Pháp luật một mặt là công cụ mà giai cấp thống trị thông qua nhà nước sử dụng để quản lý xã hội, mặt khác nó là chuẩn mực ứng xử chung, là tổng hợp các quy tắc được cấu tạo từ các mối qu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 2Mục l c ụ
A Lý luậ 3 n
I PHÁP LUẬT 3
1 Khái ni m pháp lu ệ ật 3
2 Đặc điểm của pháp luật 3
3 Vai trò c a pháp lu ủ ật 5
II ĐẠO ĐỨC 6
1 Khái ni ệm đạ đức 6 o 2 Chức năng của đạo đức 6
3 Vai trò của đạo đức 9
III SO SÁNH VÀ NÊU M I QUAN H Ố Ệ GI A PHÁP LU Ữ ẬT VÀ ĐẠO ĐỨC 10
1 So sánh s gi ự ống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật 10
2 M i quan h ố ệ gi ữa nhà nướ c và pháp lu t 12 ậ B Phân tích th c tr ự ạng đạo đứ c và xã h i Vi t Nam hi ộ ở ệ ện nay 13
I Th c tr ự ạng đạo đức xã hội Việ t Nam hi n nay 13 ệ 1 M t tích c c c ặ ự ủa đạo đức 13
2 M t tiêu c c c ặ ự ủa đạo đức 15
II Nguyên nhân d ẫn đế n th c tr ự ạng 17
III Một số giải pháp 22
Trang 3Pháp luật một mặt là công cụ mà giai cấp thống trị thông qua nhà nước sử dụng để quản lý xã hội, mặt khác nó là chuẩn mực ứng xử chung, là tổng hợp các quy tắc được cấu tạo từ các mối quan hệ tự nhiên của con người và nhu cầu xã hội
2 Đặc điểm của pháp lu t ậ
(1) Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước
Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, nghĩa là pháp luật hình thành bằng con đường nhà nước Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị xã hội thể hiện và hợp pháp hóa ý chí của mình một cách chính thống trên thực tế Việc pháp luật được đảm bảo thực thi trong đời sống xã hội chính là đảm bảo cho quyền lực nhà nước được tác động đến mọi thành viên của xã hội Vì vậy, pháp luật phải thuộc về nhà nước, không tách rời với nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước (2) Pháp luật có tính quy phạm phổ biến
Các quy phạm của pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi chủ thể xã hội.Bất kỳ ai,ở vào điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu đều xử sự theo cách thức mà pháp luật đã nêu ra Dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ thể của pháp luật biết được
Trang 4làm gì, không được làm gì hoặc làm như thế nào ở hoàn cảnh pháp luật đã
dự liệu Pháp luật luôn là tiêu chuẩn, khuôn mẫu để đánh giá hành vi của con người là hợp pháp hay bất hợp pháp Đó là tính quy phạm của pháp luật
(3) Pháp luật có tính bắt buộc chung
Giai cấp thống trị thông qua nhà nước thừa nhận hoặc đặt ra các quy tắc
xử sự chung là pháp luật không phải chỉ để áp dụng với các chủ thể đơn lẻ
mà nó còn áp dụng đối với mọi thành viên trong toàn xã hội tương ứng với các điều kiện hoàn cảnh cụ thể Pháp luật luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với mọi chủ thể trong xã hội, bất kỳ chủ thể nào khi ở điều kiện, hoàn cảnh quy phạm đã dự liệu đều phải thực hiện theo đúng yêu cầu của pháp luật, nếu không, hành vi của chủ thể bị coi là vi phạm pháp luật
(4) Pháp luật có tính hệ thống
Mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội rất đa dạng, một chủ thể cùng lúc có thể tham gia nhiều quan hệ trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, do đó pháp luật không thể là một hay một số quy tắc xử
sự lẻ tẻ, rời rạc mà là một hệ thống các quy tắc xử sự chung Các quy tắc
xử sự này không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ nội tại và thống nhất, tạo nên một hệ thống pháp là một chỉnh thể thống nhất Đặc điểm này cho thấy, pháp luật rất khác với các quy tắc xử sự khác
(5) Pháp luật có tính xác định về mặt hình thức
Nội dung của pháp luật là sự phản ánh ý chí của nhà nước, ý chí đó phải được thể hiện dưới những hình thức nhất định Hình thức biểu hiện của pháp luật chính là các nguồn luật đó là ác tập quán pháp, tiền lệ pháp hay
Trang 5văn bản quy phạm pháp luật Sự xác định về hình thức của pháp luật là cơ
sở để phân biệt giữa pháp luật với các quy định khác không phải pháp luật
3 Vai trò c a pháp lu t ủ ậ
Một là, pháp luật góp phần tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế
Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, các chính sách về tài chính, tiền tệ, qua đó góp phần vào việc sắp xếp, cơ cấu ngành kinh tế, nhằm tăng trưởng và ổn định kinh tế
Pháp luật cụ thể hóa các đường lối, chủ trương phát triển kinh tế, xây dựng hành lang pháp lý phù hợp nhằm đảm bảo sự quản lý, kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế, đồng thời tạo động lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn định
Hai là, pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động và giám sát đối với
bộ máy nhà nước Thông qua pháp luật, các cơ quan nhà nước được xác định về tên gọi trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức Đồng thời, pháp luật cũng xác định luôn
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, xác định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, xác định mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của các cơ quan nhà nước
Ba là, pháp luật là cơ sở cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác quốc tế Thông qua việc thừa nhận các tập quán quốc tế,
quy định trình tự, thủ tục ký kết, phê chuẩn, gia nhập các điều ước quốc tế, quy định trình tự, thủ tục thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác… là cơ
sở pháp lý cần thiết cho việc thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác quốc tế và thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế Quá trình nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế, đông thời hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các quan hệ hợp tác và phát triển, thu hút hoạt động hợp tác đầu tư từ các nhà đầu tư của các quốc gia khác vào thị trường để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước
Trang 6cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội
2 Chức năng của đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ trong tồn tại xã hội đồng thời nó cũng tác động trở lại đối với sự phát triển của tồn tại xã hội Nó góp phần quan trọng vào việc xây dựng mối quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội Đạo đức giáo dục con người, giúp họ nhận thức và điều chỉnh suy nghĩ, hành động phù hợp với những yêu cầu xã hội Đạo đức có những chức năng
cơ bản sau đây:
a, Chức năng giáo dục
– Đạo đức có tác dụng hình thành ở con người những quan điểm về bản chất của đạo đức, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức; nhờ đó con người hiểu được điều gì nên làm, điều gì không nên làm
– Thông qua hoạt động đạo đức của bản thân, mỗi người tự mình càng hiểu rõ hơn vai trò to lớn của lương tâm, của danh dự và các phẩm chất đạo đức của cá nhân đối với sự tiến bộ của chính mình và sự tiến bộ của cộng đồng Đó là những bài học đạo đức mà chủ thể tự rút ra được nên chúng có giá trị sâu sắc và lâu bền Trên cơ sở đó, chủ thể đạo đức càng tin tưởng và tích cực làm điều thiện
Trang 7– Những tấm gương đạo đức cao cả cùng với những giá trị của nó có sức rung cảm mạnh mẽ làm thức tỉnh những tình cảm đạo đức trong tâm hồn con người,
có sức lôi cuốn, thôi thúc con người học tập, rèn luyện vươn tới cái tốt đẹp, cái thiện Thực tiễn đấu tranh cách mạng cho thấy những người cộng sản là những người sáng tạo nên những giá trị đạo đức cao cả Đó là tinh thần chiến đấu dũng cảm, sự hy sinh quên mình… vì tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân Những tấm gương ấy có sức thuyết phục và cổ vũ con người học tập, tu dưỡng
để xứng đáng hơn nữa và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng
xã hội mới
Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng Người coi đạo đức
là cái gốc của cán bộ, đảng viên Noi gương của Người, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã lao động, chiến đấu quên mình, sẵn sàng hy sinh, vì độc lập tự do của Tổ quốc,
vì hạnh phúc của nhân dân, vì lý tưởng cao đẹp của con người
Như vậy, đạo đức không những giáo dục con người mà còn giúp con người nâng cao năng lực tự giáo dục mình Do đó, công tác giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách con người mới
b, Chức năng nhận th c (còn g i là chứ ọ ức năng đánh giá)
Các quan điểm, tư tưởng đạo đức là kết quả của sự phản ánh đời sống xã hội, đồng thời chúng còn là công cụ giúp con người nhận thức về xã hội Chức năng nhận thức của đạo đức thường tác động theo hai xu hướng:
■ Hướng thứ nhất: Những quan điểm đạo đức tiến bộ, khoa học giúp con người nhận thức, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức trong đời sống
; giúp con người đánh giá đúng cái gì là thiện, cái gì là ác; cũng như tự đánh giá một cách đúng đắn những suy nghĩ, hành vi của bản thân mình Trên cơ sở đó con người định hướng một cách đúng đắn hành vi của mình trong thực tiễn Đồng thời thực tiễn đạo đức của nhân dân lao động trong quá trình xây dựng xã hội mới có tác dụng nâng cao trình độ nhận thức và
Trang 8năng lực đánh giá đạo đức ở mỗi người ngày càng chính xác và sâu sắc hơn
■ Hướng thứ hai: Ngược lại, những quan điểm sai lầm về đạo đức không những làm cho hành động của con người dễ phạm sai lầm mà còn làm cho
họ thất vọng, mất niềm tin vào cuộc sống và nhất định sẽ dẫn tới mức giảm sút ý chí cũng như năng lực nhận thức và hành động
c, Chức năng điều ch nh hành vi ỉ
– Trong xã hội, cần có các quy tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp bằng cách này hay cách khác lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội Cho nên điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội là một yêu cầu khách quan Có nhiều quy tắc, chuẩn mực để điều chỉnh hành vi của con người: của pháp luật, của tôn giáo, của phong tục tập quán và của đạo đức
