1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN MÔN LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực từ năm 2017 đến nay

31 4 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực từ năm 2017 đến nay
Tác giả Bạch Ngọc Hiếu
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Thúy Hiền
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 448,12 KB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ --- TIỂU LUẬN MÔN LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực từ năm 2

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

-

TIỂU LUẬN MÔN

LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung dưới góc nhìn của

Chủ nghĩa Hiện thực từ năm 2017 đến nay

Giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Thị Thúy Hiền

Họ và tên: Bạch Ngọc Hiếu

Lớp tín chỉ: QT53010_K42_1

Mã sinh viên : 2256140014

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ CẠNH TRANH……… 5

1 Định nghĩa về Chủ nghĩa Hiện thực:………5

2 Định nghĩa về sự cạnh tranh: ………8

TIỂU KẾT……… …………9

CHƯƠNG II: CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG TỪ NĂM 2017 ĐẾN NAY DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC… 10

1 Quá trình cạnh tranh Mỹ - Trung từ 2017 đến nay: ……… 10

2 Quá trình cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung từ năm 2017 đến nay dưới góc nhìn Chủ nghĩa Hiện thực:……… ….13

2.1 Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung từ năm 2017 đến năm 2020:…….13

2.2 Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung từ năm 2021 đến nay:………16

TIỂU KẾT……….18

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG THÁCH THỨC VÀ XU HƯỚNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG……… 19

1 Những thách thức của cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung hiện nay:… 19

2 Xu hướng cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung trong tương lai:…………23

TIỂU KẾT……….26

KẾT LUẬN………27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….29

Trang 3

MỞ ĐẦU

1, Lý do chọn đề tài:

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa lúc bây giờ, chúng ta đều chắc

chắn rằng thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn được biết đến với tên “Cách mạng công nghiệp 4.0”) Điều này cũng dẫn đến sự cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là các quốc gia phát triển, có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế (Anh, Mĩ, Trung Quốc,

Nga,…) Càng về sau, vai trò của công nghệ ngày càng đạt được ảnh hưởng lớn trong trật tự toàn cầu đang biến động mạnh mẽ Năm 2017, tổng thống Mĩ

Donald Trump chính thức tuyên bố khởi động cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và điều này dường như đã làm cho độ căng thẳng giữa hai quốc gia quốc gia lớn là Mĩ và Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh chiến lược, công nghệ ngày cành trở thành đấu trường gay gắt và là trọng tâm của sự đỉnh điểm Cạnh tranh công nghệ của hai quốc gia cũng leo thang những năm sau đó, sau lời tuyên bố chính thức của tổng thống Mĩ Donald Trump đồng thời các vấn đề liên quan đến công nghệ: sở hữu trí tuệ, hợp tác công nghệ được đặt lên ưu tiên hàng đầu của hai quốc gia Như vậy, ta thấy được rằng, những ngành công nghệ then chốt còn là những lĩnh vực thể hiện rất rõ chiến lược và diễn biến của cạnh tranh công nghệ giữa hai nước Các ngành công nghệ then chốt bao gồm: AI (Trí tuệ nhân tạo), chất bán dẫn, điện toán lượng tử và các thiết bị mạng viễn thông Về phía Trung Quốc, Trung Quốc đã có kế hoạch phát triển công nghệ được đưa ra từ năm 2015 (MIC 2025) với chiến lược thực hiện trong

10 năm nhằm mục đích chuyển nền kinh tế Trung Quốc sang các lĩnh vực sản xuất có giá trị cao hơn để nâng vị thế quốc gia trở thành đối thủ lớn trong lĩnh vực sản xuất tiêu vốn do các nước công nghiệp phát triển thống trị Còn về phía

Mỹ, do có sự lo ngại với mục tiêu phát triển của Trung Quốc, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ nêu ra nhận định MIC 2025 là mối đe dọa lớn với an ninh

và kinh tế Mỹ Sự can thiệp của Mỹ chủ yếu làm cản trở các doanh nghiệp

Trang 4

Trung Quốc tiếp cận công nghệ lõi của Mĩ Như vậy, cả hai quốc gia đều có những chiến lược tổng thể và các phương hướng, các bước đi rõ ràng nhằm cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ

B, Nhiệm vụ nghiên cứu:

-Nghiên cứu cơ sở lý luận của chủ nghĩa Hiện thực và sự cạnh tranh

-Nghiên cứu các diễn biến cũng như quá trình của cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung từ 2017 đến nay

-Đưa ra đánh giá về những thách thức trong cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung trong thời điểm hiện tại và tương lai

3, Đối tượng nghiên cứu:

-Bài tiểu luận nghiên cứu về sự cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung kể từ năm

2017 đến nay

4, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

A, Cơ sở lý luận:

-Bài tiểu luận vận dụng cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lenin, Chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa Hiện thực

Trang 5

B, Phương pháp nghiên cứu:

*Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp bao gồm:

-Phương pháp phân tích – tổng hợp

-Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

-Phương pháp liệt kê, phương pháp logic và phương pháp so sánh

5, Kết cấu tiểu luận:

-Bài tiểu luận bao gồm 3 chương, 6 tiết và 2 tiểu tiết

Trang 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ

CẠNH TRANH

1, Định nghĩa về Chủ nghĩa Hiện thực:

*Chủ nghĩa Hiện thực (Realism) là một trong bốn trường phái quan trọng nhất

và cũng là trường phái lâu đời nhất trong lý thuyết quan hệ quốc tế Sự phát triển của chủ nghĩa Hiện thực được chia ra làm ba thời kì: Thời kì đầu tiên kéo dài từ thời cổ đại đến trước Chiến tranh Thế Giới II với sự xuất hiện của các quan điểm đầu tiên của các học giả như Nicollo Machiavelli, Thucydides Thời

kì thứ hai kéo dài từ Chiến tranh Thế Giới II cho đến những năm 70 của thế kỉ

XX Đây là thời kì phát triển hơn so với thời kì đầu tiên của chủ nghĩa Hiện thực với các cá nhân ưu tú như Edward Carr và Hans Morgenthau Thời kì thứ

ba, bắt đầu từ năm 1979 đến nay, cùng với sự ra đời của Chủ nghĩa Hiện thực Mới với đại diện là Kenneth Waltz Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cơ sở lý luận của chủ nghĩa Hiện thực Mới mới được củng cố, bổ sung thêm các luận điểm của các biến thể như Chủ nghĩa Hiện thực Tấn công và Chủ nghĩa hiện thực Phòng thủ

*Cơ sở lý luận và các luận điểm chính của Chũ nghĩa Hiện thực được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định Bởi vì quan tâm hàng đầu của chủ nghĩa Hiện thực chính là các nhân tố quyết định hành vi và quan hệ giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế, các luận điểm của chủ nghĩa này bao gồm môi trường, vai trò chủ thể cơ bản của quốc gia, bản chất con người, chủ nghĩa duy vật, lịch sử chiến tranh và xung đột từ góc nhìn thực tiễn, hệ thống quốc tế Để đưa ra so sánh với các chủ nghĩa khác, chẳng hạn như chủ nghĩa Tự

do, chủ nghĩa này lại cực kì nhấn mạnh khóa cạnh ích kỉ và tiêu cực của bản chất con người

Trang 7

*Cụ thể hơn, các cơ sở lý luận của chủ nghĩa Hiện thực có thể đi vào sâu hơn với từng quan niệm như sau:

Một, môi trường quan hệ quốc tế đối với chủ nghĩa Hiện thực là môi trường

“vô chính phủ”, thể hiện tình trạng không có quyền hành hay chính phủ siêu quốc gia nào trên quốc gia và môi trường “vô chính phủ” được chủ nghĩa cho là bất biến Đó là vì không có quốc gia nào lại muốn chủ quyền của chính quốc gia mình bị chi phối, bị thế lực bên ngoài can thiệp

Hai, chủ nghĩa Hiện thực xem chủ thể quốc gia – dân tộc như chủ thể quan hệ

quốc tế cơ bản và quan trọng nhất Chủ thể này có đặc điểm là chủ thể đơn nhất

và có lý trí trong quan hệ với bên ngoài

Ba, chủ nghĩa này có cái nhìn tương đối bi quan về bản chất con người: cho

rằng con người có hai đặc cách cơ bản đó là ích kỉ và thực lợi Hai đặc tính này được chủ nghĩa Hiện thực coi là đặc tính nổi trội trong quan hệ quốc tế đối với con người

Bốn, nhận thức luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Hiện thực được xây

dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật Chủ nghĩa này cho rằng các yếu

tố khách quan như môi trường “vô chính phủ”, hệ thống quốc tế,… chi phối đến

sự tính toán và hành vi của con người trong quan hệ quốc tế Bên cạnh đó, chủ nghĩa này còn dựa vào cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Hành vi để biến chúng thành của mình

Năm, nguồn gốc của chủ nghĩa này là lịch sử đầy rẫy chiến tranh và xung đột

bởi vì nền móng của Chủ nghĩa Hiện thực được dựng lên trong bối cảnh chiến tranh và xung đột Chủ nghĩa Hiện thực cho rằng Chiến tranh và xung đột là bản chất của quan hệ quốc tế

Sáu, Chủ nghĩa Hiện thực Mới đã có sự bổ sung về yếu tố bên ngoài tác động

đến quan hệ quốc tế Kenneth Waltz, một đại biểu tiêu biểu của Chủ nghĩa Hiện

Trang 8

thực Mới, cho rằng cấu trúc chính trị của hệ thống bao gồm ba yếu tố: Nguyên tắc trật tự (1), đặc điểm của các phần tử (2) và sự phân bố các năng lực (3) *Thông qua các quan niệm, cơ sở trên, từ đó hình thành các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Hiện thực về quan hệ quốc tế như sau:

Thứ nhất, môi trường “vô chính phủ” quy định tình trạng xung đột giữa các

quốc gia, luôn cạnh tranh với nhau nên các quốc gia phải luôn nâng cao an ninh

quốc gia để đảm bảo sự an toàn của quốc gia mình Thứ hai, các quốc gia phải

tự lực trong môi trường “vô chính phủ” bởi vì đặc tính ích kỉ tự lợi của các quốc gia và điều này đồng nghĩa với lợi ích quốc gia luôn được đặt lên ưu tiên hàng

đầu Thứ ba, quốc gia cần có quyền lực trong quan hệ quốc tế và quyền lực vừa

là mục đích, vừa là phương tiện của quốc gia Thứ tư, mọi quốc gia đều theo

đuổi quyền lực trong quan hệ quốc tế và từ đó có “cuộc đấu tranh vì quyền lực”

và đây là cuộc đấu tranh không thể tránh khỏi do nằm trong trò chơi tổng số

bằng 0 (Zero Sum Game) và sự tồn tại của tình trạng lưỡng nan về an ninh Thứ năm, quan hệ quyền lực luôn biến động và điều này sẽ dễ dàng dẫn đến chiến

tranh và xung đột, hòa bình chỉ đơn giản là tình trạng không xảy ra chiến tranh

nhưng không đồng nghĩa với việc chấm dứt xung đột Thứ sáu, hợp tác trong

quan hệ quốc tế tương đối được chủ nghĩa Hiện thực xem như là hiện tượng bên ngoài, có hai yếu tố cản trở đến sự hợp tác ổn định, lâu dài là việc hướng đến lợi

ích tương đối và quan ngại về sự không thành thật của các quốc gia khác Thứ bảy, quyền lực còn được dùng để xem xét, giải thích nhiều hiện tượng trong

quan hệ quốc tế, có thể hiểu rằng nghiên cứu về Chủ nghĩa Hiện thực cũng

chính là nhìn quan hệ quốc tế dưới lăng kính quyền lực Thứ tám, lực lượng

quân sự là thành tố quyền lực quan trọng nhất bởi vì quân sự kể cả trong thời kì hòa bình vẫn có tác dụng răn đe, gây áp lực cho các quốc gia,… điều này phục

vụ với mục đích không chỉ nhằm đảm bảo an ninh mà còn có thể giành quyền

lực lớn hơn Thứ chín, chiến tranh và xung đột vì quyền lực được hạn chế thông

qua việc thiết lập sự cân bằng về quyền lực và điều này giúp đem lại sự ổn định

Trang 9

và trật tự lâu dài trong quan hệ quốc tế Thứ mười, chính trị là lĩnh vực tất yếu

trong đời sống quốc tế, chi phối các lĩnh vực khác, các hoạt động trong lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa,… đều phục vụ cho mục tiêu quyền lực chính trị

thông qua việc nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia Thứ mười một, hệ thống

quốc tế cũng chi phối quan hệ quốc tế bên cạnh quyền lực và có rất nhiều dạng

hệ thống quốc tế tác động tới quan hệ quốc tế Thứ mười hai, dưới góc nhìn của

chủ nghĩa Hiện thực, trật tự thế giới được xây dựng theo nhiều mô hình khác nhau nhưng các mô hình này đều dựa trên mức độ tập trung quyền lực quốc gia

trong so sánh với nhau

2, Định nghĩa về cạnh tranh công nghệ:

A, Cạnh tranh vốn là cụm từ vốn đã xuất hiện từ lâu và có rất nhiều định nghĩa

cho cụm từ này Dưới đây là khái niệm điển hình:

-Theo Nguyễn Thành Long: “Cạnh tranh (compete) có nguồn gốc latin: competere, nghĩa là tham gia đua tranh với nhau (Neufeldt, 1996) Cạnh tranh cũng có nghĩa là nỗ lực hành động để thành công hơn, đạt kết quả tốt hơn người đang có hành động như mình Do đó, sự cạnh tranh (competition) là sự kiện, trong đó, cá nhân hay tổ chức tranh nhau để đạt thành quả mà không phải mọi người đều giành được (Wehmeier, 2000)” (1)

Như vậy, định nghĩa của cạnh tranh chính là sự tham gia để tranh đua của các

cá nhân, tổ chức để đạt được kết quả, hành động tốt hơn mà không phải chủ thể nào cũng đạt được, giành được

B, Định nghĩa về công nghệ:

Trong thời kì đổi mới, công nghệ luôn là một chủ đề nổi bật trên trường quốc

tế hiện nay

Trang 10

Theo Nguyễn Phước Lộc, công nghệ là sự cụ thể hóa, là phương pháp các

thức cụ thể để giải quyết hoặc hiện thực hóa vấn đề cụ thể gắn với nhu cầu cụ thể của con người(14)

Như vậy, tôi hiểu rằng công nghệ là sự cụ thể hóa các vấn đề phục vụ chon hu

cầu cụ thể của con người., là những phương pháp thực hiện hóa mục đích của con người

Qua đây, cạnh tranh công nghệ được hiểu như là sự tham gia, tranh đua của các cá nhân hoặc tổ chức để đạt được kết quả, hành động tốt hơn so với các chủ thể chưa thể đạt được bằng cách hiện thực hóa những vấn đề gắn với nhu cầu của con người

TIỂU KẾT Chương đầu tiên của bài tiểu luận đã làm rõ về những vấn đề cơ sở lý luận

của chủ nghĩa Hiện thực và cạnh tranh Cạnh tranh công nghệ Mỹ Trung đã thể hiện rất rõ những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Hiên thực Bên cạnh đó, khái niệm cạnh tranh cũng được nhìn thấy vô cùng rõ trong sự đối đầu trong lĩnh vực công nghệ giữa hai quốc gia lớn là Mỹ và Trung Quốc

Trang 11

CHƯƠNG II: CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG TỪ NĂM

2017 ĐẾN NAY DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

1, Quá trình cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung từ năm 2017 đến nay:

*Năm 2017, tổng thống Mỹ Donlad Trump chính thức tuyên bố khởi động

cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự,… và lĩnh vực công nghệ cũng không phải là ngoại lệ Những năm sau, cuộc chiến công nghệ giữa hai quốc gia leo thang với tốc độ nhanh chóng và kể

từ đó, Mỹ và Trung Quốc cũng công khai xem nhau là đối thủ cạnh tranh Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2017, Mỹ coi năng lực công nghệ của Trung

Quốc là một mối đe dọa đến Mỹ với kế hoạch MIC 2025(2) Vì thế, Mỹ đã cáo

buộc Trung Quốc với vấn đề bắt buộc, tạo sức ép với các công ty nước ngoài tham gia với các công ty trong nước mình truy cập, từ đó sử dụng hay thậm chí

là sap chép, đánh cắp công nghệ của các quốc gia khác Đến cuối năm, Mỹ đã

có bốn lần ngăn chặn các nỗ lực đầu tư của Trung Quốc theo sự dẫn dắt của Ủy ban Đầu tư nước ngoài Mỹ (CFIUS) với mục đích không cho phép các công ty của Trung Quốc sao chép hoặc lấy đi, đánh cắp ý tưởng, phát minh công nghệ

Mỹ đi cùng với nguy cơ bị thâu tóm

*Năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã kí ban hành Đạo luật Hiện đại

hóa việc phê duyệt các rủi ro trong đầu tư nước ngoài (FIRRMA), từ đó trao thêm quyền lực cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài Mỹ (CFIUS) Không chỉ vậy,

Mỹ còn ra lệnh trừng phạt tập đoàn Huawei, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đồng thời cấm các công ty; tập đoàn công nghệ của quốc gia mình bán linh kiện và công nghệ cho tập đoàn ZTE của Trung Quốc hay tập đoàn sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc SMIC cũng bị hạn chế mua công nghệ

Trang 12

Mỹ Trong năm này, Chủ tích nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã phát

biểu: “Trung Quốc phải kiên định con đường tự cường trong bối cảnh chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng trong thế giới hiện nay” (3) Sau khi Huawei bị ra lệnh cấm, Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ ngành sản

xuất chip trong nước với chính sách thuận lơị đồng thời tập trung vào việc đạt được khả năng tự cung cấp chất bán dẫn cho lĩnh vực công nghệ của nước nhà

*Năm 2019, một lần nữa, Donal Trump, Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh với

mục đích nhằm ngăn chặn các thiết bị của tập đoàn Huawei thâm nhập hệ thống viễn thông của Mỹ Chính vì vậy mà Huawei đã bị đưa vào danh sách đen của

Bộ Thương mãi Mỹ, đồng thời cũng bị công ty Google đình chỉ một số mảng kinh doanh với tập đoàn này có liên quan đến công việc chuyển giao các sản phẩm như phần cứng, phần mềm và chỉ có những sản phẩm, thiết bị được bảo

vệ bởi giấy phép nguồn mở là ngoại lệ Điều này lại chính là “cú sốc” lớn đối với tập đoàn công nghệ của Trung Quốc Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt, cấm của Mỹ lại không ảnh hưởng quá nhiều đến Huawei với mức doanh thu kỉ lục 858,8 tỉ nhân dân tệ và tập đoàn này cũng tiết lộ đang phát triển hệ điều hành có tên HarmonyOS nhằm thay thế các hệ điều hành phổ biến trên toàn thế giới, điển hình là Google và Android Vào tháng 10 cùng năm, Bộ Thương mại Mỹ

đã đưa thêm 28 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách đen do Bắc Kinh bị cáo buộc vi phạm nhân quyền với tộc người Duy Ngô Nhĩ

*Năm 2020, Donald Trump kết thúc nhiệm kì, joe Biden trở thành tân tổng

thống Mỹ Chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump là chuyển một phần công đoạn sản xuất ra khỏi Trung Quốc Hãng chip Intel chi tối đa

100 tỷ USD cho khu phức hợp sản xuất chip lớn nhất thế giới tại Ohio nhằm khôi phục vị thế thông trị của Intel trên thị trường chip Để tăng cường hoạt động sản xuất bán dẫn tại Mỹ, chính quyền Mỹ thúc giục Quốc hội thông qua gói trợ cấp 52 tỷ USD cho ngành bán dẫn và 45 tỷ USD củng cố chuỗi cung ứng cho các sản phẩm công nghệ cao và mới được ban hành luật bởi Tổng thông

Trang 13

Jose Biden(4) Joe Biden tiếp tục xử phạt các công ty, tập đoàn công nghệ

Trung Quốc thông qua nhiều hình thức khác nhau Đây cũng là năm đầu tiên mà

Mỹ ngăn chặn được sự hợp tác giữa các công ty Trung Quốc và của nước mình khi đưa công ty của Trung quốc vào “danh sách thực thể”, thu hẹp không gian hợp tác Về doanh số, Mỹ đã xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của quốc gia mình sang cho Trung Quốc với doanh thu là 30,672 tỷ USD, năng lực sản xuất chất bán dẫn toàn cầu tương đương với 12%

*Năm 2021, cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều thông qua “Đạo luật cạnh

tranh và đổi mới Hoa Kỳ năm 2021” cùng với dự kiến những khoản đầu tư kỷ lục cho các công nghệ mới nổi của Mỹ Tháng 2 cùng năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triển khai “Liên minh dân chủ công nghệ” với mục tiêu thiết lập các quy tắc và chuẩn mực cho việc sử dụng công nghệ đồng thời ngăn chặn “các quốc gia độc tài” thống trị toàn cầu Sau đó, trong cuộc họp G7, Mỹ đã dẫn đầu cuộc khởi động sáng kiến có tên “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (B3W) nhằm chống lại ảnh hưởng ở nước ngoài của “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” (DSR) của Trung Quốc, thu hẹp phạm vi xâm nhập của các thiết bị kỹ thuật số Trung quốc ra trường quốc tế Doanh số chất bán dẫn của Mỹ tại Trung Quốc tương đương với 11,8 tỷ USD, chiếm 35% doanh số bán chất bán dẫn của Mỹ trên toàn cầu Còn riêng Trung Quốc, quốc gia này đã thông qua Đạo luật

chống trừng phạt nước ngoài, qua đó dựng lên nền tảng pháp lý để đáp trả các đòn trường phạt

*Năm 2022, Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua “Đạo luật cạnh tranh Hoa

Kỳ năm 2022” với mục tiêu nhằm tập trung, nâng cao sự phát triển của khoa học công nghệ nước nhà, tăng cường chuỗi cung ứng trong nước và tăng kinh phí cho công nghệ tiên tiến cùng với nghiên cứu khoa học, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia mình Bên cạnh đó, Hạ viện và Thượng viện cũng

đã thông qua “Đạo luật Chip và Khoa học” với dự kiến đầu tư với ngân sách 52,7 tỉ đô để chuẩn bị cho dự án quỹ CHIPS, một dự án nhằm kích thích nghiên

Trang 14

cứu và phát triển chất bán dẫn tại quốc gia mình Còn về phía Trung Quốc, quốc gia này đã có 36 công ty bị đưa vào “Danh sách thực thể” của Mỹ Tuy nhiên, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình còn khẳng định, thế giới “đủ lớn” để

Mỹ và Trung Quốc cùng tồn tại và phát triển thịnh vượng; nhấn mạnh rằng hai nước nên hình thành nhận thức đúng đắn về các chính sách đối nội, đối ngoại và các ý định chiến lược của nhau Trung Quốc “không tìm cách thay đổi trật tự quốc tế hiện có hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Mỹ và không có ý định

thách thức hoặc thay thế Mỹ”(5)

*Năm 2023, Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung diễn ra vô cùng gay gắt, đi

vào tình trạng chưa bao giờ thấy trong những năm về trước Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp, hình thức nhằm giữ ưu thế, vị thế

về khoa học công nghệ Vào ngày 9/8, Joe Biden đã ký Sắc lệnh ngăn chặn nguồn vốn và chuyên môn của Mỹ nhằm vận dụng phát triển công nghệ hỗ trợ quá trình hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ đã

sử dụng các chính sách khuyến khích thuế để giải phóng các doanh nghiệp Mỹ khỏi chuỗi cung ứng Trung Quốc, từ đó tăng cường sản xuất chất bán dẫn của quốc gia mình Về phía Trung quốc, để đáp trả vấn đề này, Trung Quốc một mặt kêu gọi Mỹ gở bỏ các lệnh trừng phạt, biện pháp kiểm soát càng sớm càng tốt; mặt khác, áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đối với kim loại và khoáng sản hiếm trong sản xuất máy tính và pin, ví dụ như gallium và germanium Lệnh hạn chế này đã trực tiếp ảnh hưởng đến một số ngành công nghệ cao của Mỹ, từ đó tăng thêm sức nặng trong cạnh tranh công nghệ của hai quốc gia này

2, Quá trình cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung từ năm 2017 đến nay dưới góc nhìn Chủ nghĩa Hiện thực:

2.1, Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung từ năm 2017 đến năm 2020:

Trang 15

*Chủ nghĩa Hiện thực nhấn mạnh rằng: các quốc gia phải tự lực trong môi

trường “vô chính phủ” bởi vì đặc tính ích kỉ tự lợi của các quốc gia và điều này đồng nghĩa với lợi ích quốc gia luôn được đặt lên ưu tiên hàng đầu Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung trong giai đoạn này đã thể hiện rất rõ điều đó:

-Năm 2017, với sự lo ngại về việc Trung Quốc sẽ vượt qua mình và trở thành

quốc gia đứng đầu thế giới, Mỹ đã tuyên bố khởi động cạnh tranh chiến lược công nghệ với Trung Quốc Trung Quốc đã có chiến lượng phát triển khoa học công nghệ từ những thập niên trước và tiếp tục được thúc đẩy với kế hoạch MIC

2025 (Made in China 2025) với tham vọng thống trị những ngành công nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới, công khai các mục tiêu trực tiếp tạo ra thách

thức với Mỹ Chính vì vậy, Mỹ cũng đã khởi động chiến lược mang tên Made in America (Sản xuất tại Mỹ) để cạnh tranh với Trung Quốc Bên cạnh đó, Mỹ

cũng đã bắt đầu chiến lược “tách rời” khỏi hệ thống công nghệ của Trung Quốc

-Vào năm 2018, cả hai quốc gia đều có mức đầu tư khổng lồ: Mỹ đầu tư 484 tỷ

USD vào nghiên cứu và phát triển (R&D), chiếm 25% R&D toàn cầu; Trung Quốc đầu tư 443 tỷ USD, tương đương với 22% R&D toàn cầu Vì mức GDP của Trung Quốc luôn duy trì ở mức 2%, Mỹ phải có hành động để luôn đứng trước Trung Quốc về công nghệ, duy trì trạng thái có ưu thế hơn so với Trung Quốc về công nghệ Tuy tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen, Mỹ vẫn tiếp tục đưa ra các lệnh cấm chặt chẽ và có sức răn

đe hơn, chẳng hạn cấm các công ty của quốc gia mình bán linh kiện và các thiết

bị công nghệ cho tập đoàn ZTE của Trung Quốc Tuy nhiên, điều này lại không ảnh hưởng quá nhiều đến Trung Quốc với con đường phát triển trong lĩnh vực khoa học – công nghệ của riêng mình trên con đường tự cường

Như vậy, nhằm kiềm chế, làm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc đồng thời duy trì vị thế siêu vượt trội của mình, Mỹ đã mở cuộc cạnh tranh công nghệ nhắm vào Trung Quốc Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không hề để yên mà vạch

ra những bước đi phát triển vượt bậc với mục đích “soán ngôi” cường quốc số

Ngày đăng: 07/05/2024, 11:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w