1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động mobile money của người dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh

102 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Trì Hoãn Sử Dụng Dịch Vụ Tiền Di Động (Mobile Money) Của Người Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thoại Trúc Ngân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Lan Anh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,63 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (0)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu (16)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (17)
    • 1.7. Bố cục của nghiên cứu (17)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (20)
      • 2.1.1. Thanh toán di động (20)
      • 2.1.2. Tiền di động (21)
      • 2.1.3. Sự trì hoãn (22)
      • 2.1.4. Thuyết phản kháng sự đổi mới (22)
    • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây (25)
      • 2.2.1. Các nghiên cứu về phản kháng sự đổi mới và các rào cản (25)
      • 2.2.2. Các nghiên cứu về Thuyết IRT và dịch vụ thanh toán di động (27)
    • 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu (29)
      • 2.3.1. Mô hình nghiên cứu (29)
      • 2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu (30)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (36)
    • 3.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ (39)
      • 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ (39)
      • 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ (40)
    • 3.3. Xây dựng bảng khảo sát (42)
    • 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức (42)
      • 3.4.1. Thu thập các biến (42)
      • 3.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu (43)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 4.1. Mô tả mẫu khảo sát (49)
    • 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo (50)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (50)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập (51)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc (54)
    • 4.4. Phân tích tương quan (54)
    • 4.5. Phân tích hồi quy (56)
    • 4.7. Kết quả nghiên cứu (62)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 5.1. Hàm ý quản trị (0)
      • 5.1.1. Hàm ý quản trị về Rào cản định kiến (0)
      • 5.1.2. Hàm ý quản trị về Rào cản sử dụng (67)
      • 5.1.3. Hàm ý quản trị về Rào cản giá trị (68)
      • 5.1.4. Hàm ý quản trị về Rào cản rủi ro (69)
      • 5.1.5. Hàm ý quản trị về Rào cản truyền thống (70)
    • 5.2. Hạn chế của nghiên cứu (71)
    • 5.3. Kết luận chung (72)

Nội dung

Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu các rào cản, thúc đẩy ý định sử dụng và giới thiệu dịch vụ tiền di động của người dùng trên địa bàn

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm trở lại đây, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển vượt bậc đã thay đổi đáng kể phương thức hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh thương mại đến giáo dục, thanh toán… việc ứng dụng công nghệ thông tin cùng với phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm cho các phương thức giao dịch thanh toán ngày càng trở nên thuận tiện hơn dễ dàng hơn, trong đó có sự xuất hiện của tiền di động Tiền điện tử trên thuê bao di động hay còn gọi là tiền di động (tên tiếng Anh là mobile money), một loại hình thanh toán không sử dụng tiền mặt được thực hiện giao dịch trên thiết bị di động mà không cần liên kết với tài khoản ngân hàng (VNPT, 2021) Đây là một trong những hình thức phổ biến của dịch vụ thanh toán di động

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 60% dân số chưa được tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng (Lan Hương, 2021) trong khi điện thoại thông minh hiện nay hầu như ai cũng có Do đó, tiền di động được xem là một tiềm năng thiết thực cho nhiều đối tượng khách hàng trong thời đại công nghệ số đang phát triển vượt bậc như hiện nay Từ góc nhìn của các chuyên gia, khi đánh giá Mobile Money dưới vị trí của một loại tiền tệ kỹ thuật số (Digital Currency), và rộng hơn, trong vai trò của một ứng dụng mới từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5 toàn cầu, nghiên cứu về Mobile Money mở ra nhiều hướng nghiên cứu học thuật Điều này không chỉ hỗ trợ việc hoạch định chính sách mà còn phục vụ thực tiễn cho việc triển khai kinh doanh của các nhà mạng và chính sách của Chính phủ nhằm phát triển nhanh các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông, cũng như áp dụng công nghệ để tăng cường thanh toán điện tử Với việc mới được cho phép thí điểm tại Việt Nam, các nghiên cứu về Mobile Money vẫn còn đang ở dạng tiềm năng, gợi mở một nhánh nghiên cứu mới trong tương lai gần, khi việc áp dụng loại hình tiền tệ này trở nên phổ biến (Lý Đại Hùng, 2021)

Với sự phát triển, tăng trưởng về kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, kỹ thuật số phát triển mạnh nên nhu cầu sử dụng các tiện ích trong đời sống của người dân nơi đây cũng tăng lên đáng kể Có thể nói, tiền di động ra đời theo chủ trưởng của Chính phủ đã đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân trên địa bàn TPHCM nói chung và cả nước nói riêng, đặc biệt đối với những người dân chưa có tài khoản ngân hàng, chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính hoặc còn e dè khi giao dịch với ngân hàng

Ngay sau khi được cho phép thí điểm, Việt Nam có 3 đại diện cung cấp dịch vụ Mobile Money là nhà mạng Viettel, Vinaphone và Mobifone Theo Minh Sơn (2022), hai nhà mạng là Viettel và VNPT đã phát triển số lượng khách hàng đạt 463.280 người; trong đó Viettel có 402.000 khách hàng, VNPT có 61.280 khách hàng Tuy nhiên, theo Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang (2019) với lượng khách hàng sử dụng dịch vụ đang ngày càng tăng, Mobile Money vẫn chưa có hệ thống quản lý chặt chẽ và khung pháp lý hoàn chỉnh được đưa ra bởi Chính phủ khiến người dùng tuyệt đối an tâm và tin tưởng sử dụng Quyết định 316/ QĐ-TTg của Chính phủ mới đưa ra các điều kiện bắt buộc để đăng ký sử dụng ví điện tử viễn thông nhưng chưa có quy định cụ thể về chính sách áp dụng Mobile Money trong giao dịch thanh toán Việc sử dụng một dịch vụ thanh toán sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong giao dịch, các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin khách hàng dẫn đến kẻ gian tận dụng kẽ hở để đánh cắp thông tin nhằm trục lợi từ người dùng Bên cạnh đó các rủi ro đến từ các đại lý như mạo danh nhà cung cấp hay làm giả thông tin khách hàng và các rủi ro nội bộ cũng có thể xảy ra khi cơ chế quản lý Mobile Money chưa thực sự đầy đủ, chặt chẽ và rõ ràng Chính vì một số bất cập tồn tại của dịch vụ tiền di động đó mà dù dịch vụ này đã được triển khai được 03 năm nhưng vẫn còn nhiều khách hàng trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động này dù đã đăng ký dịch vụ

Do đó, nghiên cứu việc chưa sẵn lòng của khách hàng khi chấp nhận dịch vụ tiền di động và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chưa sẵn lòng sử dụng của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh là điều cần thiết để có được những thông tin hữu ích, thực tế giúp cho các nhà mạng, nhà quản lý thấy được nguyên nhân chính xác, từ đó rút ra những kinh nghiệm và đưa ra những chính sách phù hợp, góp phần phát triển dịch vụ tiền di động một cách hiệu quả hơn, tiện ích hơn, an toàn và dễ sử dụng hơn cho nguời dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và cả nước nói riêng

Do bị hạn chế về mặt thời gian và không gian nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào phân khúc giới trẻ, mà cụ thể là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Hơn nữa, đây cùng là đối tượng năng động, có khả năng tiếp nhận và sử dụng cộng nghệ mới nhanh chóng Vì lí do trên, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động của người dân trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn làm nội dung nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Dựa vào kết quả nghiên cứu để đề xuất một số hàm ý quản trị để dịch vụ thanh toán di động có thể trở nên phổ biến hơn, giúp các doanh nghiệp viễn thông thúc đẩy người dùng sử dụng dịch vụ tiền di động nhiều hơn

- Mục tiêu thứ nhất: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đến sự trì hoãn sử dụng tiền di động của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Mục tiêu thứ hai: kiểm định mức độ ảnh hưởng của các rào cản đến sự trì hoãn sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Mục tiêu thứ ba: Đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp viễn thông thúc đẩy người dùng sử dụng dịch vụ tiền di động nhiều hơn.

Câu hỏi nghiên cứu

- Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động (Mobile Money) của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

- Mức độ ảnh hưởng đến sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà nhóm tác giả đề xuất như sau: Rào cản sử dụng, Rào cản giá trị, Rào cản rủi ro, Rào cản truyến thống, Rào cản định kiến?

- Hàm ý quản trị nào nhằm thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố có xu hướng tác động tích cực và khắc phục các yếu tố có xu hướng tác động tiêu cực đến việc trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động của người dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: là các sinh viên chưa, đã và đang sử dụng dịch vụ tiền di động của các nhà mạng VNPT, Viettel và MobiFone trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian thu thập dữ liệu: từ tháng 4/2024 tới tháng 06/2024.

Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

- Phương pháp nghiên cứu định tính : Dựa trên cơ sở lý thuyết và tham khảo lý thuyết đã nghiên cứu trước đó cụ thể là Thuyết phản kháng sự đổi mới (Innovation Resistance Theory - IRT) để xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo

- Phương pháp nghiên cứu định lượng:

+ Nghiên cứu sơ bộ (Cỡ mẫu n = 50 ): Sau khi khảo sát, mẫu nghiên cứu sơ bộ được nhập liệu và phân tích sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Các biến quan sát của thang đo không thỏa mãn điều kiện sẽ bị loại và các biến quan sát còn lại thỏa mãn điều kiện được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức

+ Nghiên cứu chính thức (Cỡ mẫu n = 300 ): Nghiên cứu định lượng chính thức được tiến hành bằng việc khảo sát thu thập mẫu Dữ liệu nghiên cứu từ các phiếu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0 để kiểm định thang đo, mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu cùng việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Trình tự phân tích dữ liệu bao gồm: Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA bằng kiểm định KMO, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với kiểm định F và Sig Tiếp theo, thực hiện kiểm định T-Test nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa về hành vi trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động của sinh viên trên địa bàn TP HCM.

Đóng góp của đề tài

- Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu đóng góp và củng cố Thuyết phản kháng đổi mới IRT tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn Có rất nhiều nghiên cứu với mô hình khác nhau về sự chấp nhận công nghệ như lý thuyết TAM, UTAUT và UTAUT 2 nhưng chỉ có rất ít nghiên cứu về sự trì hoãn áp dụng công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực thương mại di động Nghiên cứu đã điều chỉnh và kiểm định thang đo của các khái niệm nghiên cứu, và đã bổ sung vào tập hợp các biến quan sát cho đặc thù thang đo trong điều kiện tại Việt Nam Các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu được kiểm định tại Việt Nam nên giúp các nhà khoa học có đánh giá tổng quát về mối quan hệ giữa các lý thuyết đã đề cập

- Về mặt thực tiễn: Dưới góc độ tiếp cận xã hội học, đề tài nghiên cứu không những có ý nghĩa thuần túy về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài, là tài liệu tham khảo để các cơ quan chức năng, các tổ chức triển khai tiền di động áp dụng vào thực tế Thông qua nghiên cứu đề tài, tác giả cũng hy vọng đưa ra một vài gợi ý giúp những tổ chức kinh doanh, phát triển tiền di động trên địa bàn TP HCM nói riêng và cả nước nói chung về cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng về tiền di động.

Bố cục của nghiên cứu

Nội dung của đề tài phân bổ thành 05 chương, cụ thể như sau:

Chương 1 Giới thiệu tổng quan đề tài Ở chương này, đề tài làm rõ lý do lựa chọn, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như kết cấu của đề tài

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này tổng hợp, hệ thống các lý thuyết nền tảng và các khái niệm nghiên cứu Từ đó, nghiên cứu đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phát triển các thang đo, đồng thời đưa ra cách thức chọn mẫu và các bước xử lý dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày kết quả nghiên cứu, thông qua đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ban đầu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị Chương này tổng hợp kết quả nghiên cứu đạt được, ý nghĩa nghiên cứu, trình bày một số hàm ý quản trị, bên cạnh đó đưa ra một số hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

Chương 1 đề tài trình bày những nét sơ bộ về đề tài nghiên cứu như: Lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu khái quát Đồng thời bố cục của đề tài được phân bố thành 05 chương Nội dung chương tiếp theo đề cập đến cơ sở lý thuyết của đề tài, mô hình nghiên cứu và sự phát triển các giả thuyết nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Thanh toán di động Điện thoại di động đã ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên thế giới và có đã thay đổi đáng kể chức năng của chiếc điện thoại ban đầu Điện thoại di động đã kích thích sự phát triển thanh toán di động Điện thoại di động và các thiết bị di động khác, chẳng hạn như máy tính bảng, đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp di động Những thiết bị này tham gia vào các hoạt động tiếp thị, bán hàng, sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ giữa doanh nghiệp và khách hàng Trên thực tế, bản thân thiết bị di động đã trở thành công cụ thanh toán, không phải chỉ đóng vai trò là nền tảng kinh doanh, thiết bị di động cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tiền tệ (Jenkins, 2008)

Khu vực tư nhân đang đáp ứng sự phát triển này thông qua thanh toán di động (Dahlberg & cộng sự 2008; Dahlberg & cộng sự 2015) Ngành ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong thanh toán di động Các nhà cung cấp mạng di động và các tổ chức khác đã tung ra nhiều dịch vụ tài chính Các dịch vụ này gồm chuyển tiền, tiền gửi và thu hộ, thanh toán bán lẻ, thanh toán khoản vay, trả nợ, giao dịch chứng khóan và thậm chí cả tiền điện tử Sự phát triển của các dịch vụ tài chính di động này phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và môi trường và mô hình kinh doanh

Thanh toán di động là các giao dịch tài chính (bao gồm cả giao dịch tiền di động và ví điện tử) được tiến hành trên hoặc thông qua các thiết bị di động và thiết bị có khả năng đeo được (Dahlberg & cộng sự 2015; Evans & Pirchio, 2014) Sự đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường kinh tế xã hội và sự gia tăng của các thiết bị di động sẽ thúc đẩy sự phát triển của thanh toán di động ở các thị trường đang phát triển (Kazan & cộng sự, 2018) Do đó, toàn cầu hóa thanh toán di động là một thách thức mà các chính phủ và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt

Trên phương tiện thông tin đại chúng, tiền điện tử trên thuê bao di động hay tiền di động tên tiếng anh là mobile money được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau vì thuật ngữ mobile money được sử dụng cho phạm vi rộng về các ứng dụng đan xen lẫn nhau (Dermish & cộng sự, 2011) Ở góc độ phổ thông, tiền di động được dùng để mô tả những dịch vụ tài chính điện tử thực hiện qua điện thoại di động vì vậy tuỳ theo từng tình huống sử dụng cụ thể, tiền di động (mobile money) có thể được dùng với hàm ý “ngân hàng di động” (mobile banking), “thanh toán đi động” (mobile payment) và “chuyển tiền qua điện thoại” (mobile transfer)

Tiền di động là một trong những hình thức của thanh toán di động Tiền di động được tin tưởng sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho nhiều tầng lớp khách hàng (Lê Thanh Tâm & Nguyễn Thị Thu Trang, 2019) Đối với cá nhân, tiền di động đem đến cho người dân cơ hội tiếp cận với thanh toán số, đặc biệt là việc chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và dịch vụ công một cách nhanh chóng, hiệu quả Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là phương pháp quản lý dòng tiền vào hợp lý, hạn chế thất thoát doanh thu cũng như mở rộng khả năng tiếp thị sản phẩm (Lê Thanh Tâm & Nguyễn Thị Thu Trang, 2019) Bên cạnh đó, tiền di động tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, từ đó tạo nên một nền kinh tế vận động với tốc độ cao Đồng thời, Mobile Money góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, phòng chống tham nhũng, rửa tiền, tội phạm kinh tế, khủng bố (Đào Bích Ngọc & cộng sự, 2022) Tóm lại, dưới góc độ nghiên cứu của đề tài có thể hiểu tiền di động đóng một vai trò nòng cốt cho quá trình hoàn thiện hệ thống tài chính toàn diện không chỉ ở Việt Nam mà còn đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế tại những quốc gia đang phát triển với những lợi ích như: Tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động thanh toán, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến thất thoát tiền mặt trong các giao dịch thanh toán nhanh và thiết yếu, hơn nữa cung cấp dịch vụ tài chính cơ bản đến những người nghèo ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Phản ứng phản kháng của người tiêu dùng được chia làm 03 dạng, bao gồm sự từ chối, sự trì hoãn và sự phản đối (Szmigin và Foxall, 1998; Kleijnen, Lee và Wetzels, 2009) Sự trì hoãn là một dạng hình thức của sự phản kháng Nó xảy ra khi người tiêu dùng chậm trễ việc áp dụng một sự đổi mới Nó chỉ đơn giản là “đề cập đến việc thúc đẩy quyết định áp dụng cho tương lai” (Kuisma và cộng sự, 2007) Mặc dù sự đổi mới có thể được họ chấp nhận, nhưng thường nó được gây ra bởi các yếu tố tình huống, ví dụ như chờ đợi thời điểm thích hợp, để trở nên thực tế hơn, hoặc để đảm bảo sản phẩm hoạt động hiệu quả Sự trì hoãn có thể có hình thức chấp nhận hoặc từ chối sau một khoảng thời gian nhất định (Szmigi Oktavianun & Foxall, 1998) Một quan điểm tương tự được đưa ra bởi Gurtner (2014), người lập luận rằng sự trì hoãn là một biểu hiện tạm thời có liên quan đến sự từ chối thụ động để chấp nhận hoặc từ chối sự đổi mới ngay lập tức Tóm lại, sự trì hoãn phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của người tiêu dùng và cách họ nhìn nhận tính đổi mới đối với sản phẩm cụ thể đó như các yếu tố: lợi thế cạnh tranh của hàng hoá với giá thành rẻ khi so sánh với một loại hàng hoá khác, khả năng tương thích, rủi ro, độ phức tạp và sự kỳ vọng tốt hơn về sản phẩm

2.1.4 Thuyết phản kháng sự đổi mới Đổi mới sản phẩm là một quá trình không chắc chắn và việc tung ra các sản phẩm mới có thể có nhiều tác động đến khả năng cạnh tranh của công ty (Rogers, 1983) Một mặt, doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ mới có thể giúp các công ty đạt được lợi nhuận và vị thế trên thị trường, nhưng các sản phẩm mới với doanh thu thấp hơn có thể bị loại bỏ nếu chúng được coi là làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của công ty, phá hủy hình ảnh thương hiệu, hoặc có tác động tài chính tiêu cực đối với các nhà đầu tư

Hiểu lý do tại sao mọi người không sử dụng một sản phẩm mới cũng quan trọng như hiểu lý do họ sử dụng nó Theo Midgley & Dowling (1993), mô hình phản kháng sự đổi mới có thể được coi là một mô hình phản hồi rút ra các suy luận từ góc nhìn tiêu cực Midgley & Dowling (1993) tin rằng dù nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến sự gia tăng của các cải tiến sản phẩm mới, một số vẫn tập trung vào sự phản kháng Do đó, nghiên cứu sâu hơn về sự phản kháng sẽ giúp mở rộng hiểu biết về hành vi đổi mới

Phản kháng sự đổi mới là phản ứng của người tiêu dùng đối với một sự đổi mới, bởi vì nó tạo ra những thay đổi tiềm ẩn từ một hiện trạng thỏa mãn hoặc vì nó mâu thuẫn với niềm tin của họ (Ram & Sheth, 1989) Thuyết phản kháng sự đổi mới IRT đưa ra một khung lý thuyết cho sự phản kháng của khách hàng (Ram & Sheth, 1989); lý thuyết giúp hiểu hành vi theo định hướng phản kháng của người dùng Sự phản kháng của người tiêu dùng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thành công hay thất bại của các đổi mới (Ram & Sheth, 1989) Những thay đổi xảy ra trong cuộc sống và hành vi của một cá nhân do sự đổi mới trong sử dụng có thể kích thích hành vi hướng đến sự phản kháng giữa những người dùng (Ram & Sheth, 1989)

Thuyết phản kháng sự đổi mới IRT là một khung lý thuyết tiên phong nghiên cứu 05 rào cản khách hàng, gồm Rào cản sử dụng, Rào cản giá trị, Rào cản rủi ro, Rào cản truyền thống, Rào cản định kiến (Ram & Sheth, 1989) 05 rào cản này được chia làm 02 loại: Rào cản chức năng và Rảo cản tâm lý Rào cản chức năng (bao gồm Rào cản sử dụng, Rào cản giá trị, Rào cản rủi ro) xuất phát từ nhận thức khách hàng về sự thay đổi khi áp dụng đổi mới Ngược lại, Rào cản tâm lý (bao gồm Rào cản truyền thống và Rào cản định kiến) phát sinh từ mâu thuẫn trong nhận thức với niềm tin trước đó của người dùng khi áp dụng sự đổi mới (Kaur & cộng sự, 2020b; Kaur

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết phản kháng sự đổi mới

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các rào cản chức năng theo ba loại phản kháng chức năng: (a) Sử dụng, (b) Giá trị và (c) Rủi ro Rào cản sử dụng xuất hiện khi sự đổi mới xung đột với quy trình làm việc hiện hữu của người tiêu dùng và thói quen (Kaur & cộng sự, 2020a; Kaur & cộng sự, 2020b; Ram & Sheth, 1989), tương đồng với quan niệm về “nhận thức dễ dàng sử dụng” từ Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) của Davis & cộng sự (1989) Thành phần này cũng liên quan đến sự phức tạp, tức là khó khăn mà người tiêu dùng nhận thấy khi thấu hiểu và áp dụng sự đổi mới (Rogers, 1983) Do đó, rào cản sử dụng rất quan trọng để đo lường khả năng sử dụng thực tế của sự đổi mới

Trong khi đó, rào cản giá trị phát triển khi người dùng nhận thấy đổi mới vì không có khả năng cung cấp các chức năng tốt hơn thay thế các lựa chọn sử dụng cùng các nguồn lực kinh tế (Kaur & cộng sự, 2020a; Kaur & cộng sự, 2020b; Ram & Sheth, 1989) Trong trường hợp như vậy, người dùng chống lại việc thay đổi các phương thức hiện tại của họ (Ram & Sheth, 1989)

Rào cản rủi ro xuất hiện khi người tiêu dùng nhận thấy sự đổi mới như là đặt ra những rủi ro cố hữu (Kaur & cộng sự, 2020a; Kaur & cộng sự, 2020b; Ram & Sheth, 1989) Những điều này có thể mở rộng ra đó là (a) Rủi ro vật lý, trong đó một sản phẩm sáng tạo có thể gây hại cho tính mạng hoặc vật chất; (b) Rủi ro kinh tế,

Sự phản kháng đổi mới của khách hàng Rào cản chức năng

Rào cản tâm lý Rào cản giá trị

Rào cản hình ảnh trong đó đầu tư vào một sự đổi mới hóa ra là một sự lãng phí tiền bạc; (c) Rủi ro chức năng, trong đó một sự đổi mới không cung cấp mức độ chức năng mong đợi; và (d) Rủi ro xã hội (Ram & Sheth, 1989)

Các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu 02 loại rào cản tâm lý, gồm rào cản truyền thống và rào cản định kiến Rào cản truyền thống phản ánh khả năng phản kháng bất kỳ thay đổi nào trong thói quen hàng ngày của người dùng mà sự đổi mới gây ra (Ram & Sheth, 1989) Trong trường hợp dịch vụ thanh toán di động, rào cản truyền thống có thể xảy ra nếu người dùng muốn trực tiếp tiếp xúc với các ngân hàng để thực hiện các hoạt động ngân hàng thay vì áp dụng các công nghệ mới (Kaur & cộng sự, 2020a) Một rào cản định kiến nảy sinh từ những định kiến về một sự đổi mới, điều này có thể liên quan đến xuất xứ quốc gia hoặc một thương hiệu liên quan (Ram & Sheth, 1989)

Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.2.1 Các nghiên cứu về phản kháng sự đổi mới và các rào cản

Có nhiều nghiên cứu trước đây thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau để xem xét tầm quan trọng của sự đổi mới và các rào cản đối với việc chấp nhận của khách hàng (Brahim, 2015) Đề tài tổng hợp các tài liệu trước đây về phản kháng sự đổi mới đối với các dịch vụ và sản phẩm dựa trên các nền tảng Internet khác nhau, chẳng hạn như trò chơi di động, ngân hàng di động và thương mại di động Tổng cộng 12 nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2022 Điều này rõ ràng cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng trong cộng đồng học giả hướng tới việc hiểu các rào cản khác nhau chống lại việc áp dụng và sự phát triển của các sáng kiến số hóa mới

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu phản kháng sự đổi mới và các rào cản

STT Tác giả (năm) Mẫu Lý thuyết Nội dung Phương pháp

153 đáp viên từ Đức (nam chiếm 64,05%) TPB Dịch vị di động SEM

30 đáp viên từ Đài Loan (nam chiếm 46,67%)

3 Tan (2017) 200 đáp viên từ Malaysia

(nam chiếm 52%) độ tuổi từ 18-45

214 đáp viên từ Tây Ban Nha (nam chiếm 42,99%) IRT

209 đáp viên từ Malaysia (nam chiếm 56,5%) độ tuổi từ 15-50

379 đáp viên từ Ấn Độ (nam chiếm 51,71%), độ tuổi từ

19-60 IRT Mua hàng đi động

Nhóm 1: 1.203 đáp viên từ Thái Lan (nam chiếm 44,4%)

Nhóm 2: 658 đáp viên từ Đài Loan (nam chiếm 50,8%)

1.736 đáp viên từ Phần Lan (nam chiếm 39,05%) độ tuổi từ 18-55 IRT

Ngân hàng di động CFA

Nhóm 1: 1.203 đáp viên từ Thái Lan (nam chiếm 44,4%)

Nhóm 2: 658 đáp viên từ Đài Loan (nam chiếm 50,8%)

IRT Ngân hàng di động

415 đáp viên từ Thái Lan (nam chiếm 44,3%) độ tuổi từ 18-25

IRT Du lịch điện tử

Nhóm 1: 246 đáp viên từ Đài Loan (nam chiếm 35,8%)

Nhóm 2: 574 đáp viên từ Đài Loan (nam chiếm 41,6%)

178 đáp viên (nam chiếm 55,2%) độ tuổi từ 20-24 IRT Mua sắm trực tuyến

Tính toàn diện của thuyết IRT làm cho nó trở thành một khuôn khổ thích hợp để kiểm tra sự phản kháng của người dùng đối với những sự đổi mới (Ma & Lee, 2018) Các tài liệu trước đây cho thấy Thuyết IRT là lựa chọn ưu tiên trong số các học giả để kiểm tra sự phản kháng đổi mới; ví dụ, 08 nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã sử dụng IRT làm khung lý thuyết duy nhất (ví dụ: Borraz-Mora & cộng sự, 2017) Hơn nữa, 05 nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng các khuôn khổ lý thuyết khác để bổ sung cho Thuyết IRT, chẳng hạn như Mô hình lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 - UTAUT2 (Lian & Yen, 2014), Lý thuyết khuyếch tán đổi mới (Oktavianus & cộng sự, 2017) và Khung lý thuyết hóa trị (Moorthy & cộng sự, 2017)

Thuyết IRT đã được sử dụng để nghiên cứu các rào cản và lực cản đối với những đổi mới khác nhau của người dùng, chẳng hạn như mua sắm trực tuyến (Lian

& Yen, 2014), ngân hàng di động (Gupta & Arora, 2017), thương mại di động (Hew

& cộng sự, 2019), dịch vụ di động (Joachim & cộng sự, 2018) , ngân hàng điện tử (Borraz-Mora & cộng sự, 2017), trò chơi di động (Oktavianus & cộng Muthénsự, 2017) và du lịch trực tuyến các trang web (Jansukpum & Kettem, 2015) Về khu vực địa lý, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các nghiên cứu trước đây ở các quốc gia khác nhau, bao gồm Malaysia (Moorthy & cộng sự, 2017), Đài Loan (Oktavianus & cộng sự, 2017; (Yu & Chantatub, 2015), Đức (Joachim & cộng sự, 2018), Phần Lan (Laukkanen, 2016), Tây Ban Nha (Borraz-Mora & cộng sự, 2017), Thái Lan (Jansukpum & Kettem, 2015; Yu & Chantatub, 2015) và Ấn Độ (Gupta & Arora, 2017) Về nhân khẩu học, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã tập trung vào nhiều nhóm tuổi người dùng

2.2.2 Các nghiên cứu về Thuyết IRT và dịch vụ thanh toán di động

Sự phát triển ngày càng tăng của các thiết bị di động và Internet cũng đã cách mạng hóa cách mọi người đang thực hiện các giao dịch tài chính Trong xu hướng này, dịch vụ thanh toán di động đã xuất hiện

Dịch vụ thanh toán di động đầu tiên ra đời vào những năm 1990 Tuy nhiên, dịch vụ thanh toán di động chỉ nhận được sự nổi bật trong thập kỷ qua Đây là rõ ràng từ thực tế, đã có nhiều nghiên cứu cụ thể liên quan đến các phương thức thanh toán này Hầu hết các nghiên cứu trước đây liên quan đến dịch vụ thanh toán di động có ý định hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng và sử dụng (Sivathanu, 2018) Trong khi đó, chỉ có một số nghiên cứu cố gắng tìm hiểu sự phản kháng của người dùng đối với dịch vụ thanh toán di động (Sivathanu, 2018) Tổng quan nghiên cứu dịch vụ thanh toán di động cho thấy chỉ có 04 nghiên cứu tìm hiểu sự phản kháng của người dùng đối với dịch vụ thanh toán di động Tất cả 04 nghiên cứu được thực hiện từ năm

2016 đến năm 2022, chứng tỏ rằng cộng đồng học giả có thể hiện sự quan tâm đến trong việc nghiên cứu sự phản kháng của người dùng đối với dịch vụ thanh toán di động nhưng còn khá hạn chế

Việc nghiên cứu các tài liệu trước đây cũng khẳng định rằng Thuyết IRT là lựa chọn hàng đầu của các học giả để xem xét sự phản kháng của người dùng về phía dịch vụ thanh toán di động Tuy nhiên, một số học giả đã sử dụng hệ thống thông tin khác và các lý thuyết về tiếp thị, chẳng hạn như lý thuyết khuyếch tán đổi mới, lý thuyết về hành vi có kế hoạch và lý thuyết giải thích hành vi để bổ sung cho các mô hình dựa trên Thuyết IRT Tất cả những lý thuyết này giúp hiểu rõ hơn hành vi của người dùng đối với sản phẩm và dịch vụ Xét về khía cạnh địa lý và văn hóa, hầu hết các nghiên cứu có nguồn gốc từ Malaysia (Moorthy & cộng sự, 2017) và Ấn Độ (Sivathanu, 2018; Kaur & cộng sự, 2020a; Khanra & cộng sự, 2021)

Tại Việt Nam, với mong muốn thúc đẩy hơn nữa dịch vụ thanh toán di động, có một số học giả cũng tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ này (Đào Thị Minh Hậu & Nguyễn Vân Hà, 2021); (Nguyễn Ngọc Dung & Cộng sự, 2021) Khi nghiên cứu đi sâu phân tích các yếu tố rào cản đối với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động ở Việt Nam, mới chỉ có một nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Huyền & Nguyễn Vân Hà (2022) Nghiên cứu này điều tra các yếu tố rào cản ảnh hưởng đến ý định sử dụng và giới thiệu dịch vụ thanh toán di động của người dùng Việt Nam Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên lý thuyết IRT

Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tuyến với 294 phản hồi hợp lệ Những phát hiện từ phân tích PLS-SEM cho thấy các rào cản sử dụng, rào cản giá trị và rào cản rủi ro có mối tương quan nghịch với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động Hơn nữa, các rào cản sử dụng và rào cản giá trị cũng được xác định là có mối tương quan nghịch với ý định giới thiệu dịch vụ thanh toán di động (Nguyễn Thị Phương Huyền & Nguyễn Vân Hà, 2022)

Bảng 2.2: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về Thuyết IRT và dịch vụ thanh toán di động

Tác giả (năm) Mẫu Lý thuyết Phương pháp

766 đáp viên từ Ấn Độ (nam chiếm 58%) độ tuổi từ 25-trên

227 đáp viên từ Malaysia (nam chiếm 46,26%) độ tuổi từ 35-

IRT Phân tích hồi quy

1.256 đáp viên từ Ấn Độ (nam chiếm 83%) độ tuổi từ 19-26

308 đáp viên từ Ấn Độ (nam chiếm 42,2%)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Các nghiên cứu trước đây khi nhắc tới sự trì hoãn hay phản kháng đều chỉ nghiên cứu về dịch vụ thanh toán di động nói chung hoặc các chủ đề khác mà chưa nghiên cứu sâu vào hình thức tiền di động cả trên thế giới lẫn tại Việt Nam Việc xác định rõ các yếu tố rào cản là cần thiết để có thể hạn chế tác động tiêu cực của các yếu tố này trong nỗ lực khích lệ người dùng gia tăng ý định sử dụng loại dịch vụ có nhiều tính ưu việt này Do vậy, đây là khoảng trống nghiên cứu mà nghiên cứu này thực hiện sẽ cố gắng lấp phần nào để đóng góp vào trong tổng quan các nghiên cứu về sự trì hoãn đối với dịch vụ tiền di động.

Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được mô tả như sau:

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào tổng quan quan nghiên cứu, đề tài vận dụng Thuyết phản kháng sự đổi mới IRT (Ram & Sheth, 1989) để xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đo lường cách thức các rào cản chức năng, rào cản tâm lý ảnh hưởng đến sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động Các biến độc lập trong mô hình là 05 rào cản trong Thuyết IRT bao gồm: Rào cản sử dụng, Rào cản giá trị, Rào cản rủi ro, Rào cản truyền thống và Rào cản định kiến Biến phụ thuộc trong mô hình là Sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động

Dựa vào mô hình nghiên cứu, 05 giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau:

Rào cản sử dụng xảy ra khi một sự đổi mới xung đột với quy trình làm việc, thực hành hoặc thói quen hiện có của người dùng, khiến họ phản kháng sự đổi mới Ở đây, rào cản sử dụng đề cập đến sự phức tạp của việc học cách sử dụng dịch vụ thanh toán di động (Kaur & cộng sự, 2020a; Kaur & cộng sự, 2020b) Laukkanen (2016) cho rằng rào cản sử dụng là rào cản lớn nhất đối với người dùng trong số 05 rào cản trong khuôn khổ lý thuyết IRT Hơn nữa, (Kaur & cộng sự, 2020a) khẳng

H2 + Các rào cản chức năng

Rào cản truyến thống Rào cản rủi ro

Sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động H4

Các rào cản tâm lý

1 định các rào cản sử dụng có mối tương quan tiêu cực với ý định sử dụng và đề xuất dịch vụ thanh toán di động nói chung cũng như trong đề tài này là tiền di động nói riêng Rào cản sử dụng đã được tìm thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến việc áp dụng trong thương mại di động (Moorthy & cộng sự, 2017) và dịch vụ di động (Soliman

& Salem, 2014) Có thể đối với trường hợp tiền di động, rào cản sử dụng cũng có mối quan hệ tương tự Vì vậy, giả thuyết H1 được xây dựng như sau:

H1: Rào cản sử dụng có ảnh hưởng tích cực đối với sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Rào cản giá trị hình thành khi người dùng nhận thức được sự đổi mới không có khả năng cung cấp các chức năng tốt hơn so với các tùy chọn thay thế bằng cách sử dụng cùng một nguồn lực kinh tế (Ram & Sheth, 1989) Sivathanu (2018) khẳng định rằng rào cản giá trị đáng kể góp phần phản kháng sự đổi mới đối với dịch vụ thanh toán di động Người dùng có xu hướng chấp nhận các rào cản đối với một sự đổi mới nếu họ cho rằng nó mang lại một lợi thế tương đối không đáng kể (tức mang lại giá trị thấp) so với các lựa chọn thay thế hiện có (Ram and Sheth, 1989) Các khả năng áp dụng thanh toán di động do đó sẽ tăng tương ứng với các lợi ích liên quan (Kaur & cộng sự, 2020a) Rào cản giá trị là rào cản chính của trực tuyến và dịch vụ ngân hàng di động Do đó, nếu giá trị của việc sử dụng tiền di động thấp thì người dùng sẽ có khả năng trì hoãn việc sử dụng tiền di động Vì vậy, giả thuyết H2 được xây dựng như sau:

H2: Rào cản giá trị có ảnh hưởng tích cực đối với sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Rào cản rủi ro phát sinh khi người dùng nhận thức sự đổi mới phát sinh một số rủi ro và xác định được cường độ của chúng Nhiều khách hàng nhận thấy rủi ro khi mắc sai lầm trong khi thực hiện các giao dịch bằng dịch vụ thanh toán di động, vì chúng có thể không quen thuộc với các quy trình (Kaur & cộng sự 2020a; Kaur & cộng sự, 2020b) Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng phản kháng sự đổi mới đối với dịch vụ thanh toán di động (Sivathanu, 2018) Trong trường hợp dịch vụ di động, ví dụ, người dùng thường nhận thức được những rủi ro từ tuổi thọ pin hạn chế của thiết bị và độ mạnh yếu của kết nối không dây (Laukkanen, 2016; Laukkanen & Kiviniemi, 2010) Giảm thiểu những rủi ro này trong quá trình giao dịch có thể thúc đẩy khách hàng lặp lại hành vi của mình Trong trường hợp tiền di động, rủi ro cảm nhận của người dùng khi sử dụng càng cao thì mức độ trì hoãn của họ càng cao Vì vậy, giả thuyết H3 được xây dựng như sau:

H3: Rào cản rủi ro có ảnh hưởng tích cực đối với sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Rào cản truyền thống phản ánh khả năng chống lại những thay đổi đối với thói quen hàng ngày của người dùng do một sự đổi mới gây ra (Ram & Sheth, 1989) Rào cản truyền thống có thể xảy ra nếu người dùng thích tương tác trực tiếp với các ngân hàng để thực hiện các hoạt động ngân hàng thay vì điều chỉnh dịch vụ thanh toán di động (Kaur & cộng sự 2020a) Khi thực hiện các giao dịch ngân hàng, người dùng có thể ưa thích các ngân hàng truyền thống hơn các cổng thanh toán trực tuyến vì chúng quen thuộc hơn (Laukkanen, 2016; Park & cộng sự 2017) Rào cản truyền thống có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng các dịch vụ tài chính di động và việc chấp nhận PayPal (Chemingui & Ben lallouna, 2013) Bên cạnh đó, rào cản truyền thống là rào cản chính ngăn cản người dùng sử dụng ngân hàng di động cũng như ý định mua hàng trên thiết bị di động (El Badrawy & cộng sự, 2012; Lian & Yen, 2013) Trong trường hợp của tiền di động, nếu người dùng phải thay đổi thói quen hàng ngày và văn hóa hiện có, họ sẽ có sự phản kháng cao hơn đối với tiền di động Vì vậy, giả thuyết H4 được xây dựng như sau:

H4: Rào cản truyến thống có ảnh hưởng tích cực đối với sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Rào cản hình ảnh nảy sinh do định kiến về một sự đổi mới, có thể liên quan đến các thuộc tính, chẳng hạn như cấu trúc thương hiệu gắn liền với sự đổi mới (Lian

& Yen, 2013) Các rào cản hình ảnh có thể xuất hiện trong bối cảnh dịch vụ thanh toán di động từ niềm tin trước đây về việc sử dụng công nghệ, chẳng hạn như việc sử dụng công nghệ rất phức tạp (Kaur & cộng sự, 2020a; Kaur & cộng sự, 2021), giao dịch thường xuyên thất bại (Laukkanen & Kiviniemi, 2010) và người kinh doanh thích thanh toán bằng tiền mặt (Liébana-Cabanillas & Lara-Rubio, 2017) Rào cản hình ảnh được tìm thấy có ảnh hưởng tới sự sử dụng công nghệ trong bối cảnh Internet banking và m-banking (El Badrawy & cộng sự, 2012; Kuisma & cộng sự , 2007) Ngoài ra, rào cản hình ảnh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến (Lian & cộng sự , 2012) Trong trường hợp tiền di động nếu người dùng có ấn tượng tiêu cực rằng tiền di động khó sử dụng thì vấn đề phản kháng việc sử dụng sẽ mạnh mẽ hơn Vì vậy, giả thuyết H5 được xây dựng như sau:

H5: Rào cản hình ảnh có ảnh hưởng tích cực đối với sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.3: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động

Tác giả Rào cản sử dụng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Chương 2 đã trình bày về các khái niệm liên quan, các nghiên cứu trước đây cũng như lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất với 05 yếu tố ảnh hưởng tới sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động xuất phát từ Thuyết phản kháng sự đổi mới IRT bao gồm: Rào cản sử dụng, Rào cản giá trị, Rào cản rủi ro, Rào cản truyền thống và Rào cản hình ảnh Chương tiếp theo đề tài sẽ trình bày về các phương pháp nghiên cứu cụ thể làm tiền đề phân tích kết quả nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu định tính

Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Định lượng sơ bộ Đánh giá độ tin cậy thang đo

Thang đo chính thức Định lượng chính thức Đánh giá độ tin cậy thang đo

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Thực hiện kiểm định các giả thuyết

Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị

Quy trình nghiên cứu được tiến hành thông qua 03 bước bao gồm: Nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức Dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0

Bước 1: Nghiên cứu định tính

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết trong đó có nền tảng Thuyết phản kháng sự đổi mới IRT (Ram & Sheth, 1989), mô hình với các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu được xây dựng Để xây dựng mô hình lý thuyết thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động (Mobile Money) của sinh viên trên địa bàn TP HCM bằng việc tham khảo các bài báo khoa học Tiến hành làm rõ ý nghĩa của từng thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các bài nghiên cứu có liên quan và xem xét mối quan hệ giữa các khái niệm, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với không gian nghiên cứu Bảng khảo sát chính thức được hoàn thiện với nhiều biến quan sát cho mỗi thang đo Đây là cơ sở quan trọng để phục vụ cho quá trình thu thập dữ liệu và phân tích định lượng sau này Mô hình nghiên cứu gồm các thang đo sau: Rào cản sử dụng, Rào cản giá trị, Rào cản rủi ro, Rào cản truyền thống, Rào cản định kiến

Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thang đo sơ bộ được đánh giá bằng phương pháp định lượng sơ bộ thông qua phỏng vấn trực tiếp 50 người tham gia Cuộc khảo sát nhắm đến các khách hàng cá nhân chưa từng sử dụng, đã từng sử dụng hoặc hiện đang sử dụng dịch vụ Mobile Money kể từ tháng 4 năm 2024 Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện được áp dụng với các biến quan sát được đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha

Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát trên Google Form, sử dụng bảng câu hỏi khảo sát chính thức (được xây dựng từ thang đo chính thức) theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện trong tháng 4 năm 2024 Ban đầu, các thang đo này được đánh giá bằng cách đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Toàn bộ quá trình và tiến độ nghiên cứu được trình bày chi tiết trong Hình 3.1 và Bảng 3.1

Bảng 3.1: Xây dựng và mã hoá thang đo nghiên cứu

Các biến quan sát Nguồn tham khảo

UB Rào cản sử dụng

UB1 Dịch vụ tiền di động khó sử dụng

UB2 Sử dụng dịch vụ tiền di động khá bất tiện

UB3 Dịch vụ tiền di động sử dụng khá tốn thời gian

UB4 Quy trình trong dịch vụ tiền di động không rõ ràng

VB Rào cản giá trị

Laukkanen & cộng sự (2007); Elbadrawy & Aziz

VB1 Sử dụng dịch vụ tiền di động không có tính kinh tế

VB2 Dịch vụ tiền di động không có bất kì lợi ích nào so với tiền mặt

VB3 Tiền di động không phải là phương án tốt thay cho tiền mặt truyền thống

Sử dụng dịch vụ tiền di động không làm tăng khả năng kiểm soát các vấn đề tài chính của tôi

RB Rào cản rủi ro

Laukkanen & cộng sự (2007); Peng, Xianhao & Weidan, (2011)

