1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Ứng dụng Gis trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp. Hồ Chí Minh

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng GIS trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả Huỳnh Thị Thanh Diệp
Người hướng dẫn PGS.TSKH. Bùi Tá Long
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-TP.HCM
Chuyên ngành Quản lý Môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: - Xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị UEQI cho Tp.HCM - So sánh và đánh giá chất lượng môi trường giữa các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh bằng công

Trang 1

 

       HUỲNH THỊ THANH DIỆP

ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ CHẤTLƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ (UEQI)

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TSKH.BÙI TÁ LONG

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1 :

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2 :

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM

ngày tháng năm

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1 PGS.TS.Phùng Chí Sỹ

2 PGS.TS.Lê Văn Trung

3 TS.Hà Dương Xuân Bảo

4 TS.Lâm Văn Giang

5 PGS.TSKH.Bùi Tá Long Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

- oOo -

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên : Huỳnh Thị Thanh Diệp Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 01 – 07 - 1983 Nơi sinh: Bình Thuận Chuyên ngành : Quản lý Môi trường Khoá : 2010

1- TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ (UEQI) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: - Xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) cho Tp.HCM - So sánh và đánh giá chất lượng môi trường giữa các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh bằng công cụ GIS

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 02/07/2012 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 30/11/2012 5- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TSKH BÙI TÁ LONG Nội dung và đề cương Luận văn Thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trải qua một khoảng thời gian dài thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã gặp không ít những khó khăn và trở ngại Cuối cùng tôi cũng đã vượt qua để hoàn thành được luận văn này Ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ về mọi mặt từ các Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TSKH.Bùi Tá Long, người thầy đã luôn tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin gởi lời cám ơn đến ThS.Trần Quang Lộc, người đã giúp cho tôi có thêm những kiến thức quý báu trong quá trình tìm hiểu phương pháp

Tôi xin kính gởi lời biết ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô của trường Đại học Bách Khoa đã cung cấp cho tôi những bài học hữu ích trong quá trình học vừa qua

Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến các chuyên gia, các anh chị ở Viện Tài nguyên và Môi trường cũng như các Sở ban ngành đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành được luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Gia đình, bạn bè và những người thân thương nhất của tôi đã luôn sát cánh và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn

Tôi xin được gởi lời kính chúc sức khỏe đến toàn thể Quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn trình bày kết quả nghiên cứu phương pháp tích hợp nhiều chỉ số thành phần thành một chỉ số tổng hợp, đồng thời phân loại chất lượng môi trường theo điểm số UEQI để từ đó dễ dàng thông tin cho cộng đồng địa phương và các nhà quản lý Với mục tiêu đó, luận văn tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng GIS, phần mềm ứng dụng tính toán chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) cho 7 chỉ thị và 13 chỉ tiêu đánh giá Điểm số UEQI được tính toán từ phần mềm sẽ so sánh với thang điểm quy ước để phân vùng đánh giá và thể hiện kết quả xếp hạng trên bản đồ Trong nội dung nghiên cứu , ba khu vực điển hình của thành phố Hồ Chí Minh là Q.1, Thủ Đức và Bình Chánh được lựa chọn để tính toán thử nghiệm Kết quả thử nghiệm cho thấy Q.1 có điểm số UEQI cao nhất, thể hiện chất lượng môi trường rất tốt Bình Chánh và Thủ Đức có điểm số UEQI bằng nhau, thể hiện chất lượng môi trường khá tốt Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm chỉ có ý nghĩa thực tế một cách tương đối vì các giá trị về môi trường sẽ còn thay đổi theo thời gian Vì vậy, phần mềm ứng dụng được xem là một công cụ hữu ích vì có thể cập nhật và tính toán chỉ số UEQI nhanh chóng, đồng thời thể hiện kết quả phân vùng đánh giá trên bản đồ một cách sinh động và trực quan nhất

       

Trang 6

ABSTRACT

 

The thesis has presented some researches on the method of integrating many component indexes into one general index, and on how to rank the environmental quality according to the scores of urban environmental quality, so that it’s easy to inform local people and authorities For these goals, the database, GIS and the application software for calculating urban environmental quality index (UEQI) has been built on seven indicators and thirteen indices The score of UEQI will be calculated and compared with standard scales in order to ranking environmental quality, then the resut of the rankings will be showed on the map In this research, three of the districts of HCM city are used for testing calculation including District 1, Thu Duc and Binh Chanh The testing result has showed that the environmental quality of District 1 is the best with the highest score of UEQI Binh Chanh and Thu Duc are fairly good with the same score of UEQI However, the testing result should be evaluated relatively the meaning of reality because the figure of environment has always changed with time Therefore, software application is considered as an useful tool because it has been able to update and calculate rapidly urban environmental quality index, then show lively and visually the result of ranking on the map

     

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

Tôi tên là Huỳnh Thị Thanh Diệp, học viên cao học chuyên ngành Quản lý Môi Trường khóa 2010, mã số học viên 10260559, tôi xin cam đoan: luận văn tốt nghiệp cao học “Ứng dụng GIS trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) cho thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Tá Long

Các dữ liệu, hình ảnh, số liệu và thông tin tham khảo trong luận văn này được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, được công bố rộng rãi và đã được tôi trích dẫn nguồn gốc rõ ràng ở phần Tài liệu tham khảo Các bản đồ, đồ thị, số liệu tính toán và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác

Tôi xin được lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này

 

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

WRI (World Resource Institute) Viện Tài Nguyên Thế giới

CLMT Chất lượng môi trường QLMT Quản lý môi trường BVMT Bảo vệ môi trường PRS (Pressure Response State) Áp lực – Hiện trạng –Đáp ứng DPSIR (Driver Pressure State Impact

Response)

Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng

CSD (Commission on Sustainable

ESI (Environmental Sustainable Index) Chỉ số bền vững về môi trường UEQI (Urban Environmental Quality

EPI (Environmental Performance

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1-1.Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý trong 5 năm

(2005-2009) và ước tính đến năm 2010 14 

Bảng 1-2 Dự báo khối lượng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại đến 2015 15 

Bảng 1-3 Dự báo nhu cầu tiêu dùng nước và năng lực cấp nước cho TPHCM 17 

Bảng 1-4 Mật độ đường tại TPHCM 18 

Bảng 1-5 Kinh phí sự nghiệp môi trường các năm 2006 – 2009 22 

Bảng 2-3 Xếp hạng chỉ số ELI của các thành phố lớn 36 

Bảng 2-4.Tính toán trọng số cuối cùng và xác định chỉ số xuống cấp môi trường 37 

Bảng 2-5 Cơ sở lựa chọn chỉ thị để đánh giá an ninh môi trường tỉnh Sơn La 45 

Bảng 3-1 Mô tả các yếu tố “Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng” 48 

