1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Thực Trạng Thực Thi Chính Sách Bảo Vệ Trẻ Em Ở Việt Nam Hiện Nay.pdf

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thực Thi Chính Sách Bảo Vệ Trẻ Em Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Hoàng Thị Thu Thảo
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hoa
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Chính Sách Công
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến công tác trẻ em để bảo đảm thực hiện tốt nhất các quyền của trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em được phát triển toàn diện, bình đẳng về thể chất, trí t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ



TIỂU LUẬN MÔN HỌC

CHÍNH SÁCH CÔNG

Đề Tài: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ

TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ HOA

Sinh viên thực hiện: HOÀNG THỊ THU THẢO

MSSV: 2123801010671 LỚP:KHQL.CQ.12 Khoá: 2021 – 2025

Bình Dương, ngày 04 tháng 03 năm 2023

Trang 2

Mục Lục

1 Lời mở đầu……… ……….… …… 03

2 Nội dung……… …… … …03

2.1Một số khái niệm ……….………… …….…03

2.2 quy trình thực hiện chính sách……… … ….03

2.3Mô hình thực hiện chính sách………….……….…….….…….04

3 Phân tích chính sách bảo vệ trẻ em ở Việt Nam.……… 04

3.1Giới thiệu chính sách bảo vệ trẻ em……… ….04

3.2Mục tiêu hướng tới chính sách bảo vệ trẻ em……….……….………05

3.3Đối tượng hướng tới chính sách bảo vệ trẻ em……….…… ……06

3.4Các hình thức lạm nhũng và bỏ mặt trẻ em………….………….…… 06

3.5Kết quả chủa chính sách bảo vệ trẻ em hiện nay……….….…….… 08

3.6Nội dung của chính sách bảo vệ trẻ em……… ……… 10

4 CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH……… …….11

5 MÔ HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ……….….….……12

6 NHỮNG RÀO CẢN, KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ TRẺ EM……….………

…………13

7 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ TRẺ EM……… ……….……… …….14

8 KẾT LUẬN……… ………… ….…15

Tài liệu tham khảo……….… … ……… ……… 15

Trang 3

1 Mở đầu

Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, xã hội và nhà nước trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, hỗ trợ và phục hồi cho trẻ em để bảo đảm mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn, không có các hành vi xâm hại, bóc lột

và sao nhãng Việt Nam là quốc gia phê chuẩn và cam kết thực hiện Công ước từ rất sớm Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hiệp Quốc xác định 17 Mục tiêu toàn cầu về Phát triển bền vững, trong đó, có 4 mục tiêu trực tiếp tập trung vào sự phát triển của trẻ em trong những năm đầu đời, và 5 mục tiêu liên quan gián tiếp đến phát triển trẻ em toàn diện Thực hiện chính sách Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến công tác trẻ em để bảo đảm thực hiện tốt nhất các quyền của trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em được phát triển toàn diện, bình đẳng về thể chất, trí tuệ và tinh thần, để trẻ em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam đã tích cực nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia, tạo hành lang pháp lý và định hướng cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đảm bảo thực thi các quyền của trẻ em, giúp trẻ phát triển toàn diện Đồng thời, hệ thống chính sách, biện pháp nhằm hỗ trợ cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ qua các giai đoạn phát triển cũng được xây dựng và đảm bảo thực thi (Hoa, 2021)

2 Nội dung

2.1 Khái niệm chính sách công

Chính sách công là một trong những công cụ cơ bản để nhà nước tác động vào các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Vì là công cụ cơ bản nên chính sách công biểu hiện trình độ quản lý nhà nước Khái niệm cộng đồng chính sách

và mạng lưới chính sách được sd dụng để mô tả những mối quan hệ phức tạp, nhưng không cần thiết chuyển sự phức tạp của chúng thành khái niệm (Atkinson

& Coleman, 1993, tr 158)

2.2 Quy trình thực hiện chính sách

Các yếu tố thuộc về môi trường chính sách tác động đến quá trình thực thi Mỗi loại chính sách khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau về văn hoá ,kinh tế chính trị Môi trường chính sách bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, Môi trường bên trong gồm những yếu tố liên quan đến bản thân quá trình hình thành và thực thi chính sách như các nhà hoạch định chính sách, nhóm tham gia, kỹ thuật áp dụng trong việc hoạch định và thực thi chính sách Môi trường bên ngoài chính sách là những yếu tố liên quan đến chính sách nhưng không nằm trong quá trình hình thành và triển khai chính sách, như môi

Trang 4

trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường quốc tế, môi trường khoa học công nghệ (Sơn, các yếu tố , 2022)

Những rào cản trong việc triển khai chính sách gặp rất nhiều khó khan thất bại và chỉ nằm trên giấy tờ Những rào cản có thể xuất phát từ bên ngoài cững có thể xuất phát từ bên trong Yếu tố bên ngoài không nằm trong khả năng dự đoán của các nhà hoạch định chính sách còn yếu tố bên trong thể hiện dưới nhiều dạng (Sơn, rào cản , 2022)

Thứ nhất, nguồn lực chính sách Thứ hai, rào cản từ việc xác định không đúng “quy luật nhân quả” phân tích không đúng vấn đề cũng như mối liên quan giữa vấn đề chính sách với các biện pháp đưa ra Thứ ba, các mục tiêu của chính sách không được thống nhất hoặc không đuọc hiểu 1 cách đầy đủ cũng là cơ sở tạo ra “sự căng thẳng” Thứ tư, những cản trở xuất phát từ quá trình giao tiếp và phối hợp lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận thực hiện chính sách Thứ năm, là sự điều chỉnh không kịp thời của các nhà hoạch định chính sách trong suốt quá trình thực thi chính sách (Sơn, rào cản , 2022)

Khung phân tích thực thi giúp các chủ thể triển khai chính sách xác định những vấn đề cơ bản cho 1 quá trình thực thi chính sách thành công bằng việc đưa ra những câu hỏi gợi ý phân tichd nguồn lực cần thiết để thực thi chính sách này, ai sẽ chịu trách nhiệm về các nguồn lực đó? Những chủ thể nào tham gia vào quá trình thực thi chính sách? Tham gia vào khâu nào?… (Sơn, khung phân tich thực thi , 2022)

2.3 Phân tích theo trục ngang và trục dọc

Nhóm tổ chức theo trục dọc: Hỗ trợ trẻ em khuyết tật nặng; hỗ trợ người khuyết tật nuôi dưỡng trẻ; hỗ trợ người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em Nhóm tổ chức theo trục ngang: Sở lao động-Thương binh và xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Văn hóa thể thao và du lịch; Các tổ chức quốc tế; Bộ Thông tin và truyền thông; Sở y tế; Công an tỉnh; Trẻ em được bảo vệ; Người lao động; Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Bộ Tài nguyên môi trường; Bộ khoa học- Công nghệ; Bộ tài chính

3 Phân tích chính sách bảo vệ trẻ em ở Việt Nam.

3.1 Chính sách bảo vệ trẻ em

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 20-CT/TW ngày 5/11/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em ở Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương đã kịp thời thể chế hóa và triển khai tổ chức thực hiện tích cực, hiệu quả Điển hình là Luật Trẻ

em được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 5/4/2016; Quyết định số

Trang 5

2361/QĐ-TTg, ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020… Trước tình hình vi phạm quyền trẻ em ở một số nơi gây bức xúc trong dư luận xã hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1863/QĐTTg, ngày 23/12/2019 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, giai đoạn 2020-2025 và Chỉ thị số 23/CTTTg ngày 26/5/2020 về “Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em” (THỦY, 2021)

Trên cơ sở định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện khá kịp thời, hiệu quả, góp phần tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, bước đầu giải quyết tốt một số vấn đề về trẻ em hiện nay, như phòng, chống xâm hại trẻ em; giảm thiểu lao động trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ trẻ em luôn có những tiến độ theo kế hoạch đề

ra, đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo đảm quyền trẻ em trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19; tạo hành lang pháp lý trong công tác chăm sóc, giáo dục, và bảo vệ trẻ em” Thống kê cho thấy, từ tháng 7/2020 đến tháng 12/2021, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 2 luật, ban hành 12 nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban nhành 2 nghị quyết, 2 chỉ thị, 15 quyết định, 1 công điện về bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong dịch bệnh COVID-19

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các chương trình, đề án về trẻ em giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm bảo đảm thực hiện quyền chăm sóc, bảo vệ trẻ em và phát triển toàn diện trẻ em; tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Lan, 2022) 3.2 Mục tiêu hướng tới của chính sách bảo vệ trẻ em

Mục tiêu của chính sách cũng như của nhà nước là góp phần đẩy lùi những

tệ nạn bạo hành, xâm hại , nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ Thực tế ở Việt Nam, nhóm trẻ từ đủ 16 đến dưới 18 đang phải chịu khá nhiều thiệt thòi và nhiều ảnh hưởng thật đáng tiếc khi đang bị xã hội lên án khi họ bị vi phạm pháp luật, bị mua bán, bắt cóc, xâm hại, bỏ mặc, bỏ rơi Nhiều trẻ em – thanh niên thuộc nhóm tuổi này đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương, có nguy

cơ cao bị xâm hại và bóc lột Có thể thấy ngay từ sớm chúng ta đã nhận thấy trẻ

em là một đối tượng có các quyền cơ bản của một con người và cần được tôn trọng, quyền của trẻ em gắn liền với quyền dân tộc, dân tộc không được giải

Trang 6

phóng thì trẻ em không được bảo vệ, chăm sóc, không được hưởng các quyền lợi

cơ bản của mình Đất nước không được giàu mạnh thì trẻ em không được ấm no, hạnh phúc Trẻ em là chủ thể còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ

và chăm sóc đặc biệt về mọi mặt, từ sức khỏe, học tập, vui chơi, giải trí, đến việc bày tỏ ý kiến và tham gia những hoạt động tập thể Chủ Tịch Hồ Chí Minh có nói:

“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” cho ta thấy quan điểm này của Người thấm đượm chủ nghĩa nhân văn và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới

3.3 Đối tượng hướng tới của chính sách bảo vệ trẻ em

Đối tượng mà chính sách cần hướng tới là những trường hợp những hộ gia đình có trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh; hộ nghèo; khuyết tật; những trẻ ở vùng sâu vùng xa hoàn cảnh gia đình chưa được hoàn thiện và còn nhiều thiếu thốn Hiện nay việc bạo hành ở những hộ gia đình đã và đang rất nghiệm trọng đối với trẻ

em ở nước ta, ngoài ra vấn đề xâm hại tình dục cũng đang là vấn đề báo động ở trẻ em hiện nay Xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn nạn trên toàn Việt Nam, hậu quả mà các em phải gánh chịu có thể có những tổn thất về sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội và thậm chí có thể hủy hoại các em, ảnh hưởng đến việc trở thành con người tốt, trở thành cha mẹ tốt trong tương lai

Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để phòng chống, giảm thiểu và nhằm đẩy lùi hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em Tuy nhiên công tác bảo vệ trẻ em hiện nay còn gặp phải những rào cản, khó khăn như: Khâu phát hiện và báo cáo số vụ xâm hại trẻ em còn chưa kịp thời, Luật pháp về bảo vệ trẻ

em còn nhiều khoảng trống, thiếu cụ thể, mô hình trợ giúp thiếu tính chuyên nghiệp Vì vậy, vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục cần phải huy động sự tham gia của toàn xã hội Trong đó ở giai đoạn hiện nay rất cần thiết đến mô hình trợ giúp của phòng tham vấn học đường, bởi những nhân viên tư vấn tâm lý và nhân viên công tác xã hội làm việc tại phòng tham vấn học đường sẽ là người thực hiện nhiệm vụ phòng, chống và can thiệp trực tiếp đối với những trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục tại môi trường học đường

3.4 Các hình thức lạm dụng và bỏ mặc trẻ em

Xâm hại tinh thần

Xâm hại tinh thần là việc thường xuyên ngược đãi cảm xúc của trẻ như gây

ra những tác động nghiêm trọng đối với sự phát triển cảm xúc của đứa trẻ

Trang 7

Xâm hại tinh thần bao gồm việc giao tiếp cho rằng trẻ vô giá trị hoặc không được yêu thương, không phù hợp hoặc chỉ có giá trị khi trẻ đáp ứng nhu cầu của người khác

Có thể bao gồm hành vi không cho trẻ cơ hội bày tỏ quan điểm của mình, hoặc ‘chế giễu’ những gì trẻ nói hoặc cách giao tiếp

Các hành vi bắt nạt nghiêm trọng (bao gồm cả đe dọa trực tuyến), khiến trẻ

em thường xuyên cảm thấy sợ hãi hoặc gặp nguy hiểm, hoặc bóc lột trẻ em

Nó có thể đề cập đến một tình huống mà một đứa trẻ bị đặt vào một tình huống không thoải mái và không thích hợp cho cả người lớn và đứa trẻ

Do các yếu tố như sự khác biệt về xã hội và thực tiễn văn hóa trong cách nuôi dạy bé trai và bé gái, các dấu hiệu cảnh báo xâm hại tinh thần thường liên quan đến giới tính

Bỏ mặc

 Thể chất: không cung cấp thực phẩm hoặc nơi cư trú cần thiết, hoặc

thiếu sự giám sát thích hợp – điều này bao gồm việc không cung cấp sự giám hộ thích hợp của người lớn như để trẻ em không được giám sát ở nhà trong một khoảng thời gian dài;

 Y tế: không cung cấp điều trị y tế hoặc sức khỏe tâm thần cần thiết;

 Cảm xúc: không chú ý đến nhu cầu cảm xúc của trẻ, không cung cấp

dịch vụ chăm sóc tâm lý hoặc cho phép trẻ sd dụng rượu hoặc các loại thuốc khác, các ví dụ cụ thể có thể bao gồm lăng mạ bằng lời nói, từ chối thừa nhận sự hiện diện của trẻ em, xâm phạm quyền riêng tư mà không có lý do cụ thể, đe dọa bạo lực, v.v

 Tiếp xúc với bạo lực gia đình: Bất kỳ sự việc nào liên quan đến hành

vi đe dọa, bạo lực hoặc lạm dụng giữa người lớn là bạn tình hoặc các thành viên gia đình Nhìn thấy, nghe hoặc biết về cha mẹ bị lạm dụng là tổn thương đối với trẻ em, và có thể có tác động về cảm xúc và tâm lý gây tổn hại lâu dài

3.5 Kết quả của chính sách bảo vệ trẻ em hiện nay

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đến nay công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở nước ta đã đạt những kết quả quan trọng, cụ thể:

-Một là, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã giảm còn 5%; 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quản lý theo dõi và 80% trong số đó được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển Các vụ xâm hại trẻ

em tuy vẫn giảm chậm nhưng các vụ việc được phát hiện và xd lý tăng lên Tai

Trang 8

nạn, thương tích (đặc biệt là đuối nước trẻ em và tai nạn giao thông), tổng số lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi có chiều hướng giảm rõ rệt Tỷ lệ trẻ em được đăng

ký khai sinh đúng hạn tăng cao…

-Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt là phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em đã được triển khai với nội dung và hình thức phong phú Truyền thông được thể hiện qua 3 kênh chính là truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trên các trang mạng xã hội và truyền thông cộng đồng Thông qua công tác truyền thông, nhận thức của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, gia đình

và toàn xã hội về trẻ em và tầm quan trọng thực hiện quyền trẻ em được nâng cao (Anh, 2022)

-Ba là, hệ thống pháp luật, các chính sách về trẻ em nói chung, công tác bảo vệ trẻ em nói riêng tiếp tục được rà soát, sda đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện, bước đầu giải quyết khá tốt một số vấn đề về trẻ em, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; đã tập trung phòng ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị lạm dụng sức lao động, hoặc xd lý được một số vấn đề liên quan đến trẻ em gây bức xúc xã hội

-Bốn là, các chương trình, đề án bảo vệ trẻ em, nhất là cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đã được quan tâm chỉ đạo, đầu tư và huy động được các nguồn lực xã hội để hỗ trợ Công tác bảo trợ, can thiệp, bảo vệ đối với trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã từng bước được nâng lên, tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật Công tác kiểm tra, giám sát về công tác trẻ em ở các cấp tiếp tục được quan tâm thực hiện

-Năm là, công tác phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm sóc, giáo dục

và bảo vệ trẻ em đã được chú trọng hơn Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng, các tổ chức thành viên làm khá tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” (THỦY, 2021)

-Sáu là, hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đã được quan tâm củng

cố, đầu tư cả về cơ sở vật chất và hoạt động Toàn quốc hiện có 146 cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, 40 trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh, 11.039 điểm tham vấn tại trường học, 6.323 điểm tham vấn cộng đồng Bên cạnh đó còn có

Trang 9

hàng trăm cơ sở trợ giúp xã hội thuộc ngành lao động quản lý và trung tâm công tác xã hội trong các bệnh viện tham gia cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em Cùng với

đó, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã kịp thời, chủ động tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ trẻ em chịu nhiều tác động của dịch COVID-19 Theo đó, năm 2021, thông qua Sở Lao động -Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố đã phân bổ 116.611 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em F0, F1 với 80.000 VNĐ/người/ngày và hỗ trợ thêm cho trẻ F0, F1 với mức 1.000.000 VNĐ/trẻ em, người lao động mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 VNĐ/người; người lao động đang nuôi con chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 VNĐ/trẻ em Tính đến này 31/12/2021, có 24.400 người lao động mang thai và 376.385 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động đã được hỗ trợ bổ sung với mức 1.000.000 VNĐ/người; 707.353 đối tượng F0, F1, trong đó có trẻ em đã được hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí gần 473 tỷ đồng; 52.850 trẻ em là đối tượng F0, F1 được hỗ trợ

bổ sung với mức 1.000.000 VNĐ/người Trong đó, các địa phương có mức kinh phí hỗ trợ lớn là: Long An, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Giang, Nghệ An và Đồng Nai (Lan, 2022)

3.6 Nội dung của chính sách bảo vệ trẻ em

Dân tộc ta từ ngàn xưa đã có truyền thống coi trọng gia đình, yêu thương, tôn trọng trẻ em Truyền thống đó đã đi vào ca dao, tục ngữ và cả trong pháp luật,

từ xa xưa ông cha ta đã có câu “con hơn cha là nhà có phúc” hay “dạy con từ thưở còn thơ” Tuy cuộc sống đầy khó khăn vất vả song các bậc cha mẹ, ông bà đều dành cho trẻ em một sự quan tâm đặc biệt Ngược dòng thời gian, chúng ta bắt gặp một sự quan tâm, ưu ái đặc biệt đối với trẻ em trong bối cảnh một xã hội phong kiến Bộ Luật Hồng Đức dưới triều đại vua Lê Thánh Tông một trong những bộ luật tầm cỡ thế giới với nhiều quy định pháp lý tiến bộ, mang đậm tính nhân văn và đạt trình độ cao về kỹ thuật pháp lý là một minh chứng sống cho truyền thống quý báu này

Ở Việt Nam các thiết chế chính trị, thể chế đảm bảo quyền con người, quyền trẻ em được khẳng định trong Hiến pháp, đó là hệ thống các cơ quan trong

bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, nhân dân; các cơ quan, tổ chức và người dân đều có trách nhiệm cụ thể theo quy định của pháp luật, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ, giám sát trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, đóng góp vào phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong đó trẻ em và quyền của các em là đối t ợng đ ợc quan tâm và u tiên hàng đầu Công tác bảo vệ, chămƣ ƣ ƣ sóc và giáo dục trẻ em ở n ớc ta được xác định là trách nhiệm của Đảng, Nhàƣ

Trang 10

nước, xã hội, gia đình và mọi công dân Các biện pháp để thực hiện công tác này cũng rất đa dạng như biện pháp chính trị ( đường lối, chính sách), hành chính, kinh tế, xã hội… Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một đề tài rất rộng và luôn mang tính thời sự, luôn dành được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Xã hội học, Chính trị học, Luật học, Kinh tế học…

Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

ra đời, dưới chế độ dân chủ nhân dân, truyền thống đó càng được nhân dân ta giữ gìn và phát huy, trở thành vấn đề có tính chiến lược, là mục tiêu quan trọng, nhất quán trong đường lối cách mạng Việt Nam Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác này trong từng thời kỳ h ớng tới mục tiêu vìƣ lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức của trẻ em Đường lối, chính sách bảo vệ trẻ em của Đảng được thể chế bằng pháp luật của Nhà nước Vì vậy, trong thời gian vừa qua, Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh, trong

đó có pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

4 Cộng đồng thực hiện chính sách

Trẻ em là một trong những đối tượng bị ngược đãi và bị bao hành nhiều nhất điều này khiến cho đãng và nhà nước thật sự quan tâm tới và có chính sách bảo vệ trẻ em khỏi các sự bao hành hay xâm phạm như : Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị khóa XI “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”, và nhà nước cũng đã ban hành ra Luật bảo vệ trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em, giúp đỡ trẻ em khỏi sự bạo hành, xâm phạm

Theo Luật Trẻ em 2016, tại Việt Nam thì hiện nay có tới 17 cơ quan, tổ chức, nhóm tổ chức có chức năng bảo vệ và chăm sóc, hỗ trợ trẻ em ở các cấp độ khác nhau, gồm tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp, Quốc hội, các

bộ Lao động - thương binh và xã hội, Tư pháp, Công an, Y tế, Giáo dục đào tạo, Văn hóa - thể thao và du lịch, Thông tin truyền thông, UBND các cấp, Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam

5 Mô hình thực hiện chính sách

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w