DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AU Actual Use – Chấp nhận sử dụng ATB Attittude Toward Behavior – Thái độ hướng đến hành vi B Barriers – Các trở ngại BI Behavioral Intention – Ý định sử dụng CDMA
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ 3G
Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, chúng ta hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của các hệ thống điện thoại di động Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên đựơc sử dụng vào những năm 1930-1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G Công nghệ 1G có dung lượng mạng thấp và vì sử dụng công nghệ tương tự nên xác suất rớt cuộc gọi cao, chuyển giao kém (handover), chất lượng cuộc gọi và bảo mật rất kém…
Tại châu Âu, mỗi nước phát triển một hệ thống thông tin di động trong lãnh thổ của riêng mình Người đăng ký sử dụng dịch vụ ở một nước, khi đi sang các nước khác thường không thể sử dụng các dịch vụ đã đăng ký ở nhà (không thể roaming) Năm 1983, một tiêu chuẩn kỹ thuật số - gọi là Hệ thống thông tin di động toàn cầu – GSM, hoạt động ở các giải tần tiêu chuẩn, được đưa ra và đề xuất sử dụng Cho đến năm 1993, GSM đã được hầu hết các nhà khai thác mạng ở châu Âu nâng cấp và triển khai sử dụng
Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hóa các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ hai Công nghệ 2G có dung lượng mạng cao và vì sử dụng kỹ thuật chuyển mạch số nên có tính bảo mật cao, chất lượng thoại tốt và có nhiều ứng dụng dịch vụ hơn như truyền số liệu, fax, nhắn tin SMS,…
Tuy nhiên, khi tiến hành nâng cấp lên kỹ thuật số, các nhà khai thác mạng có ba lựa chọn: sử dụng công nghệ TDMA, CDMA hoặc GSM (cũng là một dạng của TDMA) Mỗi tiêu chuẩn đều được những người đề xuất hỗ trợ mạnh mẽ dẫn tới việc cả ba công nghệ đều được sử dụng cho các nhà khai thác Kết quả là tạo ra các hệ thống mạng thông tin di động riêng biệt và và không tương thích lẫn nhau trên toàn khu vực
Trong một nỗ lực nhằm tiêu chuẩn hóa các hệ thống thông tin di động kỹ thuật số trong tương lai và tạo ra khả năng kết nối toàn cầu với chỉ một thiết bị, năm 1999, liên minh viễn thông quốc tế ITU đã đưa ra một tiêu chuẩn duy nhất cho các mạng di động tương lai gọi là IMT2000 Tiêu chuẩn Thông tin di động quốc tế - IMT - 2000 sau này được gọi là 3G, đưa ra các yêu cầu cho các mạng di động thế hệ kế tiếp bao gồm:
Tăng dung lượng hệ thống
Tương thích ngược với các hệ thống thông tin di động trước đây (gọi là 2G)
Hỗ trợ đa phương tiện
Dịch vụ dữ liệu gói tốc độ cao, với các tiêu chuẩn về tốc độ truyền dữ liệu được xác định:
2Mbps khi đứng yên hay ở trong khu vực nội thị
384Kbps ở khu vực ngoại vi
144Kbps ở khu vực nông thôn
Với thông tin vệ tinh - khả năng phủ sóng rộng - tốc độ truyền số liệu có khả năng thay đổi
ITU mong muốn các nhà khai thác mạng sẽ tạo thành một hệ thống cơ sở hạ tầng mạng và vô tuyến thống nhất, có khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng và rộng khắp trên toàn cầu
Theo tiêu chuẩn viễn thông quốc tế (ITU), IMT2000 là hệ thống viễn thông di động thế hệ thứ 3, được chấp nhận rộng rãi bao gồm hai tiêu chuẩn 3G chính: CDMA 2000 và WCDMA Cả hai tiêu chuẩn này đều dựa trên nền tảng công nghệ truy cập đa kênh (CDMA).
Mạng 3G cho phép truyền cả dữ liệu thoại và ngoài thoại, cung cấp cả hai hệ thống chuyển mạch gói và kênh 3G vượt trội so với 2G nhờ khả năng truyền, nhận dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và di động ở nhiều tốc độ khác nhau Nhờ đó, các nhà cung cấp dịch vụ có thể đem lại dịch vụ đa phương tiện như nhạc chất lượng cao, video, truyền hình số, email, định vị toàn cầu (GPS) cho khách hàng.
Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng từ 1 cho đến 1.5 Gbps, cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên hình ảnh động chất lượng cao
Tốc độ 4G vượt xa so với 3G Tốc độ tối đa của 3G hiện tại là 21Mbps Trong khi đó, yêu cầu của công nghệ 4G, tốc độ phải đạt tới 100Mbps đối với người dùng di chuyển và 1Gbps đối với người dùng cố định Điểm thay đổi khác biệt trong công nghệ 4G so với công nghệ 3G là 4G chỉ sử dụng chuyển mạch gói mà không kết hợp giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói như công nghệ 3G
Chuyển mạch kênh là công nghệ cũ đã được sử dụng trong các hệ thống điện thoại một thời gian dài Nhược điểm của công nghệ này là việc lưu trữ tin trong suốt thời gian kết nối
Công nghệ chuyển mạch gói cho phép truyền tải gói tin chỉ khi cần thiết, tối ưu hóa băng thông và cho phép các nhà mạng di động đạt hiệu suất cao hơn Trong công nghệ 4G, chuyển mạch gói đóng góp đáng kể vào việc đạt được tốc độ truyền tải nhanh bằng cách đóng gói dữ liệu thông tin và loại bỏ kỹ thuật chuyển mạch kênh truyền thống.
Nhưng hiện tại, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được tốc độ thật sự mà chuẩn 4G đưa ra nên 4G sẽ là công nghệ của tương lai Chính vì vậy công nghệ 3G là công nghệ phổ biến và đã được khẳng định
Tại Việt Nam,công nghệ 3G được chính thức cung cấp từ tháng 10/2010 Tuy nhiên, sau ba năm triển khai, chỉ có dưới 5% thuê bao sử dụng dịch vụ 3G một cách thường xuyên Đây là tình trạng chung của các nhóm nước khởi đầu dịch vụ 3G
Trong xã hội ngày nay khi mà con người có nhu cầu hội nhập và di chuyển ngày càng cao thì việc chấp nhận công nghệ 3G (băng rộng, tốc độ cao) thay thế cho các công nghệ 1G và 2G là một xu thế tất yếu để thỏa mãn nhu cầu chia sẻ dữ liệu thông tin và đa phương tiện tốc độ cao Mặc dù các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận công nghệ 3G đã được quan tâm nghiên cứu tại một số nước trong khu vực, nhưng còn mới mẻ tại Việt nam, đặc biệt là chưa đề cập đến các yếu tố liên quan đến văn hóa và xã hội đặc trưng cho mỗi quốc gia
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong những năm 70 của thế kỷ trước, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh là điều tất yếu, công nghệ kỹ thuật cao dần được ứng dụng rộng rãi trong xã hội nhưng không phải việc áp dụng công nghệ mới nào cũng mang lại thành công
Sự thất bại ngày càng nhiều của việc áp dụng công nghệ mới đã hình thành nên một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu là dự báo hành vi sử dụng công nghệ của khách hàng (Chuttur , 2009) Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh vực này
2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý - TRA Được phát triển bởi Fishbein và Ajzen (1975) như Hình 2.1, lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) gần như là xuất phát điểm của các nghiên cứu về hành vi sử dụng công nghệ của khách hàng Lý thuyết này dựa trên giả định rằng hành vi của cá nhân được kiểm soát bởi ý chí và các cá nhân sử dụng các thông tin có sẵn của hệ thống làm cơ sở cho họ hành động, cá nhân xem xét các tác động của hành động trước khi quyết định thực hiện hay không thực hiện một hành vi (Kholoud, 2009)
“Ý định sử dụng” (Behavioral Intention-BI) là những ý định mà cá nhân ưu tiên thực hiện sẽ dẫn đến hành vi thực tế (Actual Behavior) Yếu tố quyết định quan trọng nhất đến hành vi của một cá nhân là “Ý định sử dụng” Ý định của một cá nhân để thực hiện hành vi là một sự kết hợp của:
Thái độ hướng đến hành vi (Attittude Toward Behavior - ATB)
Các chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN)
“Thái độ hướng tới hành vi” là một cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của con người khi làm một việc gì đó, “Thái độ hướng đến hành vi” có thể được đo lường bằng việc xem xét tổng giá trị của những niềm tin (Beliefs - b i ) về kết quả của hành vi, và sự đánh giá (Evaluations - e i ) những kết quả này thông qua công thức:
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA (Fishbein & Ajzen, 1975)
“Chuẩn chủ quan” là cảm giác của người khác (người quan trọng đối với bạn như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…) như thế nào khi bạn làm một việc gì đó “Chuẩn chủ quan” có thể được xác định bằng tổng giá trị của niềm tin theo chuẩn mực (Normative Beliefs - nb i ) của một cá nhân hoặc tổ chức, và động cơ thúc đẩy (Motivation - mc i ) cá nhân thực hiện đúng với những niềm tin này:
Vì vậy, “Ý định sử dụng” của một cá nhân để thực hiện một hành vi có thể được tính toán bằng công thức sau đây:
Vậy nên TRA là một mô hình hữu ích để có thể giải thích và dự đoán hành vi của cá nhân Tuy nhiên, TRA có hạn chế là do TRA xuất phát từ giả định hành vi dưới
Hành vi thực sự Ý định sử dụng
Thái độ hướng đến hành vi
Niềm tin theo chuẩn mực và động cơ thúc đẩy Niềm tin và sự đánh giá sự kiểm soát ý chí nên lý thuyết này chỉ áp dụng đối với hành vi có ý thức nghĩ ra trước (Kholoud, 2009) Quyết định không hợp lý, hành động theo thói quen hoặc hành vi đó không phải là ý thức xem như không thể được giải thích bởi lý thuyết này
2.2.2 Lý thuyết hành vi dự định - TPB
Bởi vì những hạn chế của các lý thuyết về hành động hợp lý, Ajzen (1985) đề xuất lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour –TPB) như Hình 2.2 Lý thuyết hành vi dự định là một phần mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý, và cũng như trong lý thuyết ban đầu của TRA, thành phần trung tâm của lý thuyết hành vi dự định là ý định của cá nhân để thực hiện một hành vi
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1985)
Lý thuyết hành vi dự định giải quyết vấn đề của hành vi xảy ra ngoài tầm kiểm soát ý chí của một người So với TRA, ngoài việc “Ý định sử dụng” chịu tác động bởi
“Thái độ hướng đến hành vi” và “Chuẩn chủ quan”, TPB còn bổ sung thêm khái niệm “Kiểm soát nhận thức hành vi” (Perceived Behavioral Control - PBC) Theo Ajzen (2006), “Kiểm soát nhận thức hành vi” chính là cảm nhận của cá nhân về khả năng của họ để thực hiện một hành vi Bên cạnh tác động trực tiếp đến “Ý định sử dụng”, “Kiểm soát nhận thức hành vi” còn tác động đến hành vi thật sự của cá nhân
Hành vi thực sự Ý định sử dụng Thái độ
Kiểm soát nhận thức hành vi
Tuy nhiên, để dự báo được chính xác, một số điều kiện phải được đáp ứng Đầu tiên, thang đo cho “Ý định sử dụng” và “Kiểm soát nhận thức hành vi” phải phù hợp hoặc tương thích với hành vi mà hành vi này là dự đoán được Điều kiện thứ hai là “Ý định sử dụng” và “Kiểm soát nhận thức hành vi” phải ổn định trong khoảng thời gian giữa sự quan sát và đánh giá hành vi của họ Yêu cầu thứ ba là phải thực hiện với độ chính xác của kiểm soát hành vi (Kholoud, 2009)
Mô hình TPB được đánh giá là tối ưu hơn TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu
TPB như là một thay thế cho giới hạn kiểm soát ý chí của TRA, TPB cho thấy hành vi này là có chủ ý và có dự định, nhưng TPB không hiển thị làm thế nào để mọi người có dự định và làm thế nào để gắn kết dự định này đến TPB (Kholoud, 2009)
2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM
Dựa trên "Lý thuyết hành động hợp lý" (TRA) của Fishbein và Ajzen, Davis (1986) đã phát triển Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để giải thích hành vi người dùng khi tiếp cận công nghệ mới TAM được thiết kế để đơn giản hóa TRA, cung cấp một khuôn khổ lý thuyết và hướng dẫn thực tế cho các nhà quản lý nhằm dự đoán và thúc đẩy hành vi chấp nhận công nghệ của khách hàng.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THANG ĐO
Mô hình nghiên cứu trong đề tài này được tác giả xây dựng từ mô hình UTAUT Mô hình nghiên cứu được trình bày trong Hình 2.9, với các khái niệm quan trọng được định nghĩa trong Bảng 2.2.
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ 3G của khách hàng mạng di động Vinaphone
Với mục đích tìm hiểu hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ 3G của khách hàng cũng như muốn xác định yếu tố tác động trực tiếp đến việc chấp nhận sử dụng công nghệ 3G của khách hàng nên tác giả không đưa thành phần “Ý định sử dụng” vào
Cảm nhận dễ sử dụng
Tự nguyện sử dụng Ảnh hưởng xã hội Điều kiện thuận lợi Cảm nhận sự hấp dẫn Các trở ngại trong mô hình nghiên cứu của mình Hơn nữa, “Ý định sử dụng” chỉ phù hợp cho những nghiên cứu mà đối tượng chưa từng sử dụng công nghệ 3G để tìm hiểu những yếu tố hình thành nên ý định sử dụng công nghệ Trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người đã và đang sử dụng công nghệ 3G, họ đã hiểu biết về công nghệ 3G, biết những điểm mạnh và yếu của công nghệ 3G nên họ có thể đưa ra ý kiến của mình về công nghệ 3G Do đó, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ 3G của khách hàng mà thôi So với mô hình gốc UTAUT, mô hình mới được tác giả thêm vào khái niệm “Cảm nhận sự hấp dẫn” Đây là khái niệm đã được Donaldson (2011) đưa vào trong nghiên cứu của mình để khắc phục một trong những hạn chế của UTAUT và kết quả như đã trình bày ở trên cũng chứng tỏ đây là khái niệm có ảnh hưởng lớn đến ý định chấp nhận sử dụng của khách hàng
Bảng 2.2: Một số khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề nghị
NIỆM TÁC GIẢ ĐỊNH NGHĨA
Mức độ mà cá nhân tin rằng họ có thể cải thiện hiệu suất làm việc bằng cách sử dụng hệ thống
2 Cảm nhận dễ sử dụng
Mức độ dễ dàng mà một cá nhân nghĩ đến khi sử dụng hệ thống
Mức độ mà một cá nhân cảm nhận được rằng những người quan trọng với mình nghĩ là mình nên sử dụng hệ thống mới
4 Cảm nhận sự hấp dẫn
Donaldson (2011) Động lực và niềm tin được hình thành bởi cá nhân đã từng trải nghiệm qua công nghệ
Những khó khăn, trở ngại trong quá trình chấp nhận và sử dụng hệ thống của khách hàng
Mức độ mà một cá nhân tin rằng một tổ chức cùng hạ tầng kỹ thuật tồn tại nhằm hỗ trợ việc sử dụng hệ thống
Hành vi sử dụng thực tế
Với công nghệ 3G, là một công nghệ tiên tiến trên thế giới với nhiều ưu điểm vượt trội, điển hình là tốc độ download của 3G có thể lên đến 21 Mbps) đã làm giảm thời gian truy cập, sự chán nản trong khi chờ đợi của công nghệ cũ đã hoàn toàn được loại bỏ, sự hấp dẫn của những cái click chuột là hiện ra trang web mới hay có thể download những file dung lượng hàng GByte mà không phải đắn đo hầu như làm thỏa mãn những khách hàng khó tính Đây chính là một động lực nội tại của khách hàng, góp phần tác động làm cho họ cảm thấy được thỏa mãn, hài lòng và chấp nhận sử dụng công nghệ 3G Do đó, tác giả đưa khái niệm này vào mô hình nghiên cứu nhằm xác định lại mức độ ảnh hưởng và sự phù hợp của khái niệm này trong nghiên cứu hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ 3G của mạng di động tại Việt Nam
Bên cạnh đó, tác giả cũng thêm vào trong mô hình khái niệm “Các trở ngại” “Các trở ngại” là thuật ngữ được dùng rất nhiều trong kinh tế vi mô, quản lý chiến lược, tiếp thị dùng để mô tả tất cả những khó khăn, trở ngại khi khách hàng (consumer) đến với sản phẩm mới Như vậy, chấp nhận công nghệ 3G, tức là khách hàng từ bỏ dịch vụ với công nghệ cũ chuyển sang sử dụng dịch vụ với công nghệ mới, tất nhiên sẽ có những rào cản chuyển đổi Jones và cộng sự (2000) đã giải thích rằng rào cản chuyển đổi là rào cản kinh tế, xã hội, tâm lý làm cho khách hàng khó thay đổi nhà cung cấp Đối với công nghệ 3G, việc chấp nhận một dịch vụ mới tất nhiên cũng có những khó khăn nhất định như chi phí chuyển đổi công nghệ (máy điên thoại, SIM,…), những lo ngại về chất lượng dịch vụ của công nghệ mới, về giá cước…Đây chính là những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề kinh tế, xã hội cũng như tâm lý của khách hàng nên cần quan tâm, tìm hiểu
Ngoài ra, khái niệm “Các trở ngại” cũng được Donaldson (2011) đưa vào trong nghiên cứu của mình thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp Từ kết quả nghiên cứu của Donaldson (2011), tác giả thực hiện việc lượng hóa khái niệm này và đưa vào trong mô hình nghiên cứu của mình để kiểm chứng lại tại môi trường Việt Nam
Venkatesh (2003) đã chứng minh rằng “Hiệu quả mong đợi” là yếu tố quyết định quan trọng về ý định và hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ của người sử dụng Tương tự như vậy, nghiên cứu của Yu-Lung-Wu và đồng sự (2008) và Donaldson (2011) cũng đã xác nhận rằng “Hiệu quả mong đợi” có tác động tích cực đến việc“Chấp nhận sử dụng” Do đó, giả thuyết H1 được đề nghị:
H1: “Hiệu quả mong đợi” ảnh hưởng tích cực lên việc “Chấp nhận sử dụng” công nghệ 3G của khách hàng Đối với thành phần “Cảm nhận dễ sử dụng”, Venkatesh (2003) cho rằng việc sử dụng công nghệ mới mà không cần bất kỳ một nỗ lực nào là rất có ý nghĩa và có tác động tích cực đối với “Ý định sử dụng” công nghệ Davis và đồng sự (1986) cũng có kết quả tương tự cho nghiên cứu cửa mình Đồng thời, Venkatesh (2003) cũng chứng minh “ý định sử dụng” là yếu tố quyết định đến việc “Chấp nhận sử dung”
Do đó, giả thuyết H2 được đề nghị:
H2: “Cảm nhận dễ sử dụng” ảnh hưởng tích cực đến việc “Chấp nhận sử dụng” công nghệ 3G của khách hàng
Tương tự như vậy đối với thành phần “Ảnh hưởng xã hội”, từ kết quả các nghiên cứu trước của Venkatesh (2003), Yu-Lung-Wu và đồng sự (2008) và Donaldson (2011) cũng chứng tỏ rằng thành phần này có tác động tích cực đến “Ý định sử dụng” và quyết định đến việc “chấp nhận sử dụng” Do đó, giả thuyết H3 được đề nghị:
H3: “Ảnh hưởng xã hội” ảnh hưởng tích cực đến việc “Chấp nhận sử dụng” công nghệ 3G của khách hàng Đối với thành phần “Cảm nhận sự hấp dẫn”, việc thể hiện niềm vui và hưởng thụ là một phần của cuộc sống Đây chính là những điều tạo nên động lực nội tại của cá nhân thôi thúc thực hiện một hành vi (Moon và Kim, 2001) Qua nghiên cứu của mình, Moon và Kim (2001) đã chứng tỏ sự ảnh hưởng của thành phần này đến việc chấp nhận sử dụng công nghệ là tích cực Bên cạnh đó, Donaldson (2011) đã tìm thấy sự ảnh hưởng của động lực và niềm tin của cá nhân đến ý định chấp nhận việc học tập qua điện thoại di động của sinh viên là tích cực Vì vậy, giả thuyết H4 được đề nghị:
H4: “Cảm nhận sự hấp dẫn” ảnh hưởng tích cực đến việc “Chấp nhận sử dụng” công nghệ 3G của khách hàng
Với thành phần “Các trở ngại”, đây chính là rảo cản đối với người sử dụng trong việc chấp nhận và sử dụng công nghệ, “Các trở ngại” càng lớn thì càng gây nhiều khó khăn cho người sử dụng tiếp cận được với công nghệ mới Phần nghiên cứu định tính của Donaldson (2011) cũng khẳng định điều này Từ đó, giả thuyết H5 được đề nghị:
H5: “Các trở ngại” ảnh hưởng tiêu cực đến việc “Chấp nhận sử dụng” công nghệ 3G của khách hàng
Các nghiên cứu về hành vi chấp nhận trước đây đã chứng minh rằng “Điều kiện thuận lợi” là một trong những yếu tố tích cực, có quyết định quan trọng đến “Ý định sử dụng” (Venkatesh, 2003, Yu-Lung-Wu và đồng sự, 2008 và Donaldson, 2011), đồng thời “Ý định sử dụng” là yếu tác động chính dẫn đến hành vi sử dụng công nghệ của người dùng, điều này đã được kiểm chứng và đưa vào trong rất nhiều mô hình nghiên cứu về hành vi chấp nhận công nghệ trước đây như: TRA, TPB, TAM, TAM2, UTAUT … Do đó, tác giả đề nghị giả thuyết H6 như sau:
H6: “Điều kiện thuận lợi” ảnh hưởng tích cực đến việc “Chấp nhận sử dụng” công nghệ 3G của khách hàng
Nghiên cứu này sử dụng thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước của Venkatesh và đồng sự (2003), Yu-Lung-Wu và đồng sự (2008), Donaldson (2011) làm thang đo cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu của mình như Bảng 2.3a và 2.3b Riêng đối với khái niệm “Các trở ngại”, tác giả đề xuất thang đo cho khái niệm này dựa trên kết quả nghiên cứu của Donaldson (2011) là có ba thành phần gây khó khăn trong việc sử dụng công nghệ là chi phí, hạn chế thiết bị và hạn chế về ứng dụng và kết hợp với tình hình thực tế về công nghệ 3G tại Việt Nam
Hiệu quả mong đợi (Yu-Lung- Wu và đồng sự , 2008)
1 Tôi nghĩ việc sử dụng công nghệ 3G là rất hữu ích 2 Tôi có kỹ năng mới khi sử dụng công nghệ 3G
3 Tôi nghĩ việc sử dụng công nghệ 3G có thể mang đến sự sáng tạo trong công việc
4 Tôi nghĩ công nghệ 3G có thể đáp ứng những nhu cầu công việc của tôi
5 Công nghệ 3G cung cấp nhiều thông tin liên quan đến công việc của tôi
6 Tôi nghĩ công nghệ 3G sẽ nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc
7 Tôi nghĩ việc sử dụng công nghệ 3G có thể mang đến sự thuận tiện trong công việc
8 Trong một số việc của tôi thì rất cần thiết để sử dụng công nghệ 3G
Cảm nhận dễ sử dụng (Venkatesh và đồng sự,
1 Sự tương tác của tôi với công nghệ 3G là dễ dàng
2 Tôi có thể sử dụng thành thạo các thiết bị dùng công nghệ 3G trong thời gian ngắn
3 Tôi sẽ tìm công nghệ 3G dễ sử dụng
4 Tôi cho rằng học cách sử dụng 3G là rất dễ dàng Ảnh hưởng xã hội (Yu-Lung- Wu và đồng sự , 2008)
1 Tôi nghĩ cũng nên sử dụng công nghệ 3G như những người xung quanh
2 Gia đình và bạn bè ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ 3G của tôi
3 Tôi sẽ chia sẻ cảm giác việc trải nghiệm công nghệ 3G với người thân và bạn bè
4 Tôi nghĩ việc sử dụng công nghệ 3G là cách tốt nhất để hòa nhập xã hội
5 Tôi cho rằng nếu không sử dụng 3G thì thật là lạc hậu
Cảm nhận sự hấp dẫn (Donaldson,
1 Sử dụng công nghệ 3G làm tôi quên cả thời gian 2 Sử dụng công nghệ 3G làm tôi dễ dàng quên đi việc khác 3 Sử dụng công nghệ 3G Làm cho tôi vô cùng thích thú 4 Sử dụng công nghệ 3G kích thích sự tò mò của tôi 5 Sử dụng công nghệ 3G giúp tôi khám phá nhiều điều mới lạ Các trở ngại
1 Tôi cho rằng giá cước công nghệ 3G hiện nay chưa phù hợp 2 Tôi cảm thấy sóng 3G còn kém
3 Tôi cảm thấy phiền toái nếu sử dụng công nghệ 3G (đổi máy điện thoại, thay SIM, đăng ký,…) Điều kiện thuận lợi (Venkatesh và đồng sự,
1 Tôi đủ điều kiện cần thiết để sử dụng công nghệ 3G 2 Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng công nghệ 3G
3 Công nghệ 3G tương thích với hệ thống khác mà tôi đã dùng 4 Có người sẵn sàng hỗ trợ tôi khi sử dụng công nghệ 3G
Chấp nhận sử dụng (Yu-Lung- Wu và đồng sự , 2008)
1 Nói chung, công nghệ 3G làm tôi cảm thấy hài lòng 2 Nói chung, sử dụng công nghệ 3G là sự lựa chọn đúng đắn
3 Kinh nghiệm cho thấy tôi rất thích thú khi sử dụng công nghệ 3G
Liên quan đến chi phí, tác giả đề xuất cải thiện câu "Tôi cho rằng giá cước công nghệ 3G hiện nay chưa phù hợp" vì mức giá hiện tại vẫn chưa hợp lý Về chất lượng 3G, tác giả đề xuất thay đổi câu "Tôi cảm thấy sóng 3G còn kém" vì sóng 3G hiện chỉ phủ sóng ở khu vực thành thị và trung tâm thị trấn, còn vùng sâu, vùng xa và hải đảo vẫn chưa được phủ sóng Đây chính là hạn chế lớn của nhà mạng Vinaphone, nhận được nhiều phản ánh của khách hàng về chất lượng sóng 3G tại những khu vực này Về thiết bị, tác giả đề xuất chỉnh sửa câu "Tôi gặp nhiều phiền toái nếu sử dụng công nghệ 3G (thay máy điện thoại, thay SIM )" vì khi sử dụng 3G, khách hàng cần có thiết bị di động tương thích và phải đăng ký lại SIM trên hệ thống.
TÓM TẮT CHƯƠNG II
Chương 2 luận giải về công nghệ 3G, hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ theo các lý thuyết TRA, TPB, TAM, TAM2, UTAUT Dựa trên các nghiên cứu trước, chương này xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các giả thuyết và thang đo nháp Mô hình này là nền tảng lý thuyết cho thiết kế nghiên cứu, phân tích kết quả và kết luận về hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ 3G của khách hàng trong các chương tiếp theo.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu được tác giả thực hiện dưa trên quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2011) như Hình 3.1
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Cơ sở lý thuyết Thảo luận tay đôi
Khảo sát sơ bộ nP Thang đo chính thức
- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3
- Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha
Phân tích nhân tố EFA
- Loại các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 - Kiểm tra các nhân tố trích đuợc
- Kiểm tra phuơng sai trích
Phân tích hồi quy đa biến - Kiểm định giả thuyết
Mặc dù, UTAUT đã được kiểm chứng và áp dụng trong nhiều nghiên cứu về hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ nhưng do sự khác nhau về mức độ phát triển kinh tế cũng như đặc thù của từng thị trường nên thang đo nháp cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam Vì thế, nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu sơ bộ: tác giả tiến hành nghiên cứu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó về hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ nhằm xác định mô hình nghiên cứu phù hợp cho nghiên cứu này Từ mô hình này, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua việc tham khảo tay đôi ý kiến các chuyên gia, chuyên viên trong ngành nhằm xác định lại các yếu tố chính tác động đến hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ 3G, đồng thời, điều chỉnh lại thang đo nháp cho phù hợp với thị trường Việt Nam Với thang đo đã được điều chỉnh, việc nghiên cứu định lượng sơ bộ với việc phỏng vấn 50 người thông qua bảng câu hỏi được thực hiện nhằm xác định lại một lần nữa sự phù hợp của thang đo
Nghiên cứu chính thức: được tác giả thực hiện bằng nghiên cứu định lượng thông qua việc phỏng vấn khách hàng đã từng sử dụng công nghệ 3G của mạng di động Vinaphone tại thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi đã được hoàn thiện qua nghiên cứu sơ bộ.
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Với thang đo nháp được trình bày ở mục 2.3.3 Tác giả đã lấy ý kiến, trao đổi với các chuyên gia trong bộ phận kinh doanh, phục vụ khách hàng đang công tác tại Vinaphone để bổ sung, hiệu chỉnh thang đo (xem Phụ lục 2) Việc trao đổi, lấy ý kiến được thực hiện tại Công ty Vinaphone trong tháng 07/2012, từ đó thang đo nháp được điều chỉnh và hình thành thang đo sơ bộ
Các chuyên gia đều cho rằng việc đưa hai khái niệm “Cảm nhận sự hấp dẫn” và
“Các trở ngại” vào trong mô hình là điều cần thiết vì giới trẻ hiện nay chiếm số lượng lớn thuê bao 3G nên việc bị hấp dẫn bởi công nghệ mới luôn là một phần nguyên nhân hướng lực lượng này đến với 3G Bên cạnh đó, “Các rào cản” thì luôn có với bất kỳ một hệ thống mới nào gia nhập thị trường nên việc đưa hai khái niệm này vào mô hình là phù hợp
Với khái niệm “Hiệu quả mong đợi”, các chuyên gia đề nghị nên có câu dẫn nhập để giải thích rõ những hiệu quả mong đợi như :“Việc sử dụng sông nghệ 3G trong công việc, sinh hoạt hay giải trí hàng ngày sẽ…”, đồng thời, hiệu chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp với văn hóa Việt Nam Ngoài ra, một số ý kiến yêu cầu loại bỏ biến “Tôi nghĩ công nghệ 3G có thể đáp ứng những nhu cầu công việc của tôi” vì các biến còn lại đã phản ánh đầy đủ thông tin của biến này và kết quả mọi người đều đồng ý loại bỏ biến này Đối với khái niệm “Cảm nhận dễ sử dụng”, các chuyên gia đề nghị giải thích rõ việc sử dụng ở đây là sử dụng thiết bị và dịch vụ nên cần phải có câu giải thích này, đồng thời, tất cả đều đồng ý cần loại bỏ biến “Tôi sẽ tìm công nghệ 3G dễ sử dụng” vì lý do hiện tại công nghệ 3G là duy nhất nên không thể có công nghệ 3G thứ hai để lựa chọn Bên cạnh đó, cần sửa lại biến “Sự tương tác của tôi với công nghệ 3G là dễ dàng” thành “Tôi có thể cài đặt và thao tác với các thiết bị truy cập mạng 3G một cách dễ dàng” cho dễ hiểu và gần gũi với tất cả đối tượng nghiên cứu Thêm vảo đó, các chuyên gia đề nghị thêm vào hai biến để đánh giá sự dễ dàng trong việc đăng ký cũng như thanh toán các dịch vụ dùng công nghệ 3G như sau: “ Tôi nghĩ rằng thủ tục đăng ký dịch vụ 3G rất đơn giản” và “Tôi nghĩ rằng thủ tục thanh toán dịch vụ 3G rất đơn giản” Đối với khái niệm “Ảnh hưởng xã hội”, các chuyên gia cũng đề nghị rằng do ảnh hưởng này đến từ người thân, bạn bè và đồng nghiệp… nên dùng câu dẫn nhập
“Những người thân (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ) đang quan tâm và sử dụng
Để làm rõ các biến khảo sát, tác giả đã tham khảo ý kiến chuyên gia về khái niệm "Các trở ngại" Đồng thuận gồm: các biến quan sát được đề xuất và thêm biến "Nội dung dịch vụ cung cấp chưa phong phú" Về biến "Sóng 3G còn kém", cần tách thành 2 biến riêng biệt là "Vùng phủ sóng 3G còn hẹp" và "Chất lượng sóng 3G còn kém" Khái niệm "Điều kiện thuận lợi", biến "Công nghệ 3G tương thích với hệ thống khác" được giải thích là "Công nghệ 3G tương thích với hệ thống đang dùng" Đồng thời, sửa thành "Tôi có đủ khả năng tài chính để sử dụng mạng 3G" để làm rõ điều kiện cần thiết sử dụng công nghệ 3G là vấn đề tài chính.
Dựa trên kết quả điều chỉnh thang đo nháp, ta có thang đo sơ bộ như Bảng 3.1a và 3.1b
Bảng 3.1a: Thang đo sơ bộ
Vi ệ c s ử d ụ ng công ngh ệ 3G trong công vi ệ c, sinh ho ạ t hay gi ả i trí hàng ngày s ẽ …
PE1 …mang lại nhiều lợi ích hơn cho tôi PE2 …giúp tôi tăng cường kỹ năng khai thác các tiện ích của dịch vụ
PE3 …giúp tôi sáng tạo nhiều hơn PE4 …cung cấp nhiều thông tin hơn cho tôi PE5 …nâng cao chất lượng cuộc sống của tôi
PE6 …thuận tiện hơn nhiều so với công nghệ đang dùng (2G, Wi-fi,
PE7 …rất cần thiết trong một số trường hợp (ví dụ: đang di chuyển trên đường,…)
Cảm nhận dễ sử dụng
V ớ i vi ệ c s ử d ụ ng công ngh ệ 3G (các thi ế t b ị và d ị ch v ụ )
EE1 Tôi có thể cài đặt và thao tác với các thiết bị truy cập mạng 3G một cách dễ dàng
Các dịch vụ 3G có thể được truy cập dễ dàng với thủ tục đăng ký và thanh toán đơn giản Nhìn chung, việc sử dụng các dịch vụ 3G mang đến nhiều tiện lợi và ảnh hưởng tích cực đến xã hội.
Nh ững người thân (gia đ ình, b ạn bè, đồ ng nghi ệp, ) đang quan tâm và s ử d ụ ng 3G, cho nên…
SI1 …tôi nghĩ cũng nên sử dụng công nghệ 3G như họ SI2 …họ có ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ 3G của tôi SI3 …tôi sẽ chia sẻ cảm giác trải nghiệm 3G với họ
SI4 …tôi nghĩ rằng sử dụng 3G là cách tốt nhất để hòa nhập xã hội SI5 …tôi cho rằng nếu không sử dụng 3G thì thật là lạc hậu
Bảng 3.1b: Thang đo sơ bộ
Cảm nhận sự hấp dẫn
Khi s ử d ụ ng các d ị ch v ụ d ự a trên công ngh ệ 3G…
Đọc sách, với tôi là một niềm đam mê bất tận Nó khiến thời gian như ngừng trôi, giúp tôi quên đi những lo toan thường nhật Mỗi trang sách mở ra là một thế giới mới, kích thích trí tò mò, khơi gợi niềm ham khám phá trong tôi Qua những trang sách, tôi được đắm chìm trong vô vàn kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của mình.
B1 Tôi cho rằng giá cước dịch vụ 3G hiện nay chưa phù hợp
B2 Tôi cảm thấy vùng phủ sóng 3G còn hẹp B3 Tôi cảm thấy chất lượng sóng 3G còn kém B4 Tôi cảm thấy nội dung dịch vụ 3G cung cấp chưa phong phú
B5 Tôi cảm thấy phiền toái nếu sử dụng 3G (đổi máy ĐT, thay SIM, đăng ký, ) Điều kiện thuận lợi
FC1 Tôi có đủ khả năng tài chính để sử dụng công nghệ 3G FC2 Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng công nghệ 3G
FC3 Công nghệ 3G tương thích với hệ thống (thiết bị/máy điện thoại, mạng 2G,…) mà tôi đang dùng FC4 Có người sẵn sàng hỗ trợ tôi khi sử dụng công nghệ 3G
AU1 Nói chung, công nghệ 3G làm tôi cảm thấy hài lòng AU2 Nói chung, sử dụng công nghệ 3G là sự lựa chọn đúng đắn
AU3 Kinh nghiệm cho thấy tôi rất thích thú khi sử dụng công nghệ 3G
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Khảo sát định lượng thực hiện đối với khách hàng đã từng sử dụng công nghệ 3G của mạng di động Vinaphone, tiến hành phỏng vấn khách hàng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh qua bảng câu hỏi Phương pháp lấy mẫu phi xác suất (Nguyễn Đình Thọ, 2011) theo giới tính (nam, nữ), bốn nhóm độ tuổi (Đến 24, 24-28, 28-35 trên 35), kinh nghiệm sử dụng (dưới 3 tháng, từ 3 tháng đến 12 tháng, trên 12 tháng), sự tự nguyện (tự bản thân muốn sử dụng, bị bắt buộc sử dụng)
Theo Hair và đồng sự (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất năm mẫu trên một biến quan sát
Theo Tabachnick và Fidell (1996), để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất thì kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức: n > = 8m + 50 Trong đó: n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình
Trên cơ sơ đó, đề tài có 34 biến quan sát, cỡ mẫu ít nhất phải thu thập là 322 Mẫu được được thu thập qua hai hình thức: phỏng vấn trực tiếp khách hàng và khảo sát gián tiếp qua email Dự kiến 220 mẫu được phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại các cửa hàng của Vinaphone tại TP.HCM như: cửa hàng Lý Thường Kiệt, cửa hàng Kinh Dương Vương, cửa hàng Nguyễn Du, cửa hàng Quang Trung, cửa hàng Châu Văn Liêm Sau khi tiếp cận các khách hàng, phỏng vấn viên giới thiệu sơ bộ về nội dung nghiên cứu và đề nghị khách hàng hỗ trợ Trong thời gian khách hàng trả lời, phỏng vấn viên luôn có mặt ở bên để sẵn sàng giải đáp các thắc mắc nếu có Quá trình phỏng vấn trên được tiến hành với từng khách hàng một
Bên cạnh đó, tác giả còn thực hiện khảo sát gián tiếp qua email Do đối tượng của đề tài là những khách hàng đã từng sử dụng công nghệ 3G của Vinaphone nên dự kiến 1200 địa chỉ email sẽ được gởi đến bao gồm sinh viên trường đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè, đồng nghiệp,…
3.3.2 Thu thập và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 17.0 Các bước xử lý số liệu cụ thể được giới thiệu như Hình 3.2
Hình 3.2: Các bước xử lý số liệu
Sau quá trình loại bỏ các mẫu không phù hợp với tiêu chí ban đầu, tác giả xử dụng phân bổ tần số để kiểm tra xem có bất kỳ biến nhập sai nào có giá trị ngoại lệ (outliers) nằm ngoài các giá trị được chọn không.
Kiểm tra sự trùng lặp trong các mẫu đối tượng và loại bỏ mẫu trùng Sau đó, kiểm tra tần suất các giá trị bị thiếu và đảm bảo giá trị bị thiếu của bất kỳ biến nào không vượt quá 10% tổng số mẫu đối tượng (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
3.3.2.2 Ki ểm định phân phối chuẩn Để có thể sử dụng mẫu thu thập được vào việc chạy mô hình hồi qui đa biến, cần đảm bảo các biến trong mô hình thỏa mãn giả định về tính phân phối chuẩn Giả định về tính phân phối chuẩn là giả định quan trọng nhất trong việc phân tích đa
Làm sạch dữ liệu Kiểm định phân phối chuẩn Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha
Phân tích nhân tố EFA Phân tích hồi quy Phân tích T-test, Anova biến, đề cập đến dạng phân phối của dữ liệu cho từng biến riêng và so sánh với dạng phân phối chuẩn
Kiểm tra tính phân phối chuẩn của các biến bằng cách xem dạng phân phối tần số của các mẫu cũng như các thông số Skewness và Kurtosis Nếu Skewness và Kurtosis nằm trong khoảng ±1 được xem là tốt, trong khoảng ±2 thì biến đó vẫn được chấp nhận để sử dụng thực hiện các kỹ thuật thống kê (Hair và cộng sự, 1998)
3.3.2.3 Ki ểm tra độ tin cậy
Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và độ tin cậy Cronbach Alpha phải lớn hơn 0.6 và nhỏ hơn 1.0 để đảm bảo các biến trong cùng một nhóm nhân tố có tương quan về ý nghĩa (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Đồng thời, có thể loại bỏ những biến quan sát mà khi loại bỏ sẽ làm cho độ tin cậy Cronbach Alpha cao hơn mà vẫn đảm bảo đủ số biến quan sát cho thang đo
Với số lượng các biến khá lớn và có mối tương quan với nhau, cần giảm số lượng này xuống tới thành một số nhân tố ít hơn mà có thể sử dụng được nhưng vẫn có thể đại diện cho phần lớn ý nghĩa các biến thu thập Các nhân tố này thể hiện được sự liên hệ qua lại giữa các biến và thể hiện sự giải thích của biến đối với các khía cạnh khác nhau của vấn đề
Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích nhân tố thành phần chính và phép quay Varimax được sử dụng để trích xuất các nhân tố đại diện cho các biến Bằng cách sử dụng phương pháp này, các tác giả nhằm xác định các biến tiềm ẩn có ảnh hưởng đáng kể đến tập dữ liệu, giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các biến và cấu trúc cơ bản của dữ liệu.
Varimax cho phép xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), việc phân tích nhân tố sẽ được thực hiện theo các tiêu chí sau :
Kiểm định Barlett: Là một kiểm định thống kê nhằm kiểm tra giữa các biến có tương quan hay không Nếu kiểm định này có mức ý nghĩa thống kê dưới 0.05 thì xem như các biến có tương quan với nhau
TÓM TẮT CHƯƠNG III
Chương ba trình bày phương pháp nghiên cứu gồm hai phần chính : Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính đưa ra thang đo nháp, tham khảo ý kiến chuyên gia trong ngành để điều chỉnh thang đo nháp và hình thành thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng trình bày phương pháp chọn mẫu, cách thu thập và phân tích dữ liệu làm cơ sở cho việc trình bày kết quả nghiên cứu ở chương tiếp theo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
MÔ TẢ MẪU
Với 220 mẫu phỏng vấn trực tiếp tại các cửa hàng, tác giả thu được 181 (chiếm 82.3%) mẫu hợp lệ Với khảo sát gián tiếp trên mạng, tổng số email hồi đáp có thể sử dụng được là 191, chiếm 15.9% trong tổng số 1200 địa chỉ email đã gởi Như vậy, tổng cộng thu thập được 372 mẫu khảo sát hợp lệ
Trong tổng số 372 mẫu khảo sát, số lượng khách hàng là nam chiếm nhiều hơn khách hàng nữ, cụ thể khách hàng nam là 228 (chiếm 61.3%) và nữ là 144 (chiếm 38.7%) Về độ tuổi, số lượng tập trung ở tầng lớp trẻ dưới 23 tuổi với 196 mẫu (chiếm 52.7%), tuổi từ 23 đến 28 tuổi có số mẫu là 79 (chiếm 21.2%), tuổi từ 29 đến 35 tuổi có số mẫu là 68 (chiếm 18.3%), tuổi trên 35 có số mẫu là 29 (chiếm 7.8%)
Về kinh nghiệm sử dụng, đa số khách hàng sử dụng trên 1 năm với 149 mẫu (chiếm 40.1%), khách hàng sử sụng từ 3 tháng đến 1 năm có số mẫu là 91 (chiếm 24.5%), khách hàng sử dụng dưới 3 tháng có số mẫu là 132 (chiếm 35.5%) Về sự tự nguyện sử dụng, đa số khách hàng tự bản thân quyết định sử dụng công nghệ 3G với số mẫu là 318 (chiếm 85.5%), khách hàng bị bắt buộc sử dụng công nghệ 3G có số mẫu là 54 (chiếm 14.5%) (chi tiết xem Phụ lục 3).
KIỂM ĐỊNH PHÂN PHỐI CHUẨN
Kết quả kiểm định phân phối chuẩn cho thấy tất cả các biến quan sát đều có thông số Skewness và Kurtosis nằm trong khoảng cho phép (±2) nên các biến quan sát này được xem như có phân phối chuẩn và có thể được sử dụng vào các phép phân tích thống kê (chi tiết xem Phụ lục 4).
ĐỘ TIN CẬY
Các thang đo sẽ được tiến hành kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha Với Cronbach’s Alpha sẽ giúp loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu cho quá trình nghiên cứu Kết quả kiểm tra độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha được trình bày trong Bảng 4.1a và 4.1b (chi tiết xem Phụ lục 5)
Bảng 4.1a: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hiệu quả mong đợi: Cronbach's Anpha = 826
Cảm nhận dễ sử dụng: Cronbach's Anpha = 849
EE5 15.49 8.450 675 814 Ảnh hưởng xã hội: Cronbach's Anpha = 808
Bảng 4.1b: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Qua kết quả phân tích Cronbach’s Alpha, ta thấy thang đo “Cảm nhận sự hấp dẫn” có Cronbach’s Alpha = 0.772 nhưng biến quan sát PP2 của thang đo này có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) = 0.215 < 0.3 nên chưa đạt yêu cầu, cần phải loại bỏ biến này ra khỏi thang đo Đồng thời, thang đo “Các trở ngại” nếu loại bỏ biến B5 sẽ có Cronbach’s Alpha = 0.797 >0.792, nên để tăng độ tin cậy cho thang đo này cần loại bỏ biến B5
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến này
Cảm nhận sự hấp dẫn: Cronbach's Anpha = 772
Các trở ngại: Cronbach's Anpha = 792
B5 14.69 9.767 452 797 Điều kiện thuận lợi: Cronbach's Anpha = 713
Chấp nhận sử dụng: Cronbach's Anpha = 880
Tiến hành loại bỏ biến quan sát PP2, B5 và chạy lại Cronbach’s Alpha, ta có kết quả trình bày trong Bảng 4.2
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha sau khi loại bỏ biến
Để tăng cường độ tin cậy của thang đo "Cảm nhận sự hấp dẫn", nên loại bỏ biến PP1 vì phép kiểm tra Cronbach's Alpha sẽ tăng lên từ 0.835 lên 0.855 Sau khi loại bỏ biến PP1, thang đo vẫn còn ba biến quan sát, đảm bảo độ tin cậy cao.
Tiến hành loại bỏ PP2 và chạy lại Cronbach’s Alpha, ta có kết quả được trình bày trong Bảng 4.3
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến này
Cảm nhận sự hấp dẫn: Cronbach's Anpha = 835
Các trở ngại: Cronbach's Anpha = 797
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha sau khi loại bỏ biến PP1
Các hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn ngưỡng chấp nhận 0,3 Điều này cho thấy các biến đo lường sở hữu độ tin cậy và khả năng phân biệt tốt, do đó được đưa vào phân tích nhân tố EFA tiếp theo.
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
4.4.1 Phân tích EFA các thành phần độc lập
Tất cả các biến quan sát của các thành phần “Hiệu quả mong đợi”, ”Cảm nhận dễ sử dụng”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Cảm nhận sự hấp dẫn”, “Các trở ngại” và “Điều kiện thuận lợi” được đưa vào phân tích nhân tố EFA Kết quả phân tích EFA có hệ số tải nhân tố >0.5 được trình bày chi tiết trong Phụ lục 6, mục 1
Kết quả cho thấy biến quan sát SI3 bị loại vì có hệ số tải nhân tố thấp ( 1 (đạt yêu cầu), hệ số KMO
Với giá trị Communality lớn hơn 0,2 và độ tương quan giữa các biến trong tổng thể được xác định qua kiểm định Bartlett có Sig = 0,000, phân tích EFA phù hợp Tổng phương sai trích xuất chiếm 62,238% đạt yêu cầu lớn hơn 50%.
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến này
Cảm nhận sự hấp dẫn: Cronbach's Anpha = 855
PP5 6.68 3.392 701 822 yêu cầu và cho biết sáu nhân tố giải thích được 62.238% biến thiên các dữ liệu Các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0.5 chứng tỏ tất cả các biến quan sát đều quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong từng nhân tố
Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA các thành phần độc lập
EE PE B PP SI FC
Sau khi phân tích nhân tố EFA, các thành phần của thang đo mới được kiểm định Cronbach’s Alpha một lần nữa để kiểm tra tính tương quan và phù hợp, vì loại biến SI3 và PE1 nên chỉ thực hiện kiểm định lại Cronbach’s Alpha cho thang đo “Ảnh hưởng xã hội” và “Hiệu quả mong đợi” sau khi loại biến SI3 thì Cronbach’s Alpha của thang đo “Ảnh hưởng xã hội” và“Hiệu quả mong đợi” lần lượt là 0.785 và
0.801 (đều lớn hơn 0.6 nên đạt yêu cầu) (xem Phụ lục 6, mục 4)
4.4.2 Phân tích EFA thành phần phụ thuộc “Chấp nhận sử dụng”
Tất cả các biến quan sát thành phần “Chấp nhận sử dụng” được đưa vào phân tích nhân tố EFA Kết quả phân tích EFA có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 được trình bày trong Bảng 4.5 (chi tiết xem Phụ lục 6, mục 5)
Bảng 4.5: Phân tích EFA thành phần phụ thuộc “Chấp nhận sử dụng”
Biến quan sát Yếu tố
Kết quả cho thấy có 1 nhân tố có giá trị Eigenvalue = 2.420 >1, hệ số KMO = 0.725
> 0.5 nên phân tích EFA phù hợp, tất cả các biến quan sát đều có Communality >0.2 đạt yêu cầu, kiểm định Bartlett’s có Sig = 0.000, do vậy các biến có mối tương quan với nhau trong tổng thể, phương sai trích có giá trị 80.671% >50% đạt yêu cầu Các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố >0.5 chứng tỏ tất cả các biến quan sát đều quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong nhân tố
4.4.3 Phân tích EFA tất cả các thành phần
Tất cả các biến quan sát được đưa vào phân tích EFA Kết quả phân tích EFA có hệ số tải nhân tố > 0,5 được trình bày trong Bảng 4.6 Chi tiết xem Phụ lục 6, mục 6.
Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA tất cả các thành phần
EE PE PP B SI AU FC
Kết quả cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố >0.5 chứng tỏ tất cả các biến quan sát đều quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong nhân tố Đồng thời, các nhân tố đều độc lập với nhau nên có thể đưa vào phân tích hồi quy
Mô hình ban đầu có bảy thành phần: hiệu quả mong đợi, cảm nhận dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, cảm nhận sự hấp dẫn, các trở ngại, điều kiện thuận lợi và chấp nhận sử dụng Sau khi chạy phân tích nhân tố, kết quả cho ta bảy nhân tố tương ứng theo các thành phần được xác định ban đầu Điều này cho thấy cơ sở lý thuyết là đúng đắn Để thuận tiện cho việc xử lý số liệu, các nhân tố này được mã hóa như sau:
Nhân tố “Hiệu quả mong đợi” gồm các biến: PE2, PE3, PE4, PE5, PE6, PE7 được mã hóa là PE
Nhân tố “Cảm nhận dễ sử dụng” gồm các biến: EE1, EE2, EE3, EE4, EE5 được mã hóa là EE
Nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” gồm các biến: SI1, SI2, SI4, SI5 được mã hóa là SI
Nhân tố “Cảm nhận sự hấp dẫn” gồm các biến: PP3, PP4, PP5 được mã hóa là PP
Nhân tố “Các trở ngại” gồm các biến: B1, B2, B3, B4 được mã hóa là B
Nhân tố “Điều kiện thuận lợi” gồm các biến: FC1, FC2, FC3, FC4 được mã hóa là FC
Nhân tố “Chấp nhận sử dụng” gồm các biến: AU1, AU2, AU3 được mã hóa là AU.
KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
Theo mô hình ở Hình 2.9, ta có các nhân tố độc lập là PE, FF, SI, PP, B, FC và nhân tố phụ thuộc là AU Kết quả phân tích hồi quy được trình bày chi tiết trong Phụ lục 7, mục 1
Trước tiên, ta xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các nhân tố trong mô hình
Kết quả hệ số tương quan giữa nhân tố phụ thuộc AU và các nhân tố độc lập còn lại lần lượt với PE là 0.604, với EE là 0.463, với SI là 0.581, với PP là 0.525, với B là 0.170, với FC là 0.506 Như vậy, hệ số tương quan giữa AU và PE, EE, SI, PP, FC đều có giá trị trên 0.4 đạt yêu cầu và có thể kết luận có mối tương quan giữa nhân tố phụ thuộc AU và các Nhân tố độc lập PE, EE, SI, PP, FC Tuy nhiên, hệ số tương quan giữa AU và B có giá trị tương đối thấp là 0.170 nên không có sự tương quan chặt chẽ giữa AU và B
Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các nhân tố độc lập cũng có giá trị cao (cao nhất là 0.585 và thấp nhất là 0.136), do đó cần quan tâm đến vấn đề đa cộng tuyến ở các phân tích tiếp theo
Kiểm định F được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình Kiểm định này đưa ra giả thuyết H0 = các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Sẽ an toàn khi ta bác bỏ giả thuyết H0 nếu giá trị sig là rất nhỏ (0.4 nên tương quan chặt chẽ với nhân tố phụ thuộc Với phương pháp Enter (các biến được đưa vào một lần) kết quả của việc phân tích hồi quy tuyến tính bội được trình bày trong Bảng 4.8 (chi tiết xem Phụ lục 7, mục 2)
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy sau khi loại bỏ nhân tố “Các trở ngại-B”
Std Error of the Estimate Durbin-Watson
B Std Error Beta Tolerance VIF
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig
Trong phân tích này, để đánh giá sự phù hợp của mô hình, người ta dùng hệ số xác định R 2 hoặc R 2 hiệu chỉnh; hai giá trị này thể hiện sự phù hợp của mô hình và giá trị của R 2 hoặc R 2 hiệu chỉnh phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 Theo kết quả phân tích hồi quy, giá trị R 2 = 0.518 và R 2 hiệu chỉnh = 0.511, điều này chứng tỏ mô hình đạt mức thích hợp là 51.1% hay nói cách khác là 51.1% độ biến thiên của nhân tố “Chấp nhận sử dụng - AU” được giải thích bởi năm nhân tố độc lập PE, EE, SI, PP và FC trong mô hình Hơn nữa R = 0.720 (0.7 < R