Mô tả nhóm số liệu sử dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Ứng dụng Gis trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp. Hồ Chí Minh (Trang 63 - 67)

Trước khi tham vấn ý kiến chuyên gia, đề tài tiến hành đề xuất bộ chỉ thị và chỉ tiêu đánh giá trên cơ sở tham khảo một số bộ tiêu chí như: Bộ tiêu chí PTBV của Liên Hợp Quốc (UNCSD), Bộ tiêu chí PTBV của Việt Nam, Bộ tiêu chí PTBV của Tp.HCM. Kết hợp những nghiên cứu về tình hình thực tiễn của thành phố Hồ Chí Minh và mức độ tin cậy trong khả năng thống kê, thu thập số liệu, đề tài xây dựng mô hình “Áp lực –Hiện trạng – Đáp ứng” cho thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 3-1.

mô tả các yếu tố Áp lực, Hiện trạng, Đáp ứng trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh dựa trên báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của Sở Tài nguyên và Môi trường từ năm 2005 – 2009.

Trên cơ sở các yếu tố về “Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng” đã xây dựng, đề tài đề xuất 8 chỉ thị và 18 chỉ tiêu. Các chỉ thị và chỉ tiêu được nêu trong Bảng 3-2.

Bảng 3-1. Mô tả các yếu tố “Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng”

Áp lực

(Pressure)

Trạng thái

(State)

Đáp ứng

(Respond)

Sức ép của phát triển KT-XH đối với môi trường

- Các KCN không được quy hoạch

- Hạ tầng xây dựng quá tải, chưa theo

kịp tốc độ phát triển

- Phát triển giao thông vận tải làm thay

đổi cuộc sống của người dân do di dời, tái định cư

- Phân bố dân cư không đồng đều

- Không khí bị ô nhiễm chủ yếu do hoạt

động giao thông vận tải

- Thiếu nước vào mùa khô. Vào mùa

mưa, lượng nước tuy nhiều nhưng bị ô nhiễm do bão, lũ lụt.

- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt: chưa

được thực hiện hoàn thiện, ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng gia tăng và thủ tục đầu tư xây dựng các dự án xử lý chất thải còn nhiều vướng mắt.

- Quản lý chất thải rắn công nghiệp và

nguy hại: Hệ thống thu gom CTR công nghiệp và chất thải nguy hại còn nhiều bất cập, Nhà nước chưa quản lý được toàn bộ

- Hệ thống pháp luật và chính sách về

bảo vệ môi trường còn hạn chế.

- Hệ thống cấp nước còn nhiều tồn tại,

chưa đủ đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân

- Hệ thống thoát nước không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước khi xảy ra hiện tượng triều cường và mưa lớn.

- Diện tích cây xanh đô thị bị thu hẹp.

- Phát triển sản xuất và bảo vệ môi

trường không đồng bộ

- Tổ chức bộ máy chưa được hoàn thiện

- Chi phí dành cho bảo vệ môi trường

còn quá thấp

Bảng 3-2. Danh sách các chỉ thị và chỉ tiêu đề xuất

Chỉ thị Chỉ tiêu

1. Chât lượng nước mặt 1.WQI 2. Chất lượng không khí 2. AQI 3. Tiếng ồn 3. Mức ồn đo đạc tại các vị trí

4. Tỷ lệ dân số tiếp cận với nước sạch

5. Tỷ lệ dân số được cấp nước hợp vệ sinh theo

TC của BYT 4. Dịch vụ cung cấp nước

sạch

6. Tỷ lệ cấp nước theo tiêu chuẩn của Bộ xây

dựng 7. Tỷ lệ nước thải thu gom và xử lý

8. Tỷ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh 5. Vệ sinh môi trường

9. Tỷ lệ hộ dân kết nối với hệ thống thoát nước đô

thị 10. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom

11. Tỷ lệ chất thải rắn được tái chế 6. Quản lý chất thải rắn

12. Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom và xử

13. Mật độ dân số

14. Tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên tổng diện

tích đô thị 15. Tỷ lệ diện tích đất xây dựng 7. Cơ sở hạ tầng đô thị

16. Tỷ lệ diện tích đường giao thông 17. Mức năng lượng tiêu thụ bình quân đầu người 8. Sử dụng bền vững

nguồn năng lượng 18. Tỷ lệ hộ sử dụng năng lượng sạch trên tổng số

hộ

Danh sách trên được đưa đi tham vấn ý kiến chuyên gia để chọn lọc lại một số chỉ thị và chỉ tiêu phục vụ cho công tác xây dựng chỉ số UEQI. Đề tài đã xin ý kiến đánh giá của 21 chuyên gia về lĩnh vực môi trường. Trong đó có 17 chuyên gia trả lời cho phần đánh giá trọng số của chỉ thị, 21 chuyên gia trả lời cho phần đánh giá trọng số của chỉ tiêu. Kết quả lựa chọn các chỉ thị và chỉ tiêu dựa trên tỷ lệ % số phiếu bình chọn và tổng điểm đánh giá của các chuyên gia. Nếu tỷ lệ (%) số phiếu

bình chọn dưới 80% hoặc tổng điểm đánh giá của các chuyên gia trên 80 điểm thì chỉ thị / chỉ tiêu đó sẽ bị loại. Kết quả bình chọn các chỉ thị và chỉ tiêu được nêu ở

Bảng 3-3và Bảng 3-4 Bảng 3-3. Kết quả bình chọn các chỉ thị

Chỉ thị Số phiếu

chọn Tỉ lệ (%) Tổngđiểm Lựa chọn

CLKK 17 100.00% 33

Tiếng ồn 17 100.00% 33

CL nước mặt 16 94.12% 34

Vệ sinh môi trường 17 100.00% 38

Dịch vụ cung cấp nước

sạch 16 94.12% 28

Quản lý chất thải rắn 17 100.00% 42

Cơ sở hạ tầng đô thị 17 100.00% 61

Sử dụng bền vững nguồn

NL 14 82.35% 61 loại do điểm

cao

Bảng 3-4. Kết quả bình chọn chỉ tiêu

Chỉ tiêu đánh giá Số

phiếu chọn

Tỉ lệ (%) Tổng

điểm Lựa chọn

Tỷ lệ nước thải thu gom và xử lý 20 95.24% 51 Tỷ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh 21 100.00% 76

Vệ sinh

môi trường Tỷ lệ hộ dân kết nối với hệ thống thoát

nc đô thị 20 95.24% 57

Tỷ lệ dân số tiếp cận với nước sạch 17 80.95% 27

Tỷ lệ dân số được cấp nước hợp vệ sinh

theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế 19 90.48% 36

Dịch vụ cung

cấp nước

sạch Tỷ lệ cấp nước theo tiêu chuẩn BXD 14 66.67% 40 loại do ít phiếu

Tỷ lệ CTR được thu gom 21 100.00% 36

Tỷ lệ CTR được tái chế 18 85.71% 64

Quản lý chất

thải rắn Tỷ lệ CTNH được thu gom và xử lý 21 100.00% 57

Mật độ dân số 15 71.43% 67 loại do ít phiếu

Tỷ lệ dt đất cây xanh trên tổng dt đô thị 20 95.24% 70

Tỷ lệ dt đất xây dưng 19 90.48% 85 loại do điểm cao

Cơ sở hạ tầng đô thị Tỷ lệ dt đường giao thông 20 95.24% 73

Mức năng lượng tiêu thụ bình quân đầu

người 15 71.43% 60 loại do ít phiếu

Sử dụng

bền vững nguồn

NL

Tỷ lệ hộ sử dụng NL sạch trên tổng số hộ 14 66.67% 61 loại do ít phiếu

Tổng hợp kết quả bình chọn, đề tài đưa ra được danh sách nhóm số liệu sử dụng cho việc tính toán chỉ số UEQI theo Bảng 3-5.

Bảng 3-5. Danh sách chỉ thị và chỉ tiêu dùng tính toán chỉ số UEQI

Chỉ thị Mô tả chỉ tiêu

1. Chất lượng nước

mặt 1. WQI

2. Chất lượng không

khí 2. AQI

3. Tiếng ồn 3. Mức ồn đo đạc tại các vị trí

4. Tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận với nước sạch % 4. Dịch vụ cung cấp

nước sạch 5. Tỷ lệ ds được cấp nước HVS theo TC của BYT

6. Tỷ lệ CTR đô thị được thu gom (%) 7. Tỷ lệ CTR được tái chế (%)

5. Quản lý chất thải rắn

8. Tỷ lệ CTNH được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn (%) 9. Tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý (%)

10. Tỷ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh (%) 6. Vệ sinh môi trường

11. Tỷ lệ hộ dân được kết nối với hệ thống thoát nước đô thị (%)

12. Tỉ lệ diện tích cây xanh trên tổng diện tích đô thị (%) 7. Cơ sở hạ tầng đô thị

13. Tỉ lệ diện tích đường giao thông (%)

Danh sách này gồm 7 chỉ thị và 13 chỉ tiêu đánh giá. Các chỉ thị và chỉ tiêu này được tính toán trọng số theo công thức như đã trình bày ở phần “Phương pháp xác

định trọng số cuối cùng”. Kết quả tính toán trọng số được thể hiện ở mục tiếp theo

của đề tài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Ứng dụng Gis trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp. Hồ Chí Minh (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)