Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 66 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
66
Dung lượng
676,83 KB
Nội dung
LUẬNVĂN: Một sốgiảiphápnhằmtăng cường khaithácthịtrườngkhácdulịchMỹtạiTrungtâmdulịchVietnamRailtour Lời mở đầu Hiện nay ngành dulịch trên toàn thế giới đang có những bước phát triển mạnh mẽ vì lợi ích mà nó đem lại cho các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng là rất lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành trong nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993 đã khẳng định : “ Dulịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để phát triển ngành du lịch, do đó lượng khách dulịch nội địa và quốc tế cũng như doanh thu tăng lên một cách đáng kể. Nếu năm 1990 lượng khách dulịch quốc tế đến với Việt Nam là 0.25 triệu người, năm 1994 là hơn 1 triệu người, gấp 4 lần so với năm 1990, năm 2002 lượng khách dulịch quốc tế đến với Việt Nam là 2,6 triệu lượt khách và đến năm 2003 thì con số đó đã tăng lên là hơn 2,85 triệu lượt và đến hết quý I năm 2004 số lượng khách dulịch quốc tế đến Việt Nam là 223.129 lượt khách tăng 3.1% so với cùng kỳ năm 2003. Trong đó khách dulịch là người Mỹ cung tăng rất nhanh và đến năm 2003 thìthịtrường khách Mỹ đã vươn lên đứng thứ 2 và chỉ đứng sau khách Trung Quốc. Số lượng khách Mỹ đến Việt Nam năm 2003 là 77.092 lượt khách tăng 94.2% so với năm 2002. Điều đó chứng tỏ thịtrường khách dulịchMỹ là mộtthịtrường rất tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh thịtrường này, và TrungtâmdulịchVietnamRailtour cũng cần phải khaithácmột cách triệt để thịtrường rất có tiềm năng này. Để phục vụ cho lượng khách nói trên, đã có hàng trăm công ty ra đời với hàng chục vạn lao động. Theo dự kiến năm 2005 của tổng cục dulịch Việt Nam thì khách quốc tế vào Việt Nam dulịch từ 3 đến 3.5 triệu lượt, khách nội địa từ 15 – 16 triệu lượt, thu nhập đạt 2 tỷ USD, năm 2010 khách quốc tế là 5.5 – 6 triệu lượt, khách nội địa 25 – 26 triệu lượt thu nhập đạt 4 – 4.5 tỷ USD. Xuất phát từ những nhu cầu và nhận thức như trên trong quá trình thực tập tạitrungtâmdulịch Việt Nam Railtour em đã chọn chuyên đề : “Một sốgiảiphápnhằmtăng cường khaithácthịtrườngkhácdulịchMỹtạiTrungtâmdulịchVietnamRailtour ” Đề tài này bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và mộtsố vấn đề liên quan đến đề tài Chương 2: Thực trạng khaithácthịtrường khách MỹtạiTrungtâmdulịchVietnamRailtour Chương 3: Định hướng và giảiphápnhằmtăngcường khả năng khaithácthịtrường khách Mỹ của TrungtâmdulịchVietnam Railtour. Những nội dung trên của đề tài đưa ra với mục tiêu nhằm tìm hiểu về đặc điểm thịtrường khách Mỹ và đưa ra một sốgiảipháptăng cường khaithácthịtrường khách này để hoạt động khaithác của trungtâm có hiệu quả hơn Chương 1 Cơ sở lí luận và mộtsố vấn đề liên quan đến đề tài 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Nhu cầu và nhu cầu đi dulịch Nhu cầu(Needs) “ Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được ”. Theo Abraham Maslow thì con người có rất nhiều nhu cầu, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu thì vô hạn và thay đổi theo thời gian, theo đà phát triển của xã hội, xã hội phát triển cao thì con người cũng có nhu cầu cao tương ứng trong đó có nhu cầu đi dulịch (tltk_số 2). Nhu cầu dulịch Nhu cầu dulịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lí (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nghỉ ngơi, tự khẳng định mình, giao tiếp ) Có thể nói nhu cầu dulịch là một nhu cầu đặc biệt, mang tính tổng hợp cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời, rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với văn hóa, thiên nhiên ở một nơi khácnhằmgiải phóng sự căng thẳng, công việc bù đầu và sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăngtại các thành phố và các khu công nghiệp để nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe. Nhu cầu dulịch bao gồm: Nhu cầu thiết yếu: là nhu cầu khi đi dulịch nó bắt buộc phải phát sinh như vận chuyển, lưu trú, ăn uống. Nhu cầu này không có tính quyết định đến chất lượng chương trình du lịch. Nhu cầu đặc trưng: là những nhu cầu đặc thù chỉ có khi đi dulịchthì mới phát sinh, đây là nhu cầu hết sức biến động và có tính chất quyết định đến xây dựng chương trình du lịch, chất lượng du lịch: tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, giao tiếp, nghiên cứu Nhu cầu bổ xung: có thể có có thể không phát sinh trong chuyến hành trình dulịch (tư vấn, thẩm mỹ, thông tin), khi nhu cầu này được thoả mãn thì nó sẽ làm cho chuyến đi dulịch được hoàn hảo hơn Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thìdulịch là đòi hỏi tất yếu của con người. Điển hình là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh chính vì vậy mà nhu cầu đi dulịch đã tăng lên một cách đột biến. Nếu năm 1990 khách dulịch quốc tế chỉ là 0.25 triệu lượt thì đến năm 2003 con số đó đã tăng lên tới 2.85 triệu lượt và quý I của năm 2004 là 223.129 lượt khách tămg 3.1% so với cùng kỳ năm 2003. Như vậy nhu cầu của khách dulịch luôn luôn biến động, do đó việc nghiên cứu nhu cầu của khách dulịch là hết sức quan trọng đối với việc thành công trong kinh doanh dulịch của Trungtâm và giúp cho các nhà quản lý đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách làm tăng chất lượng của chương trình du lịch. 1.1.2 Khách dulịch Khách dulịch là nhân tố hết sức quan trọng đối với việc kinh doanh du lịch, nó là lý do tồn tại của ngành dulịch nói chung và các doanh nghiệp lữ hành nói riêng. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu khách dulịch là rất cần thiết và đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra. Theo nhà kinh tế học người Anh Odivil thì khách dulịch là: “ người đi xa nhà một thời gian nhất định tiêu dùng những khoản tiền tiết kiệm được ”, còn theo quyển “ Thuật ngữ Dulịch và Khách sạn “ năm 2001 của khoa Dulịch và Khách sạn trường ĐHKTQD thì khách dulịch được định nghĩa như sau: “ Những người rời khỏi nơi cu trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, rồi quay trở lại với những mục đích khác nhau, ngoại trừ mục đích làm công nhận thù lao ở nơi đến: có thời gian lưu trú ở nơi đến từ 24h trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá một khoảng thời gian quy đinh tuỳ từng quốc gia (tltk_số4). Có rất nhiều tiêu chí để phân loai khách dulịch (theo quốc tịch, theo mục đích chuyến đi, theo giới tính, theo nguồn khách ), sau đây là mộtsố loại khách dulịch điển hình: Khách dulịch nội địa (Internal tourist): Công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi dulịch trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Khách dulịch trong nước (Domestic tourist): Tất cả những người đang đi dulịch trong phạm vi một lãnh thổ của một quốc gia (bao gồm khách dulịch nội địa và khách dulịch quốc tế đi vào) Khách dulịch quốc tế (International tourist): khách dulịch mà có điểm xuất phát và điểm đến dulịch thuộc phạm vi lãnh thổ của 2 quốc gia khác nhau. Khách dulịch quốc tế gồm 2 loại: Khách dulịch quốc tế đi vào (Inbound tourist): Người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó định cư ở nước ngoài vào quốc gia đó đi du lịch. Thí dụ: người Mỹ và Việt kiều ở Mỹ vào Việt Nam đi du lịch. Khách dulịch quốc tế đi ra (Outbound tourist): Công dân của một quốc gia và người nước ngoài cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch. Thí dụ: Người Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch. Khách dulịch công vụ: những người đi dulịch với mục đích chính liên quan đến nghề nghiệp của mình. Thídụ khách đi đến nơi nào đó tham gia một cuộc hội thảo, ký hợp đồng, Khách dulịch thương gia: khách dulịch công vụ với mục đích chính của chuyến đi là nghiên cứu thị trường, tìm hiểu cơ hội đầu tư, Tất cả các cách phân loại trên đều mang tính tương đối, có những khoản đan xen, có những vùng lẫn nhau. Nếu không phân loại, không nghiên cứu khách hàng mục tiêu thì công việc kinh doanh không thể thuận lợi và đạt được những kết quả như mong muốn. Chính vì vậy mặc dù những cách phân loại trên là tương đối nhưng nó vẫn rất quan trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh dulịch trong việc lựa chọn thịtrường mục tiêu, thịtrường tiềm năng và để hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt nhất. 1.1.3 Thịtrườngdulịch 1.1.3.1 Khái niệm, đặc điểm của thịtrườngdulịch Khái niệm Thịtrườngdulịch là nơi “ gặp gỡ ” giữa cung và cầu trong lĩnh vực dulịch phù hợp về chủng loại, chất lượng, số lượng thời gian cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dulịch Để đảm bảo cho các hoạt động dulịch không bị ách tắc thì hàng hoá, dịch vụ tạo ra dưới nhiều dạng phải được mua, bán và tiêu dùng. Quá trình trên chỉ có thể xuất hiện và thực hiện trên thị trường. Như vậy trong dulịch cũng tồn tạithịtrường hay nói cách khácthìmột mặt những dịch vụ, hàng hoá được mua bán, trao đổi trên thịtrườngdulịch là do các tổ chức hay các cá nhân chuyên doanh tạo ra hoặc chuyển bán nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Như vậy về bản chất thịtrườngdulịch được coi là bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thịtrường hàng hoá nói chung. Nói chính xác hơn, thịtrườngdulịch là bộ phận cấu thành của thịtrường dịch vụ. Nó bao gồm toàn bộ mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ, hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch. Các mối quan hệ và cơ chế kinh tế này được hình thành trên cơ sở của các quy luật kinh tế thuộc nền sản xuất hàng hoá và các quy luật đặc trưng cho từng hình thái kinh tế xã hội. Từ những phân tích này, có thể hiểu thịtrườngdulịch là bộ phận của thịtrường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu, và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch. Đặc điểm Là một bộ phận của thịtrường hàng hoá nói chung nên thịtrườngdulịch có đầy đủ những đặc điểm cơ bản của thịtrường nói chung. Tuy nhiên do đặc thù của du lịch, thịtrườngdulịch đã có những nét đặc trưngđộc lập tương đối so với thịtrường hàng hoá. Đó là cung và cầu dulịch chủ yếu là dịch vụ, xuất hiện muộn hơn so với thịtrường hàng hoá không có sự di chuyển của hàng hoá vật chất và dịch vụ từ nơi sản xuất đến địa phương thông tin của khách hàng; đối tượng mua bán trên thịtrườngdulịch không hiện hữu trước, các khâu chào hàng, lựa chọn, cân nhắc, trả giá và đưa ra quyết định mua, bán phải thông qua phương tiện quảng cáo và kinh nghiệm khác hẳn với việc mua, bán hàng hoá thông thường. Mặt khác khi mua người mua chỉ có quyền tiêu dùng dịch vụ chứ không có quyền sở hữu dịch vụ mà mình đã mua, trên thịtrườngdulịch đối tượng mua bán rất đa dạng gồm cả hữu hình(1 số hàng hoá cụ thể như đồ lưu niệm, thức ăn, đồ uống ) và cả những đối tượng không được coi là hàng hoá, không đủ các thuộc tính của hàng hoá hoặc rất khó để xác định được đầy đủ các thuộc tính của nó một cách chính xác (tài nguyên du lịch, dịch vụ buồng ngủ ). Quan hệ giữa người mua và người bán trên thịtrườngdulịch dài hơn so với các thịtrường khác, nó bắt đầu từ khi sản phẩm dulịch được bán ra và kết thúc khi khách trở về nơi cư trú thưỡng xuyên của họ. Các sản phẩm dulịch nếu không bán được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho được vì vậy viêc mua, bán tiêu dùng trên thịtrườngdulịch được gắn với thời gian cụ thể và không gian nhất định. Thịtrườngdulịch đứng trên tổng thể chính là tổng cầu, tổng cung về dulịch và mối quan hệ giữa chúng. Còn ở góc độ một doanh nghiệp thìthịtrườngdulịch chính là một tập hợp khách hàng, có nhu cầu, có mong muốn, có khả năng thanh toán về dulịch nhưng chưa được thực hiện (đã đang và sẽ được thực hiện) 1.1.3.2 Phân loại thịtrườngdulịch Để phân loại thịtrườngdulịch người ta phải dựa vào mộtsố tiêu thức và trong mỗi tiêu thức thì gồm các loại thịtrườngkhác nhau, với các đặc điểm khác nhau. Trên thực tế thì chúng ta có thể sử dụng các tiêu thức như: quốc gia, quốc tế; căn cứ vào mức độ thực hiện; căn cứ vào khả năng của bên bán bên mua; đặc điểm của không gian cung – cầu; thời gian; loại hình dịch vụ du lịch. Ví dụ: dựa vào tiêu thức quốc gia, quốc tế thithịtrườngdulịch bao gồm: Thịtrườngdulịch quốc tế: là thịtrườngdulịch mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác. Thịtrườngdulịch quốc tế có thể chia làm 2 loại thịtrường nhỏ: Thịtrườngdulịch quốc tế bị động: là thịtrường mà quốc gia đóng vai trò là người mua sản phẩm dulịch của quốc gia khác để đáp ứng cầu đi dulịch của đất nước mình. Thịtrườngdulịch quốc tế chủ động: là thịtrường mà trong đó quốc gia bán sản phẩm dulịch cho khách dulịch là công dân nước ngoài. Thịtrườngdulịch nội địa: là thịtrường mà ở đó cung và cầu dulịch đều nằm trong lãnh thổ một quốc gia. Hay căn cứ vào mức độ thực hiện thìthịtrườngdulịch gồm: Thịtrườngdulịch thực tế: là tất cả những khách hàng hiện tại mà công ty đã và đang phục vụ. Thịtrườngdulịch tiềm năng: là những khách hàng mà doanh nghiệp sẽ hướng tới trong tương lai 1.2 Mộtsố nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách dulịch 1.2.1 Tài nguyên Tài nguyên dulịch là bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu dulịchnhằm tạo sự hấp dãn du lịch. Tài nguyên dulịch là đối tượng quan tâm hàng đầu của khách du lịch, đặc biệt là với khách dulịch nghỉ ngơi, thăm quan, dưỡng bệnh, tìm hiểu văn hoá… chính sức hấp dẫn của tài nguyên dulịch là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn cho các cơ sở kinh doanh 1.2.2 Giá cả của hàng hoá dịch vụ Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là các chương trình dulịchthìdu khách phải thanh toán trước khi đựơc tiêu dùng các dịch vụ có trong chương trình dulịch đó. Do vậy, trước khi mua họ sẽ luôn cân nhắc xem với chương trình dulịch trong báo giá hoặc catalogue của công ty lữ hành tương xứng với mức giá là bao nhiêu. Thông thường, nếu khách hàng cảm thấy giá trị của chương trình dulịch không tương xứng với mức giá mà họ bỏ ra (giá đắt) thì họ sẽ phải so sánh với các công ty khác hoặc từ chối mua chương trình đó. Ngược lại, khách dulịch sẽ mua ngay mà không cần thời gian suy nghĩ và cân nhắc. Như vậy ta có thể thấy rằng, giá là một trong những cơ sở chính dựa vào đó, khách hàng quyết định mua một sản phẩm nào đó trên thị trường. Do đó, muốn thu hút được nhiều khách thì công ty cần phải đưa ra một mức giá phù hợp, làm cho khách cảm thấy mức giá đó là hợp lý phù hợp với chất lượng chương trình mà khách mua. Điều này đòi hỏi nhân viên xác định giá phải là người nhạy bén, biết áp dụng chính sách gía một cách linh hoạt để vừa đảm bảo thu lợi nhuận về cho công ty vừa tạo cho khách cảm thấy mức giá đó là hợp lý(giá rẻ) đồng thời có thể dùng mức giá đó để cạnh tranh với các công ty khác. Tóm lại, trong dulịch do tính chất đặc trưng của ngành (sản phẩm mang tính vô hình, khách hàng phải trả tiền trước khi tiêu dùng, nơi tiêu dùng và nơi thanh toán cách biệt nhau ) giá cả đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thuyết phục du khách lựa chọn và mua sản phẩm dịch vụ của công ty lữ hành đó. 1.2.3 Chất lượng dịch vụ Đối với kinh doanh nói chung thi chất lượng luôn luôn vấn đề quan trọng vì chất lượng có tính chất quyết định đến việc thoả mãn nhu cầu của khách và tạo nên uy tín và địa vị của cơ sở. Trong doanh nghiệp lữ hành thì chất lượng làm cho việc thu hút khách dulịch được nâng cao và tăng uy tín của mình đối với khách hàng và các đối tác, điều đó làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn. Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành bao gồm: Chất lượng chương trình du lịch: là sự tương thích giữa chất lượng thiết kế và chất lượng thực hiện của chương trình dulịch đáp ứng đúng sự mong đợi của khách dulịch thuộc thịtrường mục tiêu. Tức là các chất lượng được ghi trong chương trình phải được thực hiện đúng như vậy không được sai lệch (chẳng hạn như khách nghỉ ở khách sạn 4* là phải 4* chứ không được cho nghỉ khách sạn 3*, ăn 50.000đ một bữa là phải đúng như vậy không được kém ) điều này phụ thuộc lớn vào hướng dẫn viên. Thái độ của Hướng dẫn viên luôn luôn quan tâm đến khách của mình, lúc nào cũng phải cười cho dù có mệt đến đâu, phải luôn tôn trọng khách, dẫn khách đi đúng lịch trình đã định trước, không được đi tắt hay cắt bới chương trình mà khách đã bỏ tiền ra mua. [...]... 2002 Số khách Mỹ Khách 894 1132 26.6 % Số N.Khách Mỹ N.Khách 3129 3962 27 % Nguồn: TrungtâmdulịchVietnamRailtour Qua bảng trên cho thấy số khách Mỹ và số ngày khách Mỹ năm 2003 đã tặng lên so với năm 2002 Năm 2002 Trungtâm chỉ đón được 894 lượt khách thì sang năm 2003 Trungtâm đã đón được 1132 lượt tăng gần gấp 2 lần so với năm trước Biểu đồ 7: Khách quốc tến đến TrungtâmdulịchVietnam Railtour. .. TrungtâmdulịchVietnamRailtour Qua biểu đồ trên ta thấy khách Mỹ cũng đã khá biết tên tuổi của Trungtâm Tỷ trọng khách Mỹ khá cao so với khách quốc tế khác đến Trung tâm( năm 2002 là 29%, sang năm 2003 tăng lên là 31%) Mặc dùsố lượng khách Mỹ đến với Trungtâm là khá đông nhưng phần lớn lại là Việt Kiều Chính vì vậy TrungtâmdulịchVietnamRailtour đang đưa ra những biện pháp, giải pháp để khai. .. Trong thời gian qua mặc dù khách dulịchMỹ đến với TrungtâmdulịchVietnamRailtour chưa nhiều Song với số lượng khách Mỹtăng lên qua các năm, đặc biệt là năm 2003 Bạn bè trên thế giới cũng như khách dulịchMỹ biết đến uy tín của TrungtâmdulịchVietnamRailtour như là một địa chỉ đáng tin cậy cho sự lựa chọn của họ khi đi dulịch Thể hiện qua số lượng khách dulịchtăng lên đáng kể giữa năm 2003... trú bình quân của khách Mỹ có xu hướng giảm đi, điều này chứng tỏ chất lượng sản phẩm dulịch Việt Nam nói chung và của TrungtâmdulịchVietnamRailtour nói riêng chưa thực sự hấp dẫn khách dulịchMỹ 2.3.2 Cơ cấu khách Độ tuổi: khách dulịchMỹ có cơ cấu độ tuổi đi dulịch rất khác nhau Khách dulịchMỹ phần lớn là những người đứng tuổi và nam giới đi dulịch nhiều hơn là nữ Theo số liệu thống kê... đây TrungTâm cần phát triển thêm mộtsố chương trình hấp dẫn hơn nữa để duy trì nguồn khách hàng cũ đồng thời phát triển thêm thịtrường ra các vùng lân cận Hà Nội vì đây là thịtrường khách tiềm năng hiện tại họ chỉ có khả năng thanh toán cho các chuyến dulịch trong nước 2.3 Thực trạng về thịtrường khách Mỹtạitrungtâm 2.3.1 Số lượng khách, ngày khách qua các năm Trong thời gian qua mặc dù khách... Độ tuổi khách Mỹ Độ tuổi Tỷ lệ (%) Dưới 15 2.5 Từ 15-24 10 Từ 25-34 10.5 Từ 35-44 11 Từ 45-54 18 Từ 55-64 28 Trên 65 20 Nguồn: TrungtâmdulịchVietnamRailtour Giới tính: khách Mỹ đến Trungtâm với tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ Biểu đồ 10: Cơ cấu về giới tính 45,4 54,6 Nam N÷ Nguồn: TrungtâmdulịchVietnamRailtour Đối tượng khách: như đã nói ở trên thì khách dulịchMỹ đến với Trungtâm phần... để khaithácthịtrường này có hiệu quả hơn Thời gian lưu trú bình quân của một khách Mỹ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Thời gian lưu trú bình quân của một khách Mỹ Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Tổng số lượt khách Lượt khách 894 1132 Tổng số N.Khách thực hiện Ngày khách 3129 3849 Số ngày Bq/lượt khách Ngày 3.5 3.4 Nguồn: TrungtâmdulịchVietnamRailtour Như vậy ta thấy năm 2003 thìsố ngày... quan du lịch ở Việt Nam Tổ chức thăm quan dulịch cho người Việt Nam và người nước ngoài nhập cư tại Việt Nam đi dulịch trong nước và ra nước ngoài Có thể nói sản phẩm dulịch của Trungtâm là sản phẩm đạt chất lượng cao, đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp cho khách dulịch cả trong và ngoài nước 2.2.4.5 Thịtrường của trungtâm Đặc điểm thịtrường khách là người nước ngoài: TrungTâm hiện tập trung. .. sau: Biển đồ 5: Khách dulịch quốc tế giai đoạn 2002-2003 2515 3000 2500 1986 2000 1500 sè kh¸ ch 1000 500 0 2002 2003 Nguồn: TrungtâmdulịchVietnamRailtour Trong 2 năm (2002-2003) lượng khách quốc tến đến với Trungtâm ngày càng tăng. , trong đó thịtrường khách dulịchMỹ chiếm tỷ trọng khá cao, thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Số lượng khách Mỹtại công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm % tăng lên của năm... độ và hành vi của khách tới TrungTâm và tới các khách hàng khác Đối với các chương trình dulịch ra nước ngoài, thịtrường mục tiêu của TrungTâm bao gồm hai đoạn thịtrường sau: Thịtrường khách có thu nhập cao: bao gồm một bộ phận người Việt nam có mức thu nhập cao, thường là các cán bộ cấp cao của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, các Công ty kinh doanh Đặc điểm của thịtrường khách này là có khả . trình thực tập tại trung tâm du lịch Việt Nam Railtour em đã chọn chuyên đề : Một số giải pháp nhằm tăng cường khai thác thị trường khác du lịch Mỹ tại Trung tâm du lịch Vietnam Railtour ” Đề. LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường khai thác thị trường khác du lịch Mỹ tại Trung tâm du lịch Vietnam Railtour Lời mở đầu Hiện nay ngành du lịch trên. sở lí luận và một số vấn đề liên quan đến đề tài Chương 2: Thực trạng khai thác thị trường khách Mỹ tại Trung tâm du lịch Vietnam Railtour Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường