1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Tác giả Võ Thị Phương Thanh
Người hướng dẫn TS. Trần Tuấn Vinh
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ PHƯƠNG THANH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 5 - PHÒNG GIAO DỊCH THUẬN KIỀU ĐỀ ÁN

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ PHƯƠNG THANH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 5 - PHÒNG GIAO DỊCH

THUẬN KIỀU

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ PHƯƠNG THANH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 5 - PHÒNG GIAO DỊCH

THUẬN KIỀU

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số chuyên ngành: 8340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN TUẤN VINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là đề án tốt nghiệp của tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 – Phòng giao dịch Thuận Kiều Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo đều được ghi rõ nguồn gốc

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề án tốt nghiệp thạc sĩ

Tác giả

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình được thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 – Phòng giao dịch Thuận Kiều, tôi đã hoàn thành đề án tốt nghiệp của mình Kết quả này không chỉ do quá trình nỗ lực của bản thân, mà còn nhờ rất nhiều sự hỗ trợ, động viên của mọi người Vì vậy, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:

Quý Thầy, Cô trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian mà tôi được học tại trường, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thầy TS Trần Tuấn Vinh – Giảng viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Lãnh đạo và các anh, chị đồng nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 – Phòng giao dịch Thuận Kiều, đặc biệt là anh Trần Lê Anh Tuấn, đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu quý báu để tôi hoàn thành đề án này

Gia đình, bạn bè, những người đã động viên, hỗ trợ và là chỗ dựa tinh thần, chia sẻ khó khăn trong quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp này

Trong quá trình thực hiện đề án, mặc dù đã cố gắng nhưng bài báo cáo không tránh khỏi những hạn chế Do đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn

Tác giả

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế Hoạt động huy động vốn là một trong những chức năng thiết yếu của ngân hàng nhằm đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động tài chính và kinh doanh Đề tài này nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều

Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích thực trạng huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn Các câu hỏi nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá thực trạng hiện tại, xác định những khó khăn, thách thức và tìm ra các giải pháp khả thi để cải thiện hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh này

Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu thu thập từ báo cáo tổng kết năm, báo cáo nội bộ, báo cáo thường niên, trong Agribank Phương pháp xử lý dữ liệu bao gồm phân tích và tổng hợp các tài liệu từ báo cáo kết quả nghiên cứu, tạp chí khoa học chuyên ngành, và giáo trình liên quan đến công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại Phương pháp so sánh cũng được sử dụng để phân tích số liệu thực tế theo thời gian Đối tượng nghiên cứu là công tác huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều, với phạm vi nghiên cứu tập trung vào các hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2021-2023

Kết cấu đề án bao gồm ba chương chính: (1) Cơ sở lý luận về huy động vốn trong ngân hàng thương mại, (2) Phân tích thực trạng huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều, và (3) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại chi nhánh này Nghiên cứu hy vọng sẽ đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, từ đó hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của địa phương và hệ thống ngân hàng Việt Nam

Từ khóa: Huy động vốn; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam; Chi nhánh 5; Phòng Giao dịch Thuận Kiều

Trang 6

ABSTRACT

In the context that Vietnam is opening its economy, the banking system plays an important role in promoting economic development Capital mobilization is one of the essential functions of banks to ensure capital for financial and business activities This topic researches solutions to improve capital mobilization at the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank) - Branch 5 - Thuan Kieu Transaction Office

The main objective of the study is to analyze the current situation of capital mobilization at Agribank - Branch 5 - Thuan Kieu Transaction Office, thereby proposing solutions to improve capital mobilization efficiency The research questions focus on assessing the current situation, identifying difficulties and challenges and finding possible solutions to improve capital mobilization efficiency at this branch

Research methods include data collection methods and data processing methods Data collection method collected from annual summary reports, internal reports, annual reports, in Agribank Data processing methods include analyzing and synthesizing documents from research results reports, specialized scientific journals, and textbooks related to capital mobilization of commercial banks The comparison method is also used to analyze actual data over time The research object is capital mobilization at Agribank - Branch 5 - Thuan Kieu Transaction Office, with the scope of research focusing on capital mobilization activities in the period 2021-2023

The project structure includes three main chapters: (1) Theoretical basis for capital mobilization in commercial banks, (2) Analysis of the current situation of capital mobilization at Agribank - Branch 5 - Thuan Kieu Transaction Office, and (3) Propose solutions to improve capital mobilization at this branch The research hopes to contribute to improving the efficiency of capital mobilization activities, thereby supporting the economic development of localities and the Vietnamese banking system

Keywords: Capital mobilization; Vietnam Bank for Agriculture and Rural

Development; Branch 5; Thuan Kieu Transaction Office

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt

ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động CIF Customer Information File Hồ sơ thông tin khách hàng

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

TÓM TẮT ĐỀ ÁN v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH viii

MỤC LỤC ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU xii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ xiii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 3

6 Kết cấu của đề án 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Một số khái niệm liên quan 4

1.1.1 Khái niệm huy động vốn 4

1.1.2 Đặc điểm huy động vốn của NHTM 5

1.1.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM 5

1.1.4 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn 7

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá về công tác huy động vốn 8

1.2 Lược khảo các nghiên cứu liên quan tới đề tài 10

1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 10

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước 13

1.3 Kinh nghiệm về huy động vốn của các NHTM tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều 15

Trang 10

1.3.1 Kinh nghiệm về huy động vốn của các NHTM tại Việt Nam 15

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều 16

Kết luận chương 1 18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 5 - PHÒNG GIAO DỊCH THUẬN KIỀU 19

2.1 Giới thiệu về Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều 19

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 19

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 21

2.1.4 Kết quả kinh doanh của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều giai đoạn 2021 – 2023 23

2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều 24

2.2.1 Quy trình huy động vốn tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều 24

2.2.2 Mô tả sản phẩm dịch vụ huy động vốn hiện hành của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều 26

2.2.3 Quy mô nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 29

2.2.4 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn 30

2.2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn 30

2.2.6 Chi phí huy động vốn 31

2.2.7 Sự gia tăng số lượng khách hàng tiền gửi 33

2.3 Đánh giá công tác huy động vốn tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều 33

