Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Ứng dụng Gis trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp. Hồ Chí Minh (Trang 25 - 28)

1.2.1. Phát triển công nghiệp

Việc phát triển các ngành công nghiệp, cụm công nghiệp cũng gây ra rất nhiều áp lực đối với môi trường:

Các ngành công nghiệp phát triển kéo theo là việc khai thác các nguồn tài nguyên ngày một tăng cao. Do đó, nếu không có biện pháp quy hoạch và quản lý thích hợp thì nguồn tài nguyên sẽ bị khai thác bất hợp lý và nhanh chóng cạn kiệt.

Điều này sẽ tác động ngược trở lại nền kinh tế theo hướng tiêu cực;

Việc quy họach các KCN sẽ giúp tổ chức quản lý các cơ sở công nghiệp tốt hơn so với tình trạng phân tán rải rác hiện nay, trong đó bao gồm cả khía cạnh môi trường (giảm thiểu tác động đến khu dân cư). Tuy nhiên, nếu các KCN không được quản lý tốt thì sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm như các ô nhiễm môi trường như nước thải, rác thải, khí thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp sẽ càng trầm trọng;

Việc phát triển công nghiệp thu hút một nguồn nhân lực rất lớn, gây nên áp lực gia tăng dân số cơ học, gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính và ngăn ngừa các tệ nạn xuất phát từ các khu dân cư gần khu công nghiệp.

1.2.2. Phát triển xây dựng

Quá trình phát triển của Thành phố vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập: hạ tầng ngày càng quá tải, ảnh hưởng đến các hoạt động dân sinh, cản trở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện dân sinh; quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển, dẫn đến nhiều bất cập cần phải khắc phục.

1.2.3. Phát triển năng lượng

Các tác động do sản xuất và tiêu thụ năng lượng: Các đô thị tiêu thụ và sản xuất năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất – dịch vụ và giao thông nhiều hơn hẳn các vùng khác tính trên cả đầu người và diện tích mặt bằng. Tác động trực tiếp đến môi trường là làm ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt tự nhiên. Nhiệt phát sinh do sinh hoạt gia đình, phương tiện giao thông, hấp thu nhiệt mặt trời do cấu trúc đô thị… có thể

làm tăng nhiệt trong đô thị lên 5 – 100C. Tác động gián tiếp là suy giảm nguồn nhiên liệu hóa thạch là tài nguyên không tái tạo được.

1.2.4. Phát triển giao thông vận tải

Việc quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông – vận tải cho Thành phố không thể không tránh khỏi gia tăng áp lực cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Đó là:

Thay đổi mục đích sử dụng đất;

Gây bồi lắng và xói mòn ở thượng và hạ lưu;

Thay đổi chất lượng nước, thay đổi hướng dòng chảy và chế độ thủy văn, ô nhiễm không khí tăng cao, đặc biệt là bụi và các hợp chất hữu cơ độc hại có trong nhiên liệu hoạt động các phương tiện giao thông;

Làm mất diện tích đất canh tác do trưng dụng đất để xây dựng các công trình và di dời dân;

Mất thảm thực vật, động vật do chuẩn bị xây dựng các hạng mục phục vụ cho thi công;

Tác động đến hệ thủy sinh, đặc biệt là quá trình di chuyển và phát triển của một số loài cá;

Việc di dân, tái định cư sẽ dẫn đến hàng loạt sự thay đổi về cuộc sống của người dân như thay đổi địa điểm, môi trường sống, công ăn việc làm,... Vì vậy công tác di dời, tái định cư nhất thiết phải được quan tâm trước hết.

1.2.5. Phát triển du lịch

Vấn đề ô nhiễm môi trường do du lịch tuy chưa là phải đáng báo động ở TP.HCM nhưng có khả năng gia tăng trong thời gian tới khi du lịch được khuyến khích phát triển. Trước tiên là lượng nước thải, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khách sạn, nhà hàng, mua sắm phục vụ khách du lịch ngày càng gia tăng. Thứ hai là tình trạng xả rác bừa bãi của những khách du lịch gây mất vệ sinh, mỹ quan tại các địa điểm du lịch, trong đó có cả các di tích văn hóa lịch sử cần bảo tồn của Thành phố. Trong thời gian tới, khi du lịch sinh thái (vd: rừng ngập mặn Cần Giờ, du lịch

đường sông) được phát triển, thì nguy cơ suy thoái hệ sinh thái và đa dạng sinh học do ô nhiễm từ chất thải du lịch cần được chú trọng kiểm soát.

1.2.6. Sức ép về dân số và vấn đề di dân

Theo kết quả tổng điều tra Dân số và nhà ở của Thành phố, dân số của TP.HCM đến tháng 4/2009 là 7.123.340 người. Với mức dân số thành thị chiếm 83,24% tổng dân số toàn thành, TP.HCM vẫn là Thành phố có mức độ đô thị hoá cao nhất cả nước.

Sự phân bố dân cư ở Tp.HCM không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3,4,5,10,11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km2 thì các quận 2,9,12 chỉ khoảng 2000 tới 7000 người/km2. Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần giờ chỉ có 103 người/km2. Đáng chú ý là biến động dân số của thành phố có xu hướng giảm ở các quận trung tâm, quận nội thành, tăng nhiều ở các quận ven, quận mới và tăng chậm ở các huyện.

Dự báo dân số Tp.HCM vào các năm lần lượt như sau:

Dân số năm 2020 là 8,905,422 người Dân số năm 2030 là 10,784,500 người Dân số năm 2050 là 14,516,352 người Dân số năm 2070 là 18,247,829 người Dân số năm 2100 là 23,833,393 người Với số dân tăng quá nhanh đã tạo sức ép rất lớn lên kết cấu hạ tầng đô thị như giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải và vệ sinh môi trường; đó là chưa kể mạng lưới hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, vui chơi giải trí…. xây dựng không kịp để phục vụ dân. Việc lo nhà ở đáp ứng nhu cầu của một lượng dân nhập cư đông và nhanh như hiện tại cũng là vấn đề lớn. Khi tình hình hạ tầng đô thị và xã hội không theo kịp đà tăng dân số, đặc biệt là ở các vùng ven nơi dân nhập cư tập trung đông sẽ làm nảy sinh các vấn đề tất yếu của đô thị như cấp nước, cấp điện, thoát nước không đủ đáp ứng nhu cầu, nhà ở chen chúc, giao thông ách tắc, chất lượng môi trường xuống cấp nghiêm trọng (vd: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước,...).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Ứng dụng Gis trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp. Hồ Chí Minh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)