RB1 Tôi lo ngại xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng tiền di động

RB2 Tôi lo ngại nhập sai thông tin khi sử dụng dịch vụ tiền di động để thanh toán

RB3 Tôi lo ngại thiết bị điện tử bị hết pin hoặc mất kết nối khi sử dụng

RB4 Tôi lo ngại bị lộ quyền riêng tư cho bên thứ ba khi sử dụng dịch vụ tiền di động

RB5 Tôi lo ngại về những khoản phí vô lý hoặc gian lận khi sử dụng dịch vụ tiền di động

TB Rào cản truyền thống Mahatanankoon & Vila-Ruiz

TB1 Tôi mất kiên nhẫn khi sử dụng tiền di động

Mã hóa Các biến quan sát Nguồn tham khảo

TB2 Tôi thích giao dịch trực tiếp hơn khi mua hàng hóa và dịch vụ

TB3 Tôi thích các hình thức thanh toán vật lý hơn

TB4 Tôi cảm thấy các phương thức giao dịch khác như ngân hàng hữu dụng hơn so với dịch vụ tiền di động

IB Rào cản hình ảnh

Sử dụng dịch vụ thanh toán di động để đặt chỗ du lịch quá phức tạp đến nỗi không thể hữu dụng

Tôi có định kiến rằng việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động để đặt chỗ du lịch là một quá trình khó khăn

Tôi có định kiến rằng việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động thì không an toàn khi thực hiện các giao dịch để đặt chỗ du lịch

IB4 Tôi có định kiến rằng sẽ không an toàn khi cung cấp thông tin qua các cổng thanh toán khi đặt chỗ du lịch

AP Sự trì hoãn sử dụng tiền di động

AP1 Tôi không sử dụng dịch vụ tiền di động hiện tại

AP2 Tôi không chắc liệu việc sử dụng dịch vụ tiền di động có phải là quyết định đúng đắn lúc này hay không

Tôi sẽ quan sát xem mọi người có gặp phải bất kỳ vấn đề nào khi sử dụng tiền di động hay không trước khi tự mình sử dụng nó

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính )

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện nhằm đánh giá nội dung và hình thức của các phát biểu trong thang đo sơ bộ, với mục tiêu điều chỉnh thang đo này thành thang đo chính thức để sử dụng trong nghiên cứu chính thức Mục tiêu chính của bước này là đánh giá quy mô của các biến quan sát, loại bỏ các biến không phù hợp và tạo ra một mẫu khảo sát chính thức

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thiết kế như sau:

- Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là những khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa, đã và đang có đăng ký dịch vụ tiền di động của các nhà mạng VNPT, Viettel và MobiFone

- Địa điểm thực hiện khảo sát: các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, mẫu khảo sát còn được lấy ở các khu chợ có triển khai mô hình Chợ 4.0 - Thanh toán không dùng tiền mặt (do Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp triển khai) gồm khu chợ Bến Thành (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), khu vực chợ Tân Định, Quận 1

- Mẫu nghiên cứu và phương pháp lấy mẫu: Đề tài thực hiện phỏng vấn trực tiếp 50 người theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện thông qua phiếu khảo sát đã xây dựng trước đó

- Kỹ thuật xử lý dữ liệu: Dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0 Sau đó các biến quan sát được đánh giá bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy thang thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Những biến quan sát thỏa mãn các điều kiện trong phương pháp này sẽ được sử dụng cho nghiên cứu chính thức (thang đo chính thức)

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá các thang đo trong phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của các khái niệm nghiên cứu cần phải > 0,7 (Nunnally & Bernstein, 1994); Hệ số tương quan biến

- tổng của các biến quan sát cần phải >0,3 (Nunnally & Burnstein, 1994)

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Thang đo “Rào cản sử dụng”: Cronbach’s Alpha = 0,903

Thang đo “Rào cản giá trị”: Cronbach’s Alpha = 0,915

Thang đo “Rào cản rủi ro”: Cronbach’s Alpha = 0,765

Thang đo “Rào cản truyền thống”: Cronbach’s Alpha = 0,856

Thang đo “Rào cản hình ảnh”: Cronbach’s Alpha = 0,854

Thang đo “Sự trì hoãn sử dụng tiền di động”: Cronbach’s Alpha = 0,893

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Kết quả cho thấy các thang đo trong nghiên cứu định lượng sơ bộ đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đo lường đều > 0,3 Ngoài ra, các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo, điều này cho thấy các biến quan sát đều có ý nghĩa giải thích cho yếu tố nên khi loại bất kì biến nào đều làm giảm độ tin cậy của thang đo Vì vậy, tất cả thang đo đạt yêu cầu phân tích.

Xây dựng bảng khảo sát

Phần giới thiệu : Dẫn nhập vấn đề khảo sát, cam kết của nhóm tác giả, lời cảm ơn

Phần 1 : Thông tin chung liên quan đến các thông tin cá nhân của người được khảo sát bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập trung bình tháng

Phần 2 : Nội dung chính liên quan đến đánh giá mức độ đồng ý của người được phỏng vấn về sự trì hoãn sử dụng dịch vụ tiền di động và các yếu tố ảnh hưởng Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý” để đánh giá mức độ đồng ý/không đồng ý của đối tượng khảo sát

Bảng 3.3: Thang đo Likert 5 mức độ

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Nội dung của Phiếu khảo sát được thể hiện ở Phụ lục 01.

Nghiên cứu định lượng chính thức

3.4.1 Thu thập các biến Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là những sinh viên chưa hoặc đã và đang có đăng ký dịch vụ tiền di động của các nhà mạng VNPT, Viettel và MobiFone trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi và không gian khảo sát: thu thập mẫu khảo sát qua hình thức trực tuyến bằng Google form thông qua các trang của trường, của lớp bởi tác giả Tác giả cũng đã ngỏ lời gợi ý và cam kết trước khi khảo sát để nhận được sự đồng thuận khảo sát của người tham gia Với những phiếu khảo sát đã qua kiểm tra sau khi thu được, chỉ giữ lại những phiếu có điền đầy đủ thông tin và mang tính khách quan Hơn nữa, để đảm bảo độ chính xác của các phiếu khảo sát, đề tài loại những phiếu chỉ chọn 1 mức độ ở cả quy trình khảo sát, ví dụ như chỉ đánh vào mức độ 1, mức độ 5

3.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu

Trình tự phân tích diễn ra như sau:

- Phân tích thống kê mô tả: Mục đích của phân tích là cung cấp thông tin tổng quan về mẫu nghiên cứu dựa vào tần suất, tỉ lệ, trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, …

- Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha:

Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá các thang đo trong phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của các khái niệm nghiên cứu cần phải > 0,7 (Nunnally and Bernstein, 1994); Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát cần phải > 0,3 (Nunnally & Burnstein, 1994)

Thang đo được kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha, với hệ số này sẽ giúp loại những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả

Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tương quan lẫn nhau của các biến quan sát trong thang đo thông qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản thân các biến quan sát và tương quan điểm số trong từng biến quan sát với điểm số toàn bộ các biến quan sát Hệ số Cronbach’s alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao Thông thường những thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng từ 0,7 - 0,8 là sử dụng được, thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng từ 0,8 – 1,0 được xem là thang đo tốt Tuy nhiên đối với các trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới thì thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được

Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, chứ không cho biết cần phải loại bỏ hoặc giữ lại biến quan sát nào Để giải quyết vấn đề này cần tính toán và phân tích hệ số tương quan biến – tổng

- Phân tích nhân tố khám phá:

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA dựa trên mối quan hệ giữa các biến đo lường, được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị thang đo hay rút gọn một tập biến Các tiêu chí để đánh giá mối quan hệ gồm:

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) và Kiểm định KMO (Kaiser- Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) trong khoảng 0.5 - 1 Được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO càng lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố càng thích hợp Nếu Sig < 0.05 và KMO > 0.5 thì kết luận phân tích EFA là thích hợp và có ý nghĩa

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) phải > 0.5 Theo Hair và các cộng sự (1998), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

- Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu

- Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

- Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp

Tương quan Pearson là thước đo độ mạnh của mối liên kết tuyến tính giữa hai biến định lượng Một tương quan tham số thích hợp khi các phép đo định lượng được thực hiện đồng thời trên hai hoặc nhiều biến, mối quan hệ giữa hai biến là tuyến tính và cả hai biến đều được phân phối chuẩn

Theo lý thuyết Hệ số tương quan Pearson (r) có giá trị dao động từ -1 - 1, cụ thể:

+ Nếu r càng tiến về 1, -1: Thì tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm

+ Nếu r càng tiến gần về 0: Thì tương quan tuyến tính càng yếu

+ Nếu r = 1: Thì tương quan tuyến tính là tuyệt đối

+ Nếu r = 0: Thì không có mối tương quan tuyến tính Hay nói hai biến độc lập với nhau

Theo Andy Field (2009), “Mặc dù có thể đánh giá tuyến tính giữa hai biến qua hệ số tương quan Pearson, nhưng cần phải kiểm định giả thuyết này có ý nghĩa thống kê hay không” Cụ thể:

Sig < 0.05: Thì r có ý nghĩa thống kê, hai biến có tương quan tuyến tính với nhau

Sig > 0.05: Thì r không có ý nghĩa thống kê, hai biến không có tương quan tuyến tính với nhau

Cũng theo Andy Field (2009), “Khi đã xác định hai biến có mối tương quan tuyến tính, sẽ xét đến độ mạnh/yếu của mối tương quan này thông qua giá trị tuyệt đối của r”, cụ thể:

|r| < 0.1 là mối tương quan rất yếu

|r| < 0.3 là mối tương quan yếu

|r| < 0.5 là mối tương quan trung bình

|r| ≥ 0.5 là mối tương quan mạnh

Phương pháp phân tích hồi quy là một công cụ thống kê được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và các biến độc lập Kết quả phân tích cung cấp phương trình hồi quy, mô tả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua sắm thời trang của sinh viên

Các thông số quan trọng để đánh giá chất lượng và ý nghĩa của mô hình hồi quy bao gồm:

Trị số Durbin – Watson (DW) để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất Giá trị của DW biến thiên trong khoảng từ 0 - 4 Trong trường hợp DW < 1 và

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả mẫu khảo sát

Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát qua Google Form và thu thập được 335 mẫu khảo sát, tuy nhiên chỉ có

300 mẫu đủ điều kiện phân tích định lượng và được nhập vào phần mềm Excel Tiếp đến các mẫu hợp lệ sẽ được sử dụng để mã hoá, nhập liệu và làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 26.0

Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu Đặc điểm mẫu Tần số

Nữ 192 64,0 Độ tuổi Dưới 18 tuổi 20 6,7

Trình độ học vấn Trung học phổ thông trở xuống 80 26,7

Từ đại học trở lên 148 49,3

Thu nhập trung bình/tháng Dưới 10 triệu đồng 113 37,7

Kinh nghiệm sử dụng Đã sử dụng 224 74,7 Đang sử dụng 76 25,3

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Kết quả thống kê mô tả Bảng 4.1 cho thấy:

+ Về giới tính: Số người được khảo sát là 300 người, trong đó có 108 nam (chiếm tỷ lệ 36,0%) và 192 nữ (chiếm tỷ lệ 64,0%)

+ Về độ tuổi: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi từ 18-25 tuổi (186 người chiếm tỷ lệ 62,0%) và nhóm từ 25-40 tuổi (52 người chiếm tỷ lệ 17,3%), tiếp theo là nhóm trung niên trên 40 tuổi (42 người chiếm tỷ lệ 14,0%), và nhóm dưới 18 tuổi còn lại (20 người chiếm tỷ lệ 6,7%)

+ Về trình độ học vấn: Đa phần người được khảo sát có trình độ từ đại học trở lên (148 người chiếm tỷ lệ 49,3%), tiếp theo là người có trình độ trung học phổ thông trở xuống (80 người chiếm tỷ lệ 26,7%), còn lại là người có trình độ trung cấp, cao đẳng (72 người chiếm tỷ lệ 24,0%)

+ Về thu nhập trung bình tháng: Đa số người được khảo sát có thu nhập thấp dưới 10 triệu đồng (113 người chiếm tỷ lệ 37,7%), nhóm có thu nhập trung bình ở mức 10-20 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao thứ hai (72 người chiếm tỷ lệ 24,0%), nhóm thu nhập cao từ 20-30 triệu đồng cũng chiếm tỷ lệ cao thứ ba (66 người chiếm tỷ lệ 22,0%), còn lại là nhóm thu nhập rất cao chỉ chiếm tỷ lệ thấp (49 người chiếm tỷ lệ 16,3%)

+Về kinh nghiệm sử dụng: Đa phần người được khảo sát đều đã có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ mobile money, trong đó có 224 người (chiếm tỷ lệ 74,7%) và 76 người đang trải nghiệm dịch vụ (chiếm 25,3%)

Như vậy, đặc điểm mẫu khảo sát thu thập được cho biết chủ yếu là nữ giới, có tuổi đời còn trẻ, trình độ học vấn cao và thu thập thấp và đa phần đều đã ngưng sử dụng dịch vụ tiền di động.

Đánh giá độ tin cậy thang đo

Bảng 4.2 cho thấy kết quả kiểm định CA của BQS cho thấy 01 BQS là TB3 đều có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 nên tác giả loại ra khỏi thang đo 01 BQS này Tiến hành kiểm định với những thành phần nghiên cứu còn lại cho kết quả CA

> 0,6 và tương quan biến tổng > 0,3 nên các thang đo còn lại được tác giả giữ lại vì đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu.

Phân tích nhân tố khám phá

Với những BĐL ban đầu gồm 20 BQS Mặc dù vậy, sau khi tiến hành bước

CA nghiên cứu đã loại 01 BQS nên còn lại 19 BQS Nghiên cứu tiếp tục đưa 19 BQS này vào kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số EFA

Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo “Rào cản sử dụng”: Cronbach’s Alpha = 0,787

Thang đo “Rào cản giá trị”: Cronbach’s Alpha = 0,753

Thang đo “Rào cản rủi ro”: Cronbach’s Alpha = 0,796

Thang đo “Rào cản truyền thống”: Cronbach’s Alpha = 0,705

Thang đo “Rào cản hình ảnh”: Cronbach’s Alpha = 0,775

Thang đo “Sự trì hoãn sử dụng tiền di động”: Cronbach’s Alpha = 0,773

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập

Bảng 4.3: Kết quả KMO và Bartlett's Test

Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 1711.199 df 171

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Theo kết quả kiểm định và thống kê ở Bảng 4.3 có thể thấy, có thể thấy Hệ số KMO = 0.784 > 0.5 và Kiểm định Bartlett có Sig = 0.000 < 0.05 nên phù hợp, tức phân tích nhân tố khám phá EFA có ý nghĩa

Bảng 4.4: Tổng phương sai trích Tổng phương sai được giải thích

Giá trị riêng ban đầu Tổng bình phương hệ số tải khi trích

Tổng bình phương hệ số tải khi xoay Tổng % phương sai

% tích lũy Tổng % phương sai

% tích lũy Tổng % phương sai

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Bảng 4.4 thể hiện kết quả tổng phương sai trích, với các kết quả cụ thể sau:

- Hệ số tải nhân tố FacTor Loading > 0.5 có nghĩa là các biến quan sát độc lập có ý nghĩa thống kê tốt và có ý nghĩa thực tiễn

- Giá trị riêng (Eigenvalue) của các nhân tố đều cao hơn 1, trong đó nhân tố thứ 5 có mức thấp nhất là 1.422 > 1 nên các biến quan sát được giữ lại trong mô hình phân tích

- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) = 61,665%≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Khi này có thể nói rằng cả 5 biến độc lập với 22 biến quan sát này giải thích 67.950% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát

Tiếp theo, tác giả tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của các thang đo biến độc lập

Từ Bảng 4.5 có thể thấy kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập được em tổng hợp sau phân tích cho thấy có 19 biến quan sát độc lập được nhóm thành 5 nhóm nhân tố riêng biệt Với các hệ số KMO, Bartlett’s, Giá trị Eigenvalue, Phương sai trích đều đạt yêu cầu Do đó cả 5 nhân tố đều đạt yêu cầu, nên em tiến hành đưa vào bước nghiên cứu tiếp theo

Bảng 4.5: Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc

Bảng 4.6: Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc

Biến Hệ số tải Kiểm định Giá trị

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Theo kết quả phân tích ở Bảng 4.6 , KMO = 0,690 > 0,5 cho thấy yếu tố phụ thuộc trong mô hình có độ tin cậy Sig = 0.000 < 0,05 khi kiểm định Bartlett's Test chứng tỏ các yếu tố trong nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thống kê Hệ số phương sai trích cho kết quả = 69,278 cho thấy yếu tố phụ thuộc trong nghiên cứu giải thích được 69,278% dữ liệu mà nó đại diện, đây là một mức ý nghĩa khá cao Yếu tố thứ 1 cho kết quả Eigenvalues = 2,078> 1 nghĩa là dữ liệu có sự hội tụ và dừng ở yếu tố thứ 1 Trong đó, 03 BQS đại diện cho yếu tố phụ thuộc cho hệ số tải nhân tố > 0,5 cho thấy các BQS này biểu diễn cho yếu tố mà nó đại diện Sau kiểm định EFA thì 03 BQS đại diện cho yếu tố phụ thuộc được giữ lại và thực hiện tiếp bước nghiên cứu kế tiếp.

Phân tích tương quan

Đặt các biến như sau:

+ X1: Rào cản sử dụng (là trung bình của các biến UB1, UB2, UB3, UB4) + X2: Rào cản giá trị (là trung bình của các biến VB1, VB2, VB3, VB4) + X3: Rào cản rủi ro (là trung bình của các biến RB1, RB2, RB3, RB4, RB5) + X4: Rào cản truyền thống (là trung bình của các biến TB1, TB2, TB4) + X5: Rào cản hình ảnh (là trung bình của các biến IB1, IB2, IB3)

+ Y: Sự trì hoãn sử dụng tiền di động (là trung bình của các biến AP1, AP2, AP3)

Kết quả phân tích tương quan Pearson ở Bảng 4.7 do tác giả phân tích và tổng hợp cho thấy, hệ số tương quan đường chéo r = 1 chính là nhân tố đó tự tương quan với chính nhân tố đó Từ Bảng 4.7 có thể thấy, cả 5 nhân tố có ý nghĩa tương quan với nhân tố Sự trì hoãn sử dụng tiền di động (Y) vì giá trị Sig < 0.005

Bảng 4.7: Bảng phân tích hệ số tương quan

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

- Nhân tố Rào cản sử dụng (X1) giá trị r = 0.445** và Sig = 0.000 < 0.005

Do đó, X1 có mức độ tương quan cùng chiều mạnh nhất đến nhân tố Sự trì hoãn sử dụng tiền di động (Y)

- Nhân tố Rào cản truyền thống (X4) có giá trị r = 0.269** và Sig = 0.000 < 0.005 Nhân tố này có mức độ tương quan cùng chiều thấp nhất đến nhân tố Sự trì hoãn sử dụng tiền di động (Y).

Phân tích hồi quy

Nhìn vào giá trị Sig của kiểm định F ở Bảng 4.8 Với F (40,825) có Sig 0.000 < 0.05 có nghĩa là mô hình sử dụng là phù hợp với tập dữ liệu và các biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định ANOVA

Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Bảng 4.9: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình theo R2 hiệu chỉnh

R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Bảng 4.9 đánh giá độ phù hợp của mô hình theo R2 hiệu chỉnh trên cho các kết quả sau:

Hệ số R có giá trị 0.640 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối tương quan chặt chẽ với nhau Bên cạnh đó, theo Bảng 4.9 cho thấy giá trị R Square là 0.410 có nghĩa là độ thích hợp của mô hình là 41% Hay nói 41% là sự biến thiên của nhân tố Sự trì hoãn sử dụng tiền di động được giải thích bởi nhân tố độc lập

Kiểm định Trị số Durbin – Watson (DW)

Từ Bảng 4.9 có thể thấy với số quan sát n = 300 và mức ý nghĩa Sig = 0.000, tra trong Bảng 4.9, thống kê Durbin – Watson có giá trị = 1,881 nằm trong khoảng từ 1.5 – 2.5 do đó không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư trong mô hình, mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê

Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy chuẩn hoá t Sig

B Std Error Beta Toleran ce VIF

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Từ kết quả kiểm định mô hình hồi quy ở bảng 4.10 có thể thấy:

Kết quả từ Bảng 4.10 cho thấy Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến trong mô hình đều khá nhỏ, có giá trị từ 1.069 - 1.244 nhỏ hơn 2 chứng tỏ mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến, mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê

Giá trị Sig của kiểm định t là hệ số cho biết các biến độc lập có ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến biến phụ thuộc khi Sig < 0.05

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta Đây là hệ số được sử dụng để đánh giá mức độ tác động hay mức độ quan trọng của biến độc lập đến biến phụ thuộc Dựa vào bảng 4.10 và phân tích giá trị Sig có thể thấy cả năm biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc Sự trì hoãn sử dụng tiền di động

Từ dữ liệu Bảng 4.10 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự trì hoãn sử dụng tiền di động của sinh viên tại TPHCM có 05 yếu tố đều tác động cùng chiều (+) Bên cạnh đó, cả 05 yếu tố đều mang ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó: Rào cản sử dụng, Rào cản giá trị, Rào cản rủi ro, Rào cản truyền thống, Rào cản định kiến đều mang ý nghĩa về mặt thống kê do có giá trị Sig

Ngày đăng: 19/09/2024, 10:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thị Minh Hậu và Nguyễn Vân Hà 2021, ‘Nghiên cứu các nhân tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động dựa trên phân tích lợi ích – chi phí và ảnh hưởng xã hội.’, Tạp chí quản lý kinh tế quốc tế, trang 62–79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí quản lý kinh tế quốc tế
2. Lan Hương 2021, Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về số người dân chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng, LAO ĐỘNG. Available at: https://laodong.vn/kinh- doanh/viet-nam-xep-thu-2-the-gioi-ve-so-nguoi-dan-chua-tiep-can-dich-vu-ngan-hang-927446.ldo (Accessed: 27 June 2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về số người dân chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng, LAO ĐỘNG
3. Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thu Trang 2019, ‘Phát triển dịch vụ mobile money: cơ hội và thách thức tại Việt Nam’, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM, trang 25–37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
4. Lý Đại Hùng 2021, ‘Không gian Kinh tế Ba chiều của Tiền Điện tử trên Thiết bị Di động: Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý đối với Việt Nam’, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 2021, trang 39–58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 2021
5. Minh Sơn 2022, Số lượng khách hàng dùng tài khoản Mobile Money tăng trưởng vượt bậc, Vietnam+ (VietnamPlus). Available at:https://www.vietnamplus.vn/post-772525.vnp (Truy cập: 28 June 2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số lượng khách hàng dùng tài khoản Mobile Money tăng trưởng vượt bậc, Vietnam+ (VietnamPlus)
6. Nguyễn Ngọc Dung và Cộng sự 2021, ‘Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động trong thời đại số hóa của người dân tại Việt Nam’, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, trang 66–98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
7. Nguyễn Thị Phương Huyền và Nguyễn Vân Hà 2022, ‘Những nhân tố rào cản trong ý định sử dụng và ý định giới thiệu dịch vụ thanh toán di động của người tiêu dùng Việt Nam’, Tạp chí Quản trị Kinh doanh trường đại học Khoa học Thương mại [Preprint], tập 168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Quản trị Kinh doanh trường đại học Khoa học Thương mại
8. Nguyễn Văn Phương 2023, ‘Barriers to using mobile payment services by Vietnamese students: A study at universities in Hanoi’, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, tập 254, trang 45–58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng
9. VNPT 2021, Dịch vụ mobile money VNPT là gì? Lợi ích - VNPT. Available at: https://vnpt.com.vn/tu-van/mobile-money-vnpt.html (Accessed: 30 June 2024).Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ mobile money VNPT là gì? Lợi ích - VNPT
10. Andy Field 2009, ‘Discovering Statistics Using SPSS’, Sage Publications Ltd., London [Preprint], (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sage Publications Ltd., London
11. Antioco, M. and Kleijnen, M. 2010, ‘Consumer adoption of technological innovations: Effects of psychological and functional barriers in a lack of content versus a presence of content situation’, European Journal of Marketing, 44(11/12), pp. 1700–1724 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Journal of Marketing
12. Ben Brahim, S. 2015, ‘Typology of Resistance to e Banking adoption by Tunisian’, Journal of Electronic Banking Systems, pp. 1–8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Electronic Banking Systems
13. Borraz-Mora, J., Bordonaba-Juste, V. and Polo-Redondo, Y. 2017, ‘Functional barriers to the adoption of electronic banking: the moderating effect of gender’, Revista de Economía Aplicada, 25(75), pp. 87–107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Revista de Economía Aplicada
14. Chemingui, H. and Ben lallouna, H. 2013, ‘Resistance, motivations, trust and intention to use mobile financial services’, International Journal of Bank Marketing, 31(7), pp. 574–592 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Bank Marketing
15. Cornescu, V. and Adam, C.-R. 2013, ‘The Consumer Resistance Behavior towards Innovation’, Procedia Economics and Finance, 6, pp. 457–465 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Procedia Economics and Finance
16. Dahlberg, Jan Ondrus and Jie Guo 2015, ‘A critical review of mobile payment research - ScienceDirect’, Electronic Commercial Research and Applications, pp. 265–284 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Electronic Commercial Research and Applications
17. Dahlberg, T. et al. 2008, ‘Past, present and future of mobile payments research: A literature review’, Electronic Commerce Research and Applications, 7(2), pp. 165–181 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al." 2008, ‘Past, present and future of mobile payments research: A literature review’, "Electronic Commerce Research and Applications
18. Dermish, A. et al. 2011, ‘Branchless and Mobile Banking Solutions for the Poor: A Survey’. Rochester, NY Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al
19. El Badrawy, R., El Aziz, R.A. and Fady, R. 2012, ‘The state of mobile banking in the Egyptian industry’, Proceedings of the European, Mediterranean and Middle Eastern conference on information systems, EMCIS 2012, pp. 598–605 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proceedings of the European, Mediterranean and Middle Eastern conference on information systems, EMCIS 2012
21. Evans, D.S. and Pirchio, A. 2014, ‘An Empirical Examination of Why Mobile Money Schemes Ignite in Some Developing Countries but Flounder in Most’, Review of Network Economics, 13(4), pp. 397–451 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of Network Economics

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w