Dựa trên 5 mức phân hạng chất lượng môi trường, đề tài đưa ra thang màu quy ước để trên cơ sở đó xây dựng bản đồ phân hạng . Thang màu quy ước như sau:
Hình 3-26. Thang màu quy ước
Phần mềm SLSI có tích hợp bản đồ, do đó có khả năng thể hiện phân vùng chất lượng môi trường qua thang màu quy ước. Thông qua các màu sắc được thể hiện trên bản đồ và những ký hiệu quy ước có thể xác định được tình trạng môi trường của từng vùng nghiên cứu.
Hình 3-27. Bản đồ phân vùng đánh giá chất lượng theo chỉ số UEQI
Hình 3 – 36 là kết quả chất lượng môi trường của ba khu vực nghiên cứu được đánh giá bằng điểm số và thể hiện theo các màu sắc khác nhau. Kết quả đánh giá chung cho thấy chất lượng môi trường của quận 1 là tốt nhất với 69 điểm, nằm trong thang điểm Rất tốt (thể hiện màu xanh lá cây). Hai khu vực còn lại là Bình Chánh và Thủ Đức có số điểm tương đồng nhau là 45 điểm, nằm trong thang điểm Tốt (thể hiện màu vàng). Điều nay cho thấy chất lượng môi trường của thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn trong tình trạng khá tốt, cần được duy trì và phát triển. Tuy nhiên, đó là xét về tổng thể, còn trong từng khía cạnh môi trường cần phải được xem xét thêm. Nhất là đối với công tác quản lý môi trường thì việc đánh giá từng khía cạnh môi trường là điều rất cần thiết. Chính nhờ việc xem xét từng khía cạnh như vậy thì nhà quản lý có thể tìm thấy được những khiếm khuyết trong quá trình quản lý và tìm cách khắc phục kịp thời.
Trong nội dung nghiên cứu này, đề tài tiến hành đánh giá chất lượng môi trường theo từng khía cạnh khác nhau. Bằng việc đề xuất quy ước thang điểm và trên cơ sở đó các điểm số của từng chỉ thị sẽ được so sánh, đối chiếu với thang điểm này để có kết quả đánh giá cụ thể. Các kết quả được tính toán từ phần mềm an ninh sinh kế bền vững SLSI và được thể hiện trên bản đồ qua các phân vùng theo màu sắc. Chi tiết kết quả được thể hiện qua các bản đồ dưới đây, bao gồm bản đồ quản lý chất thải rắn (Hình 3 – 37), bản đồ cơ sở hạ tầng đô thị (hình 3-38), bản đồ cung cấp nước sạch (hình 3-39), bản đồ phân hạng chất lượng không khí (hình 3-40), bản đồ phân hạng chất lượng nước mặt (hình 3-41), bản đồ đánh giá tiếng ồn (hình 3-42).
ắ Quản lý chất thải rắn
Về quản lý chất thải rắn, quận 1 có số điểm cao nhất 47 điểm, nằm trong thang điểm quản lý tốt (màu vàng). Riêng Bình Chánh và Thủ Đức điểm số rất thấp , chỉ có 4 điểm (Thủ Đức) và 1 điểm (Bình Chánh) nên nằm trong tình trạng là đáng báo động. Điều này có thể dễ nhận thấy là tại khu vực Bình Chánh và Thủ Đức, diện tích đất chưa được xây dựng còn nhiều, dân cư thưa thớt, quy hoạch đô thị chưa hoàn thiện. Phần lớn, dân sinh sống đến từ các tỉnh lẻ, cư trú trong các khu nhà trọ,
điều kiện sống chưa đầy đủ nên việc thải bỏ chất thải rắn vẫn còn rất tùy tiện. Chính vì thế công tác quản lý chất thải rắn của hai khu vực này còn gặp rất nhiều khó khăn khó giải quyết.
Hình 3-28: Bản đồ đánh giá quản lý chất thải rắn của Tp.HCM
ắ Cơ sở hạ tầng đụ thị
Hình 3-29. Bản đồ phân hạng cơ sở hạ tầng đô thị
Về cơ sở hạ tầng đô thị, quận 1 có số điểm cao nhất với 85 điểm, nằm trong thang điểm Rất tốt (thể hiện màu xanh lá cây). Thủ Đức có số điểm 44 điểm, nằm trong thang điểm Tốt (màu vàng) và Bình Chánh là 4 điểm, nằm trong thang điểm Rất kém (màu đỏ). Nhìn từ thực tế thì ba khu vực này hiện nay cũng có sự khác biệt khá
rõ nét về xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Quận 1 là khu vực đã khá hoàn thiện về cơ sở hạ tầng với đầy đủ các điều kiện phục vụ cho cuộc sống người dân đô thị. Thủ Đức là quận cũng tương đối phát triển với đường xá được mở rộng và các khu quy hoạch đang dần được hoàn thiện. Riêng Bình Chánh là huyện vùng xa trung tâm, điều kiện phát triển chưa đầy đủ nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị.
ắ Cung cấp nước sạch
Hình 3-30. Bản đồ đánh giá cung cấp nước sạch
Về cung cấp nước sạch, quận 1 chiếm số điểm cao nhất 79 điểm, nằm trong thang điểm khá tốt (màu xanh da trời). Điểm số này khá sát nút với mức 80 điểm, mức điểm Rất tốt. Xét về thực tế thì việc cung cấp nước sạch của khu vực quận 1 có thể được đánh giá là tốt nhất trong tất cả các quận huyện còn lại. Thủ Đức có số điểm 21 điểm, nằm trong mức trung bình. Riêng Bình Chánh tại sao có số điểm cũng khá cao là 60 điểm, nằm trong mức tốt. Lý do là thời gian gần đây, thành phố Hồ Chí Minh có chương trình cung cấp nước sạch cho người dân ở vùng xa trung tâm thành phố. Cho nên, chương trình cung cấp nước sạch đã được triển khai thử nghiệm ở Bình Chánh với kinh phí đầu tư khá lớn.
ắ Tiếng ồn
Bản đồ trên thể hiện đánh giá tiếng ồn ở 3 khu vực quận 1, Thủ Đức và Bình Chánh đều Rất tốt. Điều này chưa hoàn toàn sát với thực tế. Xét một cách chung chung thì điều này có thể đúng. Tuy nhiên vào những giờ cao điểm, một số khu vực ở quận 1 và Thủ Đức vẫn còn kẹt xe và lượng tiếng ồn khá lớn.
Hình 3-31. Bản đồ phân vùng đánh giá tiếng ồn
ắ Chất lượng nước mặt
Theo trên, chất lượng nước mặt của cả 3 khu vực quận 1, Thủ Đức, Bình Chánh đều nằm trong vùng đáng báo động với mức độ nước mặt bị ô nhiễn nặng. Đây là một thực tế cần được các nhà quản lý môi trường giải quyết trong tương lai.
Hình 3-32. Bản đồ chất lượng nước mặt
9 Chất lượng không khí
Hình 3-33. Bản đồ chất lượng môi trường không khí Điểm số chất lượng môi trường không khí của ba khu vực quận 1, Thủ Đức và Bình Chánh đều có số điểm ngang nhau là 167 điểm, nằm trong thang điểm chất lượng
không khí kém. Điều này cảnh báo cho thành phố Hồ Chí Minh cần có những giải pháp để sớm cải thiện chất lượng môi trường không khí được tốt hơn.
9 Vệ sinh môi trường
Hình 3-34. Bản đồ đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường
Điểm số về vệ sinh môi trường của 3 quận huyện được thể hiện trên bản đồ với ba màu sắc khác nhau. Trong đó quận 1 có số điểm cao nhất thể hiện tình trạng vệ sinh môi trường rất tốt, Thủ đức có điểm số ở mức Tốt và Bình Chánh là trung bình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với đề tài “Ứng dụng GIS trong đánh giá chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp.HCM”, luận văn đã hoàn thành được hai mục tiêu nghiên cứu đề ra. Trong đó, mục tiêu 1 được xem là trọng tâm nghiên cứu của đề tài, là cơ sở cho đề tài thực hiện mục tiêu 2.
Ở mục tiêu 1, đề tài đã nêu được cơ sở để lựa chọn phương pháp xây dựng chỉ số UEQI phù hợp trong điều kiện của Tp.HCM. Trên cơ sở của phương pháp đã lựa chọn, đề tài đã xây dựng được phần mềm ứng dụng SLSI phục vụ cho việc tính toán chỉ số UEQI. Phần mềm này có thể được sử dụng để tính toán chỉ số UEQI cho nhiều quận huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và số liệu thu thập được nên đề tài chỉ áp dụng tính toán thử nghiệm cho 3 quận, huyện điển hình là Quận 1, Thủ Đức và Bình Chánh. Trong tương lai, khi cơ sở dữ liệu của các quận, huyện đã được cập nhật đầy đủ thì đề tài có thể tiến hành các nghiên cứu thêm để tính toán cho toàn bộ các quận huyện của Tp.HCM.
Ở mục tiêu 2, đề tài đã đề xuất được thang điểm phân hạng chất lượng môi trường cho Tp.HCM bằng việc ứng dụng phần mềm để tính toán các khoảng giá trị UEQI làm cơ sở cho việc đánh giá và so sánh chất lượng môi trường giữa các quận, huyện. Sau đó, phần mềm Mapinfo được ứng dụng để thể hiện các kết quả phân hạng chất lượng môi trường thông qua thang màu quy ước.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được tóm tắt như sau:
Điểm số UEQI của Quận 1 đạt cao nhất (69 điểm); Thủ Đức và Bình Chánh có số điểm tương đồng nhau (45 điểm).
Đối với Quận 1: Trong 7 yếu tố đánh giá thì có 3 yếu tố là chất lượng nước mặt, chất lượng không khí, tiếng ồn thuộc thang điểm đánh giá kém chất lượng.
Bốn yếu tố còn lại là Cung cấp nước sạch (Khá tốt), Quản lý chất thải rắn (Tốt), Vệ sinh môi trường (Khá tốt) và cơ sở hạ tầng (Khá tốt).
Đối với Thủ Đức: Bốn yếu tố bao gồm chất lượng nước mặt, chất lượng không
khí, quản lý chất thải rắn và tiếng ồn được đánh giá là có chất lượng kém. Hai yếu
tố là vệ sinh môi trường và cơ sở hạ tầng có điểm số tương đối cao nằm trong thang điểm chất lượng Tốt. Riêng cung cấp nước sạch có điểm số trung bình được đánh giá là có chất lượng trung bình.
Đối với Bình Chánh: Hầu hết các yếu tố đánh giá đều nằm trong mức điểm thấp, thể hiện chất lượng môi trường kém, chỉ có vệ sinh môi trường là được đánh giá có chất lượng trung bình.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, vấn đề môi trường của Tp.HCM vẫn còn nhiều tồn đọng chưa được giải quyết. Chung nhất vẫn là chất lượng nước mặt, chất lượng không khí và tiếng ồn. Công tác quản lý chất thải rắn cũng còn yếu kém. Việc đầu tư cho bảo vệ môi trường giữa các quận huyện chưa được đồng bộ. Các quận trung tâm thành phố thì chất lượng môi trường khá tốt, riêng các quận lân cận thì tình trạng môi trường vẫn chưa được tốt. Do đó, thành phố Hồ Chí Minh cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề trên .
2. Kiến nghị
Nghiên cứu xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng môi trường đô thị (UEQI) là một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đặc biệt là đối với cấp quận, huyện. Quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn do chỉ số UEQI là một chỉ số mang tính tổng hợp nên đòi hỏi nhiều chỉ tiêu phải được thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, công tác điều tra và quản lý dữ liệu ở Việt Nam còn chưa được hoàn chỉnh. Nhiều dữ liệu không được thống kê hay chưa được quan tâm. Khó khăn trong công tác thu thập dữ liệu gây nhiều trở ngại cho đề tài trong quá trình thực hiện. Chính vì thế, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu phương pháp và ứng dụng phần mềm xây dựng bản đồ. Các số liệu nhập vào phần mềm để xây dựng bản đồ phân vùng đánh giá chất lượng môi trường chỉ mang tính chất tương đối so với về mặt thực tế. Trong tương lai, khi công tác thu thập và quản lý dữ liệu được hoàn thiện, các số liệu này có thể được đưa vào phần mềm SLSI để tính toán và thống kê kết quả. Khi ấy, các kết quả này có thể được ứng dụng để đưa vào thực tế phục vụ cho công tác quản lý môi trường.