1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nội dung nghiên cứu giải quyết tranh chấp về đầu tư quốc tế phán quyết icsid số arb 03 16

44 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết tranh chấp về đầu tư quốc tế Phán quyết ICSID số ARB/03/16
Tác giả Trần Thị Mai Hồng, Nguyễn Thanh Phúc, Trịnh Minh Hiển, Hồ Thanh Nhân, Trần Gia Lạp, Lê Anh Khánh Dương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Phượng An
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 5,14 MB

Cấu trúc

  • 1. KHÁI QUÁT TRANH CHẤP (5)
    • 1.1. Đương sự (5)
    • 1.2. Tình tiết vụ việc (5)
    • 1.3. Cơ quan giải quyết tranh chấp (8)
    • 1.4. Quá trình đàm phán và tố tụng (8)
    • 1.5. Vấn đề pháp lý đặt ra (10)
    • 1.6. Văn bản pháp lý (11)
  • 2. PHÁP LUẬT ÁP DỤNG (12)
  • 3. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP (12)
  • 4. TRUẤT HỮU TÀI SẢN (17)
    • 4.1. Lập luận của Nguyên đơn (17)
    • 4.2. Lập luận của Bị đơn (0)
    • 4.3. Quan điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp (23)
  • 5. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG (28)
    • 5.1. Bồi thường thiệt hại (28)
      • 5.1.1. Yêu cầu của Nguyên đơn (28)
      • 5.1.2. Quan điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp (29)
    • 5.2. Chi phí tố tụng (35)
      • 5.2.1. Yêu cầu của Nguyên đơn (35)
      • 5.2.2. Yêu cầu của Bị đơn (35)
      • 5.2.3. Quan điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp (36)
  • 6. PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI, ĐÁNH GIÁ & BÀI HỌC KINH NGHIỆM (39)
    • 6.1. Phán quyết Trọng tài (39)
    • 6.2. Đánh giá (39)
    • 6.3. Bài học kinh nghiệm (41)
      • 6.3.1. Đối với Nhà đầu tư (41)
      • 6.3.2. Đối với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (41)

Nội dung

Nguyên đơn cũng viện dẫn Điều 1.3.b BIT, theo đó: “Khái niệm “nhà đầu tư” bao gồm: Các pháp nhânđược thành lập hợp pháp theo pháp luật của một Quốc gia thành viên.”21 Ngược lại, Bị đơn c

KHÁI QUÁT TRANH CHẤP

Đương sự

- Nguyên đơn: ADC Affiliate Ltd và ADC & ADMC Management Ltd; - Bị đơn: Nhà nước Cộng hòa Hungary.

(Sau đây, các bên được gọi riêng là “Nguyên đơn” / “Bị đơn” hoặc “Mỗi Bên” và gọi chung là “Các Bên” hoặc “Hai Bên” ).

Tình tiết vụ việc

ADC là một công ty cổ phần mang quốc tịch Canada Năm 1994, ADC trúng thầu dự án nâng cấp Nhà ga số 2/A, xây dựng Nhà ga số 2/B tại Sân bay Quốc tế Budapest-Ferihegy, tại thủ đô Budapest của Hungary (sau đây, gọi tắt là “Sân bay” )và vận hành hai Nhà ga này (sau đây, gọi tắt là “Dự án” ) Trên cơ sở đó, năm 1995, ADC đã ký kết hợp đồng với Cơ quan quản lý hàng không và sân bay (Air Traffic and Airport Administration, sau đây, gọi tắt là “ATAA” ), trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Hungary Theo đó, ADC phải thành lập một công ty con mang quốc tịch Hungary để đứng ra thực hiện Dự án, được xác định theo thỏa thuận là “Công ty Dự án” (Project Company) 1

Nhằm tận dụng các ưu đãi về thuế và bảo hộ đầu tư giữa Cộng hòa Hungary và Cộng hòa Síp, ngày 25 tháng 2 năm 1997, ADC thành lập ADC Affiliate Ltd và ADC & ADMC Management Ltd Theo đó, việc góp vốn thành lập Công ty Dự án sẽ được ADC gián tiếp thực hiện thông qua ADC Affiliate Ltd, trong khi, việc quản lý Dự án sẽ được thực hiện thông qua ADC & ADMC Management Ltd 2 Bên cạnh đó, ADC phải đảm bảo tỷ lệ vốn biểu quyết của ATAA trong Công ty Dự án phải từ 49% đến 66% 3

Trong tháng 2 năm 1997, các bên, gồm có ADC, DATA, và Công ty Dự án đã tiến hành đàm phán và ký kết mười thỏa thuận liên quan đến việc thực hiện dự án và một thỏa thuận 4 về phân chia cổ tức (sau đây, gọi tắt là 5 “các Thỏa thuận liên quan” )

1 ICSID, ADC Affiliate Limited and ADC & ADMC Management Limited v The Republic of Hungary, ICSID Case No.

ARB/03/16, Award of the Tribunal, 10/02/2006 (“ICSID Case No ARB/03/16”), Đoạn 94-95, 114 2 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 131, 146

3 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 128 4 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 123 5 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 129

5 Đến cuối năm 1998, Công ty Dự án đã hoàn thành xây dựng và cải tạo thành công các nhà ga và vận hành chúng cho đến cuối năm 2001 6

Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hungary đã ban hành Nghị định số 45/2001 (XII.20) KửViM (sau đõy, gọi tắt là “Nghị định 45” ), trực tiếp dẫn đến việc tiếp quản tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động của sân bay của từ Công ty

Dự án ADC Affiliate Ltd , và ADC & ADMC Management Ltd, cụ thể như sau:

Chính phủ Hungary đã xây dựng Chiến lược Hàng không quốc gia bao gồm toàn bộ lĩnh vực hàng không, trong đó có nội dung là tuân thủ và thực hiện luật pháp của EU để chuẩn bị gia nhập khối Chiến lược bao gồm chương trình 9 điểm, bao gồm cả việc chuyển đổi ATAA do Bộ trưởng Bộ Giao thông quản lý, nhằm thực hiện Chiến lược Hàng không quốc gia và hài hòa lĩnh vực hàng không với luật pháp EU.

Từ mùa thu năm 2001, việc chuyển đổi ATAA đã đi vào giai đoạn chuẩn bị, thông qua việc thay đổi nhân sự, cụ thể: Ông Somogyi-Tóth vẫn là Quyền Giám đốc phụ trách các hoạt động hàng ngày; Ông Gansperger trở thành người chịu trách nhiệm thành lập công ty mới với tên gọi Budapest Airport Rt (sau đây gọi tắt là “BA Rt” ) và bắt đầu hoạt động của nó; và Ông Istvan Mudra - nguyên Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát không lưu Hungary - trở thành người chịu trách nhiệm khởi động Dịch vụ Không lưu Hungary HungaroControl (HungaroControl Hungarian Air Traffic Service, sau đây, gọi tắt là “HungaroControl” )

Ngày 20 tháng 9 năm 2001, BA Rt được thành lập Vào ngày 25 tháng 10 năm 2001, BA Rt đã hoàn tất việc đăng ký tại Hội đồng Trọng tài Đăng ký ở Budapest (Court of Registration in Budapest).

Nghị định số 45 được ban hành vào ngày 20 tháng 12 năm 2001, bởi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở Đạo luật Không lưu Hungary 1995, sửa đổi 2001 (Act No XCVII of 1995 on Air Traffic, following amendments made to the Air Traffic Act by Act No.CIX of 2001 on the Amendment of Various Traffic-Related Laws, sau đây, gọi tắt là

“Đạo luật Không lưu sửa đổi, bổ sung” ). Điều 19 Dự thảo Sửa đổi, bổ sung Đạo luật Không lưu 1995 đề xuất ghi nhận tại Điều 45 của Đạo luật cũ nội dung: Cấm ATAA (hoặc tổ chức kế thừa của nó) chuyển giao các hoạt động thuộc loại vốn được thực hiện bởi Công ty Dự án và Người quản lý Nhà ga cho bất kỳ bên thứ ba nào, bao gồm cả các Nguyên đơn (nguyên văn: “prohibition against the transfer by ATAA (or its successor) of the activities of the type previously performed by the Project Company and the Terminal Manager to any third party, e.g., the Claimants”) Nội dung này

6 ICSID Case No ARB/03/16, Case summary , Trang 2 được chấp thuận và chính thức ghi nhận tại Điều 45(5) Đạo luật Không lưu sửa đổi, bổ sung và Điều 1(5) Nghị định 45.

Ngày 21 tháng 12 năm 2001, Công ty Dự án được thông báo về Nghị định 45

Ngày 22 tháng 12 năm 2001, Công ty Dự án đã nhận một lá thư từ ông Gansperger và ông Gábor Somogyi-Tóth, với tư cách là đại diện của Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay Quốc tế Budapest Ferihegy (Budapest Ferihegy International Airport Management Joint-Stock

Co., sau đây, gọi tắt là “Công ty Cổ phần Quản lý sân bay” ) thay thế cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Sân bay Quốc tế Budapest Ferihegy (Budapest Ferihegy

International Airport Management Ltd.) và tổ chức kế thừa theo luật định của ATAA, cùng với Ông Somogyi-Tóth, với tư cách là đại diện của ATAA Nội dung lá thư ghi nhận:

Quyết định 149/2001 của Bộ trưởng Bộ Vận tải và Nước đã chỉ định Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay và HungaroControl kế thừa toàn bộ hoạt động điều hành của Ban Giám đốc Sân bay và Không lưu, đồng thời nghiêm cấm việc ủy thác hoặc chuyển nhượng cho bên thứ ba đối với bất kỳ nhiệm vụ nào do Budapest Ferihegy International Airport Management Ltd đảm nhiệm Do đó, các Thỏa thuận liên quan, bao gồm Thỏa thuận cho thuê nhà ga, Thỏa thuận quản lý nhà ga, Thỏa thuận dịch vụ Quản lý Không lưu, kể từ ngày 01/01/2002 sẽ hết hiệu lực Các hoạt động được nêu trong các Thỏa thuận này được Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay tiếp tục thực hiện đầy đủ kể từ tháng 11/2002.

Trong cùng ngày, ADC & ADMC Management Ltd nhận được thư từ Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay, với nội dung: theo nội dung Nghị định 45 đã nêu, Thỏa thuận Quản lý nhà ga giữa ATA, Công ty Dự án và ADC & ADMC Management Ltd sẽ bị vô hiệu và Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay sẽ tiếp quản các hoạt động của ADC & ADMC Management Ltd. ngày 1 tháng 1 năm 2002.

Do sự xuất hiện của Đạo luật Không lưu sửa đổi, Nghị định 45 và các hành động được thực hiện dựa trên đó, Công ty Dự án không còn có thể vận hành Các nhà ga và thu các khoản doanh thu liên quan Do đó, ADC Affiliate đã không nhận được bất cứ cổ tức hoặc khoản thanh toán nào (bao gồm cả cổ tức từ lợi nhuận năm 2001 của Công ty) và ADC & ADMC

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (International Centre for Settlement of Investment Dispute, sau đây, gọi tắt là “ICSID”).

Quá trình đàm phán và tố tụng

Ngày 7 tháng 5 năm 2003, Nguyên đơn đệ trình Đơn khởi kiện (Request for Arbitration) chống lại bị đơn.

Ngày 17 tháng 7 năm 2003, Quyền Tổng thư ký ICSID đương nhiệm đã đăng ký Yêu cầu Trọng tài theo Điều 36(3) của Công ước ICSID và Điều (6)(1)(a) của Quy tắc của Tổ chức ICSID

Qua quá trình đàm phán: Ông Charles N Brower, quốc tịch Hoa Kỳ, là Trọng tài viên được Nguyên đơn chỉ định; ông Albert Jan van den Berg, quốc tịch Hà Lan, là Trọng tài viên được Bị đơn chỉ định; Hai Bên thống nhất chỉ định ông Allan Philip, quốc tịch Đan Mạch, là Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.

Ngày 26 tháng 1 năm 2004, Quyền Tổng thư ký ICSID đã thông báo cho Các Bên và các Trọng tài viên được chỉ định ở trên rằng Hội đồng Trọng tài đã được thành lập và thủ tục tố tụng được coi là đã bắt đầu.

Ngày 3 tháng 9 năm 2004, vì lý do sức khỏe, ông Allan Philip - Chủ tịch Hội đồng Trọng tài xin từ chức

Ngày 28 tháng 9 năm 2004, Hội đồng Trọng tài được tái lập, Các Bên chỉ định ông Neil T.

Kaplan CBE, QC, quốc tịch Anh là chủ tịch thay thế và quá trình tố tụng được tiếp tục.

Ngày 8 tháng 3 năm 2004, Hội đồng Trọng tài đã tổ chức phiên họp đầu tiên tại Thành phốLahay, Hà Lan Tại phiên họp này, Hội đồng đã xem xét một loạt các vấn đề thủ tục cùng với một số vấn đề phi thủ tục khác, gồm có: Quy tắc tố tụng; Phân bổ chi phí và các khoản tạm ứng cho Trung tâm; Số thành viên dự họp tối thiểu (Quorum); các Quyết định của Hội đồng Trọng tài; Địa điểm, ngôn ngữ tiến hành tố tụng; Yêu cầu khởi kiện; Chứng cứ, nhân chúng và quan điểm chuyên gia.

Ngày 11 tháng 5 năm 2004, Biên bản Kỳ họp thứ nhất đã qua sửa đổi (amended Minutes of the First Session) được gửi tới Các Bên.

Ngày 30 tháng 7 năm 2004, Nguyên đơn thực hiện việc cung cấp Bản luận cứ, các bằng chứng và báo cáo chuyên gia cần thiết đến ICSID.

Ngày 17 tháng 1 năm 2005, Bị đơn thực hiện việc cung cấp Bản luận cứ, các bằng chứng và báo cáo chuyên gia cần thiết đến ICSID.

Ngày 7 tháng 2 năm 2005, Mỗi Bên đã gửi Yêu cầu Cung cấp Tài liệu (Requests for

Production of Documents) của mình cho bên còn lại.

Ngày 14 tháng 2 năm 2005, một cuộc họp qua điện thoại đã được tổ chức giữa Các Bên và Hội đồng Trọng tài để đánh giá tình trạng của thủ tục tố tụng Tại cuộc họp qua điện thoại này, Bị đơn đã đệ trình lên Hội đồng Trọng tài Đơn xin tách phần Thẩm quyền ra khỏi phần nội dung vụ việc (Application for Bifurcation of Jurisdiction from the Merits) Nhưng sau đó, Hội đồng Trọng tài đã từ chối Đơn này.

Ngày 22 tháng 2 năm 2005, Mỗi Bên đã đệ trình lên Hội đồng Trọng tài phản đối của mình đối với Yêu cầu Cung cấp Tài liệu của bên còn lại.

Ngày 10 tháng 3 năm 2005, Hội đồng Trọng tài đã tổ chức một phiên điều trần ở Luân Đôn, Anh nhằm giải quyết các Yêu cầu Cung cấp Tài liệu Tại phiên điều trần này, Hội đồng Trọng tài đã chấp thuận một số yêu cầu của Nguyên đơn, cho phép Bị đơn nộp một Yêu cầu Cung cấp Tài liệu sửa đổi trước ngày 21 tháng 3 năm 2005.

Ngày 22 tháng 3 năm 2005, Bị đơn nộp Yêu cầu sửa đổi về việc Cung cấp Tài liệu.

Ngày 5 tháng 4 năm 2005, theo thỏa thuận của Các Bên, các Nguyên đơn đã trả lời Yêu cầu sửa đổi trên của Bị đơn Theo đó, Nguyên đơn chỉ đồng ý cung cấp một phần trong tổng số các tài liệu theo yêu cầu của Bị đơn Phản đối về các phần không được cung cấp của Nguyên đơn chủ yếu dựa trên lập luận rằng các Yêu cầu này vẫn vi phạm các hướng dẫn và quan sát cụ thể (specific instructions and observations) do Hội đồng Trọng tài đưa ra tại phiên điều trần ngày 10 tháng 3 năm 2005.

Ngày 15 tháng 4 năm 2005, sau khi xem xét Yêu cầu sửa đổi của Bị đơn và phản hồi của Nguyên đơn, Hội đồng Trọng tài, ghi nhận trong Quyết định của mình vào cùng ngày, đã chấp thuận một phần của Yêu cầu.

Tại cuộc họp thứ hai tổ chức tại Luân Đôn vào ngày 19 tháng 12 năm 2005, Bị đơn thông báo về sự vắng mặt của ông Matthew, tác giả của Báo cáo NERA được Bị đơn cung cấp cấp cùng với các bằng chứng trước đó, và nhân chứng chuyên gia chủ chốt (key expert witness) của Bị đơn, thay vào đó, Bị đơn yêu cầu được chỉ định hai nhân chứng chuyên gia khác cho

9 phiên kiểm tra chéo Nguyên đơn từ chối yêu cầu này và đề nghị ông Matthew phải có mặt tại phiên kiểm tra chéo (cross-examination); đồng thời, yêu cầu Bị đơn xuất trình các tài liệu giao dịch do Cơ quan Quản lý Sân bay Anh (British Airports Authority, sau đây, gọi tắt là “BAA” ) nhập vào một tuần trước khi mua lại phần lớn cổ phần của công ty sở hữu Sân bay Budapest

Ngày 31 tháng 12 năm 2005, Đại diện Bị đơn đã đệ trình một Báo cáo bác bỏ CRAI (CRAI

Rebuttal Report) do nhân chứng chuyên gia mới của bên này, Tiến sĩ Alister L Hunt phát hành và ký Theo đó, Tiến sĩ Hunt tuyên bố rằng ông đã “đọc, hiểu, phân tích” và “đồng ý với Báo cáo NERA”, trừ ngoại lệ được đề cập ngay sau Cụ thể, trong đoạn 10 của Báo cáo này, Tiến sĩ Hunt đã đưa ra điểm quan trọng, kết luận rằng định nghĩa của đóng góp tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Sân bay (Airport Development Corporation, sau đây, gọi tắt là “ADC” ) cho mục đích tính toán bồi thường là 16,765 triệu đô la Mỹ và Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return, sau đây, gọi tắt là “IRR” 7 ) là để tích hợp với việc đầu tư tiền mặt ban đầu (incorporate this initial cash infusion) Điểm này sai lệch so với Báo cáo NERA và như Tiến sĩ Hunt đã lưu ý, “sự sai lệch này có lợi cho phía người yêu cầu bồi thường”.

Phiên họp giải quyết tranh chấp diễn ra tại Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Quốc tế ở PhốFleet, Luân Đôn, bắt đầu vào thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2006 và kết thúc vào thứ tư ngày25 tháng 1 năm 2006.

Vấn đề pháp lý đặt ra

1.5.1 Pháp luật áp dụng 1.5.2 Thẩm quyền xét xử

Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền xét xử vụ việc hiện tại không?

Nếu có, Hội đồng Trọng tài có nên giới hạn thẩm quyền của mình đối với một số yêu cầu nhất định của Nguyên đơn không? Và nếu có thì những yêu cầu nào?

7 Tham khảo: BankTop, IRR là gì? https://banktop.vn/irr-la-gi/

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong quá trình lập ngân sách cũng như đánh giá hiệu quả các hoạt động đầu tư kinh doanh IRR còn được hiểu là lãi suất hiệu quả của quá trình đầu tư, giúp doanh nghiệp xác định được mức lợi nhuận và ra quyết định đầu tư phù hợp, tối ưu hóa lợi ích kinh tế.

Vietnambiz, Lãi suất hoàn vốn nội bộ, https://vietnambiz.vn/lai-suat-hoan-von-noi-bo-internal-rate-of-return-irr-la-gi-20190823110751819.htm Truy cập lần cuối ngày 25/05/2020

“Lãi suất hoàn vốn nội bộ (tiếng Anh: Internal Rate of Return - IRR) là lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản tiền thu được trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với giá trị hiện tại của khoản vốn đầu tư.”

1.5.3 Vi phạm Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Hungary và Chính phủ Cộng hòa Síp về Khuyến khích lẫn nhau và Bảo vệ Đầu tư 1989

Bị đơn có vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Hungary và Chính phủ Cộng hòa Síp về Khuyến khích lẫn nhau và Bảo vệ Đầu tư 1989 (sau đây, gọi tắt là “BIT” ) bằng cách tước bỏ các khoản đầu tư của Nguyên đơn không?

Nếu có, hậu quả là gì?

Nếu BIT bị vi phạm, Nguyên đơn có quyền nhận các khoản bồi thường thích hợp từ Bị đơn theo tiêu chuẩn bồi thường, có thể được quy định trong BIT hoặc được giải quyết theo luật quốc tế Trong quá trình xác định lượng bồi thường, Hội đồng Trọng tài nên áp dụng phương pháp đánh giá phù hợp, chẳng hạn như phương pháp Dòng tiền chiết khấu (DCF) hoặc các phương pháp tiếp cận khác.

Văn bản pháp lý

- Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân các quốc gia khác (sau đây, gọi tắt là “Công ước ICSID” );

- Hiến pháp Hungary (Fundamental Law of Hungary);

- Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Hungary và Chính phủ Cộng hòa Síp về Khuyến khích lẫn nhau và Bảo vệ Đầu tư 1989 (BIT).

- Án lệ về vụ kiện Nhà máy Chorzów - Đức và Ba Lan (1928) quy định nguyên tắc:

“thanh toán một khoản tiền tương ứng với giá trị mà một khoản bồi thường bằng hiện vật sẽ chịu” của Tòa án Thường trực Quốc tế của Hội Quốc liên (Permanent Court of

International Justice, sau đây, gọi tắt là “PCIJ” ).

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG

Theo Điều 42.1 Công ước ICSID, Hội đồng Trọng tài sẽ phân xử vụ tranh chấp dựa trên pháp luật do các bên lựa chọn

Hội đồng Trọng tài trong vụ việc này cho rằng các bên đã thỏa thuận áp dụng BIT để giải quyết tranh chấp bằng cách ký kết hiệp định này Pháp luật quốc tế chung, bao gồm tập quán quốc tế, cũng sẽ được áp dụng để giải thích và áp dụng các quy định của BIT, bởi vì theo Điều 6 BIT, “Hội đồng Trọng tài sẽ áp dụng các quy định và nguyên tắc của pháp luật quốc tế mà đã được được thừa nhận rộng rãi.” 8 Pháp luật Hungary cũng sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề pháp lý nhất định Cụ thể, Điều 4.3 BIT quy định: “Khoản bồi thường có thể được ước lượng theo quy định của pháp luật nơi xảy ra việc truất hữu” – trong vụ việc này là luật Hungary 9

Theo Hội đồng Trọng tài, các phán quyết trọng tài trước đó không có hiệu lực pháp lý bắt buộc Tuy nhiên, việc áp dụng thống nhất các nguyên tắc pháp luật được phát triển trong nhiều vụ việc trước đó có thể giúp cho việc áp dụng pháp luật được chính xác và mang tính có thể dự đoán được 10

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Vấn đề đầu tiên mà Hội đồng Trọng tài phải giải quyết là liệu Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền để giải quyết vụ tranh chấp này theo Điều 25.1 Công ước ICSID hay không Theo Điều trên: “ICSID có thẩm quyền giải quyết bất kỳ tranh chấp pháp lý nào phát sinh trực tiếp từ một khoản đầu tư, giữa một Quốc gia thành viên và thể nhân hoặc pháp nhân của Quốc gia thành viên còn lại, mà các bên đã đồng ý bằng văn bản về việc khởi kiện ra ICSID”

Hội đồng Trọng tài chia vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp thành năm vấn đề nhỏ sau đây 11 :

8 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 2909 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 29210 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 29311 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 299

3.1 Đây là một tranh chấp được điều chỉnh bởi BIT hay chỉ là một tranh chấp hợp đồng?

Nguyên đơn khẳng định tranh chấp xuất phát từ vi phạm nghĩa vụ của Bị đơn tại BIT Tuy nhiên, Bị đơn phản biện các yêu cầu khởi kiện có tính chất hợp đồng Do đó, Nguyên đơn có thể sử dụng các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng thay vì khởi kiện tại ICSID.

Hội đồng Trọng tài bác các lập luận của Bị đơn Theo Hội đồng Trọng tài, các văn bản pháp luật do Quốc hội Hungary thông qua và Nghị định 45 đã triệt tiêu hoặc làm cho các quyền của Công ty Dự án trở nên vô giá trị Nguyên đơn mất tất cả các quyền trong Dự án Do đó, đây không phải là một tranh chấp hợp đồng Chính phủ Hungary làm chấm dứt khoản đầu tư mà không có bồi thường, cho nên đây là hành vi truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài - một vi phạm BIT 13

3.2 Liệu Nguyên đơn đã có khoản đầu tư nào ở Hungary theo định nghĩa tại BIT và Công ước ICSID?

Theo Điều 1.1.b BIT: “Khái niệm “khoản đầu tư” bao gồm bất kỳ loại tài sản nào thông qua việc tham gia vào các công ty và liên doanh, bao gồm nhưng không giới hạn bởi: Các quyền phát sinh từ cổ phiếu, trái phiếu và các loại quyền lợi khác trong công ty”

Nguyên đơn cho rằng khoản đầu tư vào Sân bay (gồm 34% cổ phần của ADC Affiliate trong Công ty Dự án và quyền của ADC & ADMC Management được hưởng 3% doanh thu thuần của Sân bay) là khoản đầu tư được bảo vệ theo Hiệp định bảo hộ đầu tư song phương (BIT).

Ngược lại, theo Bị đơn, ADC Affiliate không có khoản đầu tư nào ở Hungary mà chỉ được chuyển giao các quyền và nghĩa vụ từ ADC Ngoài ra, Bị đơn lập luận rằng chỉ những nhà đầu tư gánh chịu rủi ro mới có thể cho rằng họ đã có một khoản đầu tư ở quốc gia tiếp nhận đầu tư Do ADC Affiliate không phải gánh chịu rủi ro do chỉ là cổ đông của Công ty Dự án , nên ADC Affiliate chưa có khoản đầu tư nào ở Hungary Bị đơn còn viện dẫn Điều 1.3 15 BIT, theo đó: “Nhà đầu tư bao gồm …, những người mà đang tạo ra (making) những khoản đầu tư trên lãnh thổ của nước thành viên còn lại” Theo Bị đơn, do Nguyên đơn không có

12 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 300-301 13 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 304 14 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 306 15 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 311

13 bất kỳ hành động đầu tư nào mà chỉ nắm giữ (hold) một số khoản đầu tư ở Hungary, Nguyên đơn không được BIT bảo vệ 16

Hội đồng Trọng tài bác các lập luận của Bị đơn Hội đồng Trọng tài cho rằng Nguyên đơn đã có những khoản đầu tư ở Hungary và do đó tranh chấp này phát sinh từ một khoản đầu tư theo định nghĩa tại BIT và Công ước ICSID Các Tài liệu Dự án cho thấy đã có khoản đầu tư trị giá 16.765 triệu USD Ngoài ra, Thỏa thuận về Dịch vụ Quản lý được lập với mục đích trả tiền công cho Nguyên đơn đối với các công việc và dịch vụ mà Nguyên đơn thực hiện; do đó, lợi nhuận thu được từ thỏa thuận này thuộc phạm vi điều chỉnh của BIT và Công ước ICSID 17

3.3 Liệu tranh chấp này có “phát sinh trực tiếp” từ một khoản đầu tư theo như quy định của Công ước ICSID?

Nguyên đơn cho rằng tranh chấp phát sinh từ đầu tư của họ ở Hungary, và Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ theo BIT do thông qua Luật sửa đổi và Nghị định 45 Tuy nhiên, Bị đơn phản đối, khẳng định rằng các yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn liên quan đến tranh chấp hợp đồng theo Hợp đồng Dự án, không phải tranh chấp phát sinh trực tiếp từ khoản đầu tư theo Công ước ICSID Bị đơn cũng cho rằng Công ty Dự án mới là bên trực tiếp bị xâm phạm lợi ích, trong khi lợi ích của Nguyên đơn chỉ bị gián tiếp xâm phạm.

Hội đồng Trọng tài đã bác bỏ lập luận của Bị đơn, khẳng định khoản đầu tư 16,765 triệu đô la của Nguyên đơn vào Dự án Sân bay tại Hungary là khoản đầu tư trực tiếp vào Hungary theo BIT Hội đồng Trọng tài chỉ rõ rằng khoản đầu tư này vẫn giữ nguyên tính chất trực tiếp mặc dù được thực hiện gián tiếp thông qua Công ty Dự án.

Agreement (Hợp đồng Nguyên tắc), Bị đơn đã cho phép Nguyên đơn đầu tư vào Hungary.

Do đó, đây là một tranh chấp phát sinh trực tiếp từ một khoản đầu tư 20

16 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 32217 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 32518 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 32719 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 33020 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 331

3.4 Liệu tranh chấp này có liên quan đến những “nhà đầu tư” là công dân của một quốc gia thành viên của Công ước ICSID?

Theo Điều 25.1 Công ước ICSID, Hội đồng Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa một Quốc gia thành viên và thể nhân hoặc pháp nhân của Quốc gia thành viên còn lại

Nguyên đơn cho rằng Nguyên đơn là “pháp nhân của Quốc gia thành viên còn lại” bởi vì cả ADC Affiliate and ADC và ADMC Management đều là các pháp nhân được thành lập hợp pháp theo pháp luật Cộng hòa Síp - một quốc gia thành viên Công ước ICSID Nguyên đơn cũng viện dẫn Điều 1.3.b BIT, theo đó: “Khái niệm “nhà đầu tư” bao gồm: Các pháp nhân được thành lập hợp pháp theo pháp luật của một Quốc gia thành viên.” 21

Ngược lại, Bị đơn cho rằng Nguyên đơn chỉ là hai công ty vỏ bọc được thành lập bởi các nhà đầu tư Canada; tất cả các tình tiết của vụ việc, bao gồm việc tổ chức dự án, hoạt động của Công ty Dự án và thậm chí là việc Chính phủ Canada tham gia vào vụ tranh chấp khi nó mới phát sinh, chứng minh rằng các khoản đầu tư thuộc về các công ty Canada, không phải các công ty Cộng hòa Síp 22

Bị đơn còn lập luận rằng, khi xác định quốc tịch của nhà đầu tư, Hội đồng Trọng tài bắt buộc phải xem xét nguồn gốc của vốn đầu tư Do nguồn vốn trong vụ việc này đến từ Canada, và Canada không phải là thành viên Công ước ICSID, Hội đồng Trọng tài phải bác bỏ các yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn bởi vì các yêu cầu này không được đưa ra bởi pháp nhân của quốc gia thành viên Công ước ICSID Về vấn đề này, Nguyên đơn cho 23 rằng, trong vụ việc này, nguồn gốc của vốn đầu tư không quan trọng; nếu một pháp nhân đáp ứng các điều kiện để được coi là một “nhà đầu tư”, pháp nhân này sẽ được hưởng lợi từ các điều khoản của BIT, không phụ thuộc vào việc vốn đầu tư đến từ đâu 24

Hội đồng Trọng tài bác các lập luận của Bị đơn Theo Hội đồng Trọng tài, Nguyên đơn đáp ứng các điều kiện để được coi là một “nhà đầu tư” theo Điều 1.3.b BIT và Điều 25.2.b 25

21 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 333 22 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 335 23 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 342 24 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 347

25 Theo đó: “Khái niệm “nhà đầu tưt” bao gồm: Các pháp nhân được thành lập hợp pháp theo pháp luật của một

Công ước ICSID 2627 Liên quan đến vấn đề nguồn gốc của vốn đầu tư, Hội đồng Trọng tài cho rằng đây không phải là một yếu tố liên quan khi xác định quốc tịch của Nguyên đơn.

TRUẤT HỮU TÀI SẢN

Lập luận của Nguyên đơn

Nguyên đơn lập luận rằng: Việc ban hành Đạo luật Không lưu sửa đổi, Nghị định 45 và một số hành vi pháp lý khác có liên quan của Bị đơn cấu thành biện pháp truất hữu tại Điều 4 BIT, cụ thể là:

“ 1 Các Bên ký kết sẽ không được thực hiện bất kỳ biện pháp nào mà nhằm truất hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, và điều này cũng áp dụng tương tự đối với các nhà đầu tư của các bên ký kết khác trong một dự án đầu tư của họ, trừ khi đáp ứng các điều kiện sau:

(a) Biện pháp được thực hiện vì lợi ích cộng đồng dựa trên quy trình mà pháp luật quy định;

(b) Các biện pháp này không mang tính phân biệt;

(c) Các biện pháp được liên kết bởi sự đáp ứng của việc bồi thường bằng vật chất;

2 Một mức bồi thường phải đáp ứng với định giá trên thị thường của các đầu tư bị truất hữu tại thời điểm đó.

3 Một mức bồi thường sẽ được ước tính dựa trên quy định của pháp luật và quy định thông thường của khu vực mà sự truất hữu xảy ra.

4 Khoản bồi thường được hoàn trả một cách không chậm trễ quá mức sau ngày đáo hạn trong pháp luật về quy trình truất hữu, cụ thể là không trễ hơn 3 tháng sau thời hạn được quy định và được trả dưới hình thức là loại tiền nơi việc đầu tư xảy ra Trong trường hợp trễ quá 3 tháng, các Bên Ký kết có liên quan phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với khoản lợi ích phát sinh được tính trên tỷ giá hiện hành.

5 Các nhà đầu tư một Bên Ký kết bất kỳ tham gia đã trải qua sự thiệt hại trên lãnh thổ của bên khác do chiến tranh hay các sự mâu thuẫn vũ trang khác, vấn đề khẩn cấp của quốc gia thì sẽ được đối xử với sự tôn trọng về khoản bồi thường đối với thiệt hại nêu trên phát sinh Biện pháp này, được đối xử công bằng cho cả nhà đầu tư của bất kỳ quốc gia thứ ba nào khác.”

32 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 367 đến 382

Nguyên đơn nhấn mạnh rằng các nội dung tại Điều 4(1), nếu đem so sánh với các cơ sở khác của BIT thì sẽ rất là bao quát (“vĩ mô”) nên Nghị định 45 và một số hành vi pháp lý đã được thực hiện một cách phụ thuộc vào việc Bị đơn bị rơi vào vòng quay mơ hồ của điều khoản này.

Nguyên đơn lập luận rằng Điều 4 BIT nêu trên đã quy định bốn điều kiện cho các phương thức tước bỏ được sẽ thực hiện đúng theo pháp luật Các điều đã lần lượt đáp ứng các vấn đề như: (a) vì lợi ích cộng đồng, (b) được thực hiện bởi quy trình luật định, (c) không mang tính phân biệt đối xử, và (d) các biện pháp được thực hiện cùng với một khoản bồi thường bằng hiện kim Nguyên đơn sau khi xét thấy Bị đơn không đáp ứng bất kỳ điều kiện trong 4 cái nêu trên, nên họ nhận định đây là sự vi phạm pháp luật.

Sự tranh luận được đưa ra từ phía Nguyên đơn là có sự tôn trọng với bốn điều kiện của Điều 4 BIT trong Bản luận cứ rằng: Đối với điều kiện thứ nhất, các biện pháp truất hữu được thực hiện vì lợi ích cộng đồng,

Nguyên đơn nhận thấy rằng không có bất kỳ cơ sở nào tại Đạo luật Không lưu sửa đổi và Nghị định 45 đã thoả mãn cho dù là trích dẫn hay lời nói Bị đơn đã chưa từng nói rõ các điều mang lại lợi ích cho cộng đồng mà Nguyên đơn đã đưa ra về điều kiện trước đó, kể cả xuyên suốt quá trình hay sau đó Mục đích tài chính không được đưa ra báo cáo về vấn đề truất hữu trong hội nghị Hungarian và hay trong nội bộ các cán bộ của chính quyền Hungarian về biện minh cho điều kiện “có lợi cho cộng đồng”.

Tiếp theo, Nguyên đơn đưa ra rằng, trong khi các mục đích đã được đưa ra của tổng thể ban đầu sửa theo luật định để hài hoà Luật pháp của Hungarian với Luật pháp Liên minh Châu Âu và chính sách, mục đích đã dự định trước bao gồm điều khoản cấm chuyển nhượng, nhưng thực tế là không bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài từ hoạt động của sân bay Ngoài ra, mặc dù đã được nhắc đến trong giải trình về “Động thái sửa đổi” trình bày bởi Tiến sĩ Kosztolányi, và điều này dẫn đến Đạo luật Không lưu sửa đổi nói về việc nghiêm cấm là giành do “Lợi ích chiến lược có liên kết” của Hungary Ý nghĩa của lập luận đã đưa ra về

“Lợi ích chiến lược của Quốc gia” chưa bao giờ được nêu cụ thể Nguyên đơn kết luận, mặc dù không có cái gọi là lời giải thích về “lợi ích cộng đồng” sẽ được tìm thấy, và Bị đơn được coi là thất bại trong việc hoàn thành điều kiện thứ nhất của Điều 4 BIT. Đối với điều kiện thứ hai, Văn bản từ phía Nguyên đơn đề cập đến việc không có bất kỳ quy trình hợp pháp nào được thực hiện trong cả 2 bước từ hành vi của Bị đơn, cụ thể

“Minimum Treaty Standard” (Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu) và “Additional Treaty Requirements” (Các điều kiện đối xử bổ sung).

Trong bước “Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu”, sau khi xem xét một vài văn bản luật quốc tế về

“due process of law” (đúng quy trình của pháp luật) trong vụ việc liên quan đến hành vi truất hữu, Nguyên đơn tiếp tục đưa ra rằng để Bị đơn thực hiện hiệu quả “quy trình đúng pháp luật” (due process of law), thì nên để họ cơ hội để được xem xét các vấn đề pháp lý của Đạo luật Không lưu sửa đổi và Nghị định 45 Ít nhất, Nguyên đơn đã tranh luận, “quy trình loại bỏ hợp pháp” như được trích dẫn tại Điều 4 BIT nên được tuân thủ bởi Bị đơn.

Một quy trình hoàn hảo như thế nên có sự cung cấp tối thiểu một sự chú ý đáng kể của Nguyên đơn và quyền được giải quyết một cách công bằng bởi một người xét xử công tâm.

Nguyên đơn còn giải thích trong văn bản, trong sự đối lập, các sự thật dựa trên bằng chứng tự có trong vụ việc phát sinh đã diễn giải Bị đơn đã không cung cấp cho Nguyên đơn bất kỳ quy trình nào cả.

Dựa vào “Additional Treaty Requirements” – Các điều kiện đối xử bổ sung, Nguyên đơn đã đặt sự ủng hộ vào Điều 3 BIT nhiều hơn, cụ thể:

“ 1 Mỗi Bên tham gia vào ký kết hợp đồng phải đảm bảo sự đối xử công bằng và có quyền lợi tương đương với nhau đối với sự đầu tư của các nhà đầu tư từ phía bên tham gia ký kết khác Không được làm suy yếu bằng các biện pháp vô lý và phân biệt; áp dụng cho cả về quy trình, sự quản lý, sự duy trì, sử dụng, yêu thích hay sự tuỳ ý sử dụng của các nhà đầu tư này.

2 Một cách cụ thể rằng, mỗi bên tham gia ký kết nên đồng ý với sự đầu tư đầy đủ an toàn và sự bảo đảm, mà trong mọi trường hợp, không được ít hơn sự đầu tư của bất kỳ bên thứ ba nào khác.…”

Quan điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp

4.3.1 Quyền hành pháp của quốc gia 34

Hội đồng Trọng tài không thể đứng về vị trí của Bị đơn, về các hành động được thực hiện bởi Bị đơn mang tính đối đầu với Nguyên đơn chỉ đơn thuần là hành động trong phạm vi quyền lợi dưới Luật quốc tế chung nhằm điều chỉnh các vấn đề pháp lý, kinh tế trong phạm vi quốc gia Đây là nhận định dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế chung rằng lãnh thổ của một quốc gia sẽ được sở hữu quyền được tự điều chỉnh các vấn đề ở phạm vi nội bộ, phạm vi của quyền này là không giới hạn và nên có một rào cản riêng do chính quốc gia đó thiết lập nên Như đã được chỉ ra rõ ràng bởi Nguyên đơn, pháp luật bao gồm các nghĩa vụ đối xử, cung cấp những rào cản riêng đó Vì thế, khi một bên tham gia vào

34 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 423 đến 425

23 hoạt đồng đầu tư song phương như trong vụ án này, nó sẽ chịu tác động bởi nguyên tắc quyền lãnh thổ trên, và các quyền lợi bảo vệ đầu tư mà các nguyên tắc này có cần được tôn trọng, thay vì bị bỏ ngỏ bởi các cáo buộc sau này của quyền lợi bên đó để điều chỉnh.

Các nhà đầu tư phải nhận thức được rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào một quốc gia khác, bao gồm cả những thay đổi trong chính sách quản lý lãnh thổ Họ nên dự đoán các rủi ro này và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với chúng Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã thiếu sót khi không cân nhắc đầy đủ rủi ro mất khả năng kiểm soát tiềm ẩn Hội đồng Trọng tài cho rằng các nhà đầu tư đã quá chủ quan khi tin rằng họ sẽ được đối xử công bằng và hợp lý bất chấp những rủi ro có thể nhìn thấy trước.

Tòa án bác bỏ các lập luận của Bị đơn về quyền điều chỉnh và giả định rủi ro của nhà đầu tư.

4.3.2 Phạm vi áp dụng của Điều 4 BIT 35

Một cách rõ ràng qua đánh giá của Hội đồng Trọng tài, thì các biện pháp được thực hiện bởi Bị đơn nhằm giới hạn hành vi đầu tư của Nguyên đơn là nằm trong sự điều chỉnh của Điều 4 BIT Để hiểu vấn đề theo hướng có tư duy trong Cáo buộc của Bị đơn rằng các tiêu chuẩn về Sự truất hữu trong Điều 4 nên được giải thích theo Pháp luật Hungary là gây trở ngại cho Hội đồng Trọng tài Kể cả khó có thể đánh giá theo nguyện vọng của Bị đơn trên cơ sở hiểu khác đi trong ý nghĩa và phạm của thuật ngữ “deprivation” và “expropriation” (đã nêu trên, dưới nghĩa Tiếng Việt thì được hiểu như nhau).

Nếu theo nhận định của Hội đồng Trọng tài, từ ngữ áp dụng: “bất cách thức nào bác bỏ một cách gián tiếp hoặc trực tiếp các nhà đầu tư trong sự đầu tư” – (any measure depriving… directly or indirectly…investors…of their investment) – trích dẫn trong Điều 4 BIT đã dịch ở phần đầu của phần Expropriation Thì ở đây được hiểu là, sẽ không có vị trí nào cho Bị đơn để được đánh giá phạm vi bao quát hay giới hạn nghĩa của các thuật ngữ nêu trên, mà nên được hiểu một cách rộng nhất.

Kết luận: Tranh luận của Bị đơn về Điều 4 bị từ chối Hội đồng Trọng tài sẽ xem xét lập luận giữa hai bên trong đánh các điều kiện cụ thể ở Điều 4 BIT

35 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 426 đến 428

Hội đồng Trọng tài có thể thấy không có một lợi ích cộng đồng nào từ phía Bị đơn trong hành vi tước bỏ của mình đối với dự án Sân bay của Nguyên đơn

Mặc dù đã đưa ra các cơ sở pháp lý đề cập đến mối liên quan, hợp nhất giữa Luật Hungarian và EU nhưng không đủ thuyết phục Kể cả trích dẫn “the strategic interest of the State”

(tạm dịch là: Lợi ích chiến lược của quốc gia) tại the Amendment Motion do Tiến sĩ Kosztolányi cũng không củng cố được lập luận của Bị đơn Khi Hội đồng Trọng tài đề cập cụ thể vấn đề lợi ích nào, thì phía Bị đơn không đưa ra được cụ thể.

Kết luận: Với quan điểm độc lập của Hội đồng Trọng tài, điều kiện đối xử vì cộng đồng yêu cầu phải chân thật và thực tế Nếu chỉ tham khảo đơn thuần “lợi ích cộng đồng” thì có thể đưa bất kỳ lợi ích có sẵn nào để thoả mãn điều kiện này, với mục tiêu đưa ra ban đầu thì việc này được coi là vô nghĩa Nên, Hội đồng Trọng tài nhận thấy không có tình huống nào mà Bị đơn áp dụng biện pháp bị tước bỏ là thoả mãn điều kiện này.

Bác bỏ yêu cầu, lập luận của Bị đơn do sự mơ hồ về thực tế của hành vi thực hiện bởi Hội đồng Trọng tài.

4.3.4 Đúng quy trình pháp lý 37

Không có bất kỳ hành vi nào được thực hiện theo một quy trình do Điều 4 BIT đặt ra, và Hội đồng Trọng tài đồng ý với Nguyên đơn về việc nên có một quy trình để nhà đầu tư được đưa ra ý kiến phản đối hành vi tước bỏ.

Một quy trình hợp lý sẽ bao gồm: một hệ thống pháp luật cơ bản, như một thông báo hợp lý, sự giải quyết công bằng, khách quan, và vô tư của một người hành pháp nhằm chấp thuận các khiếu nại nên được có trong tư thế sẵn sàng đáp ứng các nhà đầu tư Nếu không có quy trình, thì đồng nghĩa hành vi tước bỏ là một sự vừa không hợp pháp, cả hợp lý và điều này đúng với Bị đơn trong vụ việc này.

Kết luận đã bác bỏ mọi lập luận biện minh cho việc không tuân thủ một quy trình hợp lý đối với hành vi "truất hữu" của Bị đơn.

36 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 429 đến 433

37 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 434 – 435, 440

4.3.5 Không phân biệt đối xử 38

Hội đồng Trọng tài đương nhiên không chấp nhận căn cứ mà Bị đơn đưa ra rằng như một bên duy nhất tham gia dự án Sân bay của Nguyên đơn mang yếu tố nước ngoài, thì không được đưa ra các lập luận về việc phân biệt đối xử.

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG

Bồi thường thiệt hại

5.1.1 Yêu cầu của Nguyên đơn 41

- Nguyên đơn yêu cầu được bồi thường thiệt hại tính theo tiêu chuẩn của luật quốc tế về bồi thường do hành vi bất hợp pháp.

- Nguyên đơn cho rằng việc bồi thường đơn thuần (restitution) các quyền theo hợp đồng mà Bị đơn đã truất hữu là không thực tế; và

- Xem xét Điều 4 BIT và các tập quán quốc tế có liên quan, Nguyên đơn có quyền đối với (1) những thiệt hại do hậu quả của việc truất hữu, cộng với (2) giá trị chênh lệch của:

2.1 Giá trị thị trường của khoản đầu tư bị truất hữu tại thời điểm truất hữu; và

2.2 Tổng (x) giá trị thị trường của khoản đầu tư bị truất hữu tại ngày ra phán quyết được tính toán với lợi ích của thông tin sau đó và (y) giá trị của thu nhập mà Nguyên đơn sẽ kiếm được từ các khoản đầu tư giữa ngày bị truất hữu và ngày ra Phán quyết.

Dựa trên Báo cáo có liên quan của LEGG, được thực hiện bởi Messrs Abdala, Ricover và Spiller của LEGG LLP, Nguyên đơn tính toán những thiệt hại cho đến ngày 30/9/2016 (bao gồm cả lãi suất) như sau:

+ Thiệt hại theo Phương pháp tiếp cận thời điểm truất hữu (Time of Expropriation

+ Thiệt hại theo Cách tiếp cận bồi thường (Restitution Approach): 76.227.279 Đô la Mỹ;

+ Thiệt hại theo Phương pháp làm giàu bất chính (Unjust Enrichment Approach 42 ):

+ Cộng thêm tiền lãi kể từ ngày 01/10/2006 cho đến ngày thanh toán.

41 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 241-244

42 Tham khảo: Wikipedia, English unjust enrichment law , https://en.wikipedia.org/wiki/English_unjust_enrichment_law Truy cập lần cuối ngày 24/05/2020:

“Một hành vi sẽ bị coi là làm giàu bất chính khi thỏa mãn đồng thời cả bốn yếu tố: (1) Bị đơn đã làm giàu; (2) Sự làm giàu này là từ chi phí của Nguyên đơn; (3) Sự làm giàu với chi phí của Nguyên đơn là không công bằng; và (4) Không có thanh hoặc biện pháp phòng thủ nòa có thể được áp dụng.”

5.1.2 Quan điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp 43

Trên cơ sở chứng minh được tồn tại hành vi truất hữu tài sản, Hội đồng Trọng tài đã chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn về việc từ chối áp dụng tiêu chuẩn BIT về “chỉ bồi thường” bằng “giá trị thị trường của các khoản đầu tư bị trưng thu tại thời điểm của việc trưng thu” Bởi lẽ, theo quan điểm của Hội đồng Trọng tài, tiêu chuẩn BIT được áp dụng trong các trường hợp trưng thu hợp pháp

Thay vào đó, Hội đồng Trọng tài đã áp dụng các tập quán quốc tế có liên quan như được làm sáng tỏ trong trường hợp án lệ về Nhà máy Chorzów của PCIJ: “thanh toán một khoản tiền tương ứng với giá trị mà một khoản bồi thường bằng hiện vật sẽ chịu” Các chế tài vật chất này được áp dụng từ ngày Hội đồng Trọng tài ra Phán quyết chung thẩm. Để ước tính giá trị thị trường của các khoản đầu tư, Hội đồng Trọng tài đã áp dụng Phương pháp Dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow, sau đây gọi tắt là “DCF” ) phân tích, nhưng không có giải thích chi tiết Trên cơ sở đó, tuyên bồi thường khoảng 76,2 triệu đô la Mỹ cho Nguyên đơn, cộng với lãi suất sau ngày ra Phán quyết là 6% / năm cộng lại hàng tháng cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

Hội đồng Trọng tài kết luận rằng phải đánh giá khoản bồi thường thiệt hại mà Bị đơn trả cho các Nguyên đơn theo tập quán được xác lập từ trường hợp của Nhà máy Chorzów, tức là Nguyên đơn phải được bồi thường theo giá trị thị trường của các khoản đầu tư bị truất hữu kể từ ngày trao phán quyết của Hội đồng Trọng tài - được xác định là 30/9/2006.

Hội đồng Trọng tài bác bỏ yêu cầu bồi thường thiệt hại của các Nguyên đơn theo cách tiếp cận làm giàu bất chính mà theo quan điểm của Hội đồng Trọng tài các Nguyên đơn đã không chứng minh được bằng các sự kiện hoặc luật đầy đủ

5.1.2.1 Tiêu chuẩn áp dụng để đánh giá thiệt hại 44

Vấn đề pháp lý 1: Tiêu chuẩn của BIT hay tập quán pháp luật quốc tế sẽ được áp dụng trong trường hợp này?

Lập luận của Hội đồng Trọng tài:

Theo Phán quyết tại vụ kiện Phillips Petroleum Co Iran v Iran , BIT có thể ưu tiên so với 45 các quy tắc của luật quốc tế dựa trên hệ thuộc lex specialis 46 Tuy nhiên, trong trường hợp

43 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 514-522 44 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 477-500 45 Phillips Petroleum Co Iran v Iran, 21 Iran-U.S Cl Trib Rep., Đoạn 121

46 Tham khảo: Wikipedia, Lex Specialis , https://en.wikipedia.org/wiki/Lex_specialis Truy cập lần cuối ngày 24/05/2020:

29 này, BIT không quy định bất kỳ quy tắc nào liên quan đến thiệt hại phải trả trong trường hợp truất hữu bất hợp pháp, mà chỉ quy định tiêu chuẩn bồi thường phải trả trong trường hợp truất hữu hợp pháp Do đó, việc áp dụng BIT là không hợp lý khi có khả năng dẫn đến đánh đồng giữa bồi thường cho truất hữu hợp pháp với thiệt hại cho truất hữu bất hợp pháp

Tiêu chuẩn quy định tại Điều 4(1)(a) của BIT đề cập đến chế tài “chỉ bồi thường” Khoản 2 Điều này còn cung cấp thêm: “2 Số tiền bồi thường phải tương ứng với giá trị thị trường của các khoản đầu tư bị truất hữu tại thời điểm truất hữu 3 Số tiền bồi thường này có thể được ước tính theo luật và quy định của quốc gia nơi truất hữu” Nội dung thứ hai được ghi nhận thêm tại Điều 132 của Hiến pháp Hungary, theo đó việc truất hữu quyền sở hữu phải đi kèm với “bồi thường đầy đủ, vô điều kiện và nhanh chóng”.

Do BIT không có quy định cụ thể nào (lex specials) về tiêu chuẩn thẩm định thiệt hại trong trường hợp truất hữu trái pháp luật, nên Hội đồng Trọng tài bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn mặc định có trong tập quán luật quốc tế.

Do đó, đề xuất xem xét vụ kiện Nhà máy Chorzow (Chorzow Factory Case – Đức và Ba lan (1928) của PCIJ: “Một nguyên tắc của luật quốc tế được thừa nhận rộng rãi là bất kỳ một sự vi phạm đối với một nghĩa vụ quốc tế nào đều sẽ dẫn đến việc bồi thường” Qua các Phán quyết Trọng tài của UNCITRAL (NAFTA) tại tranh chấp S.D Myers; Inc v Canada, ICSID tại tranh chấp Metalclad Corporation v Mexico, CMS Gas Transmission Company v The Argentine Republic, Amoco International Finance Corporation v Iran, MTD Equity Sdn Bhd and MTD Chile SA v Chile; Phòng Thương mại Stockholm tại tranh chấp Petrobart Limited v The Kyrgyz Republic, quan điểm học giả tại Oppenheim’s International Law, và một số án lệ của Tòa án Công lý Quốc tế, cơ quan kế nhiệm của PCIJ trong những năm gần đây, Hội đồng Trọng tài xác nhận lại tính hợp lệ của việc ưu tiên của việc áp dụng án lệ Nhà máy Chorzów với tư cách là tiêu chuẩn bồi thường cho các hành vi trái pháp luật của các quốc gia theo luật pháp quốc tế.

Tiêu chuẩn được quy định trong tập quán quốc tế về đánh giá thiệt hại do từ một hành động bất hợp pháp gây ra được nêu trong quyết định của PCIJ trong vụ Nhà máy Chorzów tại trang 47 của Bản án có nội dung: “Việc sửa chữa phải, càng nhiều càng tốt, xóa sạch mọi hậu quả của hành động bất hợp pháp và thiết lập lại tình huống, trong mọi khả năng sẽ tồn tại nếu hành vi đó không được thực hiện.” Trong trường hợp tương tự ở trang 21, PCIJ cũng chỉ ra rằng “do đó, việc sửa chữa là phần bổ sung không thể thiếu cho việc không áp dụng một quy ước.”

Vấn đề pháp lý 2: Tiêu chuẩn bồi thường theo Quyết định của PCIJ đối với Nhà máy

Chorzów (sau đây, gọi tắt là “Án lệ” ) sẽ được áp dụng như thế nào?

“Nếu hai luật điều chỉnh cùng một tình huống thực tế, thì một luật điều chỉnh một vấn đề cụ thể (lex specialis) sẽ được ưu tiên áp dụng hơn so với luật chỉ điều chỉnh những vấn đề chung chung (lex generalis)”

Chi phí tố tụng

5.2.1 Yêu cầu của Nguyên đơn 56

- Nguyên đơn dự kiến thanh toán 7.623.693 đô la Mỹ cho phí Trọng tài và các chi phí tố tụng khác của mình, bao gồm 350.000 đô la Mỹ tạm ứng án phí.

5.2.2 Yêu cầu của Bị đơn 57

- Bị đơn dự kiến thanh toán 4.380.335 đô la Mỹ lcho phí Trọng tài và các chi phí tố tụng khác của mình, bao gồm 350.000 đô la Mỹ tạm ứng án phí.

- Bị đơn cho rằng số lượng chi phí và chi phí của Nguyên đơn là quá mức và cần được giảm bớt Bị đơn cho rằng chi phí của Nguyên đơn vượt quá chi phí của Bị đơn khoảng 74%.

55 ICSID Case No ARB/03/16, Đoạn 517-522 56 ICSID Case No.ARB/03/16, Đoạn 525-527 57 ICSID Case No.ARB/03/16, Đoạn 525-526-528

- Bị đơn yêu cầu Hội đồng Trọng tài giảm số tiền có thể thu hồi của chi phí của Nguyên đơn đến một mức độ hợp lý có tính đến các chi phí của Bị đơn.

5.2.3 Quan điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp

- Theo Điều 61 (2) của Công ước ICSID và Quy tắc 28 của Quy tắc Trọng tài ICSID, Hội đồng Trọng tài có toàn quyền quyết định liên quan đến chi phí:

+ Điều 61 (2): “Trong trường hợp tố tụng trọng tài, Hội đồng Trọng tài sẽ, ngoại trừ các bên có thỏa thuận khác, đánh giá chi phí mà các bên phải chịu liên quan đến thủ tục tố tụng, và sẽ quyết định cách thức và đối tượng chi trả, lệ phí và chi phí của các thành viên của Hội đồng Trọng tài và phí sử dụng cơ sở vật chất của Trung tâm sẽ được thanh toán Quyết định như vậy sẽ là một phần của phán quyết ”;

+ Quy tắc 28: “(1) Không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng về việc thanh toán chi phí tố tụng, Hội đồng Trọng tài có thể, trừ khi các bên có thỏa thuận khác, quyết định:

Trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng, mỗi bên phải thanh toán phí và chi phí của Hội đồng Trọng tài theo Quy định Hành chính và Tài chính 14.

(c) Đối với bất kỳ thành phần nào của thủ tục tố tụng, các chi phí liên quan (do Tổng thư ký xác định) sẽ do một trong các bên chịu toàn bộ hoặc theo một phần cụ thể.

(2) Ngay sau khi kết thúc thủ tục tố tụng, mỗi bên sẽ đệ trình lên Hội đồng Trọng tài tuyên bố về các chi phí phát sinh hoặc phải gánh chịu một cách hợp lý trong quá trình tố tụng và Tổng thư ký sẽ đệ trình lên Hội đồng Trọng tài một tài khoản về tất cả số tiền mà mỗi bên phải trả cho Trung tâm và mọi chi phí do Trung tâm phải chịu trong quá trình tố tụng Trước khi phán quyết được đưa ra, Hội đồng Trọng tài có thể yêu cầu các bên và Tổng thư ký cung cấp thêm thông tin liên quan đến chi phí của thủ tục tố tụng”

- Theo Phán quyết của Hội đồng Trọng tài trong tranh chấp CSOB v Slovakia, nội dung về chi phí tố tụng sẽ theo thiên hướng có lợi cho bên thắng kiến, thậm chí là lớn hơn;

- Theo quan điểm học giả M Weiniger & M tại bài báo Treaty Arbitration and

Investment Dispute: Adding up the Costs “Gần đây, một số Hội đồng Trọng tài về, đầu tư, đã áp dụng một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn, không có lý do gì để rời khỏi hình

58 ICSID Case No.ARB/03/16, Đoạn 530 thành nguyên tắc mà bên thắng kiện phải được bên thua kiện thanh toán chi phí của mình, như đã được thông qua trong trọng tài thương mại.”.

Trong trường hợp này, Hội đồng Trọng tài nhận thấy bên thắng kiện không được phép đòi bồi hoàn chi phí từ bên thua kiện Hội đồng Trọng tài đồng ý với tổng số chi phí mà các Nguyên đơn đưa ra vì các thành viên của Hội đồng có nhiều kinh nghiệm trong các vụ kiện ICSID và thương mại, do đó số tiền chi phí nằm trong phạm vi dự kiến Nếu các Nguyên đơn không được hoàn trả chi phí khi đã chứng minh được hành vi nghiêm trọng của Hungary, thì không thể coi họ đã được cung cấp biện pháp khắc phục đầy đủ.

5.2.3.2 Ước tính chi phí tố tụng 59

Hội đồng Trọng tài từ chối việc đệ trình rằng tính hợp lý của lượng yêu cầu bồi thường chi phí của Nguyên đơn phải được đánh giá bằng số tiền mà Bị đơn chi ra Không có gì lạ khi Nguyên đơn chi nhiều hơn chi phí của Bị đơn đưa ra trong số những thứ khác, nghĩa vụ chứng minh Mặc dù ngay từ đầu cả hai bên đều được đại diện bởi các công ty luật quốc tế đẳng cấp hàng đầu, Bị đơn đã thay đổi luật sư trước phiên điều trần và tham gia vào một đội ngũ pháp lý trẻ năng động và có năng lực, Bị đơn cũng tham gia với Tiến sĩ Hunt vào phút cuối thay cho công ty tư vấn NERA trước đây của họ Tất cả những yếu tố này có thể giải thích cho sự chênh lệch giữa chi phí và chi phí của hai bên.

Bên cạnh đó, Hội đồng Trọng tài cũng xem xét thêm các yếu tố sau:

(1) Hungary không cố gắng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo BIT Hungary đã hành động xuyên suốt với việc coi thường các quyền tài chính và hợp đồng của Nguyên đơn;

PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI, ĐÁNH GIÁ & BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Phán quyết Trọng tài

- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra Phán quyết, Bị đơn sẽ thanh toán cho ADC Affiliate

Ltd tổng số tiền US Đô la Mỹ 55.426.973 cùng với lãi suất được tính kể từ ngày thứ

30 sau ngày ra Phán quyết với lãi suất 6% hàng năm cộng với phần còn lại hàng tháng cho đến khi thanh toán;

- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra Phán quyết, Bị đơn sẽ thanh toán cho ADC &

Công ty Quản lý ADMC sẽ phải thanh toán số tiền 20.773.027 đô la Mỹ cùng với số tiền lãi được tính từ ngày thứ 30 sau ngày ra Phán quyết với mức lãi suất 6%/năm, cộng thêm phần còn lại theo tháng cho đến khi thanh toán đủ.

- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra Phán quyết, Bị đơn sẽ thanh toán cho các đồng Nguyên đơn số tiền 7.623.693 đô la Mỹ đáp ứng đầy đủ cả hai yêu cầu của các Nguyên đơn này đối với các khoản thanh toán và chi phí của trọng tài này cùng với lãi suất được tính kể từ ngày thứ 30 sau ngày ra Phán quyết với lãi suất 6% hàng năm cộng với phần còn lại hàng tháng cho đến khi thanh toán;

- Ngay sau khi nhận được tất cả các khoản tiền được đề cập trong các đoạn ở trên, ADC

Affiliate Ltd sẽ chuyển giao quyền sở hữu không bị cản trở trong tất cả cổ phần trongCông ty Dự án cho Bị đơn.

Đánh giá

Các vấn đề pháp lý đặc trưng của tranh chấp ADC Affiliate và ADC & ADMC Management với Nhà nước Cộng hòa Hungary có thể được phân tích và đánh giá gồm có:

Trước tiên, về bản chất, đây là một tranh chấp phát sinh từ một hành vi vi phạm nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng trong pháp luật đầu tư quốc tế Vì vậy, trên tinh thần thiện chí thương lượng hòa giải, yêu cầu của Hội đồng Trọng tài về một "cơ chế pháp lý cơ bản, như thông báo trước hợp lý, phiên điều trần công bằng, xét xử không thiên vị và vô tư đối với nhà đầu tư nước ngoài" thể hiện đúng tinh thần của một phương thức giải quyết ngoài tranh chấp.

Tòa án và pháp luật về đầu tư.

Thứ hai, việc một Phán quyết áp dụng nguyên tắc được đưa ra dựa vào một hoặc một số

Phán quyết/Bản án trước đó không phải là hiếm trong pháp luật quốc tế nói chung và đầu tư

60 ICSID Case No.ARB/03/16, Đoạn 543

61 Nguyễn Xuân Mỹ Hiền, Sự phát triển của tiêu chuẩn Đối xử công bằng và thỏa đáng trong Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 06(127)/2019 - 2019, trang 48-59

39 quốc tế nói riêng Tuy nhiên, việc Hội đồng Trọng tài trực tiếp áp dụng tiêu chuẩn được đặt ra trong một Án lệ duy nhất vào việc xác định bồi thường thiệt hại thay cho BIT trong trường hợp này lại rất ít gặp Cụ thể, Ole Kristian Fauchald, trong bài viết The Legal

Reasoning of ICSID Tribunals – An Empirical Analysis, cho rằng:

Theo luật quốc tế, các phán quyết của Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID) không có hiệu lực pháp lý trực tiếp trừ những trường hợp nêu tại Điều 59 Quy chế của Tòa án công lý quốc tế (ICJ) Tuy nhiên, một số phán quyết của ICSID có đưa ra các tuyên bố chung về việc sử dụng án lệ làm lý lẽ diễn giải Ví dụ, trong trường hợp ADC kiện Hungary, ICSID đã tuyên bố rằng:

Các Bên trong vụ kiện này cũng đã tranh luận về sự phù hợp của các án lệ quốc tế liên quan đến việc trưng thu Đúng là các phán quyết của trọng tài không tạo thành tiền lệ ràng buộc Cũng đúng là một số trường hợp dựa trên thực tế và những phát hiện trong những trường hợp đó không thể được chuyển đổi sang các trường hợp khác Đúng hơn nữa là một số trường hợp dựa trên các hiệp ước khác với BIT hiện tại ở một số khía cạnh nhất định.

Tuy nhiên, việc thận trọng dựa vào các nguyên tắc nhất định được phát triển trong một số trường hợp, với tư cách là thẩm quyền thuyết phục, có thể thúc đẩy cơ quan pháp luật, do đó có thể phục vụ khả năng dự đoán vì lợi ích của cả nhà đầu tư và Quốc gia sở tại.” 62

Ngoài ra, xét về nguồn gốc tranh chấp, dễ thấy được tình trạng nhà đầu tư doanh nghiệp thành lập các công ty con chỉ nhằm mục đích phục vụ, tận dụng lợi thế về thuế cho một dự án, rất có thể dẫn đến việc thỏa thuận đầu tư bị vô hiệu về sau do điều khoản hạn chế chuyển nhượng Chính vì vậy, trong hoạt động đấu thầu các công trình quốc gia, quốc tịch của nhà đầu tư cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia cần là yếu tố quan trọng được cân nhắc.

Thứ tư, về chi phí trọng tài Mặc dù, các Phán quyết có lợi hơn cho bên thắng kiện đã trở thành một xu hướng của trọng tài nói chung và trọng tài đầu tư quốc tế nói riêng, Tuy nhiên, cũng cần xem xét lại vấn đề này Bởi lẽ, tổn thất về tài chính là một điều đương nhiên mà bên thua kiện phải chịu và không phải trong mọi trường hợp, bên thắng kiện mới là bên phải đổ ra nhiều chi phí hơn để theo đuổi một vụ kiện

Thứ năm, về điều kiện để một hành vi truất hữu tài sản được coi là hợp pháp Lập luận của

Các Bên và Phán quyết của ICSID đều ghi nhận ba điều kiện để một hành vi truất hữu được coi là hợp pháp, gồm có: (1) Vì lợi ích công cộng, (2) Ban hành đúng thủ tục và (3) Đảm bảo bồi thường thiệt hại Đây cũng là ba điều kiện được ghi nhận chính thức tại một số nguồn của Pháp luật Đầu tư Quốc tế Trong khi yêu cầu số (3) có thể thấy được do biểu 63 hiện về mặt tài sản, thì yêu cầu số (1) và (2) lại là những vấn đề cần được lưu tâm để diễn

62 Ole Kristian Fauchald, The Legal Reasoning of ICSID Tribunals – An Empirical Analysis, European Journal of

International Law, Volume 19, Issue 2, April 2008, trang 332

63 Ursula Kriebaum, August Reinisch, Property, Right to, International Protection, Oxford Public International Law,Oxford University Press, 04 December 2015, Đoạn 20 giải Trong tranh chấp được nghiên cứu, khi không có hoặc cố ý ngụy tạo một mục đích “vì lợi ích cộng đồng”, hành vi truất hữu sẽ được coi là bất hợp pháp Như trong Bản luận cứ của Nguyên đơn cũng chỉ rõ rằng, mặc dù, trong khả năng của mình, Bị đơn có thể chứng minh rằng việc đồng bộ pháp luật tạo điều kiện gia nhập Liên minh Châu Ậu là nhằm phục vụ một Lợi ích cộng đồng, tuy nhiên, mục đích này lại không trực tiếp đặt ra yêu cầu truất hữu đối với Dự án Bên cạnh đó, việc không tiến hành thủ tục trong một “khoảng thời gian hợp lý” (within a reasonable time) cũng có thể là chứng cứ cho một hành vi truất hữu bất hợp pháp do vi phạm điều kiện về thủ tục 64

Bài học kinh nghiệm

6.3.1 Đối với Nhà đầu tư

- Tham khảo BIT trước khi thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp;

Trước khi quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó, nhà đầu tư nên tìm hiểu có hiệp định bảo hộ đầu tư nào giữa nước nơi nhà đầu tư muốn đầu tư và quốc gia nơi nhà đầu tư có quốc tịch hay không Nếu có, nhà đầu tư cần tham khảo quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp tại hiệp định đó, để đảm bảo rằng khi phát sinh tranh chấp, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư sẽ được bảo vệ một cách thích đáng bởi cơ chế giải quyết tranh chấp trên.

- Thực hiện những biện pháp để bảo đảm quyền lợi của mình khi bị xâm phạm, ví dụ như khởi kiện

Khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị nước tiếp nhận đầu tư xâm phạm, nhà đầu tư có thể xem xét các cơ chế quy định tại pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và BIT (thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa án, khởi kiện ra trọng tài…) để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình

- Tìm kiếm cơ quan cung cấp chứng cứ chuyên nghiệp

Trong vụ kiện này, một trong những yếu tố đóng góp vào thắng lợi của các nguyên đơn là năng lực định giá khách quan, chính xác và đầy đủ của LEGC Do đó, việc đảm bảo cung cấp đầy đủ và chuyên nghiệp các bằng chứng đóng vai trò thiết yếu.

6.3.2 Đối với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật để hạn chế tranh chấp với nhà đầu tư

Khi hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, số lượng các tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư sẽ gia tăng nhanh chóng Do đó, các quốc gia tiếp nhận đầu 64 Ursula Kriebaum, August Reinisch, Tlđd , Đoạn 23

41 tư cần hoàn thiện pháp luật của mình, đặc biệt là pháp luật đầu tư, pháp luật hành chính… để hạn chế tối đa các tranh chấp có thể phát sinh với nhà đầu tư

- Sử dụng một đội ngũ cố vấn pháp lý có năng lực khi giải quyết tranh chấp đầu tư

Các tranh chấp đầu tư thường kéo dài và liên quan tới nhiều vấn đề pháp lý phức tạp Do đó, các quốc gia tiếp nhận đầu tư cần trang bị cho mình một đội ngũ cố vấn pháp lý có năng lực, có kinh nghiệm để đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ một cách tối đa tại trọng tài đầu tư

- Cần có sự thương lượng thiện chí và giải trình một cách rõ ràng với nhà đầu tư trước khi ban hành các chính xác, văn bản liên quan trực tiếp tới nhà đầu tư đó Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tranh chấp mà còn giúp đảm bảo quan hệ quốc tế, vị thế quốc gia, hạn chế các xung đột về kinh tế và xa hơn là các xung đột về ngoại giao; tăng cường uy tín quốc gia, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân các quốc gia khác (Công ước ICSID);

2 Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Hungary và Chính phủ Cộng hòa Síp về Khuyến khích lẫn nhau và Bảo vệ Đầu tư 1989 (BIT).

II Pháp luật quốc gia

III Phán quyết Trọng tài/Bản án

ICSID, ADC Affiliate Limited and ADC & ADMC Management Limited v The

Republic of Hungary, ICSID Case No ARB/03/16, Award of the Tribunal, 10/02/2006

P.C.I.J., Factory at Chorzow (German v Poland.), 1928 (ser A) No 17 (Sept 13)

V Công trình nghiên cứu khoa học

1 Nguyễn Xuân Mỹ Hiền, Sự phát triển của tiêu chuẩn Đối xử công bằng và thỏa đáng trong Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số

2 Ole Kristian Fauchald, The Legal Reasoning of ICSID Tribunals – An Empirical

Analysis, European Journal of International Law, Volume 19, Issue 2, April 2008;

3 Ursula Kriebaum, August Reinisch, Property, Right to, International Protection, Oxford Public International Law, Oxford University Press, 04 December 2015.

1 Wikipedia, English unjust enrichment law, https://en.wikipedia.org/wiki/English_unjust_enrichment_law Truy cập lần cuối ngày 24/05/2020;

2 Wikipedia, Lex Specialis, https://en.wikipedia.org/wiki/Lex_specialis Truy cập lần cuối ngày 24/05/2020;

Ngày đăng: 19/09/2024, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w