Bài nghiên cứu được thực hiện với đề tài về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm Ngân hàng xanh của các khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh”.. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM NGÂN HÀNG XANH CỦA CÁC KHÁCH HÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 7 34 01 01
NGUYỄN PHÚC NGHĨA
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM NGÂN HÀNG XANH CỦA CÁC KHÁCH HÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 3Bài nghiên cứu được thực hiện với đề tài về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm Ngân hàng xanh của các khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh” Sau khi đã kế thừa lại được các mô hình, giả thuyết, và thang đo nghiên cứu phù hợp, bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các khách hàng đã từng biết đến hoặc sử dụng qua sản phẩm ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trong khu vực TP HCM Thông qua phương pháp lấy mẫu phi xác suất, thuận tiện và phương pháp nghiên cứu định lượng, bài nghiên cứu đã xử lý và phân tích các dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0 Kết quả xử lý dữ liệu cho thấy hai yếu tố là kinh tế và trải nghiệm sản phẩm xanh cần được gộp lại thành một biến mới là yếu tố trải nghiệm cá nhân và điều kiện kinh tế, cho thấy hai yếu tố này không có tác động độc lập và riêng lẻ lên biến phụ thuộc Tương tự, hai yếu tố tính thân thiện với môi trường và sự hấp dẫn xã hội cũng được gộp lại thành một biến mới là yếu tố môi trường và xã hội vì chúng có mối liên kết trong sự tác động cùng nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba giả thuyết nghiên cứu mới được xây dựng lên đều có tác động thuận chiều và đáng kể lên biến phụ thuộc, lần lượt theo mức độ tác động từ lớn nhất đến nhỏ nhất như sau: Yếu tố môi trường và xã hội > Yếu tố trải nghiệm cá nhân và điều kiện kinh tế > Thúc đẩy trách nhiệm với môi trường
Từ khoá: ngân hàng xanh, quyết định sử dụng, TP HCM
Trang 4The research was conducted with the topic “Factors affecting customers' decisions to use green banking products in HCMC” After inheriting appropriate models, hypotheses, and research measurment scales, the study conducted a questionnaire survey of customers who have known or use green banking products at commercial banks in HCMC By the SPSS software, the study processed data through several steps of descriptive statistics, testing of reliability, exploratory factor analysis, Pearson correlation, and linear regression analysis The research results show that the two factors economic and experience need to be combined into a new variable, called personal experience and economic conditions, showing that these two factors have no impact independently and individually on the dependent variable Similarly, the two factors environmental friendliness and social attractiveness are also combined into a new variable, known as environmental and social factors, since they are linked in their impact with each other Finally, all three newly developed research hypotheses are confirmed to have an impact on the decision to use green banking products of customers in HCMC, with the level of impact from largest to smallest as follows: Environmental and social factors > Personal experience and economic conditions > Promoting environmental responsibility
Keywords: green banking, usage decisions, commercial banks, HCMC
Trang 5Bài nghiên cứu được thực hiện độc lập bởi tác giả và có sự hỗ trợ đến từ giảng viên hướng dẫn Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài hoàn toàn là trung thực, chưa từng được thể hiện hay sao chép từ những công trình nghiên cứu của những tác giả khác Những nội dung được kế thừa để xây dựng khung lý thuyết và cơ sở lý luận như mô hình, giả thuyết, thang đo, và khái niệm nghiên cứu được kế thừa từ những tác giả khác đều đã được trích dẫn nguồn đầy đủ
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2024
Chữ ký sinh viên thực hiện
NGUYỄN PHÚC NGHĨA
Trang 6Đầu tiên, tác giả xin cảm ơn “Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh” nói chung đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giảng dạy sinh viên xuyên suốt những năm vừa qua Quan trọng hơn, tác giả xin cảm ơn “Khoa Quản trị kinh doanh” nói riêng đã cung cấp những kiến thức vô cùng quý báo và có ích để hỗ trợ cho tác giả thực hiện nghiên cứu này Trong đó, tác giả xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cho giảng viên hướng dẫn riêng của bản thân là PGS.TS Trần Văn Đạt đã đưa ra nhiều góp ý và chỉnh sửa để bài nghiên cứu này được trọn vẹn và toàn diện nhất có thể
Thứ hai, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến những người xung quanh đã luôn động viên và ủng hộ tác giả trong quá trình học tập Trong đó, tác giả xin trước hết cảm ơn phụ huynh đã luôn tạo điều kiện tốt nhất về mặt tinh thần để tác giả có thể an tâm hoàn thiện việc học của mình Sau đó, tác giả cũng xin cảm ơn đến những bạn bè xung quanh đã luôn hỗ trợ tác giả trong công việc, học tập, và vui chơi, giúp cho tác giả có được những tinh thần và sức khoẻ ổn định nhất để thực hiện nghiên cứu
Bên cạnh những mối quan hệ quen biết và gắn bó lâu năm, tác giả cũng xin cảm ơn đến các khách hàng hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần hỗ trợ cho tác giả có thể hoàn thiện được bảng câu hỏi khảo sát với đủ số lượng mẫu cần thiết Có thể nói, đó là một sự hỗ trợ không thể thiếu được trong quá trình thực hiện nghiên cứu này của tác giả
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày Tháng
Năm 2024
Chữ ký sinh viên thực hiện
NGUYỄN PHÚC NGHĨA
Trang 7CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.1.1 Đặt vấn đề 1
1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 5
1.5.1 Phương pháp xử lý dữ liệu 5
1.5.2 Phương pháp lấy mẫu 5
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
1.7 Bố cục nghiên cứu 6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8
2.1 Tổng quan lý thuyết về ngân hàng xanh 8
2.1.1 Khái niệm về ngân hàng xanh 8
2.1.2 Đặc điểm của ngân hàng xanh 9
2.1.3 Vai trò của ngân hàng xanh 10
Trang 82.2.1 TPB 12
2.2.2 TRA 13
2.3 Tổng quan nghiên cứu về ngân hàng xanh 14
2.3.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 14
2.3.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước 16
2.3.3 Tóm lược tổng quan các nghiên cứu trước 17
2.4 Khoảng trống nghiên cứu 19
2.5 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu 21
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Quy trình nghiên cứu 27
3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 29
3.3 Mẫu nghiên cứu 31
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu 31
3.3.2 Kích thước mẫu 31
3.3.3 Nguồn dữ liệu 32
3.4 Thang đo nghiên cứu 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 36
Trang 94.1 Thống kê mô tả 37
4.2 Kiểm định độ tin cậy 39
4.3 EFA 42
4.4 Tương quan Pearson 52
4.5 Hồi quy tuyến tính 54
4.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 59
4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Hàm ý quản trị 69
5.2.1 Hàm ý về tính thân thiện với môi trường 69
5.2.2 Hàm ý về trải nghiệm sản phẩm xanh 73
5.2.3 Hàm ý về thúc đẩy trách nhiệm với môi trường 72
5.2.4 Hàm ý về hấp dẫn xã hội 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 81
Trang 10SPSS Statistical Package for the Social Sciences
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 13CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Trong chương 1, bài nghiên cứu sẽ cung cấp và đưa ra một góc nhìn tổng quát về dạng đề tài nghiên cứu liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng xanh nói riêng Hơn thế nữa, bài nghiên cứu cũng sẽ trình bày về những đóng góp mà đề tài mang lại cho cả ý nghĩa thực tiễn lẫn khoa học Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng sẽ xác định những mục tiêu nghiên cứu cần thực hiện và những câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời trong bài
1.1 Lý do chọn đề tài
1.1.1 Đặt vấn đề
Trong “bối cảnh toàn cầu hoá – hiện đại hoá ngày nay, các ngân hàng thương mại đã không ngừng thay đổi nhiều mô hình kinh doanh để tiếp cận được đến nhiều tệp đối tượng khách hàng mục tiêu hơn Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại hiện nay cũng thường xuyên cập nhật những dịch vụ công nghệ tiên tiến, hiện đại mới hơn, nhằm mục đích đáp ứng được xu hướng phát triển của thời đại và nhu cầu đổi mới của khách hàng Trong số đó, không thể không nhắc đến sự ra đời và phát triển vô cùng mạnh mẽ của hệ thống các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng xanh đang vô cùng phổ biến đối với hệ thống ngân hàng trên toàn cầu Tuy nhiên, “trái ngược với sự phát triển của sản phẩm xanh vô cùng phổ biến này trên thế giới, có thể dễ dàng nhận thấy mức độ hiểu biết và quan tâm của người dân Việt Nam về quyết định sử dụng các sản phẩm ngân hàng xanh cho đến nay là chưa lớn, và đồng thời số lượng các ngân hàng thương mại đã bắt đầu triển khai và áp dụng mô hình xay này vẫn chưa nhiều (Hà Nam Khánh Giao, 2020)
Dựa “theo mức tham chiếu trên năm cấp độ của Mô hình Ngân hàng xanh được đưa ra bởi tác giả Kaeufer vào năm 2010, nước ta hiện nay đang được công nhận nằm ở vị trí cấp độ 3 trong vấn đề xây dựng và phát triển mô hình ngân hàng xanh: Hoạt
Trang 14động kinh doanh có hệ thống So với sự phát triển của thị trường tài chính đến từ các quốc gia khác, có thể thấy Việt Nam cần có nhiều nỗ lực đáng kể hơn nữa để nâng hạng lên cấp độ 4 Sáng kiến cho hệ sinh thái chiến lược và cấp độ 5 Sáng kiến cho hệ sinh thái chủ động trong mô hình này Nói cách khác, mặc dù ngân hàng xanh là một trong những chiến lược phát triển đang được ưu tiện hiện nay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên sự phát triển và tăng trưởng của mô hình này ở thị trường trong nước vẫn còn thua xa so với sự phát triển không ngừng của các hệ thống ngân hàng xanh” trên thế giới
1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, “ngân hàng xanh hiện nay đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết trong đời sống con người, cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, và nền kinh tế - môi trường của cả một quốc gia, ví dụ như giảm phát thải cac-bon trong hoạt động nội bộ ngân hàng; phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh; và thúc đẩy hoạt động vì môi trường thông qua chính sách tín dụng xanh Bên cạnh đó, ngân hàng xanh cũng có tác dụng rất lớn trong đời sống và nền kinh tế, đồng thời duy trì, phát triển vốn tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường, cũng như kiềm chế phát thải khí nhà kính và cung cấp nhiều việc làm hơn cho xã hội Với những tầm quan trọng vô cùng thiết yếu như vậy, nhưng lại không được nhiều người tiêu dùng tại nước ta biết đến và sử dụng, có thể nói là một sự thiếu sót rất lớn so với tiềm năng phát triển của mô hình sản phẩm này trong tương lai Nói cách khác, việc nâng cao được quyết định sử dụng của các khách hàng đối với các sản phẩm ngân hàng xanh này là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết hiện nay trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hiện nay Đồng thời, trên thực tế cũng chưa có quá nhiều bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu về đề tài này trong thời gian gần đây, sở dĩ vì đây vẫn còn là một sản phẩm khá mới mẻ và chưa tiếp cận được nhiều người tiêu dùng tại thị trường trong nước Vì vậy, bài nghiên
Trang 15cứu quyết định lựa chọn” đề tài này để thực hiện cho khoá luận tốt nghiệp đại học của bản thân
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu tổng quát là xác định rõ, phân tích và định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của các khách hàng tại thành phố Hồ Chí” Minh, thông qua mô hình nghiên cứu đề xuất đo lường mức độ tác động của từng yếu tố để từ đó có cơ sở đưa ra hàm ý quản trị giúp cho sản phẩm ngân hàng xanh còn tương đối khá mới mẻ này càng được nhiều khách hàng quan tâm và hiểu biết đến nhiều hơn, cũng như góp phần nâng cao được sự phát triển trong tương lai của quốc gia và hiệu quả đời sống cho người” tiêu dùng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác “định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của các khách hàng tại thành phố Hồ Chí” Minh
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của các khách hàng tại thành phố Hồ Chí” Minh
- Đề “xuất những hàm ý quản trị giúp cho các ngân hàng thương mại có thể thúc đẩy được quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của các khách hàng tại thành phố Hồ Chí” Minh
Trang 161.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các “yếu tố nào có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của các khách hàng tại thành phố Hồ Chí” Minh?
- Các nhân tố trên có mức độ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của các khách hàng tại thành phố Hồ Chí” Minh như thế nào?
- Có những hàm ý quản trị nào để các ngân hàng có thể thúc đẩy được quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của các khách hàng tại thành phố Hồ Chí”Minh?
1.4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh
- Khách thể nghiên cứu: Các khách hàng đã từng sử dụng qua các sản phẩm ngân hàng xanh
Trang 17+ Các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 5 năm gần nhất (2019 – 2023)
+ Các dữ liệu sơ cấp được thu thập bắt đầu từ ngày 15/4/2024 đến 30/4/2024
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp xử lý dữ liệu
Bài “nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, sở dĩ vì phương pháp nghiên cứu này sẽ cho tác giả những kết quả nghiên cứu mang tính chính xác và có độ khách quan nhất về các yếu tố ảnh hưởng lẫn mức độ tác động của chúng đến mức độ hiểu biết ngân hàng xanh của các khách hàng Trong đó, bài nghiên cứu sẽ xây dựng các thang đo nghiên cứu dưới dạng Likert 5 mức độ để thu thập về những dữ liệu định lượng được đánh giá bởi các khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh về mức độ hiểu biết của họ đối với hệ thống ngân hàng xanh tại Việt Nam Cuối cùng, kết quả nghiên cứu sẽ được đưa ra bởi bước phân tích và xử lý dữ liệu bằng SPSS
1.5.2 Phương pháp lấy mẫu
Phương “pháp lấy mẫu được sử dụng là phương pháp lấy mẫu phi xác suất, chủ yếu dựa vào đặc tính của tổng thể và nhu cầu điều tra của bài nghiên cứu Cụ thể hơn, phương pháp lấy mẫu cụ thể được sử dụng trong bài nghiên cứu này là Phương pháp lấy mẫu thuận tiện, nhằm mục đích tiết kiệm được thời gian và chi phí cho tác giả có thể dễ dàng tiếp cận được các đối tượng nghiên cứu để thu thập câu trả lời Cụ thể hơn, bảng câu hỏi khảo sát sẽ được gửi đến một cách ngẫu nhiên đến các khách hàng hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, trong đó có cả bạn bè của tác giả và các khách hàng của ngân hàng hiện đang sinh sống và làm việc tại khu vực này, theo một cách ngẫu nhiên và thuận tiện” nhất
Trang 181.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đầu tiên, “ý nghĩa thực tiễn trước hết chính là bài nghiên cứu sẽ góp phần hỗ trợ nâng cao được vai trò của sản phẩm này lên một tầm quan trọng hơn trong nhận thức của người tiêu dùng, cũng như giúp chúng có thể phổ biến rộng rãi hơn đối với một mô hình còn tương đối khá mới này, cũng như thu hút được hành vi sử dụng của họ để tiếp cận được ngày càng nhiều những khách hàng mới, thông qua việc tham khảo ứng dụng các giải pháp được đề xuất ra Thứ hai, ngoài khía cạnh của các ngân hàng thương mại ra, đứng dưới góc độ của các sản phẩm ngân hàng xanh, bài nghiên cứu này sẽ là một công trình giúp cho các sản phẩm ngân hàng xanh có thể ngày càng được nâng cao sự nhận biết và mức độ sử dụng ngày càng nhiều hơn bởi người tiêu dùng Cuối cùng, bài nghiên cứu còn có ý nghĩa thúc đẩy các hoạt động bảo vệ và tuyên truyền bảo vệ môi trường, thông qua việc khuyến khích các khách hàng sử dụng những sản phẩm ngân hàng xanh” này
1.7 Bố cục nghiên cứu
PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, bài nghiên cứu đã trình bày về những vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn liên quan đến việc sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của các khách
Trang 19hàng để giải thích cho tính thực tiễn và thiết yếu cần phải thực hiện được bài nghiên cứu này Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng đã làm rõ về các mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp, và bố cục nghiên cứu để làm cơ sở nền tảng triển khai cho những chương tiếp theo
Trang 20CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương 2, bài nghiên cứu sẽ tiến hành tổng hợp những cơ sở lý luận để xây dựng nên một khung lý thuyết, bao gồm có khái niệm về ngân hàng xanh, đặc điểm của ngân hàng xanh, vai trò của ngân hàng xanh Thông qua những cơ sở lý thuyết đó, bài nghiên cứu sẽ lược khảo những nghiên cứu có liên quan đến chủ đề được nhắc đến Dựa trên cơ sở đó, bài nghiên cứu cũng sẽ kế thừa và xây dựng và đề xuất được mô hình, giả thuyết, và thang đo nghiên cứu tương ứng
2.1 Tổng quan lý thuyết về sản phẩm ngân hàng xanh
2.1.1 Khái niệm về sản phẩm ngân hàng xanh
Khái niệm về sản phẩm gân hàng xanh, hay còn thường được gọi với tên tiếng Anh green bank, đã được Foster và cộng sự (2020) định nghĩa theo hai hướng Đầu tiên, theo Foster và cộng sự (2020), sản phẩm ngân hàng xanh được định nghĩa là những sản phẩm ngân hàng mang tính thân thiện với môi trường, nhằm mang lại một môi trường xanh – sạch hơn, cũng như góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, ví dụ điển hình một số hoạt động như giảm thiểu nguồn năng lượng sử dụng trong quá trình kinh doanh
Bên cạnh đó, sản phẩm ngân hàng xanh cũng được định nghĩa là những sản phẩm mà các ngân hàng cung cấp để hỗ trợ cho những mục đích có liên quan đến điều kiện tự nhiên và môi trường, bao gồm có những hoạt động cho vay xanh để phục vụ cho công tác đầu tư những dự án góp phần giảm thiểu được nguồn chất, khí độc, hoặc rác thải, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho những ngành nông nghiệp xanh phát triển hơn (Foster và cộng sự, 2020)
Như vậy, trên tầng nghĩa rộng, khái niệm về sản phẩm ngân hàng xanh có thể hiểu một cách tổng quát như là một mô hình ngân hàng bền vững, mà trong đó ngân
Trang 21hàng này cần phải phát triển một cách bền vững, để có thể trở thành một nền tảng vững chắc phát triển được các sản phẩm ngân hàng xanh mạnh mẽ và gắn liến hơn với môi trường (Lymperopoulos và cộng sự, 2012)
2.1.2 Đặc điểm của sản phẩm ngân hàng xanh
Với những khái niệm và định nghĩa bên trên, nhóm tác giả McEwen và cộng sự (2020) cho rằng sản phẩm ngân hàng xanh sẽ có những đặc điểm nổi bật và cơ bản như: (1) triển khai các dịch vụ điện tử và tự động hóa; (2) quan tâm đến các mục tiêu xã hội; (3) có sự giám sát và hướng dẫn kỹ càng về các dự án của khách hàng để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường; (4) có sự thay đổi trong trình độ và năng lực đánh giá của cán bộ ngân hàng và khách hàng về những hoạt động thân thiện với môi trường
Trước hết, đối với đặc điểm triển khai các dịch vụ điện tử và tự động hóa, các ngân hàng thương mại triển khai mô hình này nhằm mục đích chính là để hạn chế được các giao dịch truyền thống và chủ yếu thực hiện thông qua hình thức trực tuyến Đối với đặc điểm ưu tiên cho vay hoặc đầu tư vào các dự án có đánh giá các rủi ro liên quan đến môi trường, đặc điểm này đã được đưa ra dựa trong Điều 154 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định, những sản phẩm xanh sẽ cần phải liên quan mật thiết đến những mục đích hoặc nội dung mang đậm tính thân thiện môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên xung quanh
Tương tự, đặc điểm quan tâm đến các mục tiêu xã hội, mục tiêu phát triển bền vững và phát triển xanh của ngân hàng xanh cũng được thể hiện dựa trong một buổi trao đổi của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề Tín dụng xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức vào ngày 27/10 tại Hà Nội Cụ thể hơn, các chuyên gia đã cho biết rằng việc phát triển ngân hàng xanh phải gắn liền với việc phát triển bền vững, được
Trang 22lồng ghép vào trong quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường
Đi cùng với những đặc trưng đó của sản phẩm ngân hàng xanh, các sản phẩm và dịch vụ mà một ngân hàng xanh cần cung cấp đến cho khách hàng có thể kể đến như (Ransom và cộng sự, 2005): (1) Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến: trả hóa đơn trực tuyến, nộp tiền vào tài khoản, chuyển khoản trực tuyến, sao kê giao dịch ngân hàng và tiết kiệm trực tuyến; (2) Các tài khoản kiểm tra xanh: kiểm tra tài khoản của khách hàng trên máy ATM hoặc thông qua màn hình chuyên dụng đặt tại ngân hang theo hướng thân thiện với môi trường; (3) Các khoản vay xanh: Vay hỗ trợ hộ gia đình, Vay xây dựng trung tâm thương mại, hoặc Vay mua ô tô; và (4) Các loại thẻ xanh: thẻ tín dụng, hoặc thẻ ghi nợ, để các ngân hàng có thể đóng góp tiền cho các tổ chức bảo vệ môi trường
2.1.3 Vai trò của sản phẩm ngân hàng xanh
Tuy nhiên, thực tế cho thấy sản phẩm ngân hàng xanh cũng có những tác động tích cực và tiêu cực đối với các ngân hàng Đối với những tác động tích cực, các sản phẩm ngân hàng xanh sẽ có những ưu điểm như sau: (1) Giảm thiểu được những khoản chi phí liên quan đến yếu tố nguồn năng lượng, bởi vì các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng xanh có khả năng giúp cho các ngân hàng thương mại có thể triển khai các giải pháp năng lượng sạch, từ đó giảm hóa đơn năng lượng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp; (2) Cho vay với lãi suất tương đối thấp hơn, bởi vì các n sản phẩm và dịch vụ ngân hàng xanh có khả năng giúp hạn chế và giảm thiểu được một số những chi phí hoạt động kinh doanh, từ đó có khả năng giảm thiểu được mức lãi suất cho vay; (3) Phát triển nền kinh tế quốc gia: sở dĩ vì ngân hàng xanh sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại phát triển bền vững hơn trong tương lai (4) Tạo việc làm cho người lao động trong xã hội: thông qua việc ngân hàng xanh sẽ đòi hỏi nhiều nhân viên có trình độ công nghệ cao hoặc có nhiều kiến thức về ngân hàng xanh tham gia
Trang 23hỗ trợ công việc; (5) Hạn chế được các thủ tục giao dịch trên giấy tờ: nhờ vào việc in ấn các hoá đơn điện tử; và (6) Nâng cao nhận thức cho các ngân hàng thương mại và người tiêu dùng trong các vấn đề về môi trường: vì ngân hàng xanh sẽ đề cao được vai trò của môi trường và cho các khách hàng thấy được tầm quan trọng của chúng (Rekha Rai và cộng sự, 2019)
Bên cạnh những tác động tích cực của các sản phẩm ngân hàng xanh đến các hoạt động kinh doanh của những ngân hàng thương mại, sản phẩm ngân hàng xanh này còn từng được nhiều bài nghiên cứu khoa học chứng minh là có đóng góp lớn đến sự phát triển của thị trường tài chính và nền kinh tế (Ellahi và cộng sự; 2021; Ahuja, 2015) Đầu tiên, nhóm tác giả Ellahi và cộng sự (2021) đã từng cho rằng đây là một sản phẩm mặc dù vẫn còn tương đối khá mới trên thế giới, nhưng lại nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu trong công cuộc phát triển của toàn cầu và các quốc gia, nhất là khi sản phẩm này sẽ giúp cho các quốc gia tiếp cận được những xu hướng phát triển công nghệ mới tiên tiến và hiện đại hơn Không chỉ vậy, tác giả Ahuja (2015) còn bổ sung thêm rằng bên cạnh những tác động tích cực đến nền kinh tế, các sản phẩm ngân hàng xanh còn mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển nền văn hoá và xã hội của các quốc gia nói chung, cũng như người dân tại mỗi nước nói riêng, khi sản phẩm này sẽ nâng cao được nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy họ hạn chế những giao dịch ngân hàng truyền thống gây ra nhiều tác hại cho môi trường, điển hình như việc sử dụng giấy tờ nhiều
Ngược lại, đối với những tác động tiêu cực, các sản phẩm ngân hàng xanh cũng sẽ có những nhược điểm như sau: (1) Các vấn đề về đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ xanh: Các sản phẩm ngân hàng xanh ít nhiều sẽ gây ra những hạn chế đối với việc nghiên cứu, phát triển, và thiết kế mới các giao dịch kinh doanh truyền thống của các ngân hàng thương mại; (2) Chưa có độ nhận diện cao và nhu cầu lớn trong thị trường Việt Nam: các ngân hàng thương mại mất từ 3 đến 4 năm để triển khai các
Trang 24kế hoạch thực hiện ngân hàng xanh nhưng chưa đảm bảo được tỷ lệ thành công của chúng như thế nào về sau; (3) Đòi hỏi một mức chi phí hoạt động cao hơn so với thông thường: sở dĩ vì chi phí thực hiện các sản phẩm ngân hàng xanh chủ yếu liên quan đến các hệ thống kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, và cũng đắt tiền hơn; (4) Đòi hỏi phải có các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và có nhiều kiến thức trong lĩnh vực công nghệ: do ngân hàng xanh thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức trực tuyến, yêu cầu một lực lượng lao động có kiến thức cao hơn; (5) Rủi ro tín dụng phát sinh trong các hoạt động cho vay lớn hơn: do xác suất vỡ nợ của các ngân hàng và khách hàng khi đó sẽ lớn hơn, xuất phát từ việc chi phí đầu tư vốn vào các cơ sở sản xuất sẽ tăng trưởng lên cao hơn, cũng như gây ra các thực trạng tiêu cực như mất thị phần hoặc khiếu nại từ bên thứ ba
2.2 Các khung lý thuyết nền liên quan
2.2.1 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour – TPB)
“Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB)” được xây dựng và triển khai dựa trên lý thuyết TRA đã được xây dựng trước kể từ năm 1980, nhằm mục đích dự đoán được suy nghĩ và ý định bắt đầu thực hiện công việc nào đó của một người tại một thời điểm và địa điểm cụ thể nào đó Cụ thể hơn, khung lý thuyết này được hình thành nên với mục đích giải thích được tất cả các hành động và suy nghĩ của con người có khả năng tự kiểm soát Vì vậy, những thành phần chính được nêu ra trong mô hình này bao gồm có: Mục đích hành vi; Ý định hành vi; Thái độ về khả năng hành vi đó sẽ đạt được kết quả mong đợi hay không; và Những đánh giá chủ quan của khách hàng về rủi ro và lợi ích của kết quả đạt được
Tính đến thời điểm hiện tại, khung lý thuyết TPB này đã được hàng loạt các doanh nghiệp khác nhau sử dụng vô cùng hiệu quả để có thể giải thích được một loạt những hành vi và ý định về sức khỏe của con người, ví dụ điển hình các hành động chính như là hút thuốc, uống rượu, sử dụng dịch vụ y tế, sử dụng chất gây nghiện,
Trang 25cùng nhiều hành vi khác Trong đó, khung lý thuyết TPB thậm chí còn đưa ra lời tuyên bố rằng hành vi của con người là phụ thuộc rất lớn vào cả động lực (ý định) và khả năng (kiểm soát hành vi) Trong đó, khung lý thuyết này phân biệt ra rõ ràng giữa ba loại niềm tin, hành vi, quy chuẩn và kiểm soát, với tổng cộng sáu cấu trúc thể hiện sự kiểm soát thực tế của một khách hàng đối với hành vi của bản thân họ, bao gồm có các nhân tố như sau: Thái độ; Ý định hành vi; Chuẩn mực chủ quan; Chuẩn mực xã hội; Sức mạnh nhận thức; và cuối cùng là Nhận thức kiểm soát hành vi của một cá nhân
2.2.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được nhóm tác giả xây dựng với khung lý thuyết chính là hành vi của một cá nhân thường được xác định bởi ý định thực hiện hành vi của họ và ý định này lại bị ảnh hưởng bởi thái độ của họ đối với hành vi và các chuẩn mực chủ quan khác (Fishbein & Ajzen, 1975) Trong đó, yếu tố được cho rằng có khả năng dự đoán tốt nhất về hành vi của một khách hàng chính là ý định và niềm tin của họ rằng hành vi đó sẽ dẫn bản thân họ đến được kết quả mà họ đã dự kiến Khi đó, công cụ xác định hành vi của một cá nhân được cho rằng bao gồm có các yếu tố chính là thái độ, chuẩn mực chủ quan, và sự kiểm soát hành vi Trong đó, khung lý thuyết này cho rằng khi thái độ và chuẩn mực chủ quan của một con người càng thuận lợi và khả năng kiểm soát nhận thức và hành vi của họ càng lớn, thì khi đó suy nghĩ và ý định thực hiện một hành động cụ thể nào đó của họ cũng sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, do những yếu tố đó có khả năng thôi thúc và thúc đẩy họ thực hiện một cách nhanh chóng hơn
Trang 262.3 Tổng quan nghiên cứu về sản phẩm ngân hàng xanh
2.3.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Với một “độ phổ biến và vai trò quan trọng như vậy, có thể nói sản phẩm ngân hàng xanh trong những năm gần đây đang là một trong những đề tài nghiên cứu được nhiều tác giả và nhà nghiên cứu chú ý đến thực hiện và phát triển (Ahuja, 2015; Ellahi và cộng sự, 2021; Lian và cộng sự, 2022; Stauropoulou và cộng sự, 2023; Mirza và cộng sự, 2023) Nhìn chung, các bài nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào hai hướng nghiên cứu chính: tác động của ngân hàng xanh tới hoạt động của ngân hàng thương mại và các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của khách hàng
Các “bài nghiên cứu trước đã nghiên cứu tác động của sản phẩm ngân hàng xanh tới hoạt động của ngân hàng thương mại (Lian và cộng sự, 2022, Mirza và cộng sự, 2023; Biswas, 2021; Chen và cộng sự, 2022) Điểm chung của các bài nghiên cứu trước đây về mô hình ngân hàng xanh này chính là đã đều chỉ ra các ưu điểm và lợi ích của ngân hàng xanh trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung Trong đó, Lian và cộng sự (2022) đã chỉ ra rằng các sản phẩm ngân hàng xanh sẽ có thể giúp cho các ngân hàng thương mại ngày càng tối ưu hoá được kết quả hoạt động kinh doanh, thông qua những lợi ích như: gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ việc ứng dụng những sản phẩm và dịch vụ xanh mới, tiết kiệm được chi phí hoạt động khi chuyển từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng trực tuyến Tương tự, bài nghiên cứu của tác giả Biswas (2021) cũng từng chứng minh được rằng ngân hàng xanh sẽ có ảnh hưởng rất tích cực đến các ngân hàng thương mại ở khía cạnh gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho các ngân hàng đáng kể Thông qua trường hợp nghiên cứu thực tế từ ngân hàng Mizuho tại Nhật Bản, tác giả Biswas (2021) đã cho thấy rằng từ khi ngân hàng Mizuho phát triển sản phẩm ngân hàng xanh này trong mô hình kinh doanh, ngân
Trang 27hàng thương mại này đã thu hút được số lượng lớn các dự án liên quan đến môi trường, ví dụ điển hình như: cung cấp tài chính cho dự án nhà máy điện ở Bangladesh (2020); cung cấp tài chính cho dự án điện quang điện mặt trời lớn nhất ở Qatar (2020); hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo (2018); cung cấp tài chính cho dự án quang điện mặt trời ở Ấn Độ (2017); và hỗ trợ tài chính cho dự án quang điện phía đông Karumai, Nhật Bản (2017) Không chỉ dừng lại ở những ảnh hưởng tích cực lên kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, nhóm tác giả Mirza và cộng sự (2023) còn từng chỉ ra rằng các sản phẩm ngân hàng xanh còn có ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy các ngân hàng đầu tư có thể đầu tư nguồn tài chính vào các hoạt động kinh doanh có tính chất bền vững hơn, từ đó tạo ra được lợi nhuận lâu dài hơn cho ngân hàng, ví dụ các dự án đầu tư xanh như: ô tô điện; mạng lưới điện thông minh; và hệ thống năng lượng tái tạo Không chỉ mang về những nguồn doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng, nhóm tác giả Chen và cộng sự (2022) còn cho thấy được rằng các sản phẩm ngân hàng xanh còn có thể ảnh hưởng tích cực đến các ngân hàng thương mại trong việc mang về được những nguồn tài chính và nguồn vốn đầu tư hấp dẫn cho ngân hàng, chủ yếu bằng cách thu hút nguồn tài chính lớn đến từ các cơ quan chính phủ và các nhà đầu tư có ý thức bảo vệ môi trường” xung quanh
Tuy “nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực được phân tích bên trên, cũng có rất nhiều bài nghiên cứu khoa học đã từng cho thấy được rằng các sản phẩm ngân hàng xanh cũng sẽ phần nào tạo ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng thương mại (Julia & Kassim, 2020; Park & Kim, 2020; Sun và cộng sự, 2020) Đầu tiên, hai tác giả Julia & Kassim (2020) nhận định rằng các sản phẩm ngân hàng xanh sẽ có thể khiến cho các ngân hàng thương mại bị giới hạn hơn về vấn đề đa dạng hóa các khách hàng của mình, hay nói cách khác là có sự hạn chế về số lượng khách hàng đáp ứng được các chỉ tiêu về môi trường do ngân hàng xanh yêu cầu Cụ thể, các sản phẩm ngân hàng xanh sẽ bắt buộc các ngân hàng thường mại cần phải sàng lọc khách hàng của họ và theo lẽ tự nhiên, các ngân hàng sẽ bị giới hạn về khách hàng và bị hạn
Trang 28chế kết quả hoạt động kinh doanh của mình đối với những khách hàng tiềm năng nhưng lại đủ điều kiện Nói cách khác, Julia & Kassim (2020) cho rằng các sản phẩm ngân hàng xanh sẽ khiến các ngân hàng thương mại không tối ưu hoá được nguồn vốn và lợi nhuận của mình Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh, Park & Kim (2020) cũng chỉ ra rằng việc ứng dụng các sản phẩm ngân hàng xanh sẽ rất thiệt thòi đối với những ngân hàng thương mại có nguồn vốn thấp hoặc quy mô kinh doanh nhỏ, do mức chi phí hoạt động yêu cầu để phát triển được sản phẩm này là rất cao so với những sản phẩm ngân hàng truyền thống thông thường Cụ thể, nhóm tác giả đã chứng minh được rằng các sản phẩm ngân hàng xanh không chỉ bắt buộc các ngân hàng phải bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư vào các ứng dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến đòi hỏi những mức chi phí rất cao, mà còn cần phải sử dụng chi phí vào việc đào tạo và nâng cao trình độ năng lực của các nhân viên để vừa có thể sử dụng được những máy móc và thiết bị hiện đại đó, vừa có kiến thức và kinh nghiệm đẻ hướng dẫn được cho khách hàng sử dụng
2.3.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Bên “cạnh đó, các bài nghiên cứu trong nước cũng đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh (Tính, 2020; Thu và cộng sự, 2022; Hà Minh Trí, 2021) Trong đó, tác giả Hà Minh Trí (2021) đã chỉ ra rằng những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của khách hàng tại Việt Nam bảo gồm: tính hỗ trợ bảo vệ môi trường; sự thúc đẩy trách nhiệm với môi trường; trải nghiệm sản phẩm xanh; tính thân thiện với môi trường; và sự hấp dẫn xã hội Trong khi đó, Tính (2020) lại cho rằng các khách hàng trong nước thường sẽ bị ảnh hưởng quyết định sử dụng ngân hàng xanh bởi những yếu tố như cam kết về tiết kiệm năng lượng; yếu tố kinh tế; quy định pháp luật và bảo vệ môi trường; tính thân thiện với môi trường; và ngân hàng bền vững Bài nghiên cứu của Thu và cộng sự (2022) cũng chỉ ra rằng quyết định sử dụng ngân hàng xanh của các khách hàng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi những yếu tố như: tính dễ thực hiện
Trang 29(easy procedures); thời gian hợp lý (time feasibility); sự tiết kiệm chi phí (cost effective); sự hấp dẫn xã hội (social attractive); và tính tiếp cận sản phẩm (accessibility of product) Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về quyết định sử dụng ngân hàng xanh ở nước ngoài nhưng các nghiên cứu về chủ đề này còn khá hạn chế ở Việt Nam và kết luận về các yếu tố chưa có sự thống” nhất
Tương tự với các nghiên cứu nước ngoài bên trên, một số tác giả trong nước cũng đã từng chứng minh về những ảnh hưởng tiêu cực của các sản phẩm ngân hàng xanh này đối với hệ thống các ngân hàng thương mại Ví dụ điển hình như tác giả Huân (2022) đã từng chứng minh được đó là các ngân hàng thương mại trong nước có thể dễ dàng phải chấp nhận những rủi ro danh tiếng rất lớn, thậm chí có thể đánh mất hoàn toàn sự tín nhiệm trong mắt người tiêu dùng, nếu chẳng may nhận những nguồn vốn đầu tư hoặc cung cấp tài chính đến các dự án có thể gây tổn hại đến môi trường Trên thực tế, các ngân hàng thương mại trên thế giới đều luôn hướng đến việc kinh doanh và hoạt động vì doanh thu và lợi nhuận của họ, dẫn đến có thể quyết định đầu tư và cung cấp tài chính vào những dự án sinh lời lớn nhưng lại đi ngược lại với những yêu cầu về môi trường trong các sản phẩm ngân hàng xanh, từ đó gây mất niềm tin của khách hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu trên thị trường vô cùng đáng” kể
2.3.3 Tóm lược tổng quan các nghiên cứu trước
Nhìn “chung, thông qua quá trình tóm lược tổng quan các nghiên cứu trước, ta có thể thấy được quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của các khách hàng chủ yếu bị ảnh hưởng với những yếu tố đã từng được nhiều nhà nghiên cứu ở cả trong lẫn ngoài nước chứng minh như là: (1) thúc đẩy trách nhiệm với môi trường; (2) yếu tố kinh tế; (3) trải nghiệm sản phẩm xanh; (4) tính thân thiện với môi trường; và (5) sự hấp dẫn” xã hội
Trang 30Đầu tiên, “thúc đẩy trách nhiệm với môi trường thường được cho là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định sử dụng ngân hàng xanh của khách hàng (Hà Minh Trí, 2021; Khanh và cộng sự, 2021; Hảo và cộng sự, 2020) Do thúc đẩy trách nhiệm với môi trường chính là nguyên nhân dẫn đến cách hành xử theo khuynh hướng thân thiện với môi trường của người tiêu dùng Cụ thể hơn, việc thúc đẩy trách nhiệm với môi trường sẽ tạo động lực cho khách hàng luôn muốn tìm kiếm những sản phẩm được thiết kế với các chức năng thân thiện với môi trường, cũng như việc sử dụng chúng thậm chí không hoặc có thể ít gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, cũng như có khả năng tạo ra được những sự khác biệt có vai trò ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường tự” nhiên
Thứ hai, “yếu tố kinh tế là yếu tố tiếp theo được cho là có tác động vào quyết định sử dụng ngân hàng xanh của khách hàng (Hà Minh Trí, 2021; Khanh và cộng sự, 2021; Huân, 2022) Trong đó, yếu tố kinh tế thường được cho là một nhân tố luôn đi cùng với sự phát triển trong nhu cầu sống của một con người, ví dụ như nâng cao nhận thức con người, cải thiện mức thu nhập, và gia tăng mức sống cho người dân Khi đó, sự sẵn sàng sử dụng những sản phẩm ngân hàng xanh của họ để bắt kịp được những xu hướng phát triển mới và hiện đại trên thị trường thế giới sẽ ngày càng” cao hơn
Thứ ba, “trải nghiệm sản phẩm xanh cũng là một yếu tố không thể không nhắc đến đối với tác động vào quyết định sử dụng ngân hàng xanh của khách hàng (Hà Minh Trí, 2021; Tính, 2020; Thu và cộng sự, 2022) Trải nghiệm sản phẩm xanh của khách hàng có thể hiểu là những trải nghiệm và sự tò mò của người tiêu dùng sẽ luôn đi cùng với rất nhiều các bước khác nhau trong toàn bộ quá trình quyết định mua hàng hoặc sử dụng một sản phẩm nào đó Nhất là đối với một sản phẩm mới trên thị trường như ngân hàng xanh, khách hàng sẽ càng cảm thấy có động lực lớn hơn trong việc cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu về các thông tin cần thiết có liên quan đến sản
Trang 31phẩm xanh này, nhằm mục đích tiếp thu thêm kiến thức và thúc đẩy quyết định sử dụng của họ đối với ngân hàng” xanh
Thứ tư, “tính thân thiện với môi trường của các sản phẩm và dịch vụ được thiết kế ra, trong đó có cả ngân hàng xanh, thường được cho là một trong những yếu tố có tác động đến quyết định sử dụng ngân hàng xanh của khách hàng (Hà Minh Trí, 2021; Tính, 2020; Huân, 2022) Trong bối cảnh toàn cầu hoá – hội nhập hoá ngày nay, việc thiết kế ra những sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường để hạn chế được các thiệt hại gây ra cho môi trường xung quanh xuống mức thấp nhất luôn là nhiệm vụ của các doanh nghiệp thời hiện đại, cũng như là nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, chủ yếu do tính thân thiện với môi trường này được các khách hàng cho là phù hợp với đạo đức và các tiêu chuẩn xã hội mà môi trường hiện nay” đặt ra
Cuối cùng, “sự hấp dẫn xã hội cũng là yếu tố cuối cùng được cho rằng có tác động đến quyết định sử dụng các sản phẩm ngân hàng xanh của khách hàng (Hà Minh Trí, 2021; Khanh và cộng sự, 2021; Thu và cộng sự, 2022), bởi vì quyết định sử dụng một sản phẩm nhất định nào đó nói chung sẽ thường bị ảnh hưởng lên bởi những ý kiến đóng góp, đánh giá, và nhận xét của những mối quan hệ trong xã hội Nhất là đối với một sản phẩm mới như ngân hàng xanh, các khách hàng sẽ càng có động lực cao hơn trong việc thu thập và chia sẻ những thông tin liên quan đến sản phẩm xanh này để biết được người khác nghĩ gì về chúng, cũng như để đánh giá về chất lượng sản phẩm, từ đó hình thành nên được những sở thích và thị hiếu của riêng bản thân khách” hàng
2.4 Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, từ kết quả tổng hợp các tài liệu nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước có đề tài liên quan và đã được công bố trước đây cho thấy, đa số các tài liệu nghiên cứu ngoài nước đều có những thang đo nghiên cứu, giải pháp đề xuất và khuyến nghị không phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và rất khó có thể áp
Trang 32dụng được trong thị trường này, sở dĩ vì có sự khác biệt rõ rệt trong văn hoá, nếp sống, mức thu nhập, thái độ, hành vi, và ý định sử dụng của các khách hàng, người tiêu dùng giữa những quốc gia này, đặc biệt là khác biệt giữa các nước Đông Nam Á với các khu vực châu Âu Do đó, tác giả chỉ có thể kế thừa lại mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu từ những bài nghiên cứu ngoài nước này để chọn lọc mang về và kiểm định đối với người tiêu dùng tại Việt Nam, để xem có những sự khác biệt nào đáng kể hay không
Đối với nghiên cứu trong nước, cho đến hiện nay không có quá nhiều bài nghiên cứu gần đây tại Việt Nam nghiên cứu về các sản phẩm ngân hàng xanh, sở dĩ vì các tác giả và các nhà tài chính ngày nay đều tập trung chủ yếu vào việc phát triển các dịch vụ ngân hàng số hoá, mà vô tình bỏ quên mất sự ra mắt và nâng cấp cải thiện tính hiện đại, tiên tiến của các sản phẩm ngân hàng xanh Do đó, bài nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu này để nhắc nhở và gợi ý lại cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó dù có đạt được chất lượng và hiệu quả cao đến đâu, thì theo thời gian cũng được nghiên cứu và phân tích lại để cải thiện và nâng cấp chất lượng để phù hợp với tình hình phát triển bên ngoài thị trường hiện nay, đó chính là hướng đến các yếu tố về môi trường xanh và phát triển bền vững Đối với các bài nghiên cứu trong nước được lược khảo, khoảng cách nghiên cứu trong bài này là một số phương pháp nghiên cứu được áp dụng khá phức tạp (DEMATEL-ANP-SEM), trong khi đó hệ thống này cũng tương đối không phù hợp khi ứng dụng trong ngữ cảnh của thị trường Việt Nam Do đó, bài nghiên cứu quyết định kế thừa lại phương pháp phân tích mô hình hồi quy tuyến tính từ những nghiên cứu ngoài nước, thay vì phương pháp này, để tiếp cận gần gũi hơn đến người tiêu dùng Việt Nam
Tóm lại, điểm khác biệt của bài nghiên cứu này so với các bài nghiên cứu đã từng thực hiện trước đây chính là nằm ở việc nghiên cứu tổng quát các khách hàng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đối với bất kỳ ngân hàng thương mại
Trang 33nào nói chung Thứ hai, bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội đa biến và phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phần mềm SPSS, để đánh giá được các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của khách hàng một cách khách quan và chính xác nhất, thay vì các phương pháp CB-SEM hay PLS-SEM như những công trình nghiên cứu trước đây Sở dĩ vì, những bài nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc xác định sơ lược những yếu tố bên ngoài, chứ chưa đi sâu vào sự tác động và mức độ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các cuối cùng Cuối cùng, bài nghiên cứu cũng tự đề xuất lên một mô hình nghiên cứu mới, có bổ sung thêm một số biến mới được kết hợp từ các bài nghiên cứu trước đây để kiểm định sự tác động của nhiều biến được cho rằng có ảnh hưởng lên quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh hơn
2.5 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.5.1 Giả thuyết nghiên cứu
Thứ nhất, “yếu tố thúc đẩy trách nhiệm với môi trường đã từng được nhóm tác giả Zahid và cộng sự (2018) chứng minh một trong những nguyên nhân chính để các khách hàng quyết định hành xử theo cách thân thiện với môi trường nhất Khi đó, các khách hàng có nhận thức về việc thúc đẩy trách nhiệm với môi trường sẽ luôn có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ được thiết kế với các công năng và mục đích sử dụng có ích cho môi trường, cũng như quá trình sản xuất và các nguyên vật liệu không hoặc ít gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nhất (Lee, 2008) Nói cách khác, những khách hàng có xu hướng tìm kiếm và mua các sản phẩm vô hại đối với môi trường, thì sẽ thường bị thu hút bởi các sản phẩm ngân hàng xanh nhiều hơn, vì những sản phẩm này ít gây ô nhiễm cho môi trường, từ đó bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết đầu tiên” là:
Trang 34H1: “Thúc đẩy trách nhiệm với môi trường có tác động thuận chiều lên quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh (QDSDSPNHX) của các khách hàng tại TP.HCM
Thứ hai, “yếu tố kinh tế đã từng được nhóm tác giả Raj và cộng sự (2019) chứng minh là có ảnh hưởng vô cùng đáng kể đến quyết định sử dụng ngân hàng xanh của các khách hàng Cụ thể hơn, yếu tố kinh tế trước tiên sẽ quyết định được rất nhiều các nhân tố khác nhau liên quan đến con người, ví dụ điển hình như mức thu nhập trung bình của người dân, lãi suất của các ngân hàng, tỷ lệ lạm phát trong nước, hoặc sự phát triển của một quốc gia (Huân, 2022) Thông qua đó, yếu tố kinh tế này sẽ góp phần thay đổi được quyết định, hành vi, và suy nghĩ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm xanh nói chung và ngân hàng xanh nói riêng Khi đó, một nền kinh tế càng phát triển vững mạnh và ổn định hơn, thì tư duy của người tiêu dùng sẽ ngày càng trở nên hiện đại và tiên tiến hơn, bắt kịp với xu hướng phát triển toàn cầu, từ đó càng có cảm giác bị thúc đẩy đối với việc sử dụng các sản phẩm thân thiện như ngân hàng xanh cao hơn (Thu và cộng sự, 2022) Thông qua đó, bài nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết nghiên cứu tiếp theo” là:
H2: “Yếu tố kinh tế có tác động thuận chiều lên QDSDSPNHX của các khách hàng tại TP.HCM
Bên cạnh đó, “theo hai tác giả Laroche và Bergeron (2011), các khách hàng càng cố gắng trong việc tìm kiếm và trau dồi thêm các kiến thức có liên quan đến các sản phẩm xanh nói chung, thì quyết định tiêu dùng của họ cũng sẽ có khả năng bị thay đổi đáng kể theo hướng rất sẵn sàng chi trả với một mức giá cao hơn đáng kể dành cho các sản phẩm xanh Theo một cách diễn giải nghĩa khác, xu hướng muốn trải nghiệm các sản phẩm xanh này của người tiêu dùng sẽ không chỉ gây ra một số tác động đến đơn thuần những hành vi và ý định mua một món đồ nào đó, mà thậm chí còn chạm đến được khả năng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm xanh của các
Trang 35khách hàng (Zahid và cộng sự, 2018) Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu tiếp theo được đặt ra” chính là:
H3: “Trải nghiệm sản phẩm xanh có tác động thuận chiều lên QDSDSPNHX của các khách hàng tại TP.HCM
Ngoài ra, “Papadopoulos (2010) đưa ra nhận định rằng các tổ chức càng tham gia vào số lượng những hoạt động kinh doanh khác nhau có liên quan đến yếu tố bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên xung quanh, thì sẽ càng có cơ hội gia tăng độ nhận diện thương hiệu ngày càng cao hơn, cũng như có khả năng thu hút được nhiều khách hàng hơn Cụ thể, các hoạt động được đề cập đến ở đây có thể là rất nhiều hành động hoặc sản phẩm khác nhau, tuy nhiên nhìn chung đều hướng về một mục đích chung là thiết kế ra được những sản phẩm có tính thân thiện môi trường cao Bắt nguồn từ những xu hướng đó, Khanh và cộng sự (2021) đã cho rằng kể từ khi các khách hàng bắt đầu có xu hướng quan tâm đến các vấn đề môi trường nhiều hơn, thì nhu cầu của họ đối với tính thân thiện và gần gũi với môi trường trong các sản phẩm và dịch vụ là vô cùng quan trọng, nhất là đối với các sản phẩm có ứng dụng những tiêu chuẩn môi trường quốc tế như ISO 14001, hay ISO 50001 Từ đó, giả thuyết nghiên cứu thứ tư là:
H4: “Tính thân thiện với môi trường có tác động thuận chiều lên QDSDSPNHX của các khách hàng tại TP.HCM
Cuối cùng, “Bearden và Rose (1990) cho rằng quyết định mua hàng của các khách hàng nói chung thường sẽ rất dễ bị điều khiển hoặc tác động bởi rất nhiều các nhận xét, đánh giá, và ý kiến của người khác bên ngoài đối với việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm của bản thân họ Đối với trường hợp của các sản phẩm xanh, hai tác giả Laroche và Bergeron (2011) chỉ ra rằng đối với một sản phẩm có tính mới mẻ và thiếu thân thuộc như các sản phẩm xanh, thì các khách hàng sẽ càng có xu hướng cao hơn trong việc thu thập và chia sẻ các thông tin về các sản phẩm xanh, nhằm mục
Trang 36đích đánh giá và phân tích được những sản phẩm này có những điểm mạnh và điểm yếu như thế nào, cũng như có ảnh hưởng ra sao đến với bản thân chúng ta Nói cách khác, các khách hàng có xu hướng lựa chọn sử dụng sản phẩm xanh sẽ thường có một sự nghiên cứu, thu thập và chia sẻ những thông tin có liên quan đến các sản phẩm xanh này đến với các mối quan hệ xã hội của họ, ví dụ như bạn bè, người thân, hoặc họ hàng (Tính, 2020), do đó giả thuyết nghiên cứu cuối cùng được đặt ra là:
H5: “Hấp dẫn xã hội có tác động thuận chiều lên QDSDSPNHX của các khách hàng tại TP.HCM
2.5.2 Mô hình nghiên cứu
Trong “số các bài nghiên cứu trước đây có cùng đề tài liên quan đến sản phẩm ngân hàng xanh, bài nghiên cứu của tác giả Hà Minh Trí (2021) đã sử dụng mô hình nghiên cứu với các biến độc lập chính là: (1) yếu tố kinh tế; (2) thúc đẩy trách nhiệm môi trường; và (3) trải nghiệm sản phẩm xanh Đồng thời, nhóm tác giả Raj và cộng sự (2019) cũng đã từng chứng minh được rằng tính thân thiện với môi trường có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến quyết định sử dụng ngân hàng xanh của các khách hàng Không chỉ vậy, biến sự hấp dẫn xã hội cũng đã từng được nhóm tác giả Ellahi và cộng sự (2021) trong mô hình nghiên cứu của mình về những nhân tố ở môi trường bên ngoài có thể thúc đẩy được hành vi sử dụng ngân hàng xanh của khách hàng Bài nghiên cứu này kế thừa những biến quan sát trong mô hình nghiên cứu của nhóm các tác giả bên trên để đề xuất nên được mô hình nghiên cứu với những biến sau” đây:
Trang 37Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Hà Minh Trí (2021); Raj và cộng sự (2019); Ellahi và cộng sự (2021)
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, bài nghiên cứu đã trình bày được những cơ sở lý thuyết về ngân hàng xanh, liên quan đến khái niệm và đặc điểm, để từ đó nhìn thấy được sản phẩm ngân hàng xanh cũng có rất nhiều vai trò cả tích cực lẫn tiêu cực đối với các ngân hàng thương mại triển khai và các khách hàng sử dụng Đối với phần tổng quan nghiên cứu về ngân hàng xanh, bài nghiên cứu cho thấy các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này thường được phân chia theo hai hướng cách biệt: (1) Hướng
Trang 38nghiên cứu định tính phân tích về những tác động tốt và xấu của ngân hàng xanh đối với những nhân tố liên quan; và (2) Hướng nghiên cứu định lượng phân tích về những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ngân hàng xanh Vì bài nghiên cứu này cũng được thực hiện theo hướng nghiên cứu định lượng, do đó bài nghiên cứu đã kế thừa lại các cơ sở lý thuyết về quyết định sử dụng sản phẩm ngân hàng xanh của các khách hàng chịu sự tác động của những như: (1) thúc đẩy trách nhiệm với môi trường; (2) yếu tố kinh tế; (3) trải nghiệm sản phẩm xanh; (4) tính thân thiện với môi trường; và (5) sự hấp dẫn xã hội, để làm cơ sở xây dựng nên thang đo nghiên cứu tương ứng trong chương 3
Trang 39CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, bài nghiên cứu sẽ xác định quy trình nghiên cứu được sử dụng trong bài để xác định những bước cần thực hiện và theo dõi tiến độ triển khai Bên cạnh đó, chương 3 cũng sẽ trình bày những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài, bao gồm có phương pháp xử lý dữ liệu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu, và nguồn dữ liệu
3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Trang 40Bước 1: Xác định được vấn đề nghiên cứu từ những thực trạng ngày nay để tìm được tên đề tài thích hợp
Bước 2: Viết các đề mục cơ bản làm sườn bài để bám sát đề tài Bước 3: Tổng hợp lại các cơ sở lý luận và khung lý thuyết, cũng như các lý thuyết nền có giá trị hữu dụng cho bài nghiên cứu để giải thích một cách chi tiết hơn cho các thành phần trong bài nghiên cứu
Bước 4: Thu thập những tài liệu tham khảo và các bài nghiên cứu khoa học đã từng được thực hiện và công bố trước đây có chủ đề và đề tài liên quan, nhằm xác định được những khoảng cách nghiên cứu chưa được thực hiện và cần bù đắp, cũng như kế thừa lại một số kết quả nghiên cứu đã có trước đó
Bước 5: Xây dựng mô hình, giả thuyết và thang đo nghiên cứu phù hợp Bước 6: Tiến hành thu thập dữ liệu trong thực tế bằng cách gửi mẫu phiếu câu hỏi khảo sát qua email, đưa lên Google form để phân phát đến cho các đối tượng nghiên cứu cần thiết
Bước 7: Loại bỏ những câu trả lời không hợp lệ để làm sạch dữ liệu sau một quá trình thu thập
Bước 8: Thực hiện xử lý và phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS để kiểm định độ tin cậy của tệp dữ liệu nghiên cứu và đưa ra được kết quả cuối cùng phục vụ cho bài nghiên cứu
Bước 9: Phân tích những dữ liệu đã thu thập được để đề xuất được những hàm ý có ý nghĩa với đề tài