty thu mua xuất khẩu làm việc trực tiếp với người dân Tuy nhiên chỉ với một số lượng hộ dân rất ít Điều này là do sự hiện diện của chi phí giao dịch, cụ thể là tần số giao dịch cao giữa hộ nông dân và các trung gian trong thời gian qua, các rào cản nảy sinh do tài sản chuyên dụng và các chi phí liên quan đối với người nông dân và công ty xuất nhập khẩu.

Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng

Qua điều tra những tác nhân trong chuỗi, thông qua các nguồn thông tin thứ cấp thu thập được và ý kiến của những chuyên gia, những hoạt động cần can thiệp để cải thiện nâng cao chuỗi giá trị cà phê Lâm Đồng, cụ thể như sau:

5.4.1 Tổ chức quan hệ sản xuất nông hộ, tạo mối liên kết Để cải thiện tình trạng thiếu liên kết trong sản xuất, đầu tư, tiếp cận thị trường, thông tin trao đổi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… giữa các nông dân tại Lâm Đồng, vấn đề tổ chức lại sản xuất nông dân thông qua việc khuyến khích nông dân tham gia vào các tổ hợp tác hay hợp tác xã kiểu mới là rất cần thiết Người nông dân sẽ nhận được nhiều lợi ích từ mối liên kết này do:

- Có cơ hội học hỏi chia sẽ kinh nghiệm trong sản xuất cà phê

- Có thể giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, mua, bán sản phẩm, vật tư; - Sản xuất cà phê theo một qui trình hướng dẫn chung sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhà thu mua là sản phẩm có chất lượng tốt và đồng đều;

Nghiên cứu thị trường là yếu tố cần thiết cho các doanh nghiệp muốn thành công Bằng cách thu thập thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường nói chung, các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về các sản phẩm và dịch vụ của mình Ngoài ra, chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong nhóm có thể giúp tạo ra sức mạnh tập thể, giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.

- Có thể hợp tác với nhau để có khối lượng sản phẩm lớn là cơ sở thương lượng mua vật tư đầu vào cho sản xuất và bán sản phẩm đầu ra cho nhà xuất khẩu với giá tốt hơn

Mặt khác, cần phải tạo ra được mối liên kết giữa công ty thu mua xuất khẩu, với đại lý thu mua và nông dân tham gia chuỗi để có thể tăng cường thông tin về giá, yêu cầu chất lượng và số lượng, giảm thiểu sự lệch lạc dữ liệu qua các tác nhân

Hơn nữa sự liên kết này còn có tác dụng tạo nên mối liên hệ lâu dài bền vững giữa các tác nhân để có thể có quyết định đúng trong sản xuất và kinh doanh

5.4.2 Tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân

Tập huấn về kỹ thuật canh tác cà phê nhằm giúp cho nông dân nâng cao được kiến thức kỹ năng trong việc canh tác cà phê, từ đó sản xuất ra cà phê có chất lượng tốt hơn với giá thành sản xuất hợp lý hơn Thông qua các lớp tập huấn cũng giúp cho thành viên của nhóm nông dân tiếp cận được với phương pháp quản lý tốt bằng cách ghi chép tất cả thông tin, vật tư đầu tư sản xuất và thu nhập từ hoạt động sản xuất vào sổ tay Nhật ký nông hộ để có thể tính toán được thu chi từ sản xuất trong một năm và cùng có thể dựa trên số liệu này để tìm ra những đầu tư bất hợp lý cần cải thiện và việc ghi chép là điều kiện để truy nguyên sản phẩm và thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận

5.4.3 Xây dựng mô hình canh tác đồng ruộng

Xây dựng mô hình về phương pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên vườn cà phê tại các địa phương nhằm giúp cho người nông dân, tiếp cận, tham gia chuỗi giá trị và có cơ hội áp dụng những tiến bộ kỹ thuật đã học vào thực tế đồng ruộng của mình Đây cũng là nơi để nông dân có thể học hỏi trao đổi kinh nghiệm thực tế với nhau từ những lớp học thực tế trên đồng ruộng, để từ đó họ áp dụng cùng kỹ thuật canh tác trên vườn cây của mình

5.4.4 Tăng cường tập huấn, tiếp cận thị trường

Để nâng cao chất lượng cà phê, việc đào tạo và cung cấp kiến thức cho các đối tượng liên quan là rất cần thiết Cả nông dân, người thu gom và đại lý thu mua đều nên tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ về tiêu chuẩn chất lượng cà phê, phương pháp đo lường và công cụ đo lường chất lượng cà phê nhân Ngoài ra, họ cũng cần nắm vững kỹ năng cung cấp và tiếp nhận thông tin về thị trường cà phê trong và ngoài nước, bao gồm cả những rủi ro tiềm ẩn của ngành hàng này.

5.4.5 Cải thiện chuỗi thu mua

Để tối ưu hóa chuỗi cung ứng cà phê, cần thiết lập một quy trình tinh gọn cho phép nông dân bán trực tiếp cho các đại lý, công ty thu mua hoặc xuất khẩu thông qua các hợp đồng liên kết giữa nhóm nông dân và các nhà thu mua xuất khẩu Việc cắt giảm các trung gian sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho nông dân, đồng thời cải thiện hiệu quả tổng thể của ngành cà phê.

