Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đầu tư quốc 5 1.2 Cơ chế phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tẾ ¿- ¿+ ++E+EE+E+E+EE2EeEE2ErEerkrxee 8 1.3 Su cần thiết của việc xây dựng va hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tranh chấp dau tư [HD TẾ na eee te a ERE cS ATS A i RS 288.358.338 NA SA AS 16 Kết luận Chương l - - 2-52 +E9SE2E9EE9EE2E5E1212111121571211211121111111111111 1111111 cy 0 25 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUOC TE VE PHÒNG NGỪA TRANH CHAP ĐẦU ¡0089009092 .4
1.1.1 Khái niệm tranh chấp đầu tư quốc té
Trên thế giới, năm 1924, khái niệm về “tranh chấp” lần đầu tiên được nêu ra trong vụ Mavrommatis Palestine Concessions, xét xử tại Tòa án Thường trực Công lý
Quốc tế (PCIJ) — tiền thân của Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) Theo đó, tranh chấp được hiểu là “mét sự bắt đồng về một vấn đê pháp lý hay thực té, một sự xung đột về quan điểm pháp lý hay loi ích giữa hai bén’” 4
Tại Việt Nam, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm
2002 thì tranh chấp là sự “dau ranh gidng co khi có ý kiến bat đồng, thường là trong van đề quyên lợi giữa hai bên.”
Trên thực tế, có nhiều loại tranh chấp khác nhau và liên quan trực tiếp đến chủ đề của nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào khái niệm về “anh chấp pháp by”. Trong công pháp quốc tế, tranh chấp pháp lý có yếu t6 quốc tế được hiểu “/v hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trải ngược hoặc mâu thuân nhau và có những yêu cẩu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau Đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyên hoặc sự kiện, dua đến sự mâu thuân, đối lập nhau về quan điểm pháp ly hoặc quyên giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau” ©
Có thé thay điểm chung giữa các khái niệm “tranh chấp pháp ly” gắn với yêu tỗ quốc tế là sự bất đồng, mâu thuẫn trên cơ sở luật pháp hay thực tế về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể; đều là sự bất đồng, mâu thuẫn giữa hai hay nhiều bên trên cơ sở pháp luật liên quan đến việc giải thích, áp dụng pháp luật.
Trong lĩnh vực đầu tư quốc tẾ, việc nghiên cứu và phân tích nội hàm khái niệm của “anh chấp dau tư quốc té” là vô cùng quan trọng Trên thực tế, đã có tiền lệ Chính phủ quốc gia tiếp nhận đầu tư phản đối thâm quyền của ICSID vì cho rằng không hề có tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia Một ví dụ là vụ việc công ty AGIP của Italia đã vi phạm thỏa thuận giữa họ với Chính phủ Congo Dé đáp trả lại, Chính phủ Congo tiễn hành quốc hữu hóa công ty con của AGIP, được thành lập để tạo điều kiện liên doanh phân phối sản phẩm dau mỏ Công ty AGIP tiễn hành khởi kiện ra trọng tài yêu cầu giải quyết nhưng chính phủ lập luận rằng không có bat kỳ tranh chấp nào phát sinh bởi vi Congo sẽ bồi thường cho AGIP khi công ty con
* Phan quyết của Tòa PCIJ, Vụ Mavrommatis Palestine Concessions (Hi Lạp v Anh), ngày 30/8/1924, tr 11. Nguyên văn tiếng Anh: “A dispute is a disagreement on a point of law or fact, a conflict of legal views or of interests between two persons” Trong bản tiếng Pháp, định nghĩa trên còn thêm từ “mâu thuẫn” (une contradiction).
> Hoang Phé (1992), Tir điển Ti iéng Viét, NXB Khoa học Xã hội, tr 1024.
6 Lê Mai Anh (2017), Giáo trình Luật quốc tế, Trường Dai học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân, tr 394. được quốc hữu hóa.”Tuy nhiên, công ty của Italia đã phản đối lập luận này và cho rằng có tranh chấp phát sinh trước khi Chính phủ tiếp quản công ty và khoản bồi thường của chính phủ là không thỏa đáng so với thiệt hại và lợi nhuận công ty đã mắt.Š Về phía lập luận của ICSID, Hội đồng trọng tài cho răng: “Lập luận của chính phủ Congo về sự ton tại của tranh chấp là chưa chính xác Do đó, ICSID có thẩm quyên tiếp nhận các khiếu nại của AGIP” Vụ kiện được ICSID xếp vào loại tranh chấp hợp đồng giữa các bên.
Có thê hiểu tranh chấp đầu tư quốc tế là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi hoặc nghĩa vụ giữa các chủ thé trong lĩnh vực đầu tư quốc tế Tranh chấp có thé là tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhà đầu tư; tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng các Hiệp định đầu tư quốc tế (IIA); tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Nghiên cứu này tập trung vào loại tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, vì đây là loại tranh chấp đặc biệt, có nhiều điểm đặc trưng khác biệt so với tranh chấp pháp lý quốc tế thông thường Tính chất đặc biệt này xuất phát từ yếu tố chủ thể do một bên trong tranh chấp là nhà nước và điều đó ảnh hưởng đến cách các bên tranh chấp xử lý xung đột cũng như lựa chọn các phương thức dé giải quyết tranh chap.
Tại Việt Nam, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (cơ quan nhà nước có liên quan) được hiểu là “về bản chất là tranh chấp theo tư pháp quốc tế Nhà dau tư nước ngoài là bên khởi kiện; nhà nước (chính phủ) tiếp nhận đâu tư hay cơ quan nhà nước có liên quan là bên bị kiện Tranh chấp này phải liên quan đến khoản dau tư theo quy định của: i) pháp luật đâu tư của nước tiếp nhận đâu tu; ii) hiệp định khuyến khích và bảo hộ dau tu hay chương về đâu tư trong các hiệp định thương mai song phương/ khu vực; hoặc iii) hợp dong liên quan đến dau tư của nhà dau tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyên ”.!9
Như vậy, tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền hoặc nghĩa vụ giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Tranh chấp phát sinh trong quan hệ đầu tư trên cơ sở pháp lý là các điều ước quốc tế mà chính phủ nước tiếp nhận đầu tư là thành viên hoặc hợp đồng, thỏa thuận giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.2 Đặc điểm của tranhchấp đầu tư quốc tế
Tứ nhất, về nguyên don, trong tranh chấp đầu tư quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài luôn là nguyên đơn và quôc gia tiép nhận đâu tư luôn là bị đơn Đôi với cá nhân và
TAGIP S.p.A v People's Republic of the Congo, ICSID Case No ARB/77/1, Phan quyét ngay 30/11/1979, doan 38.
84GIP v Congo, Tldd chú thích 7, đoạn 41. °AGIP v Congo, Tldd chú thích 7, đoạn 42.
!9Nguyễn Bá Binh (2017), Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, Trường Đại học
Luật Hà Nội, tr 174. pháp nhân, yếu tố nước ngoài dựa trên cơ sở quốc tịch của nhà đầu tư Tuy nhiên, việc xác định quốc tịch nhà đầu tư không hè dễ dàng vì trong trường hợp pháp luật quốc gia cho phép nhà đầu tư có nhiều hơn một quốc tịch thì quốc tịch nào sẽ được chọn, hoặc trường hợp một trong số các quốc tịch của nhà đầu tư trùng với quốc gia tiếp nhận đầu tư thì lúc đó sẽ coi là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, về bị don, trong pháp luật quốc tế, quốc gia được coi là một chủ thé đặc biệt, thê hiện ở quyền miễn trừ tư pháp Theo nguyên tắc bình đắng về chủ quyền quốc gia, thâm phán của quốc gia không thể phán quyết chống lại quốc gia khác nếu không có sự chấp thuận của quốc gia đó Sự giải thích này xuất phát từ nguyên tắc
“nar in parem non habet juridictionnem” (những người ngang nhau không thé phán xét lẫn nhau) được ghi nhận trong luật quốc tế cô đại Mặt khác, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia còn thê hiện ở chỗ: tài sản của quốc gia không thê bị sai áp để bảo đảm sơ bộ cho một vụ kiện và quốc gia sẽ không bị ràng buộc bởi các phán quyết của tòa án nước ngoài chong lại quyền lợi của mình Chính vì vậy, dé thu hút và bảo dam lợi ích của nhà đầu tư, quốc gia thường từ bỏ một phan hay toàn bộ quyền miễn trừ tư pháp của mình.
