Hiện trạng quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Ứng dụng Gis trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp. Hồ Chí Minh (Trang 28 - 31)

1.4.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Tình hình chất thải rắn tại Tp.HCM trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến phức tạp, thành phần chất thải rắn đô thị cũng đa dạng và ngày càng gia tăng về mặt khối lượng. Tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh đổ ra khoảng 6.700 – 7.200 tấn/ngày, trong đó bao gồm CTR xây dựng (xà bần), chiếm khoảng 500 – 800 tấn/ngày và CTR sinh hoạt trung bình từ 6.200 – 6.400 tấn/ngày. Ước tính tỷ lệ gia tăng mỗi năm khoảng 8-10%/năm. Chi tiết xem Bảng 1-1.

Bảng 1-1.Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý trong 5 năm

(2005-2009) và ước tính đến năm 2010

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm từ 2005 - 2009)

Tỷ lệ gia tăng khối lượng chủ yếu là yếu tố gia tăng cơ học (gia tăng phụ thuộc vào tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ thu gom). Việc xử lý chất thải rắn đô thị tính đến thời điểm này vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh. Công nghệ này được đánh giá là đảm bảo và phù hợp với điều kiện của Thành phố trong thời gian qua (về chi phí xây dựng, vận hành và trình độ kỹ thuật.). Theo dự báo thì tình hình xử lý rác của thành phố sẽ đảm bảo ít nhất đến 2015 và định hướng đến 2020. Trong trường hợp tỷ lệ gia tăng là 8%/năm (nếu tỷ lệ thu gom đạt 100%), thành phố vẫn có khả năng xử lý an toàn cho đến năm 2015. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, giao thông cho toàn Khu liên hợp vẫn chưa được thực hiện hoàn thiện, ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng gia tăng và thủ tục đầu tư xây dựng các dự án xử lý chất thải còn nhiều vướng mắt.

Năm Khối lượng CTR sinh hoạt

(tấn/năm)

Tỷ lệ gia tăng hàng năm (so với năm trước) 2005 1.746.485

2006 1.895.890 8,55%

2007 1.968.494 3,82%

2008 2.017.520 2,49%

2009 2.136.748 5,91%

Ước 2010 2.300.000 7,64%

1.4.2. Chất thải rắn công nghiệp và nguy hại

Theo điều tra khảo sát hàng năm thì mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh phát sinh 1.900 – 2.000 tấn chất thải rắn công nghiệp, với hơn 95% khối lượng có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Trong đó, khối lượng chất thải nguy hại khoảng 250 – 300 tấn/ngày, 70-75% là chất thải lỏng và nửa rắn (bùn). Theo dự báo, tốc độ phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại khoảng 10-12% năm, tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng công nghiệp và kinh tế (12-14% năm). Số liệu dự đoán khối lượng chất thải rắn công nghiệp được trình bảy theo Bảng 1-2

Bảng 1-2. Dự báo khối lượng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại đến 2015

Năm Chất thải rắn công nghiệp

(tấn/ngày) Chất thải nguy hại

(tấn/ngày)

2005 1.900 450

2006 2.100 500

2007 2.300 550

2008 2.500 600

2009 2.700 660

2010 3.000 720

2011 3.300 800

2012 3.600 880

2013 4.000 960

2014 4.400 1.100

2015 4.800 1.200

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm 2005-2009)

Hiện nay hệ thống thu gom CTR công nghiệp và chất thải nguy hại đang được hoàn chỉnh vì hoạt động này còn nhiều bất cập, Nhà nước chưa quản lý được toàn bộ. Một số nhà máy bắt buộc công ty thu gom, vận chuyển và xử lý phải thu gom và vận chuyển cả chất thải sinh hoạt không tính phí. Các cơ sở nhỏ thường đổ chung chất thải công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt.

Tính đến tháng 6/2010, có 12 đơn vị có nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố. Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại hiện nay chủ yếu là tái chế, đối tiêu hủy và hóa rắn.

Tổng khối lượng CTNH tái chế được khoảng 110 tấn/ngày (chiếm khoảng 50-55%

tổng lượng chất thải nguy hại thu gom được).

Theo đánh giá về công nghệ xử lý CTR công nghiệp và CTR nguy hại thì công nghệ này chưa kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hoạt động tái chế chất thải công nghiệp – nguy hại cũng còn rất hạn chế về quy mô và kỹ thuật, chủ yếu dựa vào các công nghệ có sẵn và truyền thống như tái chế giấy, chì, sắt thép, nhôm, đồng. Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế không cao mà lại gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ thu hồi kim loại nặng từ bùn thải và xử lý bùn thải nguy hại chưa được phát triển. Thành phố chưa có bãi chôn lấp chất thải nguy hại an toàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Ứng dụng Gis trong đánh giá chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) tại Tp. Hồ Chí Minh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)