1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận môn lý luận về quyền nhân thân đề bài lý luận và pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Không ai có thể lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi íchcủa nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” BLDS năm 1995 đã góp phần làm ổn định các

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP TIỂU LUẬNMÔN: LÝ LUẬN VỀ QUYỀN NHÂN THÂN

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 3

I Lý luận chung về quyền của cá nhân đối với hình ảnh 3

1.1 Khái niệm quyền nhân thân 3

1.2 Khái niệm quyền hình ảnh của cá nhân 4

II Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền hình ảnh của cá nhân tại Việt Nam hiện nay 6

III Một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân vàđề xuất hoàn thiện 7

3.1 Một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân 7

3.2 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về quyền hình ảnh và bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân 9

KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, chính sách mở rộng hội nhập kinh tế của Đảng và nhànước ta đã làm cho đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể Xã hội càng phát triển, nhucầu của con người càng tăng lên, không chỉ dừng lại ở những nhu cầu vật chất mà còn lànhững nhu cầu cao hơn về tinh thần Ngay từ khi ra đời Nhà nước ta đã công nhận và bảovệ quyền và lợi ích của công dân Điều này đã được ghi nhận trong bản Hiến pháp đầutiên của nước ta là Hiến pháp năm 1946, tại thời điểm này hiến pháp đã khẳng định quyềnlàm chủ và các quyền cơ bản của nhân dân ta Sau này trong các bản Hiến pháp tiếp theolần lượt là hiến pháp 1959, hiến pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổsung năm 2001 Nội dung các hiến pháp đã quy định các quyền cơ bản của công dân, saunày đã được phát triển và mở rộng thành chế định quyền và nghĩa vụ của công dân Trongcác quyền của công dân thì không thể không nhắc đến “Quyền cá nhân về hình ảnh”

Tuy nhiên việc sử dụng và bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân như thế nào là mộttrong những vấn đề nóng hổi và nhức nhối đặc biệt trong xu thế bùng nổ của Internet và

mạng xã hội như hiện nay Để làm rõ hơn vấn đề này, tôi xin chọn đề tài: “Lý luận và

pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh” để nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ

hơn về quyền hình ảnh và các cách thức bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân trong bốicảnh hội nhập và phát triển của Việt Nam hiện nay

Trang 4

NỘI DUNGI Lý luận chung về quyền của cá nhân đối với hình ảnh 1.1 Khái niệm quyền nhân thân

Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần củacá nhân được pháp luật thừa nhân và bảo vệ Trong lịch sử lập pháp của nước ta nóichung và pháp luật dân sự nói riêng, thuật ngữ quyền nhân thân được ra đời khá muộn.BLDS năm 1995 là văn bản pháp lí lần đầu tiên đề cập đến quyền nhân thân, đánh dấumột mốc quan trọng trong quá trình hiện thực hóa quyền con người Lần đầu tiên pháp

luật Việt Nam xác định rằng: “Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền

với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác Không ai có thể lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi íchcủa nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

BLDS năm 1995 đã góp phần làm ổn định các quan hệ dân sự nói chung, quan hệnhân thân nói riêng, các chủ thể có được công cụ pháp lý hữu hiệu bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của mình, đồng thời cũng đặt nền móng đầu tiên cho các Bộ luật Dân sự saunày kế thừa và phát triển các quy định của quyền nhân thân và quyền hình ảnh thêm chặtchẽ và phù hợp với thực tiễn hơn

BLDS năm 2015 quy định về quyền nhân thân như sau:

“Điều 25 Quyền nhân thân

Trang 5

1 Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền vớimỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liênquan quy định khác.

2 Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân củangười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồngý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của ngườibị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thànhniên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý củacha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luậtkhác có liên quan quy định khác.”

Theo đó, quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyểngiao cho người khác, quyền nhân thân có các đặc điểm như sau:

- Quyền nhân thân luôn gắn với một cá nhân xác định, không được phép chuyểngiao cho người khác

- Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền Về cơ bản, chủ thể của quyềnnhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất Nhữnglợi ích vật chất mà chủ thể được hưởng là do giá trị tinh thần mang lại

- Quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp lý mà chúngđược xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật

Trang 6

- Quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối Các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọnggiá trị nhân thân được bảo vệ.

1.2 Khái niệm quyền hình ảnh của cá nhân

Quyền về hình ảnh của cá nhân được quy định tại điều 32 BLDS 2015 như sau:

“Điều 32 Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1 Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù laocho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2 Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý củangười có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hộithảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác màkhông làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3 Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnhcó quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại vàáp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

So với quy định tại Điều 31 BLDS năm 2005, quy định về quyền của cá nhân đốivới hình ảnh trong BLDS năm 2015 có nhiều điểm mới, theo đó, nhà làm luật đã xây

Trang 7

dựng cơ chế bảo vệ chặt chẽ hơn về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, nghĩalà, khi sử dụng hình ảnh của một ai đó, yêu cầu phải có được sự chấp thuận của người cóhình ảnh được sử dụng và phải trả thù lao nếu có phát sinh lợi nhuận Việc sử dụng hìnhảnh trong trường hợp không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diệntheo pháp luật của họ chỉ áp dụng với trường hợp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộngđồng hoặc trong các hoạt động công khai công cộng, như: hội nghị, hội thảo, hoạt độngthi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hạiđến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.Ngoài ra, luật cho phép người bịxâm phạm yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, tổ chức, cá nhân có liênquan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh và bồi thường thiệt hại, kể cảvới trường hợp sử dụng trái phép cho mục đích phi lợi nhuận.

Quy định như trên, được xem là phù hợp với xu hướng luật pháp quốc tế cũng nhưvăn hóa của người Việt, khích lệ các hành xử nhân văn, nhân ái trong xã hội và bảo vệ tốthơn quyền đối với hình ảnh của công dân và bảo đảm tính khách quan, có trách nhiệmhơn của các cơ quan báo chí, của cộng đồng mạng xã hội

Hành vi phát tán hình ảnh của cá nhân xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín củangười đó Hành vi này thực hiện bằng cách khi có được hình ảnh của một người nào đó,nhất là hình ảnh thuộc về đời sống riêng tư của cá nhân, hình ảnh có tính chất “nhạy cảm”có thể xuất phát từ động cơ thiếu trong sáng do tư thù hoặc bất kỳ lí do nào họ đã đăng tảitrên các phương tiện thông tin, tạo hiệu ứng lan truyền nhanh trong cộng đồng, nhằm mụcđích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh hoặc chỉ để “trêu đùa”;

Trang 8

“khoe khoang” mà không có dụng ý xấu Và theo quy định của pháp luật, người thực hiệnhành vi đó phải chịu trách nhiệm.

Xâm phạm hình ảnh cá nhân còn được thể hiện thông qua việc một số các cơ quanbáo chí công bố những hình ảnh được cá nhân thực hiện bảo mật Hoạt động của báo chíđã xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân, sử dụng hình ảnh xâm phạmbí mật cá nhân, đời sống riêng tư Hành vi này biểu hiện ở việc cá nhân bị phát tán nhữngbức hình, cảnh quay riêng tư, nó thuộc đời sống sinh hoạt riêng tư của một người hoặcmặc dù là những hình ảnh bình thường nhưng cá nhân thực hiện vào việc bảo mật nhữngbức ảnh đó thì việc công bố phát tán những búc ảnh cảnh quay đó, hành vi này là xâmphạm tới bí mật cá nhân, đời sống riêng tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luậtbảo vệ

II Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền hình ảnh của cá nhân tại Việt Nam hiện nay

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, việc xâm phạm quyền hình ảnhcủa cá nhân cũng diễn ra cực kỳ phức tạp và gây nhiều thiệt hại cho cá nhân bị xâm phạmcũng như toàn xã hội Thông thường việc xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân diễn ratheo các cách thức sau:

- Sử dụng hình ảnh của người khác với mục đích thương mại không được sự đồngý của chủ thể có hình ảnh để kinh doanh thương mại: Thường dưới hình thức sử dụnghình ảnh của những người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm hàng hóa của họ, tuy nhiênviệc sử dụng hình ảnh của họ lại không xin phép người có hình ảnh Những vụ việc viphạm về hình ảnh của cá nhân như vậy trên thục tế diễn ra rất nhiều Vào tháng 11/2008,

Trang 9

người mẫu Nguyễn Kim Tiên tiến hành khởi kiện công ty Organon về việc sử dụng hìnhảnh của cô mà chưa được sự cho phép để quảng cáo thuốc ngừa thai Meralon.

- Phát tán hình ảnh của cá nhân xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngườiđó: Hành vi này thực hiện bằng cách là khi có được hình ảnh của một người, mà hình ảnhđó thuộc về đời sống riêng tư của cá nhân, hình ảnh thuộc loại “nhạy cảm” vì tư thù hoặcbất kỳ lý do nào đó họ đã tung lên mạng hoặc những phương tiện thông tin khác nhữnghình ảnh bị pháp luật nghiêm cấm lan truyền, nhằm mục đích bôi xấu danh dự nhân phẩmuy tín của một người những hành vi này cũng thường xảy ra đối với những người nổitiếng Thực tiễn có những vụ việc như sau: Vào ngày 10/11/2013, loạt ảnh được cho làcủa ca sỹ Ailee đăng tải trên AllKpop – trang tin giải trí Hàn Quốc bằng tiếng anh Cácbức ảnh ngay lập tức được truyền tải nhanh chóng trên mạng, trở thành đề tài bàn tán xônxao Điều tra ra đó là do bạn trai cô làm, những hình ảnh đó chụp khi cô tham gia cuộc thituyển người mẫu của một hang đồ lót nổi tiếng ban tổ chức yêu cầu người tham dự gửiảnh khỏa thân để duyệt Lúc đó là cô bị lừa và lo lắng và kể mọi chuyện cho bạn trai vàđã gửi ảnh đó cho anh ta Vào tháng 11/2011, hàng loạt các hình ảnh khỏa thân của hoahậu Ngọc Trinh được phát tán trên mạng gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của hoahậu

- Hoạt động báo chí đã xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân:Sử dụng hình ảnh xâm phạm bí mật đời tư Hành vi này trên thực tiễn được biểu hiện ởviệc cá nhân bị phát tán những bức hình, cảnh quay riêng tư, nó thuộc đời sống sinh hoạtriêng tư của một người mặc dù là những hình ảnh bình thường nhưng cá nhân thực hiệnbảo mật những hình ảnh đó thì việc công bố những bức hình, cảnh quay đó, hành vi này

Trang 10

đã xâm phạm tới bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.Nhũng hình ảnh mang tính bí mật riêng tư của cá nhân và việc giữu bí mật những hìnhảnh riêng tư đó được pháp luật bảo vệ thì việc sử dụng những hình ảnh đó mà chưa đượcsự cho phép của chủ sở hữu hình ảnh đó là việc xâm phạm bí mật đời tư.

III Một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân vàđề xuất hoàn thiện

3.1 Một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân

Từ thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân về hình ảnh của cánhân trên đây chúng ta thấy rằng: Khi áp dụng vào trong thực tế thì có một số vấn đề đặtra sau đây:

Một là, về việc quy định các biện pháp tự bảo vệ khi bị xâm phạm quyền hình ảnh

Như chúng ta đã biết, trách nhiệm bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh không chỉ làtrách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà nó còn là trách nhiệm của ngaychính bản thân họ cũng cần phải tự bảo vệ quyền nhân thân về hình ảnh của mình Điều25 BLDS năm 2015 đã quy định các biện pháp bảo vệ cần thiết khi quyền nhân thân bịxâm phạm như: Xin lỗi, cải chính công khai, tự mình cải chính, tự mình yêu cầu người cóhành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, tự yêu cầu người có hành vi vi phạmphải bồi thường thiệt hại BLDS năm 2015 quy định người bị xâm phạm quyền nhân thâncó quyền tự bảo vệ có tác dụng giúp các cá nhân này kịp thời ngăn chặn và khắc phụcthiệt hại không đáng có xảy ra Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp này trên thực tế thìkhông khả thi vì không có các văn bản liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự bảo

Trang 11

vệ quyền cá nhân về hình ảnh trên thực tế Do đó, dẫn đến việc khi có vi phạm xảy ra chủthể bị xâm phạm rất lúng túng trong vấn đề xử lý.

Hai là, về chủ thể có thẩm quyền giải quyết

Tại Khoản 2, khoản 3 Điều 25 BLDS năm 2015 chỉ quy định khi quyền nhân thâncủa cá nhân bị xâm phạm thì người có quyền được phép yêu cầu cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền bảo vệ thông qua việc buộc người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vivi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại Vậy, khi chúng ta áp dụng quyđịnh này vào trường hợp quyền hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm thì cá nhân bị xâmphạm có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức bảo vệ nhưng cơ quan, tổ chức nào có thẩmquyền này thì chưa được BLDS năm 2015 cũng như các văn bản pháp luật liên quan quyđịnh Dẫn đến việc mỗi khi có vi phạm diễn ra thì cá nhân bị vi phạm khá lúng túng trongviệc nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền Hơn nữa trong thực tế lâu nay việc sử dụng“ảnh chùa” đã trở thành thói quen của mọi người Thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thứccủa mỗi người dân, mỗi khi sử dụng hình ảnh thì chúng ta không để ý xem người trongbức ảnh là ai, một khi có xung đột xảy ra mà không thỏa thuận được thì tòa án sẽ là cơquan giải quyết vấn đề này nhưng luật áp dụng để xử nội dung các vụ việc về hình ảnh lạilà một vấn đề đang bỏ ngỏ?

Ba là, quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ

Tại Điều 31 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh củamình Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợpngười đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha,mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường

Trang 12

hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác Nghiêmcấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín củangười có hình ảnh.

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giải thích cụ thể như thế nào gọi là “lợi ích nhànước, lợi ích công cộng” Nếu đưa hình ảnh công khai của một giám đốc cố ý làm tráiquy điều lệ công ty hay hình ảnh của tên kẻ trộm nhưng chưa bị phát giác thì có được coilà vì lợi ích nhà nước, vì lợi ích công cộng không? Còn nếu không xin phép mà đã chụpảnh trong trường hợp trên nếu viện dẫn luật Dân sự là sẽ bị kiện Nếu xảy ra kiện thì tòaán sẽ rất khó giải quyết vấn đề này Mặt khác pháp luật quy định ở điều luật trên mới chỉdừng lại ở quy định chung chung như: trừ trường hợp pháp luật quy định khác, nhưngpháp luật quy định khác ở đây được hiểu như thế nào? đang là một vấn đề đặt ra hiện nay

Bốn là, vấn đề quy định việc sử dụng hình ảnh phải xin phép trong trường hợpchụp ảnh tập thể.

Theo nội dung của Điều 31 BLDS năm 2015 thì trước khi chụp ảnh phải xin phép,nhưng khi chụp toàn quang cảnh lễ hội, tập hợp các cá nhân nếu cũng phải xin phép từngcá nhân một là một điều rất khó Hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể vềviệc “sử dụng hình ảnh” không phải xin phép

Năm là, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyềncá nhân về hình ảnh gây ra.

Hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dohành vi vi phạm quyền cá nhân về hình ảnh gây ra Vì thực tế hiện nay các vụ kiện vềhình ảnh cá nhân đã được tòa án thụ lý và giải quyết ở Việt Nam là tương đối ít Chủ yếu

Ngày đăng: 19/09/2024, 17:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w