1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở văn hóa việt nam đề tài hội nhập quốc tế về văn hóa ở việt nam

14 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Nhập Quốc Tế Về Văn Hóa Ở Việt Nam
Tác giả Hoàng Thị Mai Sa
Trường học Đại Học Ngoại Ngữ
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

3 MỞ ĐẦU Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết: "Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua bi

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Đề tài:

Hội nhập quốc tế về Văn hóa ở Việt Nam

GVHD : Hoàng Thị Mai SaSinh viên thực hiện : N

LớpMSSV : 25

Đà Nẵng, tháng 3/2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 3

1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ 3

1.1 Khái niệm về văn hoá 3

1.2 Khái niệm văn hoá Việt Nam 4

1.3 Văn hóa Việt Nam đang phát triển theo xu hướng nào? 4

2. HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM 5

2.1 Khái niệm hội nhập quốc tế 5

2.2 Những biểu hiện tích cực của văn hóa trong quá trình hội nhập 5

Trang 3

3

MỞ ĐẦU

Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết: "Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh, viết nên những trang sử lạ lùng bởi tính kiên cường trong hoạn nạn, bởi khí phách hào hùng trong giữ nước và dựng nước." Có thể nói, văn hóa là động lực của sự phát triển, nó luôn mang tính chủ động, có khả năng đi trướ vừa là nhân tố khởi xướng đổi mới, đồng thời cũng c, là nơi tiếp nhận thành quả của đổi mới Vậy nên, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc giao lưu và hội nhập văn hóa là điều cần thiết và mang ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi để tồn tại và vươn lên trong một thế giới đầy phức tạp, các quốc gia khác nói chung và Việt Nam nói riêng phải mở rộng hội nhập quốc tế xuất phát từ sự giao lưu văn hóa mà lợi ích chung là làm phong phú thêm đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển mỗi nền văn hóa nói riêng và của cả xã hội nói chung, tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn

Trong suốt chiều dài lịch sử, nước ta đã trải qua nhiều cuộc tiếp biến văn hóa các nước khác nhưng không tiếp thu một cách thụ động mà có sự sáng tạo, biến những tinh hoa văn hóa thế giới thành những đặc điểm riêng của nền văn hóa nước ta Văn hóa Việt Nam hiện nay đang phát triển theo xu hướng mới, đa dạng và phong phú hơn, mang lại những điều tích cực, đồng thời cũng kéo theo những điều tiêu cực, điều đó đồng nghĩa rằng mỗi chúng ta phải có cái nhìn khách quan về vấn đề văn hóa và hội nhập thời đại toàn cầu hóa hiện nay và biết cách giữ gìn để phát triển văn hóa

NỘI DUNG

1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA

1.1 Khái niệm về Văn hóa

Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên

Trang 4

4

và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có

những đặc trưng riêng [1]

1.2 Khái niệm văn hóa việt nam

Hiện trạng văn hóa Việt Nam là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài, bắt đầu từ khi hình thành những nền tảng văn hóa thời Tiền sử và Sơ sử cho đến nay, đã hình thành những hằng số văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Hằng số và bản sắc văn hóa luôn được gìn giữ và phát huy, và nó đang là nền tảng cho việc xây dựng một “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [1]

1.3 Văn hóa Việt Nam đang phát triển theo xu hướng nào?

Nếu diện mạo kinh tế là một chiếc áo sạch sẽ thì bản sắc văn hóa giống như những sợi tơ được dệt vào vải Kết quả là không chỉ thiết kế bên ngoài mà cả chất liệu hợp nên các yếu tố mới thật sự quyết định giá trị của chiếc áo Mỗi một giá trị văn hóa là kết quả của một quá trình sáng tạo lâu dài Xu hướng hiện nay là phát triển văn hóa, liên kết chặt chẽ với việc xây dựng con người văn hóa gắn với đời - sống nhân loại

3 xu hướng mà văn hóa Việt Nam đang phát triển: ▪ Quá trình hội nhập quốc tế

Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước và nổ ra mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, năm 1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam

▪ Xu thế phát triển của thời đại 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với tốc độ chóng mặt và trở nên quan trọng trong cuộc sống của con người trong thời kỳ hiện đại Nhờ công nghệ kết nối mở rộng môi trường giao tiếp giữa con người với con người qua mạng internet mà chúng ta có thể xóa bỏ ranh giới giữa cái ân tộc về văn hóa, d góp phần thúc đẩy sự đa dạng văn hóa

Trang 5

5

▪ Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển Thế giới từng phải chứng kiến 2 cuộc chiến tranh lớn mà hậu quả vô cùng thảm khốc Vì thế, việc chung sống hòa bình và ổn định là khát vọng của toàn nhân loại Nhờ hòa bình mới có cơ hội giao lưu giữa các nền văn hóa với nhau, học hỏi được nhiều giá trị tốt đẹp của văn hóa nước bạn cũng như tô điểm thêm cho văn hóa nước ta Một trong những xu thế quan trọng và thiết yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay là hòa bình, hợp tác và phát triển Đây là mong muốn của nhân loại để làm cho nó trở thành một giá trị lâu dài

2 HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM 2.1 Khái niệm hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế được hiểu như là công cuộc các nước tiến hành các hoạt động tham gia nhằm tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục đích, trị giá, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc đơn vị quốc tế [2] ➔ Ta có thể hiểu nôm na rằng hội nhập quốc tế về văn hóa là thích ứng và biến đổi về ĩnh vực văn hl óa để làm cho nền văn hóa đó hoàn thiện hơn

2.2 Những biểu hiện tích cực của văn hóa trong quá trình hội nhập 2.2.1 Về trang phục

Khi tìm hiểu về văn hóa mỗi quốc gia thì trang phục dân tộc không những cho biết về văn hóa của dân tộc đó mà trang phục còn là một cách nhận diện hình ảnh của từng quốc gia khác nhau trên thế giới

Với 54 dân tộc anh em cùng sống dưới một mái nhà Việt Nam, nền văn hóa nói chung của Việt Nam rất đa dạng với nhiều màu sắc hấp dẫn Trong nền văn hóa đó thì trang phục Việt Nam là một khía cạnh không thể không nói đến Đứng ở góc độ văn hóa, trang phục là sự thể hiện tư tưởng đạo đức, lối sống, khả năng thẩm mỹ của từng con người Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có một trang phục truyền thống riêng biệt tạo nên một bức tranh sống động với những nét chấm phá đặc trưng Từ môi trường địa lý, tập tục truyền thống vùng miền, đến cách sinh hoạt cộng đồng đã tạo ra những trang phục khác nhau cho 54 dân tộc anh em Việt

Trang 6

6

Nam Trong số những trang phục truyền thống của Việt Nam, phổ biến nhất là Áo dài Áo dài có những thay đổi theo từng thời kỳ, chiếc Áo dài hiện nay xuất hiện từ thời Pháp thuộc Khác với Kimono của Nhật bản hay Hanbok của Hàn Quốc chiếc , Áo dài Việt nam vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét hiện đại, vừa kín đáo những lại vẫn rất gợi cảm Với phần thân trên ôm sát, thân dưới dài và xẻ cao hai bên hông, lẽ trên thế giới cũng ít có bộ trang phục truyền thống nào lại tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của thân hình người phụ nữ như o dài Mặc dù chưa có quyết định Áchính thức, cũng chưa có một văn bản nào nói về việc o dài là quốc phục của ÁViệt Nam nhưng từ lâu trong suy nghĩ của người Việt chỉ cần nói đến trang phục truyền thống, người ta thường nghĩ ngay đến Áo dài

Không chỉ xuất hiện và phổ biến trong nước, o dài Việt Nam còn đi khám Áthế giới qua những chương trình thời trang, chương trình giao lưu văn hóa, qua các cuộc thi sắc đẹp …Trong các nghi lễ ngoại giao, những ngày trọng đại cũng như ,trong các lễ hội truyền thống, luôn luôn và không thể thiếu sự xuất hiện của Áo dài

Nói vậy không phải là những trang phục truyền thống khác của Việt Nam không đẹp mà chỉ bởi những trang phục của các dân tộc thiểu số, dân tộc miền núi không được phổ biến như trang phục của người Kinh, bởi người Kinh là dân tộc chiếm tới gần 86% dân số của cả nước Các trang phục truyền thống của 53 dân tộc còn lại mỗi trang phục lại có một sự hình thành, một hoàn cảnh ra đời và lịch sử khác nhau trong đó có nhiều bộ trang phục dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà thiết kế nổi tiếng ở Việt Nam

Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ tới các mẫu thiết kế trang phục của làng trang Việt Những mẫu thiết kế này đã và đang chinh phục được bạn bè quốc tế và giúp Việt Nam khẳng định vị trí của mình trong làng thời trang quốc tế

Trong kỷ nguyên của hội nhập và phát triển, trang phục nói chung của người Việt đã bắt kịp xu hướng chung của thế giới nhưng điều đặc biệt là những trang

Trang 7

7

phục truyền thống dân tộc không hề mất đi giá trị vốn có mà ngược lại đang ngày càng thể hiện rõ vị thế của mình trong việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh quốc gia [3]

2.2.2 Về ễ hội l

Lễ hội dân gian là một hiện tượng rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới, cũng như các tộc người sinh sống trên mảnh đất Việt Nam, đồng thời là một hiện tượng văn hóa nổi trội nhất trong di sản văn hóa phi vật thể của chúng ta

Việt Nam là đất nước có số lượng lễ hội dân gian rất phong phú, theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở, mỗi năm cả nước có 7.965 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn giáo, 332 lễ hội lịch sử cách mạng, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài và 40 lễ hội khác

Những lễ hội như vậy phổ biến ở tất cả 54 dân tộc Tại đây, người ta tổ chức nghi lễ như quét dọn, trang trí địa điểm thờ thần; tiến hành nghi thức tắm tượng, thay trang phục mới cho tượng; rước vị thần ra nơi tổ chức lễ hội hoặc đi quanh làng; tiến hành các nghi lễ thờ cúng, tế lễ nhằm nhắc lại công lao của vị thần, trình lên ngài những ước vọng, mong được chứng giám và phù hộ cho được an khang thịnh vượng suốt năm

Từ quá khứ đến hiện tại, sinh hoạt lễ hội đáp ứng nhu cầu văn hóa to lớn của người dân Đồng thời đó cũng là nơi hầu hết các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông được thể hiện, từ phong tục tập quán, trang phục, âm nhạc, nghi lễ, trò chơi, đến ẩm thực… Có thể coi lễ hội dân gian như một “bảo tàng sống” về văn hóa, chứa đựng được nhiều nhất những sắc thái văn hóa của một cộng đồng

Với truyền thống khoan dung văn hóa, người Việt Nam biết hội nhập tất cả những nét văn hóa hay, đẹp trong quá trình giao lưu với các dân tộc láng giềng và những nước có điều kiện tiếp xúc, kể cả cưỡng bức hay tự nguyện Bằng cách này, người Việt Nam tạo thêm tính phong phú cho văn hóa của mình và rất dễ hội nhập với các cộng đồng khác Đây chính là yếu tố giúp Việt Nam hội nhập với quốc tế một cách nhanh nhạy và linh hoạt

Lễ hội dân gian của chúng ta không chỉ là một loại sản phẩm văn hóa đặc biệt

Trang 8

8

mà còn là một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc Hiện nay, lễ hội dân gian còn có vai trò giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người trong một quốc gia đa sắc tộc Đây là một bộ phận của văn hóa Việt Nam đóng vai trò không nhỏ trong việc hội nhập văn hóa quốc tế, tạo ra sự đa dạng trong văn hóa thế giới và khu vực [4]

2.2.3 Về nghệ thuật

Trong thời kì bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiệp hóa như hiện nay, vẫn có một bộ phận thế hệ trẻ vẫn đam mê miệt mài trong công cuộc bảo tồn, phục dựng và lan tỏa nét Việt xưa theo những phong cách riêng biệt, đa dạng màu sắc Thị trường âm nhạc Việt Nam có thể nói là nơi sôi động bật nhất của sự trỗi dậy và vươn lên của các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam bởi sự giỏi truyền tải các sản phẩm âm nhạc chất lượng, hàm chứa giá trị văn hóa và đầy tính nhân văn để giúp nền văn hóa Việt Nam vươn xa, tiếp cận dễ dàng hơn với thế giới như: Không thể cùng nhau suốt kiếp của Hòa Minzy, album Hoàng của Hoàng Thùy Linh với nhiều MV đặc sắc như: Để mị nói cho mà nghe, Tứ Phủ,…

Không chỉ mang nghệ thu Việt đi quảng bá nhiều nơi trên Thế giới như ật show Paris by Night- Thúy Nga, Hài hải ngoại,…mà những năm qua Việt Namcũng được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến như một điểm hẹn giao lưu văn hóa nghệ thu , một ví dụ điển hình chính là ngày hội Pháp Việt được tổ chức ật - hàng năm tại TP HCM chuỗi sự kiện thu hút rất đông nghệ sĩ Pháp và nghệ sĩ Pháp gốc Việt tham gia biểu diễn, giao lưu, các nghệ sĩ thường xuyên mang đến nhiều xu hướng nghệ thuật mới mẻ, độc đáo Điều này vừa giúp cho khán giả Việt tiếp cận được đa dạng các loại hình nghệ thuật, vừa giúp cho các nghệ sĩ Việt cập nhật những xu hướng mới của thế giới giúp nâng tầm cho nghệ thuật của nước nhà, đưa nghệ thuật của Việt Nam hội nhập cùng quốc tế

2.3 Những biểu hiệntiêucực của văn hóa trong quá trình hội nhập hiện nay

2.3.1 Về trang ph ụcThời gian qua, trang phục truyền thống của các dân tộc đã có sự biến đổi nhanh chóng, nhiều tộc người không còn giữ được bản sắc văn hóa của trang phục dân tộc mình, đặc biệt là những tộc người có số dân rất ít, những tộc người sinh

Trang 9

9

sống ở những địa bàn có sự giao thoa, ảnh hưởng văn hóa cao Theo nghiên cứu, sưu tầm của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, trong hai năm gần đây, có tới 40/54 dân tộc trên cả nước không mặc trang phục đúng như trang phục truyền thống của dân tộc mình Thay vào đó là trang phục công nghiệp bằng sợi tổng hợp, ni-lông với nhiều chủng loại hoa văn được bán tràn ngập, giống nhau trên thị trường Một số dân tộc, ngoại trừ người già mặc trang phục truyền thống, còn giới trẻ đều mặc sơ-mi, quần âu theo lối người Kinh Nhiều dân tộc ở vùng giáp biên giới mua quần áo của các nước láng giềng, chủ yếu là Trung Quốc Một số dân tộc có dân số dưới 1.000 người như Rơ Măm, Ơ Đu, Thổ, Chứt không thấy bóng dáng của trang phục truyền thống Một số bộ trang phục truyền thống của các dân tộc còn giữ lại là do được chuẩn bị khi về già, do dự án hỗ trợ phát triển của Nhà nước phục chế hoặc phục vụ biểu diễn văn nghệ

So với con số hàng chục nghìn làng nghề dệt trước đây, hiện tại chỉ còn lại khoảng vài chục làng nghề, hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải như người Kinh ở Vạn Phúc (Hà Nội), người Mông ở Lùng Tám, người Chăm ở Mỹ Nghiệp Ninh Thuận, người Pà Thẻn ở Quảng Bình, người Mường ở Tân Lạc, - người Thái ở Mai Châu, người Tày, Nùng ở Hà Quảng, người Ê Đê ở Đác Lắc Bên cạnh đó còn là sự thay đổi về thị hiếu thẩm mỹ Giới trẻ ngày nay thích model (mốt), bởi kiểu dáng hiện đại làm tôn dáng dấp, vẻ đẹp trong khi trang phục truyền thống vừa dày, nặng, vừa không thuận tiện khi lao động Tình trạng tiếp thu những ảnh hưởng ăn mặc của người Kinh, nhất là ở các vùng đô thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nặng về một chiều mang tính tiếp thu tiêu cực, tiếp thu nguyên xi khiến con người nảy sinh tư tưởng tự ti, coi thường những bản sắc truyền thống của mình Một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số hiện nay có tâm lý mặc cảm khi sử dụng trang phục của dân tộc mình trong giao tiếp xã hội, quan niệm nếu mặc cái không phổ biến sẽ trở nên lạc lõng Khi được hỏi, nhiều bạn trẻ dân tộc không ngại ngần bày tỏ: "Mặc trang phục truyền thống không được thoải mái và thuận tiện trong sinh hoạt, đặc biệt khi mặc trang phục của dân tộc mình ra ngoài đường hay bị mọi người nhìn với ánh mắt tò mò, làm như mình là người

Trang 10

Tương tự, tại một số tỉnh Tây Nguyên, trong những năm gần đây, do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống hiện đại, trên các buôn làng ngày càng thưa vắng tiếng cồng chiêng trong đời sống cộng đồng Thay vào đó là một vài lễ hội tiêu biểu được các cấp, ngành tổ chức nhưng nội dung, hình thức, ý nghĩa và giá trị tinh thần đã được chuyển dịch, biến thể

Không những bị “biến dạng”, nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang dần bị thất truyền Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH- -TT&DL) tỉnh Điện Biên, trên địa bàn tỉnh hiện có 20 dân tộc anh em đang sinh sống, hàng trăm lễ hội văn hóa, nghi lễ tâm linh, lễ nghi nông nghiệp… được đồng bào duy trì, tổ chức trong phạm vi dòng họ hoặc cộng đồng Tuy nhiên, qua thời gian, cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội, nhiều lễ hội dân gian, lễ nghi liên quan đến tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số đã bị mai một, thất truyền Ví dụ như: Lễ Nhảy lửa của người Dao, huyện Tùa Chùa; Lễ Cầu mùa của người Si La, huyện Mường Nhé; Lễ cưới của người Xạ Phang (Hoa), huyện Mường Chà… [6]

2.3.3 Về nghệ thuật

Ngày đăng: 23/09/2024, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w