1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc long châu trên địa bàn thành phố thủ đức

104 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Thuốc Tại Chuỗi Nhà Thuốc Long Châu Trên Địa Bàn Thành Phố Thủ Đức
Tác giả Nguyễn Phú Thành
Người hướng dẫn TS. Cảnh Chí Hoàng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2,83 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (16)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (17)
    • 2.1. Các khái niệm liên quan (17)
    • 2.2. Khái quát về thuốc (19)
    • 2.3. Các mô hình lý thuyết và mô hình nghiên cứu nền tảng (21)
    • 2.4. Các nghiên cứu trước liên quan (24)
    • 2.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất (31)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu (37)
    • 3.2. Nghiên cứu định tính (38)
    • 3.3. Phương pháp định lượng (41)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (49)
    • 4.1. Giới thiệu về chuỗi nhà thuốc Long Châu (49)
    • 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (50)
    • 4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha (52)
    • 4.4. Kiểm định nhân tố khám phá (EFA) (53)
    • 4.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (59)
    • 4.6. Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân (69)
    • 4.7. Thảo luận các kết quả nghiên cứu (70)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (74)
    • 5.1. Kết luận (74)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (75)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng dẫn nghiên cứu tiếp theo (81)
  • PHỤ LỤC (87)

Nội dung

Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn thành phố Thủ Đức, từ đó rút ra được nh

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cực đoan, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh diễn biến phức tạp, gia tăng các loại bệnh như ung thư phổi, bệnh tim, các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp Chăm sóc sức khỏe cá nhân không chỉ là việc thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh tật mà còn là việc hỗ trợ cơ thể và tâm trí bằng cách tập thể dục, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thực hiện các cuộc kiểm tra y tế định kỳ Người dân cũng ngày càng nhận ra tầm quan trọng sức khỏe của bản thân và gia đình đang trở thành một ưu tiên hàng đầu Mọi người ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống lành mạnh và cân đối để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu Sự quan tâm đến sức khỏe cũng thể hiện qua việc ngày càng nhiều người dành thời gian và tiền bạc cho các dịch vụ y tế cũng như chi tiêu cho các loại thuốc không kê đơn cần thiết Ở Việt Nam, ngoài các nhà thuốc truyền thống ra thì hiện nay các chuỗi nhà thuốc được người dân ủng hộ nhiều phải nói đến các chuỗi nhà thuốc lớn đó là nhà thuốc An Khang - trực thuộc Thế Giới Di Động, nhà thuốc Long Châu - trực thuộc FPT Retail, nhà thuốc Pharmacity Các mô hình chuỗi nhà thuốc trên tới thời điểm hiện nay được người dân quan tâm và tin dùng đáp ứng được các tiêu chí như chất lượng dịch vụ, hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh so với các nhà thuốc truyền thống

Trong bài viết này, tác giả nhắc đến chuỗi nhà thuốc bán lẻ dược phẩm uy tín tại Việt Nam, Long Châu, thuộc sở hữu của Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT Được thành lập vào năm 2017, đến thời điểm tác giả tiến hành nghiên cứu, Long Châu đã mở rộng mạng lưới lên 1.600 nhà thuốc trên toàn bộ 63 tỉnh thành trong cả nước với 2 kho tổng chuẩn GDP, GSP vào hoạt động với diện tích lên đến 35.000 m2 tại Mê Linh, Hà Nội và 45.000 m2 tại Hựu Thạnh, Long An Kho tổng FPT Long Châu được xem là kho bán lẻ dược phẩm lớn nhất Việt Nam cả về diện tích và quy mô

Biểu đồ 1 1 Nhà thuốc Long Châu từ năm 2017 đến nay

Nhà thuốc Long Châu trong tinh thần đồng lòng với mục tiêu của mình là mang lại những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng: Làm thế nào để nhà thuốc có thể thích nghi và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, trong bối cảnh thị trường đang thay đổi liên tục? Có những sự thay đổi về tư duy, chiến lược kinh doanh nào có thể giữ chân khách hàng?

Chính vì sự cần thiết đó, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn thành phố Thủ Đức” điều này nhằm giúp các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan và nhận diện các điểm mạnh cũng như hạn chế đang tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quyết định mua hàng, giúp họ cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ trong ngành.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn thành phố Thủ Đức

Từ kết quả đạt được tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng quyết định mua của khách hàng tại hệ thống nhà thuốc Long Châu trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

₋ Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

₋ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến với quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

₋ Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức.

Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện những mục tiêu nghiên cứu trên đạt hiệu quả thì bài nghiên cứu cần phải giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu sau:

₋ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức?

₋ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức?

₋ Hàm ý quản trị nào nhằm gia tăng quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn thành phố Thủ Đức

Khách thể nghiên cứu là khách hàng đã mua thuốc ở chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

Nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn thành phố Thủ Đức Đề tại được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2024.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ và củng cố lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc nói chung và chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức nói riêng, xây dựng hệ thống thang đo và kiểm định mô hình, nghiên cứu bao gồm một số biến độc lập và biến phụ thuộc bổ sung vào các công trình nghiên cứu trước đây tại Việt Nam

Trên cơ sở phân tích những kết quả đã nghiên cứu, kiểm định sẽ xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức và từ đó sẽ là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm giữ chân khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến với chuỗi nhà thuốc của mình.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm về hành vi người tiêu dùng Đầu tiên ta nói tới người tiêu dùng đóng một vai trò trung tâm trong lĩnh vực marketing và kinh doanh Người tiêu dùng không chỉ là cá nhân hoặc tổ chức mua sản phẩm hoặc dịch vụ cho mục đích cá nhân hoặc tổ chức, mà còn là những người đóng vai trò quyết định trong chuỗi giá trị tiêu dùng, từ việc lựa chọn, sử dụng đến đánh giá sản phẩm và dịch vụ Theo Philip Kotler & Kevin Lane Keller (2012), người tiêu dùng được xem là "bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào mua hoặc có ý định mua hàng hóa hoặc dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình" Định nghĩa này nhấn mạnh rằng mục tiêu cuối cùng của người tiêu dùng là thỏa mãn nhu cầu và mong muốn cá nhân, dù đó là nhu cầu cơ bản hay phức tạp

Hành vi của người tiêu dùng do đó trở thành trọng tâm của nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực marketing Hiểu được hành vi này giúp các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tiếp thị phù hợp, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng Hơn nữa, việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi của thị trường là chìa khóa để thành công trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay

Theo Michael R Solomon (2014), hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là

"quá trình và các hoạt động mà người tiêu dùng thực hiện để tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá và xử lý sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình"

Theo Leon G Schiffman và cộng sự (2010), cung cấp một góc nhìn khác, nhấn mạnh vào ảnh hưởng của văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý lên hành vi tiêu dùng

Họ cho rằng, "Hành vi người tiêu dùng phản ánh tổng hợp của các quyết định mua hàng, cả ý thức và vô thức, được tạo ra từ sự tương tác của nhiều yếu tố ảnh hưởng" Như vậy có thể thấy rằng hành vi người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu, đòi hỏi sự hiểu biết toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và hành động tiêu dùng Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp mà còn tối ưu hóa chiến lược tiếp thị để đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng

2.1.2 Quá trình ra quyết định mua hàng

Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng bao gồm 05 giai đoạn mà người tiêu dùng cần trải qua trước khi mua hàng Bao gồm: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn thay thế, quyết định mua hàng và hậu mua hàng

Theo Kotler, P.và Armstrong, G (2010), người tiêu dùng có thể bỏ qua một vài bước trong quá trình mua sắm thông thường Tuy nhiên, khi gặp phải tình huống mua hàng mới và phức tạp, họ sẽ cần trải qua cả năm giai đoạn để hoàn tất quá trình mua sắm

Hình 2 1: Quá trình ra quyết định của người mua (Riley, J, 2012)

Quá trình ra quyết định bắt đầu bằng việc nhận biết nhu cầu Nhu cầu mua hàng được hình thành từ người mua nhận ra nhu cầu hoặc vấn đề có thể bị kích thích từ bên trong lẫn bên ngoài Kích thích bên trong là những nhu cầu cơ bản của con người, ví dụ như đói bụng lên cơn thèm đồ ăn vặt và khiến người tiêu dùng đi mua một dĩa gà rán để ăn Tác nhân kích thích từ bên ngoài có thể là một quảng cáo khiến bạn nghĩ đến việc mua một đôi giày mới Ở giai đoạn thứ hai là tìm kiếm thông tin: Theo Kotler, P và Armstrong, G, (2012), khi người tiêu dùng nhận thấy một vấn đề hoặc nhu cầu có thể được thỏa mãn khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin cần thiết để đưa ra quyết định mua hàng Người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn bằng cách nói chuyện với bạn bè hoặc gia đình, đọc tạp chí hoặc sử dụng tìm kiếm trên

Internet hoặc tham quan các cửa hàng Kết quả của việc thu thập thông tin giúp cho người tiêu dùng có một lượng thông tin mới về nhãn hiệu, sản phẩm cũng như tính năng mà sản phẩm mang lại

Sau khi thông tin được thu thập, người tiêu dùng sẽ đánh giá các lựa chọn sẵn có dựa trên nhiều tiêu chí như giá cả, chất lượng, uy tín thương hiệu, và dịch vụ sau bán hàng Mỗi người tiêu dùng sẽ có một bộ tiêu chí đánh giá khác nhau, phụ thuộc vào giá trị cá nhân và kinh nghiệm mua sắm trước đó (Blackwell và cộng sự, 2006) Ở giai đoạn thứ tư, người tiêu dùng sẽ chọn ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ tin tưởng sẽ giải quyết tốt nhất nhu cầu của mình và sẵn sàng quyết định mua hàng cuối cùng Quá trình này bao gồm cả việc lựa chọn nơi mua, phương thức thanh toán, và nhận sản phẩm

Giai đoạn cuối cùng của quá trình quyết định mua hàng là hậu mua hàng, quá trình ra quyết định của người tiêu dùng không kết thúc bằng việc mua hàng Sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, người tiêu dùng so sánh mức độ thực hiện với mong đợi và hài lòng hoặc không hài lòng Sự hài lòng xảy ra khi sự mong đợi của người tiêu dùng được đáp ứng hoặc vượt quá; sự không hài lòng xảy ra khi kết quả thực hiện dưới mức mong đợi Quá trình đánh giá sau khi mua rất quan trọng vì phản hồi thu được từ việc sử dụng sản phẩm thực tế sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua hàng trong tương lai (Solomon và cộng sự 2006).

Khái quát về thuốc

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Luật Dược 2016, “Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuốc”

“Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm”

Thuốc Đông y là các loại thuốc được chế biến từ các thành phần tự nhiên như thảo dược, rễ cây, vỏ cây, hoa và các thành phần khác từ thiên nhiên Thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị và phòng ngừa các bệnh lý trong cơ thể, thường kết hợp với các phương pháp điều trị khác như áp dụng về dinh dưỡng, tập luyện và massage Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến hiệu quả và an toàn của các loại thuốc Đông y, và nhiều loại thuốc này đã được sử dụng như một phần của phương pháp điều trị kết hợp

Thuốc kê đơn là thuốc mà chỉ được cấp phép và bán ra dưới sự chỉ định hoặc kê đơn của một bác sĩ, dược sĩ hoặc nhà y học có thẩm quyền Những loại thuốc này thường có mức độ tác động mạnh và cần được sử dụng dưới sự giám sát hoặc hướng dẫn của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị Thông thường, thuốc kê đơn được kê để điều trị các bệnh lý nặng hoặc phức tạp, và thường không nên tự ý sử dụng mà không có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế

Thuốc không kê đơn còn được gọi là thuốc không kê đơn y tế hoặc thuốc tự mua, là những loại thuốc có thể được mua và sử dụng mà không cần đến sự chỉ định hoặc kê đơn từ bác sĩ, dược sĩ hoặc nhà y học có thẩm quyền Đa số các loại thuốc không kê đơn được bán tại các cửa hàng dược phẩm hoặc các điểm bán lẻ khác mà không cần đến sự can thiệp của một chuyên gia y tế

Các loại thuốc không kê đơn thường bao gồm các sản phẩm như thuốc ho, thuốc giảm đau, thuốc ngủ, các loại vitamin và khoáng chất, và nhiều sản phẩm khác

Thuốc gây nghiện là những loại thuốc khi sử dụng có khả năng tạo ra sự phụ thuộc và nghiện ngại trong cơ thể và tâm trí của người dùng Các loại thuốc này thường là những chất hoạt động lên hệ thần kinh trung ương, thay đổi cảm giác, tư duy và tâm trạng của người sử dụng

Thuốc sinh học là các loại thuốc được sản xuất từ các tế bào hoặc protein sinh học, thường là các protein hoặc peptide có chức năng sinh học trong cơ thể Các loại thuốc sinh học bao gồm insulin, hormone tăng trưởng, các loại kháng thể monoclonal, và enzyme Chúng thường được sản xuất thông qua các phương pháp sinh học như vi khuẩn recombinant hoặc các hệ thống tế bào mammalian

Vắc xin là các loại thuốc được phát triển để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng Vắc xin thường chứa các thành phần như vi khuẩn, virus yếu hoặc các thành phần khác từ tác nhân gây bệnh, được điều chỉnh để không gây ra bệnh lý mạnh mẽ nhưng vẫn kích thích phản ứng miễn dịch Vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như bệnh viêm gan, bệnh uốn ván, sốt xuất huyết, và COVID-19.

Các mô hình lý thuyết và mô hình nghiên cứu nền tảng

2.3.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)

Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA), do Fishbein và Ajzen phát triển vào năm 1975, cho rằng thái độ và chuẩn mực chủ quan là hai yếu tố chính tác động đến hành vi của con người Thái độ đối với hành vi được chia thành ba khía cạnh: thái độ nhận thức, thái độ cảm xúc và thái độ hành vi Thái độ nhận thức liên quan đến niềm tin của một người về các đặc điểm của một đối tượng, hành vi hay người khác Thái độ cảm xúc thể hiện cảm giác của một người đối với đối tượng, hành vi hoặc người đó Thái độ hành vi là niềm tin của một người về khả năng thực hiện hành vi cụ thể

Chuẩn mực chủ quan của hành vi cũng gồm ba khía cạnh: chuẩn nhận thức, chuẩn cảm xúc và chuẩn hành vi Chuẩn nhận thức liên quan đến niềm tin của một người về kỳ vọng của những người quan trọng đối với họ khi thực hiện một hành vi Chuẩn cảm xúc thể hiện cảm giác của một người về kỳ vọng của những người quan trọng Chuẩn hành vi liên quan đến niềm tin của một người về khả năng thực hiện hành vi nhất định dựa trên kỳ vọng của những người quan trọng

Theo lý thuyết này, một người sẽ có xu hướng thực hiện một hành vi nếu họ có thái độ tích cực và cảm thấy áp lực xã hội để thực hiện hành vi đó Điều này có thể giải thích tại sao nhiều người mua sắm trực tuyến hơn khi họ tin rằng việc này sẽ tiện lợi và tiết kiệm thời gian TRA được áp dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu liên quan đến hành vi con người

Nguồn: Tác giả Fishbein và Ajen (1975)

Mô hình AIDA được viết tắt của Attention (Chú ý), Interest (Quan tâm), Desire

(Mong muốn) và Action (Hành động) là một khung lý thuyết quan trọng trong marketing giúp phân tích quy trình mà khách hàng trải qua trước khi đưa ra quyết định mua hàng Giai đoạn đầu tiên, "Chú ý" nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của khách hàng thông qua các hình thức quảng cáo và truyền thông sáng tạo Khi khách hàng đã chú ý đến sản phẩm thì bước tiếp theo là "Quan tâm" trong đó thông tin chi tiết về sản phẩm được cung cấp để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích và tính năng mà sản phẩm mang lại Tiếp theo là giai đoạn "Mong muốn"là nơi khách hàng

Hình 2 2 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Niềm tin đối với thuộc tính sản phẩm Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính của sản phẩm

Niềm tin về những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên hay không nên mua sản phẩm Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính của sản phẩm

Xu hướng hành vi Hành vi thực sự bắt đầu cảm thấy cần thiết phải sở hữu sản phẩm, thường thông qua việc nhấn mạnh các lợi ích mà nó mang lại cho cuộc sống của họ Cuối cùng, giai đoạn "Hành động" khuyến khích khách hàng thực hiện quyết định mua hàng có thể thông qua các chương trình khuyến mãi hoặc hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện giao dịch Mô hình AIDA đã được nhiều chuyên gia marketing công nhận và ứng dụng rộng rãi Theo Kotler và Keller (2016) đã chỉ ra, mô hình này không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng mà còn tối ưu hóa các chiến lược marketing nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thúc đẩy doanh số

Nguồn: Tác E St Elmo Lewis (1898)

Các nghiên cứu trước liên quan

Meseret Wube Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020) thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua các loại thuốc không cần kê đơn (OTC) tại các hiệu thuốc cộng đồng ở Ethiopia” Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc OTC của người tiêu dùng

Sử dụng thiết kế nghiên cứu định lượng, các tác giả đã phân tích dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi tự điền và phần mềm SPSS phiên bản 23 Phát hiện chính bao gồm việc khám phá ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa của lời khuyên từ dược sĩ, giá cả, và nước xuất xứ của thuốc đối với quyết định mua hàng của người tiêu dùng Tuy nhiên, kinh nghiệm trong quá khứ và khuyến nghị của gia đình và bạn bè không có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua thuốc OTC Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng các công ty dược phẩm nên tập trung vào việc tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả, bao gồm cả việc xem xét lời khuyên của dược sĩ, giá cả, và nguồn gốc của sản phẩm, để tăng cường quyết định mua của người tiêu dùng Đồng thời, họ cũng khuyến khích thực hiện nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của kinh nghiệm trước đó và lời giới thiệu từ người thân và bạn bè

Hình 2 4 Mô hình nghiên của Meseret Wube Temechewu & Mulugeta

Nguồn: Meseret Wube Temechewu & Mulugeta Gebremedhin (2020)

Nilay TARHAN và Miray ARSLAN (2022) trong nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc đối với cộng đồng dược sĩ Dữ liệu thu thập được từ 250 biểu mẫu khảo sát đã được phân tích sử dụng phần mềm SPSS về độ tin cậy, tương quan, và phân tích hồi quy, điều này cho phép nhóm nghiên cứu xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với hành vi mua thuốc Nghiên cứu này tập trung vào một loạt các yếu tố, từ cá nhân, chuyên môn đến môi trường kinh doanh và yêu cầu pháp lý Các kết quả được thu thập đã tiết lộ rằng các yếu tố như chất lượng thuốc, uy tín của nhà cung cấp, cũng như chính sách bảo hành và dịch vụ sau bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình quyết định mua hàng của dược sĩ Mặc dù vậy, các yếu tố như giá cả và khuyến mãi không thực sự đóng góp đáng kể đến quyết định mua thuốc Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu chặt chẽ và tiêu chuẩn, nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn toàn diện về những yếu tố chi phối hành vi mua thuốc của dược sĩ, từ đó định hình công tác quản lý và chiến lược kinh doanh tại các cơ sở y tế và nhà thuốc

Kinh nghiệm trong quá khứ

Khuyến nghị của gia đình và bạn bè

Lời khuyên của dược sĩ

Hình 2 5 Mô hình nghiên của Nilay TARHAN và Miray ARSLAN (2022)

Nguồn: Nilay TARHAN và Miray ARSLAN (2022)

PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022) trong nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thuốc không kê đơn (OTC) của người tiêu dùng, tác giả đã thực hiện một khảo sát nhằm phân tích quyết định mua thuốc theo và không theo đơn của người tiêu dùng Trong đó, các yếu tố như lượng thông tin về thuốc không kê đơn và chi phí khám bệnh có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến quyết định mua thuốc của bệnh nhân Tác giả cũng đã sử dụng kỹ năng phân tích thống kê để sàng lọc và giải thích dữ liệu Nhờ vậy, họ đưa ra nhận thấy rằng những người chịu ảnh hưởng của những thông điệp quảng cáo về các loại thuốc không kê đơn trên TV và mạng xã hội có xu hướng mua thuốc này nhiều hơn Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy rằng trong thời đại dịch Covid-19, do sự tăng tốc của việc mua thuốc trực tuyến, có thể tạo ra một loạt các vấn đề về sức khỏe công cộng do sự thiếu hụt thông tin chính xác và tin cậy Tóm lại, nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn mở rộng về hành vi mua thuốc không kê đơn của người tiêu dùng, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đó Nhưng cũng khẳng định rằng việc tự mua thuốc không kê đơn khá phổ biến trong quãng thời gian khám bệnh tự cách ly và trước khi khám bệnh

Khả năng tiếp cận sản phẩm Giá Bao bì Nội dung Kỳ vọng của bệnh nhân Chất lượng Niềm tin vào nhà sản xuất

Hình 2 6 Mô hình nghiên của PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

Nguồn: PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

Ngô Ngọc Anh Thư (2023) trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định mua thuốc trực tuyến của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã khảo sát từ 323 khách hàng khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi Trong đó có 5 yếu tố ảnh hưởng tích và 2 yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định của khách hàng ở TP.HCM Kết quả nghiên cứu có thể giúp các doanh nghiệp, nhà thuốc có những kế hoạch tiếp thị, chiến lược bán hàng hiệu quả hơn, tiếp cận khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ trong ngành dược phẩm

Quyết định mua thuốc Giá cả

Kinh nghiệm trong quá khứ

Hình 2 7 Mô hình nghiên của Ngô Ngọc Anh Thư (2023)

Nguồn: Ngô Ngọc Anh Thư (2023) Đặng Văn Út và Lưu Tiến Thuận (2021), trong nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định mua thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp của người tiêu dùng tại tỉnh Đồng Tháp, khảo sát đã được thực hiện trên 195 người tiêu dùng Các phương pháp kiểm định được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp Các yếu tố đó bao gồm: Truyền thông-quảng cáo; chuẩn chủ quan; chất lượng cảm nhận; thái độ chấp nhận thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp; ý thức về sức khỏe; và sự an toàn khi sử dụng thực phẩm

Quyết định mua thuốc trực tuyến của khách hàng

Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức sự hữu ích

Cảm nhận rủi ro chất lượng sản phẩm

Cảm nhận rủi ro chất lượng dịch vụ

H 4 chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp Nghiên cứu này đã đóng góp về mặt học thuật trong việc thiết lập thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua TPCN Đồng thời, bài nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm tăng cường quyết định mua thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp của người tiêu dùng

Hình 2 8 Mô hình nghiên cứu của Đặng Văn Út và Lưu Tiến Thuận (2021)

Nguồn: Đặng Văn Út và Lưu Tiến Thuận (2021)

Huỳnh Thuận Nữ (2022), nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn dịch COVID-19, dựa trên mô hình mở rộng của lý thuyết Hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour – TPB)

Mô hình nghiên cứu này bao gồm 5 yếu tố độc lập: thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nỗi sợ COVID-19 và giá trị sức khỏe, cùng với 2 yếu tố phụ thuộc là ý định mua hàng và hành vi mua hàng, trong đó ý định mua hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 348 người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát trực tuyến, và áp dụng các

Quyết định mua TPCN hỗ trợ điều trị THK

Thái độ chấp nhận TPCN hỗ trợ điều trị THK

Chất lượng cảm nhận Ý thức về sức khỏe

Sự an toàn khi dùng

TPCN hỗ trợ điều trị THK

H 6 + phương pháp phân tích định lượng như phân tích khẳng định nhân tố (CFA), phân tích mô hình cấu trúc (SEM) và phân tích ANOVA Kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thu hút người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân trong thời kỳ dịch COVID-19

Hình 2 9 Mô hình nghiên cứu của Huỳnh Thuận Nữ (2022)

Nhìn chung các bài nghiên cứu trong nước và ngoài nước đều có điểm chung là sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc trong nghiên cứu là lời khuyên của dược sĩ, giá cả, kinh nghiệm trước đây , chuẩn chủ quan, giá trị sức khỏe có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua thuốc, cụ thể hơn phù hợp với mục đích của nghiên cứu đề tài này Ý định mua sắm

Nhận thức kiểm soát hành vi

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5.1 Đề xuất các yếu tố

Dựa trên các mô hình nghiên cứu và các công trình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu ở Thành Phố Thủ Đức, tác giả đã tổng hợp và kết hợp một số biến quan sát, từ đó đề xuất các yếu tố ảnh hưởng như sau:

Bảng 2 1 Đề xuất các yếu tố

Tên yếu tố Nguồn tham khảo

Lời khuyên của dược sĩ

Meseret Wube Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020), PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

Meseret Wube Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020), Nilay TARHAN và Miray ARSLAN (2022), PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

Meseret Wube Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020), PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

Ngô Ngọc Anh Thư (2023), Đặng Văn Út và Lưu Tiến Thuận (2021),

Huỳnh Thuận Nữ (2022) Giá trị sức khỏe Đặng Văn Út và Lưu Tiến Thuận

2.5.2.1 Yếu tố về lời khuyên của dược sĩ

Lời khuyên của dược sĩ có thể được định nghĩa là những thông tin, hướng dẫn và đề xuất mà dược sĩ cung cấp cho người tiêu dùng liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng và bảo quản thuốc Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định và quyết định mua thuốc của người tiêu dùng, đặc biệt là khi họ thiếu kiến thức chuyên môn về dược phẩm Nghiên cứu của Herborg và cộng sự (2007) cho thấy rằng lời khuyên của dược sĩ có thể giúp cải thiện hiểu biết của người tiêu dùng về thuốc và tăng cường tuân thủ điều trị Ngoài ra, Marino và cộng sự (2020) nhấn mạnh rằng lời khuyên chuyên môn từ dược sĩ có thể tạo ra sự tin tưởng và an tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn và sử dụng thuốc Thực tế, nhiều người tiêu dùng dựa vào sự hướng dẫn của dược sĩ để đưa ra quyết định mua thuốc, đặc biệt khi đối diện với các lựa chọn phức tạp hoặc khi mua các loại thuốc không kê đơn Lời khuyên của dược sĩ không chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin về sản phẩm mà còn bao gồm việc giải thích về liều lượng, cách sử dụng, tác dụng phụ tiềm tàng và tương tác thuốc Theo nghiên cứu của Koster và cộng sự (2018), sự tương tác giữa dược sĩ và người tiêu dùng có thể cải thiện sự hài lòng của khách hàng và khuyến khích hành vi mua hàng lặp lại

Giả thuyết H1: “Lời khuyên của dược sĩ” có ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

2.5.2.2 Yếu tố về giá cả

Giá cả là một yếu tố thường xuyên xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng và có tác động lớn đến thói quen mua sắm Theo Kotler và Keller (2012), giá cả được định nghĩa là "số lượng tiền hoặc các yếu tố có giá trị khác mà người tiêu dùng trao đổi để có được lợi ích từ việc sở hữu hoặc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ" Từ góc độ kinh doanh, giá cả cũng đại diện cho doanh thu của doanh nghiệp và là một trong những yếu tố quyết định lợi nhuận Kotler và Keller cũng nhấn mạnh rằng, việc định giá không chỉ đơn thuần là việc xác định mức giá mà còn là một chiến lược quản lý cấp cao, ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường Việc định giá phải xem xét nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, giá của đối thủ cạnh tranh, giá trị nhận thức của người tiêu dùng, và điều kiện thị trường Do đó, tác giả đưa giá cả là yếu tố kế tiếp

Giả thuyết H2: “Giá cả” có ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

2.5.2.3 Yếu tố về kinh nghiệm trong quá khứ

Theo nhiều nghiên cứu trước việc xem xét các hành vi tiêu dùng trước đó có thể giúp xác định ý định hành vi của người tiêu dùng Chen và cộng sự (2011) nhấn mạnh rằng kinh nghiệm trong quá khứ có thể được sử dụng để dự đoán các hành vi trong tương lai của người tiêu dùng Experian (2016) phân tích rằng kinh nghiệm của người tiêu dùng bao gồm sự quen thuộc và kỹ năng chuyên môn Sự quen thuộc là lượng kinh nghiệm mà người tiêu dùng tích lũy về một sản phẩm, trong khi kỹ năng chuyên môn là khả năng hiệu quả liên quan đến sản phẩm đó Nếu người tiêu dùng đã từng có những trải nghiệm tích cực với một loại sản phẩm nào đó trong quá khứ, họ sẽ có xu hướng quay lại sử dụng sản phẩm đó trong tương lai Smith và cộng sự (2014) cho rằng mức độ hiểu biết của người tiêu dùng càng cao thì ảnh hưởng của sự phù hợp đối với đánh giá của họ về việc mở rộng thương hiệu càng lớn Phan và cộng sự (2020) cũng phát hiện rằng người tiêu dùng sẵn sàng mua các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm mua hàng trước đây của họ

Giả thuyết H3: “Kinh nghiệm trong quá khứ” có ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

2.5.2.4 Yếu tố về chuẩn chủ quan

Chuẩn chủ quan có thể được định nghĩa là những áp lực xã hội và các tiêu chuẩn được cá nhân nhận thức mà họ cảm thấy phải tuân theo khi đưa ra quyết định Yếu tố này liên quan đến cách mà nhận thức của cá nhân về kỳ vọng của người khác (như gia đình, bạn bè, và xã hội) ảnh hưởng đến hành vi và ý định mua hàng của họ Theo Fishbein và Ajzen (1975), chuẩn chủ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định hành vi của cá nhân thông qua lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior) Khi một người tin rằng những người quan trọng đối với họ mong muốn họ thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nào đó, người đó sẽ có xu hướng điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với những kỳ vọng này Nghiên cứu của Sheth và cộng sự (1991) chỉ ra rằng chuẩn chủ quan có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng, đặc biệt trong các tình huống mua sắm có tính xã hội cao hoặc khi sản phẩm có tính tương tác cao Trong bối cảnh mua thuốc tại nhà thuốc, những người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người thân, bạn bè hoặc những người mà họ tin tưởng về việc sử dụng một loại thuốc cụ thể Chuẩn chủ quan còn được thể hiện thông qua sự tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội và văn hóa trong quyết định mua hàng Nghiên cứu của Park và cộng sự (2004) cho thấy rằng áp lực xã hội có thể làm tăng khả năng mua hàng khi người tiêu dùng cảm thấy cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng xã hội

Giả thuyết H4: “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

2.5.2.5 Yếu tố về giá trị sức khỏe

Giá trị sức khỏe có thể được định nghĩa là mức độ quan tâm và ưu tiên mà người tiêu dùng dành cho sức khỏe cá nhân khi đưa ra các quyết định mua sắm Điều này bao gồm việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ nhằm cải thiện hoặc duy trì tình trạng sức khỏe tốt Trong bối cảnh mua thuốc, giá trị sức khỏe thể hiện qua việc người tiêu dùng chọn mua các loại thuốc hoặc sản phẩm y tế dựa trên khả năng mang lại lợi ích sức khỏe, hiệu quả điều trị, và an toàn sử dụng Nghiên cứu của Becker và Maiman (1975) về mô hình niềm tin sức khỏe cho thấy rằng nhận thức về lợi ích sức khỏe và mối đe dọa đối với sức khỏe có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi chăm sóc sức khỏe của cá nhân Khi người tiêu dùng nhận thức rõ ràng về những lợi ích sức khỏe từ việc sử dụng một sản phẩm cụ thể, họ sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm đó.Trong nghiên cứu của Dutta-Bergman (2006) , giá trị sức khỏe được xác định là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm thông tin y tế và tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm thuốc và dịch vụ y tế mà họ tin rằng sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cao nhất Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2017) chỉ ra rằng người tiêu dùng có giá trị sức khỏe cao thường ưu tiên các sản phẩm có thành phần tự nhiên, ít tác dụng phụ và đã được chứng minh lâm sàng về tính hiệu quả và an toàn Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mua thuốc tại các nhà thuốc, nơi người tiêu dùng tìm kiếm sự an tâm và tin cậy trong các sản phẩm y tế mà họ sử dụng

Giả thuyết H5: “Giá trị sức khỏe” có ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

Hình 2 10 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Lời khuyên của dược sĩ

Kinh nghiệm trong quá khứ

Trong Chương 2, tác giả đã giới thiệu các khái niệm cơ bản và cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, đồng thời phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng Bên cạnh đó, tác giả cũng đã xem xét một số tài liệu và nghiên cứu tương tự từ cả trong nước và quốc tế Từ những phân tích này, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức cho bài khóa luận, bao gồm 05 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình thực hiện nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bắt đầu từ việc xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Tiếp theo là tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước đây để làm cơ sở cho việc hình thành thang đo nhập Sau đó, tiến hành khảo sát thử nghiệm với một mẫu nhỏ để lọc và hoàn thiện câu hỏi, dẫn đến việc xác định thang đo chính thức Thang đo này được áp dụng để thu thập dữ liệu nghiên cứu chính thức Tiếp theo, thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm tra tương quan giữa các biến tổng, và cuối cùng là kiểm định EFA để khám phá trọng số của các nhân tố, xác định số lượng nhân tố và phần trăm phương sai mỗi nhân tố đóng góp cho mô hình Sau khi phân tích dữ liệu, tiến hành phân tích kết quả và thảo luận, cuối cùng là kết luận và đề xuất

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu của đề tài

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Nghiên cứu định tính

3.2.1 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu định tính

Mục đích chính của nghiên cứu này là để đánh giá xem các thang đo sử dụng trong nghiên cứu liên quan đến việc mua thuốc có phù hợp với đối tượng nghiên cứu của tác giả - những người tiêu dùng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu Tác giả xây dựng một bảng câu hỏi với các thuật ngữ rõ ràng và dễ hiểu, đảm bảo rằng mỗi câu hỏi đều rõ ràng và có ý nghĩa rõ ràng, nhằm tránh sự hiểu lầm từ phía người tham gia khảo sát Mỗi câu hỏi đều nhằm mục tiêu đánh giá một yếu tố cụ thể có thể ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của người tiêu dùng

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Đề xuất mô hình và các thang đo

Nghiên cứu định tính Hiệu chỉnh thang đo Nghiên cứu định lượng

Kiểm định độ tin cậy

Kiểm định EFA (Exploratory Factor Analysis)

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy

Viết báo cáo nghiên cứu

Tác giả thực hiện nghiên cứu vào tháng 06/2024 Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là khách hàng thường xuyên mua thuốc tại các cửa hàng Long Châu, Người tiêu dùng ngẫu nhiên đã mua thuốc tại Long Châu ít nhất một lần, Cư dân sống trong khu vực gần chuỗi nhà thuốc Long Châu hoặc có khả năng tiếp cận cửa hàng tại địa bàn thành phố Thủ Đức

Dựa vào các nghiên cứu nền tảng và các cuộc khảo sát đã được thực hiện trong và ngoài nước, tác giả đã thu thập và tổng hợp các thang đo để tiến hành nghiên cứu định tính Sau đây là các thang đo đã được tổng hợp:

Bảng 3 1 Thang đo nháp dùng trong nghiên cứu

Ký hiệu Thang đo Nguồn

DS Lời khuyên của dược sĩ

DS1 Dược sĩ tại nhà thuốc Long Châu cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm Meseret Wube

Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020), PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

DS2 Tôi cảm thấy dược sĩ tại nhà thuốc Long Châu có chuyên môn cao

DS3 Lời khuyên của dược sĩ giúp tôi tin tưởng hơn vào quyết định mua thuốc

DS4 Dược sĩ giải thích kỹ càng về cách sử dụng và liều lượng của thuốc

GC1 Giá cả của các loại thuốc tại nhà thuốc Long Châu là hợp lý Meseret Wube

Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020), Nilay TARHAN và Miray ARSLAN (2022), PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

GC2 Giá cả của thuốc tại nhà thuốc Long Châu phù hợp với ngân sách của tôi

GC3 Tôi tin rằng giá thuốc tại nhà thuốc Long Châu phản ánh đúng giá trị của nó

GC4 Tôi cảm thấy giá thuốc tại nhà thuốc Long Châu cạnh tranh so với các nhà thuốc khác

KN Kinh nghiệm trong quá khứ

KN1 Tôi hài lòng với chất lượng dịch vụ tại nhà thuốc

Long Châu từ những lần mua trước Meseret Wube

Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020), PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

KN2 Kinh nghiệm trong quá khứ với nhà thuốc Long

Châu ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc hiện tại của tôi

KN3 Tôi đã từng được tư vấn hiệu quả bởi dược sĩ tại nhà thuốc Long Châu trong quá khứ

KN4 Tôi sẽ tiếp tục mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu dựa trên những kinh nghiệm tốt từ trước

CCQ1 Ý kiến của những người quan trọng đối với tôi ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của tôi Ngô Ngọc Anh Thư

(2023), Đặng Văn Út và Lưu Tiến Thuận (2021), Huỳnh Thuận Nữ (2022)

CCQ 2 Tôi quan tâm đến ý kiến của gia đình và bạn bè khi mua thuốc

CCQ 3 Gia đình và bạn bè tôi khuyến khích mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu

CCQ 4 Tôi tin rằng những người xung quanh sẽ ủng hộ việc tôi mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu

GTSK Giá trị sức khỏe

GTSK1 Tôi mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu vì tôi tin rằng chúng có chất lượng cao Đặng Văn Út và

GTSK2 Nhà thuốc Long Châu cung cấp những sản phẩm tốt cho sức khỏe của tôi

GTSK3 Sự đảm bảo về sức khỏe khi sử dụng thuốc từ nhà thuốc Long Châu là yếu tố quan trọng đối với tôi

GTSK4 Tôi chọn mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu vì giá trị sức khỏe mà sản phẩm mang lại

QD Quyết định mua thuốc

QD1 Tôi cảm thấy quyết định mua thuốc tại nhà thuốc

Long Châu là hợp lý

Nilay TARHAN và Miray ARSLAN (2022)

QD2 Tôi hài lòng với chất lượng thuốc tại nhà thuốc

QD3 Tôi sẽ tiếp tục mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu trong tương lai

QD4 Tôi sẽ giới thiệu nhà thuốc Long Châu cho người thân và bạn bè.

Phương pháp định lượng

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được áp dụng để thu thập dữ liệu từ các khách hàng Điều này giúp tránh sự thiên vị và đảm bảo rằng mỗi khách hàng đều có cơ hội ngang nhau được chọn vào mẫu khảo sát

Kích thước mẫu được xác định dựa trên mục tiêu nghiên cứu và độ chính xác mong muốn của kết quả Ban đầu, với 20 biến quan sát độc lập và 5 yếu tố, áp dụng công thức của Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu cần có sẽ là n = 20*50 Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện và tính khả thi, theo Hoelter (1983) với tỉ lệ hồi đáp dự kiến là 90%, kích thước mẫu cần thiết được xác định như sau: kích thước mẫu

= 200 + 200 × 10% = 220 Nghiên cứu của Hair và cộng sự (2010) cũng chỉ ra rằng để đảm bảo độ tin cậy và tính tổng quát của kết quả, kích thước mẫu tối thiểu cho phân tích nhân tố khám phá cần phải đạt ít nhất 200 Do đó, kích thước mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu này là 220 đối tượng

Sau khi tiến hành phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều đồng ý với các yếu tố mà tác giả đã đề xuất Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng các câu hỏi nghiên cứu cần được diễn đạt ngắn gọn và rõ ràng hơn

Nghiên cứu này được thực hiện thang đo Likert gồm 5 mức độ, trong đó đáp viên sẽ chọn vào từ 1 trong 5 mức độ phản ánh ý kiến của họ trên thang đo Cụ thể, thang đo Likert có các mức như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, và (5) Hoàn toàn đồng ý

3.3.2.1 Lời khuyên của dược sĩ

Lời khuyên của dược sĩ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của khách hàng Dược sĩ tại chuỗi nhà thuốc Long Châu không chỉ cung cấp thông tin về công dụng và liều dùng của thuốc mà còn tư vấn về các vấn đề sức khỏe liên quan Sự tận tâm và chuyên nghiệp của dược sĩ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn khi lựa chọn mua thuốc tại đây Do đó, lời khuyên của dược sĩ đóng vai trò then chốt trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Bảng 3 2 Thang đo lời khuyên của dược sĩ

Lời khuyên của dược sĩ

DS1 Dược sĩ tại nhà thuốc Long Châu cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm Meseret Wube

Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020), PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

DS2 Tôi cảm thấy dược sĩ tại nhà thuốc Long Châu có chuyên môn cao

DS3 Lời khuyên của dược sĩ giúp tôi tin tưởng hơn vào quyết định mua thuốc

DS4 Dược sĩ giải thích kỹ càng về cách sử dụng và liều lượng của thuốc

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Giá cả là một yếu tố quan trọng thể hiện số tiền mà người mua cần trả để có được một loại thuốc nhất định Khi mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu, khách hàng thường nhận được nhiều ưu đãi về giá thông qua các chương trình khuyến mãi được tổ chức thường xuyên

Bảng 3 3 Thang đo giá cả

GC1 Giá cả của các loại thuốc tại nhà thuốc Long Châu là hợp lý

Meseret Wube Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020), Nilay TARHAN và Miray ARSLAN (2022), PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

GC2 Giá cả của thuốc tại nhà thuốc Long Châu phù hợp với ngân sách của tôi

GC3 Tôi tin rằng giá thuốc tại nhà thuốc Long Châu phản ánh đúng giá trị của nó

GC4 Tôi cảm thấy giá thuốc tại nhà thuốc Long Châu cạnh tranh so với các nhà thuốc khác

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.2.3 Kinh nghiệm trong quá khứ

Những trải nghiệm tốt như nhận được thuốc chất lượng, dịch vụ tư vấn nhiệt tình và chăm sóc khách hàng chu đáo sẽ làm tăng khả năng khách hàng quay lại mua thuốc Ngược lại, những trải nghiệm không tốt có thể làm giảm sự tin tưởng và quyết định mua hàng trong tương lai Do đó, việc duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ không ngừng là cần thiết để tạo dựng và duy trì lòng tin của khách hàng

Bảng 3 4 Thang đo kinh nghiệm trong quá khứ

Kinh nghiệm trong quá khứ

KN1 Tôi hài lòng với chất lượng dịch vụ tại nhà thuốc

Long Châu từ những lần mua trước Meseret Wube

Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020), PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022)

KN2 Kinh nghiệm trong quá khứ với nhà thuốc Long Châu ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc hiện tại của tôi

KN3 Tôi đã từng được tư vấn hiệu quả bởi dược sĩ tại nhà thuốc Long Châu trong quá khứ

KN4 Tôi sẽ tiếp tục mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu dựa trên những kinh nghiệm tốt từ trước

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chuẩn chủ quan đề cập đến các tiêu chí và tiêu chuẩn cá nhân mà khách hàng tự đặt ra khi mua thuốc Những chuẩn mực này có thể bao gồm sự tin cậy vào thương hiệu, đánh giá cá nhân về chất lượng thuốc, hoặc sự ảnh hưởng từ lời khuyên của bạn bè và gia đình Tại chuỗi nhà thuốc Long Châu, việc duy trì uy tín thương hiệu và đảm bảo chất lượng thuốc luôn đạt chuẩn là rất quan trọng Khách hàng thường dựa vào những chuẩn mực này để đánh giá và quyết định mua thuốc Do đó, việc hiểu và đáp ứng được những kỳ vọng cá nhân này sẽ giúp chuỗi nhà thuốc Long Châu thu hút và giữ chân khách hàng

Bảng 3 5 Thang đo chuẩn chủ quan

CCQ1 Ý kiến của những người quan trọng đối với tôi ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của tôi Ngô Ngọc Anh

Thư (2023), Đặng Văn Út và Lưu Tiến Thuận (2021), Huỳnh Thuận Nữ (2022)

CCQ2 Tôi quan tâm đến ý kiến của gia đình và bạn bè khi mua thuốc

CCQ3 Gia đình và bạn bè tôi khuyến khích mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu

CCQ4 Tôi tin rằng những người xung quanh sẽ ủng hộ việc tôi mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 3 6 Thang đo giá trị sức khỏe

Giá trị sức khỏe GTSK1 Tôi mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu vì tôi tin rằng chúng có chất lượng cao Đặng Văn Út và

GTSK2 Nhà thuốc Long Châu cung cấp những sản phẩm tốt cho sức khỏe của tôi

GTSK3 Sự đảm bảo về sức khỏe khi sử dụng thuốc từ nhà thuốc Long Châu là yếu tố quan trọng đối với tôi

GTSK4 Tôi chọn mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu vì giá trị sức khỏe mà sản phẩm mang lại

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 3 7 Thang đo quyết định mua thuốc

QD1 Tôi cảm thấy quyết định mua thuốc tại nhà thuốc

Long Châu là hợp lý

Nilay TARHAN và Miray ARSLAN (2022)

QD2 Tôi hài lòng với chất lượng thuốc tại nhà thuốc Long

QD3 Tôi sẽ tiếp tục mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu trong tương lai

QD4 Tôi sẽ giới thiệu nhà thuốc Long Châu cho người thân và bạn bè

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Thu thập dữ liệu sơ cấp Để thu thập thông tin từ khách hàng của chuỗi nhà thuốc Long Châu tại thành phố Thủ Đức về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc, dữ liệu được thu thập qua bảng câu hỏi trực tuyến trên Google Forms Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường các biến quan sát Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu khảo sát và cung cấp thông tin bổ sung cho việc đề xuất chính sách, bảng câu hỏi còn thu thập thông tin về giới tính, độ tuổi, tần suất mua thuốc và mua thuốc ở tiệm thuốc nào

Kiểm tra độ tin cậy thang đo Để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn sử dụng hệ số Cronbach's alpha Hệ số này đánh giá độ tin cậy của thang đo khi có từ 3 biến quan sát trở lên, với giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1 Giá trị càng cao thì độ tin cậy càng tốt Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach's alpha vượt quá 0.95, điều này có thể ám chỉ rằng các biến có tính tương đồng cao hoặc trùng lặp Hệ số này đo lường mức độ tương quan giữa mỗi biến quan sát với tổng các biến khác trong thang đo Theo George và Mallery (2003), hệ số Cronbach's alpha trong khoảng 0.75 đến 0.95 được coi là đạt yêu cầu Để được chấp nhận, hệ số tương quan giữa các biến với biến tổng phải từ 0.3 trở lên và hệ số Cronbach's alpha của biến tổng phải ít nhất là 0.6 Dựa trên các nghiên cứu hiện có, tác giả sẽ giữ lại các biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng từ 0.3 trở lên và những biến quan sát có hệ số Cronbach's alpha lớn hơn 0.6

Kiểm định giá trị thang đo

Trong nghiên cứu này, để đảm bảo độ tin cậy của thang đo trước khi kiểm định giả thuyết, tác giả tiến hành kiểm tra bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Quá trình này giúp rút gọn các biến quan sát thành các nhóm nhân tố có ý nghĩa Theo hướng dẫn của Hair và cộng sự (2010), khi thực hiện EFA, cần chú ý đến hệ số KMO, với giá trị yêu cầu tối thiểu là 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 Thêm vào đó, sự chênh lệch giữa các hệ số tải phải đạt ít nhất 0.3 Thang đo được xem là đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% và giá trị Eigenvalue vượt quá 1

Bước 1: Kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan

Bước 2: Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy:

Tiếp theo, tiến hành các bước phân tích hồi quy như sau: Để xây dựng mô hình hồi quy đa biến, tác giả áp dụng phương pháp Enter, đưa tất cả các biến độc lập vào mô hình Sau đó, chỉ số R bình phương (R-squared) được sử dụng để đánh giá khả năng giải thích của mô hình đối với biến phụ thuộc Tuy nhiên, vì chỉ số R bình phương có thể tăng khi số lượng biến độc lập tăng, nên tác giả chọn chỉ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R-squared) để đánh giá độ phù hợp của mô hình, vì chỉ số này loại bỏ ảnh hưởng của số lượng biến độc lập, cho kết quả chính xác hơn

Ngoài ra, phương pháp phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để kiểm định tính phù hợp và tối ưu hóa mô hình hồi quy Nếu giá trị thống kê F trong phân tích ANOVA có mức ý nghĩa (sig.) nhỏ hơn 0.05, giả thuyết về sự không tồn tại mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập sẽ bị bác bỏ Điều này đồng nghĩa với việc các biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê và có thể giải thích sự biến động của biến phụ thuộc, từ đó xác nhận mô hình nghiên cứu là phù hợp

Cuối cùng, việc xác định các hệ số hồi quy trong phương trình hồi quy cho phép đo lường mức độ thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi một biến độc lập thay đổi một đơn vị, với điều kiện các biến độc lập khác không đổi Hệ số hồi quy, ký hiệu là B, cũng giúp xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Giới thiệu về chuỗi nhà thuốc Long Châu

Chuỗi nhà thuốc Long Châu thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu được thành lập vào năm 2007 Ban đầu chỉ với một vài cửa hàng nhỏ lẻ tại TP.HCM, Long Châu đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô, trở thành một trong các hệ thống nhà thuốc bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam, với cam đoan tư vấn cho khách hàng theo 4 tiêu chí sau: “ Đúng thuốc, đúng liều, đúng cách và đúng giá ” Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Long Châu bao gồm việc hợp nhất vào tập đoàn FPT là vào năm 2017, từ đó tận dụng được sức mạnh công nghệ và hệ thống quản lý hiện đại Mục tiêu của Long Châu là mang đến các sản phẩm dược phẩm chất lượng cao và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp cho người dân Việt Nam Đến hết quý 1/2024, Long Châu có tổng cộng 1.587 nhà thuốc trên toàn quốc phủ sóng khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam Với riêng Thành Phố Thủ Đức đã mở 47 cửa hàng tại các khu vực đông dân cư nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân địa phương Mỗi cửa hàng Long Châu được thiết kế hiện đại, thân thiện với không gian rộng rãi, thoáng mát để mang lại trải nghiệm mua sắm thoải mái cho khách hàng Chuỗi nhà thuốc Long Châu cung cấp đa dạng các sản phẩm dược phẩm, từ thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng cho đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác Sự đa dạng này giúp đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng, từ những loại thuốc điều trị bệnh đến các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe hàng ngày

Bên cạnh việc bán lẻ thuốc Long Châu còn cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác như tư vấn dược sĩ, đo huyết áp miễn phí và các dịch vụ xét nghiệm nhanh tại chỗ Những dịch vụ này không chỉ nâng cao giá trị phục vụ mà còn tạo ra sự khác biệt trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng Đặc biệt gần đây Long Châu đã cán mốc 50 trung tâm tiêm chủng cung cấp các loại vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, cúm, sởi, quai bị, rubella, và nhiều loại vắc-xin khác.

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 4 1 Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả các biến định tính

Phân loại Tần số Phần trăm

Thường xuyên (ít nhất 1 lần/tháng) 91 41.4%

Thỉnh thoảng (khoảng 2-3 lần/năm) 120 54.5%

Hiếm khi (ít hơn 2 lần/năm) 9 4.1%

Những kênh mua thuốc khác ngoài nhà thuốc Long Châu

Siêu thị/Cửa hàng tiện lợi 75 34.1%

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Tác giả thực nghiên cứu trong thời gian tháng 06 năm 2024, tổng phiếu thu về được là 220 phiếu khảo sát đạt yêu cầu Đối tượng khảo sát chính là những khách hàng thường xuyên mua thuốc tại các cửa hàng Long Châu, người tiêu dùng ngẫu nhiên đã mua thuốc tại Long Châu ít nhất một lần, cư dân sống trong khu vực gần chuỗi nhà thuốc Long Châu hoặc có khả năng tiếp cận cửa hàng tại địa bàn thành phố Thủ Đức Những phiếu khảo sát không hợp lệ chẳng hạn như những người không cư trú tại Thủ Đức, hoặc không có nhu cầu mua thuốc đã bị loại bỏ Dữ liệu đã được thu thập, mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để tiến hành phân tích Để làm rõ mẫu nghiên cứu, tác giả đã thực hiện thống kê mô tả Bảng 4.1 trình bày các thông tin thống kê về mẫu nghiên cứu, cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan và chi tiết về đặc điểm của những người tham gia

Khảo sát về giới tính cho thấy có sự chênh lệch giữa các đối tượng tham gia khảo sát Cụ thể, trong số người tham gia khảo sát có 94 người là nam giới, chiếm 42.7%, thấp hơn so với 126người là nữ giới, chiếm 57.3%

Khảo sát về độ tuổi cho thấy đa số người tham gia khảo sát là nằm trong độ tuổi

26 đến 35 tuổi có 78 người trong nhóm này chiếm tỷ lệ 35.5% Tiếp đến là người có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi có 61 người chiếm 27.7% Nhóm tuổi từ 36 đến 45 tuổi có

43 người chiếm tỷ lệ 19.5%, nhóm từ 45 đến 55 tuổi có 21 người chiếm 9.5%, nhóm dưới 18 tuổi có 11 người chiếm 5% và nhóm ít nhất là trên 55 tuổi Điều này cho thấy độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi đây là nhóm tuổi trưởng thành, ổn định về công việc và tài chính Họ có xu hướng quan tâm nhiều đến sức khỏe,chất lượng và hiệu quả của thuốc cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tại nhà thuốc

Khảo sát về tần suất mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu dao động như sau: thường xuyên (ít nhất 1 lần/tháng): Có 91 người, chiếm 41.4% tổng số người tham gia khảo sát, thỉnh thoảng (khoảng 2-3 lần/năm): Số người tham gia thuộc nhóm này là 120, chiếm tỷ lệ 54.5%, hiếm khi (ít hơn 2 lần/năm): Nhóm này gồm 9 người, chiếm 4.1%

Từ kết quả khảo sát cho thấy tần suất mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn thành phố Thủ Đức rất đa dạng, phần lớn khách hàng mua thuốc thỉnh thoảng, với tỷ lệ 54.5% có thể bị ảnh hưởng bởi giá cả và các chương trình khuyến mãi

Khảo sát về những kênh mua thuốc khác ngoài nhà thuốc Long Châu được thể hiện chi tiết như sau: Mua trực tuyến có 24 người chọn mua thuốc trực tuyến, chiếm 10.9% tổng số người tham gia khảo sát, Siêu thị/cửa hàng tiện lợi là 75 người, chiếm 34.1%, Hiệu thuốc lân cận với 111 người tham gia, chiếm 50.5% đây là kênh mua thuốc phổ biến nhất, Khác có 10 người chọn từ các kênh mua thuốc khác, chiếm 4.5%.

Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Bảng 4 2 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu bỏ biến

Phương sai thang đo nếu bỏ biến

Hệ số tương quan với biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến Biến độc lập

Lời khuyên của dược sĩ (DS):

Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là DS4= 0.588 > 0.3 thỏa điều kiện

Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là GC4= 0.548 > 0.3 thỏa điều kiện

Kinh nghiệm trước đây (KN):

Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là KN1= 0.560 > 0.3 thỏa điều kiện

Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là CC1 và CC4= 0.562 > 0.3 thỏa điều kiện

Giá trị sức khỏe (GTSK):

Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là GTSK3 = 0.610 > 0.3 thỏa điều kiện

Quyết định mua thuốc (QD)

Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là QD3 = 0.609 > 0.3 thỏa điều kiện

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Dựa trên kết quả từ bảng 4.2 thấy rằng tất cả các khái niệm thành phần đều có hệ số Cronbach’s Alpha cao hơn 0.6 Cụ thể hệ số Cronbach’s Alpha của các khái niệm Lời khuyên của dược sĩ (DS), Giá cả (GC), Kinh nghiệm trước đây (KN), Chuẩn chủ quan (CCQ), Giá trị sức khỏe (GTSK), và Quyết định mua thuốc (QD) lần lượt là 0.793, 0.769, 0.822, 0.773, 0.839, và 0.810 Hệ số tương quan với biến tổng đều vượt qua ngưỡng 0.3 dao động trong khoảng từ 0.548 đến 0.758

Như vậy nghiên cứu này sử dụng 6 thang đo với tổng cộng 24 biến quan sát Tất cả các biến này đều đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy sau khi được phân tích bằng hệ số Cronbach’s Alpha Do đó, tác giả quyết định giữ nguyên các biến này để tiếp tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Kiểm định nhân tố khám phá (EFA)

4.4.1 Kiểm định nhân tố khám phá cho các biến độc lập

Bảng 4 3 Kiểm định KMO và Barlett’s Test của biến độc lập lần 1

Giá trị chi trung bình xấp xỉ (Chi-square) 2212.832

Bậc tự do (Degree of freedom) 190

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Các tiêu chí kiểm định trong kết quả phân tích nhân tố ở bảng 4.3 đã đạt yêu cầu:

₋ Kiểm định sự phù hợp mô hình: hệ số KMO đạt 0.745 (lớn hơn 0.5), cho thấy kết quả phân tích yếu tố là đáng tin cậy

₋ Kiểm định Bartlett's về sự tương quan của các biến quan sát: giá trị Sig mang ý nghĩa thống kê (Sig.=0.000 nhỏ hơn 0.05)

Hai hệ số này chỉ ra rằng phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu và các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể

Bảng 4 4 Phương sai trích của các biến độc lập lần 1 Nhân tố

Tổng Phần trăm phương sai

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS Để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA, trị số Eigenvalue thường được sử dụng Theo tiêu chí này, các nhân tố có trị số Eigenvalue từ 1 trở lên sẽ được giữ lại trong mô hình

Bảng 4.4 cho thấy có 5 nhân tố đại diện cho 20 biến quan sát, và tất cả các nhóm nhân tố đều có trị số Eigenvalue ≥ 1, do đó được giữ lại trong mô hình Như vậy, 5 nhân tố đủ điều kiện để giữ lại

Hơn nữa, tổng phần trăm phương sai tích lũy của 5 nhóm nhân tố lần lượt là 32.757%, 42.177%, 50.738%, 58.476% và 65.293%, đều trên 50% Điều này chứng tỏ rằng 5 nhóm nhân tố này đủ khả năng giải thích lượng biến thiên của dữ liệu tương ứng

Bảng 4.5 cho thấy biến KN3 có hệ số tải lên lần lượt là 0.726 và 0.554 trên hai nhân tố số 1 và số 2 Hiệu số giữa hai hệ số tải lên là 0.726 - 0.554 = 0.172, nhỏ hơn 0.3 Tương tự, biến GTSK4 có hệ số tải lên lần lượt là 0.603 và 0.690 trên hai nhân tố số 1 và số 3 Hiệu số giữa hai hệ số tải lên là 0.690 - 0.603 = 0.087, cũng nhỏ hơn

0.3 Do đó, cần loại bỏ hai biến KN3 và GTSK4, sau đó tiến hành chạy lại EFA lần thứ hai với 18 biến còn lại bao gồm: KN1, KN2, KN4, DS1, DS2, DS3, DS4, GTSK1, GTSK2, GTSK3, CCQ1, CCQ2, CCQ3, CCQ4, GC1, GC2, GC3, và GC4

Bảng 4 5 Ma trận xoay các nhân tố sau khi chạy lần 1

Tên nhân tố Mã biến Nhân tố

Kinh nghiệm trong quá khứ

Lời khuyên của dược sĩ

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Kết quả phân tích nhân tố lần 2:

Bảng 4.6 chạy EFA lần thứ 2 hiển thị hệ số KMO cho ra bằng 0.858, thỏa điều kiện lớn hơn 0.5, Sig.= 0.000 nhỏ hơn 0.05

Bảng 4 6 Ma trận xoay các nhân tố sau khi chạy lần 2

Giá trị chi trung bình xấp xỉ (Chi-square)

Bậc tự do (Degree of freedom) 153

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Bảng 4 7 Phương sai trích của các biến độc lập lần 2 Nhân tố

Tổng Phần trăm phương sai Phương sai tích lũy

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Trong lần chạy EFA thứ hai, tổng phần trăm phương sai tích lũy của năm nhóm nhân tố theo thứ tự là 30.051%, 39.448%, 48.325%, 56.062% và 63.027%, đều lớn hơn 50% Điều này cho thấy sự biến thiên của dữ liệu tương ứng đều được giải thích bởi cả năm nhóm nhân tố này

Dựa trên bảng 4.8, hệ số Factor Loading của tất cả các biến quan sát đều vượt ngưỡng 0.5 và được phân vào các nhóm hội tụ riêng biệt Tổng cộng có 18 biến quan sát được giữ lại trong mô hình để tiếp tục tiến hành phân tích ở các bước tiếp theo của nghiên cứu

Bảng 4 8 Ma trận xoay các nhân tố sau khi chạy lần 2

Tên nhân tố Mã biến Nhân tố

Lời khuyên của dược sĩ

Kinh nghiệm trong quá khứ

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

4.4.2 Kiểm định nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc

Bảng 4 9 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test của biến phụ thuộc

Giá trị chi trung bình xấp xỉ (Chi-square)

Bậc tự do (Degree of freedom) 6

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc QD "quyết định mua thuốc" trong bảng 4.9, ta thấy:

Hệ số KMO đạt 0.796, lớn hơn tiêu chuẩn 0.5, do đó có thể kết luận rằng phân tích yếu tố này là phù hợp Kiểm định Bartlett’s test có giá trị Sig = 0.000, nhỏ hơn

0.05 Điều này cho thấy các biến quan sát phụ thuộc có tương quan với nhau, và phân tích yếu tố cho mô hình nghiên cứu là thích hợp

Eigenvalues khởi tạo Tổng bình phương của hệ số tải nhân tố được trích Tổng Phần trăm của phương sai

Tổng Phần trăm của phương sai

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Hệ số Eigenvalues đạt 2.547> 1 với tổng phương sai trích là 63.685% > 50% do đó có thể giải thích 63.685% mức biến động của 4 biến quan sát trong thang đo Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều hội tụ về nhóm yếu tố của mình và đều có giá trị lớn hơn 0.5

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc, kết quả cho thấy các biến này đều đáp ứng đủ điều kiện và sẽ được tiếp tục sử dụng trong phân tích tương quan và hồi quy

Bảng 4 10 Hệ số hội tụ

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Kết quả sau khi tiến hành phân tích “giá trị hội tụ ”của các thang đo thành phần của biến QD, được thể hiện trong bảng 4.10, đều lớn hơn 0.5 Cho thấy các biến này đều có mức độ tương quan cao với nhân tố mà chúng đại diện Điều này chứng tỏ rằng các biến quan sát được sử dụng trong nghiên cứu đều có độ tin cậy cao và phù hợp.

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

4.5.1 Tương quan của biến độc lập và biến phụ thuộc

Bảng 4 11 Kết quả phân tích tương quan Pearson

QD DS GC KN CCQ GTSK

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Trong bảng 4.11, kết quả từ “phân tích tương quan Pearson cho thấy vai trò giải thích của các biến được chọn trong mô hình đo lường “quyết định mua thuốc”(QD) tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành phố Thủ Đức Các biến độc lập bao gồm Lời khuyên của dược sĩ (DS), Giá cả (GC), Kinh nghiệm trong quá khứ (KN), Chuẩn chủ quan (CCQ), và Giá trị sức khỏe (GTSK) Hệ số tương quan Pearson chỉ ra mức độ liên kết các biến này trong mô hình Hiện tượng đa cộng tuyến khi kiểm định hồi quy có thể xảy ra khi hệ số tương quan giữa các biến càng cao, biểu thị mức độ liên kết mạnh giữa chúng Đồng thời, giá trị Sig trong kiểm định

F thể hiện mức độ phù hợp của hệ số tương quan giữa các biến với độ tin cậy nhất định Kết quả từ bảng 4.11 cho thấy, tại độ tin cậy 99% (tương đương mức độ ý nghĩa 0.01), các mối tương quan giữa 5 biến này đều được chấp nhận Cụ thể, biến GC có hệ số tương quan mạnh nhất với QD đo bằng hệ số tương quan Pearson là 0.630 Tiếp theo là biến KN, GTSK, và DS với các hệ số tương quan tương ứng là 0.571, 0.562, và 0.512 Biến CCQ không được tính đến trong phân tích vì “hệ số tương quan Pearson” là 0.495 Tất cả các biến được lập độc lập có giá trị Sig < 0.05 để thể hiện tương quan với biến QD, cho thấy không có biến nào bị loại khỏi mô hình

Bảng 4 12 Hệ số xác định mô hình

Mô hình R R bình phương Hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Biến dự báo (Hằng số): GTSK, DS, CCQ, KN, GC

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến trong bảng 4.12 chứng tỏ hệ số xác định R² đạt 0.649 và hệ số R được hiệu chỉnh là 0.641 Điều này cho thấy rằng các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có khả năng giải thích được 64.1% sự biến động của biến phụ thuộc Phần biến động còn lại có thể do các yếu tố khác nằm ngoài mô hình hoặc do sai số ngẫu nhiên

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Bảng 4.13 trình bày kết quả phân tích phương sai (ANOVA) với kiểm định F được sử dụng để kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể Dựa trên các kết quả từ bảng 4.13 giá trị F đạt 84.045 với mức ý nghĩa Sig = 0.000

< 0.05 cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp và đáp ứng các điều kiện cần thiết để sử dụng trong nghiên cứu

4.5.3 Kết quả kiểm định giả thuyết

Bảng 4 14 Kết quả hồi quy của từng biến

Coefficients a Nguồn biến thiên Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig Thống kê cộng tuyến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS

Dựa trên kết quả phân tích “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức” đã được xác định Cụ thể có

5 yếu tố tác động tích cực (+) gồm có:

₋ Lời khuyên của dược sĩ (DS) với Sig = 0.000 < 0.05

₋ Giá cả (GC) với Sig = 0.000 < 0.05

₋ Kinh nghiệm trong quá khứ (KN) với Sig = 0.000 < 0.05

₋ Chuẩn chủ quan (CCQ) với Sig = 0.000 < 0.05

₋ Giá trị sức khỏe (GTSK) với Sig = 0.000 < 0.05

Từ các phân tích trên, có thể kết luận rằng 5 yếu tố DS, GC, KN, CCQ, và GTSK đều có ý nghĩa thống kê và được sử dụng trong phương trình hồi quy

4.5.4 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Lời khuyên của dược sĩ (DS):

Giả thuyết H1: “Lời khuyên của dược sĩ” có ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

Hệ số hồi quy β = 0.189, giá trị Sig = 0.000 < 0.05

Từ đó ta chấp nhận giả thuyết H1

Nhận xét: β = 0.189, dấu (+): Khi không xét các yếu tố khác, mối quan hệ giữa

“Lời khuyên của dược sĩ” và “Quyết định mua thuốc” là cùng chiều Điều này có nghĩa là nếu khách hàng đánh giá về “Lời khuyên của dược sĩ” tăng lên một đơn vị thì yếu tố “Quyết định mua thuốc” sẽ tăng thêm 0.189 đơn vị tương ứng

Giả thuyết H2: “Giá cả” có ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

Hệ số hồi quy β = 0.318, giá trị Sig = 0.000 < 0.05

Từ đó ta chấp nhận giả thuyết H2

Nhận xét: β = 0.318, dấu (+): Khi không xét các yếu tố khác, mối quan hệ giữa

“Giá cả” và “Quyết định mua thuốc” là cùng chiều Điều này có nghĩa là nếu khách hàng đánh giá về “Giá cả” tăng lên một đơn vị thì yếu tố “Quyết định mua thuốc” sẽ tăng thêm 0.318 đơn vị tương ứng

Kinh nghiệm trong quá khứ

Giả thuyết H3: “Kinh nghiệm trong quá khứ” có ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

Hệ số hồi quy β = 0.252, giá trị Sig = 0.000 < 0.05

Từ đó ta chấp nhận giả thuyết H3

Nhận xét: β = 0.252, dấu (+): Khi không xét các yếu tố khác, mối quan hệ giữa

“Kinh nghiệm trong quá khứ” và “Quyết định mua thuốc” là cùng chiều Điều này có nghĩa là nếu khách hàng đánh giá về “Kinh nghiệm trong quá khứ” tăng lên một đơn vị thì yếu tố “Quyết định mua thuốc” sẽ tăng thêm 0.252 đơn vị tương ứng

Giả thuyết H4: “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

Hệ số hồi quy β = 0.159, giá trị Sig = 0.001 < 0.05

Từ đó ta chấp nhận giả thuyết H4

Nhận xét: β = 0.159, dấu (+): Khi không xét các yếu tố khác, mối quan hệ giữa

“Chuẩn chủ quan” và “Quyết định mua thuốc” là cùng chiều Điều này có nghĩa là nếu khách hàng đánh giá về “Chuẩn chủ quan” tăng lên một đơn vị thì yếu tố “Quyết định mua thuốc” sẽ tăng thêm 0.159 đơn vị tương ứng

Giả thuyết H5: “Giá trị sức khỏe” có ảnh hưởng tích cực (+) đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

Hệ số hồi quy β = 0.229, giá trị Sig = 0.000 < 0.05

Từ đó ta chấp nhận giả thuyết H5

Nhận xét: β = 0.229, dấu (+): Khi không xét các yếu tố khác, mối quan hệ giữa

Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân

4.6.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính

Xác định sự khác biệt theo giới tính, tác giả đã sử dụng phương pháp Independent Samples T-test Kết quả kiểm định Levene chỉ ra rằng giá trị F là bằng 0.349 và giá trị Sig là 0.555 Vì giá trị Sig lớn hơn 0.05, giả thuyết rằng phương sai của hai nhóm là bằng nhau không bị bác bỏ Tiếp theo, giá trị t là -0.361, df là 207.666, và giá trị Sig (2-tailed) là 0.718 Do giá trị Sig > 0.05, nên kết luận là không có sự khác biệt đáng kể thống kê giữa hai nhóm

4.6.2 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi

Tác giả đã áp dụng phương pháp One-Way ANOVA để kiểm định sự khác biệt theo mức chi tiêu, với kết quả kiểm định Levene Statistic trong Test of Homogeneity có giá trị Sig là 0.023 < 0.05 Kết quả Sig từ bảng ANOVA được sử dụng nên kết luận là không có sự khác biệt đáng kể thống kê giữa hai nhóm với biến số QD có giá trị Sig là 0.990 > 0.05, nhưng kết luận này không chính xác do phương sai không đồng nhất Vì vậy để củng cố ta tiến hành kiểm định Welch, cho thấy giá trị Sig là 0.991 > 0.05 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm

Kết luận: Không có sự khác biệt trung bình giữa độ tuổi với “quyết định mua thuốc trên địa bàn thành phố Thủ Đức”

4.6.3 Kiểm định sự khác biệt theo tần suất mua thuốc

Tác giả đã áp dụng phương pháp One-Way ANOVA để kiểm định sự khác biệt theo tần suất mua thuốc, với kết quả kiểm định Levene Statistic trong Test of Homogeneity có giá trị Sig là 0.555 > 0.05 điều này cho thấy phương sai giữa các nhóm là đồng nhất Tiếp theo kết quả Sig từ bảng ANOVA kết luận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm về biến số QD (giá trị Sig là 0.117 > 0.05) Vì vậy kết luận không có sự khác biệt trung bình giữa tần suất mua thuốc đối với “quyết định mua thuốc trên địa bàn thành phố Thủ Đức”.

Thảo luận các kết quả nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu này là xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức, đồng thời đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến với quyết định mua thuốc của khách hàng tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức Sau đây là thảo luận về kết quả đạt được của các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức

4.7.1 Lời khuyên của dược sĩ

Yếu tố "Lời khuyên của dược sĩ" cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc trên địa bàn thành phố Thủ Đức Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố này có mức độ ảnh hưởng thấp thứ tư trong số năm yếu tố được khảo sát So sánh với nghiên cứu của Meseret Wube Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020), yếu tố "Lời khuyên của dược sĩ" cũng được nhắc đến như một yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quyết định mua thuốc của người tiêu dùng Nghiên cứu của PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022) cũng đồng thuận rằng "Lời khuyên của dược sĩ" có ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc nhưng không phải là yếu tố quyết định chính, nguyên nhân có thể là do người tiêu dùng hiện nay có xu hướng tự tìm hiểu thông tin về thuốc qua internet và các nguồn thông tin khác trước khi đến dược sĩ để xác nhận thông tin Do đó, lời khuyên của dược sĩ mặc dù quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất hoặc mạnh mẽ nhất ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của khách hàng tại thành phố Thủ Đức

Kết quả cho thấy yếu tố "Giá cả" là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định mua thuốc trên địa bàn thành phố Thủ Đức Theo kết quả nghiên cứu, người tiêu dùng thường cân nhắc kỹ lưỡng về giá cả trước khi quyết định mua thuốc, điều này phản ánh tầm quan trọng của yếu tố này trong quá trình ra quyết định Nghiên cứu của Meseret Wube Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020) cũng chỉ ra rằng giá cả là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi mua thuốc Họ kết luận rằng, người tiêu dùng tại khu vực nghiên cứu của họ rất nhạy cảm với giá cả và thường so sánh giá trước khi mua Điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu tại thành phố Thủ Đức, nơi người tiêu dùng cũng đặt giá cả lên hàng đầu khi quyết định mua thuốc Nilay TARHAN và Miray ARSLAN (2022) và PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố giá cả trong quyết định mua thuốc Mặc dù có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như chất lượng sản phẩm, thương hiệu, và sự tiện lợi, nhưng giá cả vẫn là yếu tố quyết định chính Điều này khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì mức giá hợp lý và cạnh tranh để thu hút và giữ chân người tiêu dùng trong lĩnh vực dược phẩm

4.7.3 Kinh nghiệm trong quá khứ

Trong 5 yếu tố ảnh hưởng của mô hình nghiên cứu thì yếu tố "Kinh nghiệm trong quá khứ" là yếu tố có mức độ ảnh hưởng đứng thứ hai Với các nghiên cứu đi trước như Meseret Wube Temechewu và Mulugeta Gebremedhin (2020) và PETKOVIĆ STAŠA và các cộng sự (2022) cũng khẳng định tầm quan trọng của yếu tố kinh nghiệm trong quá khứ Nghiên cứu của họ cho thấy người tiêu dùng thường dựa vào các trải nghiệm trước đây để đánh giá chất lượng và hiệu quả của sản phẩm Những trải nghiệm tích cực trong quá khứ thường dẫn đến sự tin tưởng và quyết định mua hàng lặp lại, trong khi những trải nghiệm tiêu cực có thể làm giảm khả năng mua lại sản phẩm đó Kết quả này phù hợp với kết luận tại thành phố Thủ Đức, nơi người tiêu dùng cũng có xu hướng dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ để ra quyết định Những người đã có trải nghiệm tích cực với thuốc hoặc nhà thuốc thường có xu hướng tiếp tục tin tưởng và mua hàng Điều này cho thấy rằng việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng là rất quan trọng để duy trì và phát triển lượng khách hàng trung thành

Yếu tố “Chuẩn chủ quan” có mức tác động yếu nhất đến quyết định mua thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên địa bàn Thành Phố Thủ Đức Các nghiên cứu đi trước bao gồm Nghiên cứu của Ngô Ngọc Anh Thư (2023), Đặng Văn Út và Lưu

Tiến Thuận (2021), Huỳnh Thuận Nữ (2022) cũng khẳng định rằng chuẩn chủ quan không phải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc Người tiêu dùng thường đặt nặng yếu tố kinh tế và chất lượng sản phẩm hơn là áp lực từ xã hội hay gia đình Điều này phản ánh sự thay đổi trong cách người tiêu dùng tiếp cận và ra quyết định mua hàng với xu hướng tự lập và tự tin hơn, cho thấy rằng trong bối cảnh hiện đại, khi thông tin về sản phẩm dễ dàng tiếp cận và người tiêu dùng có khả năng tự đánh giá cao hơn, các yếu tố chuẩn chủ quan dần trở nên ít quan trọng hơn

Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố "Giá trị sức khỏe" là yếu tố có mức độ ảnh hưởng đứng thứ ba, giá trị sức khỏe liên quan đến nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích sức khỏe mà thuốc mang lại và tầm quan trọng của việc duy trì và cải thiện sức khỏe

Nghiên cứu của Đặng Văn Út và Lưu Tiến Thuận (2021) cho thấy giá trị sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc của người tiêu dùng Huỳnh Thuận Nữ (2022) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giá trị sức khỏe trong quyết định mua thuốc Nghiên cứu của cô chỉ ra rằng, trong bối cảnh ngày càng gia tăng sự nhận thức về sức khỏe, người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên các sản phẩm mang lại lợi ích sức khỏe rõ ràng Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tương đồng với các nghiên cứu trước đó, người tiêu dùng tại đây đánh giá cao giá trị sức khỏe của thuốc và coi đây là yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng Họ quan tâm đến hiệu quả, tính an toàn và các lợi ích sức khỏe mà sản phẩm mang lại, và điều này thường là một trong những yếu tố then chốt khi lựa chọn mua thuốc

Chương 4 tác giả trình bày mô tả chi tiết thông tin về các mẫu khảo sát và kết quả phân tích “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc trên địa bàn thành phố Thủ Đức” Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA cho thấy các biến số đều đạt yêu cầu Năm yếu tố gồm: “Lời khuyên của dược sĩ (DS), Giá cả (GC), Kinh nghiệm trong quá khứ (KN), Chuẩn chủ quan, và Giá trị sức khỏe (GTSK)” đều tác động tích cực đến quyết định mua thuốc tại thành phố Thủ Đức Trong chương 5, tác giả sẽ thảo luận về các kết quả nghiên cứu và đưa ra các gợi ý quản trị Đồng thời, sẽ trình bày các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.

Ngày đăng: 19/09/2024, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w