Theo quan điểm của NHNN, tại khoản 8 Điều 3 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN Thông tư 11/2021/TT-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nayThực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nay
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát…để có căn cứ khoa học vững chắc từ đó đề xuất được những giải pháp có tính khả thi cho doanh nghiệp Cụ thể:
- Phương pháp phân tích được sử dụng để luận giải những nội dung liên quan đến các vấn đề lý luận về mua bán, xử lý nợ xấu, TĐG khoản nợ và pháp luật Việt Nam về TĐG khoản nợ Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của 2 chương đề án
- Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng để tổng hợp những tài liệu, văn bản pháp luật phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và cũng được tác giả sử dụng trong suốt đề án
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, nghiên cứu điển hình được sử dụng để đánh giá thực tiễn trong công tác TĐG khoản nợ xấu Phương pháp này được sử dụng tập trung ở Chương 1 của đề án
- Phương pháp khảo sát được sử dụng để xác định, đánh giá thực tiễn thực hiện TĐG khoản nợ xấu, đánh giá quy trình thẩm định lại khoản nợ xấu, thẩm định lại các tài sản bảo đảm, đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành thu hồi nợ gốc và lãi của khoản nợ xấu.
Ý nghĩa của đề án
Ý nghĩa về mặt khoa học: Đề án khi hoàn thành sẽ là công trình khoa học giúp các nhà lập pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các nhà nghiên cứu trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động TĐG khoản nợ xấu Nhất là nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về TĐG trong hoạt động xử lý nợ tại các TCTD hiện nay.
Kết cấu của đề án
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề án được bố cục thành hai Chương như sau:
Chương 1: Thực trạng thẩm định giá khoản nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kiên Long từ năm 2019 đến nay
Chương 2: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định giá khoản nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kiên Long.
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH GIÁ KHOẢN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG TỪ NĂM 2019 ĐẾN NAY
Quy định pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại các Ngân hàng TMCP
lý nợ tại các Ngân hàng TMCP
1.1.1 Khái niệm thẩm định giá
Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của các chủ thể tham gia giao dịch và các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác
Thẩm định giá góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường Thẩm định giá viên về giá có vai trò xác định giá trị tài sản của nhiều đối tượng chính xác, độc lập, khách quan, và có đạo đức nghề nghiệp phục vụ nhiều mục đích khác nhau Việc thẩm định giá đúng giá trị tài sản giúp cho các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả và mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế
Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về thẩm định giá Tại Việt Nam, theo khoản 15 Điều 4 Luật số 11/2012/QH13 (Luật Giá năm 2012), định nghĩa thẩm định giá như sau:
“15 Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.” 1
Nếu theo khoản 16 Điều 4 Luật số 16/2023/QH15 (Luật Giá năm 2023) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, nội hàm của thẩm định giá được hiểu là “Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam” 2
Như vậy, có thể hiểu, thẩm định giá là một loại dịch vụ mà trong đó thẩm định giá viên thực hiện việc thẩm định giá trị của các loại tài sản bằng tiền so với giá trị thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện của nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD ngày càng trở nên phổ biến Đặc biệt trong những năm gần đây, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, nợ xấu không ngừng tăng lên gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các TCTD nói riêng Vì vậy, nợ xấu không phải vấn đề của riêng một TCTD hay của riêng bất kỳ quốc gia nào, ngày nay, nợ xấu là vấn đề chung của các nước có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Đương nhiên, cũng không có một quốc gia, một TCTD hay một khách hàng nào mong muốn nợ xấu vì những tác động tiêu cực mà nó mang lại Khi nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với một khối tài sản lớn nằm bất động tại TCTD, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của TCTD, khách hàng vay và của cả nền kinh tế Đối với TCTD, bên cạnh nguồn vốn không thể thu hồi gốc và lãi như thỏa thuận, TCTD còn phải sử dụng tài sản có để trích lập dự phòng rủi ro với các tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào nhóm nợ mà khoản nợ xấu đó rơi vào, từ đó làm giảm nguồn vốn khả dụng của TCTD, đồng nghĩa giảm khả năng cung ứng vốn đối với nền kinh tế Đối với khách hàng vay, để một khoản vay của TCTD quá hạn trở thành nợ xấu có nghĩa tên của họ sẽ được đưa vào “danh sách đen” hay ở Việt Nam là Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC, đồng nghĩa với việc họ sẽ không thể tiếp cận thêm bất kỳ nguồn vốn vay nào khác của hệ thống TCTD, làm cho tình hình tài chính “xấu” càng thêm “xấu” Đối với nền kinh tế, nợ xấu tồn đọng từ quan hệ cho vay của TCTD đối với khách hàng như “cục máu đông” làm “tắc nghẽn dòng chảy vốn” thông qua vai trò trung gian của hệ thống TCTD, tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời sống xã hội
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở các quốc gia và trong một nền kinh tế dưới góc nhìn của các chủ thể khác nhau thì quan điểm về nợ xấu cũng có sự khác biệt Nếu đứng dưới góc nhìn của các NHTM thì nợ xấu có thể hiểu là những khoản cho vay không có khả năng sinh lời hay những khoản cho vay không còn hoạt động (NPLs: non - performing loans) Trên thực tế, không có chuẩn toàn cầu để định nghĩa nợ xấu Nhiều quan điểm đa dạng cùng song song tồn tại Tiêu chuẩn kế toán và ngân hàng quốc tế IAS 39, thường đề cập đến khái niệm này như những khoản cho vay bị tổn thất (loans being impaired) hơn là cụm từ “nợ xấu” (non- performing loans) 3
Về khái niệm hoạt động quản lý nợ xấu, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (2005) cho rằng: “Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu, đi kèm với các biện pháp xử lý những khoản nợ xấu đã phát sinh, từ đó nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM” 3
Về cơ bản, nợ xấu theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được định nghĩa dựa trên hai yếu tố: (i): quá hạn trên 90 ngày, hoặc (ii:) khả năng trả nợ bị nghi ngờ Với quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng Khả năng trả nợ ở đây có thể là khách hàng hoàn toàn không trả được nợ, hoặc việc trả nợ của khách hàng là không đầy đủ
Theo quan điểm của NHNN, tại khoản 8 Điều 3 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN (Thông tư 11/2021/TT-NHNN) do Thống đốc NHNN ban hành Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm
3, 4 và 5” 4 Trong đó, phân loại nợ được quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư này Theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, phân loại nợ chủ yếu dựa theo thời gian quá hạn của các khoản nợ: Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) có thời gian quá hạn từ 91 ngày đến
180 ngày, nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) có thời gian quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) có thời gian quá hạn trên 360 ngày Theo Điều 11 Thông tư
3 Basel Committee on Banking Supervision (2005), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework)
4 Ngân hàng Nhà nước (2021), Thông tư 11/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 30/7/2021
11/2021/TT-NHNN, phân loại nợ chủ yếu dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng được cấp tín dụng: Nhóm 3 là các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, nhóm 4 là các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao, nhóm 5 là các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn có khả năng thu hồi, chấp nhận mất vốn
Thực trạng xây dựng quy trình thẩm định giá khoản nợ xấu
1.2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Kiên Long
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 27/10/1995, mạng lưới hoạt động gồm có: một Hội sở, hai Văn phòng Đại diện tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 134 Chi nhánh, Phòng Giao dịch trên toàn quốc Ngân hàng có một Công ty con 100% vốn chủ sở hữu là Công ty TNHH Một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Kiên Long (viết tắt là KBA) Là một trong số các Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, với bề dày lịch sử gần 30 năm hình thành và phát triển, Kienlongbank đã và đang chuyển mình để trở thành một Ngân hàng số hiện đại và toàn diện Ngân hàng đã vạch ra một lộ trình phát triển bài bản, quy mô để tạo ra một cuộc cách mạng cho chính mình với sự thay đổi cả về chất và lượng từ mô hình, dịch vụ, trang thiết bị, cơ sở vật chất, nền tảng công nghệ tới đào tạo và tự chủ nguồn nhân lực chất lượng cao
Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Kiên Long như sau:
Hình 1 Sơ đồ tổ chức Kienlongbank
Nguồn: Báo cáo nội bộ của Ngân hàng TMCP Kiên Long
1.2.2 Thực trạng quy định về quy trình thẩm định giá khoản nợ xấu
Công tác thẩm định tài sản (bao gồm các công tác tư vấn giá, định giá/ định giá lại tài sản bảo đảm tiền vay, định giá tài sản xử lý nợ) được thực hiện chủ yếu tại Phòng thẩm định tài sản và Công ty TNHH Một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Kiên Long, một phần TSBĐ sẽ được định giá tại Phòng Đầu tư Công tác xử lý nợ được thực hiện tại Phòng Xử lý nợ Ngân hàng TMCP Kiên Long
Hiện nay, tại Ngân hàng TMCP Kiên Long đang áp dụng các văn bản nội bộ điều chỉnh về hoạt động nhận và định giá tài sản bảo đảm như sau:
Bảng 1 Hệ thống văn bản nội bộ về nhận và định giá TSBĐ tại Kienlongbank
Số hiệu văn bản Ngày ban hành
Thời điểm có hiệu lực thi hành
Hội đồng quản trị (HĐQT)
Quy định thẩm định giá TSBĐ là máy, thiết bị
Quy định thẩm định giá TSBĐ là hàng hóa, đánh giá kho hàng
Quy định thẩm định giá BĐS áp dụng cho các trường hợp đặc thù
Quy định thẩm định giá TSBĐ là phương tiện vận tải
Số hiệu văn bản Ngày ban hành
Thời điểm có hiệu lực thi hành
Cấp ban hành đường bộ và các loại xe chuyên dùng
Quy định danh sách địa bàn có đơn giá đất trồng lúa theo thị trường thấp hơn đơn giá đất do UBND Tỉnh/
TSBĐ đối với Bất động sản
Quy trình thẩm định giá tài sản tại
MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng
Hội đồng thành viên (HĐTV) KBA
Số hiệu văn bản Ngày ban hành
Thời điểm có hiệu lực thi hành
Quy định thẩm định giá bất động sản tại Công ty
TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng
Quy trình thẩm định giá tài sản là động sản tại Công ty TNHH MTV
Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Kiên
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ hệ thống văn bản nội bộ
Theo Quy chế định giá TSBĐ số 169/QĐ-HĐQT ngày 14/6/2021, phân cấp thẩm quyền định giá TSBĐ tại Kienlongbank được thực hiện như sau:
+ Đối với TSBĐ là Bất động sản và máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: do KBA thực hiện
+ Đối với TSBĐ là Quyền tài sản (bao gồm khoản phải thu nhưng không gồm quyền đòi nợ), hàng hóa luân chuyển, hàng tồn kho, Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, chứng khoán vốn: do Phòng Thẩm định tài sản thực hiện
+ Đối với TSBĐ là Quyền khai thác Dự án đầu tư sẽ do Phòng Đầu tư thực hiện đánh giá
Thống kê số lượng TSBĐ được định giá tại Kienlongbank trong giai đoạn từ năm
Bảng 2 Số lượng TSBĐ định giá tại Kienlongbank giai đoạn 2019 đến 2023
Bất động sản Động sản
Bất động sản Động sản
Bất động sản Động sản
Bất động sản Động sản
Bất động sản Động sản
Chứng thư Chứng thư Chứng thư
Chứng thư Chứng thư Chứng thư Chứng thư Chứng thư Chứng thư
Tổng cộng hồ sơ Bất động sản và Động sản
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu nội bộ
Theo Bảng 2 và sau khi rà soát lại các quy trình, quy định nội bộ, Ngân hàng TMCP
Kiên Long chưa xây dựng và ban hành quy định nào đề cập đến công tác định giá/ thẩm định giá đối với khoản nợ xấu Công việc thẩm định giá khoản nợ xấu sẽ được Phòng Xử lý nợ trình Hội đồng xử lý nợ xấu phê duyệt việc thuê tổ chức thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Bộ Tài chính để thực hiện
1.2.3 Phương pháp thẩm định giá và tổ chức thẩm định giá khoản nợ xấu
Theo báo cáo nội bộ từ Phòng Xử lý nợ, công tác xử lý nợ chủ yếu tập trung vào việc thu giữ tài sản bảo đảm, nhận tài sản cấn trừ nợ, cơ cấu lại khoản nợ, tổ chức xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo phương thức bán thỏa thuận và đấu giá tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm chủ yếu là bất động sản và động sản (máy móc thiết bị và phương tiện vận tải)
Cũng theo báo cáo nội bộ, đến ngày 17/12/2019, Kienlongbank đã hoàn thành việc tất toán toàn bộ trái phiếu đã bán cho VAMC và trở thành thành viên thứ tám trong hệ thống các Ngân hàng không còn nợ xấu tại VAMC Trước đó, tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019, Kienlongbank đặt mục tiêu tất toán toàn bộ trái phiếu đặc biệt VAMC trước ngày 31/12/2019
Tại thời điểm 31/12/2018, Kienlongbank ghi nhận còn 153 tỷ đồng trái phiếu VAMC, trong đó đã trích lập dự phòng 94 tỷ đồng Sau khi tất toán trước hạn toàn bộ trái phiếu VAMC, Kienlongbank không còn phải trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC kể từ ngày 01/01/2020, qua đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng
Theo Báo cáo tài chính Quý I/2024, dư nợ cho vay của Kienlongbank đạt 53.392 tỷ đồng, trong đó phần lớn là nợ nhóm 1 Tỷ lệ nợ xấu trong quý I ở mức 2,46%, được kiểm soát ở mức cho phép đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Song song với đó, Ngân hàng cũng chủ động trong việc nâng cao nguồn lực, gia tăng bộ đệm thực hiện bao phủ nợ xấu, giảm tác động của nợ xấu cũng như linh hoạt ứng phó với các kịch bản xấu của thị trường trong tương lai thông qua việc tăng tỷ lệ trích lập dự phòng trong quý lên 112 tỷ đồng Trong bức tranh tổng thể chung của năm 2024, Kienlongbank đặt mục tiêu nâng tổng tài sản lên 90.000 tỷ đồng, tăng 3,5% so với năm 2023; tổng nguồn vốn huy động đạt 81.000 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng đạt 60.000 tỷ đồng với mức tăng lần lượt là 3,2% và 14,1% so với cuối năm trước Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu đạt 800 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở dưới mức 3%, đảm bảo tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước 19
Thống kê tỷ lệ nợ xấu từ năm 2018 đến nay (xem Hình 2), mức tỷ lệ này luôn duy trì ở mức thấp trong hệ thống Ngân hàng TMCP (dưới 3%), duy chỉ có năm 2020, tỷ lệ nợ xấu vọt lên 4,4%, nguyên nhân chủ yếu là do chuyển nhóm nợ đối với các khoản vay cầm cố
19 Kienlongbank News (2024), “Quý I/2024: Kienlongbank ghi nhận lợi nhuận hơn 213 tỷ đồng, hoàn thành 27% kế hoạch năm”, Địa chỉ: https://kienlongbank.com/quy-i2024-kienlongbank-ghi-nhan-loi-nhuan-hon-213-ty-dong-hoan- thanh-27-ke-hoach-nam, [truy cập ngày 02/5/2024] bằng cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), mã chứng khoán STB, theo Phương án cơ cấu lại Kienlongbank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 đã được NHNN Việt Nam phê duyệt
Hình 2 Tỷ lệ nợ xấu của Kienlongbank giai đoạn 2018 - 2023
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên
Chính vì vậy, khi xuất hiện khoản nợ xấu cần xử lý, Phòng Xử lý nợ sẽ tiến hành thuê Công ty thẩm định giá độc lập đủ điều kiện hoạt động theo danh sách phê duyệt của Bộ Tài chính và có liên kết với Kienlongbank để TĐG khoản nợ xấu theo các tiêu chuẩn TĐG hiện hành Kết quả thẩm định giá là cơ sở để Phòng Xử lý nợ tiến hành trình Hội đồng Xử lý nợ phê duyệt phương án bán nợ hoặc cơ cấu, gia hạn khoản nợ.
Thực trạng áp dụng các phương pháp về thẩm định giá khoản nợ xấu
Theo Điều 12 Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 do NHNN Việt Nam ban hành quy định về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2022/TT-NHNN ngày 26/12/2022, TCTD có thể tự xác định giá khoản nợ hoặc thuê doanh nghiệp có chức năng TĐG để định giá Giá khoản nợ được xác định theo Quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính về tiêu chuẩn
TỶ LỆ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2018-2023
TĐG khoản nợ Tuy nhiên, do Bộ Tài chính chưa ban hành Tiêu chuẩn TĐG khoản nợ, nên việc áp dụng các phương pháp thẩm định giá khoản nợ xấu được tuân thủ theo hệ thống tiêu chuẩn TĐG Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành trong từng thời kỳ Thẩm quyền thẩm định giá khoản nợ xấu được Phòng Xử lý nợ thuê và giao cho Công ty thẩm định giá độc lập đủ điều kiện hoạt động theo danh sách phê duyệt của Bộ Tài chính và có liên kết với Kienlongbank thực hiện, dưới sự kiểm soát của Phòng Xử lý nợ, sau khi đã được Hội đồng xử lý nợ xấu phê duyệt lựa chọn
Một trong những khoản nợ xấu cần xử lý đã được TĐG do Phòng Xử lý nợ thuê công ty TĐG độc lập thực hiện là hồ sơ của khách hàng Tăng Ngọc Sương Khái quát về khoản nợ xấu này như sau:
+ Khách hàng vay là bà Tăng Ngọc Sương, địa chỉ thường trú tại quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh Bà Tăng Ngọc Sương phát sinh quan hệ vay vốn với Ngân hàng TMCP Kiên Long từ năm 2018, mục đích vay vốn là bổ sung vốn kinh doanh và vay tiêu dùng Tuy nhiên, do không trả được nợ gốc và lãi trong thời gian dài, cho nên đến thời điểm tháng 5/2023, khoản vay này của bà Tăng Ngọc Sương đã chuyển thành nợ xấu nhóm 5 Phòng
Xử lý nợ đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nợ, mời khách hàng lên họp, trao đổi phương án giãn nợ, tuy nhiên, bà Tăng Ngọc Sương đều lẩn tránh Chính vì vậy, tháng 5/2023, Phòng Xử lý nợ đã tiến hành thuê doanh nghiệp thẩm định giá là Công ty TNHH DPV (thương hiệu Colliers) để tiến hành TĐG khoản nợ, nhằm mục đích bán nợ cho VAMC theo giá thị trường tuân theo phương án đã được Hội đồng xử lý nợ phê duyệt
+ Danh mục hồ sơ pháp lý cơ bản bao gồm:
Bảng 3 Danh mục hồ sơ pháp lý đối với khoản nợ xấu của bà Tăng Ngọc Sương
Stt Tên văn bản Số, ngày Nội dung
Cơ quan cấp, xác nhận
Stt Tên văn bản Số, ngày Nội dung
Cơ quan cấp, xác nhận
1 Hợp đồng tín dụng từng lần
Hợp đồng cung cấp dịch vụ tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Kiên Long và bà Tăng Ngọc Sương
Ngân hàng TMCP Kiên Long
2 Hợp đồng tín dụng dư nợ giảm dần
Hợp đồng cung cấp dịch vụ tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Kiên Long và bà Tăng Ngọc Sương
Ngân hàng TMCP Kiên Long
3 Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng sử dụng thẻ
Hợp đồng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Kiên Long và bà Tăng Ngọc Sương
Ngân hàng TMCP Kiên Long
II Hồ sơ thế chấp TSBĐ
1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận:
1/ Tên người sử dụng đất:
- (Bà) Tăng Ngọc Sương 2/Thửa đất được quyền sử dụng:
- Thửa đất số: 72; Tờ bản đồ số: 11
Stt Tên văn bản Số, ngày Nội dung
Cơ quan cấp, xác nhận đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
8/9/2016, cập nhật thay đổi chủ sở hữu ngày
- Địa chỉ thửa đất: Thửa đất số 72, tờ bản đồ số 11, địa chỉ thực tế là 122/27/30/24/30 Tôn Đản, Phường 10, Quận 4, thành phố
- Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị
- Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng
- Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài
- Nguồn gốc sử dụng: Nhận thừa kế đất được công nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) như giao đất có thu tiền sử dụng đất
- Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận: cập nhật thay đổi chủ sở hữu ngày 10/01/2017
- Diện tích sàn xây dựng: 50,2 m 2 Kết cấu: tường gạch, trát vữa, gạch men, cốt thép, mái bê tông
2 Hợp đồng thế chấp tài sản
Hợp đồng thế chấp tài sản (QSDĐ và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) giữa Ngân hàng TMCP Kiên Long - chi nhánh An Đông và bà Tăng Ngọc Sương
Văn phòng công chứng Hoàng Xuân
Stt Tên văn bản Số, ngày Nội dung
Cơ quan cấp, xác nhận
An Dương Vương, phường 8, quận 5, thành phố
3 Hợp đồng sửa đổi, bổ sung
Số 01/SĐ- 0032/2018/9 02-BĐ, ký ngày
Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng thế chấp tài sản (QSDĐ và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) số 0032/2018/902-
BĐ, ký ngày 28/5/2018 giữa Ngân hàng TMCP Kiên Long - chi nhánh An Đông và bà Tăng Ngọc Sương
Văn phòng công chứng Hoàng Xuân Hoan, số 187-189
An Dương Vương, phường 8, quận 5, thành phố
4 Đơn yêu cầu đăng ký
28/5/2018 Đăng ký thế chấp TSBĐ Chi nhánh
Stt Tên văn bản Số, ngày Nội dung
Cơ quan cấp, xác nhận thế chấp
QSDĐ, tài sản gắn liền với đất đất đai quận 4, thành phố
Hồ Chí Minh + Thông tin liên quan đến khoản cấp tín dụng và dư nợ gốc, lãi như sau:
Hợp đồng tín dụng 0295/2018/902-CV ngày
Mục đích vay Bổ sung vốn kinh doanh Vay tiêu dùng, phục vụ đời sống
Thời hạn vay 12 tháng 60 tháng
Nợ lãi trong hạn 25.205.480 đồng 124.180.326 đồng
Lãi quá hạn phần 100% 874.000.000 đồng 81.158.880
Lãi quá hạn phần 50% 437.000.001 đồng 41.197.864
Phạt chậm trả lãi 9.629.874 đồng 29.033.680 đồng
Tổng dư nợ 3.345.835.355 đồng (1) 704.307.505 đồng (2)
Lãi suất đang áp dụng Trong hạn: 11,5%/năm; Quá hạn: 17,25%/năm
Trong hạn: 16%/năm; Quá hạn: 24%/năm
+ Hồ sơ thẻ tín dụng:
Hạn mức sử dụng 100.000.000 đồng
Nợ lãi trong hạn 11.547.967 đồng
Nợ lãi quá hạn 139.624.402 đồng
Theo Hợp đồng thế chấp số 0032/2018/902-BĐ ngày 28/5/2018 và Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp số: 01/SĐ-0032/2018/902-BĐ ngày 08/01/2019 ký kết giữa Ngân hàng TMCP Kiên Long và bà Tăng Ngọc Sương TSBĐ là:
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 72, tờ bản đồ số 11; diện tích đất thế chấp 62,5 m 2 (Ghi bằng chữ: Sáu mươi hai phẩy năm mét vuông); hình thức sử dụng: Sử dụng riêng; mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị; thời hạn sử dụng: Lâu dài; địa chỉ tại 122/27/30/12 Tôn Đản, phường 10, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh Nhà ở: Loại nhà ở: Nhà ở riêng lẻ; Diện tích xây dựng: 50,2 m 2 ; Diện tích sàn: 50,2 m 2 ; Hình thức sở hữu: Sở hữu riêng; Cấp (Hạng): 4; Thời hạn sở hữu: Lâu dài Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: CD 394899, Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: CH21753 do UBND quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 08/09/2016 Cập nhật biến động thay đổi chủ sở hữu/sử dụng ngày 10/01/2017 cho bà Tăng Ngọc Sương
- Giá trị định giá thời điểm cho vay: 3.520.000.000 đồng
- Hiện trạng tài sản bảo đảm là nhà đất tại số 122/27/30/12 Tôn Đản, phường 10, quận
4, thành phố Hồ Chí Minh, đang do bên thứ ba quản lý sinh sống
+ Thông tin về tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại liên quan đến khoản cấp tín dụng
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh An Đông (Kienlongbank An Đông), Phòng Xử lý nợ đã liên hệ khách hàng (là bà Tăng Ngọc Sương) làm việc và tiến hành khảo sát lại hiện trạng TSBĐ Khách hàng trước đây kinh doanh tiệm hủ tiếu tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên do sử dụng vốn sai mục đích nên khách hàng mất khả năng thanh toán Hiện nay, bà Sương không có bất kỳ phương án trả nợ nào Ngoài ra, bà Sương đang phải thi hành bản án dân sự của bên thứ ba với số tiền 1.700.000.000 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
- Qua xác minh, tài sản bảo đảm trước đây do bà Nguyễn Thị Nụ (sinh năm 1936) đứng tên Vì tuổi cao sức yếu, bà Nụ đã ký văn bản ủy quyền cho con gái là bà Trương Thị Ngọc Thu (sinh năm 1970) quản lý tài sản Năm 2017, bà Thu đã ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho bà Tăng Ngọc Sương, gia đình bà Nụ vẫn tiếp tục quản lý và sinh sống trên TSBĐ Việc chuyển nhượng này nhằm đảm bảo cho việc bà Thu nhận sang nhượng quán hủ tiếu Mì Chú Sè (11 Lê Thạch, phường 12, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh) của bà Sương, giá sang nhượng là 660 triệu đồng, trả góp trong 2 năm Đến năm 2019, bà Thu đã góp đủ số tiền 660 triệu cho bà Sương Tuy nhiên bà Sương không trả lại giấy tờ, hủy bỏ hợp đồng mua bán đã ký Sau, đó bà Thu mới biết nhà đất đã được thế chấp tại Kienlongbank
- Theo ủy quyền từ Kienlongbank, Phòng Xử lý nợ đã khởi kiện khách hàng tại Tòa án nhân dân quận 1 Sau đó, Tòa án nhân dân quận 1 đã chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án nhân dân quận 4 để giải quyết theo thẩm quyền Ngày 13/06/2022, bà Thu có đơn yêu cầu độc lập, đề nghị Tòa án nhân dân quận 4 giải quyết:
(i) Tuyên vô hiệu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
(ii) Huỷ chứng nhận đăng ký biến động, đăng bộ, hồ sơ số 004171.CN.005 ngày 10/01/2017, tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận 4 cho bà Tăng Ngọc Sương; (iii) Khôi phục quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Nụ đối với nhà đất tại địa chi 122/27/30/12 Tôn Đản, phường 10, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CD394899, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: CH21755 được UBND quận 4 cấp, ngày 08/9/2016
+ Đến tháng 5/2023, theo phê duyệt từ Hội đồng xử lý nợ về việc bán nợ cho VAMC, vì vậy, cần tiến hành TĐG để xác định giá bán nợ hợp lý, làm cơ sở trình Hội đồng xử lý nợ phê duyệt giá bán nợ, tiến hành đàm phán giá bán nợ đối với VAMC theo nguyên tắc bán thỏa thuận Dựa trên phê chuẩn từ Hội đồng xử lý nợ, Phòng Xử lý nợ đã mời Công ty TNHH DPV (tổ chức thẩm định giá đủ điều kiện theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm này) tiến hành thẩm định giá khoản nợ
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ và lập phương án thẩm định, Công ty TNHH DPV đã phát hành Chứng thư thẩm định giá số DPMOR-23-61 ngày 17 tháng 05 năm 2023 về giá trị thẩm định giá khoản nợ xấu của bà Tăng Ngọc Sương tại Kienlongbank Phương pháp TĐG là phương pháp thu nhập, dựa trên cách tiếp cận từ thu nhập Lý do lựa chọn phương pháp này là như sau:
- Dựa vào các văn bản pháp lý do khách hàng cung cấp, dựa vào kết quả khảo sát thực tế, quá trình thẩm định hiện trạng TSBĐ, tiếp xúc tài sản thẩm định và nhà dân xung quanh TSBĐ, Công ty TNHH DPV (Công ty DPV) nhận thấy giá trị TSBĐ hình thành trên thị trường là công khai, cạnh tranh và không bị các mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản, người bán sẵn sàng bán là người có tài sản hợp pháp và có nhu cầu muốn bán tài sản với mức giá tốt nhất có thể được trên thị trường Do đó, Công ty DPV đề xuất chọn “Cơ sở giá trị thị trường” để làm cơ sở thẩm định giá trị TSBĐ
Một số hạn chế trong công tác thẩm định giá khoản nợ xấu
Trong thời gian kể từ khi Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng bắt đầu có hiệu lực cho đến nay (hiện nay Nghị quyết số 42 đã hết hiệu lực thi hành), thị trường mua bán nợ đã dần hình thành, tuy mới ở bước sơ khai nhưng cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiên, khi tiến hành xử lý nợ xấu, nhất là công tác TĐG khoản nợ xấu phục vụ mục đích đấu giá, mua bán nợ xấu vẫn gặp nhiều hạn chế, khó khăn khi thực hiện
Một là, thiếu hành lang pháp lý hướng dẫn công tác thẩm định giá khoản nợ xấu Ý kiến đánh giá chung hiện nay, là còn nhiều yếu tố vướng mắc trong việc TĐG khoản nợ, thiếu hành lang pháp lý và các dịch vụ hỗ trợ là những yếu tố làm thị trường mua bán nợ chưa phát triển dù đã hình thành và hoạt động từ nhiều năm qua
Thực tế công tác xử lý nợ và xác định giá khoản nợ xấu tại Phòng Xử lý nợ Kienlongbank cho thấy, việc đánh giá giá trị khoản nợ xấu không thống nhất giữa đánh giá riêng của Phòng Xử lý nợ và Chứng thư thẩm định giá khoản nợ đó của doanh nghiệp thẩm định giá Lý giải điều này là do quan điểm xác định giá của các bên là không đồng nhất, với nguyên nhân trọng yếu chính là thiếu mất một hướng dẫn chuẩn mực, một tiêu chuẩn TĐG khoản nợ điều chỉnh hoạt động này
Ví dụ điển hình của khúc mắc này có thể kể đến kết quả xác định giá khoản nợ xấu của Công ty TNHH Cavico Việt Nam (Cavico Việt Nam) tại Kienlongbank Chi nhánh Hà Nội để thực hiện bán nợ thông qua phương thức đấu giá Công ty Cavico Việt Nam được
UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 011043000070, chứng nhận lần đầu ngày 08/01/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ sáu ngày 09/06/2011 Địa chỉ trụ sở chính tại Tầng 6, Tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Khoản nợ này được xác định là nợ xấu nhóm 5 và có tuổi nợ là khoảng 6 năm Giá trị ghi sổ khoản nợ tính đến ngày 27/01/2021 là 130.549.451.144 đồng Trong đó, dư nợ gốc còn lại là 41.638.500.000 đồng, tổng số tiền lãi là 88.910.951.144 đồng TSBĐ của khoản nợ này toàn bộ các quyền, lợi ích phát sinh liên quan đến TSBĐ là 04 sàn văn phòng thương mại tại tầng 3, 4, 5 và tầng 14 với tổng diện tích thiết kế 2.673 m 2 thuộc Dự án Tòa nhà Apex Tower (tại địa chỉ lô đất HH3-2 Khu đô thị Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam
Từ Liêm, Hà Nội) Công ty Cavico Việt Nam đã ký Hợp đồng tín dụng số 46/IVBTL- HĐDH/2010 ngày 13/9/2010 và Hợp đồng thế chấp số 47/IVB-C.Tower-C.Vietnam.2010 ngày 13/9/2010 với Kienlongbank Chi nhánh Hà Nội để giải ngân số tiền nợ gốc ban đầu là 60.000.000.000 đồng Đến năm 2013, Công ty Cavico Việt Nam đã không tiến hành trả gốc và lãi theo như Hợp đồng tín dụng đã ký và khoản nợ này chuyển thành nợ quá hạn Sau khi áp dụng các biện pháp cơ cấu và đốc thúc khách hàng cũng như cùng tìm giải pháp xử lý nhưng không khả thi, chính vì vậy, cuối năm 2019, Phòng Xử lý nợ (thừa ủy quyền của Kienlongbank) đã tiến hành gửi đơn khởi kiện hành vi vi phạm Hợp đồng tín dụng của Công ty Cavico Việt Nam đến Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm
Tháng 10/2020, Phòng Xử lý nợ Kienlongbank đã nhận được phê duyệt từ Hội đồng xử lý nợ về việc tổ chức bán đấu giá khoản nợ xấu của Công ty Cavico Việt Nam, sau đó, Phòng Xử lý nợ đã thuê Công ty Cổ phần thẩm định giá Bến Thành (Công ty Bến Thành) thẩm định giá khoản nợ này và ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với Công ty Đấu giá hợp danh Sao Vàng để tổ chức đấu giá
Theo kết quả thẩm định giá khoản nợ của Công ty Bến Thành, giá trị định giá là 80.190.000.000 đồng Luận giải về giá trị này được Công ty Bến Thành đưa ra là áp dụng phương pháp so sánh để xác định giá chuyển nhượng của TSBĐ (là 04 sàn văn phòng tại thời điểm thẩm định) Trong khi đó, theo như đánh giá về khoản nợ của Phòng Xử lý nợ, khả năng thu hồi của khoản nợ này sau khi tiến hành khởi kiện và tổ chức thi hành án chỉ vào khoảng 63.467.000.000 đồng Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả thẩm định giá của Công ty Bến Thành, giá khởi điểm tiến hành đấu giá được lựa chọn là 80.190.000.000 đồng Sau khi trải qua nhiều lần đấu giá không thành, thì lần đấu giá thành công vào ngày 27/01/2021, đơn vị trúng đấu giá là Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư TC An Bình với giá trúng đấu giá thành là 43.000.000.000 đồng
Như vậy, vấn đề xác định giá trị khoản nợ ngay lúc ban đầu đã không thống nhất giữa đơn vị thẩm định giá và nội bộ Phòng xử lý nợ, với nguyên nhân là phương pháp áp dụng của Công ty Bến Thành khác so với Phòng Xử lý nợ Một bên tiến hành đánh giá giá trị thu hồi của TSBĐ, một bên đánh giá khả năng thu hồi của khoản nợ Cũng vì chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn TĐG khoản nợ nên lý lẽ đưa ra của Công ty Bến Thành là căn cứ vào các Tiêu chuẩn TĐG tài sản hiện hành của Bộ Tài chính và quan điểm này là không sai Một ví dụ khác thể hiện bất cập trong công tác xác định giá khoản nợ xấu tại Kienlongbank là khoản nợ xấu của Công ty Cổ phần phát triển Địa ốc Chin Na (Công ty Chin Na) tại Kienlongbank Phòng Giao dịch Suối Tiên được bán nợ tuân theo phương thức thỏa thuận
Công ty Chin Na ký Hợp đồng tín dụng số 2629/10/TD/I ngày 26/7/2010 về việc cấp hạn mức tín dụng 18.800.000.000 đồng và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số 2629/10/BL/I ngày 26/7/2010 TSBĐ là thửa đất số 7, tờ bản đồ số 38, tại Quốc lộ 13, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Đến cuối năm 2011, Công ty Chin Na vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, Phòng Xử lý nợ đã tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một đối với hành vi vi phạm Hợp đồng tín dụng của Công ty Chin Na Ngày 11/6/2012, Tòa án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành Bản án sơ thẩm số 793/2012/KDTM-ST tuyên buộc Công ty Chin Na phải trả số tiền là 23.557.851.251 đồng, bao gồm nợ gốc là 17.500.000.000 đồng và lãi là 6.057.851.251 đồng (tính đến ngày 11/6/2012) Đến ngày 15/11/2013, Chi cục Thi hành án Dân sự thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành Quyết định Thi hành án theo yêu cầu số 664/QĐ-CCTHA để tiến hành thi hành án bản án đối với Công ty Chin Na
Tuy nhiên, trong quá trình kê biên để thi hành án, Công ty Chin Na đã nhiều lần chống đối gây khó khăn cho chấp hành viên Đến đầu năm 2020, Phòng Xử lý nợ Kienlongbank đã xin chủ trương về việc bán khoản nợ này theo phương thức thỏa thuận với bên đặt vấn đề mua là Công ty Cổ phần Mua bán nợ Sài Gòn (Saigon Dept) Dư nợ tính đến ngày 05/11/2020 (là thời điểm chốt giá với bên mua nợ) là 71.234.672.124 đồng, bao gồm dư nợ gốc là 16.670.665.477 đồng, lãi trong hạn, lãi quá hạn và lãi phạt là 54.564.006.647 đồng Giá bán nợ do Phòng Xử lý nợ đưa ra dựa trên quan điểm thu hồi đủ nợ gốc và lãi trong hạn là 46.800.000.000 đồng Trong khi đó, bên mua là Saigon Dept đã thuê Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thủ Dầu Một (Công ty Thủ Dầu Một) tiến hành đánh giá lại giá trị khoản nợ này để làm cơ sở mua nợ Công ty Thủ Dầu Một đã xác định giá trị thu hồi của TSBĐ là khoảng 59.073.000.000 đồng Tuy nhiên, sau quá trình khảo sát, đánh giá lại TSBĐ, Saigon Dept đã xác định TSBĐ đang có tranh chấp xảy ra giữa các đồng chủ sở hữu, vì vậy, để kê biên thi hành án tài sản sẽ gặp nhiều khó khăn Chính bởi lí lẽ này, Saigon Debt xác định khả năng thu hồi của khoản nợ chỉ khoảng 35.000.000.000 đồng Sau khi đàm phán và thỏa thuận thành công, giá trị mua bán nợ là 30.000.000.000 đồng
Như vậy, vấn đề bất cập ở đây là ngay cả khi đã có Bản án của Tòa án nhân dân và Quyết định thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự thì vẫn có những quan điểm khác nhau về khả năng thu hồi nợ gốc và lãi phải thu từ khoản nợ, mà không có một hướng dẫn đánh giá hoặc lượng hóa cụ thể về giá trị khoản nợ ở từng giai đoạn xử lý nợ, để bên bán nợ và bên mua nợ cùng có quan điểm chung và không bị vênh quá về giá chào bán và giá chào mua
Tóm lại, khâu TĐG được coi là khâu quan trọng để quyết định kết quả thành công hoặc thất bại khi các NHTM tổ chức bán nợ Có những khoản nợ mà NHTM bán nhiều lần không được vì công ty TĐG xác định mức giá không phù hợp với sự hấp thụ của thị trường Sau đó, giá trị khoản nợ lại được điều chỉnh với mức giảm giá tối thiểu nhằm có thể thu hồi được tối đa số tiền bán nợ Do đó, quá trình bán nợ xấu kéo dài và thường phải tổ chức đấu giá lại nhiều lần mà không thể hoàn thành Có thể điển hình là 2 ví dụ trên tại Kienlongbank Thực tế, khi tiến hành xử lý nợ, xuất hiện nhiều quan điểm về xử lý nợ xấu chưa phù hợp và đã làm chậm quá trình này, đặc biệt là TĐG khoản nợ Ở nhiều nước khác, việc định giá khoản nợ xấu chỉ bằng 20% - 30% giá trị sổ sách là chuyện bình thường, cá biệt có thể chỉ bằng 10% giá trị sổ sách (theo chuyên gia từ Công ty TNHH Một thành viên Mua bán nợ OK DTC thuộc Tập đoàn OK Financial Group của Hàn Quốc) Trong khi đó tại Việt Nam, nhiều quan điểm cho rằng, bán nợ xấu phải bằng cả nợ gốc thậm chí cả lãi trong hạn và lãi quá hạn, tức là thu hồi đủ số vốn và lãi Điều này là rất khó thực hiện được.Một trong những điểm hạn chế khiến việc TĐG khoản nợ gặp nhiều lúng túng và tranh cãi là chưa có quy định hướng dẫn cụ thể cho nghiệp vụ này Thực tế, việc TĐG khoản nợ thường được dựa trên giá trị của TSBĐ, trong khi đó, giá trị khoản nợ phải bao gồm cả khả năng quản trị, khả năng thu hồi và khả năng chuyển đổi thành tiền từ việc xử lý TSBĐ và bù trừ nhiều yếu tố khác Từ những bất cập trong khâu định giá các khoản nợ, các chuyên gia thống nhất quan điểm là cần phải có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc TĐG khoản nợ, trong đó, phải chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá, công thức tính toán cụ thể Theo Tiểu mục 1, Mục IV, Báo cáo của Chính phủ số 204/BC-CP ngày 23/5/2022 về việc Báo cáo tóm tắt Tổng kết Nghị quyết số 42 và đề xuất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số
42, đã nêu một trong những khó khăn, vướng mắc trong thực thi Nghị quyết số 42 là: thiếu tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ xấu, hiện nay, các phương pháp hướng dẫn tại Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được áp dụng chung để thẩm định giá các loại tài sản mà chưa có quy định cụ thể về thẩm định giá các khoản nợ Do vậy, khi thẩm định giá các khoản nợ xấu, các doanh nghiệp thẩm định giá vận dụng khác nhau, gây khó khăn cho các bên trong việc lựa chọn mức giá tham khảo làm cơ sở xác định mức giá khởi điểm trong giao dịch mua bán nợ 20
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ KHOẢN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG
Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện công tác thẩm định giá khoản nợ xấu tại các
2.1.1 Đảm bảo sự phù hợp với các quy định của pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu
Theo quy định của Luật Giá năm 2012 (sắp tới là Luật Giá năm 2023, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024), TCTD được quyền tự định giá khoản nợ và Bộ Tài chính thực hiện ban hành các tiêu chuẩn về TĐG; TCTD được sử dụng các tiêu chuẩn về TĐG do Bộ Tài chính ban hành để định giá khoản nợ Tuy nhiên, Thông tư số 09/2015/TT-NHNN chưa có quy định về vấn đề này Ngoài ra, Luật Giá 2012 (và Luật Giá 2023) cho phép cơ quan chuyên ngành (cụ thể ở đây là NHNN) được ban hành quy định về định giá trong hệ thống các TCTD, Thông tư số 09/2015/TT-NHNN đã có quy định các TCTD được tự xác định giá khoản nợ nhưng không nói rõ theo Tiêu chuẩn nào và trên thực tế, đã phát sinh một số vướng mắc cần được NHNN quy định cụ thể hơn Để sửa đổi, bổ sung các vướng mắc nêu trên, NHNN đã ban hành Thông tư số 18/2022/TT-NHNN ngày 26/12/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-NHNN, Thông tư số 18/2022/TT- NHNN có hiệu lực kể từ ngày 09/02/2023
Theo Điều 12 Thông tư số 09/2015/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2022/TT-NHNN, với nội dung quy định về việc định giá khoản nợ, thì các TCTD được tự xác định giá khoản nợ theo Quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính về tiêu chuẩn TĐG khoản nợ hoặc có thể thuê doanh nghiệp TĐG để thực hiện định giá khoản nợ được mua, bán
Theo Điều 5 Nghị định 61/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 do Chính phủ ban hành về Quy định chi tiết việc TĐG khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn, VAMC có quyền thuê doanh nghiệp
TĐG đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá của Bộ Tài chính và Doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định của Luật giá và các văn bản hướng dẫn thi hành (có thể hiểu là tuân thủ theo các Tiêu chuẩn TĐG hoặc Chuẩn mực TĐG do Bộ Tài chính ban hành từng thời kỳ) Theo điểm b khoản 2 Điều 26 về “Thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường” của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 14/2015/TT- NHNN ngày 28/8/2015, Thông tư số 08/2016/TT-NHNN ngày 16/6/2016, Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017, Thông tư số 32/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019, có quy định VAMC phải xác định giá trị thị trường của khoản nợ xấu, kể cả tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó bằng việc tự định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá trị khoản nợ xấu
Như vậy, các TCTD, VAMC khi xác định giá trị thị trường của khoản nợ xấu có thể tự xác định giá hoặc thuê doanh nghiệp TĐG để định giá, dù theo phương thức nào thì phương pháp xác định tuân theo các Tiêu chuẩn TĐG hoặc Chuẩn mực TĐG do Bộ Tài chính ban hành
Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn các Tiêu chuẩn về TĐG (cụ thể là 14 tiêu chuẩn được liệt kê tại Bảng 4) nhưng các tiêu chuẩn này không có tiêu chuẩn nào dành riêng về loại hình tài sản là khoản nợ Điều này dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình định giá đối với khoản nợ, Bộ Tài chính đang nghiên cứu để ban hành tiêu chuẩn TĐG khoản nợ và đến nay mới dừng ở quá trình nghiên cứu
2.1.2 Kiến nghị Bộ Tài chính cần ban hành Tiêu chuẩn hướng dẫn TĐG khoản nợ xấu nhằm tháo gỡ vướng mắc trong xác định giá khoản nợ
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư số 09/2015/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2022/TT-NHNN, về nguyên tắc thực hiện mua bán nợ, trước khi thực hiện mua bán nợ đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2022/TT-NHNN), TCTD phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua và bán nợ (trong đó có quy định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua bán nợ; phương thức mua bán nợ, phương thức thanh toán; quy trình mua bán nợ; quy trình, phương pháp định giá khoản nợ; quy trình quản trị rủi ro đối với hoạt động mua và bán nợ)
Như vậy, để đồng bộ với các quy định của pháp luật, trong việc thực thi hoạt động mua bán nợ giữa các TCTD, VAMC với các đối tác có nhu cầu mua bán nợ và nhằm xác định giá trị khoản nợ hợp lý, đúng tiêu chuẩn, thúc đẩy một thị trường mua bán nợ đúng nghĩa, phát triển và có quy tắc, điều cần làm là:
Một là, Bộ Tài chính cần khẩn trương ban hành Tiêu chuẩn TĐG khoản nợ Tiêu chuẩn này sẽ là kim chỉ nam xuyên suốt hướng dẫn các phòng, ban nghiệp vụ của VAMC, các TCTD làm cơ sở pháp lý, nguyên tắc, phương pháp chuyên môn để tiến hành đánh giá khoản nợ, xác định giá khoản nợ một cách minh bạch, công khai, phù hợp với thị trường, từ đó hài hòa giữa lợi ích của bên bán và bên mua
Hai là, các TCTD và VAMC dựa trên bộ Tiêu chuẩn TĐG do Bộ Tài chính ban hành, bao gồm cả tiêu chuẩn về TĐG khoản nợ, để xây dựng quy chế, quy trình, quy định định giá khoản nợ nội bộ, từ đó góp phần nâng cao quản trị rủi ro, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và đưa các khoản nợ xấu ra thị trường giao dịch
2.1.3 Kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục ban hành hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; một số quy định của pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
Kể từ khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/12/2023, đồng thời, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, thì một số quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 không còn được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng như quy định áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBĐ tại Tòa án, quy định về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án, quy định bán nợ xấu có tài sản bảo đảm đang bị kê biên
Như vậy, để tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả trong công tác xử lý nợ xấu, thiết nghĩ Tòa án nhân dân tối cao cần sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định giá khoản nợ xấu tại Ngân hàng
Hệ thống kiểm soát nội bộ và các quy chế, quy trình, quy định hiện hành tại Ngân hàng TMCP Kiên Long mới chỉ hướng đến công tác thẩm định giá các loại tài sản bảo đảm tiền vay phổ thông, điển hình là bất động sản, động sản, quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán, giấy tờ có giá, các loại chứng khoán nợ và chứng khoán vốn Các quy định nội bộ về việc thẩm định giá khoản nợ xấu chưa được nghiên cứu, xây dựng, ban hành Ngay cả phòng ban chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định tài sản, quản lý nợ, xử lý nợ là Phòng thẩm định tài sản, Phòng Xử lý nợ và Công ty TNHH Một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản Kienlongbank (Công ty KBA) cũng chưa có bất cứ văn bản nào điều chỉnh về nội dung thẩm định giá khoản nợ xấu
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy định, quy trình thẩm định giá khoản nợ xấu là điều cần thiết
Nội dung quy định cần bám sát hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và có vận dụng phù hợp với khẩu vị rủi ro của Kienlongbank
Theo phân cấp thẩm quyền, Phòng thẩm định tài sản sẽ là đầu mối xây dựng Dự thảo quy trình, quy định liên quan đến định giá khoản nợ xấu và lấy ý kiến các phòng ban liên quan là Phòng Xử lý nợ, Phòng Pháp chế tuân thủ, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Trung tâm phân tích khách hàng chiến lược để từ đó có cơ sở trình TGĐ ban hành Quy định định giá khoản nợ xấu
Nếu Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn hướng dẫn xác định giá trị khoản nợ hoặc Tiêu chuẩn thẩm định giá trị khoản nợ, thì Phòng thẩm định tài sản và Phòng Xử lý nợ cần kết hợp để xây dựng Quy định định giá khoản nợ xấu trên cơ sở vận dụng nôi dung trong Tiêu chuẩn này và phù hợp với đặc thù khách hàng, đặc thù TSBĐ tại Kienlongbank.
Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định giá khoản nợ xấu tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Để có thể tổ chức bán nợ, việc đầu tiên các TCTD cần làm là xác định được giá trị hợp lý của khoản nợ Đây là một trong những nhân tố dẫn đến thành công của các giao dịch mua bán nợ Vì chỉ có xác định được giá trị khoản nợ một cách chính xác và hợp lý thì mới thu hút được sự quan tâm của người mua nợ, đồng thời, đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia trong quan hệ mua bán nợ Tuy nhiên, hiện nay, một khó khăn không nhỏ trong quá trình định giá khoản nợ của TCTD đó là chưa có các tiêu chuẩn riêng dành cho việc TĐG khoản nợ; Bộ Tài chính cũng đã ban hành các tiêu chuẩn TĐS tài sản nhưng chưa có tiêu chuẩn riêng về TĐG khoản nợ Các TCTD, VAMC, doanh nghiệp TĐG thường phải vận dụng các tiêu chuẩn TĐG tài sản hiện hành trong quá trình định giá khoản nợ Khoản nợ về cơ bản là một loại tài sản nên có thể sử dụng các tiêu chuẩn TĐG tài sản để tiến hành thẩm định, tuy nhiên, khác với tài sản thông thường, giá trị của khoản nợ sẽ bị chi phối bởi các yếu tố đặc thù như: Tình hình tài chính của khách hàng vay, cung cầu thị trường và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến giá trị khoản nợ, tình trạng và giá trị TSBĐ của khoản nợ tại thời điểm định giá Do đó, cần có những quy định đặc thù trong quá trình TĐG khoản nợ tín dụng
Việc Bộ Tài chính sớm ban hành Tiêu chuẩn TĐG khoản nợ tín dụng sẽ giúp cho các chủ thể trong giao dịch mua bán nợ và đơn vị TĐG thuận lợi hơn trong quá trình xác định giá trị khoản nợ Tuy nhiên, trong quá trình ban hành Tiêu chuẩn TĐG khoản nợ tín dụng cần lưu ý đến các đặc tính riêng biệt của loại tài sản này so với các tài sản thông thường Đặc biệt, khi xem xét đến tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán nợ và các nguồn trả nợ khác (ngoài tài sản bảo đảm) của khách nợ - một trong những yếu tố để xác định giá trị của khoản nợ cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, để đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của khách nợ cần quy định rõ các tài liệu mà thẩm định viên cần thu thập để làm căn cứ xác định thực trạng hoạt động kinh doanh của khách nợ như: Báo cáo tài chính hàng năm, hàng quý (báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; bảng cân đối tài khoản; bảng cân đối kế toán); báo cáo thuế; báo cáo xếp hạng tín nhiệm nếu có (các doanh nghiệp lớn) Các tài liệu này cần phải được thu thập trong khoảng thời gian gần với thời điểm TĐG, có thể xem xét lấy mốc thời gian là không quá hai năm tính đến thời điểm thẩm định giá (tương tự như thời gian thu thập thông tin về các giao dịch của tài sản so sánh trong phương pháp tiếp cận từ thị trường) để đảm bảo phản ánh được tương đối chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của khách nợ tại thời điểm thẩm định giá trị khoản nợ
Thứ hai, đối với cách xác định khả năng thanh toán nợ và các nguồn thu hồi nợ khác
(ngoài TSBĐ) của khách nợ, cần đảm bảo tính độc lập và khách quan Theo quy định tại
Dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn TĐG đối với khoản nợ tín dụng, việc xác định này sẽ dựa trên xác nhận của tổ chức, cá nhân yêu cầu TĐG Cách thức quy định này có thể dẫn đến thực trạng các chủ thể bán nợ vì muốn khoản nợ được định giá cao hơn mà cung cấp xác nhận không chính xác, không phù hợp với tình trạng thực tế của khách nợ Do đó, cần điều chỉnh quy định này theo hướng xác định khả năng thanh toán nợ và các nguồn thu hồi nợ khác (ngoài TSBĐ) của khách hàng nợ cần được căn cứ vào các tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của khách hàng nợ tại thời điểm TĐG Cũng có thể tham khảo thực tiễn hiện nay, một số tổ chức TĐG căn cứ vào cam kết thanh toán của khách hàng nợ để đánh giá về khả năng thanh toán nợ và các nguồn thu hồi nợ khác (ngoài tài sản bảo đảm) của khách hàng nợ Tuy nhiên, việc cam kết này cũng chỉ nên mang tính chất tương đối và không nên coi là trọng yếu để làm căn cứ xác định khả năng thanh toán của khách hàng nợ
Thông qua những phân tích về thực trạng của pháp luật về TĐG khoản nợ xấu đối với hoạt động mua bán nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD ở Việt Nam ở Chương 1 cho thấy, mặc dù bước đầu thị trường mua bán nợ đã đạt được những thành công nhất định nhưng những vẫn chưa có quy định về TĐG khoản nợ xấu, điều này thực sự là điểm hạn chế, từ đó làm giảm hiệu quả trong quá trình mua bán nợ xấu của các chủ thể Chính vì vậy, yêu cầu về việc hoàn thiện các quy định của pháp luật là đòi hỏi cấp thiết hiện nay Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện pháp luật về TĐG khoản nợ xấu khi tiến hành xử lý nợ từ hoạt động cho vay của các TCTD ở Việt Nam cần tính tới những yêu cầu như: (1) đảm bảo sự phù hợp các quy định của pháp luật về mua bán nợ xấu của các TCTD với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; (2) đưa ra định hướng phát triển thị trường mua bán nợ; (3) không được sử dụng Ngân sách nhà nước; (4) đảm bảo sự độc lập trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN; và (5) đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế và cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng Chỉ khi đảm bảo những yêu cầu này, việc chỉnh sửa, bổ sung các quy định của pháp luật về mua bán nợ xấu của các TCTD từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới thực sự phát huy hiệu quả
Theo xu thế thị trường và kinh nghiệm quốc tế, hoạt động mua bán nợ sẽ là một giải pháp hữu ích và hiệu quả giúp cho các TCTD có thể xử lý triệt để các khoản nợ, làm sạch bảng cân đối kế toán, giảm dần trích lập dự phòng, tăng lợi nhuận, đặc biệt là giảm đến mức tối thiểu nợ xấu Tuy nhiên, muốn đẩy mạnh được hoạt động mua bán nợ trên thị trường giao dịch các khoản nợ, thì việc hoàn thiện quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của người mua nợ là vấn đề cấp thiết hiện nay, nhất là liên quan đến giá cả khoản nợ cần giao dịch Bởi chỉ khi quyền và lợi ích của người mua nợ được đảm bảo mới thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, qua đó hình thành một thị trường mua bán nợ hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, hấp dẫn Trong đó, công việc hoàn thiện quy định liên quan đến thẩm định giá khoản nợ là một nhu cầu tất yếu, là nút thắt trọng yếu tác động đến cung cầu trên thị trường mua bán nợ giữa các chủ thể với nhau, góp phần phá tan “tảng băng” nợ xấu hiện nay
Trên cơ sở đó, việc hoàn thiện pháp luật về TĐG nợ xấu của các TCTD ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào những quy định sau đây:
Một là, cần nâng cao hiệu quả tham gia giao dịch của các chủ thể trên thị trường mua bán nợ xấu, thông qua việc đa dạng hóa các loại hình được tham gia mua bán nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD, trong đó tập trung phát huy hơn nữa vai trò của các Công ty mua bán nợ chuyên nghiệp trực thuộc các TCTD (AMC), bên cạnh việc giảm dần sự tham gia của VAMC trên thị trường cùng với chiều hướng giảm dần của tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
Hai là, từng bước chuyển đổi phương pháp xác định giá mua bán nợ xấu theo giá trị sổ sách sang giá trị thị trường của nợ xấu để bảo đảm quan hệ giao dịch mua bán nợ xấu giữa các chủ thể phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường Với xu hướng giảm dần của tỷ lệ nợ xấu và vai trò của VAMC trên thị trường, việc điều chỉnh phương pháp xác định giá mua bán nợ xấu sang giá trị thị trường có ý nghĩa thực tiễn to lớn Phương pháp này vừa đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ mua bán nợ xấu, vừa thúc đẩy, khuyến khích các NHTM bán nợ xấu cho các nhà đầu tư, có thể bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài Bộ Tài chính cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá
Việt Nam và ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ xấu, từ đó, làm tiền đề và cơ sở để các TCTD, các tổ chức khác có liên quan áp dụng, thực thi, góp phần phát triển thị trường mua bán nợ xấu ngày càng ổn định, minh bạch và hiệu quả
1 Bộ luật Dân sự năm 2015
2 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017
3 Luật Đấu giá tài sản năm 2016, sửa đổi, bổ sung năm 2024
6 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2024
7 Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, ban hành ngày 18/5/2013
8 Chính phủ (2015), Nghị định số 34/2015/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, ban hành ngày 31/3/2015
9 Chính phủ (2016), Nghị định số 18/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, ban hành ngày 18/3/2016
10 Chính phủ (2017), Nghị định số 61/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn, ban hành ngày 16/5/2017
11 Chính phủ (2021), Nghị định số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành
Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ban hành ngày 19/3/2021
12 Ngân hàng Nhà nước (2013), “Thông tư số 19/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, ban hành ngày 06/9/2013