1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cầu Hữu Giang (kết nối QL19 đi đường ĐH.26” , xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.”

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng .... 1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

Trang 1

UY BAN NHAN DAN HUflN TAY SON

BAN QLDA MU Tif XAY DI7NG VA PHAT TRIEN QUV DAT HUflN

BAO CÁO

DV AN: CAU HtU GIANG (KET NOt QUOC LC) 1901 OUtING 011.26)

xA TAY GIANG HUYEN TAY SON

Dja dim: Xa Tây Giang, huyn Tây San, tinh Binh Djnh

DAt DIEN CHU DAU TI! BAN QUAN Lt Dl)' AN DAU 'aT xAY

DJ)'NG vA PTQD HUYN KT.GLASM DOC PHO GIAM DOC

DON VI TU'VAN TRUNG TAM QUAN TRAC TAI NGUYEN vA MÔT TRU'ONG

KT.GLkM DOC PHO GIAM DOC

D Thãnh Long

Trang 2

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật thực hiện đánh giá tác động môi trường 7

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 10

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 11

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 14

1.1 Thông tin về dự án 14

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 19

1.3 Nguyên nhiên, vật liệu sử dụng của Dự án, nguồn cung cấp điện, nước 23

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 27

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 27

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 34

CHƯƠNG 2 35

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 35

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 35

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 43 2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 45

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 45

Chương 3 46

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 46

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 46

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng 46

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 72

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 80

Trang 3

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 86

5.1 Chương trình quản lý môi trường 86

5.2 Chương trình giám sát môi trường 90

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 92

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1 Hiện trạng sử dụng đất và khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng 15

Bảng 1 2 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm với môi trường 16

Bảng 1 3 thống kê công trình thoát nước phụ 21

Bảng 1 4 Bảng hạng mục các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 22

Bảng 1 5 Bảng tổng hợp nguyên, vật liệu chính dự kiến sử dụng 23

Bảng 1 6 Danh mục máy móc thiết bị thi công 26

Bảng 2 1 Bảng thống kê nhiệt độ trung bình trong năm (Đơn vị: oC) 37

Bảng 2.2 Bảng thống kê độ ẩm trung bình trong năm (Đơn vị: %) 38

Bảng 2.3 Bảng thống kê tổng lượng bốc hơi năm 39

Bảng 2.4 Bảng thống kê lượng mưa các tháng trong năm (Đơn vị:mm) 39

Bảng 2.5 Bảng thống kê tốc độ gió trung bình năm 39

Bảng 2 6: Đặc trưng dòng chảy lưu vực sông Kôn 40

Bảng 2 7 Danh mục điểm đo đạc, lấy mẫu 43

Bảng 2.8 Kết quả đo đạc môi trường không khí xung quanh 44

Bảng 2 9 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 44

Bảng 2.10 Bảng kê các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm môi trường 45

Bảng 3 1 Tóm tắt các tác động đến môi trường của dự án 46

Bảng 3 2 Đặc trưng về nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại dự án 47

Bảng 3 3 Kết quả quan trắc nước thải phát sinh từ quá trình rửa thiết bị trộn bê tông và các thiết bị xây dựng khác của Công ty CP Constrexim Bình Định 48

Bảng 3 4 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 48

Bảng 3 5 Thành phần nước mưa chảy tràn 50

Bảng 3 6 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặc phủ 51

Bảng 3 7 Khối lượng phế thải từ hoạt động phá dỡ công trình ước tính 53

Bảng 3 8 khối lượng thi công dự kiến đào và đắp tại các công trình 53

Bảng 3.9 Tải lượng bụi phát sinh 54

Bảng 3 10 Nồng độ bụi phát tán trong không khí do hoạt động đào đắp 55

Bảng 3 11 khối lượng đất vận chuyển đến bãi thải 56

Bảng 3 12: Tải lượng ô nhiễm của khí thải từ quá trình vận chuyển đất đắp 57

Bảng 3 13: Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình vận chuyển 58

Bảng 3.14: Tổng hợp thiết bị dự kiến và định mức tiêu hao nhiên liệu do hoạt động thi công xây dựng 59

Trang 5

Bảng 3 15 - Tải lượng và nồng độ các khí ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện thi công tại công trường (phương tiện thi công 3,516 tấn hoạt động trong khu vực đô

thị) 60

Bảng 3 16: Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh tại Công ty TNHH Bê tông Mê Kông Bình Định 61

Bảng 3.17 Nồng độ bụi phát tán trong không khí do hoạt động đổ thải 62

Bảng 3 18 Khối lượng CTNH phát sinh từ xây dựng và lắp đặt thiết bị 65

Bảng 3 19 Mức ồn thi công lan truyền ra môi trường (dBA) 66

Bảng 3 20 Độ rung của các thiết bị, máy móc Đơn vị: dB 67

Bảng 3 21 Nguồn gây ô nhiễm, đối tượng và thời gian bị tác động 81

Bảng 5 1: Chương trình quản lý môi trường 86

Bảng 5.2 Nội dung Chương trình giám sát môi trường 90

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT B

BTNMT - Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BTXM - Bê tông xi măng

QCVN - Quy chuẩn Việt Nam

QĐ - Quyết định

T, U, W

TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TT - Thông tư

UBMTTQ - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBND - Ủy ban Nhân dân

WHO - Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Xuất xứ dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Huyện Tây Sơn là một huyện trung du nằm ở phía tây tỉnh Bình Định, là nơi bắt đầu của một khu vực đồng bằng rộng lớn trên lưu vực sông Kôn và sông Hà Thanh, không giáp biển, có vị trí địa lý nằm ở phía tây Nam tỉnh Bình Định Địa giới hành chính Phía tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía đông bắc giáp huyện Phù Cát, phía đông nam giáp thị xã An Nhơn, phía nam giáp huyện Vân Canh, phía tây giáp thị xã An Khê và các huyện Đăk Pơ, Kông Chro tỉnh Gia Lai Huyện Tây Sơn có 15 đơn vị hành chính cấp phường xã và một thị trấn, theo đó Xã Tây Giang có 06 Thôn 25 xóm Hiện nay, khu vực xã Tây Giang chưa có công trình cầu qua sông Kôn để kết nối giao thông từ QL19 đi đường ĐH.26 và thôn Hữu Giang, xã Tây Giang (phía bờ Bắc sông Kôn) với trung tâm xã Tây Giang Người dân thôn Hữu Giang đến trung tâm xã Tây Giang phải đi theo tuyến đường ĐH.26, qua đập dâng Văn Phong để đến Trung tâm xã Tây Giang, với khoảng cách tương đối xa (đặc biệt trường hợp cá biệt, người dân, học sinh phải đi bằng đò để qua sông Kôn) Với thực trạng về giao thông nêu trên, cử tri địa phương thường xuyên kiến nghị các cấp có thẩm quyền mong sớm được giải quyết, xem xét đầu tư Nhằm từng bước đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông) theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035 theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND ngày 09/6/2020 và Quyết định số 2503/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh, đảm bảo tăng cường kết nối giao thông QL19 đi đường ĐH.26, khu vực phía Bắc và phía Nam sông Kôn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì việc đầu tư cầu Hữu Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn là cần thiết, Chính vì vậy, việc xây dựng Cầu Hữu Giang (kết nối quốc lộ 19 đi đường ĐH.6) xã Tây Giang là cần thiết và cấp bách, nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, tạo điều kiện nhu cầu đi lại của người dân, từng bước phát triển kinh tế xã hội huyện Tây Sơn nói chung và khu vực xã Tây Giang nói riêng Do đó, ngày 7/9/2022 Hội Đồng nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ- HĐND về chủ trương đầu tư Dự án Cầu Hữu Giang (kết nối quốc lộ 19 đi đường ĐH.6)

Thực hiện theo quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án " Cầu Hữu Giang (kết nối quốc lộ 19 đi đường ĐH.6)" thuộc mục số 6 nhóm II Dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Trang 8

trồng lúa thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND tỉnh theo quy định của Luật đất đai số 45/2013/QH13 thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thẩm định

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

Dự án: Cầu Hữu Giang (kết nối quốc lộ 19 đi đường ĐH.6) được Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt chủ trương đầu tư và giao cho Uỷ ban nhân dân huyện Tây Sơn làm chủ đầu tư, tổ chức thực hiện Dự án theo Nghị quyết số 41/NQ- HĐND về chủ trương đầu tư Dự án Cầu Hữu Giang (kết nối quốc lộ 19 đi đường ĐH.6) ngày 7/9/2022 Sau đó, UBND huyện Tây Sơn giao lại cho Ban QLDA ĐTXD &PTQĐ huyên Tây Sơn theo Văn bản số 1504/UBND- TC ngày 18/10/2022

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Dự án Cầu Hữu Giang (kết nối quốc lộ 19 đi đường ĐH.6) xây dựng và hình thành nhằm đảm bảo tăng cường kết nối giao thông QL19 đi đường ĐH.26, khu vực phía Bắc và phía Nam sông Kôn (đặc biệt là thôn Hữu Giang với trung tâm xã Tây Giang); đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được an toàn, thuận lợi Từng bước thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật (giao thông) theo quy hoạch chung đô thị Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035 Góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Như vậy, việc đầu tư Dự án là sự phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh nói chung và của huyện Tây Sơn nói riêng

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

❖ Lĩnh vực môi trường:

- Luật số 72/2020/QH14: Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT: Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường;

Trang 9

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường

- Luật số 31/2018/QH14: Luật trồng trọt;

❖ Lĩnh vực Tài nguyên nước:

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành ngày 21/06/2012 của Quốc hội nước CHXHCNVN khoá XIII, kỳ họp thứ 3;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải

- Nghị định số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/2020 của Bộ xây dựng về việc thoát nước và xử lý nước thải;

❖ Lĩnh vực phòng cháy chữa cháy:

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy địinh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung mội số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

❖ Lĩnh vực hạ tầng giao thông:

Trang 10

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định số 117/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ;

- Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 20/2017/TT-BGTVT ngày 21/6/2015 của Bộ GTVT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông;

- Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ GTVT quy định bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông;

- Thông tư số 50/2015/ TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

❖ Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan:

- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; - QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;

- QCVN 07-1:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình cấp nước;

- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng

Trang 11

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 7/9/2022 của HĐND tỉnh Bình Định về chủ trương đầu tư của Dự án Cầu Hữu Giang (kết nối quốc lộ 19 đi đường ĐH.6) xã Tây Giang, huyện Tây Sơn;

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; - Các bản vẽ thiết kế cơ sở của Dự án

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Tây Sơn đại diện Chủ đầu tư là cơ quan chủ trì xây dựng Báo cáo ĐTM Trung tâm Quan trắc Tài nguyên & môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm về việc xác định các thông số môi trường, hợp đồng lấy mẫu phân tích, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Dự án, tư vấn cho Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Tây Sơn những giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực Ban quản lý thống kê các số liệu về các hạng mục công trình xây dựng, hướng dẫn đơn vị tư vấn khảo sát thực địa

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường theo Quyết định số 2249/QĐ-BTNMT ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, số hiệu: VIMCERTS 014

Danh sách những người trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM

Bảng 1 Danh sách các thành viên tham gia lập ĐTM

Tên người tham gia Chuyên ngành

Phó Giám đốc -

2 Ông Phan Thành Duy Nhân viên kỹ

Trang 12

II Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường

1 Ông Đặng Trần Tuấn Thạc sỹ môi

trường

Chủ nhiệm chung

2 Bà Vũ Thị Lan Phương Cử nhân Địa lý

môi trường

Tổng hợp báo cáo

3 Nguyễn Thị Ngọc Đường Cử nhân môi

trường

Phân tích mẫu

4 Bà Huỳnh Thị Tuyết Nhung

Kỹ sư môi trường

Khảo sát, thu thập thông tin, viết báo cáo

5 Ông Hồ Thái Sang Cử nhân môi

trường Lấy mẫu 6 Bà Nguyễn Thị Ánh

Nguyệt

Kỹ sư môi trường

Phân tích mẫu

7 Bà Phạm Thị Minh Huệ Kỹ sư môi

trường

Phân tích mẫu

8 Bà Võ Trần Anh Vũ Cử nhân công

nghệ thực phẩm

Phân tích mẫu

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

❖ Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu: Phương pháp này nhằm thu thập số liệu sẵn có và số liệu thu thập tại hiện trường về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương nơi thực hiện dự án, theo đó, nhận diện các đối tượng, phạm vi bị tác động của dự án để có đánh giá và biện pháp giảm thiểu phù hợp

❖ Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí

nghiệm:

Nhằm đánh giá nồng độ ô nhiễm về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, độ ồn tại khu vực dự án Tập hợp các số liệu đã thu thập, đo đạc và lấy mẫu nước, không khí sau đó phân tích trong phòng thí nghiệm đánh giá môi trường nền tại khu vực khi dự án chưa triển khai làm cơ sở để xác định mức độ ảnh hưởng của

Trang 13

dự án sau này thông qua việc so sánh với các Quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành

❖ Phương pháp tham vấn các bên liên quan - Tham vấn chính quyền địa phương đối với các vấn đề môi trường và các biện pháp giảm thiểu đưa ra trong báo cáo đã phù hợp với điều kiện của địa phương chưa Đồng thời, ghi nhận các kiến nghị của chính quyền địa phương từ dự án

- Tham vấn ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư thông qua cuộc họp cộng đồng tại địa phương nhằm ghi nhận ý kiến của người dân đối với dự án để hoàn thiện các đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu phù hợp, hiệu quả

❖ Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu: Tổng hợp các kết quả có được từ các phương pháp trên để đưa ra các biện pháp tối ưu cho công tác bảo vệ môi trường của Dự án

❖ Phương pháp liệt kê mô tả: Nhận dạng chất thải, tác động theo từng hoạt động qua các bảng liệt kê các tác động đến môi trường trong từng giai đoạn của dự án Đây là phương pháp tương đối nhanh, đơn giản và là công việc đầu tiên chúng tôi áp dụng trước khi bắt tay thực hiện đánh giá tác động tại chương III

❖ Phương pháp đánh giá nhanh:

Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập nhằm tính tải lượng, nồng độ các chất gây ô nhiễm trong các giai đoạn của dự án

học-❖ Phương pháp so sánh – thống kê:

Phương pháp so sánh: Dựa trên kết quả tính toán nồng độ ô nhiễm từ phát thải của hoạt động dự án, so sánh, đối chiếu với các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn môi trường quốc gia hiện hành nhằm đánh giá chính xác mức độ tác động của

Trang 14

dự án đến các đối tượng xung quanh (không khí, nguồn nước, môi trường đất, kinh tế - xã hội)

Phương pháp thống kê: Dựa trên số liệu về điều kiện khí tượng thủy văn, điều kiện kinh tế - xã hội từ tài liệu thu thập được tiến hành xử lý số liệu phục vụ cho nội dung của chương I, II của báo cáo

❖ Phương pháp kế thừa:

Kế thừa nguồn số liệu, kết quả đánh giá, giải pháp của các dự án tương tự hoặc có tính tương đồng đã được thẩm định, phê duyệt

Trang 15

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án

1.1.1 Tên dự án: Cầu Hữu Giang (kết nối QL19 đi đường ĐH.26) xã Tây Giang,

huyện Tây Sơn (Gọi tắt là Dự án)

- Chủ Đầu tư : UBND huyện Tây Sơn - Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất

huyện Tây Sơn

Người đại diện: Đỗ Thành Long Chức vụ: Phó Giám đốc

(Theo Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2022 của Chủ tịch UBND huyện V/v phân công cho ông Đỗ Thành Long - Phó Giám đốc phụ trách Ban quản lý dự án ĐTXD và PTQĐ huyện)

- Địa chỉ: 185 Đống Đa, TT Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - Điện thoại: (056) 3780977, 3780034 - Fax : (056) 3780034

- E-mail: bqlduantayson2008@yahoo.com - Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2022- 2025

Trang 16

II Vật kiến trúc + Đất chiếm dụng

Trang 17

+ Rau 284,60 m2

9 Đất bằng chưa sử dụng 770,40 m2

[Nguồn báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án] 1.1.4 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực cĩ yếu tố nhạy cảm với mơi trường

Bảng 1 2 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực cĩ yếu tố nhạy cảm

với mơi trường

1 Khu cư dân

Tập trung tại điểm đầu, điểm cuối và điểm giữa của tuyến

Nhà dân tại điểm đầu dự án

Nhà dân tại điểm giữa dự án

Trang 18

Nhà dân tại điểm cuối dự án2 Đất lúa Phân bổ ở khoảng

giữa tuyến

Đất lúa

*) Mô tả các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án:

- Hệ thống đồng ruộng hiện trạng (đối tượng bị tác động bởi chiếm dụng đất lúa): Tại khu vực dự án chủ yếu là đất trồng lúa dọc theo 2 bên tuyến Dự án và các

khu vực rìa của Dự án Trong đó, diện tích dự án sử dụng khoảng 1.582m2 đất lúa và đất hoa màu 16.363 m2 Khi thực hiện Dự án sẽ làm mất đi một diện tích đất nông nghiệp, việc chiếm dụng đất canh tác sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt các phần đất có thể canh tác được cây lương thực, ảnh hưởng đến thu nhập và sinh kế của người dân

- Hệ thống sông, suối, mương hiện trạng: gần điểm đầu tuyến là sông Kôn Sông

Kôn: bắt nguồn từ tỉnh Kon Tum chảy qua huyện An Lão và Vĩnh Thạnh, đoạn qua huyện Tây Sơn dài khoảng 35 km và đổ ra cửa biển Thị Nại (thành phố Quy Nhơn), là một trong bốn con sông lớn của Tỉnh Bình Định, Sông Kôn có tổng chiều dài 178km, diện tích lưu vực là 3.067km2, độ dốc lưu vực 18,3%, mật độ lưới sông 0,92km/km2 Hiện nay, sông đang có dấu hiệu bị bồi lấp Trong mùa kiệt, lòng sông nổi lên các bãi cát to, không còn dòng chảy trong sông và có dấu hiệu bị sa mạc hóa và bị chuyển dòng cục bộ do bồi lấp Tuy nhiên trong mùa lũ, lưu lượng lũ sông Kôn khá lớn

- Hiện trạng các khu dân cư: Lân cận khu vực Dự án người dân sinh sống thưa

thớt, một số hộ dân tập trung dọc QL119 Đời sống nhân dân khá ổn định, nhà cửa được xây dựng khang trang, ngành nghề sinh sống chủ yếu là trồng lúa, hoa màu,…

Trang 19

một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ

- Hệ thống đường giao thông:

+ Gần dự án có trục Quốc lộ 19 tạo điều kiện thuận lợi về giao lưu các khu vực và thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu cho khu vực Dự án

+ Giao thông đường nội bộ: thống giao thông xung quanh khu vực Dự án và khu dân cư thưa thớt, chủ yếu là các tuyến đường nông thôn

khu dân cư hiện trạng và chiếu sáng trong vùng, bao gồm tuyến điện 22KV-0,4KV chạy dọc các tuyến đường

địa phương Tuy nhiên, khảo sát hiện trạng còn có một số hộ dân còn sử dụng nguồn nước dưới đất cho sinh hoạt và nguồn nước từ sông để sản xuất nông nghiệp Chất lượng nước trên sông Kôn đảm bảo, phục vụ tốt cho các cây trồng vùng Dự án

- Thoát nước mưa: hiện trạng tại chưa có hệ thống thu gom và thoát nước, tuyến

thoát nước chủ yếu theo mặt bằng tự nhiên và thoát theo mương hiện trạng - Thoát nước thải: hiện chưa khu vực có hệ thống thu gom và xử lý nước thải

sinh hoạt, nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại của các hộ dân dân chủ yếu tự thấm

- Rác và vệ sinh môi trường: Hiện trạng tại khu vực đã có đơn vị thu gom rác của

Phòng quản lý đô thị huyện Tây Sơn, tần suất thu gom 2 ngày/lần Một số hộ dân vùng

ven chưa có đơn vị thu gom rác, người dân trong vùng tự xử lý trong từng hộ gia đình

Một số hình ảnh khảo sát hiện trạng dự án

Đất trồng lúa Đất trồng hoa màu

Trang 20

Sông Kôn Nhà dân

1.1.5 Mục tiêu; loại hình, quy mô của dự án

- Mục tiêu: + Đầu tư xây dựng cầu Hữu Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, nhằm đảm bảo tăng cường kết nối giao thông QL19 đi đường ĐH.26, khu vực phía Bắc và phía Nam sông Kôn (đặc biệt là thôn Hữu Giang với trung tâm xã Tây Giang);đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được an toàn, thuận lợi Từng bước thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật (giao thông) theo quy hoạch chung đô thị Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035 Góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

+ Khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất, đề xuất các chỉ tiêu dự án kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn xây dựng và các quy định hiện hành

+ Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng + Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại huyện Tây Sơn, tạo tuyến đường êm thuận, sạch đẹp, thông suốt, phát triển khu dân cư, khu dịch vụ dọc tuyến theo dự án

+ Liên kết các mạng lưới giao thông trong khu vực - Loại hình, quy mô, công suất dự án:

+ Loại Dự án: Công trình giao thông đường bộ + Cấp Dự án: Công trình giao thông cấp II + Nhóm Dự án: Nhóm B

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 1.2.1 Các hạng mục công trình chính

(1) Phần Cầu

Trang 21

- Xây dựng cầu vĩnh cửu, kết cấu BTCT dự ứng lực căng sau và BTCT thường theo tiêu chuẩn TCVN 11823:2017

- Tải trọng thiết kế: HL93 - Tần suất thiết kế : P = 1% - Bề rộng cầu : B = 7,0m + 2x0,5m = 8,0m (không có lề bộ hành) - Sơ đồ cầu: Cầu gồm 15 nhịp giản đơn bằng BTCT dự ứng lực dạng chữ I, mỗi nhịp dài 33m Chiều dài toàn cầu L = 495,90m (Tính từ mố đến mố)

(1.1) Kết cấu phần dưới

- Mố cầu: Dạng chữ U, kết cấu móng mố bằng cọc khoan nhồi đường kính 1,5 m - Trụ cầu: Dạng tròn đặc, mỗi trụ gồm 02 cột đường kính 1,5m Móng trụ bằng cọc khoan nhồi đường kính 1,5 m

- Tứ nón gia cố bằng BTXM M200, dày 20cm

(1.2) Kết cấu phần trên

- Mặt cắt ngang cầu gồm 4 dầm chủ tiết diện chữ “I” BTCT dự ứng lực căng sau, chiều cao dầm 1,65 m, khoảng cách tim dầm a = 2,0 m Bản mặt cầu dày 20cm bằng BTCT, thảm BTN C16, dày 5 cm

- Lan can tay vịn bằng thép mạ kẽm, khe co giãn dạng răng lược

+ Phía mố M2: 1.849,66m - Tốc độ thiết kế: : V= 60Km/h - Bề rộng nền đường : Bn = 9,0m - Bề rộng mặt đường : Bm = 2x3,5m=7,0m - Bề rộng lề đường : Blđ = 2 x 1,0m = 2,0m

(2.1) Nền, mặt đường:

- Nền đường: Đắp bằng CPĐ đầm chặt K95, lớp sát móng dày 50cm đầm chặt K98

- Mặt đường: + Mặt đường Bê tông nhựa chặt cấp cao A1 + Mô đun đàn hồi yêu cầu mặt đường: Eyc =133Mpa + Tải trọng trục tiêu chuẩn tính toán Ptt=100Kn

Trang 22

(2.2) Nút giao thông: Nút giao được thiết kế dạng đồng mức, vuốt nối mở rộng đảm

bảo tầm nhìn và tạo sự êm thuận cho phương tiện lưu thông vào nút Kết cấu mặt giống như tuyến chính Gồm 2 nút giao: Đầu tuyến và cuối tuyến

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của Dự án a Công trình thoát nước phụ

- Tuyến cắt qua các vị trí có mương nước, khe tụ thủy bố trí các cống nhỏ đảm

bảo thoát nước với tải trọng thiết kế H30, tần suất thiết kế P=4% Số lượng: 1 cống hộp 3x4m, 5 cái cống tròn Ø120cm và 1 cống vuông 75cm

Bảng 1 3 thống kê công trình thoát nước phụ Stt Lý trình Hiện trạng Công trình thiết kế

1 Km0+55,00 Mương nước Cống Ø120cm 2 Km0+140 Khe tụ thủy Cống Ø120cm 3 Km1+193,80 Dòng chảy Cống bản 3x4m 4 Km1+379,32 Khe tụ thủy Cống Ø120cm 5 Km1+949,19 Khe tụ thủy Cống Ø120cm 6 Km2+234,86 Khe tụ thủy Cống Ø120cm

7 Km2+539,16 Khe tụ thủy Cống vuông 75cm a1.Cống bản 3x4m:

- Đệm móng cống, bản quá độ bằng đá Dmax=60mm đầm chặt - Thân cống, tường cánh, bản dưới 25MPa, đá Dmax=40mm - Bản vượt bằng BTCT 20MPa, đá Dmax=40mm

- Bản mặt, gờ chắn bằng BTCT 30Mpa, đá Dmax=20mm - Phạm vi đường đầu cống (gần sau mố) đắp cát hạt thô đầm chặt K95 - Gia cố mái taluy :

+ Đệm móng chân khay bằng đá Dmax=60mmđầm chặt, dày 20cm + Chân khay kích bằng BT 16MPa, đá Dmax=40mm

+ Gia cố mái taluy bằng BTXM 16MPa, đá Dmax=40mm, dày 15cm trên lớp bạc nhựa tái sinh

+ Bố trí ống nhựa PVC Þ42, L=0,4m, thoát nước mái taluy + Đầu ống thoát nước bọc 2 lớp vải ĐKT kích thước (20x20)cm

+ Trồng cọc tiêu 2 bên lề đường

a2 Cống tròn Ø120cm:

- Cống ngang đường sử dụng cống BTLT Ø120cm tải trọng H30 - Móng cống đệm đá Dmax=60mm

Trang 23

- Hố ga bằng BT M200, đá Dmax=40mm - Tấm đan hố ga bằng BTCT M250, đá Dmax=20mm - Chân khay sân cống bằng bê tông M200, đá Dmax=40mm - Tường đầu, tường cánh sân cống bằng bê tông M200, đá Dmax=40mm

a 3.Cống vuông 75cm:

- Cống bằng BTCT M300, đá Dmax=20mm - Tường đầu, tường cánh, sân cống bằng bê tông M200, đá Dmax=40mm

a4 Rãnh dọc hình thang vuông: Gia cố rãnh dọc 2 bên bằng bê tông M200, đá

Dmax=40mm, tại lý trình Km2+344,86 – Km2+533,88 Độ dốc lớn (i=6%) bằng BTXM dạng hình thang vuông (đáy bé 40cm, đáy lớn 80cm, cao 40cm), tổng chiều dài

L=378m b Gia cố mái taluy nền đường

Mái ta luy nền đường gia cố bằng tấm lát BTXM, kích thước (40x40x6)cm và

(45x45x12)cm Tổng chiều dài gia cố mái L=1.422m c Hệ thống ATGT

Xây dựng hệ thống tường hộ lan, biển báo, sơn mặt đường, theo quy chuẩn kỹ

thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41-2019/BGTVT

d Điện chiếu sáng:

Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng đi ngầm, sử dụng trụ thép cao 7m + cần

vương 2m, sử dụng bộ đèn Led công suất 120W 1.2.3 Các hoạt động của dự án

- Giai đoạn thi công dự án: + San lấp và giải phóng mặt bằng; + Vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ xây dựng, thi công dự án; + Thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

- Giai đoạn Dự án hoạt động: Hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường

1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Hoạt động của Dự án là công trình giao thông, do vậy tính chất tác động đến môi trường là thường xuyên, nguồn thải không cố định, mức độ tác động là trung bình không có kéo dài Do vậy ứng với từng công tác thi công, từng hạng mục mà có những giải pháp hạn chế, giảm thiểu tác động đến môi trường, Cụ thể như sau:

Bảng 1 4 Bảng hạng mục các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Trang 24

I Giai đoạn thi công xây dựng

1 Nước thải xây dựng Xây dựng các hố lắng cặn 2 Nước thải sinh hoạt Bố trí nhà vệ sinh di động 3 Nước mưa chảy tràn - Tạo các mương rãnh thoát nước mưa

- Xây dựng cầu, cống thoát nước theo hồ sơ thiết kế được trình bày tại mục 1.2.2 a của báo cáo

4 Chất thải rắn sinh hoạt Bố trí các thùng rác để thu gom và hợp

đồng với đơn vị xử lý 5 Chất thải rắn nguy hại Bố trí các thùng rác để thu gom, lưu

chứa tại lán trại, hợp đồng với đơn vị xử lý

II Giai đoạn hoạt động: Dự án là loại hình công trình giao thông, do đó

các công trình BVMT trong giai đoạn hoạt động chính là các công trình

thoát nước mưa đã được xây dựng trong giai đoạn thi công xây dựng 1.2.5 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ của Dự án: Dự án Đầu tư xây dựng cầu Hữu Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, nhằm đảm bảo tăng cường kết nối giao thông QL19 đi đường ĐH.26, khu vực phía Bắc và phía Nam sông Kôn (đặc biệt là thôn Hữu Giang với trung tâm xã Tây Giang); đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được an toàn, thuận lợi phù hợp với Chương trình phát triển đô thị Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 2503/QĐ- UBND ngày 10/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh

- Hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường: Dự án xây dựng đường giao thông do đó khi hoàn thành Dự án thì hầu như không có quy trình công nghệ sản xuất như những Dự án khác mà chủ yếu là quy trình bảo trì, vận hành công trình đường bộ và hoạt động của các phương tiện, xe cộ lưu thông trên đường

1.3 Nguyên nhiên, vật liệu sử dụng của Dự án, nguồn cung cấp điện, nước 1.3.1 Nguyên vật liệu sử dụng cho dự án

Bảng 1 5 Bảng tổng hợp nguyên, vật liệu chính dự kiến sử dụng

Trang 26

- Ống nhựa, ván khuôn các loại

- Ngoài ra, còn có các nguyên phụ liệu phụ

(Nguồn: Dự toán khối lượng xây dựng công trình)

Ghi chú:

- Đất đắp tận dụng đất đào;

- Đá xây dựng lấy ở mỏ VRG khu vực Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn - Cát xây dựng lấy ở mỏ cát Lan Anh thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn - Cát trộn BTN lấy ở mỏ cát Minh Hiếu thuộc phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn - Cống lấy ở nhà máy cống khu vực Nhơn Tân, thị xã An Nhơn

- Thép, xi măng lấy ở Cảng Quy Nhơn - Các loại vật liệu khác lấy tại trung tâm thị trấn Phú Phong

❖ Nhu cầu sử dụng nước:

Nguồn nước phục vụ thi công và cứu hoả lấy từ nước sông Kôn Nước thi công dùng đổ bê tông dự kiến có thể lấy nước trực tiếp từ sông nếu nước sông đủ điều kiện về kỹ thuật thi công bê tông, xây lát gạch đá và các công tác thi công khác Nước cho sinh hoạt cho công nhân có thể lấy nước sông qua hệ thống bể lắng lọc hoặc dùng giếng khoan hoặc sử dụng nước từ các khu dân cư gần khu vực dự án

Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân chủ yếu là nước rửa chân tay, tắm rửa sau giờ làm việc và nước đi vệ sinh Với số lượng công nhân thi công dự kiến khoảng 40 người, áp dụng tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo Quyết định 3666/QĐ- UBND ngày 10/10/2019 của UBND tỉnh Bình Định về Chương trình phát triển đô thị tỉnh

Trang 27

Bình Định đến năm 2035, định mức với định mức sử dụng nước phạm vi dự án là 100 lít nước/người/ngày thì lượng nước sử dụng ước tính khoảng: 40 người x 100 lít/người/ngày = 4 m3/ngày

Nước cấp cho quá trình vệ sinh, làm mát thiết bị, máy móc, ước tính khoảng 1 - 2 m3/ngày

Do đó, tổng nhu cầu sử dụng nước lớn nhất trong giai đoạn này là 6 m3/ngày

❖ Nhu cầu về điện: điện dùng cho thi công lấy trực tiếp từ đường điện trung áp đi dọc QL19

❖ Nhu cầu về máy móc, phương tiện thi công:

Bảng 1 6 Danh mục máy móc thiết bị thi công TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Thông số kỹ thuật

I Thi công nền đường và các công trình phụ trợ khác

7 Máy trộn bêtông Cái 2 -

II Thi công mặt đường

1 Trạm trộn bê tông Cái 1 50m3/h

III Thi công công trình thoát nước

Trang 28

TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Thông số kỹ thuật

[ Nguồn Báo cáo khả thi của Dự án]

❖ Nhu cầu về nhiên liệu: Trong giai đoạn thi công xây dựng, các thiết bị, máy

móc thi công sử dụng nhiên liệu dầu DO như máy đào, máy ủi, ô tô, máy đầm, máy nén khí,… Dựa theo dự toán tổng hợp nhiên liệu sử dụng cho Dự án, nhu cầu sử dụng dầu DO cho quá trình thi công xây dựng là 1.152 lít/ca

Ngoài các thiết bị sử dụng dầu DO, còn có thiết bị sử dụng sử dụng điện thi công phục vụ dự án

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành

Vì tính chất dự án là công trình đường bộ nên không có công nghệ sản xuất Khi đi vào giai đoạn vận hành, định kỳ sẽ có hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa tuyến đường và các công trình trên tuyến

1.5 Biện pháp tổ chức thi công

- Biện pháp thi công chủ yếu: tiến hành bằng máy kết hợp thủ công

*) Trình tự thi nền đường:

- Trước khi đắp đất, đơn vị thi công dựa vào hồ sơ thiết kế BVTC và vị trí lấy đất, loại đất sử dụng để làm thí nghiệm tìm khối lượng thể tích khô tiêu chuẩn max và độ ẩm tốt nhất W0 của từng loại đất bằng cối Proctor Từ đó có biện pháp thi công hợp lý, bố trí số lượng lu đầm nén đạt độ chặt theo yêu cầu thiết kế

Trước khi lấy đất phải dọn hết cây cối, cỏ rác, đào bóc bỏ lớp đất hữu cơ và lấy mẫu thí nghiệm để xác định công lu lèn ứng với loại vật liệu

Trình tự thi công nền đường:

- Trước khi thi công tuyến phải xem xét lại hồ sơ thiết kế BVTC, đối chiếu với thực tế nhằm phát hiện những thiếu sót, tính toán lại khối lượng, tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hiện trường

Trang 29

- Khôi phục cọc: Do trong quá trình thiết kế và thi công không tiến hành một cách đồng bộ do đó hệ thống cọc trên tuyến có thể bị mất Trước khi thi công phải tiến hành khôi phục lại

- Lên khuôn đường: Căn cứ vào từng mặt cặt ngang đường đã thiết kế đơn vị thi công dùng sào tiêu cắm giới hạn rồi dùng dây thể hiện đường cắt ngang đã thiết kế trong đồ án

- Xác định phạm vi thi công: Là xác định phạm vi nền đường phải đào đắp, giới hạn đỉnh taluy đào, chân taluy đắp để xử lý nền thiên nhiên trước khi đào, đắp như vét bùn, vét hữu cơ, phong hóa…

- Dời cọc ra khỏi phạm vi thi công: Là dời các cọc chủ yếu của tuyến đường ra khỏi phạm vi thi công, bảo vệ nó và khi cần trả lại nó về đúng vị trí cũ, nên di chuyển về phía cao để tránh đất lấp

- Phát cây, dãy cỏ, đánh cấp, vét hữu cơ, vét bùn: Nền đường đắp thấp 1m thì phải đào hết gốc cây và dãy sạch cỏ Đối với nền đắp có bùn thì phải vét sạch, vét đến đâu tiến hành đắp đất đến đó

- Đắp đất nền đường bằng máy, đắp theo phương pháp từ gần ra xa, việc đắp đất được tiến hành theo từng lớp, kiểm tra lu lèn từng lớp theo qui định rồi mới tiến hành đắp lớp tiếp theo Chỉ được phép lu vòng sau khi đã hoàn thành lu lèn vòng trước trên toàn bộ diện tích, Chỉ được phép đắp tiếp lớp trên, khi lớp dưới đã được lu lèn đầy đủ và đạt độ chặt yêu cầu K95

- Căn cứ trắc dọc và đường đỏ thiết kế tiến hành đắp đất theo chiều dày tại từng mặt cắt ngang, chiều dày mỗi lớp đất đắp  25cm để đảm bảo chiều dày lu lèn đạt yêu cầu kỹ thuật Phải có sự kiểm tra và cho phép của tư vấn giám sát mới được đắp lớp tiếp theo

Công tác rải đất, đầm đất:

- Trước khi đắp đất nền đường cần thí nghiệm kiểm tra dung trọng khô và độ ẩm tốt nhất của từng loại đất Độ ẩm tốt nhất của từng loại đất có thể xác định tương đối theo kinh nghiệm: nắm từng nắm đất vào tay buông ra nếu nắm đất nịn, tay không ướt là được Để giảm công đầm nén khi thi công thường lấy đất từ nền đường đào ra đắp ngay vào nền đắp

Trường hợp đất quá khô thì phải tưới thêm nước hoặc quá nhão thì phải hong khô trước khi đầm lèn

- Vận chuyển đất từ mỏ đến công trình được tiến hành theo phương pháp từ gần ra xa để có thể tận dụng được xe cộ đi lại hỗ trợ cho phương tiện lu lèn Đất đắp phải

Trang 30

được đưa tới vị trí đã chuẩn bị và rải thành từng lớp đồng đều mà khi lu lèn xong sẽ thỏa mãn các dung sai về bề dày qui định là  25cm

- Trước khi lu lèn nền đường đơn vị thi công cần thiết kế sơ đồ lu, số lượt lu cho từng mặt cắt ngang đường nhằm xác định công đầm nén là nhỏ nhất ứng với từng loại đất cấp phối nhất định Trước khi tiến hành lu lèn chính thức đơn vị thi công cần tiến hành lu thí điểm nhằm xác định số lượt lu, sơ đồ lu thích hợp và được tư vấn giám sát chấp nhận mới đưa vào lu chính thức Công tác lu lèn được tiến hành ngay khi rải đất cấp phối, mỗi lớp được lu lèn với thiết bị lu thích hợp (lu từ lu nhẹ đến lu nặng nhằm tránh phá hoại kết cấu tự nhiên của đất, lu từ thấp đến cao nhằm đảm bảo dốc dọc, lu từ ngoài vào trong nhằm đảm bảo mui luyện, dốc ngang, đối với các đường cong có bố trí siêu cao cần lu từ bụng đến lưng đường cong và được kỹ sư tư vấn chấp thuận cho tới khi dung trọng thỏa mãn yêu cầu thiết kế Việc lu lèn đất đắp chỉ được thực hiện khi độ ẩm của vật liệu nằm trong phạm vi  2% so với độ ẩm tôt nhất (W0 đã được xác định với dung trọng khô tối đa (max đạt được khi đất được lu lèn đạt K95 Nếu đất qúa khô phải tưới thêm nước đạt độ ẩm W0 qui định Mỗi lớp đắp xong phải được lu lèn theo qui định, thử độ chặt và được kỹ sư tư vấn nghiệm thu mới được rải lớp tiếp theo

- Đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm lựa chọn thiết bị và các phương pháp để đạt được mức độ lu lèn và độ chặt thiết kế Phải thực hiện công tác lu lèn thử ở hiện trường để xác định số lần lu lèn của thiết bị lu và độ ẩm phải thay đổi cho đến khi dung trọng qui định đạt được với sự đồng ý của kỹ sư tư vấn Sau đó kết qủa của việc thử ở hiện trường phải được sử dụng để xác định số lần đi lại, loại thiết bị lu lèn và độ ẩm của tất cả các công việc lu lèn tiếp theo

Thi công móng cấp phối đá dăm:

Thi công theo tiêu chuẩn: Lớp móng cấp phối đá dăm trong Kết cấu áo đường ô tô – Vật liệu, thi công và nghiệm thu TCVN 8859:2011

Thi công lớp bê tông nhựa: Theo TCVN 13567-1:2022 “Lớp mặt đường bằng hỗn hợp nhựa nóng – Thi công và nghiệm thu - Phần 1: Bê tông nhựa chặt sử dụng nhựa đường thông thường”

*) Thi công cầu dầm: Công tác chuẩn bị:

- Giải phóng mặt bằng, bàn giao hiện trường, dọn dẹp mặt bằng - Huy động máy móc vật tư chuẩn bị thi công

- Xây dựng công trường: nhà kho, lán trại, bãi tập kết vật liệu, bãi đúc dầm

Trang 31

- Xây dựng đường công vụ phục vụ công tác thi công mố, trụ cầu Thi công mố:

- Bố trí biển báo, rào chắn an toàn giao thông - Định vị vị trí các cọc

- San gạt mặt bằng - Thi công khoan cọc - Đào đất hố móng - Đập Bê tông đầu cọc - Gia công ván khuôn, cốt thép bệ mố - Đổ bê tông bệ mố

- Lắp dựng sàn đạo thi công mũ mố, tường cánh - Gia công ván khuôn, cốt thép mũ mố, tường cánh - Đổ bê tông mũ mố, tường cánh

- Công tác hoàn thiện, tháo dỡ ván khuôn

Thi công trụ:

- Định vị vị trí các cọc, các trụ - Thi công khoan cọc, cọc thép SP3 - Đào đất hố móng

- Đập bê tông đầu cọc - Gia công ván khuôn, cốt thép giằng trụ - Đổ bê tông giằng trụ

- Lắp dựng sàn đạo thi công thân, mũ trụ - Gia công ván khuôn, cốt thép thân mũ trụ - Đổ bê tông thân, mũ trụ

- Gia công ván khuôn, cốt thép giằng ngang - Công tác hoàn thiện, tháo dỡ ván khuôn

Chế tạo dầm chủ: (Sản xuất theo QTTC và nghiệm thu dầm cầu BTCT) Dầm

được chế tạo tại bãi đúc dầm bố trí ở bãi đúc dầm Ván khuôn đươc vận chuyển và lắp ráp tại hiện trường

*) Thi công gia cố mái taluy, tứ nón:

- Xác định phạm vi gia cố mái taluy, tứ nón - Đào hố móng chân khay mái taluy, đào trần bằng máy kết hợp thủ công - Lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông chân khay mái taluy

- Lót vải địa kỹ thuật các ống thoát nước - Đổ bê mái taluy

Trang 32

- Hoàn thiện các đường vào đầu cầu, cọc tiêu

*) Thi công cống tròn, cống vuông:

- Xác định vị trí tim cống - Cắt mặt BTXM

- Đào đất hố móng - Thi công lớp đệm đá Dmax=60mm - Lắp đặt ống cống ( đã đúc sẵn) - Lắp dựng ván khuôn đổ BT sân cống, hố thu, tường đầu, tường cánh - Đổ BT sân cống, hố thu, tường đầu, tường cánh

- Lấp đất hố móng - Đổ BT hoàn trả mặt đường

*) Thi công sơn đường: Chỉ được thi công sau khi mặt đường đã hoàn thành

Trong quá trình thi công cần phải tuyệt đối tuân thủ quy trình: Sơn tín hiệu giao thông – Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo Yêu cầu kỹ thuật - Phường pháp thử, thi công và nghiệm thu TCVN 8791 - 2011

*) Thi công gia cố mái taluy:

Thi công Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10798:2015 - Đào đất chân khay mái taluy

- Hút nước hố móng - Thi công đệm đá Dmax=60mm móng chân khay - Thi công lắp đặt ván khuôn chân khay

Trang 33

- Đổ bê tông chân khay - Đắp đất, bạt mái taluy - Thi công lát mái, đổ BTXM gia cố mái taly - Thi công lắp đặt lan can, tường hộ lan - Lấp đất hố móng

- Tiến hành công tác hoàn thiện, dọn dẹp trả lại mặt bằng

*) Thi công hệ thống điện Đào hố móng:

- Khi hình thành đường và vỉa hè đủ cao độ như thiết kế, tổ chức đổ móng cột có khung thép móng cột theo bản vẽ chi tiết Định vị cột theo lý trình của mặt bằng, cao độ móng cột theo cao độ thiết kế lề đường và vỉa hè

- Phối hợp với đơn vị thi công cầu để thực hiện việc đổ công son đỡ cột và đặt hộp đấu cáp ở lan can cầu, đặt ống đi dây

- Đào hố móng đúng vị trí xác định trên mặt bằng, đào đúng kích thước, độ sâu, bề rộng theo thiết kế chú ý kiểm tra các công trình ngầm nếu có để tránh làm hư hỏng

- Dọn sạch đất thừa, làm phẳng đáy móng và đầm kỹ

Công tác bê tông:

- Bê tông móng cột, móng được đổ tại chỗ bao gồm xi măng, cát vàng, đá, nước

- Đổ bê tông đúng kích thước theo thiết kế với từng loại móng, để bê tông đông cứng đủ 72 tiếng trở lên mới được lắp đặt thiết bị lên trên

- Yêu cầu bảo đảm lớp đất đáy móng có E > 10daN/cm2, kích thước móng tính toán đảm bảo chống lật, với áp lực gió tiêu chuẩn 125daN/m2 /m2

- Nếu khi đào hố móng phát hiện thấy nền đất yếu (E < 1,0kg/m2) thì phải gia cố móng Biện pháp gia cố móng do thiết kế quy định

Trang 34

- Sau khi lắp đặt xong đèn, tiến hành đo kiểm các thông số chiếu sáng so sánh với quy chuẩn QCVN 07:2016-7/BXD

Rãi cáp ngầm, dây tiếp địa:

- Phối hợp với đơn vị thiết kế và thi công rãnh thoát nước để đặt sẵn các ống luồn cáp vào đúng vị trí cột

- Cáp ngầm được luồn trong ống nhựa xoắn chịu lực HDPE, ống thép mạ kẽm nhúng nóng đặt dưới rãnh cáp chú ý tránh đứt, xước cáp Không được cắt cáp, đấu nối cáp giữa hai khoảng cột

- Rải cáp ngầm theo rãnh cáp, luồn cáp qua các ống đặt sẵn, qua móng cột, để chừa sẵn đoạn cáp đấu nối lên cửa cột theo chiều dài thiết kế, lồng các đầu chụp bảo vệ cáp

- Lấp đất rãnh cáp theo đúng qui định, đầm chặt và hoàn trả mặt bằng theo hiện trạng

- Đấu nối cáp vào cửa cột, luồn dây lên đèn Lưu ý không làm xước cáp tránh chạm chập khi vận hành

- Công tác đấu nối đảm bảo tiếp xúc tốt - Đảm bảo chiều dài dự phòng dây tại các đầu nối, tủ - Dây được xếp gọn gàng, thứ tự

- Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, trước khi đấu điện cần: + Kiểm tra thông mạch

+ Kiểm tra cách điện + Kiểm tra điện trở tiếp đất - Các kiểm tra khác nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống, đặt các chỉ tiêu kỹ thuật

nêu ra trong hồ sơ thiết kế

Lắp đặt tiếp địa:

- Tiếp địa tại các cột đèn được bố trí 1 và 6 cọc tiếp địa - Cọc tiếp địa được chôn sâu dưới đất theo thiết kế - Hàn nối cọc tiếp địa với dây thép tròn (hoặc thép dẹt) phải đảm bảo chiều dài mối hàn, mối hàn ngấu, chắc, không có sỉ hàn

- Tưới nước, dầm chặt đất và đo lại trị số điện trở từng vị trí, nếu không đạt phải đóng thêm cọc, rải thêm tia theo yêu cầu thiết kế

- Lắp đặt cột vào móng cột, chú ý luồn cáp qua lỗ đế cột, tránh làm hư hỏng cáp Bắt chặt các dây nối TĐ có tai tiếp địa vào chân các cột thép

- Đo kiểm trị số điện trở tiếp đất, nếu không đạt các yêu cầu chất lượng phải khắc phục ngay trước khi đóng điện thử nghiệm

Trang 35

- Kiểm tra hoàn thiện, đóng điện thử nghiệm, đo kiểm các thông số kỹ thuật chiếu sáng

Công tác dựng cột, lắp xà:

- Cột bê tông ly tâm được dựng bằng phương pháp dùng tời và ba lăng cùng với hố thế để dựng và cân chỉnh hoặc dùng máy cẩu

- Xà lắp trên cao bằng thủ công

Công tác lắp cách điện, phụ kiện:

- Lắp cách điện, phụ kiện bằng thủ công trên cao, cách điện và các phụ kiện đường dây được lắp trên cột sau khi đã dựng cột, lắp xà

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án

Tiến độ thực hiện dự án: Từ năm 2022- 2025 (Dự kiến thời gian thi công hoàn thành công trình là 24 tháng).

- Vốn đầu tư: Tổng mức đầu tư thực hiện dự án:

+ Giai đoạn vận hành: Sau khi hoàn thành UBND huyện Tây Sơn sẽ bàn giao cho đơn vị quản lý và vận hành theo quy định của pháp luật

Trang 36

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ

- XÃ HỘI 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất, khí hậu, khí tượng, số liệu thủy văn, hải văn a Điều kiện về địa lý, địa chất

Dự án Cầu Hữu Giang có chiều dài toàn tuyến L=2,57Km, bắt qua sông Kôn thuộc địa bàn xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Địa hình khu vực khảo sát có xu hướng dốc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông

Căn cứ vào Tờ bản đồ địa chất tỉnh Bình Định tỷ lệ 1:50.000 được thực hiện bởi Nguyễn Đức Thái, Đỗ Kim Hoan, Nguyễn Duy Bảo Chủ nhiệm đề tài Vũ Ngọc Trân Xuất bản năm 2004 Trong phạm vi nghiên cứu của dự án có các thành tạo địa chất được mô tả theo thứ tự như sau:

*) Lớp phủ Đệ tứ:

- Sản phẩm bồi tích: (amQ13 ): Đây là sản phẩm của qúa trình tích tụ vật liệu, thành phần và tính chất của sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn của môi trường nước Chúng chủ yếu là cát lẫn sét, cát lẫn dăm sạn, nguồn gốc bồi tích

- Sản phẩm tàn tích: (eQ): Đây là sản phẩm của qúa trình tích tụ vật liệu, thành phần chủ yếu là sét, sét pha, cát, dăm laterit, nguồn gốc tàn tích

*) Đá gốc: (T2-3)vc2 : Vùng nghiên cứu có đá gốc là đá granit, granosienit biotit, giàu ban tinh fenpat màu hồng tươi hoặc xám xanh hạt từ trung đến thô Thuộc hệ tầng Trias, phức hệ Vân Canh pha 2

*) Đặc điểm địa tầng: Đặc điểm địa tầng cầu:

Trên cơ sở kết quả khoan khảo sát cầu và kết quả thí nghiệm trong phòng, ngoài trời, chúng tôi chia địa tầng cầu từ trên xuống như sau:

+ Lớp B: Đất ruộng: Thành phần chủ yếu là cát pha lẫn sét, màu xám đen, trạng thái chảy Lớp có bề dầy từ 0.4m ( LK-C-M1) đến 0.5m ( LK-C-M2) Lớp này chúng tôi không lấy mẫu

+ Lớp 1: Sét ít dẻo ( CL ):Thành phần sét, màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng Lớp có bề dày khoảng 5.1m ( LK-C-M01), phân bố bờ phía QL19 Lớp có nguồn gốc

Trang 37

bồi tích, lũ tích và có khả năng chịu tải trung bình với cường độ quy ước R’ = 1.2kG/cm2

+ Lớp 2: Cát thô lẫn sạn sỏi ( SP ) Thành phần là cát thô lẫn sạn sỏi, màu nâu vàng, xám xanh xen nâu, trạng thái bở rời đến chặt vừa Lớp có bề dày khoảng từ 3.5m ( LK-C-M1) đến 7.5m ( LK-C-M2), phân bố đồng nhất tại hai bên bờ sông Kôn thuộc khu vực thềm sông Lớp có nguồn gốc bồi tích, lũ tích và có khả năng chịu tải khá với cường độ quy ước R’= 2.5kG/cm2 + Lớp 3: Cát sạn lẫn sét ( ký hiệu SC )

Thành phần là cát, dăm sạn phong hóa vỡ vụn lẫn sét, màu xám vàng, trạng thái nửa cứng với bề dày khoảng từ 1.0m ( LK-C-M01 ) đến 5.0m ( LK-C-M02) Lớp đất nằm dưới lớp 2, phân bố đồng nhất trong khu vực xây dựng cầu Lớp có nguồn gốc phong hóa tàn tích, có khả năng chịu tải tốt với cường độ quy ước R’= 2.2kG/cm2 + Lớp 4a: Đá Granit nứt nẻ, phong hóa mạnh

Đá Granit hạt vừa nứt nẻ mạnh, màu xám xanh xen trắng hồng, Tỷ lệ lõi khoảng 70%, Chất lượng lõi RQĐ khoảng 20%-40% Lớp có bề dày khoảng 3.0m Lớp nằm dưới lớp 3 và phân bố đồng nhất trong khu vực xây dựng cầu Lớp có khả năng chịu tải tốt với cường độ nén trung bình 1 trục ở trạng thái khô R’< 600 kG/cm2

+ Lớp 4b: Đá Granit nứt nẻ, phong hóa vừa Đá Granit hạt vừa nứt nẻ vừa, màu xám xanh xen trắng hồng, Tỷ lệ lõi khoảng 80%, Chất lượng lõi RQĐ khoảng 50%-60% Lớp có bề dày trên 3.0m Lớp nằm dưới lớp 3 và phân bố đồng nhất trong khu vực xây dựng cầu Lớp có khả năng chịu tải tốt với cường độ nén trung bình 1 trục ở trạng thái khô R’= 618-623 kG/cm2

Đặc điểm địa tầng tuyến đường:

Trên cơ sở kết quả khoan khảo sát cầu và các lỗ khoan nền đường của phần tuyến sau mố cầu M2 kết hợp kết quả thí nghiệm trong phòng, ngoài trời, chúng tôi chia địa tầng tuyến từ trên xuống như sau:

+ Lớp B: Đất ruộng

Thành phần chủ yếu là cát pha lẫn sét, màu xám đen, trạng thái chảy Lớp có bề dầy từ 0.4m ( LK-C-M1) đến 0.5m ( LK-C-M2) Phân bố chủ yếu tại các ruộng thuộc bậc thềm sông từ Km0+00 – Km1+100 Lớp này chúng tôi không lấy mẫu

+ Lớp 1: Sét ít dẻo ( CL ) Thành phần sét, màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng Lớp có bề dày khoảng 5.1m ( LK-C-M01), phân bố từ Km0+00 – Km0+319.17 (thuộc bậc thềm sông bờ phía QL19 của cầu Hữu Giang ) Lớp có nguồn gốc bồi tích, lũ tích và có khả năng chịu tải trung bình với cường độ quy ước R’= 1.2kG/cm2

Trang 38

+ Lớp 2: Cát thô lẫn sạn sỏi ( SP ) Thành phần là cát thô lẫn sạn sỏi, màu nâu vàng, xám xanh xen nâu, trạng thái bở rời đến chặt vừa Lớp có bề dày khoảng từ 3.5m ( LK-C-M1) đến 7.5m ( LK-C-M2), phân bố đồng nhất tại hai bên bờ sông Kôn thuộc khu vực thềm sông từ Km0+00 – Km1+159.20 Lớp có nguồn gốc bồi tích, lũ tích và có khả năng chịu tải khá với cường độ quy ước R’= 2.5kG/cm2

+ Lớp 3: Cát sạn lẫn sét ( ký hiệu SC ) Thành phần là cát, dăm sạn phong hóa vỡ vụn lẫn sét, màu xám vàng, trạng thái nửa cứng với bề dày khoảng từ 1.0m ( LK-C-M01 ) đến trên 7.0m ( LK-NĐ01 và LK-NĐ02) Lớp đất nằm dưới lớp 2, phân bố đồng nhất trong khu vực xây dựng cầu và đường đầu cầu Lớp có nguồn gốc phong hóa tàn tích, có khả năng chịu tải tốt với cường độ quy ước R’= 2.2kG/cm2

+ Lớp 4: Đá Granit nứt nẻ, phong hóa mạnh đến vừa Đá Granit hạt vừa nứt nẻ mạnh, màu xám xanh xen trắng hồng, Tỷ lệ lõi khoảng 70%-80%, Chất lượng lõi RQĐ khoảng 20%-40% đến trên 50% Lớp có bề dày trên 5.0m Lớp nằm dưới lớp 3 và phân bố đồng nhất trong khu vực xây dựng cầu và đường đầu cầu ( Được phát hiện tại lỗ khoan cầu và vết lộ gần cuối tuyến ) Lớp có khả năng chịu tải tốt với cường độ nén trung bình 1 trục ở trạng thái khô R’= 500 đến 700 kG/cm2

b Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khu vực Dự án được đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, chế độ mưa ẩm phong phú và có hai mùa: mùa mưa và mùa khô, sự khác biệt giữa các mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa ít mưa (mùa khô) từ tháng 1 đến tháng 9

❖ Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là 27,2oC Vào mùa đông, các tháng lạnh nhất là tháng 11, 12, 01, 02, 03 nhiệt độ trung bình tháng là 23,2 – 26oC Vào mùa hạ, các tháng nóng nhất là tháng 5, 6, 7, 8, 9 nhiệt độ trung bình trong tháng là 27 – 31,6oC

Bảng 2 1 Bảng thống kê nhiệt độ trung bình trong năm (Đơn vị: oC)

Trang 40

Bảng 2.3 Bảng thống kê tổng lượng bốc hơi năm

Tổng lượng bốc hơi

73,4 60,9 67,7 68,9 100,

9 106,

5 92,2

101,1 64,6 62,1 52,1 86,9 937,3

[ Nguồn Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Định]

❖ Lượng mưa Bảng 2.4 Bảng thống kê lượng mưa các tháng trong năm (Đơn vị:mm) Tháng

2017 153,2 124,8 8,0 44,0 49,7 20,9 70,1 146,7 100,5 399,1 966,1 326,8 2409,9 2018 128,6 2,8 1,6 20,0 9,4 103,7 14,0 51,0 235,5 476,7 462,0 337,9 1843,6 2019 302,8 0,3 0 - 117,7 0 37,1 54,6 347,3 622,6 438,4 23,7 1944,5

Bảng 2.5 Bảng thống kê tốc độ gió trung bình năm Tháng I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII Năm

V(m/s) 3,3 2,7 2,3 2,4 2,8 2,2 2,5 2,3 1,9 2,3 3,2 3,5 2,6

[ Nguồn Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Định]

❖ Bão và áp thấp nhiệt đới: ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu thường trùng vào

mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 Các cơn bão đổ bộ vào Bình Định thường gây ra gió mạnh và mưa rất lớn Bão thường gây ra mưa lớn dữ dội, lượng mưa có thể đạt 300-400 mm một ngày hoặc lớn hơn Khi có bão hoặc bão tan chuyển thành áp thấp

Ngày đăng: 20/09/2024, 09:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w