Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Ứng dụng Gis trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp. Hồ Chí Minh (Trang 56 - 61)

2.5. Các nghiên cứu xây dựng chỉ số UEQI trong và ngoài nước

2.5.2. Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng môi trường đô thị cũng đã được thực hiện ở nhiều khu vực khác nhau của đất nước. Điển hình là nghiên cứu của tác giả Trần Quang Lộc (2011), “Nghiên cu xây dng ch

s cht lượng môi trường đô th nhm áp dng, đánh giá, phân hng môi trường đô thi Vit Nam”. Với 6 nhóm chỉ thị và 9 chỉ tiêu đánh giá, tác giả đã sử dụng công thức tính tổng có trọng số để kết hợp 6 nhóm chỉ thị thành một chỉ số tổng hợp dưới dạng điểm số thể hiện chất lượng môi trường của 3 khu vực đô thị là Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả chỉ số UEQI của thành phố Hồ Chí Minh đạt mức thấp nhất (40,6 điểm), trong khi điểm số của thành phố Huế và Đà Nẵng ở mức khá cao là 77,8 điểm và 60,5 điểm. Bên cạnh việc tính toán chỉ số UEQI, tác giả còn đề xuất các khoảng giá trị nhằm làm cơ sở cho việc so sánh và phân hạng chất lượng môi trường giữa các thành phố với nhau. Theo đó, chất lượng môi trường của thành phố Hồ Chí Minh (nằm trong khoảng 38 – 49 điểm) được đánh giá ở mức Trung bình. Thành phố Đà Nẵng (nằm trong khoảng 49 – 63 điểm) ở mức Khá và chỉ số UEQI của thành phố Huế (nằm trong khoảng 63 – 88 điểm) ở

mức Tốt. Như thế có thể nhận thấy rằng nghiên cứu của tác giả Trần Quang Lộc đã đạt được những thành công ban đầu trong việc tính toán chỉ số UEQI cho một số đô thị của Việt Nam và có thể phân hạng được chất lượng môi trường cho từng thành phố. Tuy nhiên, chỉ số UEQI của các đô thị sẽ không phải là cố định, dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa thì các giá trị thu thập được sẽ thay đổi. Chính vì thế chỉ số UEQI cần được cập nhật theo thời gian. Đây là một trong những vấn đề mà đề tài thiết nghĩ cần được quan tâm và xây dựng bổ sung.

- Một nghiên cứu khác của Huỳnh Thị Tam Tiên (2011), “Xây dng b ch th

và ch s đánh giá kết qu hot động và s bn vng môi trường ca tnh Bình Dương”, đưa ra những nghiên cứu về cách xây dựng bộ chỉ thị và tính toán hai chỉ

số ESI (chỉ số bền vững môi trường) và EPI (chỉ số kết quả hoạt động môi trường).

Trong nội dung nghiên cứu ESI, tác giả đã tiến hành phân tích khả năng áp dụng các chỉ thị của ESI trong điều kiện Bình Dương. Từ đó đưa ra danh sách các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với thực trạng môi trường địa phương, bao gồm 76 chỉ tiêu đánh giá với 21 chỉ thị và 5 chủ đề. Riêng chủ đề các hệ thống môi trường có 5 chỉ thị và 17 chỉ tiêu đánh giá. Ở nội dung nghiên cứu EPI, sau khi phân tích khả năng áp dụng các chỉ thị của EPI trong điều kiện Bình Dương, tác giả đã đề xuất 9 nhóm chính sách và 22 chỉ thị. Các chỉ thị và chỉ tiêu đánh giá sau đó được tổng hợp lại bằng phương pháp tính tổng có trọng số. Phương pháp tính toán chỉ số ESI và EPI trong nghiên cứu này có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu xây dựng chỉ số UEQI của tác giả Trần Quang Lộc. Sự khác biệt ở đây chính là xem sự đóng góp của các chỉ tiêu đánh giá là như nhau trong từng chỉ thị, từ đó tính ra điểm số của mỗi chỉ thị theo công thức tổng không có trọng số, tiếp đến sử dụng phần mềm minitab để đưa ra trọng số của từng chỉ thị đóng góp vào trọng số thông qua hệ số biến thiên. Cách tính toán như vậy có ưu điểm là mang tính khách quan khi không có sự tham gia của ý kiến chuyên gia. Việc tính toán trọng số được thực hiện một cách tự động dựa trên phần mềm. Tuy nhiên, cách làm này không làm nổi bật được tầm quan trọng khác nhau của từng chỉ tiêu đánh giá, vì mỗi chỉ tiêu có mức độ đóng góp khác nhau vào sự ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.

Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng đã được thực hiện nhằm xây dựng bộ chỉ thị phản ánh chất lượng môi trường cho Việt Nam nói chung và cho Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Có thể kể đến đề tài nghiên cứu của Viện Khoa học, Công nghệ quản lý Môi trường – Tài nguyên đã thực hiện vào năm 2007, sau đó trình cho Sở Tài nguyên và Môi Trường trong “Báo cáo kết qu thu thp các ch tiêu phc v

chương trình đánh giá cht lượng cuc sng thành ph H Chí Minh”. Ở đây, nhóm nghiên cứu đã thực hiện thu thập các chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực môi trường nhằm phục vụ chương trình đánh giá chất lượng cuộc sống thành phố Hồ Chí Minh năm 2007. Kết quả có 6 nhóm chỉ thị được xem xét, bao gồm: tình hình sử dụng đất, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, dịch vụ công cộng, chất lượng môi trường vật lý (chất lượng không khí, chất lượng nước mặt và nước ngầm, tiếng ồn), công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đối với mỗi nhóm chỉ thị, nhóm tác giả lại đưa ra các chỉ tiêu đánh giá. Tổng số có 17 chỉ tiêu đánh giá, trong đó nhóm chỉ thị về tình hình sử dụng đất gồm 2 chỉ tiêu; nhóm chỉ thị về kết cấu hạ tầng kỹ thuật gồm 3 chỉ tiêu; nhóm chỉ thị về nhà ở gồm 2 chỉ tiêu; nhóm chỉ thị về dịch vụ công cộng gồm 3 chỉ tiêu; nhóm chỉ thị về chất lượng môi trường vật lý gồm 4 chỉ tiêu;

nhóm chỉ thị về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường gồm 3 chỉ tiêu. Các nhóm chỉ tiêu này được lập thành một danh sách đưa vào phiếu điều tra để thu thập thông tin về tình hình chất lượng môi trường sống của người dân thành phố. Các kết quả sau đó được thống kê và đánh giá. Đây là một trong những nghiên cứu mang tính thực tiễn cao và làm cơ sở để cung cấp số liệu cho việc xây dựng chỉ số UEQI.

Chính vì thế 17 chỉ tiêu của nghiên cứu này được đề tài sử dụng cho việc tham khảo nhằm xây dựng bộ chỉ thị cho UEQI.

Nghiên cứu tiếp theo liên quan đến phát triển bền vững cho Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, “Nghiên cu tng kết mt s mô hình phát trin bn

vng Vit Nam, 2008” . Báo cáo cho biết Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được

đánh giá là đô thị phát triển bền vững vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có thể tóm tắt ở 4 vấn đề chủ yếu. Một là, chất lượng môi trường không khí trong đô thị có chiều hướng ngày càng suy giảm. Hai là, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị

chậm hơn gia tăng dân số. Ba là, chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh quá tải so với cơ sở hạ tầng thu gom sẵn có. Bốn là, an sinh xã hội cho cư dân thành phố chưa được đảm bảo đầy đủ. Trong 4 vấn đề nêu ra thì có 3 vấn đề liên quan đến các tiêu cực về môi trường. Môi trường sống không đảm bảo là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng sống của người dân thành phố và là nguyên nhân của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Những phân tích trên càng làm rõ hơn những vấn đề môi trường đang diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là cơ sở cho việc xem xét và đề xuất bộ chỉ thị đánh giá chất lượng môi trường đô thị.

Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cũng đã thực hiện nghiên cứu về Đảm bo an ninh môi trường cho phát trin bn vng”. Nhóm nghiên cứu đưa ra 5 chỉ thị đơn sử dụng để tính toán chỉ số đánh giá an ninh môi trường. Các chỉ thị này bao gồm: 1. Chỉ thị về sự thiếu hụt tài nguyên: tranh chấp tài nguyên cơ bản (đất đai, rừng, nguồn nước, bãi nuôi trồng thủy sản, ngư trường); 2. Chỉ thị về

xuống cấp dịch vụ môi trường: tỷ lệ số hộ dân có nước sạch cho sinh hoạt (đảm bảo

tiêu chuẩn Bộ Y Tế)/trọng số hộ gia đình; 3. Chỉ thị về nghèo đói do môi trường: tỷ lệ hộ nghèo sống trong vùng ô nhiễm môi trường, vùng chịu thiên tai/tổng số hộ nghèo theo tiêu chuẩn Quốc gia, trong các vùng không có ô nhiễm hay thiên tai thì tính theo tỷ lệ hộ nghèo có sinh kế dựa vào nguồn lợi tự nhiên trên 50% tổng thu nhập của hộ gia đình trong một năm trên tổng số hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia tại địa bàn nghiên cứu; 4. Chỉ thị về bất ổn định xã hội do tài nguyên môi trường: số vụ khiếu kiện đông người về tài nguyên, môi trường trong một năm; 5. Chỉ thị về căng

thẳng quốc tế: tranh chấp quốc tế về nguồn nước và / hoặc về ô nhiễm xuyên biên

giới.

Một điểm nổi bật đáng lưu ý trong tài liệu này là nhóm nghiên cứu đã trình bày khá chi tiết về cách chọn lọc các chỉ thị sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Bằng những lập luận và phân tích, đánh giá, nhóm tác giả đã thể hiện được mối liên hệ giữa các chỉ thị đề xuất và thực trạng môi trường của khu vực nghiên cứu. Trong 7 trường hợp nghiên cứu điển hình, nghiên cứu về những vấn đề bức xúc liên quan đến an ninh môi trường ở Sơn La, nhóm tác giả đã xem xét 6 nội

dung, bao gồm: 1. Biến đổi khí hậu, thiên tai và tình trạng khan hiếm nước gia tăng ở Sơn La; 2. Suy thoái tài nguyên rừng; 3. Sức ép tái định cư diện rộng; 4. Dịch sán lá phổi: vấn đề sức khỏe môi trường trở nên trầm trọng hơn; 5. Khiếu kiện đông người về tài nguyên môi trường có chiều hướng gia tăng; 6. Nghèo đói ở Sơn La liên quan đến môi trường xuống cấp. Với 6 vấn đề trên thì 4 chỉ thị được nhóm tác giả lựa chon để đưa vào đánh giá. Cơ sở lựa chọn 4 chỉ thị này được trình bày trong Bảng 2-3.

Bảng 2-3. Cơ sở lựa chọn chỉ thị để đánh giá an ninh môi trường tỉnh Sơn La

Tên chỉ thị

Cơ sở lựa chọn (dựa vào tình hình thực tiễn)

Chỉ thị về sự thiếu hụt tài

nguyên

Suy thoái tài nguyên rừng: trong 6 tháng đầu năm 2009,

trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 796 vụ vi phạm lâm luật, trong đó phá rừng làm nương trái phép 413 vụ, làm thiệt hại khoảng 170 ha rừng tái sinh

Chỉ thị về xuống cấp dịch vụ

môi trường

Biến đổi khí hậu, thiên tai và tình trạng khan hiếm nước

gia tăng ở Sơn La: Tính đến cuối năm 2003, số

người được sử dụng nước hợp vệ sinh khoảng 46,5 vạn, đạt 53,4% tổng số dân cư nông thôn

Chỉ thị về nghèo đói do môi

trường

Nghèo đói ở Sơn La liên quan đến môi trường xuống cấp:

năm 2008, còn 33% số hộ thuộc diện đói nghèo

Chỉ thị về bất ổn xã hội do tài

nguyên môi trường

Khiếu kiện đông người về tài nguyên môi trường có chiều

hướng gia tăng: Tình hình khiếu nại, tố cáo ở một

số địa bàn trong tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là lĩnh vực đất đai, thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Ứng dụng Gis trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp. Hồ Chí Minh (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)