1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại quận 5 thành phố hồ chí minh

70 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (15)
  • 7. Bố cục của đề án (16)
  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (17)
    • 1.1. Khái quát về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (17)
      • 1.1.1. Khái niệm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (17)
      • 1.1.2. Đối tượng được xác định có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (20)
      • 1.1.3. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (21)
      • 1.1.4. Đồng tiền tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (21)
    • 1.2. Quy định của pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (21)
      • 1.2.1. Phân biệt thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân và thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân (21)
      • 1.2.2. Xác định thu nhập chịu thuế thu nhâp cá nhân theo pháp luật Việt Nam (23)
    • 1.3. Đánh giá pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (35)
      • 1.3.1. Ưu điểm (35)
      • 1.3.2. Nhược điểm (36)
  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN, CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (39)
    • 2.1. Đánh giá thực tiễn xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Quận 5 (39)
      • 2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Quận 5 (39)
      • 2.1.2. Kết quả đạt được trong công tác xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam tại Quận 5 (43)
    • 2.2. Những bất cập tồn tại trong xác định thu nhập chịu thuế TNCN theo pháp luật Việt Nam tại Quận 5 (52)
      • 2.2.1. Những bất cập, hạn chế (52)
      • 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật tại Quận 5 (58)
    • 2.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam (60)
    • 2.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (62)
    • 2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Quận 5 (64)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

TNCT của cá nhân như mức doanh thu DT khoán được áp dụng cho nhómCNKD, HKD vẫn chưa rõ ràng, thiếu tính minh bạch, TNCT từ chuyển nhượng bấtđộng sản BĐS dù có nghi ngờ về hành vi gian lậ

Tính cấp thiết của đề tài

Để tồn tại và phát triển, Bộ máy Nhà nước cần phải có nguồn thu ngân sách ổn định để nuôi dưỡng, thì thuế chính là một trong những nguồn thu cơ bản đó.

Thuế không chỉ là công cụ để Nhà nước can thiệp vào các quá trình kinh tế mà còn là một phương tiện đắc lực để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế, xã hội Ở Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, thuế luôn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN), chiếm tỉ trọng cao trên 75% tổng các nguồn thu.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là nguồn thu quan trọng của NSNN trên toàn thế giới, đã được áp dụng rộng rãi từ lâu đời, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển như: Mỹ, Canada, New Zealand,… Tại Việt Nam, thuế TNCN bắt nguồn từ thuế lợi tức lương bổng năm 1962, sau đó đến năm 1990 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành dưới hình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhâp cao Kể từ đó đến nay, pháp lệnh này đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung và đến ngày 21/11/2007, Quốc hội khóa XII ban hành Luật Thuế TNCN có hiệu lực chính thức vào năm 2009 và đi vào áp dụng trên phạm vi cả nước.

Với lợi thế là địa phương nằm trong khu vực trung tâm của Thành phố Hồ ChíMinh (TP.HCM), Quận 5 có được sự thuận lợi là nơi giao thương sầm uất của nhiều hàng hóa, ngành nghề nên số lượng cá nhân kinh doanh (CNKD), hộ kinh doanh(HKD) ở tại đây khá đông, cũng vì đó mà lượng dân cư tập trung sinh sống và làm việc tại đây cũng trở nên đông đúc, điều này đã giúp cho Quận 5 trở thành một trong số những đơn vị tiêu biểu luôn hoàn thành công tác thu NSNN với số thuế TNCN thu được luôn vượt dự toán pháp lệnh đề ra Tuy nhiên, qua quá trình thực thi Luật ThuếTNCN tại địa bàn Quận 5 cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong các quy định hiện hành khiến cho công tác xác định thu nhập chịu thuế (TNCT) gặp nhiều khó khăn dù đã qua02 lần bổ sung, sửa đổi vào năm 2012 và năm 2014 nhưng khi đưa vào áp dụng LuậtThuế TNCN tại Quận vẫn còn thể hiện nhiều điểm chưa hợp lý khi xác định

Xác định thu nhập chịu thuế (TNCT) của cá nhân như mức doanh thu khoán áp dụng cho nhóm công nhân kỹ thuật (CNKT) và hộ kinh doanh (HKD) còn thiếu rõ ràng, minh bạch TNCT từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) dù có nghi ngờ gian lận thuế trong việc kê khai giá trị chuyển nhượng BĐS nhưng không đủ cơ sở pháp lý để xử lý Những bất cập này khiến số thu ngân sách Quận mất mát đáng kể hằng năm, mặc dù vẫn đạt so với dự toán do dự toán cũng giảm qua từng năm Vì vậy, điều chỉnh quy định xác định TNCT cá nhân là yêu cầu cấp thiết để ngăn ngừa tình trạng trốn thuế, thất thu ngân sách.

Xuất phát từ thực tiễn bất cập trong xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCT) tại Quận 5, Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ với đề tài “Xác định TNCT theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm tìm giải pháp khắc phục những khó khăn trong lĩnh vực này ở địa phương Qua đó, đề tài cũng giúp người nghiên cứu củng cố, bổ sung kiến thức đã học và xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn về pháp luật TNCN tại Việt Nam.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua tìm hiểu các quy định về thuế TNCN, cho đến thời điểm hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về các vấn đề có liên quan đến thuế TNCN được công bố:

Huỳnh Văn Diện (2016), Pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn thành phố Cần Thơ, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm – Khoa học xã hội Việt Nam- Học viện Khoa học Xã hội Luận án này là một công trình nghiên cứu khoa học toàn diện về pháp luật có liên quan đến thuế TNCN tại Việt Nam và đánh giá một cách có hệ thống những thực trạng áp dụng pháp luật thuế TNCN tại tỉnh Cần Thơ,chỉ ra được những điểm chưa hoàn thiện và đề xuất được các giải pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện được hệ thống pháp luật về thuế TNCN tại Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Công Quốc Dũng (2022) chuyên sâu về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) áp dụng đối với cá nhân kinh doanh (CNKD) và hộ kinh doanh (HKD) Nghiên cứu này làm sáng tỏ những vấn đề cốt lõi về thuế TNCN đối với CNKD và HKD, đồng thời phân tích những thành tựu và hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành Tác giả chỉ ra các nguyên nhân khiến ngân sách nhà nước thất thu, từ đó đề xuất nhiều giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế này.

Trần Thị Thu Huyền (2015), Pháp luật về Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã cho thấy được các quy định mới mang lại sự tích cực trong công tác quản lý thuế TNCN và có sự so sánh với một số quốc gia khác trên thế giới từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hơn nữa, luận văn mang đến một cái nhìn chân thật về công tác quản lý thuế TNCN hiện nay, từ thực trạng đó kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả áp dụng pháp luật quản lý thuế TNCN phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Bên cạnh đó, xác định TNCT của cá nhân cũng được đề cập trong một số bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí như:

Lê Thị Thu Thủy (2012), Luật thuế Thu nhập cá nhân: những bất cập và hướng hoàn thiện, Nghiên cứu lập pháp Bài viết đã cụ thể 04 vấn đề bất cập trong các quy định pháp luật về thuế TNCN, bao gồm: “thu nhập chịu thuế, giảm trừ gia cảnh, biểu thuế suất và khoảng cách giữa các bậc thuế trong biểu thuế” 1 Tác giả đã nêu rõ những đòi hỏi mà thực tiễn cần có từ góc độ thực tế của những bất cập đó với mong muốn tạo nên sự bình đẳng trong việc thu thuế.

Lê Huỳnh Phương Chinh (2018) đã nghiên cứu pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập tiền công, tiền lương, bao gồm các loại tiền công, tiền lương chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh và đối tượng được giảm trừ Nghiên cứu này cung cấp thông tin chi tiết về các quy định thuế TNCN liên quan đến tiền công, tiền lương, giúp cá nhân hiểu rõ nghĩa vụ thuế của mình và hưởng đầy đủ các chính sách giảm trừ theo quy định của pháp luật.

1Lê Thị Thu Thủy (2012), Luật thuế Thu nhập cá nhân: những bất cập và hướng hoàn thiện, Nghiên cứu lập pháp; các trường hợp cụ thể để làm rõ hơn các quy định pháp luật về thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Đặng Thị Cát Tường (2023), Giải pháp hoàn thiện Luật Thuế thu nhập cá nhân đối với điều tiết thu nhập từ tiền lương, tiền công, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 8 - Tháng 03/2023 Tại bài viết này, tác giả đã nêu lên vai trò của Luật Thuế TNCN điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư góp phần giảm khoảng cách về thu nhập của dân cư trong xã hội nhưng luật lại có những kẻ hở, thậm chí một số quy định không có khả năng thực thi trên thực tiễn tạo nên sự khó khăn trong công tác quản lý thuế TNCN Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp khắc phục các khó khăn.

Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học kể trên, nhìn chung đều mang hướng phân tích những quy định hiện nay của pháp luật về thuế TNCN, trong đó có đề cập đến TNCT của cá nhân nhưng chưa có sự khai thác sâu về xác địnhTNCT Trên cơ sở kế thừa những đóng góp của các công trình nghiên cứu trước, đề án sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định TNCT trên lĩnh vực thuế TNCN.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được dùng trong đề án:

-Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu qua các giai đoạn để phân tích các quy định pháp luật.

Đề án sử dụng phương pháp thống kê, tận dụng cơ sở dữ liệu, số liệu từ các cơ quan nhà nước và các ban ngành liên quan, cũng như từ các nguồn uy tín để đảm bảo tính thực tế cho đề án.

-Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích một cách toàn diện và thống nhất tạo nên cái nhìn tổng quát từ đó nêu bật lên những mặt mạnh cần phát huy. Đánh giá được tình hình thực tiễn để rút ra được những khó khăn, vướng mắc cũng như chỉ ra được nguyên nhân và cách khắc phục.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Đề án nghiên cứu những vấn đề lý luận về xác định thu nhập chịu thuế (TNCT) của cá nhân, chỉ ra những hạn chế trong lĩnh vực này Đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về xác định TNCT của cá nhân cung cấp cái nhìn sâu sắc về các giải pháp cải thiện luật pháp và nâng cao hiệu quả thi hành đối với cả thuế TNCN nói chung lẫn việc xác định TNCT của cá nhân nói riêng.

Em mong rằng đây sẽ là những đóng góp có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của Quận 5 và của cả Việt Nam, hơn nữa sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý NSNN.

Bố cục của đề án

Chương 1: Một số vấn đề và quy định pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân;

Chương 2: Đánh giá thực tiễn, các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Quận 5 Thành PhốHồ Chí Minh.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Khái quát về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

-Khái niệm về thu nhập

Xét trên phương diện về ngôn ngữ, “thu nhập” là một phạm trù trừu tượng và có thể định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau Về mặt danh từ, “thu nhập” được định nghĩa là “các khoản thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định theo tháng năm” 3 Nhưng nếu xét trên mặt động từ, “thu nhập”có thể là từ chỉ tổng số tiền hoặc giá trị vật chất có trong một khoảng thời gian và cũng có thể là từ dùng để miêu tả hành động “nhận được tiền bạc, hoặc của cải vật chất từ hoạt động nào đó” 4

Về mặt kinh tế, "thu nhập" được định nghĩa là phần thưởng cho sự tham gia của một cá nhân vào quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ Do đó, người lao động được trả lương dựa trên công sức và nỗ lực của họ, chủ đất nhận được thu nhập từ việc cho thuê đất, còn chủ sở hữu vốn kiếm được lợi nhuận.

Thông tin chính xác đóng vai trò thiết yếu trong đời sống con người và sự tiến bộ của xã hội Nó được coi là nguồn tài nguyên giúp cá nhân và cộng đồng đưa ra quyết định sáng suốt, hiểu rõ về thế giới xung quanh và giải quyết các vấn đề hiệu quả.

2Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;

3Vũ Chất (Năm 2011), Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh, Nhà xuất bản trẻ, trang 677;

4Vũ Chất (Năm 2011), Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh, Nhà xuất bản trẻ, trang 677 gia đình và là yếu tố quyết định cho khả năng chi tiêu của con người để duy trì cuộc sống, thỏa mãn các nhu cầu quan trọng bao gồm ăn uống, chỗ ở, quần áo, sức khỏe từ đó kích thích sản xuất và tăng trưởng kinh tế Sự ổn định của nó mang lại cảm giác an toàn và trật tự, cho phép tích luỹ tiền bạc và xây dựng chiến lược tài chính cho những tương lai TN có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, từ lao động, từ việc sở hữu các loại tài sản, từ việc thực hiện kinh doanh,… nhưng chung quy nó đều biểu hiện dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản có giá trị và thuộc sở hữu của một chủ thể (chủ thể đó là chủ sở hữu TN) trong một khoảng thời gian nhất định.

-Khái niệm về thu nhập cá nhân

Dựa trên các phân tích về “thu nhập” đã được nêu, chúng ta có thể hiểu

“thu nhập cá nhân” là tổng giá trị nhận được, có thể là tài sản và cải cách của một người đạt được từ công việc, dịch vụ, khai thác tài sản hoặc các hoạt động khác trong khoảng thời gian xác định.

Mỗi cá nhân chắn chắc đều sẽ có TN cho riêng mình và đương nhiên TN đó sẽ có nguồn gốc và bản chất khác biệt nên sẽ tùy vào yêu cầu quản lý mà TNCN có những nhóm TN khác nhau.

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có thể phân loại thành TN do lao động (ví dụ: tiền lương, tiền công,…) và TN không do lao động (ví dụ: thừa kế, quà biếu, trúng thưởng,…).

Căn cứ vào tính chất của TN, có thể phân thành TN thường xuyên (TN nhận được một cách định kỳ, đều đặn) và nhóm TN không thường xuyên (TN có lúc có, có lúc không).

Căn cứ vào tính pháp lý thì có TN hợp pháp (TN được pháp luật thừa nhận và cho phép cá nhân được quyền sở hữu như tiền bán nhà, tiền lãi từ gửi tiền tiết kiệm ngân hàng) và TN bất hợp pháp hay là TN không hợp pháp (TN có được từ việc thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm hoặc không được thực hiện như tiền từ bán ma túy).

-Khái niệm về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân là chủ sở hữu TN có thể kiếm được tiền qua việc phân bổ và lưu chuyển của cải trong xã hội, trong khi Nhà nước đóng vai trò trong điều chỉnh hoạt động kinh tế và tạo ra môi trường thuận lợi để cá nhân tạo ra TN bởi TNCN có vai trò quan trọng trong việc tài trợ NSNN và Nhà nước sử dụng phương tiện thuế để điều chỉnh mức TNCN và đảm bảo công bằng cho lợi ích cộng đồng Thế nhưng từ việc phân loại TNCN đã cho thấy, TNCN thực sự rất rộng lớn và phong phú nên không phải vì vậy mà tất cả các TNCN đều bị khống chế CQNN cần xem xét một cách hợp lý, đảm bảo việc duy trì khả năng tạo ra TN và không làm mất đi động lực để kiếm tiền “Do đó chỉ có một số loại thu nhập đã hình thành có tính ổn định, có khả năng tạo ra sự bất bình đẳng sẽ trở thành thu nhập chịu thuế, là cơ sở đánh thuế thu nhập” 5 “Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân” phải là TN được Nhà nước thừa nhận rằng đó là TN hợp pháp và phù hợp với những điều kiện mà Nhà nước đã đặt ra cho toàn xã hội Vì vậy, danh sách TNCT của TNCN thường chỉ hạn chế và áp dụng cho những khoản TN tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc phân phối lợi ích.

Tại Việt Nam, Luật Thuế TNCN năm 2007 đã liệt kê danh sách các khoản TNCN thuộc diện nằm trong TNCT, bao gồm: TN kinh doanh; TN từ tiền lương, tiền công;

TN đầu tư vốn; TN chuyển nhượng vốn; TN chuyển nhượng BĐS; TN trúng thưởng; TN bản quyền; TN từ nhượng quyền thương mại; TN do nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, BĐS và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; TN nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, BĐS và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

-Khái niệm về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

“Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân” phải được xem xét dưới góc độ pháp lý của từng quốc gia Tại Việt Nam, “xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân” là việc tính toán và quyết định phần TN mà một cá nhân phải trích một phần nộp vào NSNN theo luật Trong quá trình này, ta sẽ tổng hợp tất cả TN theo

Theo Giáo trình Luật thuế của Nguyễn Thị Thủy năm 2023, cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân là tổng thu nhập chịu thuế, được tính bằng tổng thu nhập từ mọi nguồn theo phương pháp tính của Nhà nước, loại bỏ các khoản không chịu thuế hoặc được miễn giảm.

Việc xác định này sẽ giúp cá nhân có hiểu biết rõ về trách nhiệm thuế của mình, từ đó tổng hợp và nộp hoàn chỉnh tiền thuế đúng thời hạn mà Nhà nước đã đặt ra.

1.1.2 Đối tượng được xác định có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Quy định của pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Trong thuế TNCN, để phân biệt được TNCT và TNTT, chúng ta cần dựa trên cách thức xác định TN, có thể hiểu:

8Điều 13 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính;

9Điều 13 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính;

- “Thu nhập chịu thuế” được tính là tổng các khoản TNCN phát sinh trong kỳ tính thuế mà NNT nhận được theo Luật Thuế TNCN năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và năm 2014 quy định là TN thuộc đối tượng chịu thuế TNCN.

- “Thu nhập tính thuế” được tính dựa trên TNCT trừ đi cho các khoản được giảm, được trừ.

Thu nhập chịu thuế (TNCT) và thu nhập tính thuế (TNTT) có mối liên hệ mật thiết TNCT là cơ sở để xác định TNTT, còn TNTT là cơ sở để tính số tiền thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp Tuy nhiên, TNCT luôn lớn hơn hoặc bằng TNTT do TNTT đã được trừ các khoản giảm trừ Để phân biệt rõ ràng TNCT và TNTT, cần xác định nguồn thu nhập cụ thể mà cá nhân nhận được.

Chẳng hạn, đối với TN từ tiền lương, tiền công thì TNCT là tổng TN nhận được trong năm từ việc làm công ăn lương của cá nhân, còn TNTT được tính từ TNCT trừ đi cho những khoản như bảo hiểm xã hội, giảm trừ bản thân, giảm trừ người phụ thuộc, giảm trừ số tiền đóng góp từ thiện, nhân đạo Như vậy, TNCT từ lương, tiền công chắc chắn luôn luôn lớn hơn TNTT từ lương, tiền công.

Ông M có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCT) và thuế thu nhập tạm tính (TNTT) theo quy định Thu nhập chịu thuế của ông M bao gồm tiền lương 200 triệu đồng, thưởng 80 triệu đồng, trừ đi số tiền đóng bảo hiểm xã hội 5 triệu đồng, còn lại 275 triệu đồng Theo khung thuế suất hiện hành, ông M phải nộp 10% TNCT đối với số thu nhập chịu thuế từ 60 triệu đồng đến 120 triệu đồng, tức là 6 triệu đồng Đối với số thu nhập chịu thuế từ 120 triệu đồng trở lên, ông M phải nộp 15%, tương đương 22,5 triệu đồng Tổng số thuế thu nhập cá nhân ông M phải nộp là 28,5 triệu đồng.

• Tiền lương: 200 triệu đồng; • TNCT: 280 triệu đồng;

• Tiền thưởng: 80 triệu đồng;• Giảm trừ bản thân: 11 triệu đồng x 12 tháng = 132

➔ Tổng TNCT là: triệu đồng;

200 + 80 = 280 triệu đồng • Giảm trừ cho 02 con nhỏ (dưới 18 tuổi): 4,4 triệu đồng x 2 con x 12 tháng = 105,6 triệu đồng;

 Trong đó, đối với các khoản giảm trừ được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 02/6/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

• Giảm trừ bảo hiểm xã hội: 5 triệu đồng;

Tuy nhiên, TNTT trong một số nguồn TNCN như TN từ: đầu tư vốn, chuyển chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS, thừa kế, quà tặng, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại cũng đồng thời là TNCT.

Việc xác định chính xác đâu là TNCT, đâu là TNTT đóng vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền thuế mà cá nhân sẽ đóng góp với NSNN.

1.2.2 Xác định thu nhập chịu thuế thu nhâp cá nhân theo pháp luật Việt Nam

Tùy thuộc vào nguồn thu nhập, doanh thu chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN), non-resident taxpayer (NNT) sẽ xác định thu nhập chịu thuế TNCN (TNCT) tương ứng Mỗi nguồn thu nhập có cách tính và áp dụng mức thuế suất khác nhau để xác định số thuế TNCN phải nộp Do đó, NNT xác định TNCT theo từng nguồn thu nhập và áp dụng mức thuế suất theo quy định, chứ không cộng dồn tất cả các thu nhập sau đó tính TNCT một lần Các quy định về xác định TNCT căn cứ vào Luật Thuế TNCN năm 2007 (bổ sung, sửa đổi năm 2012, 2014), Thông tư 111/2013/TT-BTC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN, Nghị định 65/2013/NĐ-CP.

Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về thuế số 71/2014/

QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thu hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế (Thông tư 92/2015/TT-BTC) và Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Thông tư 40/2021/TT-BTC) Đây là các văn bản đã quy định chi tiết việc xác định các khoản TN thuộc đối tượng chịu thuế TNCN.

Đối tượng nộp thuế TNCN từ kinh doanh bao gồm các cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp (CNKD) và hộ kinh doanh (HKD) có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ Doanh thu và các khoản thu liên quan đến hoạt động kinh doanh này được coi là thu nhập chịu thuế, trở thành thu nhập chịu thuế của CNKD và HKD.

Việc xác định TNCT từ kinh doanh của cá nhân dù cư trú hay không cư trú được xác định là tương tự như nhau. Để xác định TNCT, ta tính tổng DT sau khi khấu trừ các khoản chi phí được quy định bởi luật Những khoản chi phí có thể được khấu trừ bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lao động và tài sản cố định, chi phí quảng cáo Ví dụ: Một HKD sẽ có tổng TN là 2 tỷ đồng vào năm 2023 Số tiền được khấu trừ là 1 tỷ đồng cho các khoản chi phí Do đó, tổng TNCT của HKD này là 1 tỷ đồng.

Việc xác định DT của CNKD, HKD phải dựa trên phương pháp kê khai thuế mà CNKD, HKD đã áp dung:

+ Đối với phương pháp khoán thuế:

DT để chịu thuế TNCN được xác định là toàn bộ DT từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của CNKD, HKD ở một mức cố định trong kỳ tính thuế dựa trên bảng kê khai của chủ kinh doanh và sự thẩm định điều tra thực tế của các đội thuế phường Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, mặt hàng hóa mà CNKD, HKD lựa chọn và vị trí địa điểm kinh doanh, cơ quan thuế (CQT) sẽ xây dựng mức DT bình quân của cùng một ngành nghề hay cùng một loại hàng hóa trên trong cùng khu vực địa lý, từ đó làm cơ sở để khoán DT cho CNKD, HKD mỗi năm Nếu việc kinh doanh không được trọn năm thì DT cũng được căn cứ vào thời gian kinh doanh thực tế mà khoán Trường hợp nếu có sử dụng kèm theo hóa đơn của CQT thì DT được xác định là DT khoán và DT của các hóa đơn Ví dụ, ông C là HKD dịch vụ ăn uống là cơm tấm được cấp giấy phép và bắt đầu kinh doanh từ tháng 8/2023 và dự kiến DT khoán của ông C đến hết năm 2023 là 60 triệu đồng, bình quân DT mỗi tháng được tính là 12 triệu đồng thì DT trọn một năm được dự tính là 144 triệu đồng nhưng ông C chỉ hoạt động từ tháng 8/2023 nên số DT để tính TNCT của ông C chính là DT khoán theo số tháng thực tế từ thời điểm bắt đầu kinh doanh là 60 triệu đồng.

+ Đối với phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh:

DT để chịu thuế được xác định là DT mà cá nhân có theo phát sinh từng lần, nó không có tính ổn định, không được lặp đi lặp lại hoặc chỉ theo mùa vụ như trường hợp kinh doanh trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử hay hợp đồng thực hiện dự án Ví dụ, trong năm 2023, Ông B thực hiện được hợp đồng may đồng phục cho Công ty C vào tháng 03/2023 với số tiền 80 triệu đồng, đến tháng 8/2023 ông C thực hiện hợp đồng may túi cho Công ty S với số tiền 65 triệu đồng, vậy TNCT của ông C được tính là 145 triệu đồng, DT đối với phương pháp này thường là sự thỏa thuận giữa các bên nên không có khung mức để quy đổi DT bởi các hoạt động kinh doanh này thường cũng không tương tự nhau Việc cho phép cá nhân kê khai thuế theo từng lần phát sinh cũng là một hình thức kiểm soát TNCT của cá nhân bởi phương pháp này sẽ đảm bảo tính đúng và đủ trong việc xác định TNCT.

+ Phương pháp tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản:

“Cho thuê tài sản” là một hoạt động đặc thù được hiểu là khi người sở hữu cho phép một bên khác sử dụng tài sản của mình trong thời gian nhất định và nhận lại một khoản tiền theo thỏa thuận tương ứng với thời gian đã cho bên khác sử dụng Tài sản cho thuê có thể là BĐS hoặc máy móc, phương tiện giao thông hoặc tài sản khác DT chính là TNCT bao gồm tiền thuê và các khoản phí khác như tiền phạt hay bồi thường theo từng hợp đồng thuê Tuy nhiên, nếu việc thanh toán tiền thuê cho nhiều năm thì TNCT được xác định là số tiền thuê được trả một lần, việc này vô tình tạo nên áp lực cho NNT khi số tiền thuế phải nộp quá lớn Xác định TNCT đối với hoạt động này khá toàn diện, rõ ràng nhưng đôi khi cũng gặp không ít trở ngại bởi việc chứng minh tính hợp pháp của các khoản thu ngoài tiền thuê dẫn đến xác định TNCT trở nên phức tạp.

Đánh giá pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Thứ nhất, đối với TNCT là tiền lương, tiền công về mặt cơ bản đã bao quát được các nguồn TN mang bản chất là tiền lương, tiền công cũng như cụ thể các khoản lợi ích nhận được do người sử dụng lao động chi trả Bên cạnh đó, các quy định cũng đã giúp NNT tự xác định đối tượng phải trực tiếp quyết toán thuế hay được ủy quyền quyết toán thuế hàng năm.

Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh có thể sử dụng phương pháp khoán và cho thuê tài sản, tạo sự thuận tiện trong việc thu ngân sách nhà nước Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, phương pháp khoán thuế được xem là giải pháp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc kê khai, nộp thuế cho cả cơ quan quản lý thuế lẫn người nộp thuế.

Thứ ba, đối với TNCT từ chuyển nhượng BĐS theo cách xác định TNCT hiện nay là sự so sánh giữa giá trị được lập trên hợp đồng chuyển nhượng và giá quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo tính công bằng trong việc nộp thuế và ngăn chặn hành vi trốn thuế thông qua khai báo giá thấp Đồng thời, đây cũng được xem là công cụ có thể giúp CQT kiểm tra sự chính xác của giá trị đã kê khai và phát hiện những trường hợp đáng nghi ngờ để điều tra sâu hơn, từ đó tăng cường hiệu quả quản lý thuế.

Thứ tư, TNCT từ chuyển nhượng vốn góp cho phép NNT tính dựa trên giá chuyển nhượng theo hợp đồng và giá mua, điều này thể hiện được sự linh hoạt trong các quy định từ đó hạn chế được các tranh chấp về thuế giữa CQT và NNT, hơn nữa nó cũng giúp giảm bớt gánh nặng về thuế nếu như doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi và NNT muốn thu hồi lại vốn Cùng với đó, việc cho phép NNT tự do thỏa thuận về giá chuyển nhượng vốn góp là một yếu tố nhằm thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia vào thị trường vốn, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế.

Thứ năm, đối với trúng thưởng hiện nay TNCT đã có sự xác định rõ ràng đối với từng loại tài sản nhận được từ trúng thưởng bao gồm cả tiền mặt hay hiện vật được nhận Nhờ đó, việc xác định TNCT từ trúng thưởng được xác định nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Tuy các quy định đã nêu rõ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TN) và phân loại theo từng nhóm, song vẫn còn hạn chế và chưa toàn diện trong việc xác định các nguồn TN được xem là TN có giá trị đặc biệt (TNCT).

Thứ nhất, đối với tiền lương, tiền công hiện nay, TNCT khi cá nhân có nhiều nguồn TN trong năm phải trực tiếp quyết toán thuế với CQT chưa có sự rõ ràng trong việc kê khai các nguồn thu nhập vãng lai bình quân dưới 10 triệu đồng/tháng và đã khấu trừ 10% thuế TNCN tại đơn vị chi trả TN Việc cho phép cá nhân loại bỏ các nguồn TN này sẽ có khả năng gây thất thu một khoản lớn cho NSNN.

Thứ hai, đối với kinh doanh, DT khoán bên cạnh việc nhằm tạo nên sự dễ dàng và thuận tiện trong việc nộp thuế cho người kinh doanh thì song song đó cũng có những bất cập về mặt cơ sở pháp lý để CQT khoán DT, việc khoán DT còn mang nặng yếu tố chủ quan của công chức thuế, điều này khiến cho việc đảm bảo công bằng của chính sách thuế cũng trở nên bị hạn chế.

Thứ ba, từ việc giá so sánh giữa giá trị lập trên hợp đồng chuyển nhượng và giá quy định của Nhà nước để xác định TNCT đối với TN từ chuyển nhượng BĐS đã vô tình tạo nên một kẻ hở về mặt pháp lý cho NNT lợi dụng để gian lận thuế Từ đây, NNT sẽ căn cứ vào giá trị quy định của Nhà nước để thỏa thuận về giá trị ghi trên hợp đồng và thông thường sẽ lập hợp đồng với giá thấp hơn giá thực tế rất nhiều lần.

Thứ tư, đối với chuyển nhượng vốn góp, TNCT từ chuyển nhượng vốn góp được tính từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán vốn góp, điều này lại tạo nên một kẻ hở trong pháp luật về xác định TNCT từ chuyển nhượng vốn Các nhà đầu tư khi muốn chuyển nhượng lại phần vốn góp sẽ chỉ kê khai giá trị chuyển nhượng bằng với giá mua lúc ban đầu để TNCT bằng 0 đồng nhằm tránh việc phải nộp thuế TNCN trong khi quy trình về ấn định thuế đối với các trường hợp này hiện nay lại không rõ ràng, từ đây số thuế TNCN thu được từ chuyển nhượng vốn sẽ bị hạn chế.

Thứ năm, đối với trúng thưởng là hiện vật, TNCT được xác định theo giá trị quy đổi của “giá thị trường” Trong khi đó, giá thị trường của một số loại hàng hóa là không thống nhất chung trong phạm vi cả nước, mỗi địa phương sẽ có giá trị trao đổi trên thị trường khác nhau, tùy thuộc vào vị trí địa lý và tình hình kinh tế tại địa phương Như vậy, với quy định này hiện nay, tính công bằng của thuế TNCN chưa được đảm bảo.

TNCT là phần TN của cá nhân được sử dụng để làm căn cứ tính thuế TNCN phải nộp vào NSNN Do đó, việc xác định đúng TNCT có vai trò cực kỳ quan trọng để NNT có thể đảm bảo các nghĩa vụ về thuế của bản thân và tạo ra được một môi trường kinh doanh lành mạnh trong xã hội Trong Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích các quy định ở Việt Nam hiện đang áp dụng trong xác định TNCT của cá nhân như cách thức xác định đối tượng nộp thuế, đồng tiền khai thuế, đối tượng chịu thuế TNCN Đồng thời, tác giả cũng đã tập trung vào việc phân tích làm rõ các căn cứ để tính đúng TNCT trong một số trường hợp cụ thể bằng các ví dụ, từ đây tác giả đã chỉ ra được ưu và nhược điểm các quy định pháp luật hiện nay về xác định TNCT của TNCN Từ các phân tích nêu trên sẽ là tiền đề tạo nên những kết quả trong thực tiễn đã đạt được về số thuế TNCN đóng góp vào NSNN tại Quận 5 thông qua việc thực thi pháp luật về xác định TNCT TNCN tại Chương 2.

ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN, CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đánh giá thực tiễn xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Quận 5

- Điều kiện kinh tế - xã hội của Quận 5

Quận 5 là một trong những quận trực thuộc và là quận được xếp vào khu vực trung tâm của TP.HCM, có diện tích 4,27 km 2 và là quận có diện tích nhỏ nhất trong các quận, huyện thuộc TP.HCM được thành lập từ năm 1959 cho đến nay Đến ngày 01/01/2021, Quận 5 tồn tại 14 phường theo Nghị quyết 1111/NQ- UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ngày 09/12/2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, “tính đến ngày 01/04/2019, Quận 5 có 159.073 người, xếp thứ 22/24 quận, huyện của Thành phố, giảm 12.379 người so với năm 2009, tỷ lệ giảm dân bình quân năm 2009 – 2019 là 0,72% Quy mô dân số theo giới tính nam 75.927 người, nữ 88.034 người; dân tộc kinh 1110.326 người, chiếm 69,36%, dân tộc khác 48.747 người, chiếm 30,64%” 15

“Các trục đường chính Bắc - Nam, Đông - Tây của thành phố hầu như đi qua địa bàn Quận” 16 Với đặc điểm là trung tâm thành phố nên 100% đất sử dụng cho đô thị, phát triển kinh tế tập trung vào ngành nghề kinh tế chủ lực và tại Quận gồm:

“Thương mại - dịch vụ; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp; Vận tải hàng hóa

- Hành khách; Công nghệ điện tử - Ngành công nghệ cao; Tài chính ngân hàng - Tài chính công; Du lịch – BĐS” 17

15 Theo http://www.quan5.hochiminhcity.gov.vn/;

16 Theo http://www.quan5.hochiminhcity.gov.vn/;

17 Theo http://www.quan5.hochiminhcity.gov.vn/;

Chính nhờ thế mạnh này mà xưa và nay, Quận vẫn được xem là một trung tâm thương mại, dịch vụ quan trọng của thành phố với sự tập trung của nhiều khu chợ, trung tâm mua sắm lớn như: Chợ Lớn, Chợ Kim Biên, An Đông Plaza, chợ vật tư, chợ cá cảnh, chợ sắt, chợ vải, chợ vàng,…, nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa tại đây luôn nhộn nhịp và tấp nập, nhiều tuyến đường tại Quận cũng mang những nét đặc trưng được xem là các tuyến phố thương mại như: đường Nguyễn Trãi là phố thời trang, đường Trần Hưng Đạo là tuyến phố vui chơi - giải trí nên số lượng các CNKD, HKD và cả các doanh nghiệp tập trung cực kỳ nhiều Đồng thời, Quận 5 hiện nay cũng là địa phương có nhiều bệnh viện lớn, trong đó phải kể đến các bệnh viện có mức đánh giá chất lượng hàng đầu là Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Hùng Vương, do đó gần các khu vực của bệnh viện cũng tập trung số lượng các CNKD, HKD trên các lĩnh vực ngành y tế như tân dược, thiết bị dụng cụ y khoa rất đông Theo số liệu thống kê trong 04 năm từ năm 2020-2023, số lượng doanh nghiệp cũng như CNKD, HKD tương đối ổn định, có giảm nhưng không đáng kể:

Bảng 2.1: Quản lý người nộp thuế Năm Doanh nghiệp Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh

Nguồn: Chi cục Thuế Quận 5

Biểu đồ 2.1: Số lượng doanh nghiệp, hộ cá thể từ năm 2020 - 2023

Doanh nghiệp Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh

Nguồn: Chi cục Thuế Quận 5

• Năm 2020, tại địa bàn Quận có 4.541 doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2020 là 550 doanh nghiệp;

• Năm 2021, Quận có 4.507 doanh nghiệp hoạt động, giảm 34 doanh nghiệp so với giai đoạn năm 2020, trong đó số doanh nghiệp thành lập mới là 276 doanh nghiệp;

• Năm 2022, Quận còn 4.444 doanh nghiệp đang còn hoạt động, giảm 63 doanh nghiệp so với giai đoạn cùng kỳ năm 2021 Trong đó, doanh nghiệp thành lập mới là 461 doanh nghiệp;

• Năm 2023, Quận còn 4.437 doanh nghiệp đang hoạt động, giảm 07 doanh nghiệp so với giai đoạn năm 2022 Trong đó, số doanh nghiệp mới được thành lập là 624 doanh nghiệp;

• Năm 2020, Quận tồn tại 11.754 CNKD, HKD Trong đó số được đăng ký mới là 1.073 CNKD, HKD;

• Năm 2021, địa bàn có 11.605 CNKD, HKD giảm 149 cá nhân, hộ so với giai đoạn năm 2020 Trong đó, số đăng ký mới được cấp giấy phép là 491 cá nhân, hộ;

• Năm 2022, Quận có 11.503 CNKD, HKD giảm 102 cá nhân, hộ so với giai đoạn cùng kỳ năm 2021 Trong đó, số lượng đăng ký mới được cấp giấy phép là 1.196 CNKD, HKD;

• Năm 2023, Quận có 11.659 CNKD, HKD đang hoạt động, tăng 156 CNKD, HKD so với giai đoạn năm 2022 Trong đó số lượng đăng ký mới được cấp GCNĐKKD là 1.606 CNKD, HKD.

Qua số liệu trên, cho thấy dù phải đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19, Quận 5 vẫn thể hiện khả năng phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ từ những nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân nhằm bảo đảm được nguồn thu cho NSNN.

- Hệ thống các quy định của pháp luật về xác định TNCT

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể Do đó, “một hệ thống pháp luật được áp dụng thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các quy định được ban hành” 18 và đảm bảo tính công bằng trong xã hội Hệ thống pháp luật về thuế TNCN chính là cơ sở để làm nền tảng và đóng vai trò then chốt cho việc xác định TNCT để từ đó xác định đúng TNTT và số tiền thuế mà NNT phải nộp vào NSNN Bởi dựa vào các quy định sẽ xác định được TNCT, TN không chịu thuế, thời điểm tính TNCT.

- Sự phối hợp và hợp tác giữa các CQT, các CQNN trên địa bàn Quận 5 và NNT

Với mục tiêu lấy người nộp thuế làm trọng tâm, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền (CQNN) địa phương nỗ lực cải cách thủ tục hành chính Sáng kiến này nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, giúp họ hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình dễ dàng và hiệu quả hơn.

18 Lê Anh (2023), Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, ngày 03/08/2023, nguồn https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemIDx567; trên lĩnh vực thuế theo quy định của Hiến pháp 2013: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định” 19 Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần to lớn vào việc tạo nên sự chấp hành pháp luật của NNT, bởi sự dễ dàng, thuận tiện và không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc chấp hành theo các quy định của pháp luật như: đơn giản hóa thủ tục, minh bạch hóa thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin,…góp phần thúc đẩy tinh thần tự giác chấp hành trong pháp luật về thuế Từ đó, xác định TNCT được thực hiện một cách minh bạch và chuyên nghiệp hơn, hạn chế được các trường hợp kê khai không đúng TNCT, ngăn chặn được các hành vi cố ý kê khai sai TNCT gây thất thu NSNN.

2.1.2 Kết quả đạt được trong công tác xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam tại Quận 5 Đối với công tác xác định TNCT trên địa bàn Quận, Chi cục Thuế luôn thực hiện đúng theo tinh thần của pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành cùng với sự phối hợp giữa CQNN trên địa bàn Quận luôn bám sát địa bàn, hỗ trợ NNT trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế Từ đó, gặt hái được những kết quả trong giai đoạn năm 2020-2023 như sau:

Bảng 2.2: Số thu Ngân sách nhà nước tại Quận 5

Dự toán Các loại thuế khác 1.756 1.757 1.553 1.647,5 pháp lệnh Thuế TNCN 360 345 380 310

Tổng thu Các loại thuế khác 1.671,8 1.332,4 1.796,4 1.744,1

Nguồn: Chi cục Thuế Quận 5

Nhờ sự nỗ lực của Chi cục Thuế Quận, các CQNN và người dân địa phương nên dù giai đoạn năm 2021 là giai đoạn lao dốc của nền kinh tế thế giới khi đây là giai đoạn cao điểm của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến kinh tế của địa bàn Quận và đây cũng là năm mà số thu NSNN thực tế của Quận chỉ đạt 83,59% so với kế hoạch số dự toán pháp lệnh đề ra nhưng nhìn chung đối với số thu thuế TNCN của Quận qua các năm từ 2020-2023 đều vượt số thu dự toán pháp lệnh được giao, cụ thể:

-Năm 2020, dự toán pháp lệnh về thuế TNCN là 360 tỷ đồng chiếm 17,01% trên tổng dự toán pháp lệnh và số thu thực tế đạt được là 424,3 tỷ đồng chiếm 20,24% tổng thu NSNN, vượt 117,86% so với dự toán pháp lệnh;

-Năm 2021, dự toán pháp lệnh về thuế TNCN là 345 tỷ đồng chiếm 16,41% trên tổng dự toán pháp lệnh và số thu thực tế đạt được đã là 424,6 tỷ đồng chiếm 24,17% tổng thu NSNN, vượt 123,07% so với dự toán pháp lệnh;

-Năm 2022, dự toán pháp lệnh về thuế TNCN là 380 tỷ đồng chiếm 19,66% trên tổng dự toán pháp lệnh và số thu thực tế đạt được đã là 433,3 tỷ đồng chiếm 19,43% tổng thu NSNN, vượt 114,03% so với dự toán pháp lệnh;

-Năm 2023, dự toán pháp lệnh về thuế TNCN là 310 tỷ đồng chiếm 15,84% trên tổng dự toán pháp lệnh và số thu thực tế đạt được đã là 365,3 tỷ đồng chiếm 17,32% tổng thu NSNN, vượt 117,84% so với dự toán pháp lệnh.

Xét về mặt tổng thể, thuế TNCN luôn là khoản thu chiếm trên 15% tổng thu NSNN Riêng đối với từng khoản thu của từng nguồn TNCT theo Điều 3 LuậtThuế TNCN số 04/2007/QH12 được bổ sung và sửa đổi bởi Luật số 26/2012/QH13 và 71/2014/QH13, Quận 5 đã đạt được như sau:

Bảng 2.3: Số thu từng loại thuế thu nhập cá nhân tại Quận 5 Đơn vị: đồng

Thuế Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Thuế TNCN từ tiền lương, tiền 90.039.802.752 96.206.798.306 109.112.863.057 104.948.574.167 công

Thuế TNCN từ hoạt động sản xuất, kinh 105.162.251.513 52.676.273.134 91.171.181.701 90.745.404.176 doanh của cá nhân

Thuế TNCN từ đầu tư vốn của 143.107.656.943 143.144.460.227 106.587.649.109 64.864.490.556 cá nhân

Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn (không gồm 27.680.000 99.306.000 8.561.176 804.100.000 chuyển nhượng chứng khoán)

Thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS nhận thừa 58.016.226.793 101.704.378.832 104.598.596.479 63.843.090.452 kế và nhận quà tặng là BĐS

Thuế TNCN từ 225.090.388 928.966.000 770.748.300 2.099.738.852 trúng thưởng

Thuế TNCN từ bản quyền, 0 0 0 1.000.000 nhượng quyền thương mại

Thuế TNCN từ thừa kế, quà 1.121.369.179 1.179.273.908 972.199.168 553.048.849 biếu, quà tặng khác trừ BĐS

Thuế TNCN từ hoạt động cho 26.265.013.725 27.165.066.958 27.010.469.335 34.691.298.234 thuê tài sản

Thuế TNCN từ chuyển nhượng 313.673.707 1.481.377.040 3.047.005.394 2.749.893.816 chứng khoán

Nguồn: Chi cục Thuế Quận 5

Những bất cập tồn tại trong xác định thu nhập chịu thuế TNCN theo pháp luật Việt Nam tại Quận 5

2.2.1 Những bất cập, hạn chế

Trong thời gian triển khai thực hiện công tác quản lý thuế nói chung và công tác xác định TNCT nói riêng đã có những kết quả nhất định Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà NNT lẫn CQT và CQNN hay gặp phải, chưa tìm được hướng xử lý thỏa đáng:

Thứ nhất, đối với TNCT của cá nhân làm công ăn lương còn gặp nhiều trường hợp NNT xác định sai TNCT trong năm khi thực hiện quyết toán, nhất là nhóm cá nhân có nguồn thu từ nhiều nguồn trong năm, đây là nhóm đối tượng rất dễ nhầm lẫn trong việc xác định TNCT Với lượt nhận hồ sơ quyết toán có số thuế đề nghị hoàn tại Chi cục Thuế Quận 5 hàng năm khá cao nhưng số quyết định hoàn thuế TNCN được ban hành chỉ chiếm 65% so với số hồ sơ được nộp Nguyên nhân chính chủ yếu là doNNT kê khai sai tổng TNCT trong năm do khi đọc được quy định tại Nghị định126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều củaLuật Quản lý thuế (Nghị định 126/2020/NĐ-CP) có quy định NNT cư trú trực tiếp khai quyết toán thuế với CQT: “…, trừ các trường hợp sau:…; cá nhân ký hợp động lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ởcác nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này; ” 21 Một số cá nhân hiểu không rõ nếu trong năm có những nguồn lương ngắn hạn bình quân dưới 10 triệu đồng/tháng đã được khấu trừ với mức thuế suất 10% thì khi thực hiện quyết toán có quyền bỏ các nguồn TN ngắn hạn này nên TNCT kê khai chỉ là phần tiền lương từ nơi làm chính thức có ký hợp đồng lao động dài hạn Tuy nhiên, hiện nay khi NNT thuộc trường hợp phải trực tiếp quyết toán với CQT dù là có số thuế đề nghị được hoàn hay có số thuế còn phải nộp trong kỳ thì TNCT kê khai phải bắt buộc là tổng TNCT từ tất cả các đơn vị chi trả TN trong năm, không được loại trừ bất kỳ nguồn lương nào Ví dụ: Ông A có lương trong năm 2023 tại nơi làm việc là Công ty D là 200 triệu đồng, tổng giảm trừ được tính là 142 triệu đồng (giảm trừ bản thân là 132 triệu đồng, các khoản bảo hiểm xã hội là 10 triệu đồng) Công ty D đã khấu trừ thuế TNCN trong năm là 3 triệu đồng, ngoài ra ông A còn có nguồn lương khác tại Công ty U là 90 triệu đồng đã khấu trừ theo tỷ lệ 10% là 9 triệu đồng Trường hợp ông A có phát sinh TN từ 02 nơi, do đó hiện nay các công ty từ chối nhận ủy quyền quyết toán thuế của ông A, do tiềm ẩn những rủi ro kèm theo gây nên sự phiền hà cho công ty nên ông A phải trực tiếp thực hiện quyết toán với CQT Ông A cho rằng mình không có yêu cầu quyết toán đối với phần lương từ Công ty U vì nó là lương ngắn hạn đã được nộp thuế suất 10% và với mức TN 90 triệu đồng thì bình quân tháng ông A chỉ nhận là 7,5 triệu đồng nên ông A có quyền lựa chọn không kê khai phần TN này Từ đó, khi quyết toán thuế TNCN trực tiếp với CQT thì ông A kê khai TNCT là 200 triệu đồng nên dẫn đến số thuế phải nộp trong kỳ thuế năm 2023 là 2,9 triệu đồng nhưng ông A đã được Công ty D khấu trừ thuế là 3 triệu đồng nên ông A đề nghị hoàn số thuế TNCN đã nộp thừa trong năm 2023 là 100.000 đồng.

Nhưng đối với trường hợp của ông A, khi nộp hồ sơ hoàn thuế

21 Điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;

Tại thời điểm nhận được thông báo thuế TNCN, ông A được xác định có tổng TNCT năm 2023 là 290 triệu đồng, bao gồm cả thu nhập từ Công ty D và Công ty U Sau khi trừ các khoản giảm trừ được tính là 142 triệu đồng, TNTT của ông A là 148 triệu đồng Số thuế phát sinh trong kỳ là 13,2 triệu đồng Trong năm, ông A đã được khấu trừ thuế 12 triệu đồng (3 triệu đồng tại Công ty D, 9 triệu đồng tại Công ty U) Như vậy, số thuế TNCN ông A còn phải nộp là 1,2 triệu đồng.

Theo Luật Thuế TNCT năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và năm 2014 được áp dụng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa quy định đối với các nguồn lương ngắn hạn dù bình quân tháng từ dưới 10 triệu đồng được xếp vào nhóm TN không chịu thuế hay nguồn TN được miễn thuế Đồng thời, nếu áp dụng quy định trên đối với các trường hợp có nguồn TN càng cao thì sẽ gây thất thu thuế lớn cho NSNN khi hiện nay thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công đang được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần nghĩa là sẽ đánh thuế suất tăng dần theo khung, bậc TN nên TNCT càng cao sẽ áp dụng mức thuế suất càng cao, do đó hiện nay các trường hợp NNT trực tiếp quyết toán với CQT thì TNCT kê khai phải là tổng tất cả tiền lương, tiền công nhận được trong năm.

Bên cạnh đó, Chi cục Thuế Quận cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác minh TNCT từ tiền lương, tiền công của NNT khi số liệu kê khai trên tờ khai quyết toán của đơn vị chi trả TN và số liệu TNCT trên chứng từ khấu trừ thuếTNCN do đơn vị trả TN cấp cho NTT không khớp nhau, đặc biệt khi doanh nghiệp đã chấm dứt hoặc bỏ hoạt động (giải thể hoặc bỏ trốn) trước thời điểm NNT nộp hồ sơ quyết toán thuế Trong quá trình tiếp nhận và xử lý, Chi cục Thuế Quận đã có văn bản đề nghị phối hợp, xác minh về tổng TNCT của NNT gửi CQT quản lý đơn vị chi trảTN và các Ngân hàng thương mại nơi NNT đăng ký tài khoản thanh toán để thực hiện sao kê tài khoản của NNT Tuy nhiên, khi đối chiếu các dữ liệu theo phúc đáp của CQT quản lý đơn vị chi trả TN, thông tin sao kê tài khoản Ngân hàng của NNT và số liệu trên chứng từ khấu trừ thuế được cấp thì lại không trùng khớp với nhau về tổng TNCT,bởi có một số khoản như chi phí claim, chi phí dịch vụ,…được chuyển vào tài khoản cho người lao động hàng tháng nhưng đơn vị chi trả TN không thực hiện cấp chứng từ khấu trừ và người lao động cũng không có hồ sơ chứng minh các khoản này là các khoản được chi trả hộ cho doanh nghiệp, chẳng hạn như thanh toán hóa đơn ăn uống khi gặp khách hàng Đối với các trường hợp này rất khó khăn trong việc xác định TNCT của NNT và mất rất nhiều thời gian cho việc thanh tra, kiểm tra.

Thứ hai, đối với TNCT của kinh doanh Theo tác giả, với mức xác định DT trên 100 triệu đồng thì phải đi nộp thuế thì chưa đản bảo được sự công bằng khi so sánh với TNCT của nhóm cá nhân làm công ăn lương Bởi hiện nay, nhóm cá nhân có TN bởi tiền lương, tiền công thì được tính các khoản như “giảm trừ bản thân của cá nhân là 132 triệu đồng” cho cả năm khi xác định TNTT, chưa kể đến 22 nếu cá nhân có nuôi dưỡng người phụ thuộc và đóng các quỹ bảo hiểm xã hội, đóng góp các quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học thì còn được tính giảm cho các khoản này, nên khi cá nhân có mức TNCT từ làm công ăn lương trong năm từ dưới 132 triệu đồng đã được xác định chắc chắn là không phải nộp thuế Nhưng với TNCT trong kinh doanh lại không được tính như vậy, DT trong năm trên 100 triệu đồng thì đã phải đi nộp thuế Vậy thực tế là chưa thỏa đáng vì thực chất cá nhân cũng phải dùng sức lao động của chính bản thân mình để thực hiện sản xuất kinh doanh tạo ra được sản phẩm, dịch vụ Đây chính là một điểm bất cập cần được xem xét và sửa đổi để cân đối tính công bằng trong việc đánh thuế TNCN.

Bên cạnh đó, tính đến thời điểm 31/12/2023, Quận có 11.659 CNKD và HKD hoạt động trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề Tuy nhiên, số CNKD, HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai chỉ chiếm khoản từ 5-7%, còn lại hơn 93% là CNKD và HKD đều theo phương pháp khoán DT Đối với thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai phải là CNKD, HKD có quy mô lớn và đủ điều kiện thực hiện lập sổ sách kế toán do đó trên thực tế hầu như các CNKD và HKD hiện nay trên địa bàn Quận 5 đều nộp thuế theo phương pháp khoán là chủ yếu bởi các CNKD, HKD có

22 Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 02/06/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; quy mô nhỏ, lẻ và vốn đăng ký kinh doanh chỉ dao động từ vài chục triệu đồng, nhiều CNKD và HKD không có đủ kiến thức trọng việc ghi chép lại hóa đơn, chứng từ, lập sổ kế toán, nếu thuê người để làm việc này thì lại mất đi một khoản tiền, trong khi quy mô kinh doanh của CNKD, HKD đã nhỏ Cũng chính vì vậy, mà rất nhiều bất cập xung quanh việc tính TNCT của CNKD, HKD, bởi CQT khó ấn định được chính xác DT khoán và việc khoán DT này gần như mang tính chủ quan của công chức thuế quản lý, một số ngành nghề như dịch vụ nhà hàng, bida, karaoke, mát xa đáp ứng đủ điều kiện xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền nhưng lại không thực hiện bởi hiện nay luật cũng không ép buộc, chỉ mang tính “khuyến khích” Việc xác định mức DT khoán trở nên không có cơ sở chắc chắn bởi nó cũng chỉ dựa trên DT dự tính của CNKD, HKD kê khai cùng với mức DT bình quân của các CNKD, HKD cùng mặt hàng, cùng ngành nghề hay dịch vụ trong cùng địa bàn Quận mà công chức thuế xác định Hơn nữa, để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về DT là điều không thể bởi hoạt động kinh doanh của NNT không ổn định, lượng khách cũng không ổn định, công chức thuế không thể ngồi tại cơ sở kinh doanh để đếm số lượng khách ra vào mỗi ngày, mỗi khách khi đến sẽ thanh toán bao nhiêu tiền Cùng với đó, dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ như hiệu nay, khi kinh tế số dần trở thành xu hướng và mua sắm trực tuyến đang chiếm lĩnh thị trường thì ngày càng có nhiều cá nhân bán hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử trong khi đó các quy định hiện nay về hóa đơn lại không bao quát hết, nhiều đơn hàng có giá trị lớn nhưng lại không được xuất hóa đơn Bên cạnh đó, đối với TNCT đối với hoạt động cho thuê BĐS, đặc biệt là cho thuê nhà trọ rất khó để tính đúng TNCT, khi chủ nhà trọ không thực hiện lập hợp đồng bằng văn bản có công chứng với người thuê, mà chỉ lập hợp đồng bằng miệng, thanh toán tiền thuê nhà thì lại bằng tiền mặt, do đó để xác định chính xác TNCT là điều cực kỳ khó khăn.

