Những bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại quận 5 thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN, CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2. Những bất cập tồn tại trong xác định thu nhập chịu thuế TNCN theo pháp luật Việt Nam tại Quận 5

2.2.1. Những bất cập, hạn chế

Trong thời gian triển khai thực hiện công tác quản lý thuế nói chung và công tác xác định TNCT nói riêng đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà NNT lẫn CQT và CQNN hay gặp phải, chưa tìm được hướng xử lý thỏa đáng:

Thứ nhất, đối với TNCT của cá nhân làm công ăn lương còn gặp nhiều trường hợp NNT xác định sai TNCT trong năm khi thực hiện quyết toán, nhất là nhóm cá nhân có nguồn thu từ nhiều nguồn trong năm, đây là nhóm đối tượng rất dễ nhầm lẫn trong việc xác định TNCT. Với lượt nhận hồ sơ quyết toán có số thuế đề nghị hoàn tại Chi cục Thuế Quận 5 hàng năm khá cao nhưng số quyết định hoàn thuế TNCN được ban hành chỉ chiếm 65% so với số hồ sơ được nộp. Nguyên nhân chính chủ yếu là do NNT kê khai sai tổng TNCT trong năm do khi đọc được quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (Nghị định 126/2020/NĐ-CP) có quy định NNT cư trú

trực tiếp khai quyết toán thuế với CQT: “…, trừ các trường hợp sau:…; cá nhân ký

hợp động lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai

các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết

toán thuế đối với phần thu nhập này;...”21 . Một số cá nhân hiểu không rõ nếu trong năm có những nguồn lương ngắn hạn bình quân dưới 10 triệu đồng/tháng đã được khấu trừ với mức thuế suất 10% thì khi thực hiện quyết toán có quyền bỏ các nguồn TN ngắn hạn này nên TNCT kê khai chỉ là phần tiền lương từ nơi làm chính thức có ký hợp đồng lao động dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay khi NNT thuộc trường hợp phải trực tiếp quyết toán với CQT dù là có số thuế đề nghị được hoàn hay có số thuế còn phải nộp trong kỳ thì TNCT kê khai phải bắt buộc là tổng TNCT từ tất cả các đơn vị chi trả TN trong năm, không được loại trừ bất kỳ nguồn lương nào. Ví dụ: Ông A có lương trong năm 2023 tại nơi làm việc là Công ty D là 200 triệu đồng, tổng giảm trừ được tính là 142 triệu đồng (giảm trừ bản thân là 132 triệu đồng, các khoản bảo hiểm xã hội là 10 triệu đồng) Công ty D đã khấu trừ thuế TNCN trong năm là 3 triệu đồng, ngoài ra ông A còn có nguồn lương khác tại Công ty U là 90 triệu đồng đã khấu trừ theo tỷ lệ 10% là 9 triệu đồng. Trường hợp ông A có phát sinh TN từ 02 nơi, do đó hiện nay các công ty từ chối nhận ủy quyền quyết toán thuế của ông A, do tiềm ẩn những rủi ro kèm theo gây nên sự phiền hà cho công ty nên ông A phải trực tiếp thực hiện quyết toán với CQT. Ông A cho rằng mình không có yêu cầu quyết toán đối với phần lương từ Công ty U vì nó là lương ngắn hạn đã được nộp thuế suất 10% và với mức TN 90 triệu đồng thì bình quân tháng ông A chỉ nhận là 7,5 triệu đồng nên ông A có quyền lựa chọn không kê khai phần TN này. Từ đó, khi quyết toán thuế TNCN trực tiếp với CQT thì ông A kê khai TNCT là 200 triệu đồng nên dẫn đến số thuế phải nộp trong kỳ thuế năm 2023 là 2,9 triệu đồng nhưng ông A đã được Công ty D khấu trừ thuế là 3 triệu đồng nên ông A đề nghị hoàn số thuế TNCN đã nộp thừa trong năm 2023 là 100.000 đồng.

Nhưng đối với trường hợp của ông A, khi nộp hồ sơ hoàn thuế

21 Điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;

TNCN, ông A lại nhận được thông báo số thuế TNCN phải nộp là 1,2 triệu đồng, bởi CQT xác định TNCT trong năm 2023 của ông A là 290 triệu đồng (bao gồm cả phần TN từ Công ty D và Công ty U), giảm trừ được tính là 142 triệu đồng, TNTT sẽ là 148 triệu đồng dẫn đến số thuế phát sinh trong kỳ năm 2023 là 13,2 triệu đồng, số tiền thuế đã được khấu trừ trong năm là 12 triệu đồng (3 triệu đồng tại Công ty D và 9 triệu đồng tại Công ty U), do đó số thuế TNCN còn phải nộp là 1,2 triệu đồng.

Theo Luật Thuế TNCT năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và năm 2014 được áp dụng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa quy định đối với các nguồn lương ngắn hạn dù bình quân tháng từ dưới 10 triệu đồng được xếp vào nhóm TN không chịu thuế hay nguồn TN được miễn thuế. Đồng thời, nếu áp dụng quy định trên đối với các trường hợp có nguồn TN càng cao thì sẽ gây thất thu thuế lớn cho NSNN khi hiện nay thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công đang được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần nghĩa là sẽ đánh thuế suất tăng dần theo khung, bậc TN nên TNCT càng cao sẽ áp dụng mức thuế suất càng cao, do đó hiện nay các trường hợp NNT trực tiếp quyết toán với CQT thì TNCT kê khai phải là tổng tất cả tiền lương, tiền công nhận được trong năm.

Bên cạnh đó, Chi cục Thuế Quận cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác minh TNCT từ tiền lương, tiền công của NNT khi số liệu kê khai trên tờ khai quyết toán của đơn vị chi trả TN và số liệu TNCT trên chứng từ khấu trừ thuế TNCN do đơn vị trả TN cấp cho NTT không khớp nhau, đặc biệt khi doanh nghiệp đã chấm dứt hoặc bỏ hoạt động (giải thể hoặc bỏ trốn) trước thời điểm NNT nộp hồ sơ quyết toán thuế. Trong quá trình tiếp nhận và xử lý, Chi cục Thuế Quận đã có văn bản đề nghị phối hợp, xác minh về tổng TNCT của NNT gửi CQT quản lý đơn vị chi trả TN và các Ngân hàng thương mại nơi NNT đăng ký tài khoản thanh toán để thực hiện sao kê tài khoản của NNT. Tuy nhiên, khi đối chiếu các dữ liệu theo phúc đáp của CQT quản lý đơn vị chi trả TN, thông tin sao kê tài khoản Ngân hàng của NNT và số liệu trên chứng từ khấu trừ thuế được cấp thì lại không trùng khớp với nhau về tổng TNCT, bởi có một số khoản như chi phí claim, chi phí dịch vụ,…được chuyển

vào tài khoản cho người lao động hàng tháng nhưng đơn vị chi trả TN không thực hiện cấp chứng từ khấu trừ và người lao động cũng không có hồ sơ chứng minh các khoản này là các khoản được chi trả hộ cho doanh nghiệp, chẳng hạn như thanh toán hóa đơn ăn uống khi gặp khách hàng. Đối với các trường hợp này rất khó khăn trong việc xác định TNCT của NNT và mất rất nhiều thời gian cho việc thanh tra, kiểm tra.

Thứ hai, đối với TNCT của kinh doanh. Theo tác giả, với mức xác định DT trên 100 triệu đồng thì phải đi nộp thuế thì chưa đản bảo được sự công bằng khi so sánh với TNCT của nhóm cá nhân làm công ăn lương. Bởi hiện nay, nhóm cá nhân có TN bởi tiền lương, tiền công thì được tính các khoản như “giảm trừ bản

thân của cá nhân là 132 triệu đồng” cho cả năm khi xác định TNTT, chưa kể đến22 nếu cá nhân có nuôi dưỡng người phụ thuộc và đóng các quỹ bảo hiểm xã hội, đóng góp các quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học thì còn được tính giảm cho các khoản này, nên khi cá nhân có mức TNCT từ làm công ăn lương trong năm từ dưới 132 triệu đồng đã được xác định chắc chắn là không phải nộp thuế. Nhưng với TNCT trong kinh doanh lại không được tính như vậy, DT trong năm trên 100 triệu đồng thì đã phải đi nộp thuế. Vậy thực tế là chưa thỏa đáng vì thực chất cá nhân cũng phải dùng sức lao động của chính bản thân mình để thực hiện sản xuất kinh doanh tạo ra được sản phẩm, dịch vụ. Đây chính là một điểm bất cập cần được xem xét và sửa đổi để cân đối tính công bằng trong việc đánh thuế TNCN.

Bên cạnh đó, tính đến thời điểm 31/12/2023, Quận có 11.659 CNKD và HKD hoạt động trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên, số CNKD, HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai chỉ chiếm khoản từ 5-7%, còn lại hơn 93% là CNKD và HKD đều theo phương pháp khoán DT. Đối với thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai phải là CNKD, HKD có quy mô lớn và đủ điều kiện thực hiện lập sổ sách kế toán do đó trên thực tế hầu như các CNKD và HKD hiện nay trên địa bàn Quận 5 đều nộp thuế theo phương pháp khoán là chủ yếu bởi các CNKD, HKD có

22 Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 02/06/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân;

quy mô nhỏ, lẻ và vốn đăng ký kinh doanh chỉ dao động từ vài chục triệu đồng, nhiều CNKD và HKD không có đủ kiến thức trọng việc ghi chép lại hóa đơn, chứng từ, lập sổ kế toán, nếu thuê người để làm việc này thì lại mất đi một khoản tiền, trong khi quy mô kinh doanh của CNKD, HKD đã nhỏ. Cũng chính vì vậy, mà rất nhiều bất cập xung quanh việc tính TNCT của CNKD, HKD, bởi CQT khó ấn định được chính xác DT khoán và việc khoán DT này gần như mang tính chủ quan của công chức thuế quản lý, một số ngành nghề như dịch vụ nhà hàng, bida, karaoke, mát xa đáp ứng đủ điều kiện xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền nhưng lại không thực hiện bởi hiện nay luật cũng không ép buộc, chỉ mang tính “khuyến khích”. Việc xác định mức DT khoán trở nên không có cơ sở chắc chắn bởi nó cũng chỉ dựa trên DT dự tính của CNKD, HKD kê khai cùng với mức DT bình quân của các CNKD, HKD cùng mặt hàng, cùng ngành nghề hay dịch vụ trong cùng địa bàn Quận mà công chức thuế xác định. Hơn nữa, để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về DT là điều không thể bởi hoạt động kinh doanh của NNT không ổn định, lượng khách cũng không ổn định, công chức thuế không thể ngồi tại cơ sở kinh doanh để đếm số lượng khách ra vào mỗi ngày, mỗi khách khi đến sẽ thanh toán bao nhiêu tiền. Cùng với đó, dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ như hiệu nay, khi kinh tế số dần trở thành xu hướng và mua sắm trực tuyến đang chiếm lĩnh thị trường thì ngày càng có nhiều cá nhân bán hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử trong khi đó các quy định hiện nay về hóa đơn lại không bao quát hết, nhiều đơn hàng có giá trị lớn nhưng lại không được xuất hóa đơn. Bên cạnh đó, đối với TNCT đối với hoạt động cho thuê BĐS, đặc biệt là cho thuê nhà trọ rất khó để tính đúng TNCT, khi chủ nhà trọ không thực hiện lập hợp đồng bằng văn bản có công chứng với người thuê, mà chỉ lập hợp đồng bằng miệng, thanh toán tiền thuê nhà thì lại bằng tiền mặt, do đó để xác định chính xác TNCT là điều cực kỳ khó khăn.

Thứ ba, đối với TN do chuyển nhượng BĐS có được. Với nguyên tắc áp giá để xác định TNCT từ chuyển nhượng BĐS hiện nay dựa trên nguyên tắc so sánh giá của CQNN ban hành và giá trị chuyển nhượng mà NNT kê khai, giá trị nào cao

hơn sẽ dùng giá đó tính TNCT. Chính vì lợi dụng quy định này mà nhiều người dân đã mặc kệ rủi ro, sẵn sàng lập hợp đồng với giá trị chuyển nhượng BĐS rất thấp để nhằm đóng thuế TNCN ở mức thấp nhất có thể. Nhưng hợp đồng chuyển nhượng BĐS cũng chỉ là giao dịch dân sự giữa các bên, do đó nếu cả người mua và người bán đồng ý về việc kê khai giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế thì thực sự trong trường hợp này việc vận động NNT kê khai giá chuyển nhượng đúng với thực tế của Chi cục Thuế Quận 5 chỉ mang tính chất “hên xui” bởi tùy thuộc vào tinh thần ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của NNT, còn phía CQT không có một căn cứ pháp lý nào để bắt buộc NNT thực hiện kê khai lại theo đúng giá trị thanh toán thực tế của giao dịch.

Thứ tư, đối với TN từ chuyển nhượng vốn. Trong việc xác định giá trị giao dịch, TN từ chuyển nhượng vốn là một vấn đề còn nhiều tranh chấp. Mặc dù CQT có thể định giá lại nếu giá trên hợp đồng không phản ánh chính xác thực tế của thị trường, nhưng các quy định về thời gian và căn cứ để ấn định vẫn còn rất mơ hồ.

Dẫn đến việc NNT và doanh nghiệp có cơ hội khai báo giá thấp hơn thực tế để trốn thuế. Trong các tình huống này, việc kiểm tra, xác minh và thu hồi thuế gian lận rất phức tạp và có thể dẫn đến mất số thu cho NSNN. Đồng thời hiện nay, có một bất cập là NNT và các doanh nghiệp thường kê khai giá chuyển nhượng bằng với giá mua lúc ban đầu để khi xác định TNCT bằng 0 đồng nhằm lẫn tránh nghĩa vụ về thuế. Đối với các trường hợp này, thật sự rất khó khăn để tiến hành thanh tra, kiểm tra xác minh để xác định chính xác TNCT.

Thứ năm, đối với trúng thưởng hiện vật khó xác định giá trị thực tế, đặc biệt là tài sản cần đăng ký quyền sở hữu hay sử dụng như xe máy, ô tô, du thuyền. Chẳng hạn, một nhân viên đã may mắn trúng chiếc xe máy Honda Click 125I có thể tích là

124,88 cm3 từ phía công ty, với hóa đơn giá trị gia tăng lúc công ty mua xe là 45,8 triệu đồng. Nếu công ty quyết định nộp thuế thay cho khách hàng, TNCT sẽ được tính dựa trên giá trị hóa đơn mua xe là 35,8 triệu đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp nhân viên tự khai thuế, CQT sẽ tính toán dựa trên bảng giá tính LPTB của chiếc

xe này, căn cứ vào Quyết định 2353/QĐ-BTC ngày 31/10/2023 của Bộ tài chính về Ban hành Bảng giá tính LPTB đối với ô tô, xe máy quy định kiểu loại xe Click 125I,

thể tích là việc 124,88 cm3 có giá là 41,4 triệu đồng, TNCT chỉ còn 31,4 triệu đồng. Sự khác biệt này bắt nguồn từ điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC chỉ đề cập đến tính thuế dựa trên “giá thị trường”, nhưng không xác định rõ giá nào được coi là giá thị trường. Bất cập xảy ra đối với các loại hiện vật như xe mô tô, xe ô tô các loại thì giá nào được xác định là giá thị trường, khi các cửa hàng, đại lý đều có mức giá bán chênh lệch nhau như hiện nay và mức giá bán còn được thay đổi theo mùa, theo ngày.

Việc này đem lại khó khăn cho cả NNT và các CQT trong việc xác định chính xác số tiền được tính thuế, có thể dẫn tới sự mất mát hoặc thiệt hại của cho cả hai.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại quận 5 thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w