Bảng 3-2 Danh sách các chỉ thị và chỉ tiêu đề xuất 49 

Bảng 3-3 Kết quả bình chọn các chỉ thị 50 

Bảng 3-4 Kết quả bình chọn chỉ tiêu 51 

Bảng 3-5 Danh sách chỉ thị và chỉ tiêu dùng tính toán chỉ số UEQI 51 

Bảng 3-6 Kết quả tính toán trọng số cho các chỉ thị 52 

Bảng 3-7 Kết quả tính toán trọng số cho chỉ tiêu 53 

Bảng 3-8 Kết quả tính toán trọng số cuối cùng 53 

Bảng 3-9 Danh sách các chỉ tiêu thuộc trường hợp 1 55 

Bảng 3-10 Danh sách giá trị biên trên và giá trị biên dưới 58 

Bảng 3-11 Kết quả tính toán AQI (theo Tổng cục) 65 

Bảng 3-12 Kết quả tính toán WQI (theo Tổng cục) 66 

Bảng 3-13 Tổng hợp kết quả tính toán AQI và WQI 66 

Trang 10

Bảng 3-14 Điểm số từng chỉ tiêu của Q.1 66 

Bảng 3-15 Điểm số từng chỉ tiêu của Thủ Đức 67 

Bảng 3-16 Điểm số từng chỉ tiêu của Bình Chánh 68 

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1.Khung mô tả phương pháp nghiên cứu 4 

Hình 1-2.Khung mô tả phương pháp tính tổng điểm có trọng số 7 

Hình 2-6 Bản đồ cảnh báo sớm cho an toàn sinh thái cảnh quan của Hạ Môn 34 

Hình 3-1 Quy trình xây dựng chỉ số UEQI 47 

Hình 3-2 Mô tả quy trình đánh giá UEQI 47 

Hình 3-3 Giao diện của phần mềm khi được khởi động 59 

Hình 3-10 Thông tin các chỉ tiêu 63 

Hình 3-11 Số liệu nhập vào cho các chỉ tiêu của Q.1 64 

Hình 3-12 Số liệu nhập vào cho các chỉ tiêu của Q.Thủ Đức 64 

Hình 3-13 Số liệu nhập vào cho các chỉ tiêu của Bình Chánh 65 

Trang 12

Hình 3-14 Thể hiện chất lượng nước mặt 69 

Hình 3-15 Thể hiện cung cấp nước sạch 70 

Hình 3-16 Thể hiện quản lý chất thải rắn 70 

Hình 3-17 Thể hiện CL vệ sinh MT 70 

Hình 3-18 Thể hiện cơ sở hạ tầng đô thị 71 

Hình 3-19 Điểm số UEQI của 3 quận, huyện 71 

Hình 3-20 Thể hiện chỉ số UEQI 71 

Hình 3-21 Giá trị ứng với phần trăm mức tốt nhất của mỗi chỉ tiêu 72 

Hình 3-22 Giá trị ứng với 50% của mức tốt nhất cho mỗi chỉ tiêu 73 

Hình 3-23 Giá trị ứng với 65% của mức tốt nhất cho mỗi chỉ tiêu 73 

Hình 3-24 Giá trị ứng với 80% của mức tốt nhất cho mỗi chỉ tiêu 74 

Hình 3-25 Giá trị ứng với 90% của mức tốt nhất cho mỗi chỉ tiêu 74 

Hình 3-26 Thang màu quy ước 76 

Hình 3-27 Bản đồ phân vùng đánh giá chất lượng theo chỉ số UEQI 76 

Hình 3-28: Bản đồ đánh giá quản lý chất thải rắn của Tp.HCM 78 

Hình 3-29 Bản đồ phân hạng cơ sở hạ tầng đô thị 79 

Hình 3-30 Bản đồ đánh giá cung cấp nước sạch 80 

Hình 3-31 Bản đồ phân vùng đánh giá tiếng ồn 82 

Hình 3-32 Bản đồ chất lượng nước mặt 83 

Hình 3-33 Bản đồ chất lượng môi trường không khí 84 

Hình 3-34 Bản đồ đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường 85 

 