Thứ ba, đối với TN do chuyển nhượng BĐS có được Với nguyên tắc áp giá để xác định TNCT từ chuyển nhượng BĐS hiện nay dựa trên nguyên tắc so sánh giá của CQNN ban hành và giá trị chuyển nhượng mà NNT kê khai, giá trị nào cao hơn sẽ dùng giá đó tính TNCT Chính vì lợi dụng quy định này mà nhiều người dân đã mặc kệ rủi ro, sẵn sàng lập hợp đồng với giá trị chuyển nhượng BĐS rất thấp để nhằm đóng thuế TNCN ở mức thấp nhất có thể Nhưng hợp đồng chuyển nhượng BĐS cũng chỉ là giao dịch dân sự giữa các bên, do đó nếu cả người mua và người bán đồng ý về việc kê khai giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế thì thực sự trong trường hợp này việc vận động NNT kê khai giá chuyển nhượng đúng với thực tế của Chi cục Thuế Quận 5 chỉ mang tính chất “hên xui” bởi tùy thuộc vào tinh thần ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của NNT, còn phía CQT không có một căn cứ pháp lý nào để bắt buộc NNT thực hiện kê khai lại theo đúng giá trị thanh toán thực tế của giao dịch.

Thứ tư, đối với TN từ chuyển nhượng vốn Trong việc xác định giá trị giao dịch, TN từ chuyển nhượng vốn là một vấn đề còn nhiều tranh chấp Mặc dù CQT có thể định giá lại nếu giá trên hợp đồng không phản ánh chính xác thực tế của thị trường, nhưng các quy định về thời gian và căn cứ để ấn định vẫn còn rất mơ hồ.

Các giao dịch chuyển nhượng giá có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp khai báo giá thấp hơn giá thực để trốn thuế Việc kiểm tra, xác minh và thu hồi thuế gian lận trong những trường hợp này thường phức tạp và dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước Thêm vào đó, tình trạng doanh nghiệp kê khai giá chuyển nhượng bằng giá mua ban đầu để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bằng 0 đồng nhằm trốn nghĩa vụ thuế cũng đang là một vấn đề Đối với những trường hợp này, việc tiến hành thanh tra, kiểm tra để xác định chính xác TNDN là rất khó khăn.

Thứ năm, đối với trúng thưởng hiện vật khó xác định giá trị thực tế, đặc biệt là tài sản cần đăng ký quyền sở hữu hay sử dụng như xe máy, ô tô, du thuyền Chẳng hạn, một nhân viên đã may mắn trúng chiếc xe máy Honda Click 125I có thể tích là

Giá tính thuế của xe Click 125I theo giá hóa đơn công ty là 35,8 triệu đồng hoặc theo bảng giá tính lệ phí trước bạ của Bộ Tài chính là 41,4 triệu đồng Sự khác biệt này xuất phát từ việc Thông tư 111/2013/TT-BTC chỉ đề cập tính thuế dựa trên "giá thị trường" nhưng không xác định rõ giá thị trường là bao nhiêu, dẫn đến bất cập trong việc xác định giá thị trường đối với hiện vật như xe ô tô, xe máy khi giá bán giữa các đại lý khác nhau và thay đổi theo thời gian.

Việc này đem lại khó khăn cho cả NNT và các CQT trong việc xác định chính xác số tiền được tính thuế, có thể dẫn tới sự mất mát hoặc thiệt hại của cho cả hai.

2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật tại Quận 5

Thứ nhất, còn nhiều điểm bất hợp lý trong hệ thống pháp luật của đất nước chúng ta Một số quy định vẫn chưa được thống nhất và không hoàn toàn liên kết với nhau như các quy định giữa Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Luật Thuế TNCN về xác định TNCT khi NNT trực tiếp quyết toán thuế với CQT Mặc dù Luật Thuế TNCN đã có nhiều lần chỉnh sửa và bổ sung, cùng với việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm đáp ứng kịp thời các khoảng trống trong hệ thống thuế, nhưng khi thực tế xảy ra lại không có căn cứ pháp lý để đối chiếu, áp dụng thực tiễn vấn đề, các quy định mới ra đời chỉ mang tính chất tình thế, “chữa cháy tạm thời” không sử dụng được trong thời gian dài và tính hiệu quả cũng không cao như mong đợi.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam

Vì sự toàn cầu hóa và nhu cầu công bằng thuế, các quốc gia ngày càng tăng cường việc chú trọng đến thuế TNCN Điều này dẫn đến việc giảm lượng thu về từ thuế quan, trong khi việc áp dụng thuế TNCN được coi là biện pháp công bằng để đảm bảo xã hội Theo xu hướng đó, thuế TNCN ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nguồn thu NSNN của mỗi quốc gia nên việc xác định TNCT của cá nhân càng quan trọng hơn bao giờ hết, có tác động ngay lập tức đến nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận kế hoạch tái cơ cấu hệ thống thuế nhằm tối ưu hóa hoạt động này, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và chiến lược này xoay quanh việc mở rộng cơ sở thuế, huy động nguồn lực một cách hợp lí, và đảm bảo tính nhất quán, công bằng và sự giản dị trong hệ thống thuế.

Tại Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, nhất trí với quan điểm: “Hệ thống chính sách thuế được hoàn thiện, đồng bộ, cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước đảm bảo tính bền vững, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng: mở rộng cơ sở thuế; huy động hợp lý nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đảm bảo tính đồng bộ, công bằng, trung lập của chính sách thuế; đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện Các chính sách thuế chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật về thuế và được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung bảo đảm tính nhất quán về hiệu lực pháp lý giữa các luật thuế và các văn bản pháp luật có liên quan” Như vậy, việc thực hiện sửa đổi các quy định thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng vẫn phải đảm bảo được sự tăng trưởng của NSNN, quan điểm này cho thấy sự đòi hỏi trong công tác xác định TNCT của cá nhân càng phải đảm bảo tính chính xác gần như hoàn hảo Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng chính phủ cũng đã đồng ý với việc “hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế”, cải cách các chính sách thuế trong đó có chú trọng việc cải cách thuế TNCN.

Về định hướng của việc hoàn thiện pháp luật trong xác định TNCT của cá nhân cần:

Thứ nhất, thực hiện thay đổi chính sách thuế trong xác định TNCT:

• Tiếp tục thực hiện rà soát lại các quy định đã ban hành, việc này bao gồm kiểm tra và điều chỉnh các quy định hiện tại, cũng như thêm vào đó là thiết lập những quy định mới để quản lý và thuế hóa các nguồn TN mới Cần giám sát cá nhân có phát sinh TN theo các ngành nghề mới xuất hiện trong xã hội để kịp thời có các quy định để điều chỉnh, quản lý và đưa vào đánh thuế TNCN.

• Cần mở rộng việc áp dụng các nguyên tắc thuế quốc tế cho phạm vi thuế rộng hơn, nhất là trong kinh doanh trực tuyến thương mại điện tử Để phù hợp với xu hướng hội nhập và các cam kết quốc tế.

Thứ hai, cần tăng cường quản lý thuế để xác định và thu thuế từ các nguồn TN, nhất là bằng việc thúc đẩy sử dụng cơ chế “tự kê khai, tự tính và tự nộp” của NNT nhưng phải đảm bảo tính đúng đắn Nghiên cứu và cập nhật thêm các thể chế quản lý thuế TNCN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của CNKD, HKD để đảm bảo pháp luật không bị lỗi thời khi hiện nay càng có nhiều hình thức, mô hình kinh doanh mới ra đời.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Để đồng thời giải quyết những vấn đề hiện tại và bảo đảm công bằng khi xác định TNCT đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh trong các quy định hiện nay nhưng phải tính được khả năng lâu dài có như vậy pháp luật về xác định TNCT mới thực sự khả thi và đạt hiệu quả cao.

- Thứ nhất, cần thống nhất phương pháp tính TNCT của tiền lương, tiền công khi quyết toán Pháp luật về quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng vẫn chưa từng xếp các nguồn TN vãng lai bình quân từ dưới 10 triệu đồng/tháng được miễn chịu thuế TNCN hay thuộc TN không chịu thuế Do đó, đối với các văn bản dưới luật có hướng dẫn liên quan đến việc kê khai và nộp thuế hiện nay nên cần xem xét nhất quán, thống nhất việc xác định nguồn ngắn hạn này nhỏ hơn hoặc bằng mức bình quân 10 triệu đồng/tháng kê khai vào TNCT của cá nhân, không phân biệt cá nhân trực tiếp tự quyết toán thuế hay ủy quyền quyết toán cho đơn vị chi trả TN và là khoản TNCT bắt buộc phải khai chứ không còn là sự lựa chọn “có yêu cầu” hay “không có yêu cầu” như hiện nay Bên cạnh đó, đối với các trường hợp doanh nghiệp đã bỏ trốn hoặc giải thể mà sau khi xác minh vẫn chưa xác định đúng được TNCT thì cần thiết phải có quy định trong việc sử dụng TNCT trên cơ sở nào để tính thuế, tuy nhiên nên áp dụng nguyên tắc TNCT nào cao sẽ sử dụng nhằm hạn chế khả năng thất thoát NSNN, đồng thời cũng loại trừ được khả năng NNT bắt tay với doanh nghiệp để gian lận thuế.

Để quản lý doanh thu hiệu quả, bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền cho các lĩnh vực dịch vụ như mát xa, bida, karaoke, nhà hàng và cả kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Đồng thời, cần cân nhắc điều chỉnh mức doanh thu chịu thuế từ kinh doanh trên 100 triệu/năm để đảm bảo tính công bằng với người nộp thuế từ tiền lương, tiền công.

Nhìn chung, nếu TNCT đối với làm công ăn lương được giảm trừ bản thân là 132 triệu đồng/năm, giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 52,4 triệu đồng/năm thì nên nâng mức DT trong năm thuộc TNCT kinh doanh tối thiểu phải trên 184,4 triệu đồng/năm Đối với các CNKD, HKD cho thuê tài sản là BĐS, đặc biệt là nhà trọ nên bắt buộc việc lập hợp đồng có công chứng để đáp ứng được pháp lý trong tính DT, đây là giải pháp để tránh thất thu thuế mà còn bảo vệ quyền lợi cho người cho thuê lẫn người đi thuê.

- Thứ ba, đối với hành vi lập hợp đồng chuyển nhượng BĐS có giá trị thấp hơn giao dịch thực tế để hạ thấp TNCT Thực tế cho thấy khung giá BĐS theo quy định của UBND hiện nay 05 năm mới điều chỉnh một lần, trong khi BĐS mỗi năm chắc chắn đều tăng Hơn nữa, hợp đồng chuyển nhượng là hợp đồng dân sự do các bên tự thỏa thuận về giá cả, trong khi giá giao dịch thực tế lúc nào cũng phải hơn từ 15 lần so khung giá quy định của UBND chưa kể thời điểm “sốt đất” thì phải hơn từ 30 lần đến40 lần khung giá của UBND Như vậy, để hạn chế tình trạng khai gian, xác định đúngTNCT thì Nhà nước nên quy định chặt chẽ hơn trong vấn đề thẩm định giá BĐS sao cho sát với thực tế, việc điều chỉnh giá BĐS cũng được rút ngắn lại định kỳ hằng năm hoặc cho phép các địa phương tăng theo chu kỳ 06 tháng tùy thuộc vào tình hình diễn biến của thị trường BĐS tại từng địa phương Tăng chế tài xử phạt đối với các cá nhân cố tình khai gian cũng được coi là một giải pháp có thể khắc phục được tình trạng này,nên kèm theo các chế tài như hạn chế các quyền về giao dịch

BĐS cả bên mua và bên bán trong khoảng thời gian nhất định để tạo nên tính răng đe và sự nghiêm minh pháp luật.

-Thứ tư, đối với TNCT nhận được do chuyển nhượng vốn đang gặp bất cập trong việc kê khai giá trị chuyển nhượng bằng giá mua lúc ban đầu để có TNCT bằng 0 đồng, cần quy định cụ thể và chi tiết, rõ ràng về quy trình của ấn định thuế để từ đó ấn định đúng TNCT, những thủ tục cần thiết để thực hiện ấn định và phương pháp được áp dụng để ấn định Đồng thời nên quy định rõ trách nhiệm cả công chức thực hiện ấn định TNCT để nhằm đảm bảo tính khách quan và minh bạch trong công tác ấn định.

-Thứ năm, đối với TNCT của tài sản trúng thưởng là hiện vật thì nên cần ban hành định nghĩa rõ ràng hoặc khái niệm cụ thể về “giá thị trường”, phạm vi áp dụng giá trị của hiện vật được quy đổi theo giá trị của thị trường Trường hợp, hiện vật có giá thay đổi thường xuyên thì phải cần quy định chi tiết thời điểm áp dụng giá trị được quy đổi Hơn nữa, cần có quy định giá được áp dụng do những cơ quan,đơn vị nào ban hành để hạn chế được rủi ro giá được áp dụng do cơ quan, đơn vị ban hành không đúng thẩm quyền hoặc lĩnh vực hoạt động.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Quận 5

Đối với thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công, công chức thuế cần chủ động rà soát tình hình kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp, đặc biệt là kiểm tra việc kê khai tiền lương cho nhân công lao động Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp kê khai không trung thực, cung cấp chứng từ khấu trừ TNCN không chính xác hoặc không cung cấp thông tin chi tiết về tiền lương cho người lao động Nếu không, người nộp thuế có thể kê khai sai tổng TNCN của bản thân và phải chịu xử phạt.

-Thứ hai, đối với quản lý TNCT của CNKD, HKD, Chi cục Thuế Quận nên thống nhất mức khoán cơ sở cho DT phù hợp, hài hòa với quyền, nghĩa vụ nộp thuế giữa các CNKD, HKD trong cùng con đường, phường tương ứng với ngành nghề nhưng vẫn phải thường xuyên khảo sát DT thực tế và có sự tham khảo mức DT khoán của một số địa phương liền kề để đảm bảo tính công bằng trong mức DT khoán, từ đó hạn chế được tư duy chủ quan của công chức quản lý địa bàn Sự phối hợp giữa Chi cục Thuế Quận và các CQNN có liên quan, nhất là Cơ quan Công An địa phương quản lý địa bàn phải liên kết để kiểm soát được việc nhập, xuất hàng, hóa đơn để từ đó có cơ sở thông tin, tài liệu chặt chẽ xác định đúng DT của cá nhân, việc phối hợp này là điều cực kỳ cần thiết và sẽ tạo nên sự minh bạch hơn trong xác định TNCT của cá nhân.

- Thứ ba, đối với vấn nạn kê khai giá chuyển nhượng BĐS không đúng thực tế vẫn đang diễn ra tại địa bàn Quận cần liên hệ để vận động NNT tự giác kê khai lại đúng giá thực tế của BĐS trên tinh thần tự nguyện và tự giác chấp hành luật pháp của NNT, nhưng nếu NNT không hợp tác, vẫn cương quyết không thực hiện khai đúng giá thực thì nên cung cấp thông tin đến các cơ quan điều tra, Văn phòng công chứng hợp đồng để có sự hỗ trợ cùng xử lý triệt để bất cập chứ không đơn thuần chỉ là làm việc với NNT.

- Thứ tư, đối với TNCT từ chuyển nhượng vốn Công tác thanh tra, kiểm tra là cần thiết phải được áp dụng tại trụ sở của NNT trong trường hợp này Với công tác thanh tra, kiểm tra sẽ phát hiện được các dấu hiệu bất thường đối với trường hợp chuyển nhượng vốn ghi nhận giá trị chuyển nhượng vốn góp bằng hoặc thấp hơn với giá mua lúc ban đầu nhờ vào quá trình rà soát các tài liệu từ doanh nghiệp có số vốn góp được chuyển nhượng như biên bản các kỳ họp, sổ sách kế toán doanh nghiệp.

- Thứ năm, giá trị xác định TNCT từ trúng thưởng đối với những bất cập đã phân tích thì doanh nghiệp nên cung cấp cho cá nhân hóa đơn mua sản phẩm trúng thưởng để NNT và CQT xác định TNCT Đối với một số loại hàng hóa đặc biệt như phương tiện giao thông là xe ô tô, mô tô các loại nên ưu tiên áp dụng giá trị quy đổi do các CQNN có thẩm quyền ban hành bởi nó sẽ đảm bảo nguồn thu đúng và đủ, đồng bộ chung cho NNT.

Một số giải pháp khác nên được áp dụng để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xác định TNCT cá nhân như:

- Công tác hỗ trợ NNT cần được quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ trên nhiều phương diện để đảm bảo tinh thần “tự kê khai, tự tính, tự nộp” cho NNT Trong việc hỗ trợ tra cứu các nguồn TN của NNT trong năm thông qua các ứng dụng, chương trình hỗ trợ như: Dịch vụ công quốc gia, Etax mobile, Hóa đơn điện tử TCT,…nhưng vẫn phải chú trọng bí mật dữ liệu thông tin cá nhân của NNT, cần thiết nên thiết kế lại các ứng dựng với giao diện dễ hiểu và dễ thao tác thực hiện các tiện ích mà ứng dụng mang lại cho NNT, hỗ trợ đa ngôn ngữ để phục vụ cho cá nhân không chỉ trong nước mà còn ngoài nước Các CQNN nên phối hợp cùng nhau trong tổ chức các hội nghị đối thoại về thuế định kỳ hằng quý nhằm để giải đáp những thắc mắc về chính sách thuế trong xác định TNCT của cá nhân, việc tiếp xúc trực tiếp với NNT sẽ là giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ những khúc mắc của NNT trên thực tế.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cần được quan tâm và chú trọng hơn Nên đẩy mạnh và có hình thức phù hợp với từng lớp người trong xã hội, chứ không chỉ là tập trung vào một bộ phận hay một tầng lớp dân cư Bên cạnh các phương thức truyền thống như; băng rôn, khẩu hiệu,… thì nên áp dụng việc tuyên truyền trong các chương trình truyền hình để người dân được thấy tình huống rõ ràng và tăng hiểu biết của người dân về quy định trong xác định TNCT của cá nhân.

-NNT cần tự mình tìm hiểu và thu thập thông tin chi tiết về Luật ThuếTNCN để tự xác định đúng TNCT của bản thân Nêu cao tính trung thực và tự giác trong việc khai báo và nộp thuế chính xác, đây không chỉ là trách nhiệm của mỗi người, mà còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội Điều này giúpNhà nước có đủ ngân sách để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế,hạ tầng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn dân Đồng thời, NNT nên có tinh thần chủ động tham gia góp ý trong quá trình xây dựng luật pháp nói chung vàLuật Thuế TNCN nói riêng Ý kiến của NNT là vô cùng quý giá, giúp CQNN xây dựng hệ thống luật thuế phù hợp với thực tiễn từ đó tạo nên hành lang pháp lý có chất lượng, nhất là các quy định trong xác định TNCT Từ đó cũng giúp NNT hiểu đúng hơn về trách nhiệm và vai trò của bản thân trong lĩnh vực thuế.

Ngày đăng: 19/09/2024, 19:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w