1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam

254 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Tại Các Doanh Nghiệp Thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Hằng Nga
Người hướng dẫn TS. ĐẶNG PHƯƠNG MAI, TS. BẠCH ĐỨC HIỂN
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 254
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do nêu trên và nhận thức được vai trò quan trọng của quản trị rủi ro tài chính trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của EVN, với mục đích làm rõ thêm về lý

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

VŨ THỊ HẰNG NGA

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

VŨ THỊ HẰNG NGA

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số : 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG PHƯƠNG MAI

TS BẠCH ĐỨC HIỂN

HÀ NỘI, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu tại danh mục tham khảo và hoàn toàn trung thực

Người thực hiện

Vũ Thị Hằng Nga

Trang 4

1.1 Tổng quan về rủi ro tài chính 22

1.1.1 Khái quát về rủi ro 22

1.1.2 Khái quát về rủi ro tài chính 26

1.1.3 Tác động của rủi ro tài chính đến doanh nghiệp 31

1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp 34

1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tài chính 34

1.2.2 Mục tiêu và yêu cầu của quản trị rủi ro tài chính 37

1.2.3 Mô hình quản trị rủi ro tài chính 38

1.2.4 Nội dung quản trị rủi ro tài chính 40

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp 60

1.3.1 Các nhân tố khách quan 60

1.3.2 Các nhân tố chủ quan của doanh nghiệp 61

1.4 Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp 64

1.4.1 Đánh giá định tính 64

1.4.2 Đánh giá định lượng 66

1.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của một số Tập đoàn kinh tế ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam và bài học cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 66

1.5.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của một số Tập đoàn kinh tế ở các nước trên thế giới.66

Trang 5

1.5.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của một số Tập đoàn kinh tế ở Việt

2.1 Tổng quan về Tập đoàn Điện lực Việt Nam 79

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam 79

2.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Tập đoàn Điện lực Việt Nam 81

2.1.3 Các đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam 82

2.1.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro… 83

2.1.5 Khái quát tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam……… 86

2.2 Thực trạng rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam… 93

2.2.1 Rủi ro lãi suất 93

2.2.2 Rủi ro tỷ giá 94

2.2.3 Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu 95

2.2.4 Rủi ro tín dụng thương mại đối với khách hàng 97

2.2.5 Rủi ro thanh khoản 99

2.2.6 Rủi ro đòn bẩy tài chính 101

Trang 6

2.4 Đánh giá tác động của việc thực hiện quản trị rủi ro tài chính đến kết quả hoạt

động của các DN thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 131

2.4.1 Phát triển giả thuyết nghiên cứu 131

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 134

2.4.3 Kết quả nghiên cứu 135

2.5 Đánh giá chung về quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 143

3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 152

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 152

3.1.2 Mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển tập đoàn Điện lực Việt Nam đến 2030 và tầm nhìn 2045 154

3.2 Yêu cầu cơ bản của việc đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 159

3.3 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 161

3.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản trị rủi ro tài chính 161

3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính 171

3.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực và trình độ quản trị rủi ro tài chính 172

3.3.4 Chủ động hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ nhận diện rủi ro tài chính 174

Trang 7

PHỤ LỤC

Trang 8

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

Trang 9

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Viện Quản lý rủi ro

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nhận diện rủi ro tài chính theo phương pháp phân tích báo cáo tài

chính 45

Bảng 1.2: Mô tả giả định ảnh hưởng của rủi ro tài chính 56

Bảng 1.3: Xếp hạng mức độ thực hiện quản trị rủi ro tài chính của DN 65

Bảng 2.1: Vòng quay toàn bộ vốn của các DN thuộc EVN 91

Bảng 2.2: Khả năng thanh toán lãi vay của các nhóm DN thuộc EVN 93

Bảng 2.3: Lãi (lỗ) tỷ giá/Lợi nhuận sau thuế của các DN thuộc EVN 95

Bảng 2.4: Tỷ lệ GVHB/DTT tại các DN thuộc EVN 97

Bảng 2.5 Số vòng quay nợ phải thu của các nhóm DN thuộc EVN 98

Bảng 2.6: Kỳ thu tiền trung bình của các nhóm DN thuộc EVN 99

Bảng 2.7: Hệ số nợ vay của các doanh nghiệp thuộc EVN 101

Bảng 2.8: Tổng hợp đánh giá nguy cơ phá sản của các DN thuộc EVN giai đoạn 2017 – 2022 102

Bảng 2.9: Phương pháp nhận diện rủi ro tài chính bằng phương pháp phân tích tài chính 109

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu nhận diện rủi ro đòn bẩy tài chính 111

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về nhận diện rủi ro lãi suất 112

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về nhận diện rủi ro thanh khoản 114

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát nhận diện rủi ro tín dụng thương mại 115

Bảng 2.14: Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) của các nhóm N thuộc EVN 118

Bảng 2.15: Kết quả tổng hợp sử dụng phân tích độ nhạy trong phân tích rủi ro lãi suất của các DN EVN trong mẫu nghiên cứu 119

Bảng 2.16: Tổng hợp doanh nghiệp có hoạt động sử dụng ngoại tệ 120

Bảng 2.17: Tình hình sử dụng phân tích độ nhạy kiểm soát rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu 120

Bảng 2.18: Tổng hợp đánh giá rủi ro tỷ giá đến hoạt động của doanh nghiệp 121

Bảng 2.19: Tổng hợp mức độ đánh giá rủi ro thanh khoản 122

Bảng 2.20: Tổng hợp đánh giá rủi ro tín dụng thương mại 123

Bảng 2.21: Kết quả khảo sát về phòng ngừa rủi ro đòn bẩy tài chính 126

Bảng 2.22: Tổng hợp giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản 128

Bảng 2.23: Phương pháp xử lý rủi ro tài chính tại các DN 130

Trang 11

Bảng 2.24: Thống kê tần số 136

Bảng 2.25: KMO and Bartlett’s Test 137

Bảng 2.26: Total Variance Explained 138

Bảng 2.27: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 138

Bảng 2.28: Total Variance Explained 139

Bảng 2.29: Các nhân tố sau khi phân tích EFA 139

Bảng 2.30: Mức độ giải thích của mô hình 140

Bảng 2.31: Phân tích phương sai ANOVAa 141

Bảng 2.32: Thống kê phân tích các hệ số hồi quy 141

Bảng 2.33: Kết quả tổng hợp đánh giá công tác quản trị rủi ro tài chính các DN 144

Bảng 2.34: Kết quả khảo sát về nắm bắt thông tin về bối cảnh hoạt động của DN 146

Bảng 3.1: Mô tả nhận diện rủi ro tài chính theo phương pháp lập bảng kê 163

Bảng 3.3: Mô tả nhận diện rủi ro theo phương pháp chuyên gia 163

Bảng 3.4: Mô tả giả định sắp xếp rủi ro tài chính theo mức khả năng xảy ra 164

Bảng 3.5: Mô tả giả định mức độ ảnh hưởng của rủi ro tài chính 165

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Các nhân tố cấu thành khẩu vị rủi ro tài chính 42

Hình 1.2: Đánh giá rủi ro tài chính của DN 55

Hình 1.3: Cơ cấu quản trị rủi ro tại AEP 67

Hình 1.4: Cấu trúc tổ chức quản trị rủi ro của Petronas 69

Hình 1.5: Cấu trúc quản trị rủi ro của Pertamina 71

Hình 1.6: Quy trình quản lý rủi ro tại Tập đoàn Bảo Việt 72

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Tập đoàn Điện lực Việt Nam 82

Hình 2.2: Mô hình QTRRDN tại EVN 104

Hình 2.3: Cơ chế tác động của quản trị rủi ro đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp 132

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu 132

Hình 3.1: Bản đồ nhiệt đánh giá rủi ro tài chính 166

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản các nhóm DN thuộc EVN 87

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn chủ sở hữu của các nhóm DN thuộc EVN 87

Biểu đồ 2.3: Biến động giá vốn hàng bán của các nhóm DN thuộc EVN 95

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng nợ phải thu/doanh thu thuần của các DN thuộc EVN 97

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, quản trị rủi ro doanh nghiệp đã được xác định là một phần chính thức của quá trình ra quyết định trong các doanh nghiệp Tuy nhiên, khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp mới chỉ xuất hiện kể từ giữa những năm 1990, đặc biệt phổ biến là sau sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là do những điểm yếu trong quản trị rủi ro doanh nghiệp, trong đó có quản trị rủi ro tài chính Do đó, quản trị rủi ro tài chính đang ngày càng được quan tâm hơn tại các tập đoàn kinh tế trên thế giới

Ở Việt Nam, khái niệm quản trị rủi ro tài chính trở nên phổ biến muộn hơn, chủ yếu sau khi một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và hướng dẫn của các công ty tư vấn được thực hiện Nhận thức được lợi ích to lớn mà công tác quản trị rủi ro tài chính hiệu quả có thể mang lại, một số tập đoàn kinh tế Việt Nam đã triển khai quy trình quản trị rủi ro tài chính, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Việc nghiên cứu quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN để từ đó tìm ra các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các DN này là một yêu cầu cấp thiết xuất phát từ một số lý do sau:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của ngành điện nói chung và của EVN nói

riêng trong nền kinh tế Điện lực Việt Nam là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, đóng vai trò chủ đạo trong cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia Trong đó, EVN là đơn vị chủ chốt trong hoạt động sản xuất điện, thay mặt Nhà nước để quản lý toàn bộ hệ thống truyền tải điện và thực hiện phân phối điện năng Có thể nói, EVN là nòng cốt để ngành Điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả

Thứ hai, xuất phát từ tính đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

EVN Hiện nay, EVN không còn độc quyền trong khâu sản xuất điện mà chỉ nắm giữ trực tiếp và gián tiếp khoảng 37,6% công suất điện toàn hệ thống, phần còn lại

Trang 14

trên 62% EVN vẫn phải mua từ các chủ sở hữu nguồn điện khác như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, các nhà đầu tư BOT và tư nhân Tuy nhiên, ở khâu truyền tải và phân phối điện, EVN vẫn nắm hầu hết hệ thống truyền tải và phân phối cho 92% khách hàng dưới sự quản lý của Nhà nước (theo Luật Điện lực 2022) Giá bán lẻ điện trong khâu phân phối vẫn do Nhà nước điều tiết trong khi chi phí sản xuất điện tăng vọt do biến động giá nguyên vật liệu và tỷ giá đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của EVN Với những đặc điểm về nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán của các DN thuộc EVN và những biến động bất thường của các yếu tố trên thị trường, các DN luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro tài chính gây ra những hậu quả xấu về tài chính như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro biến động giá nguyên vật liệu, rủi ro tín dụng thương mại, rủi ro đòn bẩy tài chính hay nghiêm trọng hơn là rủi ro phá sản

Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn quản trị rủi ro tài chính của các DN thuộc

EVN Năm 2018, EVN đã ban hành “Quy chế quản trị trong Tập đoàn Điện lực

Quốc gia Việt Nam”, trong đó đưa ra yêu cầu, nội dung, quy trình quản trị rủi ro nói

chung và quản trị rủi ro tài chính nói riêng Tuy nhiên, việc thực hiện tại các đơn vị thành viên vẫn chưa được rõ ràng, thống nhất và đồng bộ Bên cạnh đó, việc thực hiện các nội dung của quản trị rủi ro tài chính tại các DN còn nhiều hạn chế như: chưa chú trọng đến việc xác định khẩu vị rủi ro tài chính, việc nhận diện rủi ro tài chính chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhà quản trị, chưa sử dụng các phương pháp kỹ thuật để đo lường và đánh giá rủi ro tài chính hay việc xử lý rủi ro tài chính còn khá bị động…Vì vậy, rất cần thiết phải tăng cường hơn nữa công tác quản trị rủi ro tài chính của Tập đoàn và các DN thuộc Tập đoàn

Xuất phát từ những lý do nêu trên và nhận thức được vai trò quan trọng của quản trị rủi ro tài chính trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của EVN, với mục đích làm rõ thêm về lý luận, thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN, NCS lựa chọn đề tài

“Quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt

Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình

Trang 15

2 Tổng quan nghiên cứu

Trên thế giới, hệ thống các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp đã có những phát triển rõ rệt trong thời gian qua Các nghiên cứu đi sâu vào làm rõ cho các vấn đề sau:

Một là, các nghiên cứu về lý thuyết rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính

Trong cuốn sách “Financial Risk Management - Source of Financial Risk

and Risk Assessment” của tác giả Peter Moles (1998), Đại học Edinburgh về lĩnh

vực quản trị rủi ro tài chính đã tổng hợp những vấn đề cơ bản về rủi ro tài chính như khái niệm, nguyên nhân của rủi ro tài chính và những nội dung của quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp…Ngoài những kiến thức mang tính lý luận, cuốn sách còn đưa ra các tình huống nghiên cứu và câu hỏi ôn tập để ứng dụng diễn giải, phân tích các vấn đề thực tiễn liên quan đến rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính Cuốn sách được sử dụng trong giảng dạy và học tập tại trường đại học Edinburgh từ năm 1998 cho đến nay với nhiều lần cập nhật và tái bản

Theo quan điểm của Steven Li (2003) trong tài liệu “Xu hướng trong tương

lai và thách thức của quản trị rủi ro tài chính trong nền kinh tế kỹ thuật số” cho

rằng, quản trị rủi ro tài chính là việc thực hành xác định mức độ rủi ro mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro doanh nghiệp hiện có và sử dụng các công cụ tài chính phái sinh hay các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực tế phù hợp với mức độ rủi ro mong muốn của DN Chance (2000) cũng có quan điểm tương tự về quản trị rủi ro tài chính

Bài viết “Key Credit Factors: Business and Financial Risks in the Global

Telecommnication, Cable, and Satellite Broadcast Industry” trên tạp chí Global

Credit Portal năm 2009 của công ty Standard & Poor’S (một trong 3 hàng xếp hạng tín dụng lớn nhất và uy tín trên thế giới, công ty con của tập đoàn McGraw – Hill) đã diễn giải khái niệm rủi ro tài chính theo hướng tiếp cận hẹp Theo đó, rủi ro tài chính được đánh giá dựa vào số liệu kế toán, chính sách kế toán, khả năng đối phó rủi ro, dòng tiền, cấu trúc vốn và khả năng thanh khoản Trong đó, yếu tố dòng tiền

Trang 16

được đặc biệt quan tâm Bài viết đã cho thấy các DN viễn thông, cáp và truyền hình vệ tinh đã thực hiện đa dạng dịch vụ cung cấp nhằm đa dạng dòng tiền, đồng thời chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa sự biến động dòng tiền với lợi nhuận của công ty

Napp (2011) trong bài viết “Financial risk management in small and

medium-sized enterprises: using financial analysis to identify, analyze and control internal financial risks” đã đưa ra quan điểm cho rằng rủi ro tài chính có thể có hai

loại là rủi ro môi trường và rủi ro nội tại Rủi ro môi trường chịu sự ảnh hưởng bởi những thay đổi trên thị trường tài chính như tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa…Rủi ro nội tại xuất phát từ tình hình tài chính của DN Quan điểm này tương đồng với quan điểm của tác giả Eichhorn (2014) cho rằng rủi ro tài chính bao gồm rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong DN Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến việc sử dụng phân tích tài chính để nhận diện, phân tích và kiểm soát rủi ro tài chính nội bộ

Theo Li Zhea & cộng sự (2012) trong tài liệu “Research on financial risk

management for electric power enterprises” cho rằng rủi ro tài chính là xác suất mất

vốn khi sử dụng phương pháp tài trợ, điều này làm giảm khả năng DN hoạt động trở lại Đặc biệt, bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng và quy trình tiêu chuẩn để quản trị rủi ro tài chính đối với các DN điện lực, sau đó xác định những rủi ro tài chính có khả năng xảy ra cao nhất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của những DN này Bên cạnh đó, bài viết còn thiết lập một hệ thống các chỉ số cho rủi ro tài chính, lấy công ty cung cấp điện Linfen làm ví dụ để phân tích rủi ro tài chính mà công ty đang gặp phải, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính tại công ty

Hai là, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính

Tác giả Anne Kleffner và cộng sự (2003) với nghiên cứu “The Effect of

Corporate Governance on the Use of Enterprise Risk Management: Evidence from Canada” đã xem xét việc sử dụng quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) của các công

ty ở Canada, những trở ngại mà các công ty gặp phải trong việc triển khai ERM và vai trò của những nhà quản trị trong quyết định áp dụng ERM Tác giả cho rằng, một doanh nghiệp có đội ngũ những nhà quản trị và nhân viên có nhận thức đúng

Trang 17

đắn về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, đồng thời có trình độ hiểu biết và năng lực chuyên môn tốt là tiền đề cho việc nâng cao mức độ quản trị rủi ro của doanh nghiệp

Nghiên cứu "Financial Risk Measurement for financial risk management –

Đo lường rủi ro tài chính” của tập thể giảng viên tại trường đại học AARHUS (Đan

Mạch) đã khẳng định việc đo lường rủi ro là yếu tố quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro Tài liệu hướng dẫn cách đo lường ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến kết quả hoạt động của DN thông qua các phương pháp bình phương nhỏ nhất VAR, ES…

Ba là, các nghiên cứu về nội dung quản trị rủi ro tài chính

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nội dung của quản trị rủi ro tài chính bao gồm nhận diện, đo lường, kiểm soát rủi ro tài chính Một số nghiên cứu đi sâu vào phân tích một nội dung cụ thể trong quản trị rủi ro tài chính, bên cạnh đó cũng có những tác giả phân tích toàn diện, đầy đủ các nội dung của quản trị rủi ro tài chính Có thể kể đến như sau:

Tác giả Elena Demidenko và Patric McNutt (2010) trong bài báo “The ethics of

enterprise risk management as a key component of corporate governance” (Lý thuyết quản trị rủi ro doanh nghiệp là chía khóa trong quản trị doanh nghiệp) đã đề cập đến

mô hình các nội dung quản trị rủi ro doanh nghiệp Trong đó, các nội dung quản trị rủi ro doanh nghiệp bao gồm: thiết lập nội dung, xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, xử lý/đối phó rủi ro Bên cạnh đó là hoạt động liên hệ và tư vấn, kiểm tra và giám sát

Nghiên cứu của Li Zhe & cộng sự (2012) về quản lý rủi ro tài chính trong các

DN điện lại nhận diện rủi ro tài chính qua năm nhóm chỉ số phản ánh khả năng trang trải các khoản nợ, năng lực điều hành, năng lực phát triển, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi Tuy nhiên nghiên cứu của nhóm tác giả mới chỉ nhận diện rủi ro tài chính cho Công ty cung cấp điện trong hai năm 2008, 2009

Xu & Zhang (2009) đã nghiên cứu khả năng phá sản của các công ty niêm

yết trên TTCK của Nhật Bản từ năm 1992 đến năm 2005 Các tác giả đã thực hiện phân tích theo từng mô hình của Altman, của Ohlson và kết hợp cả hai mô hình Kết

Trang 18

quả cho thấy, khả năng dự báo phá sản tăng lên khi áp dụng kết hợp cả hai mô hình với sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng và các nhóm kinh doanh chính trong nền kinh tế Nhật Bản

Năm 2007, tác giả Danijela miloš sprčić (Giáo sư, Tiến sĩ khoa học thuộc

trường đại học Zagreb) đã công bố kết quả nghiên cứu đề cập đến công cụ phái sinh

“The use of derivatives as financial risk management instruments: the case of

Croatia and Slovenian non-financial companies” (Phái sinh - công cụ quản trị rủi ro

tài chính tại các doanh nghiệp) Bài viết đã chỉ ra những lợi ích của việc sử dụng công cụ phái sinh nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro tài chính Trong số 90 công ty khảo sát tại 2 nước Croatia và Slovenia có 65,9% công ty tại Croatia và 43% công ty tại Slovenia sử dụng công cụ phái sinh trong quá trình quản trị rủi ro tài chính

Tác giả Heschel (2008), Berk (2009) đã nghiên cứu về việc phòng ngừa rủi

ro tài chính bằng việc sử dụng công cụ phái sinh, đặc biệt là ở các nước phát triển Trong đó, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng

hoán đổi là các công cụ phái sinh được sử dụng phổ biến Henschel (2008) cũng cho

rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro vì rào cản rất lớn từ chi phí thực hiện Các doanh nghiệp này thường sử dụng công cụ bảo hiểm nhằm đảm bảo cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư và chi trả cổ tức Đây là một biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao và phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngoài ra, các công cụ phái sinh khác phức tạp hơn đòi hỏi phải sử dụng các công cụ toán học và chương trình tin học cũng được một số tác giả sử dụng trong

nghiên cứu Điển hình là tác giả Jean-Philippe Bouchaud và Marc Potters (2003),

dựa trên cơ sở lý luận về rủi ro tài chính đã đi sâu vào nghiên cứu các công cụ kiểm soát rủi ro tài chính, đồng thời thực hiện đo lường rủi ro thông qua việc sử dụng các công cụ toán học và định giá các loại chứng khoán phái sinh

Bốn là, các nghiên cứu về tác động của quản trị rủi ro tài chính đến doanh nghiệp

Trang 19

Với những ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến giá trị DN, vấn đề quản trị rủi ro tài chính cũng được nghiên cứu rất nhiều Các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và giá trị DN Cụ thể:

Nghiên cứu của Allayannis và Weston (2001) về phòng ngừa rủi ro tỷ giá đã

nghiên cứu việc sử dụng các công cụ phái sinh ngoại tệ có thể làm tăng thêm giá trị

làm đại diện cho giá trị DN Tuy nhiên, các tác giả không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng các công cụ phái sinh ngoại tệ có thể nâng cao giá trị DN

Việc sử dụng công cụ phái sinh quản trị rủi ro cũng được các tác giả

Bartram, Brown & Fehle (2004) nghiên cứu ở 7.282 DN tại Mỹ và 47 nước khác

Kết quả nghiên cứu cho thấy, quản trị rủi ro sẽ làm tăng giá trị DN, tuy nhiên kết quả này trong trường hợp quản trị rủi ro lãi suất đúng hơn so với quản trị rủi ro tỷ

giá Tác giả Nain (2004) khi nghiên cứu quản trị rủi ro tỷ giá ở 548 DN có dùng

công cụ phái sinh và 2.711 DN không sử dụng đã chỉ ra rằng, quản trị rủi ro tài chính hoặc làm tăng (hoặc không tác động) tới giá trị DN (được đo bằng Tobin’s Q) nếu như các đối thủ cạnh tranh cũng quản trị rủi ro Các DN không phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong những ngành sử dụng phổ biến công cụ phái sinh sẽ có tỷ số Tobin’Q thấp hơn các đối thủ khác

Loolman (2004) cũng đã nghiên cứu tại 125 công ty sản xuất dầu khí của Mỹ

với hai giai đoạn khảo sát, giai đoạn 1 từ năm 1992 đến 1994 và giai đoạn 2 từ 1999 đến 2000 Nghiên cứu cho thấy, giá trị của DN giảm khi các DN không đa dạng hàng hóa áp dụng quản trị rủi ro Ngược lại, giá trị của DN sẽ tăng lên khi DN đa

dạng hàng hóa áp dụng quản trị rủi ro Tuy nhiên, theo Jin & Jorrion (2004) khi

nghiên cứu công tác quản trị rủi ro của 119 DN dầu khí của Mỹ trong giai đoạn 1998 đến 2001 lại cho thấy giá trị DN không có mối quan hệ nào với công tác quản trị rủi ro

1

James Tobin, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1981, đưa ra khái niệm Q vào cuối thập niên 1960 Ý tưởng của Tobin là nếu thị trường đánh giá một DN cao hơn giá trị vật chất của DN đó thì đó là tín hiệu thị trường cho rằng DN có triển vọng phát triển Khi Q > 1, DN sẽ đẩy mạnh đầu tư để tăng trưởng, ngược lại nếu Q < 1 thì DN sẽ bán bớt tài sản vật chất hoặc giảm đầu tư xuống thấp

Trang 20

Như vậy, đại đa số các công trình nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh được QTRRTC có tác động tích cực đến giá trị DN Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ nào giữa QTRR với giá trị DN Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu tác động của QTRR nói chung và QTRRTC nói riêng đến giá trị DN có thể khác biệt ở các quốc gia khác nhau, các ngành khác nhau hay trong khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau Do đó, khó có thể áp dụng nguyên mẫu mô hình phân tích chung cho các quốc gia hoặc các ngành SXKD Đây là khoảng trống nghiên cứu cho các nghiên cứu sau này

Thứ nhất, các nghiên cứu về lý thuyết rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính

Ở Việt Nam, cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính

Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2006) trong Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân đã đưa ra quan điểm rủi ro tài chính liên

quan đến việc sử dụng nợ hay cấu trúc vốn của DN Theo đó, rủi ro tài chính là mức độ rủi ro bổ sung đối với các cổ đông chủ yếu là do kết quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua việc sử dụng các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ

và cổ phiếu ưu đãi của DN) Vũ Duy Hào và Đàm Văn Huệ (2009) cũng đồng tình với quan điểm này Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2008) trong cuốn Quản

trị tài chính, NXB Tài chính cho rằng rủi ro tài chính là sự giao động hay tính biến

đổi của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phiếu, đồng thời làm mất khả năng thanh toán của DN khi DN sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính cố định

Ngoài ra, một số tác giả đưa ra quan điểm về rủi ro tài chính mở rộng hơn

Vũ Thị Hậu (2013) với luận án tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các

doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam” cho rằng, rủi ro tài chính bao gồm rủi ro tài

chính theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, rủi ro tài chính là khả năng xảy ra những tổn thất gắn liền với hoạt động tài chính của DN do những tác động từ bên ngoài DN như sự thay đổi thể chế chính sách của Chính phủ, của môi

Trang 21

trường kinh tế - chính trị Theo nghĩa hẹp, rủi ro tài chính là khả năng xảy ra tổn thất mà DN phải gánh chịu khi huy động vốn từ nguồn vốn đi chiếm dụng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Các tác giả Nguyễn Thị Bảo Hiền (2016) với luận án “Tăng cường quản trị

rủi ro tài chính các doanh nghiệp dược ở Việt Nam”, Trịnh Thị Phan Lan (2016)

luận án “Quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp Việt Nam” cũng có đồng quan

điểm về rủi ro tài chính theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Bên cạnh đó, luận án của các tác giả đi sâu vào nghiên cứu khái niệm, bản chất và quy trình của quản trị rủi ro tài chính Trong đó, luận án của tác giả Trịnh Thị Phan Lan đi vào nghiên cứu quản trị rủi ro tài chính tại các DN phi tài chính đã niêm yết trên thị trường chứng khoán và tập trung vào các ngành như bất động sản, xây dựng, nông – lâm – thủy sản, công nghiệp, vận tải – kho bãi Luận án của tác giả Nguyễn Thị Bảo Hiền nghiên cứu quản trị rủi ro tài chính đối với một ngành kinh tế cụ thể là ngành dược

Tác giả Nguyễn Mai Chi (2020) trong luận án tiến sĩ với đề tài “Phân tích rủi

ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cũng đưa ra quan điểm về rủi ro tài chính theo cả nghĩa rộng và nghĩa

hẹp Theo tác giả, rủi ro tài chính là những tổn thất mà DN phải gánh chịu do sự tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài DN ảnh hưởng tới tình hình tài chính và có thể làm DN phá sản Các rủi ro tài chính có thể kể đến như rủi ro về khả năng thanh toán, rủi ro về khả năng sinh lợi, rủi ro do cơ cấu nợ, rủi ro về hiệu năng hoạt động, rủi ro về cấu trúc tài chính…Luận án nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 – 2016 như Tập đoàn CMC, Tập đoàn FPT, SPT…

Trong luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Chinh Lam (2022) “Nghiên cứu

rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam” cũng xem xét rủi ro tài

chính theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng khái niệm rủi ro tài chính theo nghĩa hẹp, tức là rủi ro tài chính là loại rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt khi huy động vốn từ các khoản nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh Ngoài ra, luận án cũng đã đề cập đến những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tài chính, bao gồm quan niệm, vai trò của quản trị

Trang 22

rủi ro tài chính, quy trình quản trị rủi ro tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính

Đàm Thị Thanh Huyền (2022) với luận án tiến sĩ kinh tế “Quản trị rủi ro tài

chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam” đã phân tích lý luận về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính Trong đó,

tác giả tập trung vào các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tài chính như khái niệm và sự cần thiết quản trị rủi ro tài chính, nội dung, mô hình quản trị rủi ro tài chính Đặc biệt, luận án đã đưa ra hệ thống các tiêu chí để đánh giá quản trị rủi ro tài chính của DN

Thứ hai, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính

Trong cuốn sách “Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp” của tác giả

Vũ Văn Ninh và Phạm Thị Thanh Hòa (2017) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính DN theo hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan Trong đó: nhóm nhân tố khách quan bao gồm môi trường pháp luật, môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường văn hóa – xã hội, sự phát triển của thị trường tài chính và thị trưởng sản phẩm phái sinh; nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý của DN, năng lực của đội ngũ quản trị, hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin, các chính sách tài

chính của DN Các tác giả Trịnh Thị Phan Lan (2016), Nguyễn Thị Bảo Hiền

(2016), Đàm Thị Thanh Huyền (2022) trong các luận án tiến sĩ của mình cũng có

những quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRTC tương đồng như trên

Nguyễn Thị Chinh Lam (2022) trong luận án tiến sĩ của mình cũng đã đưa ra

các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính bao gồm: nhận thức của nhà quản trị DN đối với rủi ro, quy mô và hình thức tổ chức của DN, sự phát triển thị trường các sản phẩm phái sinh, chính sách quản trị rủi ro và phương thức quản trị rủi ro

Tác giả Nguyễn Quang Huy (2022) trong bài viết “Xác định các nhân tố ảnh

hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo đã đề xuất mô hình

Trang 23

nghiên cứu gồm 4 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tài chính trong DNNVV bao gồm: Khả năng lãnh đạo; Công nghệ thông tin; Định hướng kinh doanh; Thông tin kế toán Tác giả đã thực hiện điều tra thực nghiệm phỏng vấn 50 nhà lãnh đạo của các DNNVV ở TP Hồ Chí Minh và kết luận rằng cả 4 nhân tố trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản trị rủi ro tài chính trong DN

Thứ ba, các nghiên cứu về nội dung quản trị rủi ro tài chính

Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu một trong các nội dung quản trị rủi ro tài chính hoặc toàn bộ các nội dung quản trị rủi ro tài chính trong các DN nói chung, các DN trong một ngành kinh tế cụ thể hoặc trong các Tập đoàn kinh tế

Tác giả Vũ Văn Ninh và Phạm Văn Bình (2012) với đề tài nghiên cứu cấp

Bộ “Xây dựng các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tài chính đối với các tập đoàn kinh tế ở

Việt Nam” cho rằng việc sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tài

chính của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam còn hạn chế do chi phí cao và không hiệu quả Nhóm tác giả đã đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tài chính đối với các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, từ đó làm cơ sở cho Chính phủ và Bộ Tài chính xây dựng hệ thống chỉ tiêu cảnh báo và kiểm soát rủi ro tài chính đối với các Tập đoàn kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ở Việt Nam

Đề tài cấp Bộ “Quản trị rủi ro tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà

nước – Lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà

(2013) đã nghiên cứu các nội dung quản trị rủi ro tài chính và chỉ ra rằng: công tác nhận diện rủi ro tài chính tại các Tập đoàn kinh tế Nhà nước trong giai đoạn nghiên cứu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhà quản trị; việc đo lường rủi ro tài chính tại các đơn vị trong Tập đoàn kinh tế Nhà nước mới chỉ ở bước đầu tiếp cận với phương pháp định tính đơn giản

Luận án của Trịnh Thị Phan Lan (2016) nghiên cứu “Quản trị rủi ro tài

chính của doanh nghiệp Việt Nam” Tác giả đã đề xuất quy trình quản trị rủi ro tài

chính cho các DN Việt Nam gồm: Nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ chi phí/tổn thất về rủi ro tài chính Các bước này được thực hiện trên cơ sở mục tiêu của DN về quản trị rủi ro tài chính Tác giả đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định

Trang 24

tính và định lượng để nghiên cứu quản trị rủi ro tài chính tại các DN phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu khảo sát từ 158 DN trong giai đoạn 2010 – 2014 cho thấy công tác kiểm soát rủi ro tài chính chưa thực sự được quan tâm Chỉ có 5% - 10% DN được khảo sát cho biết thường xuyên sử dụng công cụ phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính, 42% - 63% DN ít sử dụng công cụ này Nguyên nhân là do các DN trong giai đoạn nghiên cứu chưa am hiểu và nhận thức đầy đủ về sản phẩm phái sinh và bao thanh toán

Luận án tiến sĩ kinh tế của Phan Thùy Dương (2020) “Quản trị rủi ro tài

chính của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã

đánh giá thực trạng QTRRTC của các DNXD Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2012 – 2018 theo bốn nội dung: nhận diện, đo lường, kiểm sát, tài trợ rủi ro tài chính Luận án đã nghiên cứu trên mẫu gồm 40 DNXD để đánh giá tác động của rủi ro tài chính đến khả năng sinh lời của các DN Kết quả cho thấy các biến hệ số nợ, hệ số khả năng thanh toán hiện thời có mối tương quan nghịch biến với biến ROA, trong khi đó quy mô DN, tốc độ tăng trưởng của doanh thu có tác động thuận chiều với ROA

Đàm Thị Thanh Huyền (2022) với luận án tiến sĩ kinh tế “Quản trị rủi ro tài

chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam” đã đưa ra cơ sở lý luận nội dung quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp

bao gồm nhận diện rủi ro tài chính, đo lường rủi ro tài chính, kiểm soát rủi ro tài chính và tài trợ (bù đắp) rủi ro tài chính trong DN Từ đó, luận án phân tích và đánh giá từng nội dung quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bằng việc áp dụng phương pháp IPA Tác giả sử dụng mô hình IPA để đánh giá mức độ quan trọng và mức độ sử dụng của từng nhóm QTRRTC Mô hình này phân loại những thuộc tính đo lường chất lượng QTRRTC, cung cấp cho nhà quản trị các tập đoàn kinh tế những căn cứ khoa học để các nhà quản lý/lãnh đạo tập đoàn kinh tế có những quyết định chiến lược đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác QTRRTC Kết quả phân tích mô hình được thể hiện qua biểu đồ tán xạ (scatter plot) với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20 cho thấy: nhận thức về QTRRTC của các DN đã được cải thiện, nhận diện và kiểm

Trang 25

soát, tài trợ RRTC đã có những tín hiệu tốt, tuy nhiên công tác đo lường RRTC còn chưa được chú ý đến

Luận án của Nguyễn Thị Chinh Lam (2022) cũng có đề cập đến các nội dung

của quản trị rủi ro tài chính gồm xác định rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát rủi ro Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu của luận án là rủi ro tài chính doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, tác giả chỉ đề cập đến quản trị rủi ro tài chính trên góc độ lý luận mà không đi sâu vào phân tích trong thực tiễn tại các DN

Thứ tư, các nghiên cứu về tác động của quản trị rủi ro tài chính đến doanh nghiệp

Các nghiên cứu trong nước về tác động của rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài chính đến hoạt động của DN có thể kể đến như:

Trịnh Thị Phan Lan (2016) trong luận án của mình đã sử dụng mô hình hồi quy

để nghiên cứu tác động của QTRRTC đến giá trị DN (được đo bằng Tobin’s Q) theo từng ngành cụ thể Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đối với ngành bất động sản, quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) có tác động ngược chiều đến Q; đối với ngành công nghiệp, ERM có tác động thuận chiều đến Q Trong khi đó, đối với các ngành xây dựng, vận tải tác giả chưa tìm thấy tác động của ERM lên Q Riêng với ngành nông nghiệp, vì số lượng DN nghiên cứu khá ít nên tác giả không thể kiểm chứng được mối quan hệ giữa ERM và Q

Luận án tiến sĩ của Lưu Hữu Đức (2018) với đề tài “Quản trị rủi ro tài chính

tại các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam” đã thực hiện nghiên cứu tác

động của rủi ro tài chính đến hiệu quả hoạt động của DN với mẫu nghiên cứu gồm 47 doanh nghiệp xây dựng niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2015 Theo đánh giá của tác giả, rủi ro thanh khoản và rủi ro về khả năng thanh toán là những rủi ro được các DN đánh giá có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của DN Vì vậy, các biến sử dụng trong mô hình liên quan đến rủi ro khả năng thanh toán và rủi ro về khả năng phá sản của DN Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động càng lớn thì rủi ro tiềm ẩn phá sản càng thấp ngược lại Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh lại có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động

Trang 26

Bài viết của Nguyễn Thúy Anh, Tạ Thị Thanh Thủy (2021) “Tác động của

quản trị rủi ro đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” đăng trên Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế đã thực hiện khảo sát 181 doanh

nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên địa bàn thành phố Hà Nội để đánh giá tác động của quản trị rủi ro đến kết quả hoạt động của DN Kết quả cho thấy, có 4 yếu tố thuộc quản trị rủi ro có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của SMEs trên địa bàn thành phố Hà Nội, đó là: Khẩu vị rủi ro mà mức độ chấp nhận rủi ro, Thiết lập chiến lược và mục tiêu, Quy trình quản trị rủi ro, Báo cáo và công bố thông tin rủi ro Trong đó, yếu tố quy trình quản trị rủi ro có mức độ ảnh hưởng lớn nhất

Mai Thị Tuyết Nhung (2021) với bài viết “Tác động của quản trị rủi ro tài

chính đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” đăng trên

Tạp chí công thương đã nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 400 DNNVV ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018 để đánh giá tác động của quản trị rủi ro tài chính đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV được đại diện bởi 2 biến ROA và ROE Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ERM, SIZE, AGE có tương quan cùng chiều với kết quả hoạt động của DN, tức là DN có áp dụng QTRR, quy mô DN càng lớn và hoạt động càng lâu năm sẽ có giá trị doanh nghiệp cao hơn Trong khi đó DEA có tương quan ngược chiều với ROA và ROE, khi DN sử dụng quá nhiều nợ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN

Thứ năm, các nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp ngành điện ở Việt Nam

Luận án “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Điện

lực Việt Nam” của Nguyễn Thanh Thủy (2017) có đề cập đến một số vấn đề lý luận

về rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa quản trị rủi ro doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát nội bộ Tác giả cũng đã phân tích và đánh giá về các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn, của các đơn vị sản xuất điện, truyền tải điện và kinh doanh mua bán điện, trong đó có rủi tài chính Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung vào hệ thống KSNB tại Công ty mẹ Tập đoàn và các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm các công ty con cấp 1 và công ty liên kết với công ty mẹ Các phân tích về rủi ro

Trang 27

trọng yếu chỉ là cơ sở để tác giả nghiên cứu việc xây dựng chính sách, thủ tục kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro đó

Luận án tiến sĩ kinh tế của Hoàng Trung Đức (2019) về “Cơ cấu nguồn vốn

của các công ty cổ phần ngành điện niêm yết ở Việt Nam” đã đưa ra hệ thống lý

thuyết về cơ cấu nguồn vốn của DN bao gồm khái niệm, phân loại, các chỉ tiêu đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn DN Bên cạnh đó, tác giả đưa ra lý thuyết về tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của DN và áp dụng phân tích với các công ty cổ phần ngành điện niêm yết ở Việt Nam, trong đó có phân tích tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính tại các công ty này

Nghiên cứu “Xây dựng đề án quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực Thành

phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thị Minh Tâm (2019) đã phân tích các loại rủi ro

mà Tổng công ty gặp phải trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, bao gồm: rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro trong việc thu xếp vốn ĐTXD, rủi ro về giá mua điện cạnh tranh, rủi ro bất ổn doanh thu hoạt động Bên cạnh đó, từ thực trạng quản trị rủi ro tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu về ngành điện cũng như Tập đoàn Điện lực có

thể kể đến như: Luận án “Hoàn thiện quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt

Nam” của tác giả Trần Thế Hùng (2010), luận án “Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam” của Trần

Thị Nga (2020) … Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này không đề cập trực tiếp đến quản trị rủi ro tài chính tại các DN

 Khoảng trống nghiên cứu

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án cho thấy, nhìn chung các công trình nghiên cứu đã góp phần quan trọng vào việc bổ sung, làm rõ những vấn đề lý luận về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp Tuy nhiên, các nghiên cứu còn tồn tại những khoảng trống để luận án tiếp tục nghiên cứu và khai thác như sau:

- Về phạm vi nghiên cứu: Đã có nhiều nghiên cứu về RRTC và QTRRTC

trong các DN thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau hoặc trong các Tập đoàn

Trang 28

kinh tế Tuy nhiên, sự khác biệt ngành nghề sẽ dẫn đến sự khác biệt về các loại RRTC mà các DN gặp phải cũng như công tác QTRRTC tại các DN Bên cạnh đó, cũng đã có một số nghiên cứu về Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc một số DN trong ngành điện, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về QTRRTC tại các DN thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Về nội dung:

Trên góc độ nghiên cứu cơ sở lý luận, khi nghiên cứu về nội dung QTRRTC, phần lớn các nghiên cứu không chú trọng đến nội dung xác định khẩu vị rủi ro tài chính mà theo tác giả đây là nội dung quan trọng giúp các DN đưa ra chiến lược xử lý rủi ro phù hợp

Trên góc độ thực tiễn, chưa có nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về QTRRTC tại các DN thuộc EVN cũng như đánh giá QTRRTC nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường QTRRTC tại các DN này

Từ những lý do nêu trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu “Quản trị rủi ro

tài chính tại các DN thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam” là hoàn toàn phù hợp và

cần thiết Căn cứ vào khoảng trống nghiên cứu, luận sán sẽ tập trung làm rõ các nội dung chính sau:

- Luận án tiếp tục nghiên cứu và phát triển cơ sở lý luận về RRTC và QTRRTC trong DN

- Phân tích và đánh giá thực trạng QTRRTC của các DN thuộc EVN trong giai đoạn 2017 – 2022

- Sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá tác động của QTRRTC đến kết quả hoạt động của các DN thuộc EVN

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QTRRTC và các kiến nghị đối với việc điều chỉnh chính sách phù hợp đối với hoạt động QTRRTC tại các DN thuộc EVN

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên

cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN, qua đó đề

Trang 29

xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính nhằm hạn chế tổn thất và đảm bảo mục tiêu hoạt động của các DN

- Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:

 Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tài chính và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp thuộc EVN

 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các DN thuộc EVN, từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro tài chính của các DN

 Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN và điều kiện thực hiện các giải pháp

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN

- Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu quản trị rủi ro tài chính tại 24 DN thuộc EVN trực tiếp tham gia vào 4 lĩnh vực hoạt động chính của EVN là sản

xuất điện, truyền tải điện, kinh doanh mua bán điện và tư vấn xây dựng điện (Phụ

 Phương pháp cụ thể: - Phương pháp thu thập thông tin:

Trang 30

Luận án thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua website, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính; các Nghị định, Thông tư, Quy chế, Điều lệ tổ chức của các DN thuộc EVN; các báo cáo kiểm toán, báo cáo thanh tra thuế của các DN thuộc EVN…nhằm hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn

Luận án thu thập thông tin sơ cấp bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp như điều tra, khảo sát, phỏng vấn các đối tượng liên quan đến công tác quản lý, chuyên môn về quản trị rủi ro tài chính trong 24 doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu Cụ thể:

- Phỏng vấn: Tác giả thực hiện việc phỏng vấn trực tiếp một số nhà quản

trị và nhà chuyên môn, chuyên gia tài chính các doanh nghiệp Nội dung phỏng vấn được xây dựng dựa trên các câu hỏi chuẩn bị trước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài Tuy nhiên, đôi khi có những câu hỏi được bổ sung theo những tình huống cụ thể của cuộc phỏng vấn

- Gửi phiếu điều tra: Để bổ sung và tăng tính khách quan của việc thu thập

thông tin, tác giả thực hiện gửi bảng câu hỏi theo mẫu điều tra đến các doanh nghiệp thuộc EVN và các đối tượng điều tra cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị tài chính và quản trị rủi ro tài chính

Các phiếu điều tra được gửi đến các doanh nghiệp thông qua đường bưu điện, Email, gặp trực tiếp hoặc điện thoại Tại các doanh nghiệp này, tác giả thu thập thông tin từ các vị trí chủ chốt liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro tài chính như:

+ Tổng Giám đốc/Giám đốc + Kế toán trưởng/Trưởng phòng Kế toán - Tài chính + Trưởng phòng/Trưởng bộ phận kinh doanh

+ Nhân viên trực tiếp làm công tác quản trị rủi ro tài chính Nội dung bảng câu hỏi để thu thập thông tin tại các doanh nghiệp thuộc EVN gồm:

I Thông tin chung của doanh nghiệp II Thông tin cụ thể liên quan đến quản trị rủi ro tài chính

Trang 31

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính, tác giả sử dụng thang đo Likert, đây là loại thang đo phổ biến nhất trong phương pháp nghiên cứu định lượng Thang đo nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính được thiết kế theo 5 cấp độ từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời Vì thế, bảng câu hỏi được thiết kế với 5 mức đánh giá: Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý; Mức 2: Không đồng ý; Mức 3: Còn phân vân; Mức 4: Đồng ý và Mức 5: Hoàn toàn đồng ý

- Phương pháp xử lý thông tin:

+ Phương pháp định tính: Trên cơ sở dữ liệu khảo sát tại các doanh nghiệp

thuộc EVN và các thông tin thứ cấp thu thập được, tác giả đã tổng hợp lại, đồng thời phân tích kết quả khảo sát để đưa ra một số nhận định và đánh giá về công tác quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN

+ Phương pháp định lượng:

Tác giả sử dụng công cụ phân tích SPSS và phương pháp thống kê, so sánh để xử lý các dữ liệu thu thập được qua khảo sát, điều tra Các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sau khi thu thập được, xử lý bằng Excel Còn số liệu sơ cấp từ phiếu khảo sát thu thập được từ doanh nghiệp được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 21

Sau khi dữ liệu được xử lý qua phần mềm, thực hiện xử lý và phân tích kết quả bằng các phương pháp sau:

+ Thống kê mô tả: Phương pháp này thực hiện mô tả toàn bộ sự vật, hiện tượng thu được dựa trên cơ sở dữ liệu đã tính toán Tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 21 để thống kê mô tả những thông tin chung về doanh nghiệp, những nhân tố sảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

+ Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha: Đây là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của tập hợp các quan sát (câu hỏi) trong thang đo Phương pháp này giúp cho việc loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu

pháp này được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, là công cụ để đánh

Trang 32

giá thang đo trong nghiên cứu định lượng Phương pháp này được dùng để phân tích nhân tố bằng các thành phần chính (Principal Components), cho phép rút gọn nhiều biến số (Variables hoặc Item) ít nhiều có mối liên quan lẫn nhau thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng mối liên quan theo đường thẳng, được gọi là những nhân tố (Factors) Trong phân tích EFA, các nhân tố có trọng số nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal Component với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai bằng hoặc lớn hơn 50%

+ Phân tích tương quan: Phân tích này cho biết mức độ tương quan, mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập) với quản trị rủi ro tài chính (biến phụ thuộc)

- Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu:

Luận án sử dụng phương pháp quy nạp, diễn giải, thống kê… để tổng hợp kết quả khảo sát và đưa ra các phân tích, nhận định, đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN

6 Những đóng góp của luận án

Đóng góp của luận án thể hiện trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể:

- Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận về rủi ro tài chính

và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp Cụ thể là trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về các công trình liên quan, tác giả phân tích các quan điểm khác nhau về RRTC và QTRRTC, trên cơ sở đó đưa ra khái niệm riêng về RRTC, QTRRTC và phân tích các nội dung QTRRTC trong DN

Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm QTRRTC của một số Tập đoàn kinh tế ở các quốc gia trên thế giới và một số Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện QTRRTC tại các DN thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Lý luận trong luận án có thể là tiền đề và cơ sở để hoàn thiện và bổ sung lý luận về QTRRTC trong các loại hình DN

- Về thực tiễn:

Trang 33

+ Luận án phân tích rõ đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc EVN ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính, bao gồm các đặc điểm về hoạt động kinh doanh, về tổ chức bộ máy quản lý và tình hình tài chính của các DN

+ Luận án đã nghiên cứu các rủi ro tài chính có thể xảy ra tại các DN thuộc EVN trong các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, kinh doanh mua bán điện và tư vấn xây dựng điện

+ Luận án đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp thuộc EVN thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, điều này đảm bảo độ tin cậy của những đánh giá là xác thực và khách quan

+ Luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro tài chính trên cơ sở đáp ứng những yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phù hợp với điều kiện và đặc điểm các doanh nghiệp thuộc EVN Các giải pháp này có thể áp dụng vào thực tiễn trong quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN Bên cạnh đó, luận án cũng cung cấp những thông tin để các tổ chức đào tạo, tư vấn thiết kế chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức cho các nhà lãnh đạo, nhân viên tại các DN thuộc EVN sao cho phù hợp với thực tế QTRRTC trong giai đoạn hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp thuộc tại tập đoàn Điện lực Việt Nam

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam

Trang 34

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về rủi ro tài chính

1.1.1 Khái quát về rủi ro

1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro

Quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng với những quan hệ kinh tế - xã hội phát sinh ngày càng phức tạp thì càng xảy ra những rủi ro khó có thể lường trước được Cho đến nay, không có một định nghĩa duy nhất nào về rủi ro, mà tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro

Theo quan điểm của Nassim Nicholas Taleb viết trong cuốn sách “Bàn về

quản lý rủi ro”, tác giả cho rằng “Rủi ro là những biến cố xuất hiện ngẫu nhiên gây

ra các thiệt hại cho các chủ thể liên quan” Tác giả Paul Sweeting (2011), cho rằng

“trong hoạt động của doanh nghiệp luôn phát sinh những rủi ro không thể lường trước được, các rủi ro này là những biến cố ngẫu nhiên, ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp” Theo quan điểm của trường phái truyền thống thì rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy ra Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế Theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người Quan điểm về rủi ro như trên có hai yếu tố chính của rủi ro được đề cập đến, đó là tính bất ngờ và tác động của rủi ro đến chủ thể Các quan điểm này mới chỉ nhìn nhận rủi ro trên góc độ tiêu cực và cho rằng khi gặp rủi ro thì kết quả chủ thể nhận được là sự không may mắn, không lành mạnh Đồng thời các quan điểm này cũng chưa đề cập đến khả năng đo lường những biến cố ngẫu nhiên đó

Tác giả Linda Spedding và Adam Rose (2008) trong ấn phẩm “Business Risk

Management Handbook - A sustainable approach” cho rằng: “Rủi ro được định nghĩa là những gì xảy ra có thể tác động đến việc đạt được các mục tiêu của chủ thể Rủi ro được xem là một mối đe dọa nhưng cũng ẩn chứa một cơ hội đối với chủ

Trang 35

thể” Theo tác giả, “Rủi ro” có thể được sử dụng để mô tả sự không chắc chắn xung quanh những sự kiện và kết quả của những sự kiện đó, có thể có ảnh hưởng đáng kể một cách tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, việc đạt được các mục tiêu hoặc việc đáp ứng các mong đợi của các chủ thể liên quan

Viện Quản lý rủi ro (Institute of Risk Management – IRM) định nghĩa “rủi

ro” là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra một sự kiện với những hậu quả của nó Những hậu quả này có thể nằm trong phạm vi từ tích cực đến tiêu cực Ngoài ra,

theo định nghĩa của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for

Standardization – ISO), “rủi ro” là ảnh hưởng của sự không chắc chắn đến các mục

tiêu Theo đó, ảnh hưởng được nói đến là sự sai lệch so với dự kiến, tích cực và/hoặc tiêu cực Mục tiêu có thể là các khía cạnh khác nhau (chẳng hạn như mục tiêu về tài chính, về sức khỏe, về sự an toàn và mục tiêu về môi trường) có thể áp dụng ở các cấp độ khác nhau (chiến lược, toàn bộ tổ chức, dự án, sản phẩm và quy trình) Sự không chắc chắn là tình trạng thiếu các thông tin liên quan, sự hiểu biết và kiến thức về một sự kiện, về khả năng xảy ra của sự kiện đó hoặc hậu quả của nó

Trong khi đó, COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the

Treadway Commission), một tổ chức toàn cầu chuyên về quản lý rủi ro doanh

nghiệp, kiểm soát nội bộ và chống gian lận khi lập báo cáo tài chính thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ cho rằng: Các sự kiện xảy ra có thể có tác động tích cực, tác động tiêu cực hoặc cả hai đến chủ thể Các sự kiện có tác động tiêu cực thể hiện các rủi ro, chúng có thể ngăn cản việc tạo ra giá trị hoặc làm xói mòn giá trị hiện có của chủ thể Các sự kiện có tác động tích cực có thể bù đắp cho tác động tiêu cực hoặc mang lại cơ hội cho chủ thể Ban quản trị hướng những cơ hội đó theo mục tiêu chiến lược của mình và xây dựng kế hoạch để nắm bắt cơ hội (COSO 2004)

Theo tác giả Frank Knight - nhà kinh tế học người Mỹ, trong tác phẩm “Rủi

ro, không chắc chắn và lợi nhuận” đã đưa ra quan điểm “Rủi ro là những bất trắc có

thể đo lường” Đồng quan điểm này TS Nguyễn Minh Kiều (2009), cho rằng “Rủi

ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn Tuy nhiên không phải cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro Chỉ có những tình trạng không chắc chắn có

Trang 36

thể ước đoán được xác suất xảy ra mới là rủi ro” Như vậy, theo quan điểm của các nhà khoa học này, những bất trắc có thể xảy ra đối với doanh nghiệp nhưng không thể đo lường được xác suất xảy ra thì đó chỉ được coi là bất trắc chứ không coi là rủi ro

Mặc dù mỗi tác giả hay mỗi tổ chức đều có những cách tiếp cận khác nhau về

rủi ro, tuy nhiên theo NCS: Rủi ro là sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn

dẫn đến sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng

1.1.1.2 Phân loại rủi ro

Phân loại rủi ro trong doanh nghiệp là việc sắp xếp các rủi ro theo từng tiêu chí nhất định Việc phân loại rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết rủi ro và quản trị rủi ro có hiệu quả hơn Một số tiêu chí thường được các doanh nghiệp phân loại rủi ro như sau:

 Một là, phân loại rủi ro căn cứ vào tác động của rủi ro đến bộ phận hay

các mảng hoạt động của doanh nghiệp

Theo tiêu thức này thì rủi ro của doanh nghiệp bao gồm 4 loại rủi ro chính: (i) Rủi ro chiến lược; (ii) Rủi ro hoạt động; (iii) Rủi ro tài chính; (iv) Rủi ro tuân thủ; (v) Rủi ro danh tiếng

(i) Rủi ro chiến lược: Là những rủi ro phát sinh trong quá trình doanh nghiệp

hoạch định chiến lược và triển khai chiến lược của doanh nghiệp Thuộc loại rủi ro này là những rủi ro liên quan đến chiến lược phát triển kinh doanh; phân bổ nguồn lực, sáp nhập doanh nghiệp…

(ii) Rủi ro hoạt động: Là những rủi ro phát trinh trong quá trình doanh

nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh Thuộc loại rủi ro này là những rủi ro phát sinh trong hoạt động mua, bán hàng hóa, sản xuất kinh doanh, rủi ro trong hoạt động marketing, rủi ro trong chuỗi cung ứng, rủi ro về nhân sự, về công nghệ thông tin, về dây truyền sản xuất, phương thức bán hàng… Rủi ro hoạt động không chỉ cần chi phí để khắc phục sự cố mà còn có thể làm sụt giảm doanh thu cũng như ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp

(iii) Rủi ro tài chính: Là những rủi ro phát sinh trong công tác quản trị tài

chính của doanh nghiệp Thuộc loại rủi ro này là những rủi ro do sự biến động của

Trang 37

các yếu tố thị trường như giá cả, lãi suất, tỷ giá ngoại hối, các công cụ phái sinh; rủi ro do sự biến động về dòng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp…

(iv) Rủi ro tuân thủ: Là những rủi ro gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

trong quá trình tuân thủ các quy định, các chính sách của nhà nước và của doanh nghiệp Thuộc loại rủi ro này là những rủi ro liên quan đến pháp lý, liên quan đến các chính sách của nhà nước về quản trị doanh nghiệp và những quy định nội bộ doanh nghiệp

(v) Rủi ro danh tiếng: Là các mối đe dọa gây tổn hại đến tên tuổi, thương

hiệu hay vị thế của doanh nghiệp như khả năng bị dư luận tiêu cực, nhận thức của công chúng hoặc các sự kiện không thể kiểm soát được, do đó ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp Rủi ro danh tiếng thường xảy ra một cách bất chợt và không thể dự đoán được

 Hai là, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh của rủi ro

Theo tiêu thức phân loại này thì rủi ro của doanh nghiệp gồm 2 loại: (i) Rủi ro bên trong; (ii) Rủi ro bên ngoài

(i) Rủi ro bên trong: Là những rủi ro phát sinh do tác động của các yếu tố

thuộc nội tại của doanh nghiệp, bao gồm các loại như rủi ro về chiến lược kinh doanh, rủi ro trong việc thực hiện các quyết định tài chính của doanh nghiệp… Phần lớn rủi ro bên trong xuất phát từ sự yếu kém trong công tác quản trị, điều hành doanh nghiệp

(ii) Rủi ro bên ngoài: Là những rủi ro phát sinh do những nguyên nhân khách

quan bên ngoài doanh nghiệp như sự biến động của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (lãi suất, tỷ giá, pháp lý, suy thoái kinh tế, lạm phát…) Các rủi ro này thường là bất khả kháng, có tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

 Ba là, căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro

Theo tiêu thức phân loại này thì rủi ro của doanh nghiệp gồm 2 loại: (i) Rủi ro hệ thống và (ii) Rủi ro phi hệ thống

(i)Rủi ro hệ thống: Rủi ro hệ thống là rủi ro không kiểm soát được, đây là rủi

ro xảy ra đối với tất cả các doanh nghiệp, các ngành nghề trong nền kinh tế do ảnh

Trang 38

hưởng của những biến cố bất ngờ xảy ra như thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, động đất, dịch bệnh hoặc những biến động về môi trường kinh doanh như sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô, lạm phát…

(ii)Rủi ro phi hệ thống: Rủi ro phi hệ thống là những rủi ro có thể kiểm soát

được, khi những rủi ro xảy ra chỉ ảnh hưởng đến một doanh nghiệp hay một ngành nghề kinh doanh nhất định Thuộc loại rủi ro này gồm sự yếu kém trong công tác quản lý như thiếu nhân sự có trình độ cao, hệ thống thông tin và nhân sự hoạt động không hiệu quả, mức độ sử dụng đòn bảy kinh doanh và đòn bảy tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, ngành nghệ mà doanh nghiệp lựa chọn có mức cạnh tranh cao trong kho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hạn chế

1.1.2 Khái quát về rủi ro tài chính

1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tài chính

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngay từ khi lựa chọn lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp đã phải tính đến những rủi ro có thể xảy đến đối với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đó Mặt khác, việc quyết định đầu tư vào các tài sản cố định và quá trình huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh cũng đã tiềm ẩn những rủi ro nhất định Theo đó, rủi ro tài chính là những biến cố rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp huy động vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh mà việc sử dụng vốn không đạt được hiệu quả như mong muốn đặt ra, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cho đến nay, khái niệm về rủi ro tài chính cũng được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến

Tác giả Stevel Li (2003) cho rằng: Rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn

của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu và giá cả hàng hóa gọi là rủi ro tài

chính Tác giả Karen A Horcher (2005) trong cuốn sách “Cơ bản về quản trị rủi ro

tài chính” nhà xuất bản Wiley đã viết “Rủi ro tài chính là những biến cố xuất hiện

ngẫu nhiên liên quan đến công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp và có liên

quan đến giảm giá tài chính” Trong khi đó, tác giả Cao Defan (2005) lại xem xét

rủi ro tài chính theo phạm vi Ở phạm vi rộng, rủi ro tài chính liên quan đến tất cả các yếu tố phản ánh trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên chưa chỉ

Trang 39

rõ “tình hình tài chính” như thế nào thì được gọi là rủi ro Ở phạm vi hẹp, rủi ro tài chính đề cập đến khả năng không thanh toán được các khoản nợ

Blach (2010) cho rằng, rủi ro tài chính tương đương với rủi ro cơ cấu vốn,

bởi vì nó được sinh ra do nhu cầu thay thế nợ bằng vốn chủ sở hữu Theo nghĩa rộng hơn, rủi ro tài chính được xem xét là bất kỳ biến động nào trong dòng tiền, hiệu quả tài chính và giá trị doanh nghiệp do nhiều yếu tố khác nhau như lãi suất, tỷ

giá hối đoái, biến động giá cả… Trong khi đó, Kociu (2015) cho rằng rủi ro tài

chính xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Một mặt là những rủi ro tài chính liên quan đến yếu tố môi trường tài chính bên ngoài DN, mặt khác chúng được xác định là những rủi ro tài chính nội bộ, trong đó bản thân DN là nguồn gốc của rủi ro Rủi ro tài chính có ba thành phần chính là rủi ro cơ cấu vốn, rủi ro mất khả năng thanh toán và rủi ro thanh khoản ở các DN nhỏ và vừa

Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã đưa ra các khái niệm về rủi ro tài

chính Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2008) cho rằng RRTC là sự giao

động hay tính biến đổi tỷ lệ thuận tăng thêm của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phiếu, đồng thời làm mất khả năng thanh toán khi DN sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính cố định

Trịnh Phan Lan (2016), cho rằng, “Rủi ro tài chính là những rủi ro phát sinh

do sự biến động của môi trường bên ngoài và những rủi ro phát sinh từ việc lựa chọn và thực hiện các quyết định tài chính trong DN làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của DN, xấu nhất sẽ dẫn đến khả năng phá sản DN”

Tác giả Nguyễn Thị Bảo Hiền (2016), cho rằng, “Rủi ro tài chính là sự biến động

hay sự khác biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp phát sinh từ những biến động của giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa, chứng khoán và việc thực hiện các quyết định tài chính của doanh nghiệp” Cả hai quan điểm này đều xem xét rủi ro tài chính với nguyên nhân từ cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Phạm Tuấn Anh (2017) cho rằng RRTC của DN là rủi ro đối với quá trình tài

trợ và đầu tư các quỹ của DN, là nguyên nhân gây ra sự bất định trong quản trị tài

Trang 40

chính DN RRTC gồm: RR lãi suất, RR hối đoái, RR thanh khoản, RR tín dụng và RR phá sản

Như vậy, mặc dù có nhiều quan điểm về rủi ro tài chính khác nhau của các tác giả hay tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, nhưng các quan điểm này đều chỉ ra rằng:

Thứ nhất, rủi ro tài chính phát sinh từ hai nguồn chính: Rủi ro tài chính phát

sinh từ việc DN phải đối mặt với những thay đổi của các mức giá trên thị trường như lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa; Rủi ro tài chính phát sinh từ những hành động hoặc thất bại trong nội bộ DN

Thứ hai, rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời và

khả năng thanh toán của DN

Từ những quan điểm về rủi ro tài chính nêu trên, theo tác giả, rủi ro tài chính

là sự giao động của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp do sự biến động của các yếu tố trên thị trường như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa hoặc các quyết định tài chính của doanh nghiệp

1.1.2.2 Các loại rủi ro tài chính

Hiện nay, cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau về các loại rủi ro tài chính Theo các hãng tư vấn và quản trị doanh nghiệp, điển hình là Hãng E&Y, Mckinsey thì tất cả những rủi ro xảy ra liên quan đến hoạt động quản lý tài chính đều được coi là rủi ro tài chính của doanh nghiệp Theo tác giả, xuất phát từ nguyên nhân dẫn đến rủi ro tài chính thì có thể phân loại rủi ro tài chính theo hai nhóm là rủi ro tài chính liên quan đến yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và rủi ro tài chính liên quan đến yếu tố bên trong doanh nghiệp Trong đó, rủi ro tài chính liên quan đến yếu tố bên ngoài là những rủi ro xảy ra do sự thay đổi của các yếu tố khách quan như lạm phát, giá cả hàng hóa, lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái… Rủi ro tài chính liên quan đến yếu tố bên trong doanh nghiệp là những rủi ro liên quan đến các nhân tố chủ quan như cơ cấu nguồn vốn, khả năng sinh lời, năng lực hoạt động Theo cách phân loại này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu một số loại rủi ro tài chính như sau:

Ngày đăng: 21/09/2024, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Thái Anh (2021), “Đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro thống nhất trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, Tạp chí công thương, số 16 (07/2021) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro thống nhất trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tác giả: Dương Thái Anh
Năm: 2021
2. Nguyễn Thúy Anh, Tạ Thị Thanh Thủy (2021), “Tác động của quản trị rủi ro đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 137 (05/2021) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của quản trị rủi ro đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thúy Anh, Tạ Thị Thanh Thủy
Năm: 2021
3. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2013), “Quản trị rủi ro tài chính tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam hiện nay- Thực trạng và giải pháp”, đề tài NCKH cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tài chính tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam hiện nay- Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà
Năm: 2013
4. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2019), “Giáo trình Phân tích tài chính tập đoàn”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích tài chính tập đoàn
Tác giả: Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2019
5. Nguyễn Thị Mai Chi (2020), “Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Chi
Năm: 2020
6. Vũ Ngọc Diệp (2020), “Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt
Tác giả: Vũ Ngọc Diệp
Năm: 2020
7. Phan Thùy Dương (2020), “Quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Tác giả: Phan Thùy Dương
Năm: 2020
8. Lưu Hữu Đức (2018), “Quản trị rủi ro tài chính tại các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tài chính tại các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam
Tác giả: Lưu Hữu Đức
Năm: 2018
9. Đinh Văn Đức (2009), “Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”
Tác giả: Đinh Văn Đức
Năm: 2009
10. Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (2016). Báo cáo khảo sát thực tế Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp - Deloitte thực hiện cho EMC-VPI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khảo sát thực tế Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp
Tác giả: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Năm: 2016
11. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ (2009), “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ
Nhà XB: NXB Giao thông Vận tải
Năm: 2009
12. Vũ Thị Hậu (2013), “Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Hậu
Năm: 2013
13. Đàm Thị Thanh Huyền (2021), “Quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
Tác giả: Đàm Thị Thanh Huyền
Năm: 2021
14. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2006), “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
15. Nguyễn Thị Bảo Hiền (2016), “Tăng cường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành dược ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế - Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành dược ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Bảo Hiền
Năm: 2016
16. Nguyễn Thị Bảo Hiền (2017), “Bàn về những tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 10/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về những tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Bảo Hiền
Năm: 2017
17. Nguyễn Tiến Hiện (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần Quân đội”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần Quân đội
Tác giả: Nguyễn Tiến Hiện
Năm: 2016
18. Phạm Thị Thanh Hòa (2014), “Sản phẩm tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp – Lý luận và thực tiễn”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản phẩm tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp – Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Phạm Thị Thanh Hòa
Năm: 2014
19. Nguyễn Quang Huy (2022), “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. Hồ Chí Minh”
Tác giả: Nguyễn Quang Huy
Năm: 2022
20. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Các nhân tố cấu thành khẩu vị rủi ro tài chính - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Hình 1.1 Các nhân tố cấu thành khẩu vị rủi ro tài chính (Trang 54)
Hình 1.2: Đánh giá rủi ro tài chính của DN - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Hình 1.2 Đánh giá rủi ro tài chính của DN (Trang 67)
Hình 1.3: Cơ cấu quản trị rủi ro tại AEP - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Hình 1.3 Cơ cấu quản trị rủi ro tại AEP (Trang 79)
Hình 1.4: Cấu trúc tổ chức quản trị rủi ro của Petronas - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Hình 1.4 Cấu trúc tổ chức quản trị rủi ro của Petronas (Trang 81)
Hình 1.5: Cấu trúc quản trị rủi ro của Pertamina - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Hình 1.5 Cấu trúc quản trị rủi ro của Pertamina (Trang 83)
Hình 1.6: Quy trình quản lý rủi ro tại Tập đoàn Bảo Việt - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Hình 1.6 Quy trình quản lý rủi ro tại Tập đoàn Bảo Việt (Trang 84)
Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Tập đoàn Điện lực Việt Nam - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Hình 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Trang 94)
Bảng 2.1: Vòng quay toàn bộ vốn của các DN thuộc EVN - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.1 Vòng quay toàn bộ vốn của các DN thuộc EVN (Trang 103)
Bảng 2.2: Khả năng thanh toán lãi vay của các nhóm DN thuộc EVN - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.2 Khả năng thanh toán lãi vay của các nhóm DN thuộc EVN (Trang 105)
Bảng 2.4: Tỷ lệ GVHB/DTT tại các DN thuộc EVN - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.4 Tỷ lệ GVHB/DTT tại các DN thuộc EVN (Trang 109)
Bảng 2.5: Số vòng quay nợ phải thu của các nhóm DN thuộc EVN - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.5 Số vòng quay nợ phải thu của các nhóm DN thuộc EVN (Trang 110)
Bảng 2.7: Hệ số nợ vay của các doanh nghiệp thuộc EVN - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.7 Hệ số nợ vay của các doanh nghiệp thuộc EVN (Trang 113)
Hình 2.2: Mô hình QTRRDN tại EVN - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Hình 2.2 Mô hình QTRRDN tại EVN (Trang 116)
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về nhận diện rủi ro thanh khoản - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát về nhận diện rủi ro thanh khoản (Trang 126)
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát nhận diện rủi ro tín dụng thương mại - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.13 Kết quả khảo sát nhận diện rủi ro tín dụng thương mại (Trang 127)
Bảng 2.14: Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) của các nhóm N - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.14 Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) của các nhóm N (Trang 130)
Bảng 2.18: Tổng hợp đánh giá rủi ro tỷ giá đến hoạt động của doanh nghiệp - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.18 Tổng hợp đánh giá rủi ro tỷ giá đến hoạt động của doanh nghiệp (Trang 133)
Bảng 2.22: Tổng hợp giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.22 Tổng hợp giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản (Trang 140)
Bảng 2.23: Phương pháp xử lý rủi ro tài chính tại các DN - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.23 Phương pháp xử lý rủi ro tài chính tại các DN (Trang 142)
Hình 2.3: Cơ chế tác động của quản trị rủi ro đến kết quả hoạt động của - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Hình 2.3 Cơ chế tác động của quản trị rủi ro đến kết quả hoạt động của (Trang 144)
Bảng 2.24: Thống kê tần số - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.24 Thống kê tần số (Trang 148)
Bảng 2.29: Các nhân tố sau khi phân tích EFA  STT  Nhân tố  Ký hiệu  Các biến quan sát  Loại biến - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.29 Các nhân tố sau khi phân tích EFA STT Nhân tố Ký hiệu Các biến quan sát Loại biến (Trang 151)
Bảng 2.31: Phân tích phương sai ANOVA a - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.31 Phân tích phương sai ANOVA a (Trang 153)
Bảng 2.33: Kết quả tổng hợp đánh giá công tác quản trị rủi ro tài chính các DN - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.33 Kết quả tổng hợp đánh giá công tác quản trị rủi ro tài chính các DN (Trang 156)
Bảng 2.34: Kết quả khảo sát về nắm bắt thông tin về bối cảnh hoạt động của - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 2.34 Kết quả khảo sát về nắm bắt thông tin về bối cảnh hoạt động của (Trang 158)
Bảng 3.2: Mô tả nhận diện rủi ro tài chính theo phương pháp lập và sử dụng - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 3.2 Mô tả nhận diện rủi ro tài chính theo phương pháp lập và sử dụng (Trang 175)
Bảng 3.1: Mô tả nhận diện rủi ro tài chính theo phương pháp lập bảng kê - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 3.1 Mô tả nhận diện rủi ro tài chính theo phương pháp lập bảng kê (Trang 175)
Bảng 3.4: Mô tả giả định sắp xếp rủi ro tài chính theo mức khả năng xảy - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 3.4 Mô tả giả định sắp xếp rủi ro tài chính theo mức khả năng xảy (Trang 176)
Bảng 3.5: Mô tả giả định mức độ ảnh hưởng của rủi ro tài chính - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Bảng 3.5 Mô tả giả định mức độ ảnh hưởng của rủi ro tài chính (Trang 177)
Hình 3.1: Bản đồ nhiệt đánh giá rủi ro tài chính - quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực việt nam
Hình 3.1 Bản đồ nhiệt đánh giá rủi ro tài chính (Trang 178)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w