2.5. Các nghiên cứu xây dựng chỉ số UEQI trong và ngoài nước
2.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Trung Quốc là một trong các quốc gia đã thực hiện thành công việc kiểm soát ô nhiễm và áp dụng các biện pháp cải tiến môi trường trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, những thành công này thường không thể định lượng được và không được phổ biến rộng rãi. Điều này gây khó khăn trong đánh giá sự đầu tư cần thiết nhằm đạt được những chuẩn mực về mặt môi trường. Chính vì lẽ đó, nhiều nghiên cứu về xây dựng chỉ số bền vững môi trường đô thị ở Trung Quốc đã được thực hiện. Gần đây nhất là hai nghiên cứu
“Phương pháp cảnh báo sớm đối với sự an toàn sinh thái cảnh quan trong khu
vực duyên hải xảy ra sự đô thị hóa nhanh và ứng dụng phương pháp này tại thành phố Hạ Môn, Trung Quốc” của các tác giả Yangfan Li, Xiang Sun, Xiaodong Zhu
và Huhua Cao.
“Nghiên cứu thực tế về chỉ số hòa hợp môi trường cho Trung Quốc” do các tác giả Yu Fang, Peng Fei và Wang Jinan thực hiện.
Với nghiên cứu “Phương pháp cảnh báo sớm đối với sự an toàn sinh thái cảnh quan trong khu vực duyên hải xảy ra sự đô thị hóa nhanh và ứng dụng phương pháp
này tại thành phố Hạ Môn, Trung Quốc”, nhóm tác giả đề xuất 3 nhóm chỉ thị và 6 chỉ tiêu đánh giá, bao gồm 1. Chỉ thị áp lực thay đổi cảnh quan: mật độ đô thị hóa, cường độ phát triển đô thị, 2. Tình trạng an toàn của cảnh quan sinh thái: phân vùng an toàn, giá trị dịch vụ hệ sinh thái, khả năng phục hồi của hệ sinh thái, 3. Phản hồi của cảnh quan sinh thái: cấp độ phân vùng chức năng.
Các chỉ tiêu đánh giá này được kết hợp lại theo công thức:
∑=
= n
i
Xj Wj LES
1
*
Trong đó:
LES là chỉ số an toàn sinh thái cảnh quan (Landscape ecological security) n : số tiêu chí ; Wj : trọng số của tiêu chí j; Xj : tiêu chuẩn hóa cho tiêu chí j Sau đó, phương pháp GIS được áp dụng để tạo ra bản đồ cảnh báo sớm về an toàn sinh thái cho thành phố Hạ Môn.
Hình 2-6. Bản đồ cảnh báo sớm cho an toàn sinh thái cảnh quan của Hạ Môn Các kết quả cho thấy rằng giá trị an ninh sinh thái trung bình trong năm 2003 là 0.586 – là một điểm an ninh sinh thái trung bình; trong khi đó trong năm 2006 là
0.650, một kết quả trung bình-cao. Có một sự tăng tổng thể trên mỗi quận của Thành phố Hạ Môn trong điểm an ninh sinh thái khi so sánh năm 2006 và 2003 và 80.5% là tỉ lệ cải thiện sau khoảng thời gian 3 năm cho cả Hạ Môn. Nghiên cứu trường hợp của Hạ Môn cung cấp một phương pháp hiệu quả, thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm ở cấp độ cảnh quan, sinh thái với tham chiếu đến các xu hướng dài hạn phát triển đô thị của thành phố khu vực vịnh. Ưu điểm của phương pháp tiếp cận này nằm trong các thông số chuyên ngành được sử dụng để phân loại an ninh sinh thái bao gồm mô hình, chức năng, và khả năng phục hồi an ninh cũng như ứng dụng của nó ở quy mô cảnh quan. Nghiên cứu cũng cung cấp một kỹ thuật hữu ích, thiết thực, và nhanh chóng hơn để làm nổi bật vấn đề môi trường cảnh quan cấp tiềm năng. Bên cạnh những ưu điểm đó, nghiên cứu cũng bộc lộ sự thiếu hoàn thiện khi sử dụng kỹ thuật max – min nhằm chuẩn hóa số liệu thu thập được. Kỹ thuật max – min mang tính ưu việt vì không dựa trên các tiêu chuẩn, có thể thay đổi theo từng năm tùy thuộc vào mức độ phát triển. Tuy nhiên, một nhược điểm của kỹ thuật này là không so sánh được các khu vực trong các năm khác nhau. Do đó, việc áp dụng kỹ thuật này để tính toán điểm số và phân hạng chất lượng môi trường giữa các khu vực khác nhau sẽ gây nhiều trở ngại.