Trang 13

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN iii 

TÓM TẮT LUẬN VĂN iv 

Chương 1  ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 9 

1.1.  Tổng quan về điều kiện tự nhiên 9 

1.2.  Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường 10 

1.2.1.  Phát triển công nghiệp 10 

1.2.2.  Phát triển xây dựng 10 

1.2.3.  Phát triển năng lượng 10 

1.2.4.  Phát triển giao thông vận tải 11 

1.2.5.  Phát triển du lịch 11 

1.2.6.  Sức ép về dân số và vấn đề di dân 12 

1.3.  Thực trạng môi trường không khí 13 

1.3.1.  Không khí giao thông 13 

1.3.2.  Không khí khu dân cư 13 

Trang 14

1.4.  Hiện trạng quản lý chất thải rắn 13 

1.4.1.  Chất thải rắn sinh hoạt 13 

1.4.2.  Chất thải rắn công nghiệp và nguy hại 15 

1.5.  Hiện trạng dịch vụ cung cấp nước sạch 16 

1.6.  Hiện trạng hạ tầng cơ sở 17 

1.6.1.  Hệ thống giao thông đô thị: 17 

1.6.2.  Hệ thống cấp – thoát nước đô thị 18 

1.7.  Hiện trạng diện tích cây xanh đô thị 19 

1.8.  Thực trạng về công tác quản lý môi trường 20 

1.8.1.  Hệ thống pháp luật và chính sách về bảo vệ môi trường .20 

1.8.2.  Phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường 21 

1.8.3.  Đánh giá tổ chức bộ máy 21 

1.8.4.  Đánh giá chi phí dành cho bảo vệ môi trường 21 

Chương 2  TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 

2.1.  Tổng quan về hệ thống các chỉ thị và chỉ số môi trường 23 

2.1.1.  Khái niệm về chỉ thị và chỉ số môi trường 23 

2.1.2.  Vai trò và chức năng của chỉ số môi trường 24 

2.1.3.  Cơ sở khoa học xây dựng chỉ thị, chỉ số môi trường 25 

2.1.4.  Các tiêu chí đánh giá môi trường đô thị 27 

2.2.  Giới thiệu một số bộ tiêu chí phát triển bền vững 27 

2.2.1.  Bộ tiêu chí phát triển bèn vững của Liên Hợp Quốc 27 

2.2.2.  Bộ tiêu chí phát triển bền vững của Việt Nam 28 

2.2.3.  Bộ tiêu chí phát triển bền vững của thành phố Hồ Chí Minh 28 

2.3.  Mô hình chỉ số chất lượng nước (WQI) 30 

Trang 15

2.3.1.  Chỉ số chất lượng nước áp dụng tại Việt Nam 31 

2.4.  Mô hình chỉ số chất lượng không khí (AQI) 31 

2.5.  Các nghiên cứu xây dựng chỉ số UEQI trong và ngoài nước 33 

2.5.1.  Các nghiên cứu ngoài nước 33 

2.5.2.  Các nghiên cứu trong nước 41 

Chương 3  KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46 

3.1.  Mô tả nhóm số liệu sử dụng 48 

3.2.  Xác định trọng số 52 

3.3.  Phân loại chỉ tiêu 54 

3.4.  Xác định giá trị biên 56 

3.5.  Giới thiệu phần mềm được sử dụng 59 

3.6.  Nhập thông tin và dữ liệu 62 

3.7.  Kết quả tính toán điểm số 66 

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Đô thị hóa là quá trình phát triển tất yếu của một đất nước Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển một cách bền vững mà không làm tổn hại đến môi trường Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và hành động của con người trước những diễn biến có thể xảy ra cho môi trường Gần đây, nhiều hoạt động bảo vệ môi trường đã được thực hiện, với sự góp sức của cộng đồng Sự kết hợp giữa cộng đồng và chính quyền khu vực là một yếu tố rất quan trọng giúp cho việc bảo vệ môi trường được tốt hơn Muốn vậy, chúng ta cần phải có một công cụ đánh giá chất lượng môi trường hiệu quả mà dựa vào đó các nhà quản lý và cộng đồng dân cư có thể được thông tin về tình hình môi trường đang diễn ra một cách đơn giản và dễ hiểu nhất Công cụ đó giờ đây được biết đến với tên gọi chỉ số chất lượng môi trường (EQI – environmental quality index) Chỉ số này đã được nhiều nhà nghiên cứu xây dựng và ứng dụng thành công trong một số lĩnh vực môi trường như nghiên cứu “Xây dựng chỉ số chất lượng để đánh giá và quản lý chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai” của (Tôn Thất Lãng và cộng sự, 2008-B), hay “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông kênh rạch khu vực Tp.HCM theo chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng ứng dụng” (Lê Trình và các cộng sự , 2008) Trong đó, “Nghiên cứu đánh giá và phân hạng chất lượng môi trường đô thị Việt Nam” (Trần Quang Lộc, 2011), đã cho thấy thực tế môi trường của Tp.Hồ Chí Minh Chỉ số UEQI của thành phố Hồ Chí Minh (tính cho năm 2008) đạt 40,8 điểm (nằm trong mức chất lượng môi trường trung bình), với các yếu tố như chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, tiếng ồn đều rất thấp, đặc biệt là đối với chỉ số chất lượng nước và không khí Thành phố Hồ Chí Minh cần chỉ đạo cho các đơn vị quận, huyện trực thuộc thành phố để đề ra các giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng đến môi trường trong tương lai Tuy nhiên cho đến nay, việc đánh giá chất lượng môi trường bằng chỉ số chỉ dừng lại ở cấp độ thành phố, chưa có những nghiên cứu ở cấp địa phương Chính vì thế, đề tài “Ứng dụng GIS trong xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) nhằm so sánh, đánh giá chất

Trang 17

lượng môi trường cho các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đó

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) cho Tp.HCM - So sánh, đánh giá chất lượng môi trường giữa các quận, huyện bằng công cụ GIS

3 Nội dung nghiên cứu

Dựa trên các mục tiêu đề ra, đề tài xây dựng các nội dung chi tiết, bao gồm các công việc cụ thể cần chuẩn bị và các số liệu cần thu thập

Đối với mục tiêu 1: Xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) cho

Tp.HCM, nội dung nghiên cứu bao gồm: - Lựa chọn phương pháp tính toán chỉ số UEQI phù hợp cho Tp.HCM - Dựa trên phương pháp đã lựa chọn, xây dựng phần mềm ứng dụng SLSI - Áp dụng tính toán thử nghiệm chỉ số UEQI cho 3 khu vực điển hình của Tp.HCM là Q.1, Thủ Đức, Bình Chánh

Đối với mục tiêu 2: So sánh và đánh giá chất lượng môi trường giữa các quận,

huyện của Tp.HCM bằng công cụ GIS, các nội dung nghiên cứu như sau: - Đề xuất thang điểm phân hạng chất lượng môi trường cho Tp.HCM - Phân hạng chất lượng môi trường của 3 quận, huyện theo thang điểm đề xuất - Thể hiện kết quả đánh giá và so sánh giữa các quận, huyện trên bản đồ bằng việc ứng dụng phần mềm Mapinfo

4 Phạm vi, giới hạn luận văn

Nghiên cứu xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng môi trường là một đề tài rất rộng, đòi hỏi việc thu thập một khối lượng rất lớn các thông tin và số liệu về môi trường cũng như nhiều lĩnh vực liên quan Tuy nhiên, do những khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu cũng như những hạn chế trong cách tiếp cận các phương pháp tính toán , trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tính toán cho một số yếu tố cơ bản, đặc trưng cho các quận, huyện của đô thị Cụ thể như sau:

Trang 18

- Về khu vực nghiên cứu : Các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh - Về đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố có thể định lượng được

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Nghiên cứu xây dưng chỉ số chất lượng môi trường đô thị là nghiên cứu những ảnh hưởng do các hoạt động kinh tế - xã hội tác động đến chất lượng môi trường làm cho môi trường ngày càng có xu hướng suy giảm Từ đó, nghiên cứu đưa ra phương pháp để hợp nhất tất cả các yếu tố thành phần đặc trưng về môi trường của khu vực đó thành một con số duy nhất, dưới dạng điểm số để có thể dễ dàng thông tin cho cộng đồng và tạo cơ sở cho các cơ quan chức năng trong các quyết định đầu tư, quy hoạch

Khung thể hiện phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu

9 Phương pháp kế thừa “Việt Nam được xem là một nước đi sau trong vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và việc nghiên cứu, thiết lập, ứng dụng chỉ thị môi trường nói riêng nên chúng ta cũng có nhiều thuận lợi vì được thừa hưởng kinh nghiệm của những nước đi trước” (Nguyễn Thị Vân Hà, 2007) Chính vì lẽ đó, khi xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng môi trường, đề tài đã kế thừa nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước

9 Phương pháp tham vấn chuyên gia (Delphi) Phương pháp chuyên gia được sử dụng để lựa chọn các yếu tố thành phần và xác định điểm số tầm quan trọng Danh sách các yếu tố thành phần sẽ được gởi đến các chuyên gia để tham vấn ý kiến Mỗi chuyên gia sẽ lựa chọn một cách tự do một số yếu tố thành phần từ danh sách đề nghị Các chuyên gia có thể thêm vào hoặc bỏ bớt những yếu tố thành phần mà chuyên gia đó cho là nên hoặc không cần thiết Sau đó, các chuyên gia sẽ tiến hành cho điểm theo mức độ tầm quan trọng mà yếu tố thành phần đó đóng góp vào quá trình đánh giá theo một thang điểm xác định đã được cho trước

Trang 19

Hình 1-1.Khung mô tả phương pháp nghiên cứu Phương pháp chuyên gia được thực hiện nhằm lựa chọn một số yếu tố thành phần và chỉ tiêu phù hợp để đưa vào tính toán chỉ số UEQI

9 Phương pháp xác định trọng số cuối cùng Các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về cho điểm trọng số sẽ được thống kê, xử lý và tính toán theo phương pháp của Quỹ vệ sinh Quốc gia Hoa Kỳ (gọi tắt là NSF) Điểm trọng số sau khi tổng hợp sẽ cho kết quả điểm trọng số cuối cùng (Chỉ số chất lượng nước, NSF-WQI)

