Hơn nữa, có rất ít tác phẩm mới, hấp dẫn của tác giả trẻ Việt Nam trong khi các tựa sách cũ của các nhà văn thuộc “thế hệ vàng” vẫn luôn được tái bản nhiều lần, với hình thức mới và thêm
Trang 1Ọ Ệ Ị Ố Ồ
Ệ
ộ
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU:
1 Tính cấp thiết của đề tài:
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu:
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
5 Giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7 Điểm mới của đề tài
8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
9 Kết cấu đề tài
II PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG XUẤT BẢN SÁCH THIẾU NHI
Ở VIỆT NAM
1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2 Vai trò của xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam
1.3 Chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam thời gian tới
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT BẢN SÁCH THIẾU NHI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Những thành tựu xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay
2.2 Hạn chế trong hoạt động xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN SÁCH THIẾU NHI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 33.1 Giải pháp đối với nhà xuất bản
3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập
3.3 Tăng cường quản lý công tác xuất bản
III PHẦN KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 4I PHẦN MỞ ĐẦU:
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong lịch sử hình thành và phát triển, nền văn học thiếu nhi đã từng là công cụ hữu hiệu để ông cha ta giáo dục, truyền dạy cho trẻ em nhiều điều hay, lẽ phải và lẽ sống Ở thời kỳ xa xưa, văn học thiếu nhi chủ yếu là các áng thơ ca dân gian, các câu
ện cổ tích, truyền thuyết truyền miệng
Sự ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng, một nhà xuất bản dành riêng cho trẻ em,
đã khơi nguồn phong trào viết và xuất bản sách dành cho thiếu nhi Đồng thời cũng đánh dấu sự phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt Nam Cùng với sách giáo khoa, sách khoa học công nghệ kinh tế, sách chính trị pháp luật, sách văn hóa xã hội – lịch sử, sách thiếu nhi là bộ phận cực kì quan trọng và không thể thiếu của ngành xuất bản Ngày nay, xuất bản sách thiếu nhi ngày càng có sự phát triển vượt bậc với sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức Nhiều cái tên tác giả được đông đảo độc giả nhớ đến, như Nguyễn Nhật Ánh, Tô Hoài, Tuy số lượng sách thiếu nhi tăng lên đáng kể nhưng cũng vì vậy đã khiến chất lượng sách giảm xuống Thực tế cho thấy, dù
có sự phong phú về nội dung hơn trước nhưng có một tình trạng khá phổ biến là nhiều cuốn sách có nội dung gần giống nhau, thậm chí có những cuốn sách chỉ thay đổi một vài chi tiết nhỏ như bìa, tranh minh họa, các tập truyện tranh xuất hiện nhiều chi tiết gây hại cho trẻ em Thị trường sách thiếu nhi đang rơi vào tình trạng chạy theo xu thế thị hiếu hơn là mang tính giáo dục
Hầu hết, mảng sách ưa thích của thiếu nhi phần lớn lại nằm ở mấy bộ truyện tranh nước ngoài như Doremon, Harry Potter các nhân vật trong truyện tranh đều là những nhân siêu nhiên, có nhiều phép lạ, xa rời với thực tế Xét trên góc độ tâm lý của trẻ em,
ở độ tuổi này các em rất hay bắt chước những nhân vật trong truyện, nếu đọc quá nhiều các em rất dễ bị hoang tưởng, có những hành động gây tổn hại đến sức khỏe để biến bản thân trông giống với các nhân vật trong truyện mà mình yêu thích
Hơn nữa, có rất ít tác phẩm mới, hấp dẫn của tác giả trẻ Việt Nam trong khi các tựa sách cũ của các nhà văn thuộc “thế hệ vàng” vẫn luôn được tái bản nhiều lần, với hình thức mới và thêm tranh minh họa cho hấp dẫn hơn Ngoài ra sách dịch, sách ngoại
Trang 5chiếm một phần rất lớn, có thời điểm lấn át cả sách nội Ngày nay, có rất ít tác giả chuyên viết cho thiếu nhi, có một số ít nhà văn có một vài tác phẩm dành cho thiếu nhi Tuy nhiên, đa số là các tác phẩm mà nhà văn chủ yếu viết về tuổi thơ của mình, viết cho
Sách thiếu nhi giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của trẻ em, tác động tích cực đến sự phát triển đạo đức, lối sống, tư duy và năng lực của trẻ Tuy nhiên, sự triển của công nghệ thông tin, Internet phủ sóng rộng khắp đã làm thay đổi thói quen đọc sách của trẻ Một bộ phận không nhỏ trẻ em mải mê với điện thoại di động, các trò chơi điện tử, dễ dàng bị cuốn theo hàng ngàn hình thức giải trí khác mà ít quan tâm tới việc đọc sách
Vì vậy, để theo kịp sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, xuất bản sách thiếu nhi cũng cần có những thay đổi để phù hợp, đáp ứng và kích thích nhu cầu đọc sách của trẻ em Do đó, đề tài nghiên cứu về xu hướng xuất bản sách thiếu nhi là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
Chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Xu hướng xuất bản sách thiếu nhi ở
Việt Nam hiện nay” để tìm ra các xu hướng xuất bản phù hợp đáp ứng nhu cầu, kích
thích, lôi cuốn trẻ em đọc sách nhiều hơn
Tổng quan tình hình nghiên cứu:
2.1 Các nghiên cứu liên quan đến văn hóa đọc sách của thiếu nhi Việt Nam
Ngạn ngữ Việt Nam từng khẳng định “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” Sách và văn hóa đọc từ xa xưa đã trở thành vấn đề cốt lõi của nhân loại Tuy nhiên văn hóa đọc ngày nay, nhất là nguồn sách thiếu nhi dường như đang có nhiều vấn đề trái ngược
Theo nghiên cứu, trẻ em từ 0 15 tuổi chiếm 22% dân số trên thế giới, đây chính là điều kiện để các nhà xuất bản phát triển
Trang 6Việt Nam có 100 triệu dân, trong đó có 25,2% là dưới 15 tuổi tỷ lệ trẻ em tiểu học đạt 98%, trẻ em trung học chiếm 93,1% và trung học phổ thông chiếm 79,1% Kĩ năng đọc cơ bản ở lứa tuổi từ 10 14 tuổi của Việt Nam là 90,4%
Việt Nam đứng thứ 12 trên trên 72 triệu người ( chiếm 70,3% dân số) sử dụng nternet Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ở độ tuổi 15 19 là 42% với nữ, 44% với Đương nhiên, việc sử dụng thành thạo công nghệ thông tin là đáng mừng, bởi nó
có liên quan đến trình độ phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, việc để công nghệ lấn át quá mức tới cuộc sống, lại đang là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là đối với trẻ em, khi chúng thay sách bằng điện thoại, laptop, Đầu năm 2018, Việt Nam xếp thứ 7 trong số 58 quốc gia sử dụng Facebook Cuối năm
2018, theo thống kê của Bộ Thông tin Truyền thông, số tài khoản Facebook đã đạt đến
60 triệu trên tổng dân số, chiếm 60% dân số Người sử dụng facebook ngày càng tăng cao về số lượng và giảm về độ tuổi Một ngày chỉ có 24 giờ, ngoài làm việc, ăn ngủ nghỉ thì con người dùng thời gian để sử dụng mạng xã hội, như vậy chắc chắn sẽ không có thời gian đọc sách Những thói quen của người lớn có ảnh hưởng nhỏ đến trẻ em Tác động từ thói quen của người lớn đến trẻ em là tác động lớn nhất, bởi tâm hồn của trẻ nhỏ trong sáng, hay học hỏi Tuy nhiên nếu bị ảnh hưởng sai cách, trẻ em sẽ chuyển
từ học hỏi sang đòi hỏi
rên thực tế, những trẻ em được giáo dục định hướng đúng cách vẫn giữ được sự đam
mê đọc sách, thậm chí là “ nghiện” sách Đây là một tín hiệu lớn tới các nhà xuất bản Trong cuộc khảo sát những năm gần đây, có thể thấy nếu được định hướng tốt, trẻ em vẫn rất thích đọc sách Con số đưa ra của các nhà khảo sát là: 55% ít đọc; 43,5% thường xuyên đọc; 1,5 chưa bao giờ đọc Về lượng thời gian đọc sách, trên 60,5% trẻ em đọc dưới 30 phút; 39,5% trẻ em đọc trên 30 phút Bới vậy, có thể nói văn hóa đọc của trẻ em phụ thuộc vào phụ huynh và trường học rất nhiều, trẻ em cần có một môi trường phù hợp, cần được định hướng những gì phù hợp để tăng đam mê hoặc tạo cho mình một thói quen đọc sách
2.2 Các nghiên cứu về xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay
Trang 7Để đáp ứng nhu cầu đọc sách của trẻ em và nhu cầu phát triển của phụ huynh đối với con minh, các nhà xuất bản đã không ngừng cải tiến cả nội dung lẫn hình thức sách thiếu nhi, không ngừng nâng cao chất lượng từ nội dung đến hình thức
Ở những năm trước, các cuốn sách thiếu nhi có xu hướng “ngoại” thì hiện nay các nhà xuất bản đã tạo ra những cuốn sách với nội dung hướng “nội” hơn
Trong vài năm qua, các đơn vị làm sách nổi tiếng như Kim Đồng, Nhà xuất bản trẻ cũng đầu tư cho lượng sách thiếu nhi tăng từ 30% trở trên Bà Vũ Quỳnh Liên phó giám đốc, tổng biên tập Nhà Xuất bản Kim Đồng chia sẻ: “Thói quen đọc sách bắt đầu được xã hội quan tâm hơn vài năm gần đây, mà thói quen thì nên bắt đầu từ con trẻ Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp sách thiếu nhi được ưu ái hơn” Đáng chú ý là nhà xuất bản Kim Đồng cho ra nhiều ấn phẩm dành cho thanh thiếu niên ở nhiều mảng sách, từ văn học đến sách tranh Bộ sách “ con yêu gia đình” mang đến những câu chuyện đầy ý nghĩa về tình cảm ông bà, cha mẹ, anh chị em; bộ sách “Bé khỏe mạnh hơn” giúp bậc cha mẹ truyền tải thông tin sức khỏe
Cũng thuộc dòng sách tranh, NXB Trẻ vừa phát hành bộ sách có tên thú vị có tên
“ Truyện kỳ dài về mèo” gồm 2 cuốn “Bịt mắt bắt Mèo” và Mèo đuổi chuột” giới thiệu các trò chơi dân gian, bài đồng dao Việt Nam
Lượng sách thiếu nhi được xuất bản trong những năm qua đã thể hiện rõ sự phát triển không ngừng của các nhà xuất bản Cụ thể, theo nghiên cứu đánh giá, năm 2018
có 5.435 cuốn sách, 21.414.170 bản; năm 2019 có 5.406 cuốn, 28.074.261 bản; 2020 có 6.384 cuốn, 21.641.513 bản; 2021 có 4.659 cuốn, 27.083.000 bản; 2022 có 4.711 cuốn, 31.420.756 bản Các cuốn sách thiếu nhi không ngừng được cải tiến về hình thức và nội dung, có triển vọng để phát triển trong thời gian tới
3 Mục đích, mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam thời gian tới Xây dựng trên cơ sở lý luận về xuất bản sách thiếu nhi, khảo sát, đánh giá thực trạng xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam Từ đó, ta có
Trang 8thể đưa ra những phương hướng, giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Xu hướng xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay
Đối tượng khảo sát: Các nhà xuất bản ở Việt Nam
Khách thể nghiên cứu: Các nhà xuất bản ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về quy mô: Hoạt động xuất bản sách thiếu nhi
+ Phạm vi về không gian: Việt Nam
+ Phạm vi về thời gian: 2/11/2023 –
5 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Thị trường xuất bản sách thiếu nhi đang dần sôi động, có nhiều tiềm năng cho ngành xuất bản
Giả thuyết 2: Hiện nay, sách thiếu nhi đang không ngừng sáng tạo, đổi mới, nhằm thu hút, khơi dậy đam mê của trẻ Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại sách chưa đáp ứng được nhu cầu làm giảm sự hứng thú của trẻ em với sách truyện
Giả thuyết 3: Sự bùng nổ Internet, phim ảnh, mạng xã hội, khiến nhiều trẻ em giảm nhu cầu đọc sách dẫn tới giảm lượng tiêu thụ sách
Giả thuyết 4: Sách thiếu nhi kích thích trí tuệ và tư duy của trẻ
Giả thuyết 5: Hình thức đẹp là một trong những yếu tố thu hút trẻ em nhất khi chọn
Trang 9Giả thuyết 6: Sắp tới, hoạt động xuất bản sách sẽ ngày càng hoàn thiện, xu hướng xuất bản ngày càng mở rộng, thu hút thêm nhiều trẻ em đam mê đọc sách
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và thống kê: Thông qua các nguồn thông tin tìm được từ các công trình nghiên cứu khoa học khác, các bài báo điện tử, các trang thông tin điện tử, thập các tài liệu, tin bài, tổng hợp các định nghĩa, luận chứng về vấn đề “xuất bản sách thiếu nhi”, thống kê số liệu, rút ra được những mặt hạn chế cần cải thiện
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Từ những ấn phẩm, sản phẩm thông tin
h vấn đề nghiên cứu, tiến hành phân tích chi tiết, rút ra được những điểm mạnh có tiềm năng phát huy, dự đoán xu hướng xuất bản sách trong tương lai
Phương pháp phi thực nghiệm: Sử dụng phương pháp phỏng để khảo sát mức độ tiếp cận sách của trẻ em hiện nay Từ đó phân tích, đánh giá, nhận xét về mức độ phổ biến của sách thiếu nhi đối với trẻ em
7 Điểm mới của đề tài
Tính mục đích: Phân tích đánh giá được xu hướng xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay
Tính khoa học: Đề tài trình bày cơ sở lý luận , pháp lý cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài Đề tài cũng hệ thống hoá một số các vấn
đề lý luận chung, làm rõ văn hoá đọc sách thiếu nhi của cộng đồng, số liệu nghiên cứu
về xuất bản sách thiếu nhi ở Việt
8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu kế thừa và đóng góp những khía cạnh mới trong việc xây dựng khái niệm tổng quát về xuất bản sách thiếu nhi Góp phần bổ sung và hoàn chỉnh thêm lý luận về hoạt động biên tập sách thiếu nh
Trang 10Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc trình bày và đánh giá thực trạng nhu cầu tiếp cận sách thiếu nhi ở Việt Nam, đưa ra các giải pháp loại bỏ sách biên soạn ẩu, chất lượng kém, sách lậu, không phù hợp với lứa tuổi Đề tài có thể cung cấp số liệu, và tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về sách thiếu nhi của công chúng
9 Kết cấu đề tài:
Đề tài nghiên cứu “ Xu hướng xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay" gồm 3 phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận Ngoài ra là các phần tài liệu tham khảo và mục lục
II PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG XUẤT BẢN SÁCH THIẾU NHI Ở VIỆT NAM HIỆN NAM
1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
Khái niệm “ xuất bản”:
Xuất bản là quá trình phát hành và phân phối các tác phẩm, thông tin hoặc sản phẩm đến công chúng một cách rộng rãi Xuất bản có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực, bao gồm sách, báo chí, ấn phẩm, âm nhạc, phim ảnh, và nhiều loại nội dung khác Quá trình này thường bao gồm việc sắp xếp, biên tập, in ấn hoặc phát hành điện tử, và quảng cáo để đưa thông tin hoặc sản phẩm đến tay đối tượng mục tiêu hoặc công chúng rộng lớn hơn,
Khái niệm “ xuất bản sách thiếu nhi”:
Xuất bản sách thiếu nhi là quá trình sản xuất, in ấn, và phân phối sách dành riêng cho trẻ em Sách thiếu nhi thường được thiết kế với nội dung, hình ảnh và ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi và tầm hiểu biết của trẻ Hoạt động này bao gồm sách tranh, sách học, sách câu chuyện, và nhiều loại sách khác nhau để giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc, khám thế giới, và phát triển tư duy Xuất bản sách thiếu nhi có mục tiêu chính là giúp trẻ
Trang 11t triển khả năng đọc, tư duy, tạo sự quan tâm đối với việc đọc sách Đồng thời,
nó cũng cung cấp giá trị giáo dục và giải trí cho trẻ Trong thời đại số hóa, sách thiếu nhi cũng có sẵn trên nền tảng số, cung cấp cho trẻ nhiều tùy chọn đọc sách trực tuyến
và tương tác Tóm lại, xuất bản sách thiếu nhi không chỉ là một ngành công nghiệp quan trọng mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kiến thức
và tư duy của trẻ em
Khái niệm “ xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam”:
Xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam là một ngành công nghiệp phát triển, với nhiều nhà xuất bản và tác giả tạo ra sách dành cho trẻ em Các nhà xuất bản nổi tiếng như Nhà Xuất Bản Kim Đồng, Nhã Nam, và Kim Định thường có nhiều tác phẩm thú
vị dành cho trẻ em Sách thiếu nhi Việt Nam thường kể về câu chuyện, học tập, và giáo dục giá trị cho trẻ em
2 Vai trò của xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam:
Xuất bản sách thiếu nhi ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và phát triển văn hóa đọc cho trẻ em:
Tạo ra nội dung giáo dục, cung cấp sách giúp trẻ em học hỏi, phát triển tư duy, và hiểu
về giá trị nhân văn, lịch sử, và khoa học
Giúp phát triển văn hóa đọc, xuất bản sách thiếu nhi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đọc sách ở lứa tuổi trẻ, tạo ra sở thích đọc sách từ khi còn nhỏ
Tạo cơ hội cho tác giả và họa sĩ, cung cấp cơ hội cho các tác giả và họa sĩ thiếu nhi thể hiện tài năng và công bố tác phẩm của họ
Giúp phát triển thị trường sách thiếu nhi, tạo ra môi trường cạnh tranh và đa dạng về tùy chọn sách cho trẻ em