Thứ ba, về nội dung tranh chấp, khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào một quốc gia, họ sẽ phải tuân theo các quy định pháp luật của quốc gia đó Trong khi đó, quốc gia có quyên lực tối cao trong việc ban hành luật cũng như thi hành pháp luật trên toàn lãnh thổ của mình Chính vì vậy, nội dung của tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư thường là sự vi phạm của quốc gia đối với các điều ước quốc tế về đầu tư Các hiệp định này thông thường đặt ra một số nghĩa vụ đối xử nhất định của quốc gia tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.3 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp đầu tư quốc tẾ
Thứ nhất, số lượng hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa các quốc gia tăng lên đáng kể Vào cuối năm 2020, trên 175 quốc gia đã cùng nhau ký kết 2.902 Hiệp định đầu tư song phương (BIT).!'Bên cạnh đó, không chỉ giới hạn trong những hiệp định đầu tư song phương, đa phương mà trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), lĩnh vực đầu tư cũng được đề cập đến thường xuyên hơn Trên 250 FTA đã thiết lập các khuôn khổ hợp tác đầu tư nhằm khuyến khích và bảo hộ đầu tư, với những quy định tương tự như trong các BIT.!?Các hiệp định này cho phép nhà đầu tư được sử dụng các cơ chế trọng tài quốc tế dé khởi kiện trực tiếp chính phủ của nước tiếp nhận đầu tư vì những biện pháp gây ảnh hưởng đến khoản đầu tư của họ.
"Theo UNCTAD, International Investment Agreements Navigator, Investment Policy Hub, https://investmentpolicy.unctad.org/international-investment-agreements, ngày truy cập 20/2/2020.
David A Gantz (2013), The Evolution of FTA Investment Provisions: From NAFTA to the United States -Chile Free Trade Agreement, Am U.Int’] L Rev 679, 715.
MOT SO DE XUAT CHO VIET NAM TRONG XAY DUNG CO CHE
Bình luận đề XUat ee ecceecseeecsssseesseeessneessnscesnscesnseessnscesnseesnscesnseessneessneeesuseesuneessneessness 69 Kết luận Chương 3 - ¿5c SESt SE 2E 1511115112111111111111111111111111 1111111111011 11 1 10 73
Trên cơ sở phân tích một số bài học kinh nghiệm và những chiến lược áp dụng trong bối cảnh Việt Nam, nhóm nghiên cứu đưa ra một số phương án sau cho Việt Nam trong xây dựng cơ chế phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế: Đề xuất I: Ngăn ngừa các tranh chấp phát sinh bằng cơ chế DPP.
Về thứ tự ưu tiên khi áp dụng các chiến lược và lộ trình thực hiện, Việt Nam có thể cân nhắc lựa chọn theo thứ tự lần lượt như sau:
Thứ nhất là cơ ché phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua cơ quan giám sát (Ombudsman) của Hàn Quốc Chiến lược này có thể áp dụng vào hệ thống pháp luật Việt Nam một cách linh hoạt, nhiều chiều như đã phân tích ở trên Đây là chiến lược được ưu tiên hơn cả bởi chúng có nhiều ưu điểm phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện tại Một trong số những điểm phù hợp nam ở chỗ Hàn Quốc và Việt Nam có rat nhiều điểm tương đồng về môi trường đầu tư và văn hóa kinh doanh Bên cạnh đó, chiến lược này là rất quan trọng bởi lẽ van đề lớn nhất của Việt Nam hiện tại có lẽ là sự thiếu văng của một thiết chế chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm như Ombudsman của Hàn Quốc.
Thứ hai là cơ ché chia sẻ thông tin cần thiết cho phòng ngừa tranh chấp dau tư quốc tế của Peru Chiến lược này có thé áp dụng vào hệ thống thông tin sẵn có của
Việt Nam kèm theo việc ban hành những quy định thực thi phù hợp và hiện đại như đã phân tích ở trên Đây là chiến lược được ưu tiên thứ hai không phải là do nó kém hiệu quả hơn mà bởi lẽ chia sẻ thông tin là một phương pháp nên tang, cơ sở và phải làm thường xuyên định kỳ Nó có thể áp dụng song song với chiến lược thứ nhất, nhưng thiếu đi chiến lược thứ nhất thì khó có thể hoàn thiện được Đây là một cơ chế rất quan trọng đối với Việt Nam bởi trên thực tế như đã nêu ở phan trên, quy định của pháp luật
'61 Cam Hà, Ngăn chặn từ xa tranh chấp dau tu quốc té, Báo nhân dân cuối tuần, https://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/38650502-ngan-chan-tu-xa-tranh-chap-dau-tu-quoc-te.html, ngày truy cập 25/02/2020.
Việt Nam hiện hành có nhắc tới nghĩa vụ chia sẻ thông tin nhưng thực tế không có một cơ chế đảm bảo thực thi một cách hiệu quả Mặt khác, Việt Nam có thê hoàn thành sớm chiến lược này nhờ nền tảng quy định sẵn có đó chính là một cổng thông tin san có của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thứ ba là cơ chế củng cô thực hiện các cam kết ISDS của Colombia Chiến lược này có thể áp dụng vào hệ thống pháp luật Việt Nam một cách chọn lọc nhằm thực hiện đúng các cam kết ISDS như đã phân tích ở trên Day là một cơ chế tương đối dé sộ và chặt chẽ nhưng cũng vì thế mà chúng ta phải chat lọc dé có thé chọn ra những nội dung phù hợp dé áp dụng cho Việt Nam Theo đó, chiến lược rất đề cao tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống các cơ quan chủ trì Chiến lược này được xếp sau chiến lược về chia sẻ thông tin bởi trên thực tế, Việt Nam đã có một nền tảng tương đối về pháp luật đầu tư và hệ thống cơ quan nhà nước Điều cần làm hiện tại là củng cố hon và phối hop hon sẽ tạo được một cơ chế hoàn hảo trong chiến lược này.
Thứ tr là cơ ché hợp tác giữa các quốc gia trong phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế của Brazil Chiến lược này có thể áp dụng vào hệ thống pháp luật Việt Nam một cách chủ động và tự nguyện dựa trên thiện chí của các nước đối tác ở đã phân tích ở trên Cũng chính vì đặc điểm này của cơ chế nên nó được xếp vào hàng ưu tiên thứ tư Chiến lược này không thể dựa vào nỗ lực của một bên Việt Nam mà cần có sự phối hợp với một số quốc gia nhất định Cơ chế hợp tác giữa các quốc gia không chỉ phụ thuộc vào phạm vi đầu tư mà còn liên quan đến từng thời kỳ với những đối tác đầu tư khác nhau và thậm chí còn liên quan tới vấn đề chính trị Đó cũng chính là lý do chúng ta không thể hoàn thành chiến lược này trong một sớm một chiều mà đó là một bài toán lâu dài Dẫu vậy, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của chiến lược này bởi những ưu điểm mà nó mang lợi như đã nhắc tới của một cơ chế rất chủ động và thiện chí.
Trên cơ sở thứ tự và lộ trình áp dụng như trên, nhóm nghiên cứu cho rằng cần lưu ý một số điểm sau trong quá trình thực hiện:
- Trong quá trình đàm phán, ký kết các hiệp định đầu tư, chúng ta cần chú trọng tới đối tác ký kết, tính toán những lợi ích hoặc rủi ro từ những các cam kết trong hiệp định cũng như từ các điều khoản liên quan đến giải thích hiệp định, giải quyết tranh chấp cho tới các điều khoản về ngoại lệ.
- Khi áp dụng và thực hiện hiệp định đầu tư, chúng ta cần minh bạch và công băng trong quá trình ban hành và áp dụng các chính sách đầu tư Bất kì một biện pháp bảo hộ hay chính sách nào đó cần phải có cơ sở hợp pháp và lý do thỏa đáng trước khi ban hành hoặc công bố công khai Hơn thế nữa, cần tránh sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài với nha đầu tu trong nước, cũng như loại bỏ xu hướng bảo hộ trong nước gây nên sự vi phạm các cam kết.
Cụ thể, cơ chế phối hợp trong phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế có thể được xây dựng như sau: Ngay sau khi nhận được khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoai, sẽ có một cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc và thông tin cho cơ quan liên quan ở trung ương toàn bộ các thông tin, tài liệu liên quan về khiếu nại đó của nhà đầu tư nước ngoài Cơ quan quản lý ở trung ương đó có thé là Bộ Tư pháp hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - có trách nhiệm rà soát thông tin, tài liệu nhận được về khiếu nại và quá trình giải quyết khiếu nại đó Nếu tình hình trở nên xấu hơn, Cơ quan quản lý ở trung ương có trách nhiệm thông tin cho Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ kèm theo các tài liệu liên quan Đó là các trường hợp khi khiếu nại liên quan đến vi phạm quy định của pháp luật, vi phạm hiệp định đầu tư hoặc cam kết khác với Nhà đầu tư nước ngoài; làm ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp của Nha dau tư nước ngoài; các khiếu nại không thể giải quyết dứt điểm hoặc có nguy cơ cao trở thành tranh chấp đầu tư quốc tế trước tòa án hoặc trọng tài quốc tế. Đề xuất 2:Sử dung các phương thức ADR để giải quyết tranh chấp phát sinh, dong thời kết hợp với cơ chế DPP để thương lượng, hòa giải đạt được hiệu quả cao. Thứ nhất, ưu tiên giải quyết tranh chấp băng thương lượng Dé thực hiện được chiến lược này, một là giao nhiệm vụ cho một cơ quan chuyên trách đàm phán thương lượng, đồng thời đào tạo ra nguồn nhân lực có kỹ năng dé làm việc trong cơ quan này, bởi vì số lượng vụ tranh chấp đang gia tăng, tính phức tạp và nhạy cảm của các vụ việc ngày càng tăng lên Hơn nữa, mặc dù Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg còn nhiều bat cập, hạn chế nhưng đây sẽ là tiền đề cho Việt Nam xây dựng cơ chế thương lượng, đàm phán Hai là, khuyến khích nhà đầu tư tiễn hành đàm phán khi có tranh chấp xảy ra. Chính phủ Việt Nam đang làm khá tốt và cần phải duy trì Ba là, xây dựng điều khoản về thương lượng trong IIA như là một thủ tục bắt buộc Chính phủ có thé áp dụng cách quy định giống như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong các IIA tương lai.