Trọng số cuối cùng được định nghĩa là tỷ số giữa trọng số tạm thời và tổng các trọng số tạm thời Phương pháp xác định trọng số tạm thời còn tùy thuộc vào thang điểm đánh giá tầm quan trọng Ở đây, đề tài chọn thang điểm từ 1-10 với quy ước 1- là quan trọng nhất và 10 là ít quan trọng nhất Theo quy ước này thì công thức tính trọng số cuối cùng cụ thể như sau :

Trang 20

- Xác định điểm xếp hạng của mỗi yếu tố được lựa chọn thông qua công thức: Điểm xếp hạng (mi) = (Tổng điểm của mỗi yếu tố / Tổng số phiếu tham vấn) - Tính phần trọng lượng đóng góp trung gian của mỗi yếu tố được lựa chọn (wi’)

Chấp nhận mi nhỏ nhất có wi’ bằng 1 Tính wi’ của các thông số khác bằng công thức :

ii

mmwi' = (min)

Tính phần trọng lượng đóng góp chính thức của môi thông số (wi)

∑= n

wiwiwi

1

''

Tổng phần trọng lượng đóng góp của toàn bộ yếu tố thành phần/chỉ tiêu đánh

9 Phương pháp chuẩn hóa dữ liệu Các số liệu sau khi thu thập sẽ được quy đổi thành điểm số bằng cách sử dụng các giá trị biên trên và giá trị biên dưới để làm cơ sở chuẩn hóa thành điểm số

Có hai trường hợp tính điểm cho các chỉ tiêu :

- Trường hợp 1: Nhóm các chỉ tiêu có giá trị càng lớn phản ánh chỉ tiêu đó càng

tốt Nếu giá trị thu thập được (X) nhỏ hơn giá trị biên dưới (XO) thì điểm của chỉ tiêu đó được tính bằng 1, ngược lại giá trị thu thập được (X) lớn hơn giá trị biên trên (X1) thì điểm của chỉ tiêu đó được tính bằng 100

x < xo thì P(x) = 1; x > x1 thì P(x) = 100

Trang 21

Trong trường hợp giá trị thu thập được nằm khoảng giữa của giá trị biên dưới và giá trị biên trên thì điểm của chỉ tiêu đó được tính theo công thức dưới đây:

Điểm của chỉ tiêu (mi) = 0 1 100 1 99 1 1

1

−−=

−−+

−−

xox

xoxxo

xxoxx

xxx

- Trường hợp 2: Nhóm các chỉ tiêu có giá trị càng lớn phản ánh chỉ tiêu đó càng

xấu Nếu giá trị thu thập được (X) nhỏ hơn giá trị biên dưới (X0)thì điểm của chỉ tiêu đó được tính bằng 100, ngược lại giá trị thu thập được (X) lớn hơn giá trị biên trên (X1) thì điểm của chỉ tiêu đó được tính bằng 1

x < xo thì P(x) = 100; x > x1 thì P(x) = 1 Trong trường hợp giá trị thu thập được nằm khoảng giữa của giá trị biên dưới và giá trị biên trên thì điểm của chỉ tiêu đó được tính theo công thức dưới đây:

Điểm của chỉ tiêu (mi) = 0 1 1 1 101 (99 1 1)

1

−−−

=−−+−−

xox

xoxxo

xxoxxx

xx

9 Phương pháp tính tổng có trọng số Phương pháp tính tổng có trọng số được áp dụng để tính tổng điểm có trọng số cho từng chỉ tiêu cũng như cho tất cả các yếu tố thành phần Tổng điểm cho từng chỉ tiêu có thể được xem là bước tính toán các chỉ số thành phần Sau đó tất cả các chỉ số thành phần sẽ được tổng hợp lại thành một chỉ số cuối cùng (UEQI) Công thức tính tổng điểm có trọng số của các chỉ số thành phần hoặc chỉ số UEQI đều được thể hiện như sau:

1

*

Khung dưới đây mô tả chi tiết phương pháp tính tổng điểm có trọng số:

Trang 22

Hình 1-2.Khung mô tả phương pháp tính tổng điểm có trọng số 9 Phương pháp lập bản đồ

Phương pháp lập bản đồ đánh giá chất lượng môi trường trong hệ thống thông tin địa lý GIS là một trong những công cụ đắc lực phục vụ cho công tác nghiên cứu môi trường đạt hiệu quả cao Phương pháp sử dụng phần mềm Mapinfo để mô tả và so sánh chất lượng môi trường giữa các quận, huyện của Tp.HCM theo thang màu quy ước

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

¾ Ý nghĩa khoa học Việc đánh giá chất lượng môi trường bằng cách xây dựng chỉ số chất lượng môi trường là một hướng tiếp cận khá mới mẻ, đòi hỏi các nhà khoa học phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa Hướng nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao năng lực của các nhà quản lý trong đánh giá chất lượng môi trường Đồng thời, giúp cho việc đánh giá chất lượng môi trường có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc thu thập và phân tích rất nhiều số liệu liên quan đến các thông số khác nhau, nhiều khi các thông số này lại không đảm bảo về tính chất hệ thống cũng như mức độ tin cậy

¾ Ý nghĩa thực tiễn

Trang 23

Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh tính thực tiễn của việc đánh giá chất lượng môi trường bằng chỉ số Có thể thấy rằng, chỉ số chất lượng môi trường là một công cụ thiết thực giúp thông tin cho cộng đồng xung quanh về chất lượng môi trường của khu vực một cách đơn giản và nhanh chóng nhất Nhờ đó, người dân có thể cùng với chính quyền địa phương để bảo vệ môi trường Mặc khác, chỉ số chất lượng môi trường cũng là công cụ giúp cho các cơ quan chức năng định hướng trong các vấn đề đầu tư hay quy hoạch xây dựng

7 Tính mới của đề tài

Nhiều những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã áp dụng đánh giá chất lượng môi trường đô thị bằng chỉ số UEQI Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung đánh giá cho cấp khu vực, quốc gia, còn thiếu những nghiên cứu ở cấp địa phương Chính vì thế, trong nội dung nghiên cứu này, đề tài áp dụng các phương pháp xây dựng chỉ số chất lượng môi trường để đánh giá cho các quận, huyện thuộc Tp.Hồ Chí Minh

Trang 24

Chương 1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 10038 vĩ độ bắc và 106022’ – 106054’ kinh độ đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

    

Hình 1-1 Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM nằm ở hạ lưu các con sông lớn: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé, ven rìa Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổng diện tích tự nhiên là 2109 km2với 19 quận nội thành (quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp) với tổng diện tích 493,96 km2 và 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ ) với tổng diện tích là 1.601,28 km2

Trang 25

1.2 Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường

1.2.1 Phát triển công nghiệp

Việc phát triển các ngành công nghiệp, cụm công nghiệp cũng gây ra rất nhiều áp lực đối với môi trường:

Các ngành công nghiệp phát triển kéo theo là việc khai thác các nguồn tài nguyên ngày một tăng cao Do đó, nếu không có biện pháp quy hoạch và quản lý thích hợp thì nguồn tài nguyên sẽ bị khai thác bất hợp lý và nhanh chóng cạn kiệt Điều này sẽ tác động ngược trở lại nền kinh tế theo hướng tiêu cực;

Việc quy họach các KCN sẽ giúp tổ chức quản lý các cơ sở công nghiệp tốt hơn so với tình trạng phân tán rải rác hiện nay, trong đó bao gồm cả khía cạnh môi trường (giảm thiểu tác động đến khu dân cư) Tuy nhiên, nếu các KCN không được quản lý tốt thì sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm như các ô nhiễm môi trường như nước thải, rác thải, khí thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp sẽ càng trầm trọng;

Việc phát triển công nghiệp thu hút một nguồn nhân lực rất lớn, gây nên áp lực gia tăng dân số cơ học, gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính và ngăn ngừa các tệ nạn xuất phát từ các khu dân cư gần khu công nghiệp

1.2.2 Phát triển xây dựng

Quá trình phát triển của Thành phố vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập: hạ tầng ngày càng quá tải, ảnh hưởng đến các hoạt động dân sinh, cản trở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện dân sinh; quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển, dẫn đến nhiều bất cập cần phải khắc phục

1.2.3 Phát triển năng lượng

Các tác động do sản xuất và tiêu thụ năng lượng: Các đô thị tiêu thụ và sản xuất năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất – dịch vụ và giao thông nhiều hơn hẳn các vùng khác tính trên cả đầu người và diện tích mặt bằng Tác động trực tiếp đến môi trường là làm ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt tự nhiên Nhiệt phát sinh do sinh hoạt gia đình, phương tiện giao thông, hấp thu nhiệt mặt trời do cấu trúc đô thị… có thể

Trang 26

làm tăng nhiệt trong đô thị lên 5 – 100C Tác động gián tiếp là suy giảm nguồn nhiên liệu hóa thạch là tài nguyên không tái tạo được

1.2.4 Phát triển giao thông vận tải

Việc quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông – vận tải cho Thành phố không thể không tránh khỏi gia tăng áp lực cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Đó là:

Thay đổi mục đích sử dụng đất; Gây bồi lắng và xói mòn ở thượng và hạ lưu; Thay đổi chất lượng nước, thay đổi hướng dòng chảy và chế độ thủy văn, ô nhiễm không khí tăng cao, đặc biệt là bụi và các hợp chất hữu cơ độc hại có trong nhiên liệu hoạt động các phương tiện giao thông;

Làm mất diện tích đất canh tác do trưng dụng đất để xây dựng các công trình và di dời dân;

Mất thảm thực vật, động vật do chuẩn bị xây dựng các hạng mục phục vụ cho thi công;

Tác động đến hệ thủy sinh, đặc biệt là quá trình di chuyển và phát triển của một số loài cá;

Việc di dân, tái định cư sẽ dẫn đến hàng loạt sự thay đổi về cuộc sống của người dân như thay đổi địa điểm, môi trường sống, công ăn việc làm, Vì vậy công tác di dời, tái định cư nhất thiết phải được quan tâm trước hết

1.2.5 Phát triển du lịch

Vấn đề ô nhiễm môi trường do du lịch tuy chưa là phải đáng báo động ở TP.HCM nhưng có khả năng gia tăng trong thời gian tới khi du lịch được khuyến khích phát triển Trước tiên là lượng nước thải, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khách sạn, nhà hàng, mua sắm phục vụ khách du lịch ngày càng gia tăng Thứ hai là tình trạng xả rác bừa bãi của những khách du lịch gây mất vệ sinh, mỹ quan tại các địa điểm du lịch, trong đó có cả các di tích văn hóa lịch sử cần bảo tồn của Thành phố Trong thời gian tới, khi du lịch sinh thái (vd: rừng ngập mặn Cần Giờ, du lịch

Trang 27

đường sông) được phát triển, thì nguy cơ suy thoái hệ sinh thái và đa dạng sinh học do ô nhiễm từ chất thải du lịch cần được chú trọng kiểm soát

1.2.6 Sức ép về dân số và vấn đề di dân

Theo kết quả tổng điều tra Dân số và nhà ở của Thành phố, dân số của TP.HCM đến tháng 4/2009 là 7.123.340 người Với mức dân số thành thị chiếm 83,24% tổng dân số toàn thành, TP.HCM vẫn là Thành phố có mức độ đô thị hoá cao nhất cả nước

Sự phân bố dân cư ở Tp.HCM không đồng đều, ngay cả các quận nội ô Trong khi các quận 3,4,5,10,11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km2 thì các quận 2,9,12 chỉ khoảng 2000 tới 7000 người/km2 Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần giờ chỉ có 103 người/km2 Đáng chú ý là biến động dân số của thành phố có xu hướng giảm ở các quận trung tâm, quận nội thành, tăng nhiều ở các quận ven, quận mới và tăng chậm ở các huyện

Dự báo dân số Tp.HCM vào các năm lần lượt như sau: Dân số năm 2020 là 8,905,422 người

Dân số năm 2030 là 10,784,500 người Dân số năm 2050 là 14,516,352 người Dân số năm 2070 là 18,247,829 người Dân số năm 2100 là 23,833,393 người Với số dân tăng quá nhanh đã tạo sức ép rất lớn lên kết cấu hạ tầng đô thị như giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải và vệ sinh môi trường; đó là chưa kể mạng lưới hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, vui chơi giải trí… xây dựng không kịp để phục vụ dân Việc lo nhà ở đáp ứng nhu cầu của một lượng dân nhập cư đông và nhanh như hiện tại cũng là vấn đề lớn Khi tình hình hạ tầng đô thị và xã hội không theo kịp đà tăng dân số, đặc biệt là ở các vùng ven nơi dân nhập cư tập trung đông sẽ làm nảy sinh các vấn đề tất yếu của đô thị như cấp nước, cấp điện, thoát nước không đủ đáp ứng nhu cầu, nhà ở chen chúc, giao thông ách tắc, chất lượng môi trường xuống cấp nghiêm trọng (vd: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, )

Trang 28

1.3 Thực trạng môi trường không khí

1.3.1 Không khí giao thông

Kết quả quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm không khí do giao thông khu vực Tp.HCM 05 năm (2005 – 2009), cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại các trạm không khí bán tự động đang có xu hướng giảm nhẹ và các trạm: ngã tư An Sương, ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, trạm ngã 6 Gò Vấp luôn cao hơn các trạm còn lại

1.3.2 Không khí khu dân cư

Các chất ô nhiễm đều đạt Quy chuẩn cho phép, trong đó nồng độ O3 trung bình giờ tại một vài thời điểm và vượt tiêu chuẩn cho phép, tại khu vực ngoại thành thường có xu hướng cao hơn khu vực nội thị về nồng độ O3 Nồng độ Benzene, Toluene và Xylene đều đạt Quy chuẩn

Như vậy qua đánh giá có thể thấy chất lượng không khí tại Tp.HCM ảnh hưởng rất lớn do hoạt động giao thông

1.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn

1.4.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Tình hình chất thải rắn tại Tp.HCM trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến phức tạp, thành phần chất thải rắn đô thị cũng đa dạng và ngày càng gia tăng về mặt khối lượng Tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh đổ ra khoảng 6.700 – 7.200 tấn/ngày, trong đó bao gồm CTR xây dựng (xà bần), chiếm khoảng 500 – 800 tấn/ngày và CTR sinh hoạt trung bình từ 6.200 – 6.400 tấn/ngày Ước tính tỷ lệ gia tăng mỗi năm khoảng 8-10%/năm Chi tiết xem Bảng 1-1

Trang 29

Bảng 1-1.Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý trong 5 năm

(2005-2009) và ước tính đến năm 2010

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm từ 2005 - 2009)

Tỷ lệ gia tăng khối lượng chủ yếu là yếu tố gia tăng cơ học (gia tăng phụ thuộc vào tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ thu gom) Việc xử lý chất thải rắn đô thị tính đến thời điểm này vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh Công nghệ này được đánh giá là đảm bảo và phù hợp với điều kiện của Thành phố trong thời gian qua (về chi phí xây dựng, vận hành và trình độ kỹ thuật.) Theo dự báo thì tình hình xử lý rác của thành phố sẽ đảm bảo ít nhất đến 2015 và định hướng đến 2020 Trong trường hợp tỷ lệ gia tăng là 8%/năm (nếu tỷ lệ thu gom đạt 100%), thành phố vẫn có khả năng xử lý an toàn cho đến năm 2015 Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, giao thông cho toàn Khu liên hợp vẫn chưa được thực hiện hoàn thiện, ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng gia tăng và thủ tục đầu tư xây dựng các dự án xử lý chất thải còn nhiều vướng mắt

Năm Khối lượng CTR sinh hoạt

(tấn/năm)

Tỷ lệ gia tăng hàng năm (so với năm trước) 2005 1.746.485

Trang 30

1.4.2 Chất thải rắn công nghiệp và nguy hại

Theo điều tra khảo sát hàng năm thì mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh phát sinh 1.900 – 2.000 tấn chất thải rắn công nghiệp, với hơn 95% khối lượng có thể tái sử dụng hoặc tái chế Trong đó, khối lượng chất thải nguy hại khoảng 250 – 300 tấn/ngày, 70-75% là chất thải lỏng và nửa rắn (bùn) Theo dự báo, tốc độ phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại khoảng 10-12% năm, tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng công nghiệp và kinh tế (12-14% năm) Số liệu dự đoán khối lượng chất thải rắn công nghiệp được trình bảy theo Bảng 1-2

Bảng 1-2 Dự báo khối lượng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại đến 2015

Năm Chất thải rắn công nghiệp (tấn/ngày) Chất thải nguy hại (tấn/ngày)

Trang 31

Hiện nay hệ thống thu gom CTR công nghiệp và chất thải nguy hại đang được hoàn chỉnh vì hoạt động này còn nhiều bất cập, Nhà nước chưa quản lý được toàn bộ Một số nhà máy bắt buộc công ty thu gom, vận chuyển và xử lý phải thu gom và vận chuyển cả chất thải sinh hoạt không tính phí Các cơ sở nhỏ thường đổ chung chất thải công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt

Tính đến tháng 6/2010, có 12 đơn vị có nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại hiện nay chủ yếu là tái chế, đối tiêu hủy và hóa rắn Tổng khối lượng CTNH tái chế được khoảng 110 tấn/ngày (chiếm khoảng 50-55% tổng lượng chất thải nguy hại thu gom được)

Theo đánh giá về công nghệ xử lý CTR công nghiệp và CTR nguy hại thì công nghệ này chưa kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường Hoạt động tái chế chất thải công nghiệp – nguy hại cũng còn rất hạn chế về quy mô và kỹ thuật, chủ yếu dựa vào các công nghệ có sẵn và truyền thống như tái chế giấy, chì, sắt thép, nhôm, đồng Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế không cao mà lại gây ô nhiễm môi trường Công nghệ thu hồi kim loại nặng từ bùn thải và xử lý bùn thải nguy hại chưa được phát triển Thành phố chưa có bãi chôn lấp chất thải nguy hại an toàn

1.5 Hiện trạng dịch vụ cung cấp nước sạch

Nhu cầu nước hiện tại của Tp.HCM là 1.600.000 m3/ngày và việc cung cấp nước hiện tại là 1.350.000 m3/ngày Nước cung cấp cho thành phố được lấy chủ yếu từ sông Đồng Nai và sông Sài gòn Sông Đồng Nai cung cấp cho thành phố 850.000 m3/ngày, sông Sài gòn cung cấp 300.000 m3/ngày, tổng cộng 1.150.000 m3/ngày trong tổng lượng nước cung cấp hàng ngày từ lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài gòn Chiếm 93% lượng nước cung cấp cho toàn thành phố Nước ngầm chiếm xấp xỉ 7% lượng nước cung cấp Nước mưa chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng lượng nước cấp, chủ yếu là Cần giờ và các huyện ngoại thành khác

Tổng Công ty cấp nước Sài gòn (SAWACO) là đơn vị chính sản xuất và cung cấp nước cho toàn thành phố Trong phạm vi Tp.HCM, nhu cầu nước vượt quá khả năng cung cấp đặc biệt vào mùa khô Gần 86% hộ gia đình ở Tp.HCM được cấp

Trang 32

nước nhưng khoảng 1.560.000 dân không được tiếp cận với nguồn nước qua xử lý (ADB,2008) Lượng mưa mùa khô bị hạn chế khi lưu lượng nước ở các dòng sông thấp hơn kết hợp với việc thiếu các phương tiện lưu trữ, xử lý và hệ thống dàn lọc không hiệu quả dẫn đến việc thiếu nước nghiêm trọng ở thành phố

Tổng cung dự báo cho Tp.HCM sẽ tăng lên mức 3,5 triệu m3/ngày đến năm 2015 và 4,3 triệu m3/ngày đến năm 2025 Việc cung cấp nước ước ngầm dự kiến sẽ giảm từ năm 2015 đến năm 2025 Dự báo nhu cầu dùng nước và năng lực cấp nước cho Tp.HCM (xem Bảng 1-3)

Bảng 1-3 Dự báo nhu cầu tiêu dùng nước và năng lực cấp nước cho TPHCM

(Nguồn: Kỷ yếu hội nghị khoa học môi trường & công nghệ sinh hoạt năm 2011)

Hiện tại, Tp.HCM đang đối mặt với vấn đề thiếu nước vào mùa khô Theo dự báo, lượng nước cần cấp cho năm 2025 tăng gần gấp đôi so với hiện nay Trong tình hình biến đổi khí hậu với lượng mưa giảm vào mùa khô chắc chắn vấn đề thiếu nước sẽ càng trầm trọng hơn Chưa kể đến ảnh hưởng chất lượng nước do nước biển dâng khiến xâm nhập mặn gia tăng vào mùa khô cũng góp phần làm giảm lượng nước sạch cấp cho hoạt động sinh hoạt sản xuất của thành phố

1.6 Hiện trạng hạ tầng cơ sở

1.6.1 Hệ thống giao thông đô thị:

Ở Tp.HCM chỉ có khu trung tâm thành phố có tỷ lệ mật độ đường phù hợp, ví dụ như Trung tâm sài gòn với tỷ lệ là 9,86km/km2 và chợ Lớn với 12,9km/km2 Các quận nội thành có mật độ đường là 3,88km/km2, trong khi đó các quận huyện ven

Trang 33

đô như Bình Thạnh và Gò Vấp chỉ vỏn vẹn 1,98km/km2 Quận Phú Nhuận và Tân Bình có hạ tầng đường xá không phù hợp, nhiều đường chỉ là các hẻm nhỏ và ngõ cụt, khiến cho việc lưu thông rất khó khăn Ở những quận mới được thành lập và các huyện ngoại thành, mật độ đường thậm chí còn thấp hơn, trung bình 0,42km/km2 Chi tiết mật độ đường ở các khu vực của Tp.HCM (xem Bảng 1-4)

Bảng 1-4 Mật độ đường tại TPHCM

Khu vực Mật độ đường

(km/km2) Phần trăm (%)

Mật độ dân cư (m2/người)

13 quận nội thành cũ 5,67 – 5,81 7,76 – 8,08 1,98 – 3,11 6 quận nội thành mới 1,89 – 2,14 1,90 – 2,63 4,33 – 5,97

Toàn thành phố 1,30 – 1,43 1,30 – 1,59 4,37 – 5,33

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của TPHCM từ 2005-2009)

Về đường bộ, toàn thành phố có 10.816,03 ha, chiếm 66,6% diện tích đất có mục đích công cộng Trong đó tỷ lệ đất giao thông so với diện tích tự nhiên toàn thành phố đạt 5,16% Diện tích tập trung lớn ở các công trình trọng điểm như Đại lộ Đông Tây, đường Xuyên Á, quốc lộ 1A, cảng Sài gòn, cảng Nhà Bè, cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất

1.6.2 Hệ thống cấp – thoát nước đô thị

Hệ thống cấp nước hiện hữu còn nhiều tồn tại như: - Công suất cấp nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân

Nhiều tuyến ống bị đục, bị bể làm tăng rò rỉ và sụt áp lớn

Trang 34

Hệ thống phân phối quá cũ có tuổi thọ từ 50 năm trở lên chiếm 100km chưa được thay thế và cải tạo

- Tiêu chuẩn bình quân cao nhưng phân phối không đều dẫn đến chênh lệch lớn trong tiêu thụ

- Tỷ lệ thất thoát lớn từ 29% năm 2005 lên đến 40% năm 1993-1994 và giảm xuống 32-35% năm 1996 Hiện tại lại rất cao, khoảng 38%

1.6.2.2 Thoát nước Về thoát nước mưa: Hệ thống vùng thoát nước mưa cho Tp.HCM bao gồm 6

vùng thoát nước có tên là vùng trung tâm thành phố, vùng phía Bắc, vùng phía Tây, vùng phía Nam, vùng Đông Bắc và vùng Đông Nam Hầu hết các kênh trong khu vực nội thành hiện hữu bị thu hẹp do các công trình và nhà ở xây dựng lấn chiếm bất hợp pháp Đó là những kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé – Đôi Tẻ, Tham Lương – Bến Cát Đáy các kênh này bị cạn dần bởi nhiều rác, chất thài, xà bần và các vật liệu do nhà cửa và các công trình dọc theo kênh đổ ra Trong khi đó, tình trạng hiện nay của các kênh rạch khu vực ngoại ô xung quanh thành phố tương đối tốt Đó là các kênh thiên nhiên hay kênh đào thủy lợi, đặc biệt trong khu vực đất nông nghiệp

Về thoát nước bẩn : Trong số 20 quận trong phạm vi nghiên cứu, 17 quận có hệ

thống thoát nước chung toàn bộ hay từng phần Tổng diện tích phục vụ vào khoảng 62km2 Tỷ lệ phục vụ của quận 1,3,5 và các quận nội thành được đánh giá là 100% Tuy nhiên, Bình Chánh là huyện ngoại thành chỉ có 0,3% Hệ thống cống thoát hiện hữu là một mạng lớn và phức tạp Các miệng xả bị ảnh hưởng của triều vì thế thường xuyên quá tải và không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước khi xảy ra hiện tượng triều cường và mưa lớn

1.7 Hiện trạng diện tích cây xanh đô thị

Trong quyết định phê duyệt, thành phố đề ra đến năm 2010, tổng diện tích công viên công cộng là 8.644 ha nhưng hiện nay số liệu sơ bộ do Phòng Quản lý Cây xanh cung cấp thì chỉ mới đạt hơn 535 ha

Trang 35

Trước đây, thành phố đề ra mục tiêu phát triển diện tích công viên cây xanh đến năm 2010 đạt bình quân khoảng 4 – 5 m2/người, tuy nhiên con số thống kê sơ bộ mới nhất cho thấy chỉ tiêu này hiện chỉ đạt khoảng 0,7 m2/người

Tính đến cuối tháng 12-2009, thành phố đã cải tạo, trồng mới được thêm 2,7 héc ta diện tích mảng xanh trên vỉa hè tại 12 tuyến đường của quận 1, 6 tuyến đường ở quận 3, 4 tuyến đường ở quận 5 và 3 tuyến đường thuộc quận 10 Theo quy định tại Quyết định 01/2006/QĐ-BXD ngày 5-1-2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tiêu chuẩn đất cây xanh công viên của đô thị đặc biệt là 7-9 m2/người Tp.HCM là đô thị đặc biệt nhưng diện tích cây xanh trên đầu người hiện chỉ đạt khoảng gần 1m²/người

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng công viên, cây xanh trên địa bàn thành phố bị thu hẹp đáng kể trong thời gian qua là do quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở các quận huyện vùng ven với nhiều công trình xây dựng các khu dân cư, trung tâm thương mại, nhà cao tầng tăng lên làm cho quỹ đất dành cho công viên, cây xanh ở nội thành cũng như ngoại thành đang bị giảm đi nhanh chóng

1.8 Thực trạng về công tác quản lý môi trường

Công tác quản lý môi trường tại TP.HCM vẫn còn một số tồn tại và thách thức, cụ thể như sau:

1.8.1 Hệ thống pháp luật và chính sách về bảo vệ môi trường

- Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, khoáng sản vừa mới điều chỉnh, ban hành chưa kịp thời tác động tích cực đến cuộc sống, chiến lược môi trường Thành phố cần phải tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung

- Nhận thức về yêu cầu bảo vệ môi trường chưa cao dẫn đến sự tuân thủ, thực hiện các nguyên tắc, biện pháp bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, xây dựng và trong cộng đồng dân cư chưa cao Tình trạng vệ sinh tại các khu phố trong Thành phố vẫn còn kém, xả rác, phóng uế bừa bãi trên đường phố, làm suy giảm chất lượng môi trường Thành phố Chế độ khen thưởng và chế tài, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân của cán bộ – Đảng viên chưa đủ hiệu lực để tác động đến ý thức bảo vệ môi trường của các tầng lớp trong xã hội

Trang 36

- Công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường đã được triển khai nhưng kết quả còn hạn chế, do chi phí xử lý chất thải không thể tăng lên để bù đắp chi phí hiện nay, chưa có chính sách khuyến khích về các khoản thu nộp ngân sách Đây cũng là lý do làm cho việc thu hút đầu tư nước ngoài cho bảo vệ môi trường còn ít

1.8.2 Phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường

- Quá trình công nghiệp hóa gia tăng rất nhanh trong thời gian qua đã gây áp lực mạnh lên môi trường và gia tăng mức độ khai thác các nguồn tài nguyên; hình thành mới nhiều KCN – KCX cùng với các xí nghiệp công nghiệp, nhà máy, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp hiện hữu xen lẫn trong các khu dân cư;

- Số lượng doanh nghiệp tăng cao trong thời gian qua nhưng tỉ lệ đơn vị xây dựng công trình xử lý ô nhiễm không cao, không vận hành thường xuyên;

- Tình hình phát triển nhanh các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp (nhất là nuôi trồng thủy sản) tại các tỉnh lân cận, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải góp phần rất lớn vào việc gây ô nhiễm

1.8.4 Đánh giá chi phí dành cho bảo vệ môi trường

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động quản lý môi trường không đầy đủ Hệ thống quan trắc chất lượng không khí hiện đại rất ít (thông qua các dự án tài trợ của nước ngoài), thiếu các thiết bị đo đạc, lấy mẫu phục vụ cho công tác khảo sát, kiểm tra về môi trường Chi tiết về kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn năm 2006 – 2009 (xem Bảng 1-5)

Trang 37

Bảng 1-5 Kinh phí sự nghiệp môi trường các năm 2006 – 2009

Đơn vị tính: 1000 đồng

1 2006 559.305.790,308 558.593.491,849 2 2007 728.560.960,337 728.736.993,639 3 2008 1.032.922.790,182 1.031.374.316,471 4 2009 1.148.264.000,000 1.209.745.000,000

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của TPHCM từ 2005-2009)

Với những thực trạng về chất lượng môi trường của Tp.HCM và công tác quản lý môi trường còn nhiều hạn chế như hiện nay thì vấn đề làm thế nào để xây dựng hệ thống quản lý môi trường đạt chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thông tin cho cộng đồng và các nhà quản lý để tất cả mọi người có thể cùng chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh

Quản lý môi trường bằng việc xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng môi trường là một trong những công cụ được đánh giá cao hiện nay Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp xây dựng chỉ số này

         

Trang 38

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về hệ thống các chỉ thị và chỉ số môi trường

2.1.1 Khái niệm về chỉ thị và chỉ số môi trường

Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về chỉ thị và chỉ số môi trường, trong đó định nghĩa được đánh giá là tốt nhất và được sử dụng dụng rộng rãi nhất đó là định nghĩa của Viện tài nguyên thế giới (WRI) WRI đã định nghĩa về chỉ thị và chỉ số bằng việc thiết lập mô hình tháp thông tin Với mô hình tháp này, càng lên cao, khả năng tích hợp của thông tin càng tăng, mức độ bao quát càng lớn Vì thế dung lượng số liệu cần thiết cũng giảm dần (Nguyễn Thị Vân Hà, 2007) Mô hình tháp thông tin được thể hiện theo 4 bậc như Hình 2-1

Hình 2-1 Tháp thông tin

Số liệu thô: toàn bộ thông tin chi tiết nhất của môi trường tại một khu vực, một

địa phương mà chưa qua phân tích đánh giá

Số liệu được phân tích: là bộ số liệu sau khi đã loại bỏ các số liệu không đáng

tin cậy, các số bất thường do sự cố hệ thống hay do một sai sót của kỹ thuật đo đạc

Trang 39

Chỉ thị: trên nền tảng số liệu đã phân tích, các chỉ thị được kết xuất để đại diện

cho một trạng thái môi trường, tài nguyên thiên nhiên hay một điều kiện nào đó có quan hệ chặt chẽ với tình trạng môi trường riêng biệt Chúng là chỉ điểm cho sự hiện hữu của các yếu tố này trong 1 môi trường nào đó

Chỉ số: là tập hợp các chỉ thị được tích hợp hay nhân với trọng số, là công cụ

được dùng để giám sát, lập báo cáo về hiện trạng và dự báo xu hướng biến đổi của MT dựa trên những tiêu chuẩn quy định

Tại Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra quan điểm về chỉ thị và chỉ số, như quan điểm của Nguyễn Đình Hòe, Chế Đình Lý…Các quan điểm này nhìn chung đều xem chỉ số môi trường là một công cụ được tạo ra nhằm làm giảm một số lượng lớn dữ kiện thành một dạng đơn giản nhất mà có thể dễ dàng thông tin về trạng thái môi trường ở một khu vực nào đó

2.1.2 Vai trò và chức năng của chỉ số môi trường

Chỉ số về môi trường có vai trò và chức năng cụ thể khác nhau ở từng quốc gia Tuy nhiên, có thể tóm tắt một số vai trò cơ bản của chỉ số môi trường như sau:

- Phản ánh hiện trạng và xu hướng biến đổi CLMT, đảm bảo tính phòng ngừa của công tác QLMT

- Cung câp thông tin cho người ra quyết định hay các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược, cân nhắc các vấn đề MT và KT-XH đảm bảo nhu cầu PTBV

- Thu gọn kích thước, đơn giản hóa thông tin để dễ quản lý, sử dụng và lưu trữ, tạo ra tính hiệu quả của thông tin

- Thông tin cho cộng đồng về chất lượng MT, nâng cao nhận thức BVMT trong cộng đồng

Ở Việt Nam, khái niệm chỉ số được đưa ra với các vai trò và chức năng cụ thể, bao gồm: Cảnh báo (sớm); Đánh giá hoạt động; Đánh giá chính sách; Đối chiếu; Quy hoạch và dự báo; Nâng cao nhận thức

Trang 40

2.1.3 Cơ sở khoa học xây dựng chỉ thị, chỉ số môi trường

Hệ thống các chỉ thị và chỉ số môi trường trên thế giới thường được dựa vào các phương pháp luận được đề xướng bởi Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào năm 1993 OECD đưa ra 2 mô hình như sau:

- Khung “Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng” (PRS = Pressure – State - Response) - Khung “Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng” (DPSIR = Driver - Pressure – State – Impact – Response)

Áp lực là những nguyên nhân gây ra những thay đổi về điều kiện môi trường; Hiện trạng là những tác động của các hoạt động của con người lên môi trường; Đáp ứng là những hành động thực hiện đáp ứng lại các thay đổi của trạng thái môi trường;

Hình 2-2 thể hiện mô hình Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng

Hình 2-2 Mô hình Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng

Ngày đăng: 24/09/2024, 14:05

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w