Điều chỉnh hành vi bằng đạo đức có đặc điểm là tự điều chỉnh Sức mạnh điều chỉnh hành vi bằng đạo đức là sức mạnh của lương tâm, sức mạnh của dư luận xã hội Nhờ nắm được những quan điểm đạo đức tiến bộ, hiểu rõ vai trò của đạo đức, các chủ thể đạo đức luôn tự định hướng hoạt động của mình vào lợi ích chung, trên cơ sở đó mà họ cũng được thỏa mãn những nhu cầu đạo đức và những lợi ích chính đáng của mình Để cho sự điều chỉnh có hiệu quả thì mỗi người không chỉ điều chỉnh từ trong tình cảm và nhận thức mà điều quan trọng hơn là biến những mong muốn tốt đẹp thành hoạt động thực tiễn Trong đời sống, nhờ những mối quan hệ đạo đức được thiết lập mà con người hiểu rõ mình, hiểu sâu sắc thêm những giá trị đạo đức
Chức năng giáo dục, chức năng nhận thức và chức năng điều chỉnh của đạo đức gắn bó mật thiết với nhau ĐĐ hình thành ở con người năng lực nhân thức, đánh giá đúng đâu là thiện, đâu là ác Trên cơ sở đó nâng cao năng lực tự giáo dục, biết được nghĩa vụ đạo đức của mình và tự giác điều chỉnh hành vi của mình
vì cái thiện Do vậy giáo dục đạo đức không những có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách mà còn góp phần ổn định và phát triển xã hội
Trang 93 Vai trò của đạo đức
Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho
sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng
Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố kinh
tế là cái chủ yếu quyết định Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm lạc đáng tiếc Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức
Và khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công, chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội
Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: Chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức như đã trình bày ở phần trên
Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con người mới Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài Tuy nhiên, cần chú ý trong quan hệ giữa đức và tài hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức là gốc Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền trên nền của đức và tài năng chỉ có thể hướng thiện trên gốc của đức
Trang 10III So sánh và nêu m i quan h giố ệ ữa đạo đức và pháp lu t ậ
1 So sánh s gi ng nhau và khác nhau giự ố ữa đạo đức và pháp lu t ậb) Khác nhau
Cơ sở hình thành Được đúc kết từ cuộc
sống, nguyện vọng của nhân dân và được truyền tai nhau qua nhiều thế
hệ
Do nhà nước ban hành
Hình thức thể hiện Thể hiện thông qua dạng
không thành văn như văn hoá truyền miệng, phong tục tập quán, ca dao, tục ngữ…và dạng thành văn như kinh, sách chính trị,…
Hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật: Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư,
Trang 11Các biện pháp bảo đảm
thực hiện
Tự giác, răn đe thông qua tác động của dư luận xã hội, khen chê, lên án, khuyến khích,…
Lương tâm con người
Pháp luật thông qua bộ máy cơ quan như cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp để đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp quyền lực nhà nước, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước
a) Gi ng nhau ố
Đạo đức và pháp luật có các điểm giống nhau cơ bản, đó là:
* Đều là tập hợp những quy tắc xử sự chung, là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn con người cách xử sự trong xã hội Pháp luật được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được mà được đặt ra cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để các chủ thể biết mình được làm gì, không được làm gì khi ở một hoàn cảnh, điều kiện nhất định * Có tính phổ biến và xu hướng để phù hợp với xã hội Đạo đức và pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến, là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của mỗi con người trong xã hội Chúng có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống và chủ thể trong xã hội
Trang 12* Là kết quả, là đúc kết của quá trình nhận thức, phản ánh sự tồn tại và phát triển của xã hội trong những giai đoạn khác nhau Pháp luật và đạo đức vừa chịu sự chi phối, vừa tác động tới đời sống kinh tế xã hội
* Được thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống để phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong xã hội Vì ban hành ra pháp luật và các chuẩn mực đạo đức không chỉ để điều chỉnh một mối quan hệ cụ thể mà là để điều chỉnh cả một hệ thống xã hội chung
2 M i quan h giố ệ ữa nhà nước và pháp lu t ậ
Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ tác động tương hỗ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hành vi xử sự của con người và duy trì trật tự xã hội Vì vậy giữa pháp luật và đạo đức luôn có một mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau Cụ thể mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được thể hiện:
- Thứ nhất là tác động của đạo đức tới pháp luật Có thể thấy đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật
+ Đạo đức là cơ sở, môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật
+ Nhiều quan điểm đạo đức được thể chế hoá trong pháp luật, nhiều quy tắc đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật qua đó góp phần tạo nên pháp luật