Thnk hai, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải Dé thực hiện chiến lược này, một là khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hòa giải khi giải quyết tranh chấp Mặc dù là biện pháp dễ thực hiện nhưng đòi hỏi chính phủ phải có chính sách thực sự có hiệu quả dé tuyên truyền Hai là, điều chỉnh pháp luật dé hoàn thiện hành lang pháp lý cho hòa giải Như đã trình bày ở trên, Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg cũng sẽ là tiền dé quan trong dé thực hiện biện pháp này Ba là, đào tạo hòa giải viên và thành lập trung tâm hòa giải Đề đạt được hiệu quả, Việt Nam có thé học hỏi va áp dụng kinh nghiệm của Singapore đề thành lập các trung tâm hòa giải chuyên nghiệp, có uy tín với đội ngũ hòa giải viên có năng lực Việc thành lập một trung tâm hòa giải và xây khung pháp ly dé điều chỉnh hoạt động hòa giải cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho trung tâm này cần nhiều thời gian nên sẽ cần nhiều nỗ lực của các nhà làm luật cũng như sự hỗ trợ từ phía nhà nước dé có thé hoàn thiện.
Thứ ba, cơ chễ DPP có thé kết hợp đồng thời với thương lượng, hòa giải dé đạt được hiệu quả cao Nếu tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư được quản lý đúng cách bởi cơ chế DPP, các phương án đàm phán dựa trên tình hình cụ thê sẽ rất giá trị cho cả hai bên khi tham gia vào quá trình thương lượng, hòa giải Việc áp dụng chiến lược này có thé vừa theo đuổi được các mục tiêu thương lượng, hòa giải và đồng thời ngăn chặn những khó khăn, trở ngại phát sinh từ tranh chấp đầu tư quốc tế Điển hình là việc áp dụng cơ chế chia sẻ thông tin của Peru kết hợp với thương lượng, hòa giải Trong quá trình thương lượng, hòa giải phát sinh rất nhiều van đề như các bên luôn tỏ ra dé chừng, nhiều bên thiếu thiện chí và không hợp tác Vì thế, chiến lược chia sẻ thông tin hiệu quả không chỉ giúp các bên rõ ràng và công khai hơn về các cáo buộc vi phạm mà còn giúp cho cơ quan tiến hành thương lượng hòa giải ở một mức nào đó sẽ dé dang hơn trong quá trình giải quyết tranh chap và đạt được kết quả thỏa thuận tối ưu nhất /Xem thêm sơ dé mình họa tại Phu lục 5]
Như vậy, trong Chương 3, nghiên cứu này đã hướng tới đề xuất xây dựng một cơ chế phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế cho Việt Nam Dé dat được mục tiêu đó, đề tài tập trung khai thác theo hướng: đưa ra một số bài học kinh nghiệm của một sỐ quốc gia trên thế giới theo từng loại cơ chế phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế.Trên cơ sở, nghiên cứu này đã soi chiếu vào hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành dé nhìn nhận được những khó khăn trong triển khai và dé ra các giải pháp thích ứng, áp dụng trong bối cảnh Việt Nam hiện tại Bên cạnh đó, dựa trên những tìm hiểu, phân tích và đánh giá trên, nhóm nghiên cứu còn đưa ra một số góp ý, đề xuất mang tính định hướng cho chiến lược xây dựng cơ chế phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế củaViệt Nam trong tương lai.[Xem thêm tóm tat dé xuất cho Việt Nam tại Phu lục 6]
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