Trang 11

3.1 Định hướng công tác huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh 5 - Phòng Giao

dịch Thuận Kiều 40

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều 41

3.2.1 Xây dựng chính sách Marketing hợp lý 42

3.2.2 Nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo cán bộ 43

3.2.3 Hiện đại hóa công nghệ thông tin 45

3.2.4 Đa dạng hóa các sản phẩm Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều 45

3.2.5 Phát triển các dịch vụ liên quan 47

3.3 Kiến nghị 48

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 48

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 48

Kết luận chương 3 52

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO xiii

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1: Kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều qua các năm 2021 – 2023 23 Bảng 2 2: Các hình thức nhận tiền gửi của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều 27 Bảng 2 3: Quy mô nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều các năm 2021 – 2023 29 Bảng 2 4: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều qua các năm 2021-2023 30 Bảng 2 5: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn và khu vực giai đoạn 2021-2023 30 Bảng 2 6: Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều qua các năm 2021-2023 31 Bảng 2 7: Sự gia tăng số lượng khách hàng tiền gửi tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều qua các năm 2021-2023 33

Trang 13

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 2 1: Sơ đồ tổ chức 21 Hình 2 2: Tình hình nhân sự của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều 22 Hình 2 3: Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều qua các năm 2021-2023 32

Trang 14

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

VN là nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển nên việc đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức cũng như sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi Lúc này, hệ thống NHVN có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong việc phát triển nền kinh tế của VN, đưa đất nước đi lên và hội nhập với thế giới mà hoạt động chính của hệ thống NHVN đó là huy động vốn Đây được xem là hoạt động quan trọng của NH giúp cung cấp nguồn vốn phục vụ các hoạt động khác nhau như phân bổ vốn cho những thành phần kinh tế Chức năng chính của các NH đó là trung gian tài chính, nghĩa là lấy vốn từ những nơi thừa để cung cấp cho nơi thiếu Vì vậy, công tác huy động vốn đạt hiệu quả giúp cung cấp đủ vốn cho những bộ phận khác nhau của nền kinh tế, đây là hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế nước nhà

Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều thuộc CN của Agribank hoạt động trên địa bàn Quận 5 TP HCM, đây là địa bàn có khá nhiều NH lớn nên tình trạng cạnh tranh giữa các NHTM diễn ra hết sức gay gắt Những năm qua, Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế tại Quận 5 Với chính sách tam nông là “nông nghiệp, nông thôn và nông dân” Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều đã không ngừng nỗ lực trong công tác huy động vốn từ những người có nguồn vốn nhàn rỗi, chưa có nhu cầu sử dụng vốn để hỗ trợ vốn cho các cá nhân, hộ kinh doanh gia đình trên địa bàn có đủ nguồn vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, đưa nền kinh tế địa phương đi lên cũng như giúp đời sống của người dân được ổn định Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều luôn cố gắng từng ngày để có chỗ đứng trên thị trường kinh doanh Khi nền kinh tế có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt thì công tác huy động của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều cũng gặp không ít khó khăn và rủi ro nhất định Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều qua các năm 2021-2023 tăng giảm không đều Năm 2021 vượt kế hoạch với 103,23% Năm 2022 chỉ đạt 90,57% và năm 2023 vượt kế hoạch 110,17% Số lượng KH của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều năm 2021 là 1.835 khách hàng Năm 2022 tăng lên 1.995 khách hàng ứng với mức tăng 160 khách hàng, tỷ lệ tăng 8,72% Năm 2023 tăng lên 2.352 khách hàng ứng với mức tăng 357 khách hàng, tỷ lệ

Trang 15

tăng 17,89% so với năm 2022 Trong đó KHCN chiếm tỷ trọng lớn giai đoạn 2021 – 2023 lần lượt là: 98,09%; 97,74% và 97,79% KHDN chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số KH gửi tiền tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều Vì vậy, Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều cần có kế hoạch để hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều trong thời gian sắp tới

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, cùng với những kiến thức đã được học

tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều” làm đề tài nghiên cứu cho đề án tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề án cần giải quyết được các mục tiêu sau: - Phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều

3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề án cần trả lời được 3 câu hỏi sau: - Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều hiện nay như thế nào?

- Giải pháp nào giúp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận

Kiều? 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều

Không gian nghiên cứu: tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều

Số liệu sử dụng trong đề án: Năm 2021 – 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 16

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Báo cáo tổng kết năm của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều năm 2021, 2022, 2023

- Báo cáo nội bộ của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều năm 2021, 2022, 2023

- Báo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam năm 2021, 2022, 2023

- Các báo cáo, tài liệu về vấn đề huy động vốn trong Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều năm 2021, 2022, 2023

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp nguồn tài liệu từ các báo cáo kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học chuyên ngành; các giáo trình liên quan đến công tác huy động vốn của NHTM, qua đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn của NHTM

- Phương pháp so sánh: các số liệu, dữ liệu thứ cấp được so sánh theo thời gian, so sánh với kế hoạch, tổng hợp các kết quả phân tích để làm rõ những nhận định và đánh giá công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều qua 3 năm 2021, 2022 & 2023

Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI 1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm huy động vốn

Những hoạt động cơ bán của các NH đó là nhận tiền gửi từ KH, thanh toán hộ KH và cho vay ngắn hạn theo hướng chiết khấu thương phiếu Song song với sự phát triển của nền KT-XH thì hoạt động của các NH cũng trở nên đa dạng hơn để phù hợp với tình hình thực tế và hoàn thiện chức năng của các NH trong nền kinh tế, đặc biệt phải kể tới là vai trò trung gian tài chính, nhờ có hoạt động này mà nguồn vốn nhàn rỗi, nhỏ lẻ của các thành phần kinh tế chưa có nhu cầu sử dụng được chuyển qua cho những chủ thể kinh tế đang thiếu vốn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh Qua đó cho thấy, các NHTM là cầu nối trung gian cần thiết cho những người đi vay và giúp hạn chế tín dụng trực tiếp (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

Hoạt động kinh doanh của các NH được xem là “loại hình kinh doanh đặc biệt”, hoạt động này cũng gần giống với loại hình kinh doanh của các DN, theo đó các NHTM khi muốn kinh doanh cũng cần phải có một lượng vốn tự có nhất định Tuy nhiên, không giống với loại hình DN, vốn tự có của các NHTM thường rất nhỏ (theo qui định của Basel III có hiệu lực năm 2013 thì “Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu sẽ thực hiện theo lộ trình và đến 01/01/2019 tỷ lệ sẽ là 4.5%” Còn tại Việt Nam, vốn tự có được thể hiện tại Điều 8, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”) Tỷ lệ vốn của các NHTM tương đối nhỏ nên vốn chủ sở hữu của các NHTM chỉ dùng để đầu tư vào các tài sản cố định là chủ yếu, nghĩa là vốn để cho vay và đầu tư tại các NHTM đều dựa vào nguồn vốn huy động Qua đó cho thấy vốn huy động là yếu tố “đầu vào” ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động huy động vốn sẽ có ảnh hưởng có tính quyết định đến các hoạt động kinh doanh của NHTM; gắn liền với nó, hiệu quả công tác huy động vốn có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Hơn nữa, khác với các tổ chức khác, với tư cách của một trung gian trên thị trường tài chính, các NHTM chỉ huy động vốn bằng tiền nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính là chủ yếu” (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

Trang 18

Dựa trên những phân tích có thể hiểu: Huy động vốn của NHTM là cách NHTM sử dụng những phương pháp khác nhau để huy động vốn tiền tệ trong nền kinh tế

1.1.2 Đặc điểm huy động vốn của NHTM

Nguồn vốn có được từ việc huy động vốn thường có tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM Quá trình huy động vốn của NHTM diễn ra hết sức khó khăn do phải cạnh tranh với các NH khác trên thị trường (Trần Kim Cúc, 2011)

Các chi phí để thực hiện việc huy động vốn thường chiếm tỷ trọng cao, điều này xuất phát từ việc trả lãi tiền gửi, khuyến mãi, chăm sóc KH,

Nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn không có tính ổn định cao, do đó các NHTM cần giữ vững một tỷ lệ dự trữ thanh khoản nhất định để phục vụ tốt nhu cầu rút vốn của KH Nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn có tính ổn định cao, vì vậy các NHTM có thể chủ động sử dụng để kinh doanh (Trần Kim Cúc, 2011)

Về phía NH thì đây là khoản tiền gửi họ phải hoàn trả cho KH bất kỳ lúc nào Mặc dù vậy, NH cần tận dụng loại tiền gửi này để làm vốn kinh doanh vì khi lưu chuyển vốn trong NH luôn có sự chênh lệch giữa khoản tiền gửi vào và rút ra của các tài khoản của KH

Trang 19

Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi mà KH gửi vào NH nhưng có thời hạn

rút ra Loại tiền gửi này mang tính ổn định vì NH có thể xác định được thời hạn rút tiền của KH, từ đó chủ động trong việc thanh toán cho KH Vì vậy, NH có thể sử dụng khoản tiền này vào mục đích kinh doanh trong thời gian ký kết (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

Với loại tiền gửi này, NH thường đưa ra nhiều loại thời hạn khác nhau từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng… Nhờ vậy mà KH dễ dàng lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp với nhu cầu và khoản tiền nhàn rỗi của mình Do đó, loại tiền gửi này thường được NH trả mức lãi suất cao hơn loại hình tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm: Đây là loại tiền gửi mà KH gửi vào NH với mục đích hưởng

lãi, loại hình này là hình thức huy động vốn truyền thống được tất cả các NH áp dụng và đây cũng là loại hình có vị trí quan trọng thứ hai về cả số lượng và mức độ quan trọng trong tất cả các loại tiền gửi vào NH

Ở nhiều nước trên thế giới cũng như VN, việc vận động người dân gửi tiết kiệm được xem là nghiệp vụ quan trọng và cần thiết của các NHTM Vì khi huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân sẽ có đủ nguồn vốn phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp và giúp nền kinh tế ngày càng đi lên Mục đích người dân gửi tiền tiết kiệm vào các NHTM là để tiết kiệm và sinh lời Vì vậy, nguồn vốn này mang tính ổn định khá cao (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Những loại giấy tờ có giá mà các NHTM sử dụng vào mục đích huy động vốn thường là các giấy nhận nợ mà NH trao cho những người cho NH vay tiền để xác nhận quyền đòi nợ của KH đối với NH có lãi suất và thời hạn nhất định

Việc phát hành giấy tờ có giá của NH giúp tạo nên vốn sử dụng có tính ổn định cao và xử lý các khoản vốn thiếu hụt mang tính tình thế vì năng lực thu hút bằng nguồn tiết kiệm hạn chế NH thường sử dụng những loại giấy tờ có giá dưới các hình thức như:

Phát hành trái phiếu: Đây là một dạng cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả

gốc và lãi) của NH phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu Mục đích của hoạt động này là huy động vốn trung và dài hạn NHTW, các đơn vị quản lý trên thị trường

Trang 20

chứng khoán cũng như sự uy tín của NH trên thị trường sẽ là những yếu tố quản lý hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM

Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Thường là các giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ

ở một NH Người sở hữu giấy này sẽ nhận được một khoản tiền lãi và gốc đúng kỳ hạn, các Chứng chỉ sau khi phát hành sẽ được lưu thông trên thị trường tiền tệ

Phát hành kỳ phiếu ngân hàng: Thông thường những loại giấy tờ này thường

có giá trị trong thời gian ngắn (trong 1 năm), sẽ mang những đặc điểm giống với trái phiếu nhưng kỳ hạn ngắn hơn trái phiếu nên được NH dùng để huy động vốn ngắn hạn (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

Có thể thấy, hình thức huy động bằng việc phát hành giấy tờ có giá NHTM sẽ phải thanh toán lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi Do đó, các NHTM cần dựa vào đầu ra để quyết định khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương pháp huy động thích hợp

Huy động vốn từ vay các tổ chức tín dụng khác

Đây là hình thức các NHTM vay mượn lẫn nhau hay vay vốn của các Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính,… phục vụ hoạt động kinh doanh của mình Thông thường nguồn vốn huy động từ hình thức này sẽ có chi phí rất cao và dựa vào mối quan hệ cũng như uy tín của NHTM (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

Huy động vốn từ vay Ngân hàng Nhà Nước

NHTW có vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM Nhờ vào những công cụ như: tái cấp vốn, tái chiết khấu mà NHTW cho NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tài chính trong hoạt động kinh doanh Các NHTM có thể vay NHTW thông qua những hình thức như:

Vốn vay ngắn hạn giúp bổ sung vốn ngắn hạn cho các NHTM hoặc vốn vay để thanh toán giữa các NH nhằm bù đắp những khoản còn thiếu trong thanh toán, hay các NHTM mang các giấy tờ có giá đến NHTW xin tái chiết khấu (tái cấp vốn)

NHTW cho NHTM theo hình thức tái chiết khấu: Tái chiết khấu là hoạt động NHTW mua lại các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các NHTM trên thị trường thứ cấp theo tỷ suất tái chiết khấu nhất định (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

1.1.4 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn

Đối với các NHTM

Trang 21

Thứ nhất, vốn huy động quyết định tới quy mô hoạt động và quy mô tín dụng

của NH Thực tế cho thấy, các NH nhỏ thường có khoản đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn những NH lớn, đồng thời phạm vi và khối lượng cho vay cũng thấp Những NH lớn cho vay thị trường trong nước và quốc tế còn những NH nhỏ lại bị giới hạn, đa số là cho vay trong cộng đồng Ngoài ra, vì năng lực vốn hạn hẹn nên các NH nhỏ không đủ nhạy bén trược sự thay đổi của các chính sách là ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ người dân và những thành phần kinh tế (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Thứ hai, là vốn huy động quyết định tới năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín

của các NH trên thị trường trong nền kinh tế Các NH muốn tồn tại và phát triển thì trước tiên họ phải xây đựng dược uy tín trên thị trường Điều này được thể hiện ở năng lực sẵn sàng thanh toán chi trả cho KH khi họ có nhu cầu, nếu năng lực thanh toán của NH cao thì vốn khả dụng của NH càng lớn và hoạt động kinh doanh của NH cũng tăng lên, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Đối với nền kinh tế

Nhờ có hoạt động huy động vốn của các NHTM mà lượng vốn nhà rỗi có trong thị trường được tập trung thành nguồn vốn lớn phục vụ cho nền kinh tế Nguồn vốn này giúp phát triển kinh tế, do nguồn vốn có tính luận chuyển cao, nhờ có hệ thống NH tạo ra nhiều bút tệ, góp mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế Ngoài ra việc huy động vốn của các NHTM giúp cho NHTW quản lý tốt lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế giúp ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá về công tác huy động vốn 1.1.5.1 Quy mô nguồn vốn huy động

Quy mô huy động vốn là chỉ tiêu cho thấy chất lượng hoạt động của NHTM Nếu quy mô huy động vốn tăng lên nghĩa là nguồn vốn đủ để phục vụ hoạt động tài trợ, đầu tư của NH, giúp NH có thêm cơ hội mở rộng kinh doanh, thanh khoản được cải thiện và duy trì tốt nguồn vốn cho NH (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

1.1.5.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng vốn luôn dương và ổn định cho thấy NH đã làm tốt công tác quản lý việc huy động và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả Khi đó NH sẽ kiểm soát tốt

Trang 22

dòng tiền ra vào và đưa ra kế hoạch sử dụng vốn phù hợp trong tương lai, đảm bảo tính thanh khoản, an toàn trong kinh doanh (Trầm Thị Xuân Hương & Hoàng Thị Minh Ngọc, 2018) Mức độ tăng trưởng của nguồn vốn sẽ được đánh giá theo công thức sau:

Vốn huy động kỳ báo cáo

Vốn huy động kỳ trước

1.1.5.3 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

Dựa vào tỷ lệ này các nhà quản lý có thể kiểm tra lại những mục tiêu và kế hoạch đề ra trước đó để biết được đã làm tốt hay chưa, kết quả có như mong muốn hay không Qua đó đưa ra đánh giá và điều chỉnh để phù hợp hơn, rút ra những bài học kinh nghiệm cho những kế hoạch tiếp theo Nguyễn Minh Kiều, 2009)

Thực hiện huy động

Kế hoạch huy động

1.1.5.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Tỷ trọng của các loại vốn huy động (ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ, ngoại tệ) phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn trong thực tế của NH sẽ đem lại hiệu quả trong công tác huy động vốn (Trầm Thị Xuân Hương & Hoàng Thị Minh Ngọc, 2018)

Những thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn huy động thường tác động không nhỏ tới lợi nhuận và sự chủ động về nguồn vốn của các NHTM Mục đích của chỉ tiêu này là nghiên cứu những đổi mới trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

Nguồn huy động i Cơ cấu nguồn vốn huy động i = x100% (3)

Tổng nguồn huy động

1.1.5.5 Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn của NHTM sẽ có: chi phí trả lãi, chi phí hoạt động và một số chi phí khác Trong đó, chi phí trả lãi có tỷ trọng lớn nhất, nên sẽ tác động tới lợi nhuận của NHTM Khi mức lãi suất chỉ trả tăng cao sẽ huy động được nguồn tiền lớn từ người dân (Trầm Thị Xuân Hương & Hoàng Thị Minh Ngọc, 2018)

Trang 23

Mặc dù vậy, khi lãi suất cao sẽ làm gia tăng chi phí của NHTM và khi thu nhập tăng không tương ứng với tăng chi phí sẽ làm cho lợi nhuận của NHTM giảm đi (Trầm Thị Xuân Hương & Hoàng Thị Minh Ngọc, 2018)

Chi phí huy động tiền gửi từ người dân được đánh giá dựa vào những chỉ tiêu như:

+ Lãi suất huy động tiền gửi bình quân Dựa vào chỉ tiêu này có thể đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu hay chất lượng nguồn tiền gửi huy động của NH Cho thấy khả năng cạnh tranh của các NHTM dựa trên việc so sánh mức lãi suất huy động tiền gửi bình quân của NHTM với mức lãi suất chung hay lãi suất của các NHTM khác trên thị trường

+ Số chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động bình quân: Từ chỉ tiêu trên giúp xác định mức chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào càng lớn thì lợi nhuận của NH sẽ tăng lên, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của NH cao và ngược lại (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

1.1.5.6 Sự gia tăng số lượng khách hàng tiền gửi

Lượng KH gửi tiền tác động tới công tác mở rộng huy động vốn Nếu lượng KH tăng lên cho thấy việc huy động vốn được mở rộng, ngoài ra còn thể hiện sự tin tưởng của KH đối với NH Thông thường, các NHTM sẽ xác định số lượng KH bằng cách thống kê số CIF (customer information file) của những KH đã gửi tiền tại NH trong mỗi giai đoạn khác nhau Trong đó, số CIF là mã số do hệ thống mạng điện tử của NH tự động tạo ra cho mỗi KH khi tới giao dịch lần đầu tiên tại NH Mỗi KH chỉ có một số CIF trong hệ thống NH (Nguyễn Minh Kiều, 2009)

Số KH kỳ báo cáo – Số KH kỳ trước

Trang 24

Addis Ababa Các nhà nghiên cứu đã sử dụng lấy mẫu có mục đích cho nghiên cứu Trong tổng số 936 người, cỡ mẫu của nghiên cứu là 146 nhân viên Họ là giám đốc chi nhánh, giám đốc dịch vụ khách hàng và thành viên tổ huy động tiết kiệm của 16 chi nhánh ngân hàng được chọn làm mẫu Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu, sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua công cụ điều tra, phỏng vấn và quan sát Mặt khác, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu chủ đề liên quan, hồ sơ của ngân hàng, đặc biệt là hồ sơ của chi nhánh và các trang web khác nhau Để phân tích phương pháp mô tả dữ liệu và SPSS đã được sử dụng để tạo thuận lợi cho hoạt động xử lý dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy việc các chi nhánh thiếu khả năng tiếp cận các cơ sở tín dụng khác nhau, chất lượng dịch vụ kém, thiếu ngân sách để huy động tiết kiệm, thiếu sản phẩm tiết kiệm tùy chỉnh và nhân viên thiếu kỹ năng được coi là những thách thức đối với ngân hàng thương mại Ethiopia Trong khi đó, việc mở rộng công nghệ, giới thiệu các phương pháp mới, hệ thống xổ số và nâng cao nhận thức của công chúng được cho là triển vọng để ngân hàng thực hiện chiến lược huy động tiết kiệm và đưa ra các giải pháp cũng như khuyến nghị phù hợp cho các vấn đề đã được xác định.

Mekonnen & Hanna (2018) thực hiện đề tài vai trò của huy động tiền gửi và tín dụng của ngân hàng đối với việc hình thành tổng vốn ở Ethiopia Theo lý thuyết kinh tế, tiết kiệm cao cùng với mức độ hình thành vốn cao là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế dài hạn ở bất kỳ quốc gia nào Tiết kiệm quốc gia trong lý thuyết kinh tế vĩ mô được định nghĩa là sự kết hợp giữa tỷ lệ tiết kiệm công và tiết kiệm tư nhân của một quốc gia Tiết kiệm tích lũy là nguồn dự trữ vốn dẫn đến tăng đầu tư, sản lượng và nhiều việc làm hơn Các tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn tiết kiệm hoặc tài chính Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là điều tra vai trò của huy động tiền gửi ngân hàng và tín dụng đối với tổng hình thành vốn ở Ethiopia bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng năm từ 1991-2016 Kết quả kiểm định đồng liên kết chỉ ra rằng có mối quan hệ dài hạn giữa các biến và mô hình sửa lỗi vectơ được sử dụng để ước lượng động lực ngắn hạn Kết quả của các mô hình cho thấy Tiền gửi Ngân hàng Công (PUBD), Tín dụng Ngân hàng Công (PUBC), Tiền gửi Ngân hàng Tư nhân (PBD) và Tiết kiệm Quốc gia (NS) có vai trò quan trọng trong

Trang 25

tổng hình thành vốn ở Ethiopia về lâu dài Nhưng Tín dụng Ngân hàng Tư nhân (PBC), Đầu tư Ngân hàng (BI), Lãi suất Thực (RIR) và lạm phát (INF), được coi là những yếu tố quyết định không đáng kể về mặt thống kê đối với tổng hình thành vốn ở Ethiopia trong thời gian dài Tuy nhiên, trong ngắn hạn, ngoại trừ Tiền gửi ngân hàng tư nhân (PBD) và Tiết kiệm quốc gia (NS), các biến giải thích còn lại như Tiền gửi ngân hàng đại chúng (PUBD), Tín dụng ngân hàng đại chúng (PUBC), Tín dụng ngân hàng tư nhân (PUBC), Ngân hàng Đầu tư (BI), Lãi suất thực (RIR) và Lạm phát (INF) không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích tổng sự hình thành vốn ở Ethiopia Những phát hiện tổng thể của nghiên cứu nhấn mạnh tiền gửi của các ngân hàng thương mại công/tư và tín dụng ngân hàng công là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến tổng hình thành vốn ở Ethiopia Vì vậy, để thu được lợi ích tối đa từ họ, các cơ quan liên quan phải nỗ lực duy trì văn hóa tiết kiệm thông qua hiểu biết về tài chính Chính phủ cũng nên trao quyền cho các ngân hàng tư nhân trong việc phân bổ tín dụng của họ, chẳng hạn như sửa đổi chính sách trần tín dụng áp đặt cho các ngân hàng tư nhân, làm giảm khối lượng tín dụng.

Bo Kong (2019) thực hiện đề tài huy động vốn, nghiên cứu đã lập luận rằng khả năng của Nhà nước Trung Quốc trong việc huy động tài chính cho các ngân hàng chính sách song sinh của mình đưa ra lời giải thích gián tiếp về lý do tại sao CDB và CHEXIM tuân thủ các ưu tiên của nhà nước Năng lực này, như chương này cho thấy, thể hiện trong xếp hạng tín dụng có chủ quyền của Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) và người kế nhiệm của nó là Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) mở rộng cho hai ngân hàng chính sách trên thị trường nợ và bơm vốn trực tiếp bằng cách kho bạc nhà nước, Bộ Tài chính và ngân hàng trung ương của nó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Vì CDB và CHEXIM bị cấm tham gia vào hoạt động ngân hàng cá nhân và bán lẻ, nên sự hỗ trợ tài chính trực tiếp và gián tiếp của nhà nước là chìa khóa để họ mở rộng hoạt động tài trợ cho vay cả trong và ngoài nước

Ashish Srivastava, Ashutosh Upadhyay & Nitu Saxena (2021) thực hiện đề tài huy động và quản lý vốn của các ngân hàng hợp tác sơ cấp (đô thị) ở Ấn Độ Các nguyên tắc hợp tác chính, cụ thể là thành viên mở, kiểm soát dân chủ, quyền biểu quyết bình đẳng, định hướng phi lợi nhuận, hoạt động địa phương hóa và các dịch vụ

