1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pot

109 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội trong giai đoạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp, có gần 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động làm nông nghiệp, do đó nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở mang công nghiệp, dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn. Trong bối cảnh đó, việc huy động có hiệu quả các nguồn vốn để cung ứng đủ vốn cho nông nghiệp, nông thôn là vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quyết định. Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả nước. Trong những năm đổi mới, nông nghiệp ngoại thành Nội có sự chuyển biến mạnh mẽ; phát triển đa dạng, phong phú và đạt trình độ thâm canh cao hơn các vùng, miền khác trong cả nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, nông nghiệp ngoại thành Nội vẫn còn những yếu kém. Sự phát triển nông nghiệp ở vùng này còn gặp nhiều hạn chế, trở ngại, trong đó có vấn đề: thiếu vốn và chưa huy động được tối đa các nguồn vốn vào phát triển nông nghiệp. Vấn đề huy động vốn trên địa bàn ngoại thành có những lợi thế, đặc điểm và yêu cầu riêng. Các giải pháp nào đẩy mạnh việc huy động có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội? Do đó chọn đề tài luận văn này vẫn là cần thiết, góp phần nhỏ vào việc giải đáp các câu hỏi trên đây. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phạm trù tư bản, tích tụ và tập trung tư bản; vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đề cập trong nhiều tác phẩm. Hiện nay, trên các ấn phẩm, các nhà kinh tế học hiện đại cũng tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. ở nước ta, dưới ánh sáng đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, vấn đề vốn phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung, vốn cho phát triển công nghiệp, vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đáng chú ý là các tác phẩm sau đây: 1. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và Việt Nam - GS Nguyễn Điền (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Nội, 1997; 2. Tích tụ và tập trung vốn trong nước để phát triển công nghiệp nước ta hiện nay - Trần Xuân Kiên, Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nội, 1998; 3. Đầu tư trong nông nghiệp, thực trạng và triển vọng - TS Nguyễn Sinh Cúc và TS Nguyễn Văn Tiêm (chủ biên), Nxb chính trị quốc gia, Nội, 1995; 4. Khuyến khích đầu tư trong nước - GS,TS Chu Văn Cấp, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1/1995; 5. Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam - Nguyễn Văn Lai, Luận án TS Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nội ,1996; 6. Một số giải pháp đầu tư vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay, TS Cao Sỹ Kiêm, Tạp chí Ngân hàng, số 13/1998; 7. Vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn - GS,TS Thứ trưởng Bộ Tài chính Tào Hữu Phùng, Tạp chí Cộng sản, số 1/1999. Tháng 7/1998, Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển nông thôn Việt Nam tổ chức cuộc Hội thảo quốc gia: "Nghị quyết Trung ương 4 và vấn đề tín dụng nông nghiệp, nông thôn". Hầu hết các công trình nêu trên đã đề cập một cách toàn diện, khái quát hoặc đi sâu phân tích từng mặt của quá trình đầu tư vốn nói chung, đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào vấn đề huy động vốn trên địa bàn các huyện ngoại thành, nơi mà điều kiện, đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chứa đựng những đặc trưng kinh tế riêng đang đòi hỏi phải được nghiên cứu. Vì vậy, luận văn: " Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội trong giai đoạn hiện nay " là đề tài cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng huy động vốn trong nông nghiệp ngoại thành Nội, đề xuất những phương hướng, giải pháp khả thi nhằm huy động có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đềluận chung về vốn, đặc điểm, vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ngoại thành Nội nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn phục vụ phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội. - Luận chứng phương hướng, giải pháp huy động có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Nội dung nghiên cứu của luận văn liên quan chủ yếu đến lĩnh vực huy động vốn trong nước (vốn bằng tiền) để phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội. Đề tài thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị nên chỉ tập trung vào những phương hướng, quan điểm và giải pháp có tính chất định hướng. Những tài liệu, số liệu được phân tích ở thời kỳ đổi mới kinh tế, chủ yếu là trong 5 năm trở lại đây. 5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu luận văn - Thực hiện đề tài luận văn, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng trong các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII và các Hội nghị Trung ương. Đồng thời, tham khảo một số lý thuyết kinh tế hiện đại, đặc biệt là lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin; coi trọng phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp chặt chẽ với phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn nhằm khái quát, chọn lọc tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để đưa vào luận văn. 6. Những điểm mới của luận văn - Trình bày một cách hệ thống lý luận về vốn và vai trò của vốn đối với quá trình phát triển nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng huy động vốn phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội. - Đưa ra những giải pháp có tính chất định hướng, góp phần huy động có hiệu quả các nguồn vốn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết, 12 biểu và 8 phụ lục. Chương 1 Vốn đối với quá trình phát triển nông nghiệp 1.1. Vốn và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm về vốn Vốn là nguồn lực quan trọng nhất đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu về vốn là rất lớn. Tuy nhiên, do tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn quá thấp, khả năng "hút" vốn từ nước ngoài còn hạn hẹp nên lượng vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế còn rất thiếu. Vì vậy, nhận thức và vận dụng đúng đắn phạm trù vốn sẽ là tiền đề thúc đẩy việc khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho đến nay đã có nhiều khái niệm về vốn dưới các giác độ khác nhau: Theo nghĩa rộng, vốn gồm toàn bộ các nguồn lực kinh tế được đưa vào chu chuyển, như: tiền, lao động, vật tư, tài nguyên, máy móc, thiết bị, ruộng đất; giá trị của những tài sản vô hình, như: vị trí đất đai, công nghệ, quyền phát minh, sáng chế. Trong các nền kinh tế phát triển thì tài sản vô hình ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn. Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn). Đối với các nhà kinh tế, vốn là yếu tố thứ ba của sản xuất (các yếu tố khác là lao động và đất đai) được kết hợp lại để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Các nhà kinh tế học thuộc các trường phái kinh tế trước C.Mác đã nghiên cứu vốn thông qua phạm trù tư bản và đi đến kết luận: vốn là phạm trù kinh tế. Ngày nay, do yêu cầu của sự phát triển, vốn không những là yếu tố quan trọng đối với quá trình sản xuất của các nước có nền kinh tế phát triển mà còn là yếu tố khan hiếm đối với hầu hết các quốc gia đang và kém phát triển trên thế giới. Vì vậy, phạm trù vốn luôn được các nhà kinh tế hiện đại quan tâm nghiên cứu và tiếp cận nó trên những bình diện khác nhau. Đó là: - "Vốn là tiền của bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất, kinh doanh nhằm sinh lợi" [62, 1126]. - "Vốn là một loại nhân tố "đầu vào" đồng thời bản thân nó lại là kết quả "đầu ra" của hoạt động kinh tế" [12, 138]. - Dưới dạng tiền tệ, vốn được định nghĩa là khoản tích lũy, tức là một phần thu nhập chưa được tiêu dùng. Dưới dạng vật chất, vốn bao gồm các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng, các công trình hạ tầng, các loại nguyên liệu, nhiên liệu, các sản phẩm trung gian, các thành phẩm Ngoài ra, còn có các loại vốn vô hình (bằng phát minh sáng chế, vị trí kinh doanh v.v ), không tồn tại dưới dạng vật chất nhưng có giá trị kinh tế và cũng là những yếu tố vốn cần thiết cho quá trình phát triển. Trong quá trình hoạt động của nền kinh tế, vốn luôn luôn vận động và chuyển hóa về hình thái vật chất cũng như từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ. Tổng số vốn đã tích lũy được còn được gọi là tài sản quốc gia. Tài sản quốc gia được tích lũy, có thể chia thành hai nhóm: vốn sản xuất (tài sản vật chất) và vốn phi vật chất (tài sản phi vật chất). Như vậy, vốn sản xuất vật chất là một phần của tài sản quốc gia như là kết quả của quá trình tích lũy và được trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất hiện tại. Tài nguyên thiên nhiên, như: đất đai, hầm mỏ không được tạo ra từ các hoạt động đầu tư. Các khoản đầu tư dưới dạng thiết bị, máy móc, nhà xưởng, vật kiến trúc hay một số vật liệu khác cần cho quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên thì được xếp vào vốn sản xuất. Ngoài ra, bộ phận tài sản quốc gia phi sản xuất là các công sản quốc gia cũng hết sức quan trọng. Các tài sản vật chất trong quá trình sử dụng hao mòn theo thời gian và do nhu cầu sử dụng các tài sản vật chất ngày càng tăng cho nên phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp hao mòn và tăng thêm khối lượng các tài sản vật chất mới và tăng thêm hàng hóa tồn kho [12, 138-139]. - "Vốn là những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập và bản thân nó cũng được cái khác tạo ra. Vốn là một trong bốn yếu tố sản xuất, và bao gồm máy móc, nhà máy và nhà cửa là cái làm cho sản xuất trở thành hiện thực nhưng trừ nguyên liệu thô và có thể được coi như là giữ giá trị được tích trữ của những cái này" [7, 56]. Từ những cách tiếp cận trên về vốn, có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, vốn là một trong những nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nó góp phần tạo ra thu nhập, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thứ hai, vốn không chỉ là lượng tiền mặt nhất định trực tiếp đầu tư sinh lợi nhuận mà còn là đại diện về mặt giá trị cho những tài sản hữu hình và vô hình tham gia vào các quá trình sản xuất - kinh doanh. Thứ ba, vốn được biểu hiện bằng tiền. Song, không phải tất cả tiền đều là vốn. Tiền là hình thái biểu hiện của vốn. Trường hợp tiền để tiêu dùng hàng ngày, tiền để cất trữ không được coi là vốn. Đó là các khoản để chi tiêu và tiền tiết kiệm để giành, là các khoản tiền không sinh lời, không thể tạo ra sự phát triển kinh tế. Chỉ có những đồng tiền được đảm bảo bằng tài sản thật, đưa vào đầu tư kinh doanh với mục đích sinh lời mới là vốn. Trong nền kinh tế thị trường, cách vận động và phương thức vận động của tiền do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định. Trên thực tế, sự vận động của vốn có ba hình thức: TLSX SLĐ + T - H - T’: là hình thức vận động của vốn đầu tư trong các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ. + T - T’: là hình thức vận động của vốn đầu tư thuộc các tổ chức tài chính trung gian mua trái phiếu, cổ phiếu công ty, đầu tư góp vốn liên doanh. Trong cơ chế thị trường, đối với một quốc gia, từng doanh nghiệp có thể sử dụng cùng một lúc ba phương thức đầu tư vốn theo mô hình trên nhằm mục tiêu có mức doanh + T - H SX H’ - T’: là hình thức vận động của vốn đầu t ư trong các doanh nghi ệp sản xuất. Đây c ũng chính là mô hình tái s ản xuất nói chung. lợi cao và nằm trong khuôn khổ pháp luật. Vốn biểu hiện bằng tiền là nguồn vốn linh hoạt nhất nhưng phải là tiền vận động đi vào sản xuất một cách hiệu quả. Thị trường không những là nơi diễn ra các hoạt động đa dạng của vốn mà còn là nơi để vốn bộc lộ khả năng sinh lời của chúng. Khả năng sinh lời của vốn vừa là mục đích cuối cùng của việc đầu tư kinh doanh đồng vốn, vừa là phương tiện để vốn tiếp tục vận động với qui mô ngày càng mở rộng ở chu kỳ sau. Sự vận động của vốn trong thị trường tuân theo qui luật khách quan của kinh tế thị trường. Song, con người có thể nắm bắt và lợi dụng chúng để tạo ra những kênh huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu mục đích sản xuất, kinh doanh của mình. Trong giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập dưới góc độ huy động vốn trong nước (vốn bằng tiền) để phát triển nông nghiệp. Cụ thể: Một là, vốn trong nước là toàn bộ những giá trị của tất cả các yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất, được hình thành nên từ nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng dư của nhân dân lao động trong một quốc gia [29, 17]. Hay, nói cụ thể hơn, vốn trong nước là toàn bộ những giá trị của tất cả các yếu tố cần thiết cấu thành quá trình sản xuất, bao gồm: tiền mặt, nhà xưởng máy móc thiết bị, vật kiến trúc, nguyên liệu, đất đai, lao động, kinh nghiệm quản lý, chữ tín của khách hàng đối với sản phẩm, bí quyết công nghệ, vị trí kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, Được hình thành nên từ các nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng dư của nhân dân lao động trong một quốc gia. Như vậy, các nhân tố cấu thành vốn trong nước là rất đa dạng: vốn bằng tiền, các dạng của cải, vốn con người, vốn tài sản, Trong điều kiện nền sản xuất hàng hóa, các loại vốn trên có thể thâm nhập vào nhau, chuyển hóa cho nhau và dĩ nhiên, chúng sẽ trở thành tiền mặt trong những điều kiện cụ thể. Vì vậy, cần có cách nhìn biện chứng, linh hoạt về các nguồn vốn. Từ đó mà có biện pháp khai thác, huy động nguồn vốn còn tiềm ẩn trong nền kinh tế vào phát triển kinh tế. Nhất là, khi có một nguồn vốn nhất định đủ sức tiến hành sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hóa thì điều quan trọng là phải tìm cách cấu trúc tối ưu các yếu tố, quản lý có hiệu quả chúng để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Hai là, vốn bằng tiền (tiềm lực về tài chính) đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Nói cụ thể, vốn đầu tư trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Vốn là yếu tố không thể thiếu đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp hay trên phạm vi từng quốc gia cần phải có các khoản tiền ứng ra để đầu tư ban đầu và đầu tư vào sản xuất trong giai đoạn đưa công trình vào hoạt động. Xã hội càng phát triển, những chi phí cho các khoản "đầu vào" càng lớn. Bởi lẽ, những tư liệu lao động và đối tượng lao động do con người tạo ra có quy mô ngày càng lớn, phong phú về kết cấu, đa dạng về chủng loại và hàm chứa một trình độ khoa học - công nghệ ngày càng cao. Chúng trở thành những tài sản (vốn) rất có giá trị. Dựa theo những tiêu thức khác nhau mà người ta có thể chia vốn thành các loại khác nhau. Dưới đây là một số loại cơ bản: + Dựa vào đặc điểm vận động của vốn, có hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định ứng với tài sản cố định (nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ đo lường, phương tiện quản lý ; vốn lưu động ứng với tài sản lưu động (nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa và các khoản tiền tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả, ). + Dựa theo hình thái và nguồn lực đầu tư, vốn có hai loại: vốn hữu hình và vốn vô hình. Vốn hữu hình có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm các tài sản hữu hình, tiền mặt, những giấy tờ có giá trị thanh toán ; vốn vô hình là phần vốn tiền tệ đã được chi phí nhằm sử dụng những tài sản vô hình để phục vụ yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn vô hình bao gồm: vị trí kinh doanh, bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế + Dựa vào thời gian sử dụng, vốn có ba loại: vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn. Vốn ngắn hạn là lượng tiền được sử dụng để đầu tư với thời hạn 1 năm. Vốn trung hạn là lượng tiền được sử dụng để đầu tư với thời hạn từ 1 năm đến dưới 5 năm. Vốn dài hạn là lượng tiền được sử dụng để đầu tư với thời hạn 5 năm trở lên. + Dựa vào chế độ sở hữu, vốn có hai loại: vốn chủ sở hữu và vốn vay. Vốn pháp định là số vốn bắt buộc phải có để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định là bộ phận [...]... dụng nông thôn làm được đã, đang từng bước góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn ở các nước đang phát triển Vì vậy cần thận trọng trong mỗi quyết định khi mở rộng hay thu hẹp loại hình tín dụng nông thôn Chương 2 Thực trạng huy động vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội 2.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội và tình hình phát triển nông nghiệp ngoại thành Nội. .. 2) Song, không vì thế mà thành phố coi nhẹ phát triển ngành nông nghiệp Bởi lẽ, nông nghiệp ngoại thành là nguồn cung cấp cho nội thành lương thực, thực phẩm có giá trị cao, như: thịt, trứng, sữa, rau quả, cá tươi, hoa cây cảnh, đồng thời nông nghiệp ngoại thành còn tạo lập một vành đai xanh, hình thành "lá phổi" cho thành phố Bộ Chính trị đã nhận định: "Nông nghiệp ngoại thành có tiềm năng lớn, cần... nguồn vốn tín dụng được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân Trong đó, hệ thống ngân hàng thương mại bao gồm: Ngân hàng trung ương (Ngân hàng nhà nước), Ngân hàng Nông nghiệpphát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát. .. tư vốn ngân sách nhà nước để phát triển nông nghiệp Chẳng hạn, ở Đài Loan, từ 1951 - 1955, vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp chiếm 14% GDP và 78,4% tổng số vốn đầu tư trong nông nghiệp Vì vậy, sản xuất nông nghiệp của Đài Loan tăng trưởng nhanh và ổn định trong thời gian khá dài Trung bình tăng 5,2%/năm (1952 - 1960) và 4,2%/năm (thập kỷ 60) [11, 47] Sản xuất nông nghiệp phát triển, ... xuất khẩu nông sản tăng đã góp phần nâng cao mức sống của nhân dân Bình quân thu nhập của nông dân tăng 4,5% trong thập kỷ 50 - 60 Việc tạo vốn để phát triển nông nghiệp thông qua chi ngân sách nhà nước ở Đài Loan đã thúc đẩy nông nghiệp của nước này phát triển Và chính nó lại tạo nguồn để tích lũy vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy vậy, chiến lược phát triển nông nghiệp không... động vốn trongngoài nước đầu tư phát triển nông nghiệp Nhờ đó, nông nghiệp nước ta nhiều năm qua đã tăng trưởng và phát triển, đời sống nhân dân ổn định, tạo môi trường, điều kiện cho ổn định tình hình chính trị - xã hội 1.3 Kinh nghiệm của một số nước trong việc tạo vốn để phát triển nông nghiệpluận và thực tiễn của các nước chỉ ra rằng, vốn là chìa khóa để phát triển nền kinh tế nói chung, nông. .. ngành ngân hàng Cũng trong tháng 9 năm 1994 Thống đốc Ngân hàng nhà nước ra Quyết định số 211/QĐ/NH1 ban hành qui chế phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước và Quyết định số 212/QĐ/NH1 ban hành thể lệ phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho huy động vốn Tín phiếu Ngân hàng nhà nước là giấy nợ ngắn hạn có lãi do ngân hàng nhà nước phát hành nhằm... 123 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ là 69 tỷ đồng, 1996 có 26.091 doanh nghiệp và 8.257 tỷ đồng [6, 4] Đây là nguồn có khả năng lớn trong huy động để phát triển nền kinh tế - Nguồn vốn tín dụng: Nguồn này được hình thành từ vốn tự có của ngân hàng, vốn huy động, vốn vay và các nguồn khác Nền kinh tế thị trường càng phát triển, nguồn vốn tín dụng càng trở thành nguồn vốn chủ yếu trong tổng vốn kinh... kênh huy động vốn quan trọng ở nước ta trong tương lai 1.1.3 Vai trò của vốn đối với phát triển nông nghiệp 1.1.3.1 Yêu cầu cấp bách về vốn để phát triển nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia ở nước ta, nông nghiệp càng giữ vị trí trọng yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bởi lẽ, gần 80% dân số sống ở nông thôn với... lũy vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chính vì vậy, phát triển nông thôn nói chung, nông nghiệp nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu Đại hội Đảng lần thứ VIII khẳng định: "Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn; phát triển . trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ngoại thành Hà Nội nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn phục vụ phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. . LUẬN VĂN: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp, . động vốn phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. - Đưa ra những giải pháp có tính chất định hướng, góp phần huy động có hiệu quả các nguồn vốn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà

Ngày đăng: 28/06/2014, 04:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Tuấn Anh, Chiến lược huy động và sử dụng vốn, tập 1 - Những giải pháp huy động vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược huy động và sử dụng vốn", tập 1 - "Những giải pháp huy động vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
[3]. Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2010 của thành phố Hà Nội, 12/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: áo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2010 của thành phố Hà Nội
[5]. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 1998 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 3/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: áo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 1998 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
[6]. Báo cáo kinh tế của Ngân hàng thế giới: Việt Nam chuẩn bị cất cánh? Làm thế nào Việt Nam có thể tham gia toàn diện vào quá trình phục hồi của Đông á - Hà Nội, tháng 12/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam chuẩn bị cất cánh? Làm thế nào Việt Nam có thể tham gia toàn diện vào quá trình phục hồi của Đông á - Hà Nội
[7]. Phạm Đăng Binh và Nguyễn Văn Lập (dịch), Dictionary of Economic Penguin. Từ điển kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dictionary of Economic Penguin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[8]. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Chương trình phân tích và lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phân tích và lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa
[9]. Cao Cự Bội, Cải cách triệt để Ngân hàng - Tài chính. Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 100, thứ tư 16/12/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ải cách triệt để Ngân hàng - Tài chính
[10]. Chu Văn Cấp, Khuyến khích đầu tư trong nước. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến khích đầu tư trong nước
[11]. Trần Mai Chi, Công nghiệp hóa dựa trên cơ sở hy sinh nông nghiệp - Những bài học kinh nghiệm rút ra từ Đài Loan và Hàn Quốc. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 6/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa dựa trên cơ sở hy sinh nông nghiệp - Những bài học kinh nghiệm rút ra từ Đài Loan và Hàn Quốc
[12]. Trần Văn Chử (chủ biên), Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học phát triển
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[13]. Nguyễn Sinh Cúc và TS Nguyễn Văn Tiêm, Đầu tư trong nông nghiệp - Thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trong nông nghiệp - Thực trạng và triển vọng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[14]. ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành TW, khóa VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội ,1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[15]. ĐCSVN: Dự thảo văn kiện Hội nghị TW 7, khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo văn kiện Hội nghị TW 7
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[16]. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[17]. ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[18]. ĐCSVN: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[20]. Trần Thọ Đạt, Trần Đình Toàn, Tín dụng ở các nước đang phát triển và những bài học cho nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 250, tháng 3/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ở các nước đang phát triển và những bài học cho nước ta
[21]. Nguyễn Điền, (chủ biên), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[22]. Malcolm Gillis (và các tác giả), Kinh tế học của sự phát triển, tập 1, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học của sự phát triển
[23]. Malcolm Gillis (và các tác giả), Kinh tế học của sự phát triển, tập 2, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học của sự phát triển

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w