- Một nghiên cứu tiếp theo là “Nghiên cứu thực tế về chỉ số hòa hợp môi trường cho Trung Quốc”, nhóm tác giả đã lựa chọn 8 tiêu chí để đánh giá, xếp hạng cho 33 thành phố của Trung Quốc, trong đó 5 thành phố được chọn điển hình để phân tích một cách chi tiết. Các chỉ tiêu này bao gồm : 1. môi trường nước, 2. tài nguyên nước, 3. chất lượng không khí, 4. chất thải rắn đô thị, 5. môi trường âm thanh, 6. hệ sinh thái, 7. công tác quản lý môi trường và 8. khả năng thích ứng (livability quality). Trong nội dung nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phân tích mô hình
“Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng” để so sánh chất lượng môi trường giữa 33 thành phố theo 8 tiêu chí đề xuất. Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành tính toán chỉ số ELI (……) của 5 thành phố điển hình là Bắc Kinh, Shanghai, Guangzhou, Wuhan, Shenyang, đồng thời xếp hạng mức độ cải thiện môi trường của 5 thành phố này trong 4 năm 2000, 2003, 2005, 2007 (xem Bảng 2-1.
Bảng 2-1. Xếp hạng chỉ số ELI của các thành phố lớn
2000 2003 2005 2007
City
Index Ranking Index Ranking Index Ranking Index Ranking
Increment Rate (2000 to 2007 )/%
Guang Zhou
0.45 5 0.55 4 0.64 1 0.66 3 45.4
Wuhan 0.48 4 0.56 3 0.62 3 0.65 4 34.4
Beijing 0.50 2 0.57 2 0.59 4 0.70 1 32.9
Shen Yang
0.50 3 0.54 5 0.58 5 0.64 5 27.8
Shang hai
0.50 1 0.60 1 0.63 2 0.66 2 24.3
(Nguồn: Yu Fang, Peng Fei và Wang Jinan, 2010)
Dựa trên kết quả phân hạng của 5 thành phố, nhóm tác giả đã phân tích xu hướng phát triển bền vững của các thành phố. Song song với việc phân tích xu hướng là sự thể hiện những quan tâm và đầu tư cho vấn đề môi trường. Nghiên cứu đã mở ra một cái nhìn bao quát hơn khi xây dựng hình ảnh thể hiện chất lượng môi trường trên diện rộng.
Không chỉ Trung Quốc là quốc gia có nhiều nghiên cứu về đánh giá, phân hạng chất lượng môi trường đô thị mà một số quốc gia khác cũng tiến hành các cuộc nghiên cứu này. Trong đó có thể kể đến một nghiên cứu ở Bangladesh “Sự đô thị
hóa không quy hoạch: Một đánh giá thông qua việc tính toán chỉ số xuống cấp môi trường” do nhóm tác giả Md.J.B.Alam và các cộng sự. Nghiên cứu đã thực hiện đánh giá tổng thể các vấn đề liên quan đến môi trường của thành phố Sylhet bằng việc phỏng vấn 36 chuyên gia để lựa chọn ra các chỉ tiêu đánh giá nhằm xây dựng chỉ số tổng hợp thể hiện được tình trạng môi trường hiện tại của thành phố và đưa ra những cảnh báo cho chính quyền địa phương. Có 8 chỉ tiêu đánh giá được đề
xuất: 1. chất thải rắn, 2. tắt nghẽn giao thông, 3. động đất, 4. ô nhiễm nước mặt, 5.
sự thay đổi mực nước ngầm, 6. sự thay đổi trong sử dụng đất, 7. sự thiếu hụt nước, 8. ô nhiễm không khí. Các chỉ tiêu này được tổng hợp lại bằng công thức tính tổng có trọng số nhằm tính toán ra giá trị EDI (Environmental degradation index), một chỉ số đánh giá sự xuống cấp môi trường. Giá trị EDI càng thấp thì chất lượng môi trường càng được đảm bảo. Công thức tính toán chỉ số EDI được thể hiện như sau:
∑
=
= 8
1
*
j
Xj Wj EDI
Trong đó: Wj là trọng số của chỉ tiêu j; Xj là giá trị sau khi chuẩn hóa của chỉ tiêu j
Một ưu điểm của phương pháp tính toán này thể hiện được điểm số của từng chỉ tiêu, nhờ đó có thể đánh giá được vấn đề môi trường nào cần được quan tâm sâu sắc. Đồng thời, với việc tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá bằng một chỉ số tổng hợp EDI có thể cho thấy được tình trạng xuống cấp môi trường của thành phố đang ở mức nào và có nằm trong mức độ đáng báo động hay không. Ví dụ, như trong nội dung nghiên cứu này thì điểm số của từng chỉ tiêu đánh giá được thể hiện như Bảng 2-2.
Bảng 2-2.Tính toán trọng số cuối cùng và xác định chỉ số xuống cấp môi trường
Tiêu chí Tổng điểm Trọng số tạm
thời
Trọng số
cuối cùng EDI
Chất thải rắn 262 5.4 0.20 0.6
Tắc nghẽn giao thông
234 4.85 0.18 0.27
Nguy cơ động đất 190 3.95 0.146 0.219
Ô nhiễm nước mặt
188 3.91 0.144 0.36
Ô nhiễm nước ngầm
144 3.00 0.11 0.055
Thay đổi sử dụng
đất
128 2.66 0.10 0.20
Thiếu nước 110 2.29 0.08 0.12
Ô nhiễm không khí
48 1.00 0.04 0.02
Các điểm số này sau đó được so sánh với mức quy định ở Bangladesh là không được vượt quá 0.25. Nếu chỉ số nào lớn hơn 0.25 thì được xem là vấn đề đáng được quan tâm. Như thế, có hai chỉ tiêu có điểm số vượt trên 0.25 là tắt nghẽn giao thông (0.27) và ô nhiễm nước mặt (0.36), là hai vấn đề đáng được quan tâm nhất. Ngoài ra, kết quả tính toán EDI cũng đã cho biết điểm số của thành phố Sylhet là 1.844, cho thấy tình trạng xuống cấp môi trường của thành phố này là đáng báo động.
Trong một nghiên cứu về phát triển bền vững ở châu Á và châu Phi với sự tham gia cộng tác của trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS, Trường ĐHTH Kyoto). Chương trình đã được bắt đầu vào tháng 7 năm 2007 với tên gọi “Chương trình toàn cầu của trung tâm tiềm năng con người về nhân quyển bền vững tại Kyoto”. Mục đích chính của chương trình là tạo ra mô hình mới cần thiết cho sự chuyển đổi cơ bản về những giá trị và những tiêu chuẩn xác định sự hiểu biết của chúng ta về môi trường và sự bền vững. Hàng loạt các cuộc thảo luận được thực hiện, trong đó, thảo luận gần đây nhất là nổ lực xây dựng chỉ số nhân quyển. Chỉ số nhân quyển tích hợp các chỉ thị liên quan đến các tương tác của con người với các hệ quyển khác, ví như năng lực của con người ứng phó với các thảm họa địa quyển và những nổ lực bảo tồn đa dạng sinh học. Nhờ đó chỉ số có khả năng miêu tả tốt hơn nền tảng và mục tiêu sinh kế của các cộng đồng người dân địa phương tại châu Á và châu Phi. Tham luận nêu ra những bất đồng của con người về một số khía cạnh của tư tưởng hiện đại như mong muốn để tiêu thụ hoặc khai thác một cách vô
giới hạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách cam kết đảm bảo sự bền vững của sinh quyển và địa quyển. Trong bối cảnh đó, tham luận giả định rằng sự bền vững của các yếu tố đất, nước, không khí cũng như quá trình tổng thể của hoàn lưu của vật chất và năng lượng là cơ sở cho sự tồn tại của con người. Thêm vào đó, tham luận cũng đề xuất con người phải đón nhận nhiều hơn nữa các kết nối mật thiết giữa con người và các dạng sống khác, đến mức dạng sống trước đó không thể tồn tại nếu thiếu dạng sống sau đó và ngược lại.
Bên cạnh nổ lực xây dựng chỉ số nhân quyển, tham luận còn hình thành 4 ý tưởng nghiên cứu với mục tiêu với nội dung chi tiết của từng ý tưởng như sau:
Ý tưởng đầu tiên: Đề cập đến các động thái lâu dài về mặt môi trường, kỹ thuật
và thể chế, trong đó nghiên cứu về tác động của các thể chế và kỹ thuật đến môi trường ở châu Á và châu Phi trong bối cảnh lịch sử. Trong ý tưởng này, các tác giả cho rằng tâm điểm của các động thái về môi trường tập trung ở các khu vực nhiệt đới do nơi đây hội tụ phần lơn năng lượng được trái đất hấp thụ từ mặt trời. Dự báo trong vài trăm năm tới, hơn một nửa dân số thế giới sẽ sống ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là châu Á và châu Phi. Vì vậy, điều cần thiết là tạo nên một bối cảnh nhiệt đới của các động thái lâu dài. Trên cơ sở đó, các tác giả sẽ tạo ra cơ sở dữ liệu về nhân quyển, trong đó lựa chọn dữ liệu liên quan đến các chỉ số môi trường và xã hội trong các vùng nhiệt đới. Đồng thời, các tác giả cũng thiết lập nên chỉ số bền vững ở cấp địa phương và khu vực bằng cách kết hợp các chỉ thị xã hội và tự nhiên để giúp xác định nhân quyển về lâu dài. Các hoạt động cho ý tưởng này được xây dựng theo mô hình thảo luận nhóm, thảo luận theo từng nhóm và giữa các nhóm với nhau và các chủ đề thảo luận cũng rất đa dạng. Mục tiêu của ý tưởng là chọn lọc những thể chế sẵn có ở các vùng nhiệt đới có thể thích hợp để áp dụng cho các khu vực không thuộc vùng nhiệt đới.
Ý tưởng thứ hai: Nghiên cứu về các thể chế và kỹ thuật thích ứng với tự nhiên,
trong đó nghiên cứu mô hình mới hướng tới việc đảm bảo sự tồn tại của con người với thiên nhiên trong hệ thống toàn cầu bằng việc tích hợp kỹ thuật tiên tiến với các nghiên cứu khu vực trên cả hai khía cạnh khoa học về xã hội và tự nhiên. Với ý
tưởng này, các tác giả làm một cuộc đánh giá và ước lượng tương lai theo cách tích hợp và cập nhật liên tục nhiều mức độ thông tin đa dạng với nhau. Các chủ đề được thảo luận hướng tới việc kết nối giữa sinh kế của người dân địa phương với các vấn đề môi trường ở cấp độ toàn cầu, việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc sinh sống trong điều kiện thiên tai và bệnh tật và các vấn đề kỹ thuật thích ứng. Các tác giả cho rằng muốn giải quyết các vấn đề đó, cần thiết phải tập trung trên những thay đổi về môi trường không chỉ theo mùa mà còn liên quan đến những chuyển biến lâu dài qua hàng năm và thập kỷ và sự đa dạng, trong đó bao gồm các hình thức thích ứng của con người. Các hoạt động của ý tưởng này là tổ chức hàng loạt các hội thảo cho giới học thức trẻ tuổi mỗi hai tuần một lần để họ có thể chính thức nói lên những suy nghĩ và những ý tưởng mới mẻ về các thể chế và kỹ thuật thích ứng với tự nhiên.
Ý tưởng thứ ba: Xây dựng mô hình rừng cho nhân quyển bền vững. Trong đó,
các tác giả nhắm đến việc thiết kế khu vực rừng bền vững với sự đa dạng trong cấu trúc nhiều tầng. Các cánh rừng được trồng đan xen với các loại cây trồng khác phù hợp với môi trường địa phương và có giá trị về mặt kinh tế. Phát triển rừng dựa trên cộng đồng bằng hiểu biết địa phương về vùng đệm . Nhờ đó, người dân địa phương có thể nhận ra sự bền vững về kinh tế của các khu rừng. Đồng thời với mô hình này, các tác giả cũng hy vọng có thể ứng phó được với vấn đề ấm lên toàn cầu. Việc đo đạc và mô tả đặc trưng của rừng nhiệt đới thông qua nghiên cứu chu trình nước và cacbon. Nghiên cứu hướng tới việc phát triển và giải quyết vấn đề trọng tâm là sự đổi mới về mặt kỹ thuật theo hướng hài hòa với môi trường nhằm phát triển rừng được bền vững. Hoạt động của ý tưởng này là thực hiện chuyến viếng thăm Samarinda và các khu vực lân cận ở phía đông Kalimantan vào tháng 10, 2008.
Chuyến đi nhằm nghiên cứu xu hướng phát triển nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng khác. Các tác giả đã nhận thấy rằng toàn bộ lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất không được sử dụng vào mục đích bảo tồn môi trường và phát triển công nghiệp địa phương. Thông qua ba buổi báo cáo được tổ chức ở Samarinda, các tác giả đã trình bày những xu hướng quốc tế về phát triển nhiên liệu sinh học và
những ảnh hưởng của nhiên liệu sinh học lên cộng đồng địa phương. Đồng thời các tác giả cũng đã trao đổi quan điểm về vấn đề tàn phá môi trường, các phương pháp nhằm đảm bảo tính tự trị của vùng.
Ý tưởng thứ tư: Nghiên cứu những tiềm năng về kỹ thuật, thể chế và văn hóa,
trong đó các tác giả cho rằng để cải thiện chất lượng sống, con người không nhất thiết phải tăng cường việc sản xuất để tạo ra nhiều của cải vật chất mà con người có thể xây dựng hệ thống tái chế nhằm tận dụng nguồn vật liệu và năng lượng. Ở cùng thời điểm, chúng ta cần điều tra những ý nghĩa và giá trị của môi trường để hiểu được tiềm năng trong mối quan hệ giữa con người với môi trường và tận dụng những tiềm năng này như là tài nguyên về văn hóa phục vụ sự phát triển con người.
Muốn thế, các tác giả cho rằng cần phải xem xét mối quan hệ giữa con người và sinh quyển, mối quan hệ giữa con người và địa quyển, và mối quan hệ nội tại bên trong nhân quyển