1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu diesel sinh học thế hệ mới (Bio-Hydrofined Diesel-BHD) từ dầu mỡ động thực vật bằng phương pháp Hydro hóa trên hệ xúc tác mới

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu diesel sinh học thế hệ mới (Bio-Hydrofined Diesel-BHD) từ dầu mỡ động thực vật bằng phương pháp Hydro hóa trên hệ xúc tác mới
Tác giả Huỳnh Quyền, Thiều Quang Quốc Việt, Đỗ Hải Sâm, Trần Tuyết Sương, Nguyễn Tuấn Lợi
Người hướng dẫn Huỳnh Quyền, PGS.TS
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật Hóa học
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 3,09 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Đặt vấn đề (8)
  • Chương 2: Nghiên cứu tổng quan lý thuyết (10)
    • 2.1. Tổng quan về biodiesel (10)
      • 2.1.1. Khái niệm (10)
      • 2.1.2. So sánh biodiesel và diesel khoáng (10)
    • 2.2. Tổng quan về Bio-Hydrofined-Diesel (BHD) (12)
      • 2.2.1. Giới thiệu chung về BHD (12)
      • 2.2.2. Thành phần và tính chất của BHD (13)
      • 2.2.3. Quá trình xử lý hydro (hydrotreating) (14)
      • 2.2.4. Phản ứng hydrodeoxygenation (HDO) (15)
    • 2.3. Cơ chế phản ứng (15)
      • 2.3.1. Phản ứng hydro hóa (15)
      • 2.3.2. Phản ứng bẽ gãy mạch C (15)
      • 2.3.3. Sản phẩm (0)
    • 2.4. Các loại xúc tác (0)
    • 2.5. Nguyên liệu dầu mỡ động thực vật cho sản xuất biodiesel ở Việt Nam (17)
  • Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm (20)
    • 3.1. Tổng hợp các loại xúc tác CoMo/ γ -Al 2 O 3 ; CoMo/TiO 2 và CoMo/ZrO 2 (20)
      • 3.1.1. Hóa chất sử dụng (20)
      • 3.1.2. Quy trình điều chế (20)
      • 3.1.3. Hoạt hóa xúc tác (21)
      • 3.1.4. Đánh giá kết quả tổng hợp xúc tác (21)
    • 3.2. Quy trình tiến hành các thí nghiệm tổng hợp BHD (21)
    • 3.3. Kết quả thực nghiệm phản ứng HDO trên các hệ xúc tác trên cùng một loại dầu thực vật đại diện (22)
    • 3.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện của phản ứng HDO (24)
      • 3.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng (24)
      • 3.4.2. Ảnh hưởng của áp suất phản ứng (26)
      • 3.4.3. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác (28)
    • 3.5. Kết quả thực nghiệm phản ứng HDO trên các nguồn nguyên liệu dầu mỡ động thực vật khác nhau (30)
  • Chương 4: Tổng hợp kết quả thực nghiệm, nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp dầu biodiesel bằng phương pháp HDO (32)
    • 4.1. Nghiên cứu lựa chọn quy trình tổng hợp xúc tác cho phản ứng HDO (32)
    • 4.2. Tổng hợp kết quả, xây dựng quy trình tổng hợp BHD từ nguồn dầu mỡ động thực vật bằng phương pháp HDO trên hệ xúc tác mới (33)
  • Chương 5: Kết luận và kiến nghị (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

13 Bảng 3.2: Các thí nghiệm phản ứng HDO trên các hệ xúc tác đã tổng hợp trên cùng một loại nguyên liệu là dầu KFC đã qua sử dụng .... 15 Bảng 3.3: Các thông số của sản phẩm BHD được t

Nghiên cứu tổng quan lý thuyết

Tổng quan về biodiesel

Biodiesel, còn được gọi diesel sinh học, là một loại nhiên liệu có tính chất giống với dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật hay mỡ động vật Biodiesel, hay nhiên liệu sinh học nói chung, là một loại năng lượng sạch

Mặt khác chúng không độc và dể phân huûy trong tự nhiên

Bản chất của biodiesel là sản phẩm ester hóa giữa methanol hoặc ethanol và acid béo tự do trong dầu thực vật hoặc mỡ động vật

Tùy thuộc vào loại dầu và loại rượu sử dụng mà alkyl ester có tên khác nhau:

Nếu bắt đầu quá trình sản xuất từ dầu đậu nành và methanol, ta sẽ thu được SME (Soy Methyl Esters) Đây chính là loại este methyl phổ biến nhất được ứng dụng rộng rãi tại thị trường Hoa Kỳ.

- Nếu đi từ dầu cây cải dầu (rapeseed) và methanol thì ta thu được RME (Rapeseed Methyl Esters) Đây là loại ester thông dụng nhất được sử dụng ở châu Âu

Theo tiêu chuẩn ASTM thì biodiesel được định nghĩa là: “các mono alkyl ester của các acid mạch dài có nguồn gốc từ các lipid có thể tái tạo lại như: dầu thực vật, mỡ động vật, được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel”

2.1.2 So sánh biodiesel và diesel khoáng:

B ả ng 2.1: So sánh tính ch ấ t c ủ a biodiesel và diesel khoáng [5]

Các chỉ tiêu Biodiesel Diesel khoáng

Tỷ trọng Độ nhớt động học ở 40 0 C, cSt Trị số cetane

Nhiệt lượng tỏa ra khi cháy, cal/g Hàm lượng lưu huỳnh, % Điểm vẩn đục, 0 C Chỉ số Iốt

Trang 4 Biodiesel có tính chất vật lý rất giống với dầu diesel Tuy nhiên tính chất phát khí thải thì biodiesel tốt hơn dầu diesel khoáng Tính chất vật lý của biodiesel so với nhiên liệu diesel khoáng được trình bày trong Bảng 2.1

Các nước trên thế giới hiện nay đều quan tâm đến vấn đề về hiệu quả kinh tế và môi trường, vì vậy xu hướng chung của nhiên liệu diesel là tối ưu hóa trị số cetane, tìm mọi cách để giảm hàm lượng lưu huỳnh xuống, mở rộng nguồn nhiên liệu, tạo nhiên liệu sạch ít gây ô nhiễm Việc đưa biodiesel vào nhiên liệu diesel có thể nói là phương pháp hiệu quả nhất trong xu thế của nhiên liệu diesel khoáng hiện nay, nó vừa có lợi về mặt kinh tế, về sự hoạt động của động cơ, vừa có lợi về môi trường sinh thái

Cụ thể hơn đây là loại nhiên liệu có thể tái chế và sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ Nhưng có thể đó mới chỉ là một ưu điểm Dùng biodiesel tức là chúng ta sẽ dùng ít diesel thông thường hơn, nhưng thực tế là tỷ lệ biodiesel trong hỗn hợp nhiên liệu dùng cho động cơ cũng khá nhỏ Hầu hết các nhà sản xuất động cơ diesel đều khuyến cáo là chỉ nên pha theo tỷ lệ 5% biodiesel (B5) và 95% diesel thông thường

Trong điều kiện thời tiết lạnh, tỷ lệ biodiesel có thể còn thấp hơn

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng biodiesel thể hiện ở ngay động cơ Kết quả thử nghiệm với một số xe buýt chạy trong thành phố cho thấy biodiesel chất lượng cao có thể giúp tăng gấp đôi tuổi thọ của một số bộ phận trong động cơ Điều này có thể không ý nghĩa lắm với các loại xe thông thường nhưng sẽ có ý nghĩa với các loại xe phục vụ mục đích kinh doanh vận tải - những xe có thể dùng qua vài thập kỷ và di chuyển hàng triệu kilomet Tuổi thọ động cơ tăng lên cũng đồng nghĩa với việc chi phí bảo dưỡng giảm xuống

Biodiesel còn có một ưu điểm nữa là giảm lượng khí thải, vì chỉ chứa chưa đến 15 phần triệu sulphur Ngoài ra, lượng khí thải hydrocarbon và carbon monoxide (CO) sẽ giảm tỷ lệ thuận với tỷ lệ biodiesel

Trang 5 2.1.2.2 Nhược điểm của biodiesel:

Biodiesel cung cấp năng lượng ít hơn diesel thông thường, vì thế nếu tỷ lệ biodiesel cao thì động cơ sẽ yếu hơn hoặc phải dùng nhiều nhiên liệu hơn mới đạt được công suất như khi dùng diesel thông thường Trên thực tế, với tỷ lệ B5 thì sự khác biệt về công suất động cơ so với diesel không pha biodiesel là không đáng kể

Một nhược điểm nữa là biodiesel bị oxy hóa nhanh hơn do đặc điểm thành phần hóa học Do đó, khó có thể tích trữ loại nhiên liệu này lâu dài, cần phải có thêm các chất phụ gia để giữ nhiên liệu trong thời gian lâu hơn

Nhược điểm lớn nhất là biodiesel nguyên chất dễ bị đóng băng hoặc đông đặc lại trong thời tiết lạnh Ở xứ lạnh, các xe phải có hệ thống sấy nhiên liệu để có thể dùng diesel B5 Nhưng ở Việt Nam do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên có thể dùng biodiesel sẽ không gặp phải tình trạng này

Mặt dù có những nhược điểm trên, nhưng biodiesel vẫn có nhiều ưu điểm, cả về mặt kinh tế lẫn môi trường, nên vẫn đáng để được cân nhắc để trở thành một trong những loại nhiên liệu của tương lai.

Tổng quan về Bio-Hydrofined-Diesel (BHD)

Hiện nay, việc sản xuất nhiên liệu biodiesel bằng phương pháp cổ điển ester hóa gặp phải một số vấn đề chưa giải quyết được như việc chiết tách thu hồi methanol để giảm thiểu tối đa ô nhiểm độc hại trong quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm biodiesel chưa đạt yêu cầu như độ nhớt, độ đông đặc cao…

Năm 2006, theo tài liệu mới nhất của Viện Dầu Mỏ UOP Mỹ, một công nghệ mới đã được nghiên cứu và đưa vào sản xuất xăng, diesel và olefin dựa trên quá trình hydrocracking sử dụng nguyên liệu dầu mỡ động vật Công nghệ này tiên tiến ở chỗ, đầu tiên xảy ra phản ứng tách oxy, sau đó bẽ gãy mạch để tạo ra hydrocacbon Các nhiên liệu thu được gọi là green diesel hay BHD (Bio-Hydrofined-Diesel), green gasoline và green olefin

Như vậy, BHD được coi là một trong những sản phẩm của quá trình hydro hóa và cracking dầu mỡ động thực vật

2.2.2 Thành ph ầ n và tính ch ấ t c ủ a BHD:

Thành phần của BHD không chứa oxy như biodiesel, mà là hydrocacbon giống diesel khoáng, trong đó n-parafin chiếm phần lớn Trị số cetane rất cao, đạt tới 80 – 90

Biodiesel có nhiệt cháy thấp hơn, còn BHD cho nhiệt cháy cao hơn, và khí thải động cơ hầu như không chứa NOx

B ả ng 2.2: Tính ch ấ t c ủ a biodiesel và BHD [10]

Các chỉ tiêu Biodiesel BHD

% Oxy Khối lượng riêng, g/ml Hàm lượng lưu huỳnh, ppm Nhiệt cháy, MJ/kg

% NOx trong khí xả Điểm đông đặc, oC Thành phần cất, 10 - 90% TT

Công nghệ chế tạo nhiên liệu diesel sinh học bằng phương pháp xử lý hydro (hydrotreating) đã được phát triển và thương mại hóa bởi công ty Neste Oil của Phần Lan [6] [7] [9] [10] và bởi Nippon Oil của Nhật Bản Các báo cáo của các công ty này đã cho thấy BHD thu được có chỉ tiêu chất lượng rất tốt, đáp ứng tốt các yêu cầu của một nhiên liệu sử dụng trong động cơ diesel Bản tổng hợp các số liệu so sánh chất lượng sản phẩm của diesel sinh học thu được bằng phương pháp chuyển hóa ester (FAME) và bằng phương pháp xử lý hydro (BHD) so với diesel quy chuẩn (thu được từ dầu mỏ) được báo cáo bởi công ty Nippon Oil [11] :

B ả ng 2.3: Các ch ỉ tiêu ch ấ t l ượ ng c ủ a Diesel, FAME và BHD [11]

Chỉ tiêu chất lượng Diesel thông thường FAME BHD

Tỷ trọng - (15 o C) kg/m 3 830 874 783 Độ nhớt - (30 o C) mm 2 /s 3,7 5,5 4,1 Điểm bắt cháy o C 70 180 116

Chỉ số Cetane 58 62 98 Điểm đông đặc o C -15 20 20

Hàm lượng lưu huỳnh ppm 6

Ngày đăng: 24/09/2024, 05:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Jose C.E., Electo S.L., et. al, Renewable and Sustainable Energy Reviews 13 (2009) 1275–1287 Khác
[2] Murugesan A., Umarani C., et. al, Renewable and Sustainable Energy Reviews 13 (2009) 653–662 Khác
[3] Apostolakou A.A., Kookos I.K., et al., Fuel Processing Technology 90 (2009) 1023–1031 Khác
[4] Sharma Y.C. and Singh B., Renewable and Sustainable Energy Reviews 13 (2009) 1646–1651 Khác
[5] Gerhard K., The Biodiesel Handbook, AOCS Press, 2005 [6] Iva K., Mathias S. et. al, Catalysis Today 106 (2005) 197–200 Khác
[7] Bezergianni S., Kalogianni A. and Vasalos I.A., Bioresource Technology 100 (2009) 3036–3042 Khác
[8] Sahoo P.K. and Das L.M., Fuel 88 (2009) 1588–1594 Khác
[9] Stella B. and Aggeliki K., Bioresource Technology 100 (2009) 3927–3932 [10] Neste Oil, www.nesteoil.com Khác
[12] Edward Furimsky, Applied Catalysis A: General 199 (2000) 147–190 Khác
[13] Henrik T., Bjerne S.C. and Franklin E.M., Hydrotreating catalysis-Science and Technology. Springer, Verlag Berlin Heidelberg, 1996 Khác
[14] Senol O.I., Viljava T.R. and Krause A.O.I., Catalysis Today 100 (2005) 331–335 [15] George W.H., Paul O’Connor and Avelino C., Applied Catalysis A: General329 (2007) 120–129 Khác
[16] Bùi Văn Ngọc, Luận văn tiến sỹ, Trường đại học Lyon 1, Cộng hòa Pháp (2008) Khác
[17] Đinh Thị Ngọ và Nguyễn Khánh Diệu Hồng, Nhiên liệu sạch và các quá trình xử lý trong hóa dầu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội (2008) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN