1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Hội Nhập Quốc Tế Về Văn Hoá Ở Việt Nam Hiện Nay (Khảo Sát Qua Các Hình Thái Văn Hoá Giao Tiếp, Trang Phục).Pdf

16 62 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Nhập Quốc Tế Về Văn Hoá Ở Việt Nam Hiện Nay (Khảo Sát Qua Các Hình Thái Văn Hoá: Giao Tiếp, Trang Phục)
Tác giả Tôn Nữ Thục Đoan
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Tú Trinh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thôngtin và Internet đã mở ra cơ hội cho người dân ở nhiều nước hiểu biết và tiếp cậnnhững nền văn hóa, lối sống, phong tục, đời sống văn hóa vật chấ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

–&— TIỂU LUẬNMÔN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAMĐỀ TÀI: HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (KHẢO

SÁT QUA CÁC HÌNH THÁI VĂN HOÁ: GIAO TIẾP, TRANG PHỤC) GIẢNG VIÊN: TS Phạm Thị Tú Trinh

LỚP: 23CBC1 SINH VIÊN: Tôn Nữ Thục Đoan MÃ SINH VIÊN: 3170423014

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Phạm Thị TúTrinh Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam em đãnhận được sự quan tâm giúp đỡ hướng dẫn rất tận tình tâm huyết của cô Cô đã giúpem tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộcsống Từ những kiến thức mà cô truyền tải em đã dần trả lời được những câu hỏitrong cuộc sống thông qua những văn hoá của Việt Nam Thông qua bài tiểu luận

này, em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề hội nhập quốc tếvề văn hoá ở việt nam hiện nay (khảo sát qua các hình thái văn hoá: giao tiếp,trang phục) gửi đến cô.

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi ngườiluôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó trong quá trình hoàn thành bài tiểu luậnchắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân em rất mong nhận được nhữnggóp ý đến từ cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệpgiảng dạy

1

Trang 3

1.1 Khái niệm về văn hoá Việt Nam 4

1.2 Khái niệm về văn hoá giao tiếp 4

1.3 Khái niệm về văn hoá trang phục 5

1.4 Khái quát hội nhập quốc tế về văn hoá Việt Nam 5

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VĂN HOÁVIỆT NAM 6

2.1 Tác động đến văn hoá giao tiếp 6

3.1 Giải pháp cho văn hoá giao tiếp 10

3.2 Giải pháp cho văn hoá trang phục 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

MỞ ĐẦU

Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được hìnhthành từ những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm lịch sử củaViệt Nam Vì vậy, văn hóa đã trở thành yếu tố nguồn cội, là yếu tố nền tảng tạo rasức mạnh to lớn, giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, đánh bại mọi kẻ thùxâm lược và và bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Trong bối cảnhtoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, khi ranh giới giữa các quốc gia ngày càngmờ nhạt, không gian kinh tế ngày càng bị thu hẹp, giao lưu văn hóa đã trở thành mộthiện tượng tất yếu, tạo điều kiện cho con người có thể thụ hưởng tốt hơn nhữngthành tựu văn hóa chung của nhân loại Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thôngtin và Internet đã mở ra cơ hội cho người dân ở nhiều nước hiểu biết và tiếp cậnnhững nền văn hóa, lối sống, phong tục, đời sống văn hóa vật chất, phẩm chất và tinhthần khác nhau Từ đó, chúng ta có thể chia sẻ, hợp tác và mở rộng giao lưu quốc tế,tiếp thu tinh hoa văn hóa các nước, làm phong phú kho tàng văn hóa dân tộc cũngnhư quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè thế giới

Bên cạnh những cơ hội, cũng có rất nhiều thách thức trong việc hướng tới xâydựng một nền văn hóa Việt Nam tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc Đầu tiên, có nhữnglo ngại về khả năng mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Các nền văn hóa nước ngoài cóảnh hưởng mạnh mẽ và có thể đạt được những mục tiêu mà các biện pháp chính trị vàquân sự không dễ gì đạt được Trong tình hình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiệnnay thì cần nhận diện những mặt tích cực và tiêu cực của văn hóa Việt Nam để pháthuy có hiệu quả các giá trị văn hóa của dân tộc Mặt khác, cần khắc phục những hạnchế, tạo dựng nền văn hóa phù hợp với từng giai đoạn hội nhập, phục vụ đắc lực chosự phát triển của đất nước.Trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của vănhoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, tôi xác định nghiên cứu đềtài: Hội nhập quốc tế về văn hoá ở việt nam hiện nay (khảo sát qua các hình thái

văn hoá: giao tiếp, trang phục).

3

Trang 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HOÁ Ở

VIỆT NAM1.1 Khái niệm về văn hoá Việt Nam

Văn hóa Việt Nam có thể nói là một nền văn hóa đa sắc tộc Hiện nay, ở ViệtNam có tổng cộng 54 dân tộc, trong đó dân tộc Việt/ Kinh là dân tộc chính Toàn bộnền văn hóa Việt Nam được thể hiện bằng nền văn hóa thống nhất của quốc gia dântộc gồm 54 sắc thái văn hóa của 54 dân tộc anh em, mang đặc điểm của một nền vănhóa đa tộc người là vừa có tính thống nhất, vừa tính đa dạng Tiếp cận văn hóa ViệtNam đòi hỏi sự hiểu biết và phản ánh được sự thống nhất trong sự đa dạng này

Hiện trạng văn hóa Việt Nam hiện nay là kết quả của một quá trình phát triểnlịch sử lâu dài từ khi hình thành nền tảng văn hóa thời tiền sử và sơ khai đến nay,hình thành nên những hằng số văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Hằng số,bản sắc văn hóa sẽ luôn được giữ vững và phát huy, làm cơ sở xây dựng một “nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”

1.2 Khái niệm về văn hoá giao tiếp

Đầu tiên hãy nói về từ "giao tiếp" Giao tiếp có thể được hiểu là sự tương tácgiữa người này với người khác bằng bất kì hình thức nào.Có thể giao tiếp bằng lờinói, cử chỉ và hành động Giao tiếp giúp chúng ta dễ dàng hiểu được suy nghĩ củanhau và làm rõ những vấn đề mình đang nghĩ đến Vì chịu ảnh hưởng của nhiều nềnvăn hóa khác nhau nên các hình thức giao tiếp cũng khác nhau, từng nền văn hóakhác nhau sẽ tạo nên một cách giao tiếp khác nhau Vì vậy, văn hóa giao tiếp ngàycàng đa dạng và phong phú

Văn hóa giao tiếp là tổng thể các cuộc đối thoại có văn hóa giữa người này vớingười khác, giữa mỗi người trong xã hội Giao tiếp có văn hóa là thái độ thân thiện,chân thành, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, được tạo nên từ hành vi, thái độ, lời nói, cáchứng xử,…

Trang 6

Văn hóa trong giao tiếp thường tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi địa phươngkhác nhau Ở những nơi, con người thường khá rụt rè khi giao tiếp với nhau Nhưngcó những nơi họ sẽ nhìn thẳng vào mắt nhau trong quá trình nói chuyện.

1.3 Khái niệm về văn hoá trang phục

- Trang phục: là những gì con người mang khoác trên cơ thể bao gồm những đồ đểmặc(quần áo), đồ để đội(mũ, nón…), đồ để đi(giày, dép…) và những gì được đượcsử dụng kèm theo trang phục như trang sức, mỹ phẩm…

- Văn hóa trang phục: văn hóa trang phục chính là kết quả của hoạt động sống vàsáng tạo của con người, là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, qua đóthể hiện bản sắc dân tộc rõ nét

1.4 Khái quát hội nhập quốc tế về văn hoá Việt Nam

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển và hình thànhlâu dài, tính chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh trong quan hệ giữacác dân tộc Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên hệchặt chẽ với nhau Hiểu theo nghĩa rộng hơn, các nước muốn phát triển cần phải kếtnối với các nước khác ở cấp độ quốc tế

Trong thế giới hiện đại, việc phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi các nướcphải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế Đây là động lựcchính của quá trình hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế và các hình thức hợp tác quốctế khác phục vụ lợi ích của các quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia vào quá trìnhnày chủ yếu vì lợi ích của chính họ và sự thịnh vượng của người dân Mặt khác, cácnước thực hiện hội nhập quốc tế cũng giúp thế giới chuyển động nhanh chóng trêncon đường văn minh, thịnh vượng Nhìn chung, hội nhập quốc tế bao gồm ba cấp độchính: hội nhập toàn cầu, hội nhập khu vực và hội nhập song phương Các phươngthức hội nhập này được triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

Hội nhập văn hóa, xã hội quốc tế có nhiều vấn đề cần quan tâm Thứ nhất,trong lĩnh vực văn hóa, Việt Nam mở cửa với các nước, trao đổi văn hóa, chia sẻ cácgiá trị văn hóa, tinh thần Mục đích của hội nhập văn hóa quốc tế là bổ sung và làm

5

Trang 7

phong phú thêm nền văn hóa của chúng ta bằng cách kết hợp các giá trị văn hóa tiêntiến từ khắp nơi trên thế giới Hội nhập quốc tế văn hóa có thể được thực hiện thôngqua hợp tác văn hóa và tham gia vào các tổ chức phát triển Ví dụ: tham gia, thựchiện Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóacủa Liên hợp quốc (UNESCO) hoặc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế song phương,khu vực và đa phương về hợp tác, phát triển lĩnh vực văn hóa Ngoài ra, Việt Namcòn có thể tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và giao lưusong phương, khu vực và toàn cầu.

Thông qua quá trình hội nhập quốc tế, hợp tác ngày càng sâu rộng, tạo mối gắnkết thực sự và lâu dài giữa các quốc gia, thúc đẩy sự gần gũi về văn hóa và giữ gìnbản sắc văn hóa riêng của mỗi quốc gia Hội nhập văn hóa quốc tế còn tạo điều kiệnđể người dân mỗi nước được hưởng thụ tốt hơn những giá trị văn hóa của nhân loại

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VĂN HOÁ

VIỆT NAM2.1 Tác động đến văn hoá giao tiếp

2.1.1 Tác động tích cực

- Tiếp thu tinh hoa các nền văn hóa trên thế giới: Hội nhập quốc tế mang đến chongười Việt cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, giúp họ học hỏi và tiếpthu tinh hoa văn hóa của các quốc gia này Điều này đã góp phần làm phong phúthêm văn hóa giao tiếp của người Việt và giúp người Việt giao tiếp tự tin và hiệu quảhơn trong môi trường quốc tế

- Nâng cao hiểu biết giữa người Việt và người nước ngoài: Hội nhập quốc tế đã tạo

điều kiện cho người Việt Nam và người nước ngoài có nhiều cơ hội tiếp xúc, tươngtác với nhau hơn Điều này đã giúp người Việt Nam và người nước ngoài hiểu nhauhơn và củng cố mối quan hệ giữa hai bên

Trang 8

- Thúc đẩy sự phát triển văn hóa giao tiếp của Việt Nam: Hội nhập quốc tế đã đặt ranhững yêu cầu mới đối với văn hóa giao tiếp của Việt Nam và văn hóa giao tiếp củaViệt Nam cần phải thay đổi và phát triển để đáp ứng những yêu cầu mới đó Điềunày đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa giao tiếp Việt Nam và góp phần làm chovăn hóa giao tiếp Việt Nam hiện đại và hội nhập hơn.

- Nâng cao thái độ và lối suy nghĩ: Hội nhập quốc tế cũng đã ảnh hưởng đến thái độvà lối suy nghĩ của người Việt Nam Tiếp xúc với các giá trị và quan điểm khác nhautừ các quốc gia khác có thể giúp mở rộng quan điểm và cách tiếp cận vấn đề.- Mở rộng hệ thống ngôn ngữ và giao tiếp: Sự giao thoa văn hóa đã góp phần mởrộng hệ thống ngôn ngữ và giao tiếp Việt Nam đã tiếp thu được nhiều từ vựng, cấutrúc ngôn ngữ và phong cách giao tiếp từ các nền văn hóa khác

2.1.2 Tác động tiêu cực

- Sự hòa trộn văn hóa giao tiếp của Việt Nam với văn hóa giao tiếp của các nước:Hội nhập quốc tế đã dẫn đến văn hóa giao tiếp của các nước trên thế giới có sự giaothoa và ảnh hưởng lẫn nhau Điều này đã dẫn đến sự hòa trộn giữa văn hóa giao tiếpcủa người Việt và văn hóa giao tiếp của các nước khác Sự pha trộn này có thể dẫnđến việc mất đi văn hóa giao tiếp truyền thống của Việt Nam

- Sự lan truyền các giá trị văn hóa lệch lạc của nước ngoài: Hội nhập quốc tế cũngđã tạo điều kiện cho các giá trị văn hóa nước ngoài, trong đó có các giá trị văn hóalệch lạc, xâm nhập vào Việt Nam Sự xâm nhập của các giá trị văn hóa lệch lạc củanước ngoài có thể sẽ tác động tiêu cực đến văn hóa giao tiếp của người Việt, khiếnvăn hóa giao tiếp của người Việt trở nên thiếu văn minh, lịch sự Đồng thời, sự lantruyền của văn hóa toàn cầu có thể đặt áp lực lớn lên văn hóa địa phương, khiến chongười Việt phải thay đổi lối sống, tư duy, thậm chí là ngôn ngữ giao tiếp để phù hợpvới tiêu chuẩn toàn cầu

7

Trang 9

- Sự hiểu lầm và xung đột văn hóa: Sự khác biệt văn hóa có thể dẫn đến hiểu lầm vàxung đột trong giao tiếp Sự không hiểu biết về nền văn hóa của nhau có thể gây ra sựnhầm lẫn, gây mất hòa thuận và tạo ra mâu thuẫn trong quan hệ giữa các cộng đồng.- Phụ thuộc vào văn hóa mạng: Sự phổ biến của văn hóa mạng toàn cầu cũng có thểtạo ra sự phụ thuộc mạnh mẽ, khiến cho người Việt phải chịu ảnh hưởng lớn từ cácxu hướng, giá trị và ý kiến từ các nền văn hóa khác.

2.2 Tác động đến trang phục2.2.1 Tác động tích cực

- Tăng cường sự đa dạng trong văn hóa trang phục của Việt Nam: hội nhập quốc tế

đã tạo ra môi trường để người Việt Nam được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khácnhau và có thể tiếp thu tinh hoa văn hóa các nước Điều này làm phong phú thêmnền văn hóa trang phục của Việt Nam và góp phần tăng thêm sự lựa chọn về trangphục cho người Việt

- Thúc đẩy sự phát triển của ngành thời trang Việt Nam: hội nhập quốc tế đã tạo điềukiện cho các thương hiệu thời trang Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế Điều nàyđã thúc đẩy sự phát triển của ngành thời trang Việt Nam và tạo cơ hội cho ngành nàymở rộng ra thế giới

- Nâng cao hiểu biết giữa người Việt và người nước ngoài: Hội nhập quốc tế đã tạo

điều kiện cho người Việt Nam và người nước ngoài có nhiều cơ hội tiếp xúc, tươngtác với nhau hơn Điều này đã giúp người Việt Nam và người nước ngoài hiểu nhauhơn và củng cố mối quan hệ giữa hai bên

- Góp phần nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa trang phục: hội nhập quốc

tế giúp người Việt Nam hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa trang phục của cácnước.Điều này đã nâng cao nhận thức của mọi người về văn hóa trang phục và giúphọ có ý thức hơn trong việc lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa

Trang 10

2.2.2 Tác động tiêu cực

- Sự pha trộn văn hóa trang phục Việt Nam với văn hóa trang phục các nước khác:

do hội nhập quốc tế, văn hóa trang phục của các nước trên thế giới có sự giao thoa vàảnh hưởng lẫn nhau Điều này đã dẫn đến sự pha trộn giữa văn hóa trang phục ViệtNam và văn hóa trang phục của các quốc gia khác Sự pha trộn này có thể làm mất đinét văn hóa trang phục truyền thống của Việt Nam

- Sự lan truyền các giá trị văn hóa lệch lạc của nước ngoài: hội nhập quốc tế cũng đã

tạo điều kiện cho các giá trị văn hóa nước ngoài, trong đó có các giá trị văn hóa lệchlạc, xâm nhập vào Việt Nam Sự xâm nhập của các giá trị văn hóa lệch lạc của nướcngoài có thể sẽ tác động tiêu cực đến văn hóa trang phục truyền thống của Việt Nam,khiến văn hóa trang phục truyền thống của Việt Nam sẽ mất đi giá trị dân tộc Từ đókhiến thế hệ trẻ không còn quan tâm hoặc hiểu rõ về giá trị và ý nghĩa của trang phụctruyền thống nữa

- Áp đặt các xu hướng thời trang quốc tế: sự phổ cập của thời trang quốc tế có thể tạoáp lực lên việc áp dụng các xu hướng mới, khiến cho người dân Việt Nam dần bỏ quaviệc sử dụng trang phục truyền thống

- Sự xâm nhập của thương hiệu quốc tế: Sự gia nhập của các thương hiệu quốc tế vàothị trường thời trang có thể làm suy giảm sự ưa chuộng và sử dụng trang phục truyềnthống của người dân Việt Nam

9

Trang 11

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC

HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VĂN HOÁ VIỆT NAM

Từ lâu, Bác Hồ đã từng dạy: “Phải giữ lấy cốt cách dân tộc Giữ lấy cốt cách dân tộclà giữ lấy những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc, mà tiêu biểu nhất là chủnghĩa yêu nước truyền thống, là tính cộng đồng cố kết dân tộc Giữ lấy cốt cách dântộc cũng là giữ lấy cái đạo lý làm người, lối sống trọng tình nghĩa, biết kính già yêutrẻ, biết “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Chính vì vậy, ta cần phải giữ gìn và làm giàu bảnsắc văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

3.1 Giải pháp cho văn hoá giao tiếp

- Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huyvăn hóa giao tiếp truyền thống Việt Nam: đây là giải pháp quan trọng nhất nhằm hạn

chế những tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến văn hóa giao tiếp Cần tuyêntruyền, giáo dục người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy văn hóagiao tiếp truyền thống của Việt Nam Từ đó, người dân sẽ có ý thức hơn trong việcgìn giữ văn hóa giao tiếp truyền thống của dân tộc Giải pháp này có thể được thựchiện thông qua các hoạt động giáo dục trong trường học, cơ quan chính phủ, tổ chứcvăn hóa, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động phổbiến văn hóa

- Tăng cường quản lý văn hóa: để ngăn chặn sự xâm nhập của các giá trị văn hóalệch lạc của nước ngoài, cần thiết lập các quy tắc và quy định cụ thể về quản lý vănhoá giao tiếp Các nội quy, quy chế này phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng cácgiá trị văn hóa truyền thống của đất nước, đồng thời phù hợp với bối cảnh hội nhậpquốc tế

- Quản lý truyền thông và công nghệ: Quản lý và kiểm soát truyền thông và côngnghệ để đảm bảo rằng không gian truyền thông không bị áp đặt hoặc xâm lấn bởi cácvăn hóa khác một cách không cần thiết

Ngày đăng: 23/09/2024, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w