Xác định thu nhập chịu thuế thu nhâp cá nhân theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại quận 5 thành phố hồ chí minh (Trang 23 - 35)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1.2. Quy định của pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

1.2.2. Xác định thu nhập chịu thuế thu nhâp cá nhân theo pháp luật Việt Nam

NNT có các nguồn TN thuộc đối tượng chịu thuế TNCN thì đương nhiên sẽ xác định được TNCT nhưng TNCT sẽ được xác định tùy thuộc vào bản chất và đặc điểm của nguồn TN mà có những cách tính khác nhau và áp dụng mức thuế suất khác nhau để xác định được số thuế TNCN phải nộp. Do đó, khi NNT có TN từ nguồn nào sẽ xác định TNCT theo từng nguồn đó và thực hiệp áp mức thuế suất quy định, không có việc cộng dồn tất cả các TN có được sau đó tính TNCT một lần.

Để xác định cụ thể về các khoản TNCT theo từng loại TN nhận được cần căn cứ vào quy định tại Luật Thuế TNCN năm 2007 được bổ sung, sửa đổi vào năm 2012 và năm 2014, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (Thông tư 111/2013/TT-BTC),

Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về thuế số 71/2014/

QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thu hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế (Thông tư 92/2015/TT-BTC) và Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Thông tư 40/2021/TT-BTC). Đây là các văn bản đã quy định chi tiết việc xác định các khoản TN thuộc đối tượng chịu thuế TNCN.

-Đối với các khoản TNCT từ kinh doanh:

Đối tượng nộp thuế TNCN từ kinh doanh là cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nên thường được gọi là CNKD và HKD. Phần TN kiếm từ các hoạt động này sẽ phải chịu thuế nên khoản DT và các nguồn thu khác liên quan đến hoạt động kinh doanh sẽ trở thành TNCT của CNKD, HKD.

Việc xác định TNCT từ kinh doanh của cá nhân dù cư trú hay không cư trú được xác định là tương tự như nhau.

Để xác định TNCT, ta tính tổng DT sau khi khấu trừ các khoản chi phí được quy định bởi luật. Những khoản chi phí có thể được khấu trừ bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lao động và tài sản cố định, chi phí quảng cáo. Ví dụ: Một HKD sẽ có tổng TN là 2 tỷ đồng vào năm 2023. Số tiền được khấu trừ là 1 tỷ đồng cho các khoản chi phí. Do đó, tổng TNCT của HKD này là 1 tỷ đồng.

Việc xác định DT của CNKD, HKD phải dựa trên phương pháp kê khai thuế mà CNKD, HKD đã áp dung:

+ Đối với phương pháp khoán thuế:

DT để chịu thuế TNCN được xác định là toàn bộ DT từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của CNKD, HKD ở một mức cố định trong kỳ tính thuế dựa trên

bảng kê khai của chủ kinh doanh và sự thẩm định điều tra thực tế của các đội thuế phường. Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, mặt hàng hóa mà CNKD, HKD lựa chọn và vị trí địa điểm kinh doanh, cơ quan thuế (CQT) sẽ xây dựng mức DT bình quân của cùng một ngành nghề hay cùng một loại hàng hóa trên trong cùng khu vực địa lý, từ đó làm cơ sở để khoán DT cho CNKD, HKD mỗi năm. Nếu việc kinh doanh không được trọn năm thì DT cũng được căn cứ vào thời gian kinh doanh thực tế mà khoán. Trường hợp nếu có sử dụng kèm theo hóa đơn của CQT thì DT được xác định là DT khoán và DT của các hóa đơn. Ví dụ, ông C là HKD dịch vụ ăn uống là cơm tấm được cấp giấy phép và bắt đầu kinh doanh từ tháng 8/2023 và dự kiến DT khoán của ông C đến hết năm 2023 là 60 triệu đồng, bình quân DT mỗi tháng được tính là 12 triệu đồng thì DT trọn một năm được dự tính là 144 triệu đồng nhưng ông C chỉ hoạt động từ tháng 8/2023 nên số DT để tính TNCT của ông C chính là DT khoán theo số tháng thực tế từ thời điểm bắt đầu kinh doanh là 60 triệu đồng.

+ Đối với phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh:

DT để chịu thuế được xác định là DT mà cá nhân có theo phát sinh từng lần, nó không có tính ổn định, không được lặp đi lặp lại hoặc chỉ theo mùa vụ như trường hợp kinh doanh trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử hay hợp đồng thực hiện dự án. Ví dụ, trong năm 2023, Ông B thực hiện được hợp đồng may đồng phục cho Công ty C vào tháng 03/2023 với số tiền 80 triệu đồng, đến tháng 8/2023 ông C thực hiện hợp đồng may túi cho Công ty S với số tiền 65 triệu đồng, vậy TNCT của ông C được tính là 145 triệu đồng, DT đối với phương pháp này thường là sự thỏa thuận giữa các bên nên không có khung mức để quy đổi DT bởi các hoạt động kinh doanh này thường cũng không tương tự nhau. Việc cho phép cá nhân kê khai thuế theo từng lần phát sinh cũng là một hình thức kiểm soát TNCT của cá nhân bởi phương pháp này sẽ đảm bảo tính đúng và đủ trong việc xác định TNCT.

+ Phương pháp tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản:

“Cho thuê tài sản” là một hoạt động đặc thù được hiểu là khi người sở hữu cho phép một bên khác sử dụng tài sản của mình trong thời gian nhất định và

nhận lại một khoản tiền theo thỏa thuận tương ứng với thời gian đã cho bên khác sử dụng. Tài sản cho thuê có thể là BĐS hoặc máy móc, phương tiện giao thông hoặc tài sản khác. DT chính là TNCT bao gồm tiền thuê và các khoản phí khác như tiền phạt hay bồi thường theo từng hợp đồng thuê. Tuy nhiên, nếu việc thanh toán tiền thuê cho nhiều năm thì TNCT được xác định là số tiền thuê được trả một lần, việc này vô tình tạo nên áp lực cho NNT khi số tiền thuế phải nộp quá lớn. Xác định TNCT đối với hoạt động này khá toàn diện, rõ ràng nhưng đôi khi cũng gặp không ít trở ngại bởi việc chứng minh tính hợp pháp của các khoản thu ngoài tiền thuê dẫn đến xác định TNCT trở nên phức tạp.

+ Phương pháp tính thuế đối với cá nhân trực tiếp làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp hay còn được coi là “đại lý thương mại”. “Đại lý thương mại” là việc bên giao đại lý cho phép bên đại lý nhân danh mình thực hiện mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ đến khách hàng để hưởng thù lao. Chính vì vậy mà thù lao trong trường hợp này được xác định là TNCT nhưng cách thức xác định TNCT này chỉ áp dụng cho cá nhân ký hợp đồng bán đúng giá. Tuy nhiên, việc “bán đúng giá”

hiện nay rất khó đảm bảo bởi khả năng cạnh tranh của thị trường. Nên đối với nhóm chủ thể này, TNCT vẫn được xác định chính là DT gồm “tổng số tiền hoa hồng, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thu khác mà cá

nhân nhận được” 10 từ doanh nghiệp.

Đối với TN của cá nhân nhận được do kinh doanh phải tính tổng trên 100 triệu đồng/năm thì mới thuộc đối tượng của TNCT, bất kể kinh doanh ngành nghề hay dịch vụ nào. Vì theo khoản 2 Điều 4 của Thông tư 40/2021/TT-BTC đã đề cập nếu CNKD, HKD có DT từ dưới 100 triệu đồng/năm thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế TNCN. Tóm lại, nếu CNKD, HKD có DT trên 100 triệu đồng/năm thì DT này thuộc TNCT, nếu có DT từ dưới 100 triệu đồng kể cả trường hợp CNKD, HKD vừa mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc ngừng, nghỉ kinh

10 Nguyễn Công Quốc Dũng (Năm 2021), Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh và hộ cá nhân kinh doanh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật – Đại học Huế;

doanh dẫn đến kinh doanh không trọn năm thì vẫn thuộc trường hợp không phải nộp thuế TNCN nên DT này được tính không là TNCT.

- Đối với các khoản TNCT từ tiền lương, tiền công:

Cá nhân làm công ăn lương phải thực hiện quyết toán thuế TNCN từ tiền lương, tiền công hằng năm. Do đó, việc xác định TNCT đối với cá nhân làm công ăn lương là điều quan trọng, bởi thuế TNCN từ nguồn thu này mang tính ổn định và là khoản đóng góp tỷ trọng lớn cho NSNN. TNCT được tính dựa trên tất cả các khoản tiền lương, tiền công hay có bản chất tương tự như lương, tiền công mà người lao động nhận được kể cả bằng tiền hay không bằng tiền trong kỳ tính thuế.

Trên thực tế, TNCT từ tiền công, tiền lương của NNT cư trú được xác định là tổng tất cả các khoản tiền mà NNT nhận được trong năm. Ví dụ, công ty M trả lương tháng 12/2022 cho người lao động là ông A vào ngày 08/01/2023 là 30 triệu đồng, đồng thời tính đến hết ngày 31/12/2023 ông A cũng nhận được lương từ tháng 01 đến tháng 10 với số tiền là 20 triệu đồng/tháng, tương đương 200 triệu đồng. Như vậy, TNCT năm 2023 của ông A là 230 triệu đồng.

Thêm một lưu ý là “tổng tất cả các khoản tiền” nghĩa là không có sự phân biệt nơi chi trả TN bao gồm những nguồn nhận được từ các cơ quan, tổ chức chi trả cả ở nước ngoài. Chẳng hạn, từ tháng 1/2023 đến tháng 8/2023, ông P làm việc tại công ty Z với tổng số tiền lương nhận được là 100 triệu đồng. Đến tháng 10/2023, ông P nhận được tiền lương từ công ty K là 35 triệu đồng. Sau đó, từ tháng 11/2023 đến tháng 12/2023, ông P nhận được tiền lương từ công ty E là 50 triệu đồng. Như vậy, TNCT kỳ thuế 2023 của ông P được tính khi thực hiện quyết toán thuế TNCN chính là tổng các nguồn tiền nhận được là 185 triệu đồng.

Đối với những người lao động không cư trú, TNCT được tính toán dựa trên mỗi khoản tiền họ nhận tại Việt Nam. Vì thế, họ cần phải khai báo và nộp thuế cho mỗi lần nhận, không được tổng hợp lại và chỉ khai báo một lần giống như cá nhân trú ngụ. Quy định này được đặt ra nhằm hạn chế được rủi ro trong việc thất thoát

nguồn thu NSNN bởi trước khi trả tiền cho người lao động bên sử dụng lao động buộc phải khấu trừ trước phần tiền thuế TNCN của người lao động.

Việc quy định cụ thể và chi tiết các khoản TN mà phải chịu thuế tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế TNCN năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã góp phần tích cực trong việc kê khai quyết toán thuế hằng năm. Tuy nhiên, nếu cá nhân có nhiều nguồn TN từ nhiều đơn vị chi trả khác nhau, trong đó có cả ký hợp đồng lao động chính thức và lao động ngắn hạn không ký kết hợp đồng thì khi thực hiện trực tiếp quyết toán thuế với CQT, luật lại vẫn chưa có quy định cụ thể về trường hợp những nguồn TN ngắn hạn bình quân trong năm dưới 10 triệu đồng/tháng mà đã được khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% có phải kê khai hay không dẫn đến nhiều bất cập trong việc xác định đúng số thuế TNCT phải nộp, khiến cho NSNN mất đi một khoản thu khá lớn.

-Đối với các khoản TNCT từ đầu tư vốn:

Cá nhân góp vốn vào tổ chức với mong muốn sinh lời và nhận được các khoản tiền hoặc không bằng tiền mang tính lợi nhuận hoặc lợi ích vật chất được sản sinh ra từ việc đầu tư được xem là TNCT từ đầu tư vốn. Ví dụ như vốn ban đầu bà Q góp vào công ty TNHH V là 8 tỷ, qua 4 năm hoạt động công ty giải thể và bà Q nhận về 11 tỷ khi chia vốn, phần vốn tăng thêm của bà Q là 3 tỷ và đó chính là TN của việc đầu tư vốn mà bà Q sẽ phải chịu thuế TNCN.

Tuy nhiên, đối với cá nhân không cư trú, TNCT chỉ được tính là tổng TN nhận được từ đầu tư vốn vào các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. TNCT được xác định theo từng lần phát sinh, nghĩa là cá nhân phải khai báo và nộp thuế ngay khi nhận được.

- Đối với các khoản TNCT từ chuyển nhượng vốn:

TNCT trong trường hợp này được tính theo từng lần chuyển nhượng mà xác định cụ thể TNCT là bao nhiêu để tính toán số thuế đóng vào NSNN.

+ TNCT từ chuyển nhượng vốn góp:

Các nguồn TN sau đây được xác định là đối tượng của TNCT từ chuyển nhượng vốn: “Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong các công ty (bao gồm cả

công ty TNHH một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh,

hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức khác”11.

Cá nhân là NNT cư trú thì TNCT được xác định là giá bán (giá chuyển nhượng) trừ cho giá mua phần góp vốn và các khoản chi phí hợp lý có liên quan.

Nếu không xác định được giá mua và các khoản chi phí có liên quan thì TNCT dùng để tính thuế chính là giá bán. Ví dụ, ông E góp số vốn là 2,2 tỷ đồng và trở thành thành viên góp vốn của công ty TNHH F từ năm 2020. Đến năm 2023, ông E muốn rút vốn khỏi công ty và bán lại phần vốn này cho ông H với giá là 3 tỷ đồng.

Như vậy, giá bán phần vốn góp 3 tỷ đồng của ông E chính là TN đối với chuyển nhượng vốn góp. Với trường hợp này, TNCT của ông E tại thời điểm phát sinh là ngày 20/10/2023 sẽ được tính là 800 triệu đồng.

Từ cách thức tính TNCT từ chuyển nhượng vốn có thể thấy nếu sự chêch lệch giữa giá mua và giá bán càng cao thì TNCT cũng sẽ càng lớn đồng nghĩa với số thuế mà NNT phải nộp càng lớn, ngược lại nếu sự chênh lệch này thấp đi thì TNCT sẽ nhỏ tương ứng số thuế TNCN mà NNT nộp cũng sẽ nhỏ theo.

TNCT đối với chuyển nhượng vốn góp căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng nhưng hợp đồng này cũng được xem là một dạng hợp đồng dân sự được lập trên các thỏa thuận được sự đồng ý của cả bên mua và bên bán không có bất kỳ bên nào được quyền can thiệp vào hợp đồng này. Do đó, giá chuyển nhượng hay giá thanh toán trên hợp đồng hoàn toàn do hai bên tự quyết định, nên chắc chắn việc ghi nhận trên hợp đồng có giá bằng hay thấp hơn giá mua lúc ban đầu là quyền lựa chọn của hai bên.

+ TNCT từ chuyển nhượng chứng khoán:

Riêng đối với chuyển nhượng đối tượng là chứng khoán, TNCT được xác định là giá bán (giá chuyển nhượng) chứng khoán theo từng lần được bán, không quan tâm chúng từng được mua với giá bao nhiêu, cao hơn giá trị đã bán hay thấp hơn giá trị đã bán. Cụ thể, được hiểu là mỗi lần bán một lượng của một mã chứng khoán, TNCT được tính trên giá trị giao dịch của lượng chứng khoán đó tại thời điểm

11 Điểm a Khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;

bán. Nếu là chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì giá bán được tính là giá của thời điểm khớp lệnh bán hoặc giá thỏa thuận trong phiên giao dịch, nếu là chứng khoán không được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì gián bán được tính theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Ví dụ, ngày 23/04/2023, ông G bán 200 cổ phiếu mã chứng khoán VFS với giá bán tại thời điểm khớp lệch là 18.000 đồng và bán 500 cổ phiếu mã chứng khoán CAV với giá bán tại thời điểm khớp lệnh là 70.000 đồng. Như vậy, TNCT của ông A sẽ được tính theo từng lần bán gồm TNCT từ bán mã chứng khoán VFS là 3,6 triệu đồng và TNCT từ mã chứng khoán CAV là 35 triệu đồng. Cho dù trong cùng một ngày cùng một phiên giao dịch thì NNT thực hiện việc bán nhiều loại chứng khoán, nhiều mã chứng khoán và nhiều lần bán thì TNCT cũng sẽ được tính theo từng lần bán tương ứng với từng loại, từng mã, số lượng chứ không được cộng dồn. Mỗi lần bán được coi là một giao dịch độc lập và sẽ tính số tiền thuế TNCN phải nộp tương ứng nên TNCT cũng vì thế mà được xác định độc lập theo từng lần bán.

-Đối với TNCT từ trúng thưởng:

Đối với trúng thưởng thì TNCT cũng chính là TNTT từ việc trúng thưởng. TNCT của cá nhân là NNT (bao gồm cư trú hay không cư trú) được xác định là khoản TN của giá trị giải thưởng trừ đi 10 triệu đồng theo từng lần được trúng thưởng và không bị ảnh hưởng vào số lần nhận tiền thưởng.

Xác định TNCT một vài trò chơi có thưởng được xác định:

+ Đối với sổ xố, TNCT được xác định là giá trị giải thưởng trừ đi 10 triệu đồng của mỗi tấm vé mà cá nhân trúng giải. Như vậy, cho dù cá nhân trúng thưởng được nhiều tấm vé số của cùng 01 ngày, kết quả xổ số và cho dù có cùng công ty hay khác công ty thì TNCT vẫn được tính là giá trị của giải thưởng trên mức 10 triệu đồng của mỗi tấm vé không trừ cho khoản phí nào, kể cả số tiền bỏ ra mua vé số hay giá mua của tấm vé số trúng thưởng;

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại quận 5 thành phố hồ chí minh (Trang 23 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w