1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân tố ảnh hưởng đến thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (18)
      • 1.6.1. Ý nghĩa khoa học (18)
      • 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn (18)
    • 1.7. Bố cục bài nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (19)
    • 2.1. Khái niệm về ngân hàng xanh (21)
    • 2.2. Các cấp độ của ngân hàng xanh (23)
    • 2.3. Ý định, áp dụng thực hành ngân hàng xanh (24)
    • 2.4. Tổng quan chung về các lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (25)
      • 2.4.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) (25)
      • 2.4.2. Thuyết hành vi dự định (TPB) (26)
      • 2.4.3. Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) (27)
      • 2.4.4. Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory (28)
    • 2.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan (31)
    • 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hành ngân hàng xanh (36)
    • 2.7. Khoảng trống nghiên cứu (36)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (39)
      • 3.1.1. Mô hình nghiên cứu (39)
      • 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu (41)
        • 3.1.2.1. Nhân tố Kết quả kì vọng (41)
        • 3.1.2.2. Nhân tố Ảnh hưởng xã hội (43)
        • 3.1.2.3. Nhân tố Điều kiện thuận lợi (44)
        • 3.1.2.4. Nhân tố Mối quan tâm về môi trường (46)
        • 3.1.2.5. Nhân tố Hình ảnh của nhân viên ngân hàng (47)
        • 3.1.2.6. Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo (49)
        • 3.1.2.7. Ý định thực hành ngân hàng xanh (52)
        • 3.1.2.8. Áp dụng thực hành ngân hàng xanh (53)
    • 3.2. Quy trình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu (54)
      • 3.2.1. Quy trình nghiên cứu (54)
      • 3.2.2. Thiết kế nghiên cứu (55)
    • 3.3. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu (56)
      • 3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (56)
      • 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (57)
      • 3.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (58)
      • 3.3.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (60)
      • 3.3.5. Kiểm định sự khác biệt (60)
    • 3.4. Xây dựng thang đo (61)
    • 3.5. Phương pháp chọn mẫu và xử lý dữ liệu (61)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (19)
    • 4.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu và số liệu nghiên cứu (63)
    • 4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (63)
    • 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (67)
      • 4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập (67)
      • 4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến trung gian (69)
      • 4.3.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc (70)
    • 4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (71)
    • 4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (75)
    • 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu (77)
    • 4.7. Đánh giá sự khác biệt về áp dụng thực hành ngân hàng xanh giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau (85)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (19)
    • 5.1. Kết luận (87)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (87)
      • 5.2.1. Nhân tố Kết quả kỳ vọng (88)
      • 5.2.2. Nhân tố Điều kiện thuận lợi (88)
      • 5.2.3. Nhân tố Sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo (89)
      • 5.2.4. Nhân tố ảnh hưởng xã hội (91)
      • 5.2.5. Nhân tố Hình ảnh nhân viên ngân hàng (91)
      • 5.2.6. Nhân tố mối quan tâm về môi trường (92)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai (92)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (94)

Nội dung

Nhân viên ngân hàng là những người thực hiện các sáng kiến ngân hàng xanh, điều quan trọng là phải điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến việc nhân viên áp dụng các hoạt động ngân hàng xan

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và thực hiện các chiến lược đa dạng nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để đạt được sự tăng trưởng kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường Vào ngày 7/8/2018, Đề án phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chính thức phê duyệt, bao gồm mục tiêu và giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý của NHNN và hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng (TCTD) Mục tiêu của đề án là tăng cường sự nhận thức và trách nhiệm của các ngân hàng trong hệ thống đối với việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng và tạo động lực tích cực cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ngân hàng xanh (NHX) được xem là xu hướng phát triển của các ngân hàng trong tương lai, điều này đã được minh chứng qua nhiều nghiên cứu Vì vậy, NHX được dự đoán sẽ ngày càng phát triển trong thời gian tới.

Bởi vì nhận thức về môi trường, xã hội dân sự và biến đổi khí hậu của công chúng ngày càng gia tăng, tạo áp lực đối với các ngân hàng để thực hiện các chiến lược xanh (Syed Samar Hasnain và đồng nghiệp, 2018) Tuy nhiên, sự chủ động của các ngân hàng NHTM Việt Nam trong việc "xanh hóa" vẫn chưa đạt mức cao thực sự, thể hiện qua con số dư nợ tín dụng xanh tại thời điểm 31/12/2023 đã có 47 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ 621.000 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ của nền kinh tế Nhiều ngân hàng chỉ tập trung vào việc đối phó với hậu quả tiêu cực thay vì đồng lòng với các chiến lược phát triển bền vững và lâu dài

Do lợi ích của NHX đối với ngân hàng và môi trường, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc ngân hàng áp dụng ngân hàng xanh Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào xem xét hành vi thực hiện ngân hàng xanh từ góc độ của nhân viên Nhân viên ngân hàng là những người thực hiện các sáng kiến ngân hàng xanh, điều quan trọng là phải điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến việc nhân viên áp dụng các hoạt động ngân hàng xanh trong công việc hàng ngày của họ

Với những lập luận cả về khía cạnh khoa học và thực tiễn đã thôi thúc tác giả quyết định lựa chọn thực hiện đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm vấn đề nghiên cứu

Kết quả của luận văn mang đến những hiểu biết sâu hơn về việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng và sử dụng hoạt động ngân hàng xanh trong thực tế tại các NHTMCP Việt Nam Nghiên cứu này có tiềm năng hỗ trợ các NHTMCP Việt Nam hoàn thiện quá trình triển khai và thực hiện các hoạt động NHX, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hành ngân hàng xanh (NHX) và mối quan hệ giữa ý định này với việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên tại các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách phù hợp, thúc đẩy việc áp dụng thực hành NHX trong toàn ngành ngân hàng.

Dựa trên mục tiêu tổng quát, đề tài nghiên cứu đã được triển khai với những mục tiêu cụ thể sau đây:

(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam

(2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam

(3) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên ngân hàng các NHTMCP Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài đã được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

(1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến áp dụng thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các NHTMCP Việt Nam?

(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

(3) Những hàm ý chính sách nào cần được đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Ngân hàng xanh là một sáng kiến tập trung vào việc thực hiện các hoạt động ngân hàng theo cách bền vững về mặt môi trường và xã hội Việc áp dụng ngân hàng xanh phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm nhận thức của nhân viên, hỗ trợ của lãnh đạo và các chính sách và quy trình của ngân hàng.

Khách thể nghiên cứu: cán bộ nhân viên tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam

Phạm vi về nội dung: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên các Ngân hàng TMCP Việt Nam

Phạm vi về không gian: dữ liệu khảo sát được thu thập từ các cán bộ nhân viên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam

Phạm vi về thời gian: dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được tác giả thu thập thông qua cuộc khảo sát thực hiện từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa trên cơ sở lý thuyết của mô hình TPB (Theory of Planned Behavior), mô hình TAM (Technology Acceptance Model) và mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology), nghiên cứu tiến hành phỏng vấn thử bằng bảng câu hỏi nháp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thực hành NHX tại các NHTMCP Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để thu thập thông tin, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi chính thức Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, thực hiện phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, đánh giá mô hình cấu trúc tuyến tính để đưa ra kết luận

Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích thống kê để thực hiện phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và kiểm định giả thuyết Từ đó, nghiên cứu đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng ngân hàng xanh của nhân viên các NHTMCP Việt Nam, tiến hành nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tế.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nhằm bổ sung và hoàn thiện khung lý thuyết để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ngân hàng xanh tại các NHTMCP Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét mức độ tác động của các nhân tố này đến việc thực hiện ngân hàng xanh Tác giả đã lựa chọn mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ của Vankatesh và các cộng sự (2013) làm nền tảng lý thuyết và đã điều chỉnh một số biến để phù hợp và phát triển mô hình nghiên cứu cho đề tài

Luận văn đã đóng góp một cách thiết thực thông qua việc phân tích thực trạng thực hành NHX tại các NHTMCP Việt Nam Nghiên cứu này mang ý nghĩa ứng dụng đối với nhà quản lý của các NHTMCP Việt Nam, giúp họ tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động NHX của nhân viên trong giai đoạn hiện tại.

Bố cục bài nghiên cứu

Nội dung của luận văn được trình bày gồm 5 chương, cụ thể:

Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu

Trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiều nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiêm cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Khái niệm về ngân hàng xanh

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, khái niệm “ngân hàng xanh” được nhắc đến nhiều hơn như một xu hướng, bởi lẽ hầu hết các quốc gia đang phải đối mặt với những tác động nặng nề và ngày càng rõ nét của sự biến đổi khí hậu, việc bảo vệ môi trường đang bị đánh đổi để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, nhiều hội nghị quốc tế đã được tổ chức để bàn luận về khủng hoảng kinh tế và môi trường trên toàn thế giới Kết quả của các hội nghị đều kết luận rằng khôi phục kinh tế phải gắn với phát triển bền vững Cuối năm 2012, hơn 6000 ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế đã cử đại diện tham gia thảo luận về vai trò của ngân hàng trong việc khôi phục kinh tế toàn cầu Việc cấp tín dụng tràn lan và thiếu kiểm soát của các ngân hàng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng Các ngân hàng cũng bị chỉ trích vì đầu tư vào những ngành công nghiệp gây hại cho môi trường (Chrish và cộng sự, 2012 và Bihari, 2011) Hơn nữa, ngành ngân hàng là một ngành có mức lợi nhuận cao nên phải đối mặt với sự bất bình của dư luận trong bối cảnh thiếu công bằng trong phát triển kinh tế Từ những lý do trên, cần phải tăng cường quy định của các ngân hàng và các tổ chức tài chính, xây dựng cộng đồng ngân hàng phát triển một cách bền vững (Clark, 2011 và Don Goldstein, 2010)

Lần đầu tiên xuất hiện khái niệm “Ngân hàng xanh” là vào năm 2003 tại các quốc gia Phương Tây với mục đích bảo vệ môi trường (Lalon, 2015) Khái niệm Ngân hàng xanh được hiểu theo 2 cách thông dụng Thứ nhất, theo nghĩa rộng “Ngân hàng xanh là chính là Ngân hàng bền vững” (Imeson M., và Sim A., 2010), bài nghiên cứu chỉ ra rằng một ngân hàng muốn phát triển bền vững thì cần các quyết định đầu tư đưa ra phải dựa trên lợi ích của người tiêu dùng, kinh tế, xã hội và môi trường

Ngân hàng chỉ bền vững khi lợi ích kinh doanh gắn liền với lợi ích xã hội Hoạt động ngân hàng xanh theo nghĩa hẹp bao gồm: hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi xét duyệt vốn vay, ưu tiên tín dụng cho các dự án giảm khí CO2, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (UN ESCAP, 2012) Ngân hàng được coi là "xanh" khi đáp ứng hai tiêu chí: cung cấp dịch vụ xanh trong ngắn hạn và có chiến lược kinh doanh dài hạn đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và trách nhiệm xã hội.

Theo Biswas (2016), ngân hàng xanh được hiểu là sự kết hợp và thúc đẩy các hoạt động môi trường thân thiện và giảm lượng khí thải carbon (carbon footprint) (hay còn gọi là dấu chân carbon) từ hoạt động ngân hàng Ngân hàng xanh hướng tới việc thực hiện các hoạt động kinh doanh theo cách thức giúp giảm khí thải carbon ra bên ngoài ngay chính công việc nội bộ của ngân hàng Để thực hiện được việc giảm khí thải carbon ra môi trường bên ngoài, các ngân hàng xem xét tài trợ cho các dự án xanh và các dự án không có tác động xấu đến môi trường Còn đối với hoạt động nội bộ của ngân hàng, mặc dù ngành ngân hàng không được coi là ngành công nghiệp gây ô nhiễm, tuy nhiên với quy mô hoạt động hiện tại đã làm gia tăng lượng khí thải carbon ra môi trường một cách đáng kể từ các thiết bị chiếu sáng, điều hoà không khí, các thiết bị điện tử, thiết bị điện,…cùng với rất nhiều rác thải từ giấy in, mực in,…Vì vậy các ngân hàng nên hướng tới việc áp dụng công nghệ, quy trình, sản phẩm mà kết quả mang lại là giảm đáng kể lượng khí carbon ra môi trường cũng như phát triển hoạt động kinh doanh một cách bền vững

Theo Bihira (2011) ngân hàng xanh là việc thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường và giảm lượng khí thảo carbon trong hoạt động ngân hàng Ngân hàng xanh là hình thức sử dụng ngân hàng trực tuyến thay vì phải đi đến các điểm giao dịch của ngân hàng

NHX hay còn gọi là ngân hàng bền vững đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các ngân hàng và tổ chức tài chính đang tìm kiếm một cơ chế toàn diện để giúp họ đối phó với những tác động tàn khốc của biến đổi khí hậu (Shampa và Jobaid, 2017)

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân hàng xanh, nhưng nhìn chung

“ngân hàng xanh” là ngân hàng hoạt động gắn với trách nhiệm gìn giữ môi trường tự nhiên và trách nhiệm đối với xã hội thông qua hai hoạt động chính: (1) cung các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ưu tiên cho việc phát triển môi trường bền vững; (2) vận hành hoạt động nội bộ của ngân hàng theo hướng tiết kiệm năng lượng như tiết kiệm giấy, tiết kiệm điện nước, tái sử dụng công cụ dụng cụ, giảm tối đa lượng rác xả thải ra môi trường,…NHX giống như một ngân hàng bình thường tuy nhiên tất cả các khía cạnh về xã hội và yếu tố môi trường nhằm mục đích bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên NHX còn gọi là ngân hàng đạo đức hoặc ngân hàng bền vững Và đây cũng là quan điểm về ngân hàng xanh được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu.

Các cấp độ của ngân hàng xanh

Nghiên cứu của Kaeufer (2010) và González (2008) nhấn mạnh xu hướng phát triển mạnh mẽ của mô hình ngân hàng xanh và trách nhiệm xã hội thể hiện qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính xanh Việc triển khai các dịch vụ ngân hàng xanh không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà còn góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững Mô hình ngân hàng xanh được phân loại thành 5 cấp độ phát triển, từ thấp đến cao, tạo cơ sở cho các ngân hàng hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững.

- Cấp độ 1: Thực hiện các hoạt động bổ trợ, tài trợ kinh phí cho các chương trình”xanh” và trực tiếp tham gia các hoạt động cộng đồng

- Cấp độ 2: Tách bạch việc phát triển các dự án và hoạt động kinh doanh, trong đó ngân hàng bổ sung thêm các sản phẩm và dịch vụ xanh vào danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống

- Cấp độ 3: Hoạt động kinh doanh có hệ thống, trong đó hầu hết quy trình, sản phẩm dịch vụ ngân hàng tuân thủ theo nguyên tắc xanh, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết kế để hỗ trợ tác động “xanh” trên các giác độ: mục tiêu hoạt động, nguyên tắc hoạt động, nhân sự và cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động

- Cấp độ 4: Sáng kiến cân bằng sinh thái tầm chiến lược Hoạt động ngân hàng xanh không chỉ giới hạn ở phạm vi các nghiệp vụ đơn lẻ mà được mở rộng thành mạng lưới, liên minh, đối thoại cộng đồng hay toàn thể hệ sinh thái nhằm đạt được tính bền vững của các yếu tố xã hội, môi trường và tài chính

- Cấp độ 5: Sáng kiến cân bằng sinh thái chủ động, trong đó các hoạt động ngân hàng xanh tương tự như cấp độ 4, nhưng được thực hiện một cách có mục đích, không chỉ là các hoạt động ứng phó với thay đổi bên ngoài như cấp độ 4.

Ý định, áp dụng thực hành ngân hàng xanh

Ý định là yếu tố được sử dụng để đánh giá khả năng hành vi của cá nhân, là dự định, kế hoạch gì đó sẽ thực hiện trong tương lai Theo Ajzen (1991), ý định mang tính thúc đẩy và thể hiện nỗ lực của bản thân sẵn sàng thực hiện một hành vi cụ thể

Zhao và Othman (2010) lại định nghĩa ý định là một quá trình hành động mà một cá nhõn muốn đạt được Theo nghiờn cứu của Peủa-Garcớa (2020) thỡ ý định hành vi cú ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng công nghệ Đây là yếu tố quan trong quyết định hành vi tiêu dùng

Dass và Pal (2011) khẳng định rằng, ý định hành vi như một quá trình ra quyết định nhận thức về việc thực hiện một hành vi hoặc hành động Ý định đóng vai trò quan trọng quyết định hành vi thực tế, có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi thực tế

Dự đoán được ý định là yếu tố quan trọng trong dự đoán hành vi thực tế, vì ý định hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến hành động của người tiêu dùng Ý định hành động tích cực thúc đẩy lòng trung thành với sản phẩm và dịch vụ, tăng sử dụng, truyền miệng tốt và sẵn sàng trả giá cao hơn Ngược lại, ý định hành động tiêu cực dẫn đến việc giảm hoặc ngừng sử dụng, chuyển sang đối thủ cạnh tranh và truyền miệng tiêu cực.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hành vi sử dụng bất kỳ công nghệ nào thường bị ảnh hưởng bởi ý định sử dụng công nghệ đó Các lập luận cho quan điểm này lần đầu tiên được trình bày bởi (Sheppard và công sự, 1988), các nhà nghiên cứu đã phân tích lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và tuyên bố rằng ý định là yếu tố dự báo chính về việc sử dụng công nghệ Dựa trên phát hiện này, (Venkatesh và các cộng sự, 2003) đã phát triển mô hình UTAUT và sử dụng ý định như một yếu tố quyết định trực tiếp khi khám phá việc sử dụng công nghệ như một biến phụ thuộc

Ngoài ra, các nghiên cứu của (Venkatesh và Zhang, 2010), (Yu, 2012) và (Nisha và công sự, 2015) cho rằng hành vi cá nhân có thể dự đoán được và có thể bị ảnh hưởng bởi ý định cá nhân, do đó có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng công nghệ Áp dụng NHX không chỉ là sự thay đổi văn hoá trong hoạt động kinh doanh mà còn là sự thay đổi trong nội bộ ngân hàng và ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của ngân hàng Áp dụng NHX là suy nghĩ lại, thiết kế lại, thay đổi hành động, cơ cấu tầm nhìn, mục tiêu chiến lược theo một triết lý kinh doanh khác biệt chỉ quan tâm đến vấn đề môi trường (Bukhari, Hashim and Amran, 2019).

Tổng quan chung về các lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ

Mô hình TRA, do Ajzen và Fishbein đề xuất vào năm 1967, cho rằng xu hướng tiêu dùng có vai trò dự đoán chính xác nhất hành vi tiêu dùng Hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm là thái độ và chuẩn mực chủ quan của khách hàng Thái độ được đánh giá dựa trên nhận thức về các đặc điểm sản phẩm, trong đó người tiêu dùng tập trung vào các đặc tính đáp ứng nhu cầu của họ và mức độ quan trọng của các đặc tính này.

Hiểu được trọng số của các thuộc tính này cho phép chúng ta dự đoán xấp xỉ được kết quả lựa chọn của người tiêu dùng Yếu tố chuẩn chủ quan có thể đo lường thông qua ý kiến của người có liên quan đến người tiêu dùng như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Những người này có thể có ý kiến tích cực hoặc tiêu cực về việc mua hàng của người tiêu dùng Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đối với xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào: mức độ ủng hộ hoặc phản đối của người có ảnh hưởng và động cơ tuân thủ mong muốn của người ảnh hưởng.

Hình 2.1: Mô hình hành vi hợp lý (TRA)

2.4.2 Thuyết hành vi dự định (TPB)

Mô hình TPB (Theory of Planned Behavior) đã khắc phục nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung một biến khác, đó là hành vi kiểm soát cảm nhận Biến này đại diện cho các nguồn lực cần thiết mà một người có để thực hiện một công việc bất kỳ Trong lý thuyết TPB, Ajzen (1991) tập trung vào khái niệm kiểm soát hành vi được cảm nhận như là niềm tin của một người về mức độ khó khăn hoặc dễ dàng khi thực hiện một hành vi Một người có thể cho rằng mình sở hữu nhiều nguồn lực và cơ hội, do đó, dự báo rằng người đó sẽ gặp ít trở ngại và sự kiểm soát hành vi của họ sẽ lớn hơn Các yếu tố kiểm soát có thể nằm bên trong người (như kỹ năng, kiến thức) hoặc bên ngoài người (như thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác), trong đó, các yếu tố như thời gian, giá cả, và kiến thức thường được coi là quan trọng

Trong mô hình này, kiểm soát hành vi cảm nhận có tác động trực tiếp đến cả ý định và hành vi tiêu dùng

Hình 2.2: Mô hình hành vi dự định (TPB)

2.4.3 Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)

Mô hình Chấp nhận Công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) được sử dụng đặc biệt để giải thích và dự đoán việc chấp nhận và sử dụng một công nghệ

Mô hình này dựa trên hai yếu tố quan trọng: Cảm nhận về Tính hữu ích và Cảm nhận về Tính dễ sử dụng Cảm nhận về Tính hữu ích đo lường mức độ mà người dùng tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ cải thiện khả năng thực hiện công việc của họ, tập trung vào những lợi ích và giá trị mà công nghệ có thể mang lại Còn Cảm nhận về Tính dễ sử dụng đo lường mức độ dễ dàng mà người dùng có thể sử dụng hệ thống đó mà không cần nỗ lực đáng kể, giúp người dùng sử dụng hệ thống một cách thuận tiện và hiệu quả.

Mô hình TAM tập trung vào quan điểm của người dùng đối với các công nghệ khác nhau, bao gồm khả năng sử dụng dễ dàng, mức độ thuận tiện và khả năng tương thích của chúng Bằng cách hiểu và đánh giá những nhận thức này, TAM có thể dự đoán hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ của người dùng Nếu người dùng cho rằng công nghệ hữu ích và dễ sử dụng, khả năng họ tiếp nhận và sử dụng công nghệ sẽ cao hơn đáng kể.

Hình 2.3: Mô hình thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)

2.4.4 Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT)

Hình 2.4: Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003) Mô hình này được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003) Mô hình UTAUT là mô hình hợp nhất từ tám mô hình, bao gồm Lý thuyết hành động hợp lý

(Theory of Reasoned Action-TRA), Lý thuyết hành vi dự định ( Theory of Planned

Behavior-TPB), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Mô hình động cơ thúc đẩy (Motivation Model), Mô hình sử dụng máy tính (Model of PC Utilization-PCUM), Lý thuyết khuếch tán đổi mới (Innovation Diffusion Theory-IDT), Lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory-SCT), Lý thuyết kết hợp thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ (C-TAM-TPB)

Mô hình UTAUT giải thích ý định sử dụng của người dùng đối với việc sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin và những hành vi sử dụng sau đó Mô hình này cho rằng có bốn yếu tố chính: Kỳ vọng hiệu suất (Performance Expectancy), Kỳ vọng nỗ lực (Effort Expectancy), Ảnh hưởng xã hội (Social Influence) và Điều kiện tạo thuận lợi (Facilitating Conditions), tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới ý định và hành vi sử dụng

Kỳ vọng hiệu suất đo lường mức độ mà người dùng tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ mang lại hiệu quả và đạt được kết quả mong đợi Nhân tố này được tổng hợp từ các khía cạnh của tính hữu ích trong mô hình TAM, lợi thế tương đối trong lý thuyết IDT, kết quả kỳ vọng trong mô hình SCT

Kỳ vọng nỗ lực đo lường mức độ mà người dùng tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ đơn giản và không đòi hỏi nỗ lực lớn Nhân tố này được tích hợp từ ba nhân tố tương tự trong các mô hình khác là tính dễ sử dụng cảm nhận trong mô hình TAM hay tính dễ sử dụng trong mô hình IDT Ảnh hưởng xã hội đo lường mức độ mà yếu tố những người xung quanh và xã hội đối với người dùng có ảnh hưởng đến ý định và hành vi sử dụng Ảnh hưởng xã hội là nhân tố được tích hợp từ chuẩn chủ quan của mô hình TRA và mô hình TPB

Các điều kiện thuận lợi được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng của tổ chức và công nghệ kỹ thuật hiện hữu để hỗ trợ sử dụng hệ thống (Venkatesh và cộng sự, 2003) Khái niệm này được xây dựng trên cơ sở tích hợp các khái niệm về cảm nhận hành vi kiểm soát (mô hình TPB) và sự tương thích (mô hình IDT)

Ngoài ra, giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm và sự tự nguyện được cho là có tác động gián tiếp đến bốn yếu tố chính trên Điều này có nghĩa là những yếu tố này có thể tác động đến ý định sử dụng và hành vi sử dụng thông qua tác động của chúng đến kỳ vọng hiệu suất, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội và điều kiện tạo thuận lợi

Các lý thuyết về mô hình chấp nhận công nghệ có những điểm giống nhau và khác nhau trong việc giải thích hành vi sử dụng công nghệ mới Mặc dù TRA, TAM hay UTAUT có sự khác nhau trong các nhân tố quyết định đến hành vi của người sử dụng công nghệ nhưng các lý thuyết đều có sự tương đồng TRA và TAM đều giải thích mỗi quan hệ giữa Thái độ-Ý định-Hành vi chấp nhận công nghệ mới Giữa TAM và UTAUT có những điểm tương đồng trong giải thích hành vi chấp nhận công nghệ Nhân tố “Nhận thức sự hữu ích” của TAM tương tự như nhân tố “Kết quả kỳ vọng” của UTAUT, những nhân tố này đều là thành phần của ý định sử dụng, chúng ảnh hưởng tới ý định sử dụng và hành vi sử dụng Mặc dù các nhân tố này trong các lý thuyết khác nhau nhưng ít nhiều có liên quan tới mô hình TRA trong việc giải thích thái độ hành vi của người dùng, là xuất phát từ hiệu quả của hành vi đó Nhân tố “Nhận thức sự dễ sử dụng” của TAM và nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” của UTAUT được cho là có tác động tới ý định và hành vi sử dụng công nghệ của người dùng

Mô hình UTAUT được đánh giá là hữu hiệu nhất trong việc giải thích ý định và hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ, chiếm 70% sự khác biệt trong việc giải thích ý định sử dụng công nghệ Theo lý thuyết UTAUT, ý định thực hiện hoạt động ngân hàng xanh của nhân viên ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố: Kết quả kỳ vọng, Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội và Các điều kiện thuận lợi Một số nghiên cứu đã chấp nhận mô hình UTAUT để kiểm tra mức độ chấp nhận của nhân viên ngân hàng đối với ngân hàng xanh, cho thấy nỗ lực kỳ vọng, mối quan tâm về môi trường và các quy định của ngân hàng trung ương có ảnh hưởng mạnh đến ý định thực hiện.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Tại khu vực Châu Á, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành quản trị ngân hàng (NHX) của các ngân hàng Các yếu tố được xem xét bao gồm Tính hữu ích (Relevance),

Tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Nỗ lực kỳ vọng, Mối quan tâm đến môi trường, Hình ảnh thương hiệu Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận rằng các nhân tố trên có tác động tích cực đến việc thực hành NHX của các ngân hàng (Mishra, 2023; Jain and Sharma, 2023; Owais Shafique and Maryam Khan, 2020; Rifat et al., 2016a)

Tuy nhiên nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trúc (2022) lại kết luận Ảnh hưởng xã hội,

Nỗ lực kỳ vọng và Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng ngược chiều với ý định thực hành NHX Ngoài các nhân tố trên, Mishra (2023) và Nguyễn Thị Lệ Huyền (2019) còn xem xét sự ảnh hưởng của nhân tố Lợi ích tài chính, Chính sách pháp lý; Jain and Sharma (2023) nghiên cứu thêm nhân tố Tuân thủ quy định, Yếu tố kinh tế, Nhu cầu và lợi ích của khách hàng, Lợi thế cạnh tranh, Giá trị đạo đức và yếu tố pháp lý;

Fakhira và ctg (2023) xem xét tác động của các nhân tố Áp lực cạnh tranh, Áp lực khách hàng, Áp lực cộng đồng Các nhân tố này đều có tác động tích cực đến áp dụng thực hành NHX của các ngân hàng

Phương pháp phân tích được sử dụng trong các nghiên cứu chủ yếu là phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy mô hình (Mishra, 2023; Fakhira và ctg, 2023; Jain và Sharma, 2023) Ngoài ra, Fakhira và cộng sự (2023) sử dụng mô hình SWOT để đánh giá tác động của các nhân tố đến thực hành NHX Các nghiên cứu đều sử dụng dữ liệu khảo sát từ nhân viên các NHTM tại một khu vực tỉnh/thành phố của một quốc gia với quy mô mẫu nghiên cứu giao động từ 88-800 mẫu nghiên cứu.

Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu trước đây

Tác giả, năm nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Mishra (2023) 215 nhân viên thuộc 20 ngân hàng ở Thung lũng Kathmandu, Nepal

Hồi quy dữ liệu bảng 5 nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng thực hành

- Hình ảnh thương hiệu - Lợi ích tài chính - Chính sách pháp lý - Lợi ích môi trường - Nhu cầu các bên liên quan Fakhira và các cộng sự (2023)

88 nhân viên ngân hàng tại

Phân tích SWOT Phân tích thống kê sử dụng mô hình phương trình cấu trúc PLS-SEM

Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hành ngân hàng xanh:

- Áp lực cạnh tranh - Áp lực khách hàng - Áp lực cộng đồng - Chất lượng hệ thống - Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao Jain và Sharma

161 mẫu khảo sát từ các NHTM khu vực Delhi, Ấn Độ từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022

Phương pháp PLS-SEM 6 yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thực hành

Mối quan tâm về môi trường và tuân thủ quy định

- Yếu tố kinh tế - Nhu cầu và lợi ích của khách hàng - Lợi thế cạnh tranh

Tác giả, năm nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

- Giá trị đạo đức - Yếu tố pháp lý Owais Shafique và

300 mẫu câu hỏi khảo sát tại các ngân hàng ở Pakistan

Kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy

5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi của các chủ ngân hàng trong việc thực hành NHX

- Sự hữu ích - Tính dễ sử dụng - Thái độ

- Kỳ vọng nỗ lực - Kỳ vọng hiệu quả Rifat và các cộng sự

800 mẫu câu hỏi khảo sát từ nhân viên của 10 ngân hàng tại Pakistan

Phương pháp PLS-SEM Các nhân tố tác động lớn đến hành vi và thái độ của các ngân hàng về triển khai ngân hàng xanh

- Nỗ lực kỳ vọng - Mối quan tâm về môi trường - Các quy định của ngân hàng trung ương - Nhận thức của các nhân viên ngân hàng Nguyễn Thanh Trúc

Mẫu khảo sát thực hiện với 250 nhân viên các NHTM trên địa bàn Trà Vinh

Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số độ tin cậy tổng hợp CR, phương sai AVE

Kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định sự phù hợp của mô hình PLS-

Các yếu tố tác động đến ý định thực hiện ngân hàng xanh

- Hiệu quả kinh tế - Nỗ lực kỳ vọng - Quan tâm môi trường

Tác giả, năm nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

- Nhân viên ngân hàng - Ảnh hưởng xã hội - Điều kiện thuận lợi - Kết quả kỳ vọng Nguyễn Thị Lệ

500 mẫu khảo sát nhân viên của 31 NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2018

Mô hình yếu tố khám phá EFA và mô hình hồi quy

4 yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh của các NHTM Việt Nam:

- Áp lực từ các bên có liên quan - Các lợi ích về kinh tế

- Sự quan tâm đến môi trường - Các yếu tố về chính sách và pháp lý

Trần Thị Anh Tú, Ngô Anh Phương, Nguyễn Thị Nhung (2017)

Việt Nam, và mẫu khảo sát chọn từ 32 NHTMCP hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội

Phân tích EFA - Hiểu định nghĩa về NHX

- Các hoạt động hiện tại của NHX

- Các rào cản đối với việc áp dụng thực tiễn ngân hàng xanh

- Lợi ích của việc phát triển NHX

- Các lĩnh vực kinh doanh chú trọng của ngân hàng xanh

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước

Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hành ngân hàng xanh

Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến thực hành NHX

Kết quả kỳ vọng Owais Shafique và Maryam Khan (2020), Rifat và các cộng sự (2016) Ảnh hưởng xã hội Rifat và các cộng sự (2016), Nguyễn Thanh Trúc (2022) Điều kiện thuận lợi Rifat và các cộng sự (2016), Nguyễn Thanh Trúc (2022)

Mối quan tâm về môi trường

Jain và Sharma (2023), Rifat và các cộng sự (2016), Nguyễn Thanh Trúc (2022), Nguyễn Thị Lệ Huyền (2019), Rifat và các cộng sự (2016), Dhamayanthi Arumugam and Teresa Chirute (2018)

Hình ảnh nhân viên ngân hàng

Rifat và các cộng sự (2016), Nguyễn Thanh Trúc (2022), Mohammad Masukujjaman (2015)

Sự hỗ trợ của Ban Lãnh đạo

Fakhira, Zulbainarni và Simanjuntak (2023), Nabila Nisha (2020), Bukhari và Hashim (2022)

Nguồn : Tác giả tổng hợp

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng các mô hình như mô hình chấp nhận công nghệ TAM, mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT là mô hình cơ sở Các mô hình này đều có những ưu và nhược điểm trong việc giải thích hành vi sử dụng công nghệ mới Các lý thuyết ra đời sau phát triển trên các lý thuyết trước và khắc phục những nhược điểm của lý thuyết trước TAM và UTAUT cùng giải thích về hành vi sử dụng công nghệ mới, nhưng có sự khác nhau trong các nhân tố quyết định hành vi người sử dụng Nhân tố “Nhận thức sự hữu ích” của lý thuyết TAM tương đương với nhân tố “Kết quả kỳ vọng: của UTAUT, những nhân tố này đều là thành phần cấu trúc của ý định sử dụng, chúng ảnh hưởng đến ý định sử dụng và hành vi sử dụng

Vì công nghệ xanh là nền tảng của ngân hàng xanh nên cần hiểu rõ sự chấp thuận và sử dụng của cá nhân đối với loại công nghệ thông tin này trong quá trình nghiên cứu hệ thống thông tin Một số mô hình lý thuyết chủ yếu được phát triển từ các lý thuyết về tâm lý học và xã hội học đã được sử dụng để giải thích việc chấp nhận và sử dụng công nghệ Như Davis và các cộng sự (1989) tập trung vào việc kiểm tra các yếu tố quyết định sự chấp nhận công nghệ máy tính và việc sử dụng nó thông qua mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ TAM Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, Venkatesh và công sự (2003) sau đó đã phát triển mô hình UTAUT

Bốn yếu tố (kỳ vọng về hiệu suất, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi) được đưa vào mô hình, chủ yếu hướng đến dự đoán ý định hành vi sử dụng công nghệ và sử dụng công nghệ trong bối cảnh tổ chức, được điều tiết bởi các biến số khác biệt cá nhân như tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm và tính tự nguyện (Venkatesh và cộng sự, 2012)

Ngân hàng xanh dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại giúp tăng hiệu suất kinh doanh bằng cách tự động hóa nghiệp vụ ngân hàng, giảm thiểu giao dịch thủ công Nhân viên ngân hàng chấp nhận ngân hàng xanh tức là chấp nhận thay đổi, sử dụng công nghệ thay thế nghiệp vụ truyền thống Thay đổi này có thể gặp khó khăn do sự phức tạp của công nghệ hoặc tác động từ người khác Theo lý thuyết UTAUT, ý định áp dụng ngân hàng xanh phụ thuộc vào các yếu tố: Kết quả kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi.

Một số nghiên cứu đã được chấp nhận khi sử dụng mô hình UTAUT trong việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trúc (2022) Tác giả kỳ vọng kiểm định lại các nhân tố đã được tác giả Nguyễn Thanh Trúc nghiên cứu ở một phạm vi rộng hơn đồng thời bổ sung thêm các nhân tố là mối quan tâm về môi trường, hình ảnh nhân viên ngân hàng và sự hỗ trợ của ban lãnh đạo

Kết quả kỳ vọng (KV) Ảnh hưởng xã hội (XH) Ý định thực hành ngân hàng xanh (YD) Điều kiện thuận lợi

Mối quan tâm về môi trường (MT)

Hình ảnh của nhân viên ngân hàng (NV) Áp dụng thực hành ngân hàng xanh (AD) H1

Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo (LD)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 3.1.2.1 Nhân tố Kết quả kì vọng

Kết quả kỳ vọng được hiểu là cấp độ mà một cá nhân đồng ý rằng sử dụng hệ thống dịch vụ đặc thù nào đó sẽ giúp người sử dụng đạt được những lợi ích trong công việc (Algharibi và Arvanitis, 2011) Nó nhắc đến nhận thức của nhân viên ngân hàng trong việc áp dụng các hoạt động NHX liệu có mang lại hiệu quả cao trong nhiệm vụ hàng ngày của họ không Cả cá nhân những người trực tiếp làm việc và tổ chức của họ đều mong đợi khi áp dụng những công nghệ mới, những tập quán mới về ngân hàng xanh sẽ mang lại kết quả kỳ vọng Một số nghiên cứu về chấp nhận áp dụng NHX theo mô hình TAM, nhân tố Cảm nhận sự hữu ích có định nghĩa tương tự như Kết quả kỳ vọng Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh Kết quả kỳ vọng là yếu tố có liên quan nhất, có mức độ dự đoán mạnh mẽ nhất với việc áp dụng một công nghệ bất kỳ nào đó (Alwahaishi và Snasel, 2013) Lu và các cộng sự (2003) còn cho rằng Nhận thức về tính hữu ích là một yếu tố quan trọng xác định xác suất chủ quan của người dùng khi sử dụng dịch vụ NHX có tác dụng cải tiến hoạt động

Nghiên cứu này còn chỉ ra tính hữu ích là yếu tố chịu trách nhiệm cho việc áp dụng thực hành ngân hàng xanh Afshan và Sharif (2016); Chaouali và các cộng sự (2016);

Malaquias và Hwang (2016) kết luận rằng tính hữu ích trong bối cảnh công nghệ ngân hàng xanh chỉ có thể được nắm bắt bởi mức độ mà nó có thể đáp ứng được sự mong đợi của người sử dụng Bởi vậy, nếu nhân viên ngân hàng tin tưởng rằng áp dụng NHX có thể làm cho công việc của họ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn thì khả năng lớn họ sẽ áp dụng

Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H1 : Kết quả kỳ vọng có mối quan hệ thuận chiều với ý định thực hành ngân hàng xanh

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Theo lý thuyết về chấp nhận sử dụng công nghệ (TAM), Venkatest và các cộng sự (2003) sử dụng bốn biến quan sát (biến ẩn) để định nghĩa cho biến phụ thuộc (biến Y), đó là ý định sử dụng công nghệ (IU).