Trang 26

được cá nhân hóa góp phần tạo nên sức mạnh của các tổ chức tài chính hợp tác Tuy nhiên, việc huy động và quản lý vốn trong các hợp tác xã vẫn còn là một thách thức chủ yếu vì hai lý do, đó là thiếu khả năng tiếp cận thị trường và tính chất hoàn lại của vốn hợp tác xã Điều này còn thách thức hơn nhiều đối với các ngân hàng hợp tác vốn phải tuân thủ các quy định về an toàn vốn theo chuẩn mực Basel Việc sửa đổi Đạo luật Điều tiết Ngân hàng năm 1949 ở Ấn Độ được ban hành vào năm 2020 đã mở ra những cơ hội mới cho việc hợp lý hóa việc huy động và quản lý vốn của các ngân hàng hợp tác Bài viết này xem xét các khía cạnh chính về thành phần và quản lý vốn của các Ngân hàng Hợp tác Cơ bản (Đô thị) (UCB) ở Ấn Độ trong mối liên hệ với các hợp tác xã tài chính trên toàn cầu và đề xuất một phương pháp tiếp theo để cải thiện chất lượng, tính nhất quán và quản lý các nguồn vốn này vốn của UCB ở Ấn Độ.

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Trịnh Thế Cường (2015) thực hiện đề tài giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Agribank Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như các ngân hàng khác, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong chặng đường hoàn thành mục tiêu là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam và trở thành một định chế tài chính ngang tầm khu vực Để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên, việc tìm giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn là một nội dung trọng tâm trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của Agribank

Hoàng Minh Hiền & Wei Huai An (2019) thực hiện đề tài những vấn đề tồn tại trong việc cải thiện huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Trong 16 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP), tuy nguồn vốn huy động về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định Nghiên cứu này nhằm đánh giá những khó khăn còn tồn tại trong việc huy động vốn ở NHCSXH Kết quả nghiên cứu là khảo sát tình hình huy động vốn tại 8 chi nhánh NHCSXH các tỉnh và bảng câu hỏi dành cho khách hàng, nhân viên tại các chi nhánh NHCSXH trên toàn quốc Vấn đề mấu chốt là cơ chế tạo nguồn vốn chưa ổn định, lâu dài; cơ cấu vốn không hợp lý; khoảng cách giữa nhu cầu vốn của các chương trình an sinh xã hội được Nhà nước giao cho

Trang 27

NHCSXH và vốn thực tế bố trí trong kế hoạch phân bổ vốn hàng năm cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước

Bùi Đức Đào (2019) đưa ra nghiên cứu “HĐV của Agribank - CN huyện Khoái Châu” Trong hoạt động của các NH thì vốn được xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh Thực tế cho thấy, lượng vốn huy động, vốn vay và các loại vốn khác mà những NHTM sở hữu là tương đối nhỏ Mặt khác, HĐV luôn đạt tỷ lệ cao và ổn định nhất Do đó, việc HĐV đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của các NHTM Nghiên cứu đã chỉ ra các NH luôn có giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác HĐV và đem lại kết quả nhất định, giúp tăng khả năng cạnh tranh và mang lại sự tin tưởng cho KH

Nguyễn Quốc Huy, Trương Minh Hoàng, Lê Khánh Duy, Vũ Ngọc Tuyến, Nguyễn Lê Huy, Phạm Quang Thương & Võ Quốc Khương (2022) thực hiện đề tài nâng cao năng lực huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng, từ đó đề xuất các gợi ý chính sách nhằm thu hút và giữ chân khách hàng gửi tiền tốt hơn, tạo nền tảng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) cải thiện được quy mô, tính ổn định và đặc biệt là chi phí cho nguồn vốn huy động quan trọng này

Trần Thanh Phúc (2023) thực hiện đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - chi nhánh Láng Hạ Bài viết phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (Seabank), chi nhánh Láng Hạ, từ đó đề xuất các gợi ý chính sách nhằm thu hút và giữ chân khách hàng gửi tiền tốt hơn, tạo nền tảng cho Ngân hàng Seabank nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung cải thiện được quy mô, tính ổn định và đặc biệt là chi phí cho nguồn vốn huy động quan trọng này

Khoảng trống nghiên cứu: Thứ nhất, những nghiên cứu liên quan tới hoạt động HĐV được thực hiện tại

nhiều thời điểm khác nhau nên các giải pháp đưa ra giúp tăng hiệu quả HĐV chưa cụ thể, rõ ràng về các yếu tố tác động tới hoạt động HĐV

Trang 28

Thứ hai, tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều trong giai đoạn từ năm 2021 –

2023 khi nền kinh tế có nhiều biến động lớn cùng với các yếu tố tiêu cực và đặc trưng của lĩnh vực NH dưới sự điều hành của NHNN làm cho công tác HĐV gặp bị hạn chế

Thứ ba, tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mặt ưu và

nhược điểm cũng như những thuận lợi và khó khăn trong công tác HĐV của tại các NHTM thời điểm từ năm 2020-2021 (giai đoạn bị ảnh hưởng của đại dịch Covid 19) Năm 2022 – 2023 có sự kiện SCB, chiến tranh Nga – Ukraina, mặt khác NHNN đã hạn chế rủi ro tính dụng bằng cách hạn chế cho vay mua bất động sản, mua nhà…khiến lãi suất huy động giảm vì vậy lượng vốn đổ vào các NHTM nói chung và Agribank - CN 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều nói riêng giảm mạnh nên hoạt động HĐV gặp khá nhiều khó khăn

1.3 Kinh nghiệm về huy động vốn của các NHTM tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều

1.3.1 Kinh nghiệm về huy động vốn của các NHTM tại Việt Nam

* Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình (BIDV Bắc Quảng Bình)

BIDV Bắc Quảng Bình là CN của BIDV Quảng Bình có trụ sở chính tại Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, đây là CN hoạt động khá tốt và có một PGD chỉ cách địa bàn hoạt động của PGD thuộc BIDV Quảng Bình khoảng 10km Đều nằm trong hệ thống BIDV Việt Nam nên cơ cấu, chính sách của CN đều giống với BIDV Quảng Bình Những năm qua, công tác HĐV cá nhân của BIDV Bắc Quảng Bình đã mang lại những thành công nhất định, lợi nhuận thu được từ hoạt động này tăng qua mỗi năm Để có được những thành tựu như ngày nay, BIDV Bắc Quảng Bình đã đổi mới công tác chăm sóc KH giúp duy trì được lượng KH cũ và thu hút thêm nhiều KH mới Theo đó, BIDV Bắc Quảng Bình đã lập ra một tổ phi tín dụng do phòng quản lý KHCN điều hành nhằm quảng cáo, tiếp thị về những sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cập nhập mức lãi suất tiền gửi - tiền vay trên địa bàn cho KH và tìm kiếm những KH tiềm năng Bên cạnh đó còn đảm nhiệm vai trò chăm sóc KH như đưa ra phương thức chăm sóc KH mới, tặng quà cho các KH thân thiết vào những dịp lễ, tết, sinh nhật… Nhờ làm tốt hoạt động chăm sóc KH mà tổ phi tín dụng đã thu thập được ý kiến đóng góp từ phía KH về chất lượng dịch vụ của NH cũng như hoạt động HĐV cá nhân mà NH đang

Trang 29

thực hiện, qua đó giúp NH dễ dàng điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với nhu cầu thực tế của KH để hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả hơn

* Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Quảng Bình (Agribank – CN Quảng Bình)

Agribank – CN Quảng Bình thuộc hệ thống NHNN có nhiều năm kinh nghiệm và mạng lưới giao dịch rộng khắp cả nước từ thành thị cho tới nống thông Tính tới thời điểm ngày 30/11/2018, Agribank có giá trị tài sản lên tới khoảng 1,3 triệu tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng Theo đánh giá thì Agribank là NH có thị phần huy động vốn lớn nhất tại VN và đi đầu trong thị trường tài chính nông thôn

Năm 2018, Agribank đã thực hiện dịch vụ ngân hàng lưu động trên khắp cả nước Hoạt động này được chia thành hai đợt khác nhau: Đợt 1 giai đoạn 1, Agribank triển khai các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tới 30 CN khác nhau; Đợt 2 gia đoạn 1 triển khai 38 điểm giao dịch lưu động tại 37 CN Tới ngày 31/10/2018, tại 30 CN triển khai đợt 1 Agribank đã thực hiện được 2.045 phiên giao dịch, phục vụ cho 225.288 lượt KH tại 236 xã trong cá nước Dịch vụ ngân hàng lưu động của Agribank đã giúp tăng khả năng huy động vốn và người dân tại những vùng sâu vùng xa có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay của NH

Những năm qua, Agribank Quảng Bình đã và đang làm tốt công tác đoàn thể, xã hội trên địa bàn huyện, làm tốt đẹp hơn mỗi quan hệ giữa NH với người dân Agribank không ngường mở rộng quy mô hoạt động, có thêm nhiều điểm giao dịch trên địa bàn các xã, đáp ứng nhu cầu để người dân phát triển kinh tế Bên cạnh đó, Agribank còn liên kết với chính quyền địa phương mở những điểm giao dịch tại UBND xã để hạn chế chí phí và đảm bảo an toàn cho hoạt động NH, hợp tác với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tại các xã để huy động vốn từ người dân cũng như hỗ trợ công tác giao dịch, cập nhập các chính sách, quy định của NH cho người dân

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều

Hiện nay, thị trường KHCN tại VN được đánh đánh giá là thị trường có tiềm năng và trở thành xu hướng trong tương lai nên hầu hết các NHTM đều quan tâm, đầu

Trang 30

tư mạnh mẽ Agribank - CN huyện Định Quán tăng cường công tác huy động vốn đối với KH thông qua kinh nghiệm của những NH khác như sau:

Phương thức huy động vốn đa dạng, phải phù hợp với đặt điểm, phong tục tập quán, văn hóa vùng miền của mỗi địa phương mới khai thác triệt để nguồn lực từ người dân

Cần có chính sách lãi suất hợp lý, linh động mới kích thích việc gửi tiền của KH vào NH Mức lãi suất đưa ra phải hấp dẫn mới thu hút được nhiều KH gửi tiền giúp tăng lượng vốn và lợi nhuận cho NH

Phân tích và cập nhập tình hình thị trường liên tục để dễ dàng đáp ứng nhu cầu của KH Để mở rộng công tác huy động vốn cần đổi mới hoat động của NH và áp dụng những tiến bộ trong tin học vào quá trình hoạt động

Không ngừng liên kết với những đơn vị, tổ chức có liên quan như các NH khác, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, bưu điện,… để quảng bá và giới thiệu thương hiệu NH, tìm kiếm thêm KH mới, tăng cường lượng vốn huy động bằng tài khoản tiền gửi của KH, nâng cao nghiệp vụ thanh toán Hoạt động này giúp NH có thêm nhiều KH mới và tạo được uy tín trên thị trường

Tạo ra nhiều kênh phân phối khác nhau để mở rộng quy mô hoạt động của NH, qua đó KH sẽ dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm dịch vụ của NH hơn Ngoài ra nó còn giúp NH xác định được nhu cầu, mong muốn trong thực tế của KH để điều chỉnh chính sách cho phù hợp hơn

Không ngừng hoàn thiện công tác chăm sóc KH giúp KH cảm thấy thoải mái và hài lòng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của NH Tạo sự tin tưởng và uy tín với KH để giữ chân được các KH cũ, thu hút thêm nhiều KH mới

Trang 31

Kết luận chương 1

Chương này tác giả trình bày cơ sở lý luận về huy động vốn trong các NHTM với những nội dung chính sau: Khái niệm huy động vốn; Đặc điểm huy động vốn của NHTM; Các hình thức huy động vốn của NHTM; Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn; Các tiêu chí đánh giá về công tác huy động vốn Đồng thời tác giả lược khảo các nghiên cứu liên quan về huy động vốn của các tác giả trong và ngoài nước Trình bày kinh nghiệm về huy động vốn của các NHTM tại Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều

Trang 32

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH 5 - PHÒNG GIAO DỊCH THUẬN KIỀU 2.1 Giới thiệu về Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Phòng Giao dịch Thuận Kiều- tiền thân là phòng Giao dịch số 2 thành lập vào tháng 11/2008, có trụ sở giao dịch tại 99 Thành Thái, phường 14, Quận 10, TPHCM Đầu năm 2013, Phòng Giao dịch Thuận Kiều di dời về địa điểm mới 307-309 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5 sau đó đến tháng 08/2013, Phòng tiếp tục di dời về địa điểm 90 Hùng Vương, phường 09, Quận 5 theo chủ trương của Agribank

Đến tháng 03/2016 phòng chuyển trụ sở về địa chỉ hiện tại: 59A, An Dương Vương, phường 08, Quận 5, TPHCM Hiện, phòng đã có trên 05 năm hoạt động trên địa bàn

Agribank Chi nhánh 5-Phòng Giao dịch Thuận Kiều có trụ sở giao dịch tại: 59 A, đường An Dương Vương, phường 08, Quận 05, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại liên hệ: 028.38300290, Fax: 028.38300289

Văn phòng trụ sở: bố trí tại tầng trệt do Agribank chi nhánh Quận 5 tiếp nhận tài sản từ Công ty vàng bạc đá quý, diện tích sử dụng mặt bằng: 166 m2 Trụ sở được bố trí theo đúng tiêu chuẩn của Agribank đáp ứng điều kiện văn phòng giao dịch tiện nghi, xanh, sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn về cháy nổ Trụ sở có bố trí 1 máy ATM hoạt động 24/7, kho tiền đúng tiêu chuẩn

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh

Chức năng: Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều có nhiệm vụ cung cấp những sản phẩm dịch vụ cho KH trong một số lĩnh vực, nghiệp vụ kinh doanh đúng với quy định của NHNN và Agribank

Nhiệm vụ: Đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động; thực hiện những chỉ tiêu mà Agribank giao; quản lý các đơn vị trực thuộc theo quy định của Agribank; Tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh như: Huy động vốn, tham gia hệ thống thanh toán nội bộ, mở tài khoản thanh toán và cung cấp các dịch vụ tiện ích của NH, cấp tín dụng, song phương, liên NH, thanh toán quốc tế và tổ chức, quản lý những hoạt động trong nội bộ như: Phân tích thị trường, thực hiện hoạt động kinh doanh phù hợp với thị trường,

Trang 33

định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo đúng quy định; quản trị tốt nguồn nhân lực; quảng cáo, giới thiệu thương hiệu của Agribank; tiến hành công tác hạch toán kế toán, đảm bảo an toàn kho quỹ,

Ngành nghề kinh doanh: * Huy động vốn

- Tìm kiếm KH, nhận các khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân của các thành phần kinh tế khác nhau ở trong nước và quốc tế bằng nội tệ và ngoại tệ

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu NH và tiến hành công tác huy động vốn dựa trên quy định của Agribank

- Nhận những khoản vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế theo đúng quy định của Agribank

- Được vay vốn tại các Tổ chức tài chính và tín dụng trong nước sau khi Tổng giám đốc Agribank cho phép

* Cấp tín dụng - Thực hiện công tác cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, hộ giá đình và các thành phần kinh tế khác

- Bảo lãnh: bao gồm các hình thức như: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hợp đồng bảo lãnh… * Kinh doanh ngoại hối

- Huy động vốn, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay và những dịch vụ khác liên quan tới ngoại hối dựa trên công tác quản lý ngoại hối của Chính phủ và Agribank

- Dịch vụ ngoại hối: Thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng như mở L/C, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối…

* Kinh doanh dịch vụ - Thu - chi tiền mặt, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, nhận cất giữ, mua bán vàng bạc, nhận ủy thác cho vay của TCTC, tín dụng, tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước, két sắt, thẻ thanh toán, các dịch vụ khác được NHNN và Agribank cho phép

Trang 34

- Dịch vụ thanh toán trong nước: Dịch vụ chuyển tiền trong nước, thu hộ - chi hộ, dịch vụ thu ngân sách nhà nước, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ nhờ thu tự động…

- Dịch vụ thẻ: Phát hành thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ lập nghiệp, thẻ ghi nợ quốc tế,…

- Dịch vụ NH đầu tư: Dịch vụ Mobile banking, E-Mobile banking dịch vụ nạp tiền điện thoại tự động, Internet banking…

- Bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm cho chủ thẻ quốc tế, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm ô tô, xe máy, con người, bảo hiểm khác…

- Các dịch vụ khác: Cung cấp thông tin TK, dịch vụ trả và nhận lương tự động, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ tư vấn…

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Hình 2 1: Sơ đồ tổ chức

(Nguồn: Agribank - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều, 2024)

Trưởng phòng giao dịch: Hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện những chỉ tiêu,

chính sách mà phòng đề ra Tham gia những cuộc họp do Agribank - CN 5 chủ trì và các cuộc họp do hội đồng quản trị chỉ định Xây dựng, quảng bá hình ảnh của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều đến các đối tác và cơ quan Nhà nước

Phòng kinh doanh: Tiến hành công tác cho vay đối với những thành phần kinh

tế khác nhau theo quy định của Agribank - CN 5, luật NH và các tổ chức tín dụng mở tài khoản cho vay, quản lý các hợp đồng tín dụng và tính lãi Cập nhập tình hình liên quan tới hoạt động tín dụng và báo cáo cho ban lãnh đạo, luân chuyển nguồn vốn trong

Ngày đăng: 19/09/2024, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1: Sơ đồ tổ chức - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Hình 2. 1: Sơ đồ tổ chức (Trang 34)
Hình 2. 2: Tình hình nhân sự của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Hình 2. 2: Tình hình nhân sự của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều (Trang 35)
Bảng 2. 1: Kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Bảng 2. 1: Kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch (Trang 36)
Bảng 2. 2: Các hình thức nhận tiền gửi của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều  STT  Tên sản phẩm  Đối tượng khách - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Bảng 2. 2: Các hình thức nhận tiền gửi của Agribank - CN 5 - PGD Thuận Kiều STT Tên sản phẩm Đối tượng khách (Trang 40)
Bảng 2. 3: Quy mô nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Bảng 2. 3: Quy mô nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy (Trang 42)
Bảng 2. 4: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn tại Agribank - CN 5 - PGD - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Bảng 2. 4: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn tại Agribank - CN 5 - PGD (Trang 43)
Bảng 2. 5: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn và khu vực giai đoạn 2021-2023 - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Bảng 2. 5: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn và khu vực giai đoạn 2021-2023 (Trang 43)
Bảng 2. 6: Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Bảng 2. 6: Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận (Trang 44)
Hình 2. 3: Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Hình 2. 3: Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào tại Agribank - CN 5 - PGD Thuận (Trang 45)
Bảng 2. 7: Sự gia tăng số lượng khách hàng tiền gửi tại Agribank - CN 5 - PGD - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
Bảng 2. 7: Sự gia tăng số lượng khách hàng tiền gửi tại Agribank - CN 5 - PGD (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w