Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cầu Hữu Giang (kết nối QL19 đi đường ĐH.26” , xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.” (Trang 47 - 73)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Bảng 3. 1. Tóm tắt các tác động đến môi trường của dự án

Các tác động môi trường Nguồn gốc phát thải Thành phần chất

gây ô nhiễm

Đối tượng bị tác động

1. Nước thải

- Nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của công nhân thi công trên công trường;

- Nước thải xây dựng từ quá trình thi công xây dựng, trộn bê tông và vệ sinh máy móc thiết bị, nước từ quá trình khoan cọc nhồi thi công cầu.

- Nước mưa chảy tràn.

pH, Chất rắn lơ lửng,

COD, BOD, tổng N, P, Coliform…

Môi trường đất; nước, không khí.

2. Bụi, khí thải

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động san ủi tạo mặt bằng.

- Bụi, khí thải từ quá trình thi công các hạng mục công trình dự án.

- Bụi, khí thải từ các phương tiện

vận tải thực hiện vận chuyển đất đổ thải, nguyên liệu xây dựng ra vào công trường;

- Bụi, khí thải từ máy móc, phương tiện thi công xây dựng;

Bụi, CO2, CO, SO2, NO2, HC …

Môi trường không khí;

Công nhân lao động trực tiếp, người dân dọc tuyến đường.

3. Chất thải rắn thông thường

- Chất thải rắn sinh hoạt do hoạt động của công nhân xây dựng;

- Chất thải rắn xây dựng.

+ Chất thải rắn xây dựng thông thường (đất, đá loại), chất thải

- Thức ăn thừa, vỏ nilong, giấy báo…

- Vỏ bao xi măng, đá, sắt vụn…

Môi trường đất; nước, không khí.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường Địa chỉ:174 Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn ĐT: 0256. 6533368 47

Các tác động môi trường Nguồn gốc phát thải Thành phần chất

gây ô nhiễm

Đối tượng bị tác động

rắn công nghiệp phải kiểm soát (giẻ lau dính dầu mỡ) và chất thải rắn nguy hại (dầu mỡ thải của thiết bị thi công).

A/Tác động do nước thải

Bao gồm nước thải trong thi công xây dựng, nước thải sinh hoạt và nước mưa

chảy tràn:

a) Đánh giá tác động đến môi trường do lượng nước thải sinh hoạt phát sinh

Nước thải phát sinh từ sinh hoạt của công nhân chủ yếu là nước rửa chân, tay và vệ sinh. Với số lượng công nhân tập trung đông nhất tại khu vực trong giai đoạn thi

công dự kiến khoảng 40 công nhân, với định mức sử dụng nước là 100 lít nước/người/ngày lượng nước thải phát sinh khoảng 3,2 m3/ngày (bằng 80% nước cấp sinh hoạt).

Bảng 3. 2. Đặc trưng về nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại dự án

STT Chất ô

nhiễm

Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày)

(theo WHO)

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Nồng độ các chất ô nhiễm

(mg/l)

QCVN 14:2008/

BTNMT (cột B) (mg/l)

1 BOD5 45 - 54 1,8- 2,16 563- 675 50

2 SS 70 - 145 2,8- 5,8 875- 1813 100

3 Dầu mỡ 10 - 30 0,4- 1,2 125- 375 20

4 NO3- 6 - 12 0,24- 0,48 75- 150 50

5 PO43- 0,8 - 4,0 0,02- 0,16 5 - 50 10

6

Amoni (tính theo

N)

2,4- 4,8 0,1- 0,19 30- 60 10

[Nguồn Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân- xử lý nước thải đô thị và công nghiệp- NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh- 2006]

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường Địa chỉ:174 Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn ĐT: 0256. 6533368 48

Như vậy, nước thải sinh hoạt khi chưa xử lý cho thấy nồng độ ô nhiễm trong nước thải khi so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT, cột B vượt quy chuẩn cho phép nếu không được thu gom và xử lý thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận. Do đó, lượng nước thải sinh hoạt này sẽ được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường.

b) Nước thải xây dựng

Nguồn phát sinh nước thải:

- Trộn bê tông;

- Đào hố móng để đặt công trình thoát nước,

- Rửa cát, sỏi, dụng cụ thiết bị tại các đoạn thi công cống thoát nước và rãnh thoát nước dọc tuyến đường

- Vệ sinh các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng mỗi khi rời công trường.

Thành phần:

- Nước thải xây dựng từ các trạm trộn bê tông, khu vực đổ bê tông,.. có chứa xi măng, bùn, cát tuy ít nhưng rất đậm đặc.

Bảng 3. 3. Kết quả quan trắc nước thải phát sinh từ quá trình rửa thiết bị trộn bê tông và các thiết bị xây dựng khác của Công ty CP Constrexim Bình Định

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT

(Cột B)

01 pH - 8,49 5,5 – 9

02 Hàm lượng SS mg/l 304 100

03 Hàm lượng COD mg/l 24 150

(Nguồn: Trung tâm Phân tích và Đo lường chất lượng Bình Định)

Ghi chú: QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

thải công nghiệp.

- Nước thải từ quá trình trộn và rửa thiết bị trộn bêtông, thiết bị xây dựng, làm mát thiết bị có chứa nhiều cặn lắng, vật liệu xây dựng, dầu mỡ,… Lượng nước thải này không nhiều khoảng 1 - 2m3/lần vệ sinh.

Bảng 3. 4. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công TT Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải thi công QCVN 40:2011/BTNMT

1 pH - 6,99 5,5 - 9

2 SS mg/l 663,0 100

3 COD mg/l 640,9 100

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường Địa chỉ:174 Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn ĐT: 0256. 6533368 49

4 BOD5 mg/l 429,26 50

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp - ĐH Xây dựng Hà Nội

Nhận xét: Qua tham khảo kết quả quan trắc nước thải phát sinh trong quá trình trộn bê tông và nước thải trong quá trình thi công cho thấy: có một số chỉ tiêu chất lượng nước thải thi công cao hơn quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn nước thải công nghiệp. Lượng nước thải này ước tính phát sinh tuy ít nhưng có đặc tính chính là độ pH và độ đục, SS cao với thành phần chủ yếu là bụi lắng, cát, sỏi, vữa xi măng, nhiều tạp chất lơ lửng, cặn lắng… nên khi thải ra môi trường nếu không

có biện pháp quản lý tốt sẽ tạo ra hiện tượng lắng đọng các chất bẩn thành dạng vệt dài theo địa hình dòng chảy, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại Dự án (Sôn Kôn) và dễ gây ra các hiệu ứng bồi lắng và anh hưởng đến đất canh tác của người dân gần dự án.

Ngoài ra, trong quá trình thi công mố cầu và trụ cầu sử dụng công nghệ đóng cọc nhồi, do đó tác động từ hoạt động thi công đóng cọc nhồi như sau: Khi thi công khoan

cọc, chất lượng nước ngầm dễ bị ảnh hưởng bởi hoạt động thi công này:

+ Nước bẩn trên bề mặt tràn xuống lỗ khoan trong thời gian chờ đổ bê tông mang theo chất bẩn.

+ Nước rỉ ra từ quá trình đổ bê tông sẽ theo các mao quản, mạch nước ngầm gây nhiễm bẩn nguồn nước: thi công cọc nhồi cho 2 mố cầu và 14 trụ cầu với các thông số cơ bản sau:

Múng trụ gồm 2 cọc khoan nhồi đường kớnh ỉ150cm bằng BTCT 30MPa, đỏ Dmax=20mm. Chiều dài cọc dự kiến cho trụ (T1:12,5m); (T2:10,5m); (T3:9,5m);

(T4:9,0m); (T5:9,5m); (T6:9,0m); (T7:8,5m); (T8:8,5m); (T9:9,0m); (T10:10m);

(T11:10,5m); (T12:11,5m); (T13:13m); (T14:15,5m); cọc khoan nhồi đường kính ỉ150cm

Mố cầu: Chiều dài cọc dự kiến cho mố M1, M2 lần lượt là 11,0m, 14,50m, cọc khoan nhồi đường kớnh ỉ150cm

Với mực nước ngầm của Dự án đất từ 7 – 30m so với mặt đất và chiều sâu cọc như trên sẽ đụng phải mạch nước ngầm làm phát sinh nước có lẫn bùn đất và bentonite. Lượng nước phát sinh từ quá trình khoan cọc nhồi được tính toán theo TCVN 9903:2014: công trình thủy lợi yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu hạ mực nước ngầm ta có:

à =𝑉𝑛 𝑉 Trong đó:

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường Địa chỉ:174 Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn ĐT: 0256. 6533368 50

Vn là thể tích nước thoát ra từ khối đất, m3 V là thể tích khối đất (V= số cọc x  x bán kính cọc2 x chiều sâu cọc) (m3) à hệ số nhả nước (tham khảo trị số à của một số loại cỏt sỏi trong phụ lục A (TCVN 9903:2014), đối với chiều sâu cọc như trên thuộc lớp cát thô nên chọn hệ số

nhả nước à=0,35: Vn = 477 ì0,35 = 1701 m3

Nguy cơ ô nhiễm nước ngầm do nước rỉ ra từ quá trình khoan cọc và đổ bê tông khi khoan cọc:

Trong thi công, nước mặt bẩn trong vòng vây sẽ tràn theo khoảng hở giữa thành cọc với cọc nhồi. Khi thâm nhập vào các mạch nước ngầm, chất bẩn có thể gây ô nhiễm nước ngầm.

Khi thực hiện đổ bê tông, trong quá trình đổ bê tông khô sẽ có lượng nước rỉ ra từ quá trình đổ bê tông. Nước thải loại này thường có pH lớn khi đi vào phức hệ nước ngầm trong đất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất, nước ngầm quanh khu vực thi công

cầu.

Như vậy, việc thi công đóng cọc nhồi trong tầng nước ngầm sẽ dễ làm nhiễm bẩn nguồn nước do khi đóng cọc nguồn nước ngầm bị lộ ra, các chất bẩn sẽ theo các

khe nứt trên vách lỗ cọc, thâm nhập và làm nhiễm bẩn nguồn nước.

c) Nước mưa chảy tràn

Theo nguồn Viện vệ sinh dịch tễ nước mưa chảy tràn được quy ước là nước sạch.

Giá trị của các thành phần ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trên bề mặt thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3. 5. Thành phần nước mưa chảy tràn

STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 08- MT:

2015/BTNMT(Cột B1)

1 COD mg/l 10 – 20 30

2 Tổng N mg/l 0,5 – 1,5 -

3 Photpho mg/l 0,004 – 0,03 0,3

4 TSS mg/l 10 – 20 50

(Nguồn: Viện vệ sinh dịch tễ) Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa: mức độ ô nhiễm chủ yếu tập trung từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 -20 phút sau đó). Do đó, trong nước mưa sẽ chứa nhiều chất ô nhiễm do chúng chưa được pha loãng.

Theo TCVN 7957-2008, lưu lượng tính toán thoát nước mưa (l/s) được xác định theo công thức tổng quát sau:

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường Địa chỉ:174 Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn ĐT: 0256. 6533368 51

Q = q. α.F Trong đó:

q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha) α - Hệ số dòng chảy, α: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán.

F - Diện tích lưu vực (ha)

Công thức tính cường độ mưa:

b n

t P C q A

) (

) lg 1 (

+

= +

Trong đó:

q: Cường độ mưa (l/s.ha);

P: Chu kỳ lặp lại của mưa (năm);

t: Thời gian mưa (phút);

A, C, b, n: Hằng số khí hậu phụ thuộc vào điều kiện mưa của địa phương.

Theo bảng hằng số khí hậu tại tỉnh Bình Định: A = 2610; C = 0,55; b= 14; n=

0,68; t= 15 phút; P = 5 năm

Thay số vào công thức trên ta có Cường độ mưa q = 336 (l/s.ha)

Bảng 3. 6 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặc phủ Tính chất bề mặt thoát nước

Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P (năm)

2 5 10 25 50

Mặt đường atphan Mái nhà, mặt phủ bêtông

Mặt cỏ, vườn, công viên (cỏ chiếm dưới 50%)

- Độ dốc nhỏ 1-2%

- Độ dốc trung bình 2-7%

- Độ dốc lớn

0,73 0,75

0,32 0,37 0,40

0,77 0,80

0,34 0,40 0,43

0,81 0,81

0,37 0,43 0,45

0,86 0,88

0,40 0,46 0,49

0,90 0,92

0,44 0,49 0,52

[ TCVN 7957-2008]

α: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán, đối với dự án nước mưa chảy tràn qua bề mặt cỏ, vườn, công viên có độ dốc trung bình 2-7% α = 0,4.

Khi đó Q = 545 (l/s)

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường Địa chỉ:174 Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn ĐT: 0256. 6533368 52

Khi chảy tràn bề mặt công trường, nước mưa có khả năng cuốn trôi đất, cát,.., trong đó có các chất bẩn xuống các vùng thấp hơn ngoài công trường, Lượng chất bẩn (chất rắn lơ lửng) tích tụ lại trong khu vực được xác định như sau:

M=Mmax (1-e-Kzt)*F (kg) Trong đó:

Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ max (Mmax=250kg/ha);

Kz: Hệ số động học tích lũy chất bẩn, Kz=0,4 ngày;

t: Thời gian tích lũy chất bẩn (15 ngày);

F: Diện tích khu vực thi công;

(Trần Đức Hạ, Quản lý môi trường nước, NXB Khoa học kỹ thuật, 2006)

Kết quả tính toán lượng chất bẩn (chất rắn lơ lửng) tích tụ lại trong khu vực trong khoảng thời gian tích lũy 15 ngày khoảng 465kg.

Với thành phần chất thải trên bề mặt thi công chủ yếu là chất rắn lơ lửng (đất, cát) kết hợp với dòng nước mưa chảy tràn qua bề mặt thi công sẽ cuốn trôi các chất rắn

lở lửng gây ảnh hưởng khu vực xung quanh dự án, các tác động như sau:

Tác động bởi xói mòn đất:

- Bồi lắng đất, chất thải xây dựng gây xói mòn tiềm tàng do mưa nước mưa chảy

tràn qua bề mặt thi công đối với đất nông nghiệp:

Khi chảy tràn bề mặt công trường, nước mưa cuốn trôi các chất bẩn, đất, đá trên

bề mặt xuống các vùng thấp hơn ngoài công trường, đi vào khu vực đồng ruộng dọc tuyến thi công gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây lúa, ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của người dân tại khu vực. Đất nông nghiệp rất nhạy cảm với tình trạng bồi lắng, khi lớp đất phủ dày 10cm cây lúa, cây màu, đặc biệt là lúa non có thể bị hư hại thậm chí chết non. Với lượng đất xói tiềm tàng trong thi công đường nếu bồi lắng

xuống các vùng đất canh tác, tính theo mức độ gây hại (phủ dày 10cm) và thì phạm vi ảnh hưởng theo chiều rộng khoảng 3m mỗi bên. Tác động tiềm ẩn trong thời gian thi công nền đường, tập trung vào mùa mưa.

Các vùng đất nông nghiệp dọc hai bên tuyến Dự án sẽ bị vùi lấp kéo dài khoảng 2km. Mặc dù phạm vi ảnh hưởng giới hạn hơn so với trường hợp bồi lắng sản phẩm xói tiềm tàng do mưa nhưng mức độ tác động lại lớn hơn do các vật liệu gây vùi lấp có kết cấu chặt nên không chỉ làm chết cây trồng mà còn làm thay đổi đặc tính cơ lý của đất. Thời gian tác động tiềm ẩn kéo dài suốt giai đoạn thi công nền đường.

- Đối với sông Kôn:

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường Địa chỉ:174 Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn ĐT: 0256. 6533368 53

Các chất bẩn bề mặt, đất cát xây dựng khi thực hiện thi công cầu sẽ theo dòng chảy tại khu vực đi vào nguồn tiếp nhận tại sông Kôn ảnh hưởng chất lượng nước tại khu vực: làm tăng độ đục trong nước và giảm chất lượng nước đầu nguồn..

Ngoài ra, tại phần đường thi công còn có dòng đất đắp bề mặt đường phát sinh do xói tại mặt bằng khu vực thi công do trời mưa: trong quá trình thi công nền, mặt đường chưa kịp nhựa hóa, taluy chưa kịp trồng cỏ hay lát đá khi gặp mưa sẽ gây xói mòn.

B. Tác động do bụi, khí thải a) Tác động bụi do quá trình phá dỡ công trình

Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi trước khi thực hiện thi công công trình, Dự án sẽ tiến hành tháo dỡ 05 trụ điện và 100 mộ (trong đó có 20 mộ đất và 80 mộ xây).

Bảng 3. 7 Khối lượng phế thải từ hoạt động phá dỡ công trình ước tính

Loại công trình

Số lượng Khối lượng ước tính (m3)

Trụ điện 5 trụ điện tròn 0,9

Mồ mả 100 cái 100

Ghi chú: Khảo sát hiện trạng, trụ điện có chiểu cao khoảng 8m, đường kính

khoảng 0,3m, mộ đất ước tính khoảng 1m3/mộ.

Khảo sát hiện trạng khu vực có công trình bị phá dỡ cho thấy: bụi phát sinh chỉ ảnh hưởng đến cây cối, đất hoa mà không ảnh hưởng đến khu dân cư do hiện trạng mồ mả nằm giữa đồng ruộng, các khu vực này đều thông thoáng nên tác động đến các đối tượng xung quanh không đáng kể.

b) Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp Bảng 3. 8 khối lượng thi công dự kiến đào và đắp tại các công trình STT Công trình Khối lượng đào

(m3)

Khối lượng đắp (m3) I Phần đường

1 Nền, mặt đường 97.998 29.853

2 Nút giao thông - 672,92

Tổng cộng 97.998 30.526

II Phần cầu 54.158 32.917

III Phần cống và rãnh thoát

nước 2.999 2.396

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường Địa chỉ:174 Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn ĐT: 0256. 6533368 54

Theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng thế giới (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C) thì hệ số ô nhiễm bụi (E) được tính toán theo công thức sau:

E = k*0,0016*(U/2,2)1,4/(M/2)1,3 Trong đó: E : Hệ số ô nhiễm, kg bụi/tấn;

k : Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,3;

U: Tốc độ gió trung bình khu vực Dự án 2,6 m/s;

M : Độ ẩm trung bình khoảng 20%.

=> E = 0,3 1,3

4 , 1

2 2 , 0 2

, 2

4 , 0016 2 ,

0 

 

 

 

 

 = 0,012 kg bụi/tấn.

Khối lượng bụi phát sinh từ quá trình đào đắp được tính theo công thức:

W=E*Q*d Trong đó: W: lượng bụi phát sinh bình quân (kg);

E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/tấn đất);

Q: Lượng đất đào đắp (m3);

d: Tỷ trọng đất đào đắp (d = 1,4 tấn/m3).

Bảng 3.9. Tải lượng bụi phát sinh STT Công trình Khối lượng bụi (W) kg Tải lượng (kg/ngày)

Hoạt động đào

Hoạt động đắp

Hoạt động đào

Hoạt động đắp

1 Phần đường 1.660 517 13,8 4,3

2 Phần cầu 75.821 46.084 7,6 4,6

3 Phần cống và

rãnh thoat nước

4.199 3.355 0,4 0,3

Ghi chú: Tải lượng (kg/ngày) = Tổng tải lượng bụi (kg)/ Số ngày thi công (ngày).

Thời gian đào đắp dự kiến khoảng 120ngày/hạng mục.

Bụi sinh ra trong quá trình đào đắp, phá dỡ phát tán trên diện tích rộng nên có thể áp dụng mô hình khuếch tán nguồn mặt để tính toán nồng độ bụi. Khối không khí tại khu vực thi công được hình dung như một hình hộp với các kích thước chiều dài L (m), chiều rộng W (m) và chiều cao H (m), một cạnh đáy của hình hộp không khí song song với hướng gió. Giả sử luồng gió thổi vào hộp là sạch và không khí tại khu vực vào thời điểm chưa thi công là không ô nhiễm thì nồng độ bụi phát sinh trung bình

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường Địa chỉ:174 Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn ĐT: 0256. 6533368 55 trong 1 giây được tính theo công thức:

C = s (1 e ut/L)

H u

L

E

 −

(Nguồn: Rapid inventory technique in enviroment control, WHO, 1993)

Trong đó:

C: Nồng độ bụi phát sinh trung bình trong 01 giây (mg/m3) Es: Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích Es = Mbụi/(L  W) (mg/m2.s)

T: thời gian bụi phát tán, t = 1s Mbụi: tải lượng bụi (mg/s);

u: Tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với một cạnh của hộp không khí (m/s), lấy u = 2,6 m/s

H: Chiều cao xáo trộn (m), lấy H = 1,5 m L, W: Chiều dài và chiều rộng của hộp khí (m) Kết quả tính toán nồng độ bụi phát tán theo chiều dài (L) và chiều rộng (W) của hộp không khí được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3. 10. Nồng độ bụi phát tán trong không khí do hoạt động đào đắp Thông số Hoạt đông/Nồng độ bụi (mg/m3)

L (m) W (m)

Phần đường Phần cầu Phần cống và rãnh

thoát nước

Hoạt động đào

Hoạt động đắp

Hoạt động đào

Hoạt động đắp

Hoạt động đào

Hoạt động đắp

1 1 38 11 1,1 0,9 21 12

5 5 3,3 1,03 0,1 0,08 1,8 1,1

10 10 0,9 0,2 0,03 0,02 0,5 0,3

15 15 0,4 0,1 0,013 0,011 0,2 0,1

20 20 0,2 0,07 0,008 0,006 0,1 0,08

QCVN 05:2013/BTNMT

(mg/m3)

0,3

Nhận xét:

Theo kết quả tính toán trên cho thấy:

+ Đối với hoạt động đào đắp khi thi công phần đường:

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cầu Hữu Giang (kết nối QL19 đi đường ĐH.26” , xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.” (Trang 47 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)