Có như vậy thì sự chênh lệch giá từ công ty thu mua xuất khẩu đến nông dân sẽ thấp hơn và tác nhân trong chuỗi sẽ có thêm lợi nhuận từ việc giao dịch này

5.4.6 Áp dụng bộ các qui tắc 4C, UTZ, RFA…

Hiện tại phần lớn nông dân sản xuất cà phê không tuân theo bất kỳ một tiêu chuẩn nào, nên sản phẩm làm ra khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường, và không có cơ hội để giới thiệu sản phẩm cà phê với khách hàng nói chung và nhà thu mua xuất khẩu nói riêng Do đó, cần thiết phải áp dụng các bộ nguyên tắc như: Bộ nguyên tắc chung cho cộng động cà phê (4C), Bộ nguyên tắc sản xuất cà phê có trách nhiệm (UTZ Certifide), Liên minh Rừng nhiệt đới (RFA), EUREP GAP vào chuỗi giá trị cà phê

Khi các công ty xuất khẩu có khách hàng mua cà phê có chứng nhận với giá ổn đinh và sẵn sàng trả thưởng cho cà phê đúng chất lượng, tiền thưởng này được phân bổ lại cho các tác nhân liên quan trong chuỗi và người nông dân trực tiếp làm ra hạt cà phê cũng được hưởng lợi từ nguồn này Tuy nhiên, để làm được việc này đòi hỏi các tác nhân trong chuỗi phải tin tưởng lẫn nhau và cam kết thực hiện đúng những qui định đã đề ra Yêu cầu phải tổ chức lại sản xuất ngành cà phê

5.4.7 Tạo mối liên kết 4 nhà: Nhà nông – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp –

Thực tế khi áp dụng các bộ nguyên tắc vào chuỗi giá trị đã tạo nên được mối liên kết giữa nhà thu mua với người sản xuất, nhưng để có thể vận hành chuỗi được tốt hơn thì sự giúp đỡ của các nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và Nhà quản lý là rất cần thiết để cải thiện những điểm yếu các khâu trong chuỗi Do đó, sự liên kết chặt chẽ của bốn nhà sẽ hỗ trợ rất nhiều có hoạt động chuỗi được ổn định và bền vững hơn.

Ngày đăng: 24/09/2024, 14:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Agribiz Project (2006), Báo cáo thành tựu theo mốc sự kiện đệ trình chương trình CARD, báo cáo lần 3, Nhu cầu kinh doanh nông nghiệp của nông hộ và cán bộ khuyển nông Khác
[2] Chương trình chung sản xuất và thương mại xanh, tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho người nghèo ở nông thôn (2010), Chuỗi giá trị cây cói tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa Khác
[3] Chương trình hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn (CARD) (2011), Kết quả các dự án nghiên cứu 2004-2007 Khác
[4] Dự án Agribiz (2006), Báo cáo nghiên cứu trường hợp ở Kon Tum [5] Dự án Agribiz (2006), Báo cáo nghiên cứu trường hợp ở Nghệ An [6] Đỗ Thị Đông (2011) Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kếtcủa các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam Khác
[7] Phan Sỹ Hiếu (2004), Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo – bài học từ ngành cà phê Việt Nam, 2004 Khác
[8] Mark Saunders và cộng sự (2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Bản dịch tiếng Việt, Nhà sách kinh tế Khác
[9] Bùi Tuấn (2008), Kết quả thử nghiệm chuỗi giá trị cà phê cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Daklak Khác
[10] Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam Khác
[11] Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh [12] Phạm Ngọc Toản (2008), Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến chấtlượng cây cà phê, 2008 Tiếng Anh Khác
[13] Adriana Roldán-Pérez (2009), Coffee, Cooperation and Competition: A Comparative Study of Colombia and Vietnam Khác
[14] Agrifood Consulting International (2006), Rice Value Chains in Dien Bien Provice, Viet Nam Khác
[15] Asian Partneship for the Development of Human Resources in Rural Asia and the ASEAN Foundation (2008), Value chain analysis report Combodia, Philippines & Vietnam Khác
[16] Herieth Rogath (2010), Analysis of Value Chain for Pigeonpea in Tanzania Khác
[17] J.E. Austin Associates (2008), Using value chain approaches in agribusiness and agriculture in sub-saharan africa Khác
[18] Joint programme on green production and trade to increase income and employment opportuinites for the rural poor (2010), Value chain study for bomboo and rattan in Phu Tho, Hoa binh, Thanh Hoa and Nghe An, Viet Nam Khác
[19] Joint programme on green production and trade to increase income and employment opportuinites for the rural poor (2010), Value chain study for handmade paper in Hoa Binh province of Viet Nam Khác
[20] Joint programme on green production and trade to increase income and employment opportuinites for the rural poor (2010), Value chain study for lacquer ware in Tam Nong District, Phu Tho, Viet Nam Khác
[21] Joint programme on green production and trade to increase income and employment opportuinites for the rural poor (2010), Value chain study for Sericulture in Phu Tho, Hoa Binh, Thanh Hoa and Nghe An, Viet Nam Khác
[22] Jonathan Mitchell, Jodie Keane and Christopher Coles (2009), Trading Up: How a Value Chain Approach Can Benefit the Rural Poor [23] Kathleen Sexsmith (2009), Voluntary Sustainability Standards andEconomic Rents Khác
[24] Le Nguyen Doan Khoi (2007), Description of the Pangasius value chain in Vietnam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN