Nghiên cứu tiên phong nổi bật do ba nhà nghiên cứu Ellison, Steinfield và Lampe 2007 sau khi đã tiến hành khảo sát 286 sinh viên thì được kết quả “hoạt động Facebook có mối liên hệ mạnh
Giới thiệu
Lý do chọn đề tài
Các công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa trang mạng xã hội với vốn xã hội trước đây đã được nghiên cứu hầu hết thường tại quốc gia Mỹ Nghiên cứu tiên phong nổi bật do ba nhà nghiên cứu Ellison, Steinfield và Lampe (2007) sau khi đã tiến hành khảo sát 286 sinh viên thì được kết quả “hoạt động Facebook có mối liên hệ mạnh với ba dạng của vốn xã hội” gồm cầu kết nối vốn xã hội, nhân kết nối vối xã hội, duy trì vốn xã hội Tiếp nữa, Steinfield, Ellison và Lampe (2008) đã thực hiện một phân tích theo thời gian trong hai năm, lần này họ đã khảo sát hai lần mỗi năm kết hợp với phỏng vấn sâu, kết quả ba tác giả thu được “hoạt động Facebook trong năm thứ nhất dự báo rất mạnh mẽ đầu ra cầu kết nối vốn xã hội năm thứ hai” Các tác giả Valenzuela, Park và Kee (2009) đã khảo sát ngẫu nhiên bằng công cụ trang web trên 2,603 sinh viên khắp bang Texas, họ đã công bố “hoạt động Facebook có mối quan hệ tích cực với sự hài lòng cuộc sống, sự tín cẩn xã hội, cam kết bổn phận công dân của sinh viên, v.v” Gil de Zuniga, Jung và Valenzuela (2012) công bố rằng “việc tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội là sự tiên đoán tích cực và đầy ý nghĩa cho vốn xã hội của mọi người, cho hành vi tham dự bổn phận công dân trực tuyến và offline, v.v”
Một số quốc gia khỏc như Na Uy, tỏc giả Brandtzổg (2012) đó nghiờn cứu theo thời gian ba năm, khảo sát 2,000 người (tuổi từ 15 đến 75) tìm thấy rằng “người dùng trang mạng xã hội có ba chỉ số cao hơn trong tất cả bốn chỉ số vốn xã hội khi so sánh với người không dùng trang mạng xã hội: giao tiếp mặt đối mặt, số bạn bè xã giao, cầu nối vốn xã hội” Ở Hàn Quốc, hai tác giả Kim và Yun (2007), khi đó chỉ mới nghiên cứu trang mạng xã hội giúp cho việc tạo lập mối quan hệ trong môi trường văn hoá Hàn Quốc v.v
Dù cho trang mạng xã hội Facebook được sử dụng phổ biến với 9,422,120 người dùng (“Vietnam Facebook Statistics,” 2012), đứng thứ nhì sau trang web tìm kiếm Google tại Việt Nam trong số các trang web được người dùng truy cập (“Alexa - Top Sites in Vietnam,” 2012), câu hỏi vẫn phải đang được đặt ra về lợi ích, tầm quan trọng như thế nào của trang mạng xã hội trong đóng góp của nó vào vốn xã hội của người dùng trang mạng xã hội (ví dụ cụ thể hơn là người dùng trang mạng xã hội Facebook chẳng hạn), … Nhưng cho tới nay, chưa có công bố khoa học nào về mối quan hệ giữa mức độ sử dụng trang mạng xã hội (ví dụ Facebook, Zing Me, Yu Me v.v) với vốn xã hội tại cộng đồng Việt Nam Do đó, luận văn này chọn chủ đề “Khảo sát mối liên hệ giữa sử dụng Facebook với vốn xã hội của người vừa học vừa làm”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát mối liên hệ giữa sử dụng mạng xã hội Facebook với vốn xã hội của người vừa học vừa làm
Các mục tiêu cụ thể của luận văn:
1 Nhận dạng, đo lường vốn xã hội cá nhân, mức độ sử dụng trang mạng xã hội Facebook trong cộng đồng người dùng vừa học vừa làm tại Việt Nam
2 Đánh giá tầm quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tác động lên vốn xã hội cá nhân của người dùng Facebook
3 Đề xuất những gợi ý, hàm ý cho cá nhân tận dụng nền tảng mạng xã hội máy tính vào các hoạt động làm duy trì, làm gia tăng vốn xã hội hữu ích.
Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài này đóng góp thêm vào tri thức về ảnh hưởng của sử dụng trang mạng xã hội đến vốn xã hội, tầm quan trang mạng xã hội đối với vốn xã hội cá nhân tại Việt Nam, thông qua một nghiên cứu với đối tượng là những người vừa học vừa làm có sử dụng Facebook Mẫu nghiên cứu ở đây có những đặc điểm khác so với những mẫu nghiên cứu trước là sinh viên đại học (Ellison et al., 2007; Steinfield et al., 2008; Valenzuela et al., 2009) Cộng đồng này vừa đang lao động làm việc, vừa học và có thể đã có gia đình riêng
Một ý nghĩa cụ thể hơn, nghiên cứu này có thể mang lại những ý tưởng rõ ràng cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn xây dựng dịch vụ trang mạng xã hội và cũng có thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam khác đã và đang kinh doanh dịch vụ trang mạng xã hội cải tiến mô hình trang mạng xã hội của họ Ngoài ra, trong hoạt động giáo dục, đề tài này cũng gợi ý cho đội ngũ giáo viên sử dụng trang mạng xã hội để tạo mối liên hệ, quan tâm, hiểu rõ cộng đồng học viên.
Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong phạm vi là những học viên vừa đi làm vừa đi học có sử dụng Facebook Hai môi trường học tập, làm việc và môi trường gia đình chiếm một phần lớn thời gian hoạt động của mỗi người.
Bố cục luận văn
Luận văn được trình bày theo bố cục:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu, trình bày mục tiêu, ý nghĩa và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Cở sở lý thuyết của luận văn và các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Trình bày mô hình nghiên cứu của luận văn
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu, trình bày thiết kế nghiên cứu, qui trình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, thủ tục phân tích nhân tố khám phá
Chương 5: Phân tích và kết quả trình bày: qui trình thu thập dữ liệu và thống kê mô tả, tính độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, mô hình nghiên cứu chính thức, phân tích hồi qui và thảo luận
Cơ sở lý thuyết
Khái niệm Vốn xã hội
Nguồn gốc của khái niệm vốn xã hội có thể phải đi từ đầu thế kỷ hai mươi với L
Theo một số nguồn tin, khái niệm vốn xã hội xuất hiện từ trước cả Weber, Simmel hay Durkheim, có thể là từ thời Judson Hanidan (Adler & Kwon, 2002, tr 28; Putnam & Goss, 2002, tr 12) Trong số các tác giả đã nghiên cứu về vốn xã hội, Bourdieu (1986, tr 51) là người sớm đưa ra khái niệm này một cách tổng quát:
Vốn xã hội là tập hợp các nguồn lực tiềm năng và thực tế có được nhờ sở hữu một mạng lưới các mối quan hệ có tổ chức vững chắc.
(nhiều hoặc ít) của sự quen biết và cộng nhận lẫn nhau Nói cách khác, số lượng thành viên trong nhóm mang lại cho mỗi thành viên nhóm sự ủng hộ của vốn (thuộc về) tập thể, một từ hợp cho ngữ cảnh này như “hạn mức tín dụng” để cho vay Những mối quan hệ này chỉ có thể tồn tại trong trạng thái thực tiễn, trong vật chất cụ thể và/hoặc các biểu tượng trao đổi để giúp duy trì chúng Mối quan hệ cũng có thể được tổ chức với tính chất xã hội và được bảo toàn bằng cách dùng danh nghĩa chung (như tên dòng họ, lớp học, bộ lạc, một trường học, hoặc một đảng phái, v.v) Và mối quan hệ cũng có thể bằng một tập toàn bộ hoạt động của tổ chức đồng thời phát hoạ lên hình dạng và lan truyền đi cho những ai trong chúng; trong trường hợp này, chúng ít nhiều được ban hành thật sự, được duy trì và được củng cố, thông qua trao đổi
Nhận xét, triết gia Bourdieu khẳng định sự tồn tại của vốn xã hội, khẳng định vốn xã hội của một thành viên có thể mang lại từ mạng lưới xã hội mà thành viên đó tham gia Khái niệm thành viên trong mạng lưới xã hội do Bourdieu đề cập chỉ mới ở mức cá nhân Một nhà nghiên cứu khác, Coleman (1988, p 98) định nghĩa thông qua các chức năng:
Vốn xã hội được định nghĩa bằng các chức năng của nó Nó không phải là một đơn thể, mà là trạng thái muôn màu muôn vẻ của những đơn thể khác nhau, với hai yếu tố chung: chứa đựng hầu như một số khía cạnh của cấu trúc xã hội và làm thuận lợi hoạt động của những chủ thể hành động – dù là những cá nhân hay là tập thể – bên trong cấu trúc Giống như những dạng vốn khác, vốn xã hội hữu ích, làm cho có thể đạt được một số mục đích nào đó, mà nếu thiếu vắng nó thì hoàn toàn không thể Giống như vốn vật chất và vốn con người, vốn xã hội không thể hoàn toàn thay thế được, nhưng có thể thay thế trong một số hoạt động nhất định Một dạng nhất định của vốn xã hội có ích trong việc tạo thuận lợi một số hoạt động nào đó, có thể vô ích hoặc gây hại các hoạt động khác
Nhận xét, Coleman khẳng định vốn xã hội hữu ích, đây là một điểm khác hơn so với Bourdieu Quan trọng hơn, chủ thể hành động trên mạng lưới theo Coleman có thể là một tổ chức hoặc là một cá nhân Theo nhận xét của tác giả Lin (1999, p 33, 2002, p 27) thì định nghĩa của Coleman “xoay vòng lặp lại (nguyên nhân được xác định bằng kết quả)”, cũng như “không thể định lượng” được vốn xã hội
Nhà nghiên cứu Lin (2002, p 19) đã tổng quát hoá các định nghĩa, khái niệm vốn xã hội của những tác giả trên chỉ đơn giản qua một câu:
Vốn xã hội là đầu tư trong các mối quan hệ xã hội với lợi nhuận kì vọng mang về trên thị trường Thị trường có thể là thị trường kinh tế, chính trị, lao động hay cộng đồng
Nhận xét, định nghĩa tổng quát này nhất quán với học thuật vốn xã hội của ngành xã hội học, kinh tế, chính trị, v.v Và học giả Lin (2002, p 29) cũng định nghĩa vốn xã hội theo phương diện những thành phần của vốn xã hội:
Vốn xã hội là các tài nguyên nhúng trong cấu trúc xã hội mà nó có thể được sử dụng và/hay huy động trong các hoạt động phục vụ cho một mục đích
Trong định nghĩa này có ba thành phần có tính quyết định: (1) tài nguyên, được nhúng trong cấu trúc xã hội, và (3) hoạt động
Nhận xét, tài nguyên 3 nằm bên trong cấu trúc xã hội, những tài nguyên xã hội này
“có thể là hàng hoá vật chất như: đất đai, nhà cửa, xe cộ, tiền và cũng có thể là hàng hoá mang tính chất biểu tượng: giáo dục, thành viên câu lạc bộ, bậc đáng kính trọng, nghề nghiệp cao quí hay chức danh tổ chức, dòng họ, danh tiếng hay là danh vọng” (Lin, 2002, p 43)
Một định nghĩa vốn xã hội được kết hợp từ hai hướng nghiên cứu xã hội và chính trị, cũng như có khả năng chuyển hoá thành thang đo lường được, do Shah và Gil de Zuniga (2008, p 824) tổng hợp:
Vốn xã hội được định nghĩa như là các khả năng của thông tin, những chuẩn tắc và những quan hệ xã hội nhúng trong các cộng đồng mà khả năng đó có thể hợp tác hoạt động tập thể và để đạt được những mục tiêu chung
Có điểm quan trọng cần nhận dạng là vốn xã hội bao hàm những cả hai nhân tố tâm lý (ví dụ: thái độ tín cẩn) và nhân tố xã hội (ví dụ: thành viên nhóm), và
3 Trong luận văn này, các từ “tài nguyên”, “nguồn lực”, “khả năng” được dùng thay thế cho nhau tuỳ thuộc vào ngữ cảnh nhấn mạnh vào tính cụ thể, hữu hình hay tổng thể có cấu tạo đa cấp gồm cấp vĩ mô, cấp trung, cấp vi mô Ở cấp vĩ mô là kết nối giữa các tổ chức địa phương cả công cộng lẫn tư nhân Ở cấp trung, nó được quan sát trong một tập hợp những mạng lưới giữa cá nhân với nhau của sự liên kết xã hội và việc truyền thông xã hội, trong đó những cá nhân kia được chứa vào mạng lưới đó Và ở cấp vi mô, nó có thể được xem như là những đặc điểm cá nhân mà những đặc điểm này làm cho những người dân có thể tham gia vào đời sống cộng đồng, như là chuẩn tắc có qua có lại và cái cảm giác tín cẩn vào đồng bào và những tổ chức xã hội
Nhận xét, định nghĩa của Shah và Gil de Zuniga diễn đạt lại các định nghĩa của giới nghiên cứu trước đó, ví dụ: quan hệ xã hội của Bourdieu, Coleman, tín cẩn xã hội và chuẩn tắc xã hội của Putnam (1995) Tuy nhiên, tác giả thông qua cách trình bày từ cấp độ của vốn xã hội giúp chúng ta dễ dàng hơn về quan sát vốn xã hội Bởi vì luận văn này tiến có hành thực nghiệm quan sát, đo lường vốn xã hội cá nhân cho nên một định nghĩa như hai tác giả Shah và Gil de Zuniga đã trình bày là cần thiết phải nói đến
Mạng lưới xã hội
Theo như tài liệu (Lin, 2008) đã nhận xét: “vốn xã hội chịu phụ thuộc vào mạng lưới xã hội”, và hơn nữa:
Các mạng lưới cung cấp điều kiện cần để chạm đến được và để dùng được những tài nguyên nhúng bên trong mạng lưới Nếu không có những mạng lưới, không thể nào nắm bắt được những tài nguyên được nhúng bên trong
Mạng lưới xã hội theo định nghĩa của tác giả Lin (2002, p 38) đã trình bày:
Các mạng lưới xã hội biểu diễn một cấu trúc xã hội ít hình thức, mà nó có chút ít hoặc không có việc vạch ra những hình thức cho địa vị, luật lệ và cấp quyền người tham gia Trong mạng lưới xã hội, tính lỏng đặc trưng thông qua những người đại diện, địa vị, khả năng, luật lệ và thủ tục Đồng thuận thông qua thuyết phục lẫn nhau hơn là dùng thẩm quyền hay sự cưỡng bức ra lệnh những chủ thể hành động tham gia, tác động, định đặt biên giới, định đặt địa vị của người tham dự mạng lưới Một mạng lưới đặc thù nào đó có thể phát triển tự nhiên hoặc có thể được xây dựng có mang tính xã hội để tập trung chia sẻ đặc thù trên hoặc là quan tâm về khả năng nào đó (ví dụ: bảo vệ môi trường, quyền lợi phụ nữ) Tuy nhiên, một cách tổng quát, một mạng lưới xã hội có thể được xây dựng cho những mối quan tâm khác nhau trong nhiều phân đoạn khác nhau của chúng – những mối quan tâm khác nhau kết nối nhiều nút trong nhiều bộ phận của mạng lưới Khi là một nút của mạng lưới, nút này cung cấp trực tiếp và gián tiếp tiềm năng truy cập đến nút khác (chủ thể hành động khác) trong mạng lưới xã hội Các khả năng nằm trong những nút trên trở thành vốn xã hội của cái tôi
Hình 2-2: Phân khúc mạng lưới xã hội (“Social network,” 2012)
Nhận xét, mạng lưới xã hội như đã định nghĩa thì không có nhiều tính địa vị, không có thẩm quyền và cưỡng bức Những điểm này là sự khác biệt nổi bật giữa mạng lưới xã hội với cấu trúc xã hội Hai tác giả Putnam và Goss (2002, p 6) nhận định rằng chủ đề các mạng lưới xã hội là “ý tưởng cốt lõi của lí thuyết vốn xã hội” Bởi vì cấu trúc xã hội chứa đựng các tài nguyên xã hội, nhưng vì địa vị trong cấu trúc xã hội có thể làm cho người ta không thể sử dụng được các tài nguyên kia, nên mạng xã hội có ý nghĩa do sự giảm nhẹ các vấn đề luật lệ, địa vị v.v, làm cho người ta dễ dàng huy động các nguồn lực nằm bên trong mạng lưới xã hội đó
2.2.1 Mạng xã hội máy tính Để có một khái niệm trang mạng xã hội hoàn chỉnh, chúng ta cần nhắc lại định nghĩa (Lin, 2002, p 212): “Mạng xã hội máy tính là các mạng lưới xã hội trên không gian mạng, và đặc biệt là trên internet.” Ví dụ cho không gian máy tính là mạng lưới dựa vào những máy tính kết qua đường truyền internet cổ điển như: dây điện thoại, đường cáp ADSL hoặc hiện nay có thêm mạng lưới viễn thông không dây (thiết bị có thêm các điện thoại thông minh, tablet, …)
2.2.2 Trang mạng xã hội Facebook
Trang mạng xã hội Facebook ra đời năm 2004, ban đầu chỉ phục vụ cho cộng đồng đại học Harvard và cộng động sinh viên ở Mĩ (Ellison et al., 2007) Một năm sau đó, Facebook triển khai rộng ra cho cả học sinh phổ thông (Ellison et al., 2007)
Trong năm 2006, công ty Facebook tiếp tục khai trương lần lược hai chức năng, phục vụ cả cho tổ chức doanh nghiệp và cho mọi người toàn cầu (Boyd & Ellison,
2007) Số liệu thống kê số lượng người dùng Facebook của công ty SocialBaker (“World continents on Facebook,” 2012):
Bảng 2-2: Thống kê số triệu người dùng Facebook theo đại lục:
STT Đại lục Dân số Người dùng Tỉ lệ % thâm nhập 6
6 Tỉ lệ phần trăm Số người dùng / Dân số
Xét riêng Việt Nam, số liệu SocialBaker (“Last 3 months Vietnam Facebook Statistics,” 2012) thống kê có 9.4 triệu người dùng, xếp hàng thứ 8 Châu Á, đứng hạng 26 trên toàn bộ danh sách các nước Với số lượng dân số có truy cập Internet ước tính đạt 32.1 triệu (“Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý I năm 2012,” 2012), tỉ lệ số người dùng Facebook trên số dân có truy cập Internet là 29%, gần đạt tới tỉ lệ cứ trung bình 3 người dùng Internet thì có một người có sử dụng Facebook
Hình 2-3: Tuổi và giới tính người dùng Facebook 7 Ở Việt Nam còn có các mạng xã hội khác như Zing Me, YuMe, Tamtay.vn Về số lượng cụ thể người dùng tại Việt Nam, rất tiếc là luận văn này chưa tìm được có số liệu chính thức, đáng tin cậy và thuận tiện về các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam
7 Tham khảo (“Last 3 months Vietnam Facebook Statistics,” 2012)
2.2.3 Khái niệm Trang mạng xã hội
Một hình thức đặc thù của mạng lưới xã hội ra đời và đang tồn tại gần đây là trang mạng xã hội Trang mạng xã hội được định nghĩa như sau (Boyd & Ellison, 2007):
Trang mạng xã hội là các dịch vụ nền tảng web mà nó cho phép những cá nhân (1) xây dựng hồ sơ cá nhân công khai hay bán công khai bên trong một hệ thống đóng, (2) nối khớp lại một danh sách của những người dùng khác mà họ chia sẻ một liên kết nào đó, và (3) xem và duyệt lướt qua danh sách các kết nối của họ và kết nối của những người khác bên trong hệ thống
Nhận xét chung cho mạng xã hội: do phát triển khoa học kĩ thuật và nhất là những thành tựu ngành tin học, viễn thông đã tạo ra mạng xã hội máy tính, trang mạng xã hội Tuy mạng xã hội máy tính, trang mạng xã hội mới nhưng vẫn nằm trong khái niệm mạng lưới xã hội Ưu điểm của trang mạng xã hội cho phép khả năng kết nối con người xa cách nhau về địa lí, truyền đi nhanh chóng những thông tin, giúp tương tác giữa gián tiếp người với người thông qua từ riêng lẻ đến tổng hợp: văn bản, hình ảnh và âm thanh Thực nghiệm khảo sát của luận văn sẽ đo biến độc lập cảm xúc Facebook và phân tích để kiểm định giả thuyết sự truyền đạt cảm xúc qua mạng xã hội góp phần gia tăng vốn xã hội cá nhân
Bảng 2-3: Tóm tắt định nghĩa mạng lưới xếp từ rộng đến hẹp
Tác giả Định nghĩa Nội dung
Lin (2002) Mạng lưới xã hội
Một cấu trúc xã hội ít hình thức, mà nó có chút ít hoặc không có việc vạch ra những hình thức cho địa vị, luật lệ và cấp quyền người tham gia
Lin (2002) Mạng xã hội máy tính
Mạng lưới xã hội trên không gian mạng và đặc biệt là trên internet
Trang web cho phép những cá nhân: (1) xây dựng hồ sơ, (2) nối khớp lại một danh sách của những người dùng khác mà họ chia sẻ một liên kết và (3) xem và duyệt lướt qua
danh sách các kết nối của họ và kết nối của những người khác bên trong hệ thống
Định đề Hoạt động
Định đề hoạt động (Lin, 2002, p 75) như là một tiên đề hoặc là một trong những giả sử đầu tiên mà chúng ta phải chấp nhận, nhằm đảm bảo những việc chẳng hạn: nắm giữ, gia tăng vốn xã hội có ý nghĩa:
Các chủ thể hành động có động cơ để duy trì hay là gia tăng tài nguyên trong hoạt động xã hội – là hoạt động có mục đích Hoạt động duy trì tài nguyên có thể gọi là hoạt động biểu đạt, và hoạt động gia tăng tài nguyên có thể gọi là hoạt động phương tiện Việc duy trì tài nguyên là động lực chủ yếu cho hoạt động, do đó, hoạt động biểu đạt là dạng chủ yếu của hoạt động
Nếu không thừa nhận định đề về giá trị của vốn xã hội, những nỗ lực tăng cường và duy trì vốn xã hội có thể không mang lại lợi ích đáng kể.
Lưu ý, tuy định đề hoạt động nói con người hay tổ chức có động cơ gìn giữ, gia tăng vốn xã hội, nhưng nhiều tác giả đã tranh luận để đi đến một điểm là vốn xã hội có hai mặt lợi ích và rủi ro (Adler & Kwon, 2002, p 31) Hiển nhiên, “chúng ta không thể giả sử rằng vốn xã hội có mặt mọi nơi và luôn luôn là điều gì đó tốt”
(Putnam & Goss, 2002, p 8) Ví dụ: đôi khi, trong đội tuyển quốc gia một môn thể thao đồng đội nhiều người nào đó (ví dụ đá banh), các thành viên trong đội thi đấu không thể hiện tốt bằng như đã thể hiện ở câu lạc bộ Một nguyên nhân có thể là vì các thành viên đội tuyển quốc gia từ cùng một câu lạc bộ thi đấu rất gắn bó với nhau (quá nhiều nhân kết nối vốn xã hội), nhưng lại không gắn bó với các thành viên đội tuyển mà họ là người của câu lạc bộ khác (ít cầu kết nối vốn xã hội)
Chúng ta kết thúc phần này bằng một lập luận đáng chú ý về các ngoại tác tiêu cực trong (Putnam & Goss, 2002, p 9):
Vốn xã hội có thể có các ngoại tác tiêu cực không khác biệt mấy về mặt nguyên lí như các hình thức khác của vốn Một nhà máy điện hạt nhân tiêu biểu cho một kiểu đầu tư lớn về vốn vật lý, dù vậy rò rỉ phóng xạ có thể làm ý nghĩa giá trị ròng cho xã hội là tiêu cực Trí thông minh, tri thức (vốn con người) của các nhà sinh hoá học có thể tạo ra thuốc men cứu người, nhưng cũng có thể tạo ra vũ khí sinh hoá học.
Mệnh đề Vốn xã hội
Học giả Lin (2002, p 75) đã khái quát hoá các hoạt động biểu đạt và hoạt động công cụ ở trên thành mệnh đề vốn xã hội: “Thành quả hoạt động có mối liên hệ tích cực với vốn xã hội” Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tiến hành nhằm tìm kiếm chứng cứ khoa học ủng hộ mệnh đề Vốn xã hội Luận văn này sẽ thiết lập các giả thuyết nghiên cứu để ủng hộ mệnh đề Vốn xã hội từ góc độ hoạt động Facebook.
Mô hình lý thuyết và Mô hình nghiên cứu của các tác gia kinh điển
Để có được một cơ sở lập luận logic khi bắt tay vào đề ra mô hình nghiên cứu của luận văn này, thì việc trích dẫn, giới thiệu lại mô hình lí thuyết hay mô hình nghiên cứu kinh điển là hết sức cần thiết
Hình 2-4: Mô hình vốn xã hội của tác giả Lin (1999, p 41, 2002, p 246)
Mô hình lí thuyết vốn xã hội của Lin (1999, p 41, 2002, p 245):
Gồm có ba khối nhiều biến trong các chuỗi nhân quả:
1 Khối đầu tiên biểu diễn các điều kiện ban đầu và điểm có sẵn trước của vốn xã hội: gồm những nhân tố trong cấu trúc xã hội và địa vị của cá nhân trong cấu trúc xã hội, cả hai nhân tố này vừa hỗ trợ vừa ràng buộc sự đầu tư của vốn xã hội
2 Khối kế tiếp: biểu diễn những phần tử cơ bản của vốn xã hội
3 Khối thứ ba biểu diễn lợi nhuận có thể có của vốn xã hội
Sự khác biệt vốn xã hội giữa các nhóm người xuất phát từ hai yếu tố cấu thành: cấu trúc và địa vị Cấu trúc bao gồm các mạng lưới và mối liên hệ xã hội, trong khi địa vị phản ánh vị thế của một cá nhân trong xã hội Những yếu tố này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tạo lập và duy trì vốn xã hội của mỗi người.
Bên trong khối thứ hai là quá trình kết hợp hai phần tử vốn xã hội: truy cập vào vốn xã hội và sử dụng vốn xã hội, quá trình này là huy động vốn xã hội
Qui trình sau cùng từ khối thứ hai (vốn xã hội) sang khối thứ ba (kết quả) biểu diễn những gì mà vốn xã hội tạo ra lợi nhuận hay thu hoạch Vốn xã hội làm vốn như thế nào, hay vốn xã hội tạo ra lợi nhuận hay tăng thêm ra sao
Một hay nhiều thành phần của vốn xã hội ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ra sao lên kinh tế cá nhân, lên chính trị của cá nhân, lên vốn xã hội của cá nhân hoặc đời sống sức khoẻ thể chất, tinh thần và hạnh phúc cuộc sống
Bên cạnh mô hình lí thuyết của Lin thì còn có một mô hình nghiên cứu khác được xây dựng Adler và Kwon (2002) Hai tác giả này đã tập trung tổng hợp các công trình nghiên cứu ngành xã hội, khoa học chính trị, kinh tế và lí thuyết tổ chức v.v, để đề xuất một mô hình nghiên cứu nhận dạng rõ: “nguồn sinh ra, lợi ích, nguy cơ và tính phụ thuộc của vốn xã hội” (Adler & Kwon, 2002)
Mô hình của Adler & Kwon tương tự với mô hình Lin ở xuất phát điểm đều đi từ cấu trúc xã hội, nhưng giá trị của vốn xã hội bị điều tiết theo tác vụ và biểu tượng, ví dụ: trong kinh doanh thì tín cẩn là quan trọng, trong việc nhờ bạn bè giới thiệu công ăn việc làm thì quan hệ rộng có nhiều ý nghĩa, trong tình cảm gia đình thì mối gắn bó chặt chẽ mang ý nghĩa quan trọng cho trẻ con, trẻ con cần sự chăm sóc gần gũi của bố mẹ v.v Điểm khác biệt kế tiếp, mô hình của Alder & Kwon vẽ ra năng lực bổ sung (tài nguyên của các mối quan hệ) điều tiết giá trị kết quả của vốn xã hội, còn mô hình Lin thì tài nguyên của các quan hệ trực tiếp ảnh hưởng lên kết quả thu được
Hình 2-5: Mô hình nghiên cứu điển của hai lý thuyết gia Adler và Kwon (2002)
Mối liên hệ giữa Trang mạng xã hội Facebook với Vốn xã hội
Tác giả Lin (1999, p 48) sớm khẳng định: “mạng xã hội máy tính nổi lên như là một nguồn chính của vốn xã hội” Sự ra đời các mạng máy tính dẫn đến tạo điều kiện cho dịch vụ trang mạng xã hội ra đời theo thời gian (Boyd & Ellison, 2007) như: LinkedIn, MySpace, Hi5, Orkut, Flickr, Yahoo! 360, Youtube, Twitter, Facebook, v.v Công trình nghiên cứu (Ellison et al., 2007) đã tìm được chứng cứ ủng hộ các giả thuyết:
“H1: Hoạt động Facebook sẽ có mối liên kết tích cực với cảm nhận cá nhân về cầu kết nối vốn xã hội”
“H2: Hoạt động Facebook sẽ có mối liên kết tích cực với cảm nhận cá nhân về nhân kết nối vốn xã hội”
“H3: Hoạt động Facebook sẽ có mối liên kết tích cực với cảm nhận cá nhân về duy trì vốn xã hội”
Hình 2-6: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Ellison et al (2007)
Nghiên cứu của Valenzuela et al (2009) cũng đưa ra giả thuyết tương tự, tập trung vào thành phần tín cẩn xã hội của vốn xã hội, khẳng định rằng "Mức độ sử dụng Facebook có liên quan tích cực đến tín cẩn xã hội".
Tương tự, cụng trỡnh nghiờn cứu (Gil de Zỳủiga et al., 2012) cũng tỡm được chứng cứ ủng hộ giả thuyết: “H1: Sử dụng trang mạng xã hội tin tức sẽ có mối liên quan tích cực với vốn xã hội”
Hình 2-7: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Gil de Zuniga (2012) Bảng 2-4: Các mối liên hệ giữa sử dụng trang mạng xã hội với vốn xã hội
Tác giả N Vốn xã hội β 1 Biến độc lập
Thành phần cầu kết nối vốn xã hội 34 hoạt động Facebook nhân kết nối vốn xã hội 37 hoạt động Facebook duy trì vốn xã hội 37 hoạt động Facebook
Valenzuela et al (2009) 1,935 Thành phần tín cẩn xã hội 05 hoạt động Facebook Gil de Zỳủiga et al (2012) 474 Chỉ số vốn xã hội cá nhân 153 sử dụng trang mạng xã hội tin tức
Chủ đề của luận văn nghiên cứu này là “Khảo sát mối liên hệ giữa sử dụng Facebook với vốn xã hội của người vừa học vừa làm”, cho nên nội dung khi tiến hành khảo sát thực nghiệm thì sẽ có quan sát mức độ sử dụng Facebook và vốn xã hội cá nhân Kết quả (dữ liệu) có được sau khi quan sát được xử lí bằng phương pháp thống kê, phân tích hồi qui để tìm chứng cứ ủng hộ cho giả thuyết về mối quan hệ giữa hoạt động Facebook với vốn xã hội, xác định mức đóng góp của hoạt động Facebook lên vốn xã hội của cá nhân
Những cột mốc chính của chương này
Chương này trình bày các khái niệm vốn xã hội khác nhau theo lịch sử xuất hiện
Tiếp theo là lần lượt định nghĩa: Mạng lưới xã hội, mạng xã hội máy tính, trang mạng xã hội Điểm lại những nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa trang mạng xã hội với vốn xã hội.
Mô hình nghiên cứu
Vốn xã hội và Trang mạng xã hội Facebook
Số người Việt Nam sử dụng mạng máy tính ngày càng nhiều, theo số liệu thống kê (“Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý I năm 2012,” 2012) ước tính đạt 4.2 triệu thuê bao internet (tăng trưởng so với cùng kì năm trước là 17.5%) với 32.1 triệu người dùng (tăng trưởng 15.3%), chiếm đến cỡ 37.4% dân số cả nước với xấp xỉ 85.8 triệu người (Hoà, 2010)
Công cụ mạng xã hội trực tuyến, có thể giúp người ta dễ dàng duy trì, tạo lập các mối quan hệ, do chúng có chi phí thấp, tích hợp vào các thiết bị máy tính để bàn, laptop hay là điện thoại thông minh Hơn nữa, các đối tượng nghiên cứu, họ vừa phải dành thời gian để học vừa phải dành thời gian để làm việc, họ sẽ tận dụng cách hiệu quả về mặt thời gian trong việc duy trì hay tạo dựng vốn xã hội Từ định đề hoạt động, mệnh đề vốn xã hội và kết hợp với những giả thuyết nghiên cứu trước đây, luận văn này đặt giả những thuyết nghiên cứu, như sau:
Mô hình lí thuyết của Lin (Hình 2-4) cũng nói rằng vị trí xã hội là trạng thái ban đầu để nắm bắt vốn xã hội, nghĩa là có người có vị trí thuận lợi để nắm bắt vốn xã hội, có người không có vị trí thuận lợi để nắm bắt vốn xã hội Mỗi cá nhân có một vị trí trong mạng lưới xã hội do số quan hệ xã hội (số lượng bạn bè) họ sẽ thu được một mức vốn xã hội nào đó:
H1: Số bạn trên trang Facebook sẽ có mối liên hệ tích cực với vốn xã hội
Tuy nhiên, cách thức huy động vốn xã hội mỗi người cũng khác nhau, nên kết quả thu về cũng phụ thuộc lên cách thức, hành vi huy động vốn xã hội của họ thông qua quá trình hoạt động (thời gian dùng Facebook):
H2: Thời gian dùng Facebook sẽ có mối liên hệ tích cực với vốn xã hội
Mặc dù kết nối mạng xã hội không thể thay thế hoàn toàn tương tác trực tiếp, những kết nối này vẫn có thể mang lại lợi ích xã hội cả về vật chất và tinh thần giống như các hoạt động xã hội truyền thống Khi so sánh các hoạt động mang lại cảm xúc tích cực tương tự với chi phí tương đương, chẳng hạn như gọi điện và gọi điện video, mọi người thường ưu tiên lựa chọn hoạt động mang lại trải nghiệm kết nối đa giác quan phong phú hơn Do đó, các nền tảng mạng xã hội ban đầu chỉ tập trung vào một khía cạnh (ví dụ: Flickr chỉ hỗ trợ chia sẻ ảnh) dần được thay thế bởi những nền tảng đa dạng và mang tính tương tác cao hơn (như YouTube, Facebook).
H3: Cảm xúc Facebook sẽ có mối liên hệ tích cực với vốn xã hội.
Nhận thức tầm quan trọng Vốn xã hội
Theo như Lin (2002, p 25) thì sự nắm lấy và dùng đến các tài nguyên:
Phải phản ảnh rằng cái tôi biết nhận thức sự tồn tại của tài nguyên nằm trong những quan hệ và mạng lưới của anh ta hay chị ta Có thể có những quan hệ mà nó không nằm trong bản đồ nhận thức của cái tôi nên không được anh ta hay chị ta biết được chúng tồn tại
Nhận thức đóng vai trò quyết định đến hành vi của con người Điều này cũng đúng đối với các hoạt động liên quan đến duy trì và gia tăng vốn xã hội Mọi hành động đều chịu sự chi phối của nhận thức về tầm quan trọng của vốn xã hội Nhận thức này bao gồm việc hiểu rõ về lợi ích và giá trị của vốn xã hội đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội nói chung Do đó, nâng cao nhận thức về vốn xã hội là nền tảng thiết yếu để thúc đẩy các hành vi tích cực hướng đến việc xây dựng và duy trì một xã hội gắn kết và phát triển bền vững.
Tuy học giả Lin đã đưa ra định đề mỗi người, mỗi tổ chức có động cợ hoạt động nhằm giữ gìn, gia tăng vốn xã hội, nhưng mô hình của Lin (Hình 2-4) không vẽ rõ động cơ này ở tác động đến vốn xã hội của mỗi người, mỗi tổ chức như thế nào Mô hình nghiên cứu của Adler và Kwon (Hình 2-5) thì vẽ ra động cơ ảnh hưởng lên sự tạo ra vốn xã hội rõ ràng hơn Dù cho mỗi cá nhân có động cơ gìn giữ, gia tăng vốn xã hội, nhưng họ nhận thức những nơi nào có nhiều, có ít tài nguyên trong mạng lưới khác nhau Cho nên nghiên cứu này mong muốn khảo sát sự tương tác của biến nhận thức tầm quan trọng lên mối quan hệ giữa hoạt động Facebook với vốn xã hội, nhằm để trả lời cho câu hỏi mà Lin (2002, p 247) đã đặt ra: “Tại sao một số cá nhân nào đó có bản đồ nhận thức tốt hơn hay xấu hơn về những vị trí có tài nguyên tốt?”
Bài luận này đề xuất một giải pháp để biến nhận thức về tầm quan trọng của vốn xã hội thành một công cụ hữu hiệu Công cụ này được thiết kế để quan sát và đánh giá tầm quan trọng của vốn xã hội theo từng cấp độ, từ cá nhân đến vĩ mô Các biến tương tác được sử dụng để đánh giá tầm quan trọng này bao gồm: quan trọng đối với cá nhân, quan trọng đối với gia đình, quan trọng đối với đơn vị làm việc, quan trọng đối với trường học và quan trọng đối với xã hội.
Những giả thuyết H4a, H4b, H4c dưới đây kì vọng sẽ có sự tương tác tích cực giữa Hoạt động Facebook với Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội:
H4a: Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội có tương tác dương lên Số bạn bè của mối quan hệ giữa Số bạn bè với Vốn xã hội
H4b: Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội có tương tác dương lên mối quan hệ giữa Thời gian dùng với Vốn xã hội
H4c: Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội có tương tác dương lên mối quan hệ giữa Cảm xúc Facebook với Vốn xã hội.
Mô hình nghiên cứu của luận văn
Bằng cách triển khai mô hình lí thuyết tổng quát của tác giả Lin (Hình 2-4, trang 21) và tham khảo thêm mô hình nghiên cứu khác như Hình 2-5 trang 23, Hình 2-6 trang 24, Hình 2-7 trang 24 và với những giả thuyết H1, H2, H3, H4a, H4b, H4c đã thảo luận, luận văn này vẽ ra mô hình nghiên cứu Hình 3-1
Hình 3-1: Mô hình nghiên cứu cho luận văn
Những cột mốc chính của chương này
Chương này trình bày lập luận cho những giả thuyết nghiên cứu và đề xuất biến tương tác và kết quả là mô hình nghiên cứu dựa vào sự phối hợp của hai nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dạng điều tra cắt ngang với cỡ mẫu ước tính là 165 người Mẫu được lấy thuận tiện, đảm bảo tỷ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu là 5:1 theo khuyến nghị của Hair, Black, Babin và Anderson (2010).
Qui trình nghiên cứu của luận văn
Hình 4-1: Qui trình nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia là các học viên vừa đi học vừa đi làm có sử dụng Facebook
Những người này vừa đi học vừa đi làm có thể vì họ tiếp tục muốn thay đổi địa vị (position) xã hội của mình, cũng có thể họ mong muốn có thêm các mối quan hệ xã hội mới (tức là bạn bè) Phần cơ sở lí thuyết đã nêu trên nói rằng vị thế xã hội tác động lên khả năng huy động, các mối quan hệ xã hội làm cho cá nhân có thêm cơ hội huy động vốn xã hội.
Nghiên cứu sơ bộ
Sau khi trao đổi với hơn 10 người về nội dung, bảng câu hỏi nháp được sửa đổi để giảm các thuật ngữ chuyên môn và đảm bảo dễ hiểu Thang đo mẫu thử N0 được xây dựng và kiểm tra độ tin cậy bằng Cronbach’s alpha Kết quả kiểm tra cho thấythang đo về nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội cần điều chỉnh lại do độ tin cậy không đạt và người tham gia phản hồi rằng cách diễn đạt ngữ nghĩa "khó hiểu".
Thang đo biến nhận thức đã được điều chỉnh lại thành 6 câu hỏi thật phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu: gia đình, tổ chức và trường học Những thang đo còn lại không có thay đổi đáng kể, ngoài việc tiếp tục dùng các từ thật dễ hiểu, gần gũi hơn nữa.
Các thang đo chính thức
4.5.1 Thang đo hoạt động Facebook
Thang đo này được phát triển bởi đầu tiên bởi Ellision, Steinfield và Lampe (2007) và sau đó được nhiều công trình khác mượn lại ví dụ như (Steinfield et al., 2008;
Valenzuela et al., 2009; Gil de Zỳủiga et al., 2012) Nội dung thang đo này đầu tiờn gồm có: số lượng Facebook “friends”, thời gian dành cho Facebook mỗi ngày Kế đến, sáu câu hỏi về cảm xúc được kết với Facebook và mức độ Facebook xen vào đời sống đo bằng thang đo Likert
Bảng 4-1: Thang đo hoạt động Facebook đa hướng
Kí hiệu Mức độ sử dụng Facebook: 8 biến quan sát Nguồn & dạng friends Số lượng bạn bè trên trang Facebook (Ellison et al.,
2007) Tỉ lệ minutes Trong tuần vừa rồi, trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu phút cho Facebook
Cảm xúc Facebook fb1 Dùng Facebook là một thứ sinh hoạt hằng ngày của bạn
Các nhà nghiên cứu Ellison et al (2007) đã sử dụng thang Likert 5 điểm để đánh giá mức độ nghiện Facebook của người dùng Các câu hỏi trong thang đo bao gồm: Bạn tự hào khi khoe Facebook của mình; Dùng Facebook là thói quen hằng ngày của bạn; Bạn cảm thấy như mất liên lạc với mọi người khi không dùng Facebook một thời gian; Bạn cảm thấy như mình là một thành viên của cộng đồng Facebook; Bạn sẽ rất buồn nếu không mở trang Facebook được.
4.5.2 Thang đo vốn xã hội Đề cập đến khảo sát vốn xã hội, thì tài liệu (Shah & Gil de Zuniga, 2008) đưa ra:
Nghiên cứu về vốn xã hội, ở cấp vi mô, những cá nhân được xem là các đơn vị phân tích, thông thường khảo sát cắt ngang đo động cơ công dân, thái độ công dân, khả năng công dân và tri thức công dân đóng góp vào sự biểu lộ có thể quan sát được của vốn xã hội
Luận văn này dùng lại cách đo vốn xã hội trên và thang đo cụ thể từ công trình (Gil de Zỳủiga et al., 2012): đo “đặc trưng cụng dõn của đời sống xó hội mà nú cho phộp tham gia tương tác lẫn nhau một cách hiệu quả hơn theo đuổi các mục đích chung trong cộng đồng của họ”
Bảng 4-2: Thang đo vốn xã hội đơn hướng
Vốn xã hội: 6 biến quan sát
Kí hiệu SC Nguồn và dạng
Bạn với cộng đồng nơi bạn học tập, làm việc và sinh sống: sc1 Bạn cảm thấy thân thiết trong cộng đồng
(Gil de Zỳủiga et al.,
2012) Likert 5 điểm sc2 Bạn chia sẻ các giá trị của cộng đồng sc3 Bạn nói chuyện về những vấn đề của cộng đồng sc4 Bạn cảm thấy được kết nối với mọi người sc5 Bạn được các thành viên trong cộng đồng giúp giải quyết vấn đề sc6 Bạn trông nom, chăm sóc cho thành viên cộng đồng
4.5.3 Biến đặc điểm chung và mục đích sử dụng Facebook
Bên cạnh thang đo hoạt động Facebook và thang đo vốn xã hội, còn có những biến khác mà nó có thể tác động lên biến độc lập hay biến phụ thuộc Biến thu nhập theo như tài liệu (Offe & Fuchs, 2002, pp 206–208) có tương quan dương với khả năng liên kết hội nhập Những cá nhân có khả năng nắm bắt tốt công việc của tổ chức, chuẩn tắc ngầm và tổng quát hơn là sự tín cẩn bền bỉ thì có thể được hưởng thu nhập cao
Tuổi có cho ta biết vị trí hiện tại của một cá nhân trên vòng đời của họ (Offe &
Fuchs, 2002, p 212) Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì một cá nhân sẽ tham gia vào một hay nhiều mạng lưới xã hội, ví dụ từ 20-27 tuổi thường tham gia vào những mạng lưới chính là môi trường học tập, lao động nhưng chưa kết hôn lập gia đình (theo (TCTK, 2011, p 96) thì phần nhiều hơn thanh niên ở Việt Nam chưa lập gia đình ở độ tuổi này)
Biến đặc điểm chung ghi nhận thông tin của người phản hồi bằng 7 biến quan sát và mục đích sử dụng của người được khảo sát bằng 6 biến
Bảng 4-3: Đặc điểm chung và mục đích Kí hiệu Đặc điểm chung: 7 biến quan sát Nguồn và dạng gender Giới tính (Ellison et al., 2007) Chỉ danh age Tuổi (Ellison et al., 2007) Tỉ lệ income Thu nhập cả năm (Ellison et al., 2007) Thứ tự hometown Xa quê nhà (Ellison et al., 2007) Chỉ danh internet Số giờ sử dụng Internet thường ngày (Ellison et al., 2007) Tỉ lệ household Số thành viên trong gia đình (có thể một hoặc nhiều thế hệ trong gia đình của bạn)
Hội đồng đề cương gợi ý
Tỉ lệ married Tình trạng hôn nhân Hội đồng đề cương gợi ý
Mục đích sử dụng Facebook: 6 biến quan sát p1 Dùng để giải trí (Park, Kee, & Valenzuela,
2009) Chỉ danh p2 Dùng để có thêm thông tin p3 Liên lạc với bạn bè (Pempek et al., 2009) Chỉ danh p4 Tự thể hiện mình p5 Để phục vụ kinh doanh
Tự đề xuất Chỉ danh p6 Lí do khác
Biến nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội đo các đánh giá mức quan trọng của vốn xã hội ở những phương diện: cho gia đình, công ty và trường học
Bảng 4-4: Thang đo biến nhận thức đơn hướng
Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội: 6 biến quan sát Kí hiệu CG Nguồn và dạng
Sự thân thiết với nhau, chia sẻ giá trị, thảo luận những vấn đề của nhau, kết nối nhau, giúp nhau, trông nom, chăm sóc nhau: cg1 Trong gia đình của bạn là quan trọng
Trong môi trường làm việc, đánh giá tự đề xuất theo thang Likert 5 điểm được xem trọng (cg2) Ngược lại, trong môi trường giáo dục, sự tự đánh giá này ít được coi trọng hơn (cg3) Về các mối quan hệ, sự tự đánh giá được coi là cần thiết trong gia đình (cg4) nhưng không cần thiết giữa những người đồng nghiệp (cg5) hay bạn học (cg6).
Đánh giá độ tin cậy
Bước tính độ tin cậy Cronbach’s alpha đã được thực hiện nhằm mục đích đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại của thang đo (Kline, 2011, p 69) và giúp loại bỏ được lần lượt biến rác khỏi thang đo Kline (2011, p 70) phân chia thang đo Cronbach’s alpha thành các nhóm:
“Độ tin cậy xung quanh 0.90 là xuất sắc”
“Độ tin cậy xung quanh 0.80 là rất tốt”
“Độ tin cậy xung quanh 0.70 là phù hợp”
“Thấp hơn 0.50 là không chấp nhận được”
Phân tích nhân tố khám phá
Bước “phân tích nhân tố khám phá nhằm để phát hiện ra các ước lượng tốt của cấu trúc tác động “tầng dưới chân thật” mà nó đáng tin cậy biểu thị cho các mối quan hệ của dữ liệu quan sát” (Harshman, 1970, p 5) do luận văn thu thập Theo tài liệu (Ford, MacCALLUM, & Tait, 1986) bốn điểm chính cần được quan tâm khi phân tích nhân tố:
“Lựa chọn mô hình nhân tố để dùng”
“Quyết định số lượng nhân tố giữ lại”
“Một phép quay hay nhiều phép”
“Diễn giải factor kết quả”
Theo hướng này, phép trích nhân tố được chọn là Principal Axis Factoring (PAF) để phân tích nhân tố trong luận văn, vì “phương sai của mỗi biến quan sát được tách ra thành phần chung và phần riêng, trong đó phương sai phần riêng bao gồm phương sai sai số ngẫu nhiên và phương sai hệ thống” (Ford et al., 1986, p 293) Phép trích nhân tố như thế này giúp “hé lộ cấu trúc nhân tố tầng dưới, chỉ phương sai chung xuất hiện trong kết quả” (Costello & Osborne, 2005, p 2)
Tiêu chuẩn giá trị riêng lớn hơn 1 mặc dù đơn giản và khách quan nhưng lại là một quy trình sai lệch và máy móc Nghiên cứu cho thấy tiêu chuẩn này thường dẫn đến nhiều hoặc đôi khi ít yếu tố hơn so với thực tế Vì vậy, bài viết này sử dụng các tiêu chuẩn thay thế là scree test và parallel analysis vì cả hai đều được đánh giá là "tốt" và kết hợp chúng lại với nhau để chọn số lượng yếu tố giữ lại một cách hiệu quả nhất.
(Ford et al., 1986, p 295) Số lượng nhân tố tối đa nên tham khảo từ kết quả parallel analysis (Ford et al., 1986, p 295) “Các nhà nghiên cứu nên khảo sát số lượng nhân tố từ nhiều nhất đến ít nhất cho đến khi kết quả diễn giải tốt nhất tìm được”
(Ford et al., 1986, p 295) Cách xác định số lượng nhân tố từ scree test:
Số lượng điểm nằm trên điểm gãy (không bao gồm điểm gãy) thường là số nhân tố Nếu không rõ điểm gãy mà các điểm tập trung cạnh khúc uốn thì phân tích lần lượt: con số đã xác định cấu trúc nhân tố trước, con số do kết quả scree test và mở rộng thêm điểm nằm kề trước, sau của hai con số trên (Costello & Osborne, 2005, p 3)
Một kết quả khớp nhất với dữ liệu là “một cấu trúc nhân tố sạch – hệ số tải trên 3, không hay ít biến tải chéo, không có những nhân tố ít hơn ba biến” (Costello &
Quyết định về phép quay:
Phép quay có mục đích làm đơn giản và trong sáng cấu trúc dữ liệu Phép quay không thể cải thiện những khía cạnh cơ bản của phân tích nhân tố, như là phương sai trích từ các biến quan sát Phép quay vuông góc (ví dụ varimax) cho ra các nhân tố không tương quan nhau, phép quay không vuông góc (ví dụ promax) cho ra các nhân tố tương quan với nhau Trong khoa học xã hội, chúng ta thường kì vọng có sự tương quan nào đó giữa các nhân tố, bởi vì các hành vi hiếm khi nào tách biệt ra thành các đơn vị hoàn toàn độc lập với nhau (Costello & Osborne, 2005, p 3)
Nếu số lượng nhân tố giữ lại nhiều hơn một, tác giả sẽ trình bày cả phép quay vuông góc và phép quay không vuông góc để gia tăng độ chính xác của kết quả
Tiêu chí biến được giữ lại là hệ số tải lớn hơn “±.5 để có ý nghĩa thực tiễn” (Hair et al., 2009)
Với thủ tục phân tích nhân tố khám phá đã mô tả chi tiết bên trên, tác giả thực hiện từng bước phân tích các tập biến quan sát bằng thang đo Likert của dữ liệu đã thu thập
Những dữ liệu bị thiếu sẽ được tác giả gán bằng giá trị trung bình của biến đó
Hình 4-2: Những bước thực hiện phân tích EFA
Phân tích hồi qui để kiểm định các giả thuyết
Các mô hình hồi qui được thiết lập để phân tích các ảnh hưởng của từng biến lên vốn xã hội, ảnh tưởng kết hợp của các biến lên vốn xã hội Sau đó, biến tương tác sẽ tham gia vào mô hình hồi qui Sau cùng, các biến đặc điểm chung và mục đích sử dụng sẽ được tham gia vào mô hình hồi qui
Những cột mốc chính của chương này
Chương này nói về phương pháp nghiên cứu dạng cắt ngang, đi từ nghiên cứu sơ bộ đến nghiên cứu chính thức Những thủ tục phân tích dữ liệu như tính Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá.
Phân tích và kết quả
Qui trình thu thập dữ liệu
Thời gian từ ngày 22-2-2013 đến ngày 28-2-2013, các phiếu khảo sát được phát mời khảo sát tại:
Các lớp cao học và luyện thi cao học tại Trường Đại học Bách Khoa, TP HCM
Nhân viên vừa học vừa làm tại Khoa tiêu hoá bệnh viện An Bình
Bảng 5-1: Chi tiết về thu thập phiếu khảo sát
Chi tiết Số lượng hoặc phần trăm (%)
Số phiếu có thiếu dữ liệu 40
Số phiếu không hợp lệ 3
Tỉ lệ % thu lại/phát ra 89
Khảo sát online được thực hiện từ 28-1-2013 đến ngày 27-2-2013 với những cách thức chat trực tiếp, gởi email và đăng tin trên Facebook để mời tham gia khảo sát qua Google Form Những nơi đã được mời tham gia khảo sát chủ yếu bao gồm:
Trường Trường Đại học Bách Khoa: o Gởi email đến lớp MIS 2012 o Đăng tin trên trang Facebook Bách Khoa MBA – Class 2011 o Gởi email đến lớp MBA 2011 o Trang Facebook Group Đại học Bách Khoa
Trường Trung Cấp Kĩ Thuật và Công Nghệ Cửu Long: o Lớp Dược Sĩ Trung Cấp D10AT01
Đăng tin trên trang nhà Facebook của người thực hiện và nhóm TH98 của khoa 1998 CNTT ĐH KHTN, TP HCM
Ngoài ra còn có các Facebook Page của những trường: o Page Trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh o Page Ton Duc Thang University o Page Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường TPHCM o Page Đại học Dân lập Hải Phòng o Page Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp o Page Cộng Đồng Cao Học Kinh Tế Việt Nam - caohockinhte.info o Page ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn HCM o Page Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)
Bảng 5-2: Chi tiết về thu thập khảo sát online
Số phiếu có thiếu dữ liệu 1
(Bị trùng lắp hoàn toàn không rõ nguyên nhân) 2
Có 159 người khảo sát bằng phiếu giấy và online quan tâm kết quả nghiên cứu đã điền địa chỉ email trong phiếu khảo sát.
Thống kê mô tả
Năm bảng thống kê mô tả bên dưới tóm tắt từ đặc điểm chung về đối tượng tham gia khảo sát, mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook đến sơ nét các thang đo sử dụng Facebook, vốn xã hội và nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội
Tỉ lệ Nữ và Nam tham gia khảo sát tương đương 4:6 Tỉ lệ số người đang làm việc học tập xa quê nhà so với người không xa quê nhà làm tròn số là 7:3 Số người lập gia đình chiếm tỉ lệ 1:4 so với tổng số người khảo sát Phân bố thu nhập trong mẫu khảo sát tương đối đồng đều cho hai nhóm dưới 5 triệu/tháng, 5 đến 7.5 triệu/tháng đều có tỉ lệ cỡ 1:4, nhóm 7.5 đến 10 triệu/tháng tỉ lệ thấp nhất 1:5 và nhóm trên 10 triệu/tháng có tỉ lệ cao nhất 3:10
Bảng 5-3: Đặc điểm chung và mục đích sử dụng (NA: thiếu dữ liệu):
KH Biến Quan sát được SL % gender Giới tính
Dưới 5 triệu/tháng 75 27 5 – 7.5 triệu/tháng 72 26 7.5 – 10 triệu/tháng 50 18 Trên 10 triệu/tháng 79 29
NA 12 hometown Xa quê nhà
NA 1 married Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn và đã li dị 217 75
NA 0 p1 Dùng Facebook để giải trí
NA 1 p2 Dùng Facebook để có thêm thông tin
NA 0 p3 Dùng Facebook để liên lạc với bạn bè
NA 1 p4 Dùng Facebook để tự thể hiện mình
NA 2 p5 Dùng Facebook để phục vụ việc kinh doanh
NA 1 p6 Dùng Facebook để phục vụ mục đích khác
NA 1 Độ tuổi của những đối tượng khảo sát vừa học vừa làm trung bình gần 28 tuổi, họ cũng dành trung bình mỗi ngày 6 giờ 44 phút sử dụng Internet Với trung con số trung bình 5 thành viên trong mỗi gia đình thì khái niệm gia đình “một hay nhiều thế hệ” ngày càng theo hướng gia đình hạt nhân về mặt lượng thành viên
Trong sáu mục đích sử dụng Facebook được hỏi thì ba mục đích “để liên lạc bạn bè”, “để giải trí”, “để có thêm thông tin” đều chiếm hơn 9:10 số người được hỏi trả lời có Gần 3:10 số đối tượng khảo sát trả lời “để tự thể hiện mình” khi dùng Facebook Tương tự, hơn 1:5 dùng Facebook “để phục vụ kinh doanh” và 2:5 “để phục vụ mục đích khác” Đặc điểm chung và mục đích sử dụng Facebook: cho thấy đối tượng khảo sát linh hoạt, sống xa gia đình vì học hành và công việc Cho nên họ có nhu cầu liên lạc
(cao nhất) và nhu cầu có thêm thông tin Với độ tuổi trung bình 28, nhu cầu giải trí cao 90%, nhưng nhu cầu tự thể hiện mình có một mức độ nhất định 28%
Bảng 5-4: Thống kê mô tả các biến tỉ lệ
KH Biến Min Max Mean SD Thiếu dữ liệu age Tuổi 21 47 27.78 3.87 6 interner Số giờ sử dụng Internet 5 21 6h:44 4.13 2 household Số thành viên trong gia đình 2 22 5 2.36 2 friends Số lượng Facebook
“friends” 5 3000 296 364.98 4 minutes Số phút dành cho
Trong Bảng 5-4 cũng cho thấy số lượng Facebook “friends” của những người tham gia khảo sát trung bình là 296 và họ dành cho hoạt động Facebook trung bình 64 phút
Số phút dành cho Facebook mỗi ngày: đang chiếm hơn 1:7 thời gian trung bình dùng Internet mỗi ngày
Bảng 5-5: Thống kê mô tả về sử dụng Facebook
Việc sử dụng Facebook đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta Bạn có thể tự hào về trang Facebook của mình và chia sẻ nó với bạn bè, coi đó như một thói quen hàng ngày Bạn cảm thấy mất kết nối với mọi người nếu không sử dụng Facebook trong một thời gian Hơn nữa, thông qua Facebook, bạn cảm thấy mình thực sự là một phần của cộng đồng.
Facebook 3.30 0.95 1 fb6 Bạn sẽ rất buồn nếu không mở trang Facebook được 2.93 1.16 0 Ở Bảng 5-5 có một nhóm ba chi tiết trung bình cao hơn điểm 3: dùng Facebook “là một thứ sinh hoạt hằng ngày của bạn”, “là một thói quen hằng ngày của bạn” và
“cảm thấy mình là một thành viên của cộng đồng Facebook” Nhóm còn lại “tự hào khi khoe Facebook của mình”, “cảm thấy mất liên lạc với mọi người khi bạn không dùng Facebook một thời gian” và “rất buồn nếu không mở trang Facebook được” có trung bình thấp hơn điểm 3
Bảng 5-6: Thống kê mô tả về vốn xã hội
Cảm giác gắn kết với cộng đồng khiến bạn thấy thân thuộc (3,53) và chia sẻ các giá trị chung (3,54) Bạn thường trao đổi về các vấn đề của cộng đồng (3,44) và cảm thấy được kết nối chặt chẽ với mọi người (3,74) Khi gặp khó khăn, bạn được thành viên trong cộng đồng nhiệt tình giúp đỡ (3,23) Ngược lại, bạn cũng hỗ trợ và chăm sóc lẫn nhau (2,88), tạo nên mối quan hệ gắn bó, bền chặt.
Trong từng chi tiết của thang đo vốn xã hội Bảng 5-6 đều có trung bình cao hơn điểm 3, ngoại trừ “trông nom, chăm sóc cho thành viên cộng đồng” trung bình 2.88 thấp hơn điểm 3
“Bạn trông nom, chăm sóc cho thành viên cộng” có trung bình thấp, như vậy vốn xã hội của đối tượng khảo sát đang yếu nhất ở điểm này, và nó cũng tương phản với
“Bạn được các thành viên trong cộng đồng giúp giải quyết vấn đề” thì cao hơn trung bình
Bảng 5-7: Thống kê mô tả về nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội
KH Biến Mean SD NA cg1 Trong gia đình của bạn là quan trọng 3.84 0.91 2 cg2 Trong công ty của bạn là quan trọng 3.35 0.89 0 cg3 Trong nơi học tập của bạn là quan trọng 3.40 0.83 1 cg4 Giữa người trong gia đình với nhau theo bạn là cần 3.84 0.95 0 cg5 Giữa các đồng nghiệp với nhau theo bạn là không cần 3.36 1.04 0
Dạng chưa chuyển đổi 2.64 cg6 Giữa các bạn học với nhau theo bạn là không cần 3.43 0.97 1
Dạng chưa chuyển đổi 2.58 Ở (Bảng 5-7) phản ánh nhận thức tầm quan trọng và tính cần của vốn xã hội trong gia đình đều có trung bình 3.84 cao hơn so với hai môi trường tương tự nhau là nơi làm việc hay học tập Bên cạnh đó, mỗi chi tiết đều có trung bình cao hơn điểm 3.
Kiểm định độ tin cậy thang đo
Thang đo cảm xúc Facebook có 6 biến quan sát là đơn hướng Bảng bên dưới tính độ tin cậy cho thang đo này:
Bảng 5-8: Độ tin cậy thang đo Cảm xúc Facebook
Biến Alpha còn lại nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha fb1 0.80 0.45
0.84 fb2 0.82 0.48 fb3 0.81 0.45 fb4 0.83 0.49 fb5 0.82 0.48 fb6 0.80 0.45
Factor cảm xúc Facebook có độ tin cậy 0.84, theo (Kline, 2011, p 70) độ tin cậy Cronbach’s alpha “xung quanh 0.80 là rất tốt”
Bảng 5-9: Độ tin cậy thang đo Nhận Thức Tầm Quan Trọng Của Vốn Xã Hội
(Biến được tô đậm sẽ bị loại bỏ)
Biến Alpha còn lại nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha cg1 0.66 0.28
0.73 cg2 0.68 0.30 cg3 0.70 0.32 cg4 0.65 0.27 cg5 0.74 0.36 cg6 0.70 0.33
Thang đo nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội có độ tin cậy 0.73, nhưng loại bớt biến quan sát cg5 thì làm tăng thêm độ tin cậy Vì thang đo này chưa được kiểm định độ tin cậy, nên tác giả quyết định loại bớt biến cg5 nhằm gia tăng độ tin cậy Cronbach’s alpha
Bảng 5-10: Độ tin cậy thang đo Nhận Thức Tầm Quan Trọng Của Vốn Xã Hội
(Biến cg6 được tô đậm sẽ bị loại bỏ)
Biến Alpha còn lại nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha cg1 0.64 0.32
Kết quả tính lại Cronbach’s alpha lần nữa với lập luận tương tự ở trên, tác giả quyết định loại bỏ thêm biến quan sát cg6
Bảng 5-11: Độ tin cậy thang đo Nhận Thức Tầm Quan Trọng Của Vốn Xã Hội
Biến Alpha còn lại nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha cg1 0.71 0.45
0.79 cg2 0.73 0.47 cg3 0.77 0.52 cg4 0.73 0.49 Độ tin cậy thang đo nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội có alpha đạt 0.79 là rất tốt
Bảng 5-12: Độ tin cậy thang đo Vốn Xã Hội
Biến Alpha còn lại nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha sc1 0.77 0.40
0.81 sc2 0.76 0.39 sc3 0.75 0.38 sc4 0.80 0.45 sc5 0.77 0.41 sc6 0.80 0.45
Thang đo vốn xã hội không cần loại bớt câu hỏi nào, alpha đạt được 0.81 là rất tốt.
Phân tích EFA để kiểm tra tính đơn hướng
Thang đo hoạt động Facebook được áp dụng từ khi ra mắt (Ellison et al., 2007) Tuy nhiên, lúc đó thang đo chỉ được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's alpha cho cả 8 biến friends, minutes, fb1, , fb6 (sau khi chuẩn hóa).
Luận văn này xem mỗi biến friends, minutes là một chiều riêng biệt và factor cảm xúc Facebook
Lần lượt thực hiện Parallel Analysis (Hình 5-1) và Scree test (Hình 5-2):
Hình 5-1: Parallel Analysis cho thang đo cảm xúc Facebook
So sánh trị riêng của dữ liệu ngẫu nhiên và dữ liệu quan sát gợi ý có hai nhân tố giữ lại hay có một thành phần giữ lại
Hình 5-2: Scree plot của 6 biến của cảm xúc Facebook
Hình trên cho thấy điểm gãy tại hai thành phần hay hai nhân tố Phối hợp kết quả
Parallel Analysis (Hình 5-1) và Scree test (Hình 5-2) cho thấy có 2 khả năng về số lượng nhân tố giữ lại là 1 hay 2 để biểu diễn tốt khái niệm ẩn Hai bảng bên dưới trình bày kết quả phân tích nhân tố theo từng phương án
Bảng 5-13: Phân tích nhân tố biến fb1, , fb6, số lượng factor giữ lại là hai
Biến Quay Varimax Phần chung Phần riêng
PA1 PA2 h 2 u 2 fb1 0.80 0.28 0.72 0.28 fb2 0.48 0.39 0.38 0.62 fb3 0.87 0.21 0.79 0.21 fb4 0.13 0.84 0.73 0.27 fb5 0.39 0.50 0.40 0.60 fb6 0.40 0.64 0.58 0.42
Bảng 5-14: Phân tích nhân tố biến fb1, , fb6, số lượng factor giữ lại là một
KH Biến Hệ số tải
Phần riêng u 2 fb1 Dùng Facebook là một thứ sinh hoạt hằng 0.77 0.59 0.41 ngày của bạn fb2 Bạn tự hào khi khoe Facebook của mình 0.63 0.40 0.60 fb3 Dùng Facebook là một thói quen hằng ngày của bạn 0.75 0.56 0.44 fb4 Bạn cảm thấy mất liên lạc với mọi người khi bạn không dùng Facebook một thời gian 0.59 0.35 0.65 fb5 Bạn cảm thấy mình là một thành viên của cộng đồng Facebook 0.63 0.40 0.60 fb6 Bạn sẽ rất buồn nếu không mở trang
So sánh kết quả (Bảng 5-13) và (Bảng 5-14) cho thấy phương án một factor biểu diễn rõ ràng hơn vì phương án hai factor có hiện tưởng tải chéo và hệ số tải nhỏ hơn 5 Tác giả quyết định chọn phương án một factor giữ lại biểu diễn cho các biến fb1, , fb6 Để tăng thêm tổng phương sai trích, tác giả loại ra bớt biến fb4 (vì hệ số tải nhỏ nhất) của factor cảm xúc Facebook
Bảng 5-15: Phân tích nhân tố biến fb1, fb2, fb3, fb5, fb6
Biến Hệ số tải Phần chung h 2 Phần riêng u 2 fb1 0.82 0.59 0.41 fb2 0.63 0.40 0.60 fb3 0.82 0.56 0.44 fb5 0.59 0.40 0.60 fb6 0.66 0.53 0.47
Chỉ số KMO: 0.80 Kiểm định Bartlett: p-value = 0.00 < 0.05
Kết luận tập biến fb1, , fb6 là một khái niệm đơn hướng vì các biến này có “hệ số tải cao chỉ trên một factor” (Hair et al., 2009) Khái niệm Cảm xúc Facebook có tổng phương sai trích 50% và trị riêng 2.96 Về điều kiện để kiểm định theo (Hair et al., 2009) chỉ số KMO 0.80 “đáng khen” và kiểm định Bartlett 0.00 < 0.05
5.4.1 Nhân tố Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội
Tiếp tục áp dụng thủ tục phân tích EFA tương tự lần đầu tiên, kết quả phân tích nhân tố:
Bảng 5-16: Phân tích nhân tố biến cg1, , cg4
KH Biến Hệ số tải
Phần riêng u 2 cg1 Vốn xã hội: trong gia đình của bạn là quan trọng 0.77 0.59 0.41 cg2 Vốn xã hội: trong công ty của bạn là quan trọng 0.72 0.51 0.49 cg3 Vốn xã hội: trong nơi học tập của bạn là quan trọng 0.61 0.38 0.62 cg4 Vốn xã hội: giữa người trong gia đình với nhau theo bạn là cần 0.69 0.47 0.53
Chỉ số KMO: 0.73 Kiểm định Bartlett: p-value = 0.00 < 0.05
Kết luận tập biến cg1, , cg4 là một nhân tố đơn hướng vì các biến này có hệ số tải cao chỉ trên một factor Nhân tố Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội có tổng phương sai trích 49% và trị riêng 2.44 Phương sai trích 49% chỉ thấp hơn ngưỡng 50% một chênh lệch 1%, nên tác giả quyết định không thêm biến để gia tăng phương sai vì muốn giữa ý nghĩa của thang đo Về điều kiện kiểm định chỉ số KMO 0.73 và kiểm định Bartlett 0.00 < 0.05
5.4.2 Nhân tố Vốn xã hội
Tiếp tục phân tích nhân tố cho các biến quan sát của Vốn xã hội
Bảng 5-17: Phân tích nhân tố biến sc1, , sc6
KH Biến Hệ số tải
Phần riêng u 2 sc1 Bạn cảm thấy thân thiết trong cộng đồng 0.69 0.48 0.52 sc2 Bạn chia sẻ các giá trị của cộng đồng 0.75 0.56 0.44 sc3 Bạn nói chuyện về những vấn đề của cộng đồng 0.77 0.60 0.40 sc4 Bạn cảm thấy được kết nối với mọi người 0.53 0.29 0.71 sc5 Bạn được các thành viên trong cộng đồng giúp giải quyết vấn đề 0.62 0.38 0.62 sc6 Bạn trông nom, chăm sóc cho thành viên cộng đồng 0.51 0.26 0.74
Chỉ số KMO: 0.80 Kiểm định Bartlett: p-value = 0.00 < 0.05 Để làm tăng thêm tổng phương sai trích, tác giả quyết định loại bỏ biến sc6 vì hệ số tải bé nhất
Bảng 5-18: Kết quả phân tích nhân tố biến sc1, , sc5
Biến PA1 Phần chung h2 Phần riêng u2 sc1 0.73 0.53 0.47 sc2 0.79 0.63 0.37 sc3 0.76 0.57 0.43 sc4 0.56 0.32 0.68 sc5 0.53 0.28 0.72
Chỉ số KMO: 0.80 Kiểm định Bartlett: p-value = 0.00 < 0.05
Kết luận tập biến sc1, , sc6 là một khái niệm đơn hướng vì các biến này có hệ số tải cao chỉ trên một factor Khái niệm Vốn xã hội có tổng phương sai trích 47% và trị riêng 2.82 Tuy phương sai trích 47% thấp hơn ngưỡng 50%, nhưng tác giả quyết không tiếp tục loại biến để tăng thêm phương sai vì mục tiêu giữa ý nghĩa của thang đo Về điều kiện kiểm định chỉ số KMO 0.80 và kiểm định Bartlett 0.00 < 0.05.
Phân tích EFA để kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt
Để thẩm định sự phân biệt, hội tụ của hai khái niệm Cảm xúc Facebook và Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội, tác giả tiến hành phân tích nhân tố chung cho cả hai khái niệm
Bảng 5-19: Kết quả phân tích nhân tố fb1, , fb3, fb5, fb6, cg1, , cg4, số lượng factor giữ lại là hai
Biến Quay Varimax Quay Promax Phần chung Phần riêng
PA1 PA2 PA1 PA2 h 2 u 2 fb1 0.81 0.13 0.82 0.00 0.67 0.33 fb2 0.62 0.10 0.62 0.00 0.39 0.61 fb3 0.81 0.11 0.82 -0.01 0.66 0.34 fb5 0.58 0.13 0.58 0.04 0.35 0.65 fb6 0.67 0.02 0.69 -0.08 0.45 0.55 cg1 0.00 0.79 -0.09 0.80 0.62 0.38 cg2 0.14 0.70 0.06 0.69 0.51 0.49 cg3 0.12 0.60 0.05 0.59 0.37 0.63 cg4 0.07 0.68 0.00 0.69 0.47 0.53
Hệ số tương quan giữa các factor PA1 PA2
Chỉ số KMO: 0.77 Kiểm định Bartlett: p-value = 0.00 < 0.05
Kết luận: Hệ số tải của các biến trên factor chính tương ứng cao hơn 0,50, còn hệ số tải chéo trên factor phụ đều nhỏ hơn 0,10 Kết quả này chỉ ra rằng hai khái niệm cần được phân tích nhân tố tách biệt nhau, dẫn đến sự hội tụ của các biến thành hai nhân tố riêng biệt.
Hình 5-3: Biểu diễn hai factor với phép quay Varimax
Tính lại độ tin cậy của thang đo
Sau khi kiểm định EFA, những thang đo thay đổi được tính lại độ tin cậy lần nữa
Bảng 5-20: Thang đo Cảm xúc Facebook
Biến Alpha còn lại nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha fb1 0.77 0.46
0.83 fb2 0.81 0.52 fb3 0.77 0.45 fb5 0.82 0.53 fb6 0.80 0.50 Độ tin cậy thang đo cảm xúc Facebook có alpha đạt 0.83 là rất tốt
Bảng 5-21: Thang đo Vốn xã hội
Biến Alpha còn lại nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha sc1 0.75 0.43
0.80 sc2 0.74 0.41 sc3 0.74 0.42 sc4 0.79 0.49 sc5 0.80 0.50 Độ tin cậy thang đo vốn xã hội có alpha đạt 0.80 là rất tốt.
Mô hình nghiên cứu chính thức
Sau khi phân tích độ tin cậy, phân tích EFA và tính lại độ tin cậy đạt được: độ tin cậy, giá trị đơn hướng và hội tụ Mô hình nghiên cứu được vẽ lại, trong đó thang đo cảm xúc Facebook đã loại bớt 1 câu hỏi, thang đo vốn xã hội cũng loại bớt 1 câu hỏi, thang đo nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội loại 2 câu hỏi
Hình 5-4: Mô hình nghiên cứu chính thức.
Phân tích hồi qui tuyến tính
Bước phân tích hồi qui tuyến tính nhằm mục đích kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính thức trong luận văn này Tác giả trình bày kiểm định các giả thuyết trong điều kiện không có sự tham gia biến điều khiển trước, sau đó là có sự tham gia của các biến điều khiển
Các mô hình (M1), (M2), (M3) khảo sát mối quan hệ giữa vốn xã hội với các biến Số lượng bạn trên trang Facebook, Số phút sử dụng Facebook trung bình mỗi ngày, nhân tố Cảm xúc Facebook
Biến độc lập Ước lượng (B) p-value Signif Beta
N(8 R 2 : 0 01934 Adj R 2 : 0.0158 Signif codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1 9 quan sát đã bị loại ra do thiếu dữ liệu nên N’ = N – 9 = 279 F-statistic: 5.463 trên 1và 277 DF, p-value: 0.02013 < 0.05 (*)
Diễn giải: Trong điều kiện phân tích hồi qui tuyến tính đơn biến, với p-value = 0.02
< 0.05 nên mô hình (M1) có ý nghĩa thống kê Nói cách khác, xác suất dữ liệu đã quan sát (D) xảy ra với điều kiện giả thuyết không (null hypothesis, kí hiệu H1-) đúng là p(D|H1-) = 0.02 < 0.05 (ngưỡng α) cho nên giả thuyết thay thế (alternative hypothesis, kí hiệu H1+) được chấp nhận Với tham số b 1 dương có ý nghĩa thống kê nên có thể nói giả thuyết nghiên cứu (H1) (research hypothesis) được ủng hộ bởi chứng cứ (D)
Phân tích: Từ R 2 M1 điều chỉnh ta thấy mô hình dự báo (M1) chỉ giải thích được 1.6% phương sai của vốn xã hội rất ít
Hàm ý: Số lượng bạn trên trang Facebook không phải là một tác động đáng kể để tạo ra vốn xã hội
Biến độc lập Ước lượng (B) p-value Signif Beta
N(8 R 2 : 0.02653 Adj R 2 : 0.02299 Signif codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1 11 quan sát đã bị loại ra do thiếu dữ liệu nên N’ = N – 11 = 277 F-statistic: 7.494 trên 1 và 275 DF, p-value: 006594 < 0.01 (**)
Diễn giải: Tương tự diễn giải ở trên, giả thuyết nghiên cứu (H2) được ủng hộ mạnh bởi chứng cứ
Phân tích: Từ R 2 M2 điều chỉnh ta thấy mô hình dự báo (M2) chỉ giải thích được 2.3% phương sai của vốn xã hội
Hàm ý: Số phút sử dụng Facebook trung bình mỗi ngày, không phải là một tác động đáng kể để tạo ra Vốn xã hội Nhưng với thực tế qua khảo sát, mỗi người trung bình hơn 1h trong mỗi ngày để sử dụng Facebook có thể còn cho những đích khác như: giải trí, kinh doanh
Biến độc lập Ước lượng (B) p-value Signif Beta
N(8 R 2 : 0.1406 Adj R 2 : 0.1375 Signif codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1 14 quan sát đã bị loại ra do thiếu dữ liệu nên N’ = N – 14 = 274 F-statistic: 44.51 trên 1 và 272 DF, p-value: 1.41e-10 < 0.001 (***)
Diễn giải: Tương tự, giả thuyết nghiên cứu (H3) được ủng hộ rất mạnh bởi chứng cứ
Phân tích: Từ R 2 M3 điều chỉnh ta thấy mô hình dự báo (M3) giải thích được 13.8% phương sai của vốn xã hội Nếu nhân tố Cảm xúc Facebook tăng thêm một đơn vị thì vốn xã hội sẽ tăng theo b 1 = 0.29 đơn vị Trong thang đo hoạt động Facebook, nhân tố này có ý nghĩa lớn nhất ảnh hưởng lớn nhất
Hàm ý: Cảm xúc Facebook rất đáng để đầu tư để gia tăng vốn xã hội cá nhân
Mô hình (M4) tiến hành phân tích tác động đồng thời giữa hai biến Số lượng bạn trên trang Facebook, Số phút sử dụng Facebook trung bình mỗi ngày lên vốn xã hội:
Biến độc lập Ước lượng (B) p-value Signif Beta
N(8 R 2 : 0.03461 Adj R 2 : 0.02751 Signif codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1 13 quan sát đã bị loại ra do thiếu dữ liệu nên N’ = N – 13 = 275 F-statistic: 4.875 trên 2 và 272 DF, p-value: 0.008313 < 0.01 (**)
Diễn giải: Với tham số b 2 dương có ý nghĩa thống kê nên có thể nói giả thuyết nghiên cứu (H2) ược ủng hộ bởi chứng cứ Trong mô hình này, ảnh hưởng Friends không có ý nghĩa thống kê, nên giả thuyết nghiên cứu (H1) không được chấp nhận
Phân tích: Từ R 2 M4 điều chỉnh ta thấy mô hình dự báo (M4) chỉ giải thích được 2.8% phương sai của vốn xã hội
Hàm ý: Số lượng bạn bè trên trang Facebook và thời gian sử dụng trung bình hằng ngày đồng thời không làm nên vốn xã hội cá cá nhân đáng kể
Mô hình (M5) tiến hành phân tích tác động đồng thời giữa giữa ba biến Số lượng bạn trên trang Facebook, Số phút sử dụng Facebook trung bình mỗi ngày, nhân tố cảm xúc Facebook lên vốn xã hội
Social Captial = b 0 + b 1 Friends + b 2 Minutes + b 3 Facebook (M5)
Biến độc lập Ước lượng (B) p-value Signif Beta
N(8 R 2 : 0.1340 Adj R 2 : 0.1242 Signif codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1 20 quan sát đã bị loại ra do thiếu dữ liệu nên N’ = N – 20 = 268 F-statistic: 13.62 trên 3 và 264 DF, p-value: 2.741e-08 < 0.001 (***)
Diễn giải: Với tham số b 3 rất có ý nghĩa thống kê dương nên có thể nói giả thuyết nghiên cứu (H3) được ủng hộ rất mạnh bởi chứng cứ Trong mô hình này, ảnh hưởng Friends, Minutes không có ý nghĩa thống kê, nên giả thuyết nghiên cứu (H1), (H2) không được chấp nhận
Phân tích: Từ R 2 M5 điều chỉnh ta thấy mô hình dự báo (M5) giải thích được 12.4% phương sai của vốn xã hội Nếu nhân tố Facebook tăng thêm một đơn vị thì vốn xã hội sẽ tăng theo b 3 = 0.26 đơn vị
Hàm ý: Cảm xúc với Facebook rất đáng để đầu tư để gia tăng vốn xã hội cá nhân
Nhưng gia tăng số lượng bạn bè trên trang Facebook hay thời gian sử dụng trang Facebook không có ý nghĩa như thế
Mô hình (M6) xem xét tác động của nhân tố Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội một cách riêng lẻ lên vốn xã hội
Biến độc lập Ước lượng (B) p-value Signif Beta
N(8 R 2 : 0.2166 Adj R 2 : 0.2138 Signif codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1 9 quan sát đã bị loại ra do thiếu dữ liệu nên N’ = N – 9 = 279 F-statistic: 76.61 trên 1 và 277 DF, p-value: < 2.2e-16 (***)
Kết quả nghiên cứu củng cố mạnh mẽ giả thuyết cho rằng việc nhận thức được tầm quan trọng của vốn xã hội sẽ tác động tích cực đến vốn xã hội.
Phân tích: Từ R 2 M6 điều chỉnh ta thấy mô hình dự báo (M6) giải thích được 21.4% phương sai của vốn xã hội Nếu nhân tố Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội tăng thêm một đơn vị thì vốn xã hội sẽ tăng theo b 1 = 0.39 đơn vị
Hàm ý: Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội ảnh hưởng đến hơn 1:5 vốn xã hội Do đó, nhận thức về “sự thân thiết với nhau, chia sẻ giá trị, thảo luận những vấn đề của nhau, kết nối nhau, giúp nhau, trông nom, chăm sóc nhau” trong gia đình, tổ chức, trường học càng cao thì sẽ tạo ra vốn xã hội cho cá nhân càng nhiều
Mô hình (M7) xem xét sự tác động đồng thời giữa các biến Số lượng bạn trên trang Facebook, Số phút sử dụng Facebook trung bình mỗi ngày, nhân tố Cảm xúc Facebook, nhân tố Nhận thức tầm quan trọng của vốn xã hội:
Social Captial = b 0 + b 1 Friends + b 2 Minutes + b 3 Facebook + b 4 Cognitive (M7)
Biến độc lập Ước lượng p-value Signif Beta
N(8 R 2 : 0.2915 Adj R 2 : 0.2806 Signif codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1 22 quan sát đã bị loại ra do thiếu dữ liệu nên N’ = N – 22 = 266 F-statistic: 26.84 trên 4 và 261 DF, p-value: < 2.2e-16 (***)