“Kết quả kỳ vọng”, bao gồm sự hữu ích của hệ thống công nghệ, tăng năng suất, hoàn thành công việc nhanh chóng, tăng cơ hội đầu tư Các biến quan sát này đo lường sự nhanh chóng, sự thuận lợi, hữu ích, cải thiện hiệu quả công việc khi áp dụng sự đổi mới Trong các nghiên cứu thực nghiệm về chấp nhận thực hiện hoạt động ngân hàng xanh sử dụng lý thuyết TAM, nhân tố nhận thức về “sự hữu ích” được điều chỉnh thêm hai biến quan sát để phù hợp với mô hình nghiên cứu Nisha (2016a) lập luận rằng vì các sáng kiến ngân hàng xanh giúp điều kiện làm việc thuận tiện hơn nên nhân viên các ngân hàng hầu hết ủng hộ các sáng kiến đó và các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến nó Theo Lu và cộng sự (2003) tính hữu ích được nhận định chủ quan là việc sử dụng ngân hàng xanh sẽ cải thiện hoạt động của ngân hàng Trong bối cảnh nghiên cứu này, lý do của việc sử dụng ngân hàng xanh là nó sẽ có lợi cho công việc của nhân viên các ngân hàng Trong nghiên cứu của Rifat và các cộng sự (2016a) về thực hành NHX tại Bangladesh đã sử dụng bốn biến quan sát trong đó có sử dụng ba biến quan sát của Venkatesh và các cộng sự (2003) và điều chỉnh một biến cho phù hợp Bài nghiên cứu này kế thừa các biến quan sát từ các nghiên cứu trước như sau:

Ký hiệu Biến quan sát Nguồn

KẾT QUẢ KỲ VỌNG (KV)

KV1 Thực hành NHX có thể tiết kiệm thời gian trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Rifat và các cộng sự (2016a)

KV2 Thực hành NHX giúp cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thuận tiện hơn

Rifat và các cộng sự (2016a)

KV3 Thực hành NHX hữu ích hơn trong việc quản lý tài chính của khách hàng

Rifat và các cộng sự (2016a)

KV4 Thực hành NHX giúp cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiệu quả hơn

3.1.2.2 Nhân tố Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội được hiểu là sự tác động của người khác đến cảm nhận của người dùng và nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc họ quyết định sử dụng hệ thống mới Nhân tố ảnh hưởng xã hội mang ý tưởng rằng ngay cả khi người dùng cảm thấy không thuận lợi khi thực hiện hoạt động nào đó thì họ vẫn lựa chọn áp dụng vì cho rằng việc họ làm sẽ giúp tăng hình ảnh của họ trong mắt người thân, gia đình và đồng nghiệp (Kohnke và các cộng sự, 2014) Một số các nghiên cứu trước đã kết luận rằng tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa ảnh hưởng xã hội và việc áp dụng các công nghệ xanh (Slade và các cộng sự, 2015; Afshan và Sharif, 2016; Malaquias và Hwang, 2016) Venkatesh, Morris và Davis (2003) đã định nghĩa lại ảnh hưởng xã hội từ chuẩn chủ quan trong TRA và hình ảnh trong lý thuyết khuếch tán đổi mới và chứng minh rằng ảnh hưởng xã hội có một tác động trực tiếp đến ý định hành vi trong bối cảnh tự nguyện

Trong bối cảnh của nghiên cứu này, nhân tố ảnh hưởng xã hội được hiểu là nếu nhân viên ngân hàng áp dụng thực hành NHX thì những đồng nghiệp của họ sẽ bị ảnh hưởng và lựa chọn áp dụng theo, xác định những lợi thế tương đối của ngân hàng xanh và trong quá trình đó có thể thích nghi hơn đối với các hoạt động trong ngân hàng của họ (Nisha, 2016a)

Nghiên cứu này dựa trên quan điểm của Venkatesh và cộng sự (2003) có điều chỉnh, Ảnh hưởng xã hội nghĩa là việc một cá nhân cảm nhận và sẽ thực hiện hoạt động ngân hàng xanh khi bị tác động mạnh bởi những người khác xung quanh họ

Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H2 : Ảnh hưởng xã hội có mối quan hệ thuận chiều với ý định thực hành ngân hàng xanh

Trong Mô hình Chấp nhận Công nghệ của Người dùng (UTAUT), Venkatesh và các đồng nghiệp (2003) đã sử dụng bốn biến quan sát để đo lường ảnh hưởng xã hội lên ý định thực hiện ngân hàng xanh Những biến này bao gồm: sự ảnh hưởng của đồng nghiệp, sự ảnh hưởng của người quản lý, sự hỗ trợ của tổ chức và sự ảnh hưởng của những người quan trọng khác.

Theo Nguyễn Thân Hoài My (2016) thì những nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng và tác động đến các thành viên của tổ chức về chấp nhận thực hiện các hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động ngân hàng xanh

Tác giả đã sử dụng 3 biến quan sát trong nghiên cứu này, cụ thể như sau:

Ký hiệu Biến quan sát Nguồn ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI (XH)

XH1 Lãnh đạo ngân hàng cho rằng tôi nên thực hành ngân hàng xanh trong công việc

Rifat và các cộng sự (2016a)

XH2 Đồng nghiệp cho rằng tôi nên thực hành ngân hàng xanh trong công việc

Rifat và các cộng sự (2016a)

XH3 Hầu hết đồng nghiệp của tôi đều thực hành NHX Rifat và các cộng sự (2016a)

Quy trình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Cơ sở lý thuyết Xây dựng mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng Kiểm định Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khẳng định CFA Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Hiệu chỉnh thang đo, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

Kết luận và hàm ý chính sách

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Bước 1: Dựa vào lược khảo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan, bài nghiên cứu sử dụng mô hình UTAUT làm mô hình cơ sở đồng thời bổ sung thêm các nhân tố khác để xây dựng mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu

Bước 2: Vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn các chuyên gia có sự am kiểu về lĩnh vực ngân hàng xanh, các giảng viên, các nhà nghiên cứu, lãnh đạo cấp phòng tại các ngân hàng, …để tham khảo ý kiến về phiếu khảo sát và có những sự chỉnh sửa cho phù hợp Từ đó hoàn chỉnh bảng câu hỏi và đưa vào khảo sát chính thức

Bước 3: Tiến hành khảo sát bằng hình thức tạo mẫu khảo sát trên công cụ Google Form và gửi đến người khảo sát thông qua các hội nhóm của nhân viên ngân hàng Sau đó thu thập dữ liệu, sàng lọc để loại bỏ những khảo sát không hợp lệ, thu thập file dữ liệu excel cuối cùng Thực hiện mã hoá dữ liệu bởi phần mềm SPSS 25

Bước 4: Nghiên cứu sẽ thống kê mô tả mẫu quan sát, thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng Kết quả thu được sẽ đưa vào kiểm định nhân tố khám phá EFA và kiểm định nhân tố khẳng định CFA

Sau khi tiến hành kiểm định tính tin cậy và tính hợp lệ của thang đo bằng kỹ thuật CFA, nghiên cứu này áp dụng mô hình SEM để xác định các yếu tố tác động đến ý định thực hành nghề nghiệp hướng nghiệp và mức độ tác động của các yếu tố đó đối với việc áp dụng thực hành nghề nghiệp hướng nghiệp.

Bước 6: Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách để nhân viên các ngân hàng TMCP Việt Nam thực hành NHX một cách hiệu quả

Bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Nghiên cứu định tính thực hiện dựa trên sự khảo lược các nghiên cứu trước có liên quan để tìm ra các lý thuyết, thu thập các biến quan sát dùng để đo lường cho các khái niệm nghiên cứu Từ đó học viên xây dựng được thang đo sơ bộ thông qua bảng câu hỏi khảo sát Bảng câu hỏi khảo sát được gửi tới các chuyên gia có sự hiểu biết sâu sắc về NHX và những nhân viên trực tiếp làm việc tại các ngân hàng để hỏi thử và tham khảo ý kiến của họ Dựa trên những đánh giá, nhận xét, phản hồi của nhóm chuyên gia và những người được hỏi, học viên có sự điều chỉnh các biến quan sát cho phù hợp Nghiên cứu định tính thực hiện trong thời gian tháng 11 năm 2023.

Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng nhiều nguồn dữ liệu để xây dựng cơ sở kiến thức, bao gồm tài liệu tham khảo, bài báo khoa học, chuyên đề nghiên cứu, bài viết trên tạp chí và số liệu thống kê từ các trang web.

Số liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn lấy từ khảo sát thực tế những nhân viên ngân hàng thông qua trả lời bảng câu hỏi Tác giả đã gửi phiếu khảo sát online đến cán bộ nhân viên các ngân hàng trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024 Số lượng mẫu khảo sát thu được là 273 mẫu, trong đó có 259 mẫu hợp lệ sau khi đã sàng lọc qua công cụ excel 259 mẫu đủ điều kiện được mã hoá và đưa vào phần mền SPSS 25 và AMOS 25 để xử lý và phân tích

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS25 để thực hiện thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA Tiếp theo sử dụng phần mền AMOS25 để đánh giá xem các biến quan sát trong thang đo đã phù hợp chưa để kiểm định mô hình cấu trúc

3.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo Trước khi vào phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để để loại các biến không phù hợp vì các biến rác có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)

Hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau không nhưng không cho biết cần loại biến quan sát nào Việc loại bỏ các biến quan sát dựa vào hệ số tương quan giữa biến-tổng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Theo lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng từ 0 đến 1, nhưng kết quả cũng có thể là một số âm Mức 0 thể hiện các biến quan sát gần như không có một sự tương quan nào, mức 1 thể hiện các biến quan sát tương quan rất hoàn hảo, tuy nhiên hiếm khi xảy ra trường hợp kết quả là 0 và 1 Trường hợp cho ra kết quả âm nghĩa là thang đo hoàn toàn không tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đối lập nhau Giá trị Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên là tốt theo Nunnally (1978) Hair và cộng sự (2014) cũng nhận định rằng, giá trị Cronbach’s Alpha từ 0.7 thì thang đo đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy Tuy nhiên, đối với nghiên cứu khám phá sơ bộ thì 0.6 là ngưỡng có thể chấp nhận được Hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thì độ tin cậy của thang đo càng cao

Giá trị Corrected Item – Total Correlation biểu thị mối tương quan giữa từng biến quan sát với các biến còn lại trong thang đo Giá trị Corrected Item – Total Correlation càng cao có nghĩa biến quan sát đó thể hiện ý nghĩa của nhân tố càng tốt và có tương quan càng mạnh với các biến khác trong thang đo Một thang đo tốt khi các biến quan sát có Corrected Item – Total Correlation từ 0.3 trở lên theo Cristobal và cộng sự (2007)

3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn mà vẫn chứa đựng được toàn bộ thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các cộng sự, 1998)

Các tiêu chí trong phân tích EFA:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) dùng để xem xét sự phù hợp của phân tích nhân tố Kaiser (1974) cho rằng, điều kiện đủ để phân tích nhân tố là trị số KMO đạt từ

0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) Nếu giá trị này nhỏ hơn 0.5 thì khả năng tập dữ liệu không thích hợp với phân tích nhân tố

- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau không trong cùng một nhân tố Điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phải có mối tương quan với nhau Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét Giá trị Sig Bartlett’s Test < 0.05 tức là kiểm định có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các biến có tương quan trong một nhân tố

- Trị số Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA, những nhân tố có Eigenvalue>1 mới được chấp nhận

- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) để đo lường sự phù hợp của mô hình EFA nếu chỉ số này ≥50% Tổng phương sai trích cho biết các nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm biến thiên của các biến quan sát Phương sai từ 60% trở lên được cho là tốt (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) biểu thị mối quan hệ tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố Giá trị của nhân tố này càng cao thì nghĩa là tương quan giữa biến quan sát với nhân tố càng lớn và ngược lại Theo Hair và cộng sự (2010), Multivariate Data Analysis hệ số tải từ 0.5 là biến quan sát đạt chất lượng tốt, tối thiểu nên là 0.3

3.3.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích nhân tố khẳng định là một loại mô hình cấu trúc tuyến tính SEM tập trung vào đo lường mối quan hệ giữa các biến quan sát hoặc chỉ báo với các biến tiềm ẩn, được sử dụng để thực hiện các mục đích sau:

- Đánh giá độ phù hợp tổng thể của dữ liệu dựa trên các chỉ số độ phù hợp của mô hình (model fit) Theo Theo Hu & Bentler (1999), các chỉ số để đánh giá Model fit phổ biến gồm:

+ CMIN/df ≤ 3 là tốt còn CMIN/df ≤ 5 là có thể chấp nhận + CFI ≥ 0.9 là tốt, CFI ≥ 0.95 là rất tốt, CFI ≥ 0.8 là chấp nhận được (CFA dao động trong vùng 0 đến 1)

+ GFI ≥ 0.9 là tốt, GFI ≥ 0.95 là rất tốt + TLI ≥ 0.9 là tốt

+ RMSEA ≤ 0.06 là tốt, RMSEA ≤ 0.08 là chấp nhận được + PCLOSE ≥ 0.05 là tốt, PCLOSE ≥ 0.01 là chấp nhận được

Xây dựng thang đo

Bài nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, từ mức độ một là hoàn toàn không đồng ý đến mức độ 5 là hoàn toàn đồng ý

Kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả chọn lọc và xây dựng thang đo với 6 biến độc lập (26 biến quan sát), 1 biến trung gian (4 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (6 biến quan sát) Chi tiết tại Phụ lục 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả đặc điểm mẫu và số liệu nghiên cứu

Đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời bao gồm giới tính, độ tuổi, cơ quan công tác, chức vụ và bộ phận làm việc Tổng hợp thông tin như sau:

- Về giới tính: có 113 người là nam (chiếm 43.6%), còn lại là nữ 146 người (chiếm 56.4%)

- Về độ tuổi: Nhóm tuổi dưới 30 có 60 người (chiếm 23.2%), nhóm từ 30 đến 35 tuổi có 95 người chiếm 36.7%, nhóm trên 35 đến 40 tuổi có 66 người (chiếm 25.5%), nhóm trên 40 đến 50 tuổi có 32 người (chiếm 12.4%), nhóm trên 50 tuổi có 6 người (chiếm 2.3%)

Có 47 người khảo sát làm việc tại BIDV (18,1%), 20 người tại Agribank (7,7%), 25 người tại VCB (9,7%), 7 người tại Vietinbank (2,7%), 11 người tại ACB (4,2%) và 149 người tại các ngân hàng khác (57,6%).

- Về chức vụ: có 206 người là nhân viên/chuyên viên (chiếm 79.5%), lãnh đạo phòng có 46 người khảo sát (chiếm 17.8%), ban giám đốc 7 người (chiếm 2.7%)

- Về bộ phận làm việc: có 148 người làm việc ở bộ phận kinh doanh (chiếm 57.1%), bộ phận tác nghiệp là 66 người (chiếm 25.5%), bộ phận quản lý và bộ phận khác lần lượt là 14 người (chiếm 5.4%) và 31 người (chiếm 12%).

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha đóng vai trò kiểm định thống kê để xác định tính chặt chẽ và mức độ tương quan giữa các biến được quan sát trong cùng một nhân tố Hệ số này chỉ ra rằng trong số các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã có đóng góp vào việc đo lường khái niệm của nhân tố đó.

Phương pháp này giúp loại bỏ những biến không phù hợp trước khi tiến hành các bước phân tích nhân tố tiếp theo Theo đó, những biến có giá trị hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Alpha lớn hơn 0.6 được chấp nhận để đưa vào phân tích ở các bước tiếp theo

Bảng 4.1: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các biến độc lập

Giá trị trung bình nếu xoá biến

Phương sai nếu xoá biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha khi xoá biến

Kết quả kỳ vọng Cronbach’s Alpha= 0.859

XH3 7.98 3.411 0.607 0.741 Ảnh hưởng xã hội Cronbach’s Alpha= 0.791

TL4 12.51 5.553 0.546 0.783 Điều kiện thuận lợi Cronbach’s Alpha= 0.800

Mối quan tâm đến môi trường

Hình ảnh nhân viên ngân hàng

Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo Cronbach’s Alpha= 0.819

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra

Từ kết quả Bảng 4.1, giá trị Cronbach’s Alpha của 6 nhân tố kết quả kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, mối quan tâm đến môi trường, hình ảnh nhân viên ngân hàng, sự hỗ trợ của ban lãnh đạo lần lượt là 0.859, 0.791, 0.800, 0.866, 0.764, 0.819 Các giá trị Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6, đạt độ tin cậy thoả mãn yêu cầu và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Như vậy, sau khi tiến hành kiểm định tại bước này, loại bỏ 2 biến quan sát là NV1 và LD4 tác giả thu được 6 nhân tố với 24 biến quan sát Chi tiết các bước thực hiện xem tại Phụ lục 5

Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo biến trung gian

Giá trị trung bình nếu xoá biến

Phương sai nếu xoá biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha khi xoá biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra

Giá trị Cronbach’s Alpha của thang đo Ý định thực hàng ngân hàng xanh là 0.902 tương đối cao so với 0.6 và giá trị hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, do vậy các biến đủ điều kiện sử dụng để phân tích ở bước tiếp theo

Bảng 4.3: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ thuộc

Giá trị trung bình nếu xoá biến

Phương sai nếu xoá biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha khi xoá biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra

Giá trị Cronbach’s Alpha của thang đo Áp dụng thực hành NHX là 0.838 tương đối cao so với 0.6 và giá trị hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, do vậy các biến đủ điều kiện sử dụng để phân tích ở bước tiếp theo.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong bước phân tích này, tác giả sử dụng 24 biến quan sát của 6 biến độc lập đã được sàng lọc sau bước kiểm định Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giúp rút gọn số lượng biến quan sát dùng để đánh giá tác động của các nhân tố lên biến trung gian và biến phụ thuộc đồng thời sắp xếp lại các biến quan sát theo từng nhóm có sự tương quan với nhau đảm các biến quan sát không bị phân sai nhân tố

Trong bước phân tích nhân tố khám phá, tác giả sử dụng phương pháp trích yếu tố là: Principal Axis Factoring; Phép quay: Promax Lý do tác giả chọn phương pháp trích Principal Axis Factoring là để tìm ra mối quan hệ tiềm ẩn của các biến quan sát được đưa vào phân tích, từ đó xác định các nhân tố và các biến quan sát thuộc nhân tố đó Xoay nhân tố là một quá trình mà các biến quan sát được quay trên một trục nhằm tạo ra được một cấu trúc nhân tố đơn giản, nghĩa là các biến quan sát quay tới điểm mà tại đó mỗi biến quan sát chỉ tải mạnh lên một nhân tố và tải yếu lên các nhân tố khác Có hai phép quay là phép quay vuông góc và phép quay không vuông góc Theo James (2009) và nhiều nhà nghiên cứu trước đã có những kiểm nghiệm và đưa ra nhận xét rằng không có sự khác biệt lớn giữa hai phép quay này Tuy nhiên, đối với mô hình có biến trung gian thì phép quay không vuông góc sẽ thích hợp và được sử dụng nhiều hơn Do vậy tác giả sử dụng phép quay không vuông góc Promax để kiểm tra hệ số tải của các biến quan sát lên nhân tố mẹ

4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập

Kết quả phân tích nhân tố đầu tiên cho thấy giá trị KMO đạt 0,867, cao hơn ngưỡng 0,5 và giá trị Sig của Bartlett's Test là 0,000, nhỏ hơn ngưỡng 0,05 Kết quả này chỉ ra dữ liệu có độ tương quan và phù hợp để tiến hành phân tích nhân tố.

0.05, kết quả này cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp và các biến quan sát có sự tương quan với nhau trong nhân tố Tuy nhiên, khi EFA cho các biến độc lập thì có

3 biến quan sát không đạt yêu cầu là: Biến MT4 tải lên hai nhân tố; Biến MT5 và TL4 có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 nên tác giả loại bỏ 3 biến này (Kết quả chi tiết tại Phụ lục 6)

Chạy mô hình lần hai các trị số đều thoả mãn, cụ thể như sau: giá trị KMO đạt

0.858 gần bằng 1 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp với bộ dữ liệu Kết quả kiểm định Bartlett's Test cho giá trị Sig=0.000 < 0.05 (5%), do đó bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng các biến quan sát không có mối tương quan với nhau trong tổng thể Chi tiết tại Phụ lục 6

Bảng 4.4: Kết quả Kiểm định KMO và Bartlett's Test với các biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .858

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra

Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 đã đảm bảo được ý nghĩa thực tiễn của EFA Giá trị Eigenvalues=1.181>1 như vậy 6 nhân tố này đại diện cho 21 biến quan sát được đưa vào EFA một cách tốt nhất Tổng phương sai các nhân tố trích được là 57.824%>50% biến thiên dữ liệu của 21 biến quan sát

Bảng 4.5: Hệ số tải nhân tố

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra

4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến trung gian

Phân tích nhân tố khám phá biến Ý định thực hành ngân hàng xanh cho kết quả như sau: Giá trị KMO là 0.849>0.5 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp Kết quả kiểm định Bartlett's Test cho giá trị Sig=0.000 < 0.05 (5%) chứng tỏ các biến quan sát tham gia vào phân tích EFA có tương quan với nhau Hệ số tải nhân tố đều có giá trị lớn hơn 0.5 đảm bảo được ý nghĩa thực tiễn của EFA Giá trị Eigenvalues=3.095>1 như vậy 1 nhân tố này đại diện cho 4 biến quan sát được đưa vào EFA một cách tốt nhất Tổng phương sai các nhân tố trích được là 77.366%>50% biến thiên dữ liệu của 4 biến quan sát

Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến trung gian

Biến quan sát Nhân tố (1)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra

4.3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc

Phân tích nhân tố khám phá biến Áp dụng thực hành NHX cho kết quả như sau:

Giá trị KMO là 0.865>0.5 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp Kết quả kiểm định Bartlett's Test cho giá trị Sig=0.000 < 0.05 (5%) chứng tỏ các biến quan sát tham gia vào phân tích EFA có tương quan với nhau Hệ số tải nhân tố đều có giá trị lớn hơn 0.5 đảm bảo được ý nghĩa thực tiễn của EFA Giá trị Eigenvalues=3.339>1 như vậy 1 nhân tố này đại diện cho 6 biến quan sát được đưa vào EFA một cách tốt nhất

Tổng phương sai các nhân tố trích được là 55.647% > 50% biến thiên dữ liệu của 6 biến quan sát

Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc

Biến quan sát Nhân tố (1)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Sau khi thực hiện bước phân tích nhân tố khám phá EFA, sử dụng ma trận xoay Pattern Matrix để đưa vào phần mền AMOS 25 phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích CFA giúp đánh giá mức phù hợp của bộ dữ liệu thông qua chỉ số độ phù hợp mô hình như Chisquare/df, CFI, TLI, GFI, RMSEA Đồng thời, CFA cũng đánh giá mức phù hợp biến quan sát trong nội bộ thang đo qua hệ số Regression Weights và Standardized Regression Weights Cuối cùng, CFA còn giúp đánh giá tính phân biệt và hội tụ của dữ liệu, đảm bảo tính tin cậy và chính xác của kết quả nghiên cứu.

- Kết quả chạy mô hình lần 1 như sau:

Bảng 4.8: Các chỉ số xem xét đánh giá Model fit (lần 1)

Chỉ số đánh giá Kết quả chạy mô hình

Giá trị của trị số theo Hu &

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra

Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra tính phân biệt và hội tụ (lần 1) Đo lường hiệu lực Mô hình Phân tích hiệu lực

CR AVE MSV MaxR(H) LD KV MT TL XH NV YD AD

MT 0.799 0.570 0.312 0.803 0.369*** 0.467*** 0.755 TL 0.785 0.549 0.217 0.786 0.349*** 0.161* 0.230** 0.741 XH 0.792 0.560 0.362 0.800 0.299*** 0.602*** 0.494*** 0.207* 0.748 NV 0.765 0.522 0.286 0.779 0.356*** 0.377*** 0.454*** 0.327*** 0.303*** 0.723 YD 0.903 0.699 0.476 0.906 0.524*** 0.576*** 0.559*** 0.466*** 0.576*** 0.535*** 0.836

Quan tâm về tính hợp lệ

Tính hội tụ: AVE của AD nhỏ hơn 0.50 Thử loại bỏ AD2 để cải thiện AVE

Tính phân biệt: AVE của AD nhỏ hơn MSV

Tính phân biệt: Căn bậc hai AVE của AD nhỏ hơn tương quan với YD

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mền AMOS 25 Đánh giá tính hội tụ và phân biệt thang đo sử dụng các chỉ số AVE, MSV và bảng Fornell Larcker (phần bảng từ cột LD đến AD) Chỉ số AVE của AD là 0.472 0,05.

Các kết quả ước lượng trong mô hình được trình bày trong bảng 4.14 như sau:

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định mô hình SEM

Mối tương quan giữa các yếu tố

Hệ số ước lượng chưa chuẩn hoá

Hệ số ước lượng chuẩn hoá

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra và xử lý trên phần mền AMOS 25

Sử dụng độ tin cậy 95%, giá trị Sig của các biến đều nhỏ hơn 0.05 Riêng cột giá trị P, bảng 4.14 giá trị P có dấu *** nghĩa là mức ý nghĩa nhỏ hơn 1% Như vậy, 6 nhân tố là Kết quả kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Mối quan tâm về môi trường, Hình ảnh nhân viên ngân hàng, Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo có tác động đến Ý định thực hành NHX và Ý định thực hành NHX có tác động đến hành vi áp dụng thực hành NHX Hệ số ước lượng chưa chuẩn hoá đều có giá trị dương có nghĩa là các biến độc lập đều tác động cùng chiều lên biến trung gian và biến trung gian tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hoá đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập lên biến trung gian theo chiều giảm dần như sau: KV, TL, LD, XH, NV, MT

Bảng 4.15: Giá trị bình phương bội tương quan

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra và xử lý trên phần mền AMOS 25

Giá trị R 2 của biến phụ thuộc YD là 0.623 cho thấy các biến độc lập tác động vào YD, giải thích được 62.3% sự biến thiên của YD Tương tự, giá trị R 2 của biến phụ thuộc AD là 0.470 cho thấy biến độc lập YD giải thích được 47% sự biến thiên của biến AD

Kết quả chi tiết Phân tích mô hình cấu trúc tuyết tính SEM xem tại Phụ lục 8.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả của bảng 4.14, dưới đây là một số nhận định của mô hình:

Kết quả kỳ vọng có hệ số ước lượng chưa chuẩn hoá là 0.243; mang dấu dương và mức ý nghĩa 0.000 điều này cho thấy kết quả kỳ vọng tác động thuận chiều đến ý định áp dụng thực hành ngân hàng xanh và kết quả kỳ vọng tăng lên 1 đơn vị thì ý định thực hành NHX sẽ tăng lên 0.243 đơn vị Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Owais Shafique and Maryam Khan (2020), Rifat và các cộng sự (2016b), Nisha và các cộng sự (2015), Chaouali và các cộng sự (2016) và Malaquias và Hwang (2016) Kết quả trên phù hợp với thực tế, bởi những hiệu quả mà mô hình ngân hàng xanh mang lại là rất lớn như sự thuận tiện trong công việc, giảm thiểu thời gian tác nghiệp, dễ dàng cho người sử dụng và chủ động trong giao dịch…những lợi ích này sẽ thúc đẩy nhân viên tích cực trong việc sử dụng NHX trong công việc của họ cũng như tư vấn sản phẩm NHX đến khách hàng Theo kết quả khảo sát 71% số người được hỏi đồng ý/hoàn toàn đồng ý rằng NHX giúp cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trở nên hiệu quả hơn Thực tế cũng cho thấy, khi các ngân hàng đầu tư phát triển các ứng dụng hiện đại, đa tiện ích, tích hợp nhiều dịch vụ trên app của ngân hàng như chuyển tiền, sao kê, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế, đặt vé máy bay, thanh toán điện nước, mua nhà, mua ô tô, vay nhanh,… đã thu hút một lượng lớn khách hàng sử dụng như ứng dụng ngân hàng số BizBank của MBBank đã giúp ngân hàng này thu hút thêm 7 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ năm 2022, ứng dụng Ebank của Techcombank cũng thu hút thêm 1,2 triệu khách hàng mới, tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ ngân hàng số của TPBank và ACB là 30% Mô hình điểm giao dịch tự động xuất hiện từ năm 2016 đã dần thay thế các phòng giao dịch truyền thống, nhân viên có thể hỗ trợ các khách hàng từ xa thông qua video tại các điểm giao dịch Tính đến hết năm 2022, TPBank đã có 424 điểm giao dịch 24/7 LiveBank, MBBank có 52 điểm giao dịch và 60 triệu giao dịch đã được thực hiện qua hệ thống SmartBank và ATM, tăng 40% so với 2021 Sự thuận tiện và hữu ích của các ứng dụng đã thay đổi hành vi bán hàng của nhân viên ngân hàng và hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng, cụ thể số lượng giao dịch trên internet banking năm 2022 tăng gần 48% so với năm 2021, giá trị giao dịch tăng 1.328% từ 811.717 tỷ đồng lên 10.868.458 tỷ đồng (Nguyễn Thị Mỹ Điểm và Nguyễn Thị Hải, 2022) Điều kiện thuận lợi có hệ số ước lượng chưa chuẩn hoá là 0.227; mang dấu dương và mức ý nghĩa 0.000 cho thấy điều kiện thuận lợi có tác động tích cực đến ý định thực hành NHX và khi điều kiện thuận lợi tăng lên 1 đơn vị thì ý định thực hành ngân hàng xanh tăng lên 0.227 đơn vị Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rifat và các cộng sự (2016b) Phong cách làm việc là đặc điểm quan trọng của người nhân viên, khi tổ chức của họ thay đổi cách thức làm việc cũng như văn hoá làm việc thì sự phù hợp với người lao động là yếu tố quyết định họ có sẵn sàng thay đổi hay không Thực tế, người lao động rất mong muốn có một nơi làm việc tốt để họ cống hiến hết mình cho tổ chức đồng thời mong muốn sự cống hiến đó được ghi nhận Do vậy yếu tố điều kiện làm việc thuận lợi sẽ giúp người lao động sẵn sàng đổi mới trong hoạt động hàng ngày của họ Theo số liệu khảo sát 74% số người được hỏi đồng ý/hoàn toàn đồng ý rằng thực hành NHX phù hợp với phong cách sống của họ Theo số liệu khảo sát năm 2022 của ngân hàng ACB, 93% nhân viên của ngân hàng này sẵn sàng cam kết thực hiện ESG cùng ACB, ngân hàng này đã khởi xướng hoạt động bảo vệ môi trường từ năm 2013 và triển khai rộng rãi đến nhân viên vào năm 2015, đến nay họ đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động bảo vệ môi trường như giảm 215 tấn giấy in và giấy các loại vào năm 2022 nhờ việc áp dụng số hoá quy trình theo các chương trình như Gần lại O, Green Transactions, Go Paperless Credit, hình thành thói quen nói không với các dụng cụ sử dụng một lần như túi nilon, lý nhựa, ống hút nhựa,… cho nhân viên Ảnh hưởng xã hội có hệ số ước lượng chưa chuẩn hoá là 0.194; mang dấu dương và mức ý nghĩa 0.01 cho thấy ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều lên ý định thực hành NHX và ảnh hưỡng xã hội tăng lên 1 đơn vị thì ý định thực hành ngân hàng xanh tăng trung bình 0.194 đơn vị Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rifat và các cộng sự (2016b) Kết quả này cho thấy sự ảnh hưởng của những người xung quanh như sự khuyến khích của lãnh đạo lãnh đạo, sự chia sẻ kinh nghiệm, cách làm của đồng nghiệp, sự giúp đỡ của những người xung quanh trong công việc sẽ giúp người nhân viên cảm thấy dễ thích nghi với sự đổi mới trong các hoạt động NHX Điều này cũng phù hợp với văn hoá của người Việt Nam, đó chính là văn hoá tập thể, quyết định của họ chịu tác động nhiều từ hành động và việc làm của những người xung quanh Hiện nay, nhiều ngân hàng triển khai các hoạt động thường xuyên nhằm lan toả tinh thần sống xanh trong không gian công sở như trồng cây xanh tại nơi làm việc, tổ chức các chương trình thu gom rác thải tại các bãi biển, khu vực gần trụ sở ngân hàng như ngân hàng Agribank, Vietcombank Ngân hàng BIDV đã 4 năm liên tiếp tổ chức giải chạy BIDV RUN-Cho cuộc sống xanh thu hút 350.000 lượt tham gia không chỉ của cán bộ, nhân viên mà còn cả khách hàng và đối tác Ngân hàng ACB lan toả tinh thần “Cùng ACB trân trọng trái đất này” đến nhân viên, khách hàng và cả cộng động nơi ACB hiện diện thông qua các sản phẩm như 26.649 túi tái chế thay thế túi nilon, 533.600 ấn phẩm với thông điệp về môi trường, cung cấp 25.000 bộ công cụ “Gần lại O” gồm bình nước và ống hút inox

Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo có hệ số ước lượng chưa chuẩn hoá là 0.205; mang dấu dương và mức ý nghĩa 0.000 có nghĩa sự hỗ trợ của ban lãnh đạo có tác động tích cực đến ý định thực hành ngân hàng xanh và sự hỗ trợ của ban lãnh đạo tăng 1 đơn vị thì ý định thực hành ngân hàng xanh tăng 0.205 đơn vị Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Fakhira, Zulbainarni và Simanjuntak (2023), Nabila

Nisha (2020), Bukhari và Hashim (2022), Okyere-Kwakye và Md Nor (2021) Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi khi ban lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ các nguồn lực về hậu cần, tài chính và các nguồn lực khác đồng thời quan tâm ủng hộ, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi sẽ giúp nhân viên có động lực tốt hơn, mức độ sẵn sàng thực hành ngân hàng xanh cao hơn Lãnh đạo các ngân hàng hiện nay có chiến lược cũng như tầm nhìn rất rõ ràng về hướng đi NHX trong tương lai, không chỉ dành sự đầu tư lớn vào phát triển công nghệ mà còn mạnh dạn hơn trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tín dụng xanh Trước đây, dòng tín dụng xanh chỉ chủ yếu tập trung vào các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ do các ngân hàng còn e ngại rủi ro tín dụng từ các dự án đầu tư xanh (Thành Long, 2015) thì những năm gần đây, các ngân hàng đã mạnh dạn hơn trong trong việc triển khai các sản phẩm tín dụng xanh, ngoài việc tài trợ cho các dự án lớn trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, nông nghiệp sạch, điện gió, …các ngân hàng đã có những gói tín dụng xanh dành riêng cho đối tượng khách hàng cá nhân với lãi suất thấp hơn các gói tín dụng thông thường từ 0.5% đến 1% nhằm khuyến khích khách hàng cá nhân chi tiêu vào mục đích tiêu dùng xanh Các ngân hàng lần lượt cho ra các sản phẩm tín dụng xanh với các ưu đãi, nhằm tăng tín cạnh tranh tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên ngân hàng chào bán các sản phẩm tín dụng xanh tới khách hàng

Bảng 4.16: Một số sản phẩm tín dụng xanh tại các NHTM

Ngân hàng Mục đích vay Lãi suất vay Thời hạn vay

Năng lượng sạch, nông nghiệp xanh và các dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Từ năm thứ 4: lãi suất tiết kiệm 12 tháng + biên độ 4%

Vietinbank Dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thuộc chương trình tín dụng môi trường EIB, chương trình tín dụng GCPF, dự án năng lượng tái tạo REDP

Sacombank trong chiến lược phát triển của mình luôn chú trọng vào các hoạt động sản xuất hoặc mục đích sử dụng vốn vay không gây tổn hại đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung.

Nhu cầu đầu tư, kinh doanh, tiêu dùng thân thiện với môi trường, dự án thúc đẩy giảm khí CO2 và dự án tiết kiệm 20% năng lượng

MBBank Cho vay dự án sử dụng tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, cho vay các dự án xử lý rác thải, chất thải, khí thải

Trung, dài hạn: áp dụng biên độ 2,8%/năm (thông thường biên độ 3%/năm)

HDBank Dự án năng lượng tái tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, điện mặt trời

Phê duyệt từng trường hợp cụ thể

SHB Dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch Ưu đãi 1-1.5% so với lãi suất cho vay thông thường

Nguồn: Nguyễn Thị Ánh Ngọc (2023)

Song song với việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, các ngân hàng cũng xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội để phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng được thuận lợi và chủ động

Bảng 4.17: Tổng hợp tình hình triển khai hệ thống rủi ro môi trường và xã hội Ngân hàng Hệ thống rủi ro môi trường và xã hội

Ban hành khung khoản vay bao gồm Nguyên tắc khoản vay xanh, Nguyên tắc khoản vay xã hội, Nguyên tắc khoản vay liên kết bền vững

Ban hành hệ thống thống Quản lý Môi trường Xã hội (ESMS) và Hệ thống Quản lý rủi ro Môi trường Xã hội theo định hướng các Chỉ số Phát triển bền vững tại Việt Nam của Bộ tiêu chuẩn VNSI

ACB Đánh giá nghiêm ngặt các dự án trước khi thực hiện chấp thuận tài trợ Việc quản lý và kiểm soát rủi ro tác động đến môi trường, xã hội được theo dõi sát sao thông qua việc tuân thủ các quy định về kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi nhận tài trợ không trực tiếp hay gián tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường và xã hội

Từ năm 2016, VPBank đã xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro môi trường xã hội Ban hành các quy định, hướng dẫn tuân thủ theo luật pháp quốc gia và các Tiêu chuẩn Hoạt động Môi trường và Xã hội của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC)

Techcombank Ban hành khung quản trị rủi ro môi trường và xã hội dựa trên khung tiêu chuẩn của International Finance Corporation (IFC)

Năm 2012, xây dựng hệ thống quản lý môi trường và xã hội

(ESMS) Từ đây, đưa ra quy trình đánh giá các tác động đến môi trường - xã hội đối với các khoản vay từ khâu thẩm định cho đến xuyên suốt quá trình sử dụng vốn của khách hàng

OCB Năm 2012, ban hành Chính sách quản lý rủi ro MT&XH với sự tư vấn của IFC

Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng, Agribank luôn gắn việc thẩm định dự án, phương án vay vốn với vấn đề đảm bảo môi sinh, môi trường, các dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của cấp thẩm quyền theo quy định của pháp luật, kiên quyết loại trừ cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến môi trường - xã hội

MB đã nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn liền với rủi ro môi trường-xã hội, hướng tới mục tiêu về ngân hàng xanh, tín dụng xanh bao gồm rà soát/cập nhật các nội dung của chính sách về quản lý môi trường-xã hội trong hoạt động cấp tín dụng để phù hợp với mô hình hoạt động của MB, xây dựng định

Ngân hàng Hệ thống rủi ro môi trường và xã hội hướng cấp tín dụng hàng năm trong đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh: Xây dựng bộ tiêu chí thống kê dư nợ tín dụng xanh và Quy định bộ tiêu chí phân chia ngành kinh tế theo hệ thống ngành kinh tế VN phù hợp với quy định Pháp Luật, phân loại các ngành tín dụng xanh để cấp tín dụng

TPB Đang triển khai Dự án Xây dựng Khung và Nâng cao năng lực thực thi về Môi trường – Xã hội – Quản trị (Dự án ESG) SeaBank

Triển khai hệ thống Quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) để đảm bảo SeABank không tài trợ cho các dự án tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, di sản văn hóa

Xây dựng quy định nội bộ về việc quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng

Ngày đăng: 19/09/2024, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN