1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH

224 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • I. TÍNH CẤP THIẾT (12)
  • II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH (13)
  • III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP (16)
    • 3.1. Mục đích, yêu cầu quy hoạch sử dụng đất (16)
    • 3.2. Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất (16)
    • 3.3. Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất (18)
  • IV. SẢN PHẨM GIAO NỘP (19)
  • PHẦN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (20)
    • 1.1. Điều kiện tự nhiên (20)
    • 1.2. Các nguồn tài nguyên (22)
    • 1.3. Hiện trạng môi trường (26)
    • II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI (29)
      • 2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (29)
      • 2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế (30)
      • 2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập (33)
      • 2.4. Thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn (34)
      • 2.5. Thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp (36)
      • 2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng (36)
      • 2.7. Đánh giá chung (42)
    • III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT (44)
      • 3.1. Diễn biến hiện trạng tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất (44)
      • 3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu (0)
  • PHẦN II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (48)
    • 1.1. Tình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai (48)
    • 1.2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân (0)
    • II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT (58)
      • 2.1. Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất (58)
      • 2.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất (0)
      • 2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất (74)
      • 2.4. Những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất (78)
    • III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT (79)
      • 3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất (0)
      • 3.2. Đánh giá những mặt được, tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước (0)
      • 3.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ tới (89)
    • IV. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI (91)
      • 4.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp (91)
      • 4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp (95)
  • Phần III PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT (98)
    • 1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (98)
    • 1.2. Quan điểm sử dụng đất (99)
    • 1.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng (99)
    • II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT (102)
      • 2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường (0)
      • 2.2. Cân đối, phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng (106)
      • 2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng (147)
      • 2.4. Diện tích đất chuyển mục đích phải xin phép (148)
      • 2.5. Diện tích đất cần thu hồi trong kỳ quy hoạch (150)
    • III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG (152)
      • 3.1. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, (152)
      • 3.2. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng đảm bảo an ninh lương thực (152)
      • 3.4. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng (0)
      • 3.5. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc (0)
      • 3.6. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ (154)
  • Phần IV KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 I. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT THEO CÁC MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG (156)
    • 1.1. Chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh (0)
    • 1.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực (157)
    • II. DIỆN TÍCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT (159)
    • III. DIỆN TÍCH CẦN THU HỒI (161)
    • IV. DIỆN TÍCH ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG ĐƢA VÀO SỬ DỤNG (163)
    • V. DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN (163)
    • VI. DỰ KIẾN CÁC KHOẢN THU, CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI (163)
      • 6.1. Căn cứ pháp lý (163)
      • 6.2. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai (0)
  • Phần V GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (165)
    • 1.1. Giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp (165)
    • 1.2. Giải pháp quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp (165)
    • 1.3. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho hệ thống tổ chức trong lĩnh vực môi trường (166)
    • 1.4. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường (167)
    • 1.5. Giải pháp về thích ứng với biến đổi khí hậu (0)
    • II. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN, QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT (168)
      • 2.1. Giải pháp về huy động vốn (168)
      • 2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực (169)
      • 3.1. Công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất (170)
      • 3.2. Tăng cường công tác giám sát thực hiện QH, kế hoạch sử dụng đất (0)
      • 3.3. Tăng cường công tác tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLDĐ (170)
      • 3.4. Trách nhiệm các ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất (172)
    • IV. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC (172)
      • 4.1. Giải pháp về khoa học, công nghệ (172)
      • 4.2. Tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong QLĐĐ (173)
      • 4.3. Giải pháp về chính sách (173)
      • 4.4. Giải pháp về liên kết vùng và phối hợp giữa các ngành và địa phương (0)
    • II. KIẾN NGHỊ (176)

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO DTTN: Diện tích tự nhiên GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GIS: Hệ thống thông tin địa lý GDP: Tổng sản phẩm nội địa GTSX: Giá trị sản xu

TÍNH CẤP THIẾT

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu tạo nên môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng Vai trò của đất đai đối với con người và các hoạt động sống trên Trái Đất rất quan trọng, nhưng lại bị giới hạn về diện tích và cố định về vị trí phân bố trong không gian Do vậy việc sử dụng đất đai phải hết sức tiết kiệm, khoa học và hợp lý trên cơ sở hiệu quả, lâu bền

Luật Đất đai năm 2013 quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai Kỳ quy hoạch sử dụng đất kéo dài 10 năm, còn kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, tỉnh và quốc phòng, an ninh là 5 năm Riêng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

Luật Quy hoạch năm 2017 quy định các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan (trong đó có quy hoạch sử dụng đất cấp huyện)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch năm 2018 quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là một trong bốn hệ thống quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018, Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (theo Nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai lập nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản (Công văn số 4744/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 03/9/2020) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 đồng thời với quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2021- 2025 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tích hợp vào quy hoạch tỉnh đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ pháp lý hữu hiệu hỗ trợ quản lý Nhà nước về đất đai Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết; làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của thị xã Trảng Bàng được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt năm 2013 Trong quá trình thực hiện, quy hoạch đạt được kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và triển khai các dự án trọng điểm, thị xã cần lập quy hoạch sử dụng đất mới phù hợp với Luật Đất đai năm 2013 Quy hoạch này là cơ sở đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch trước, định hướng phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã giai đoạn 2021-2030.

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH

- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

- Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2013

- Luật Quy hoạch năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2017

- Luật Quy hoạch đô thị (Số 16/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020)

- Luật số 35/2018/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch

- Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch

Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 1 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về việc thành lập thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng, đồng thời thành lập các phường, xã thuộc hai thị xã này tại tỉnh Tây Ninh.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai

- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch

Nghị định 62/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 11/7/2019 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

- Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định về khung giá đất

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

- Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/2/ 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017

- Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 10/5/2018 của Chính Phủ về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Tây Ninh

- Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 11/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ

- Thông tư 01/2017/TT-BTNMT ngày 09 tháng 02 năm 2017 quy định định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao

- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số

01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

- Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

- Thông tư 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy trình kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, KHSDĐ

- Thông tư 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

- Quyết định số 1709/QĐ-BXD ngày 28/12/2018 của Bộ Xây dựng về việc công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đạt tiêu chí đô thị loại IV

- Quyết định số 958/QĐ-BNV ngày 12/11/2020 của Bộ Nội vụ về việc phân loại đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Tây Ninh

- Công văn số 1005/TTg-NN ngày 30/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp và đất ở đô thị

Công văn số 4744/BTNMT-TQLĐĐ ngày 03/9/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cấp huyện.

- Quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 03/12/2013 của UBND tỉnh Tây

Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Trảng Bàng

- Quyết định 22/2014/QD-UBND ngày 19/08/2014 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Chương trình phát triển đô thị tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030

- Quyết định 1358/2016/QD-UBND ngày 01/6/2016 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch Tổng thể kinh tế - xã hội huyện Trảng Bàng (nay là thị xã Trảng Bàng) đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định 1750/2018/QD-UBND ngày 12/7/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Trảng Bàng đến năm 2035

- Công văn số 2057/UBND-KTN ngày 24/8/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 theo Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 10/5/2018 của Chính Phủ

Quyết định số 3172/QĐ-UBND được UBND tỉnh Tây Ninh ban hành ngày 26/12/2018, phê duyệt Quy hoạch về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản phục vụ xây dựng và than bùn của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 Quy hoạch này đóng vai trò định hướng hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, đảm bảo cân đối cung cầu nguyên liệu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh.

- Quyết định 35/2020/QĐ-UBND ngày 01/9/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh về Quyết định ban hành bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2020 đến năm 2024

- Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 16/4/2021 của UBND thị xã Trảng Bàng về việc phê duyệt đề cương dự toán: Lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Mục đích, yêu cầu quy hoạch sử dụng đất

- Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững

- Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Trảng Bàng nói riêng và của tỉnh Tây Ninh nói chung

Quy hoạch sử dụng đất của huyện Trảng Bàng phải đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bám sát quy hoạch chung đô thị Trảng Bàng và chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ từ cấp trên Việc đảm bảo sự phù hợp này sẽ giúp xây dựng một nền tảng phát triển đô thị hợp lý, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra thuận lợi, đồng thời đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của cộng đồng dân cư.

- Phương án quy hoạch sử dụng tài nguyên đất phải được thực hiện theo quan điểm hệ thống, tổng hợp và đa ngành; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với năng lực thực hiện các công trình đã đưa vào quy hoạch sử dụng đất.

Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất

- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ, Thông tư số

01/2021/TTBTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ TNMT quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:

+ Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã đã được phân bổ trong phương án phân bổ khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh

+ Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/04/2021 hướng dẫn về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như bảng 1

Bảng 1: Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Chỉ tiêu được phân bổ Chỉ tiêu được xác định Chỉ tiêu được xác định bổ sung I Loại đất

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC x 0 x

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 0 x 0

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN x 0 x

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH x 0 x

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD x 0 x

1.6 Đất rừng sản xuất RSX x 0 x

Trong đó: đất có rừng SX là rừng tự nhiên RSN x 0 0

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0 x 0

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 0 x 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN x 0 0

2.3 Đất khu công nghiệp SKK x 0 0

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN x 0 0

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD x 0 x

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC x 0 x

2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS x 0 x

2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 0 x 0

2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT x x 0

- Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH x x 0

- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT x x 0

- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD x x 0

- Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT x x 0

- Đất công trình năng lượng DNL x x 0

- Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV x x 0

- Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG x 0 0

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT x 0 0

- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA x 0 x

- Đất cơ sở tôn giáo TON x 0 0

- Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD x 0 x

- Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH 0 x 0

- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 0 x 0

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Chỉ tiêu được phân bổ

Chỉ tiêu được xác định

Chỉ tiêu được xác định bổ sung

2.10 Đất danh lam thắng canh DDL x 0 x

2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0 x 0

2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0 x 0

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT x 0 x

2.14 Đất ở tại đô thị ODT x 0 0

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC x 0 x

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS x 0 x

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG x 0 0

2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 0 x 0

2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0 x 0

2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0 x 0

3 Đất chƣa sử dụng CSD x 0 0

1 Đất khu công nghệ cao KCN x 0 0

2 Đất khu kinh tế KKT x 0 0

4 Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm)

5 Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) KLN x x 0

7 Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học KBT x 0 0

8 Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp) KPC x 0 0

9 Khu đô thị (trong đó có khu đô thị mới) DTC x 0 0

10 Khu thương mại - dịch vụ KTM x x 0

11 Khu đô thị - thương mại - dịch vụ KDV 0 x 0

12 Khu dân cư nông thôn DNT x x 0

13 Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn KON 0 x 0

Ghi chú: Trong đó, x: được phân bổ, được xác định, được xác định bổ sung; “0”: không được phân bổ, không được xác định, không được xác định bổ sung; dầu *: không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên

- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của thị xã

- Xác định diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Trảng Bàng

- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất

- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS):

Xây dựng thông tin chuyên đề, ứng dụng GIS kết hợp với điều tra, khảo sát để thu thập thông tin tài nguyên đất đai, đồng thời hiệu chỉnh các lớp thông tin chuyên đề như địa hình, giao thông, thủy văn Điều này cho phép tạo ra nguồn dữ liệu chính xác và toàn diện, phục vụ hiệu quả cho quá trình quản lý và quy hoạch sử dụng đất.

+ Đánh giá biến động đất đai: Ứng dụng GIS để chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và 2020 để đánh giá biến động đất đai trong quy hoạch kỳ trước

+ Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất: Chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 để đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

+ Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi dịnh dạng file bản đồ theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (*.dgn)

- Phương pháp tiếp cận từ trên xuống: nắm bắt các chủ trương, chính sách và phương án phân bổ khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh; tiếp cận từ dưới lên: làm việc với các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất, các phường, xã và các ban ngành để thu thập các nhu cầu và khả năng sử dụng đất, từ đó cân đối phương án sử dụng đất của thị xã

- Phương pháp thống kê: để xử lý các số liệu và dự báo về kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng đất

Phương pháp quy hoạch có sự tham gia (PLUP) là quá trình xây dựng phương án sử dụng đất có sự đóng góp ý kiến từ nhiều bên liên quan, bao gồm nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch.

SẢN PHẨM GIAO NỘP

Các loại sản phẩm, yêu cầu về nội dung, tính pháp lý và kỹ thuật của các sản phẩm được quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Sản phẩm giao nộp cụ thể như sau:

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của thị xã Trảng Bàng

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020, tỷ lệ 1:25.000

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, tỷ lệ 1:25.000

- CD ghi lưu trữ các sản phẩm quy hoạch như báo cáo, số liệu, bản đồ số

Các sản phẩm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ nhân sao thành 04 bộ và giao nộp tại:

Để phục vụ nhu cầu thông tin của các cá nhân, tổ chức, các văn bản quan trọng sau đây được cung cấp miễn phí:- Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh: 01 bộ- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh: 01 bộ- Ủy ban nhân dân thị xã Trảng Bàng: 01 bộ- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Trảng Bàng: 01 bộ

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Điều kiện tự nhiên

Thị xã Trảng Bàng được thành lập theo Nghị quyết số 865/NQ-

UBTVQH14 ngày 10/01/2020, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Tây Ninh, giữ vai trò “cửa ngõ” của Tỉnh; có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt kinh tế, văn hóa – xã hội, giao thông, giao lưu và an ninh, quốc phòng đối với vùng Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh; có tọa độ địa lý 11 0 1 ’ 58,8 ” vĩ độ Bắc, 106 0 22 ’ 1,2 ” kinh độ Đông Ranh giới của thị xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Bến Cầu, huyện Gò Dầu, huyện Dương Minh Châu

- Phía Nam giáp với huyện Đức Hòa, Đức Huệ tỉnh Long An và huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh

- Phía Đông giáp với thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương và huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh

- Phía Tây giáp tỉnh Xvay Riêng của Vương quốc Campuchia

- Năm 2020, tổng diện tích tự nhiên thị xã là 34.013,90 ha chiếm 8,42% diện tích tự nhiên tỉnh Tây Ninh, dân số 178.461 người, mật độ dân số là 524,7 người/km 2 Về hành chính thị xã Trảng Bàng có 4 xã và 6 phường, cụ thể:

Bảng 2: Các đơn vị hành chính của thị xã Trảng Bàng

STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Trảng Bàng, năm 2020

Thị xã Trảng Bàng nằm trên giao lộ của hệ thống đường giao thông huyết mạch và quan trọng, bao gồm Quốc lộ 22 (tuyến đường Xuyên ), TL 782, TL 787A Thị xã có điều kiện thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch đồng thời thu hút các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp từ đó tạo điều kiện để phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của thị xã cũng như nhu cầu giao lưu, giao thương, giải trí của người dân

Thị xã có địa hình theo xu hướng thấp dần về phía rạch Trưởng Chùa, ra nhánh sông Vàm Cỏ Nhìn chung, địa hình thấp trũng, ngập nước khó khăn cho việc xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật Địa hình có thể chia thành hai dạng chính:

Địa hình gò đồi tại Tây Ninh trải rộng trên diện tích 25.591 ha, chiếm 76,48% diện tích tự nhiên Phân bố tại các địa phương: Hưng Thuận, An Tịnh, Lộc Hưng, Đôn Thuận và Trảng Bàng Độ cao giảm dần từ bắc xuống nam, từ 17-18 m ở phía bắc đến 8-10 m ở phía nam Với độ dốc trung bình < 8°, địa hình này thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu đô thị, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật.

- Địa hình đồng bằng thấp trũng: nằm ven sông Vàm Cỏ Đông và rạch

Trảng Bàng, chiếm 20,3% tổng diện tích tự nhiên thị xã, phân bố ở các xã:

Phước Bình, Phước Chỉ, một phần các phường: An Hòa, Gia Bình với độ cao nền 1,0÷2,0m, nơi thấp từ 0,2÷0,5m, thường chịu úng ngập khi mưa lũ nước sông dâng lên thoát không kịp Đây là khu vực chuyên canh lúa nước và phù hợp tạo thành các công viên bán ngập, hồ điều hóa, cải thiện cảnh quan, vi khí hậu cho khu trung tâm, các khu công nghiệp

Thị xã Trảng Bàng mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Nam Bộ Có khí hậu tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của gió bão và những yếu tố bất lợi khác

- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 26,50 o C; Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 39 o C; Nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất 25 o C

Độ ẩm tương đối của không khí tại vùng này thường rất cao, dao động từ 82 - 83% và có thể đạt mức cực đại lên đến 86 - 87% Sự chênh lệch độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô khá đáng kể, với độ ẩm không khí trong mùa mưa cao hơn từ 10 - 20% so với mùa khô.

- Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 2.600 – 2.700 giờ, trung bình hàng tháng có 216 – 225 giờ nắng (tháng 3 cao nhất có 280 – 290 giờ, tháng 9 thấp nhất có 149 – 165 giờ) Số giờ nắng trong ngày 7 – 9 giờ vào mùa khô, 5 – 7 giờ vào mùa mưa

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 12, chiếm khoảng 80 – 85%, lượng mưa cả năm Mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 9 đến tháng 12 Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4 Lượng mưa trung bình năm 1.505 mm, tổng lượng mưa mùa khô 445 mm, tổng lượng mưa mùa mưa 1.059 mm

- Gió: Hướng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam và Bắc; Vận tốc gió trung bình: 6,5m/s

Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu ở thị xã Trảng Bàng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, một số hạn chế chủ yếu của khí hậu ở đây là sự biến động và phân hoá rõ rệt của các yếu tố theo mùa Sự tương phản giữa mùa khô và mùa mưa, về chế độ mưa, chế độ gió và chế độ ẩm ít nhiều gây cản trở cho phát triển sản xuất và đời sống

Trảng Bàng sở hữu hệ thống thủy văn phong phú với hai sông chính chảy qua là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông Sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 11,25 km trên địa bàn thị xã, trong khi sông Sài Gòn dài 23,25 km Tuy nhiên, tình trạng ngập úng có thể xảy ra ở những vùng trũng thấp của thị xã.

(cao độ < 2m) vào tháng 9, tháng 10 khi mưa tập trung, cường độ lớn, cao độ đỉnh lũ dao động khống chế ≤ 2m từ thượng nguồn các sông đổ về và ảnh hưởng của thủy triều biển Đông Ngoài ra có các hệ thống rạch và kênh phân bố qua các xã phục vụ canh tác nông nghiệp.

Các nguồn tài nguyên

- Đất đai: Theo báo cáo thuyết minh điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất tỉnh Tây Ninh tỷ lệ 1/50.000 (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, năm 2004); thống kê đất đai năm 2020, tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn thị xã là 34.013,90 ha, gồm 3 nhóm đất chính với 8 đơn vị chú giải bản đồ như sau:

Bảng 3: Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Trảng Bàng

STT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1.1 Đất phèn tiềm tàng sâu Sp2 1.575,34 4,63

1.2 Đất phèn hoạt động sâu Sj2 678,02 1,99

2.1 Đất phù sa glây Pg 2.160,76 6,35

2.2 Đất phù sa glây trên nền phèn Pg/S 1.274,79 3,75

2.3 Đất phù sa có tầng loang lổ Pf 334,63 0,98

3 Nhóm đất xám bạc màu 20.781,78 61,10

3.1 Đất xám trên phù sa cổ X 7.980,59 23,46

3.2 Đất xám có tầng loang lổ glây Xf 6.695,88 19,69

Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

Bảng 4: Diện tích các loại đất thị xã Trảng Bàng phân theo đơn vị hành chính cấp xã

STT Đơn vị hành chính

(ha) Đất phi nông nghiệp

Phân theo loại đất (ha)

Sp2 Sj2 Pg Pg/S Pf X Xf Xg

7 Xã Đôn Thuận 5.857,13 1.606,71 4.250,42 597,29 2.099,31 1.416,72 137,09 8 Xã Hưng Thuận 4.415,13 655,20 3.759,93 284,10 1.728,47 1.491,59 255,77 9 Xã Phước Bình 3.465,85 412,04 3.053,81 377,27 321,03 135,38 357,86 1.193,70 668,58 10 Xã Phước Chỉ 4.817,96 582,57 4.235,39 379,89 300,75 881,05 700,22 142,40 356,94 980,43 493,71

Nguồn: Phân viện Quy hoạch và TKNN

- Nhóm đất phèn: Có tổng diện tích 2.253,36 ha (chiếm 6,62% tổng DTTN toàn thị xã; với 2 đơn vị chú giải bản đồ: Đất phèn tiềm tàng sâu (1.575,34 ha), Đất phèn hoạt động sâu (678,02 ha) Nhóm đất phèn chủ yếu phân bố tập trung ở các xã, phường: An Hòa, Phước Chỉ, An Tịnh và Phước Bình

- Nhóm đất phù sa: Diện tích khoảng 3.770,18 ha (chiếm 11,08% tổng

DTTN toàn thị xã); được chia phân thành 3 đơn vị chú giải bản đồ: Đất phù sa

Gley (2.160,76 ha), đất phù sa glây trên nền phèn (1.274,75 ha), đất phù sa có tầng loang lổ (334,63 ha) Nhóm đất phèn chủ yếu phân bố tập trung ở các xã, phường: Đôn Thuận, Phước Bình, An Hòa, Gia Bình và Hưng Thuận

- Nhóm đất xám: Có diện tích lớn nhất khoảng 20.781,78 ha (chiếm

61,10% tổng DTTN toàn thị xã); với 3 đơn vị chú giải bản đồ: Đất xám trên phù sa cổ (7.980,57 ha), đất xám có tầng loang lổ glây (6.695,88 ha), đất xám glây

(6.105,31 ha) Nhóm đất xám chủ yếu phân bố tập trung ở các xã, phường: Lộc Hưng, Đôn Thuận, Hưng Thuận, Gia Lộc, Phước Bình, An Tịnh và Phước Chỉ

- Ngu n nước m t: Tài nguyên nước mặt (bao gồm nước từ các sông, rạch và nước mưa), nhìn chung khá dồi dào, đảm bảo cung cấp nước cho phần lớn diện tích đất đai trên địa bàn thị xã Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu từ hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn và các suối, hệ thống kênh mương thủy lợi hồ Dầu Tiếng Bên cạnh đó, nguồn nước mưa có chất lượng khá tốt, song lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm nên hiện tại sử dụng còn hạn chế

+ Sông Vàm Cỏ Đông: chảy trong phạm vi thị xã dài 11,25 km; lưu lượng nước trung bình khoảng 96m 3 /s Đặc trưng chủ yếu của hệ thống sông Vàm Cỏ Đông là thời gian tập trung cường suất lũ chậm, lưu vực tương đối bằng phẳng

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồi cao có độ cao khoảng 150m ở Campuchia, có diện tích lưu vực khoảng 8.500km 2 và chảy qua thị xã theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đây là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng cho vùng lúa trọng điểm của thị xã gồm các xã Phước Chỉ, Phước Bình, vùng thấp phường Gia Bình và phường An Hòa Ngoài ra, dòng chảy sông Vàm Cỏ Đông cũng có tác động mạnh tới các hệ sinh thái cây trồng và điều kiện lưu thông hàng hóa với các tỉnh miền Tây Nam Bộ

+ Sông Sài Gòn: chảy qua địa bàn thị xã dài 23,25 km, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, lưu lượng nước trung bình khoảng 85m 3 /s và hệ thống kênh mương thủy lợi hồ Dầu Tiếng cung cấp nước tới cho 8 xã, phường cánh Đông của thị xã (Đông Thuận, Hưng Thuận, Lộc Hưng, Gia Lộc, An Tịnh, An Hòa, Gia Bình và Trảng Bàng)

- Ngu n nước ngầm: Theo kết quả khảo sát cho thấy, Trảng Bàng có nguồn nước ngầm phân bố rộng khắp, chiều dài tầng ổn định và chất lượng tốt

Tổng lượng nước ngầm có thể khai thác là 50 - 100 m3/giờ, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt Tuy nhiên, do đây là nguồn tài nguyên quý giá, cần có biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý để khai thác hiệu quả, tránh lãng phí và tác động tiêu cực đến địa chất khu vực.

Thị xã Trảng Bàng chỉ có một số ít khoáng sản phi kim loại than bùn ở xã Phước Chỉ Việc thăm dò đánh giá trữ lượng còn rất ít, mới ở giai đoạn phát hiện, ước tính trữ lượng

Một số loại vật liệu phát hiện thấy ở thị xã Trảng Bàng:

- Than bùn phân bố ở ven sông Vàm Cỏ Đông, phát hiện thấy trữ lượng khá lớn than bùn có thể khai thác được ở xã Phước Chỉ; chất lượng than bùn có nhiệt lượng khô trung bình 1700- 2600 kcal/ kg

- Cuội, sạn, cát có nhiều ở xã Đôn Thuận và một số ở Phường Lộc Hưng, Phường An Tịnh, Phường An Hòa

- Laterit: sử dụng để san lấp và làm đường giao thông, làm vật liệu xây dựng, tập trung nhiều ở xã Đôn Thuận

Thị xã Trảng Bàng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Bên cạnh các loại đặc sản nổi tiếng, Trảng Bàng còn được biết đến qua những công trình ghi dấu ấn lịch sử như:

- Các khu di tích như: Hội Thề Rừng Rong; Địa đạo An Thới gắn với trục cảnh quan rạch Trưởng Chùa, Di tích lịch sử Bời Lời,…;

- Tha La xóm đạo: Đây là vùng đồng bào Thiên Chúa giáo chiếm tỉ lệ dân số lớn Ngày nay thuộc phường An Hòa Vùng Tha La xóm đạo có nhà thờ Thiên Chúa giáo nổi tiếng, có những nghề truyền thống mĩ nghệ từ tre, tầm vong, nghề thủ công rèn, tiểu thủ công nghiệp xay xát Cùng với Đình An Hòa, nhà thờ Tha La là kiến trúc cổ, tiêu biểu của Trảng Bàng

- Đình An Tịnh: Đình là kiến trúc đặc trưng của Đình làng Nam Bộ Hiện nay, lễ cúng kỳ yên đình làng An Tịnh được tiến hành hàng năm Sân đình rộng lớn theo đúng nguyên mẫu làng quê Nam Bộ

- Miếu Ông Cả: Kiến trúc đẹp, đậm chất Đông Tương truyền Miếu Ông Cả rất linh thiếng Hàng năm con dân làng An Tịnh xưa khắp nơi trở về cúng viếng Ngày giỗ “Ông Cả” là ngày 06 tháng 03 âm lịch hằng năm

Hiện trạng môi trường

1.3.1 Thực trạng môi trường nước

Theo báo cáo đánh giá của thị xã Trảng Bàng, tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây bao gồm: - Khí thải: Trạm quan trắc không khí cho thấy chỉ số ô nhiễm không khí không vượt quá quy chuẩn cho phép theo Thông tư 07/2013/TT-BTNMT, tuy nhiên, hoạt động phát triển công nghiệp, giao thông vận tải và y tế vẫn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng nồng độ ô nhiễm không khí - Nước thải: Nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp và nước thải từ các cơ sở chăn nuôi chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm - Chất thải rắn: Thị xã chưa có hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn đồng bộ, dẫn đến tình trạng vứt rác, chất thải bừa bãi, gây mất vệ sinh môi trường và ô nhiễm đất, nước - Tiếng ồn: Tiếng ồn gia tăng do hoạt động giao thông, công nghiệp và các hoạt động xã hội khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

- Về nước ngầm: Do đặc điểm về thổ nhưỡng tại thị xã Trảng Bàng chủ yếu là loại đất xám có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém Mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m Lớp đất xám có nhiều cát, sỏi sẽ lọc được phần lớn các chất hữu cơ, chất rắn có trong tầng nước mặt khi ngấm vào đất Chính vì vậy mà nước ngầm có chất lượng khá tốt, hoàn toàn có thể sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống

Kết quả quan trắc cho thấy nguồn nước của sông Vàm Cỏ vẫn duy trì ở mức chất lượng tốt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho hoạt động nông nghiệp trong khu vực.

Phần lớn các chỉ tiêu phân tích đều đạt giá trị giới hạn cho phép Riêng có 2 chỉ tiêu vượt Quy chuẩn cho phép là Phosphats, Nitrit, cụ thể: Nitrit vượt 1,88 lần, phosphate vượt 1,96 lần giá trị giới hạn của QCVN 08-MT:2015/BTNMT

+ iện trạng môi trường nước của sông Sài òn: kết quả quan trắc cho thấy có chất lượng nước tốt vì ở đầu nguồn, gần hồ Dầu Tiếng Các chỉ tiêu của nước đều nằm trong phạm vi của QCVN 08-MT:2015/BTNMT nên nước hoàn toàn có thể dùng để cung cấp cho tưới tiêu nông nghiệp Tuy nhiên hoạt động của khu công nghiệp dịch vụ Phước Đông sẽ dần dần có những ảnh hưởng nhất định, làm suy giảm chất lượng nước sông

+ iện trạng môi trường nước của kênh Đông: Nguồn nước kênh Đông có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân 2 tỉnh Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh Thời gian vừa qua, kênh Đông đã được nâng cấp, mở rộng và lát bê tông toàn bộ phần đáy và mái kênh

Tại vị trí được quan trắc, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều đạt giá trị giới hạn cho phép Chất lượng nước của Kênh Đông là rất tốt cho tưới tiêu nông nghiệp

1.3.2 Thực trạng môi trường không khí

- Chất lượng không khí các xã, phường: Các chỉ tiêu về môi trường không khí xung quanh tại các vị trí thu mẫu của các xã, phường (Bụi, Độ ồn, NOx, SO2, CO) đều đạt giá trị giới hạn theo quy chuẩn

Bảng 5: K t quả đo và phân tích môi trường không khí các xã, phường

Ký hiệu Vị trí lấy mẫu

Nồng độ chất ô nhiễm Độ ồn

K2 Trước UBND xã Phước Chỉ 63- 65 0,260 0,077 0,095 3,02

K3 Trước hộ Võ Văn An (Dịch vụ cầm đồ Thành An), ấp Bình Hòa, Bình Thạnh (xã Phước Bình) 58- 60 0,254 0,058 0,076 2,49

K4 Trước UBND xã Phước Lưu (xã Phước Bình) 51- 53 0,210 0,049 0,071 2,30

K5 Trước quán café Thủy Nguyên (P Gia Bình) 60- 62 0,233 0,061 0,085 2,97

K6 Đường vào KCN Bời Lời 45- 46 0,119 0,033 0,052 2,07

K7 Trước cổng vào quán Trần Hiền (ấp Bùng Binh,

K10 Trước xí nghiệp giày Gia Phú (P Gia Lộc) 52- 54 0,216 0,035 0,065 2,29

K12 Khu vực xã An Hòa (trước cổng trào đình An Hòa) 48- 50 0,195 0,031 0,059 2,10

KK13 Không khí khu vực ấp An Đước, P An Tịnh

(trước DNTN Trần Minh Khiêm) 53-55 0,16 0,035 0,094 2,23

K14 Khu vực P Trảng Bàng (trước siêu thị Coop Mart) 62- 65 0,259 0,077 0,114 3,20

Nguồn: - Báo cáo điều tra, thống kê và quan trắc đánh giá chất lượng môi trường thị xã Trảng Bàng

- Báo cáo Quy hoạch chung đô thị Trảng Bàng

- Chất lượng tại các khu công nghiệp: Các chỉ tiêu về môi trường không khí xung quanh tại các vị trí thu mẫu của các Khu công nghiệp trên địa bàn thị xã (Bụi, Độ ồn, NOx, SO2, CO) đều đạt giá trị giới hạn theo quy chuẩn

Bảng 6: K t quả đo và phân tích môi trường không khí tại các KCN

Ký hiệu Vị trí lấy mẫu

Nồng độ chất ô nhiễm Độ ồn

KK1 Khu vực trước cổng KCN Trảng Bàng 63- 65 0,272 0,091 0,124 3,17

Tại KCN Trảng Bàng (góc đường Đường số 12 – đường số 8, KCN Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, trước cổng Nhà máy tái chế cao su Tín Thái

KK3 Khu vực trước cổng KCX – KCN Linh Trung

III, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng 59- 62 0,261 0,114 0,145 3,22

KK4 Tại KCX – KCN Linh Trung III (Trước cổng công ty ICHIHIRO) 53- 54 0,217 0,069 0,102 2,97

K11 Khu vực KCN Thành Thành Công (trước công ty may mặc FIER TEAM) 59- 61 0,239 0,048 0,073 2,61

Nguồn: - Báo cáo điều tra, thống kê và quan trắc đánh giá chất lượng môi trường thị xã Trảng Bàng

- Báo cáo Quy hoạch chung đô thị Trảng Bàng

1.3.3 Thực trạng môi trường đất

Trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, môi trường đất bị ô nhiễm chủ yếu bởi các nguồn gây ô nhiễm, gồm: nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp; chất thải rắn từ sinh hoạt; sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng không hợp lý trong nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản; và một số nguồn gốc ô nhiễm tự nhiên.

Các chỉ số về môi trường khu vực quy hoạch hầu hết còn nằm trong giới hạn cho phép Tuy nhiên xu hướng những năm gần đây cho thấy tính thiếu ổn định và một số nguy cơ tiềm ẩn: nguồn thải không kiểm soát đã gây một số điểm ô nhiễm cục bộ, nghĩa trang phân tán gây ảnh hưởng đến cảnh quan và lãng phí tài nguyên đất, các khu vực dân cư và cơ sở công nghiệp phát triển xen lẫn có dấu hiệu gây ảnh hưởng không có lợi

Trong thời gian tới, môi trường đất bị ảnh hưởng chủ yếu do quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp giảm, tăng xây dựng các KCN, CCN, làng nghề và các khu đô thị; chất thải (nước thải và chất thải rắn) từ các hoạt động sản xuất của các KCN, các hoạt động kinh tế dịch vụ, chất thải từ các khu đô thị sẽ làm gia tăng các tác động đến môi trường đất Tải lượng các chất ô nhiễm như BOD5, COD, tổng nitơ, tổng photpho cùng với các chất nguy hại như dầu mỡ, kim loại nặng sẽ làm cho chất lượng đất ngày càng ô nhiễm hơn

1.3.4 Quản lý chất thải rắn

- Chất thải rắn rắn, sinh hoạt trên địa bàn phường Trảng Bàng hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường Xanh Huê Phương Việt Nam thu gom và xử lý

Các địa phương tại các xã, phường đã ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân như Công ty TNHH Thi Thanh Danh, Công ty TNHH Tươi Thịnh Phát và Công ty TNHH MTV Hiệp để thực hiện công tác thu gom rác thải trên những tuyến đường chính thuộc địa bàn quản lý.

Chi phí thu gom và xử lý rác thải tại Đà Nẵng được xã hội hóa, thông qua sự tham gia của nhiều đơn vị công ích như Thương Bảo, Công ty TNHH MTV Môi trường Xanh Khuê Phương Việt Nam đã góp phần làm giảm đáng kể gánh nặng về tài chính cho ngân sách nhà nước.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh t

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, tác động xấu do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, nỗ lực, quyết tâm phấn đấu trong nhiệm kỳ 2016-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Trảng Bàng đã có nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn, phù hợp, giúp hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng quan trọng Qua đó, kinh tế tiếp tục phát triển nhanh, tạo bước đột phá mạnh về công nghiệp, đẩy mạnh đô thị hoá, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi thật sự bộ mặt nông thôn; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh, tạo sự chuyển biến tích cực đồng bộ về văn hóa, xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân

- Tăng trưởng kinh tế: Giá trị sản xuất năm 2020 theo giá so sánh đạt 31.841.942 triệu đồng (cao hơn 13.079.150 triệu đồng so với năm 2015), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,16%/năm (Công nghiệp – xây dựng tăng

13,08%/năm; Thương mại - dịch vụ tăng 8,58%/năm và Nông – lâm – ngư nghiệp tăng 2,21%/năm)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cùng với tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ Đến năm 2020, cơ cấu Nông nghiệp - Công nghiệp - Thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng: 10,37% - 84,17% - 5,46% (năm 2015 là 16,41% - 77,63% - 5,95%)

- Tình hình thu ngân sách đã có những chuyển biến rõ nét, tích cực, thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt dự toán được giao Tổng thu ngân sách giai đoạn 2016-2020 là 1.008,842 tỷ đồng, tăng bình quân là 13,46% Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020 là 3.304,752 tỷ đồng, tăng chi ngân sách bình quân hàng năm là 10% Nhìn chung, việc thực hiện phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã chủ động hơn trong công tác điều hành thực hiện kế hoạch, phát huy dân chủ cơ sở trong việc lựa chọn công trình ưu tiên đầu tư và điều chỉnh kịp thời nguồn vốn đầu tư theo tình hình thực tế tại địa phương Tuy nhiên, chi ngân sách hàng năm chưa đáp ứng kịp với yêu cầu tái đầu tư cho phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Bảng 7: Một số chỉ tiêu phát triển kinh t giai đoạn 2016-2020

STT Hạng mục Đơn vị tính Giai đoạn 2016-2020 Tăng BQ

1 Tổng giá trị sản xuất (giá 2010) 18.762.792 31.841.942 11,16

- Nông - lâm - thuỷ sản Triệu đồng 3.393.090 3.785.758 2,21 - Công nghiệp - xây dựng Triệu đồng 14.308.634 26.454.603 13,08

- Sản xuất thương mại dịch vụ lưu trú và ăn uống Triệu đồng 1.061.068 1.601.581 8,58

- Nông lâm nghiệp và thủy sản % 16,41 10,37

Nguồn: - Niên giám Thống kê thị xã Trảng Bàng qua các năm 2015, 2020

- BC tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-X 5 năm 2016 - 2020 và kế hoạch phát triển KT-X 5 năm 2021 - 2025

2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh t

2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp có sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất và chất lượng đã góp phần vào sự phát triển ổn định nền kinh tế - xã hội của thị xã Dù chịu nhiều tác động của Biến đổi khí hậu, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng với giá cả không ổn định và tác động của quá trình đô thị hóa đã thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuất, lựa chọn các đối tượng sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái, tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán sản xuất, cùng với đó là các chính sách ưu đãi trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho ngành nông nghiệp của thị xã có sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng, các sản phẩm sản xuất có chứng nhận ngày càng tăng, các mô hình hiệu quả ngày càng được nhân rộng Năm 2020, giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – thủy sản là 3.785,758 tỷ đồng, tăng bình quân 2,21%/năm (chiếm 10,37% cơ cấu GTSX) Trong nông nghiệp, cơ cấu GTSX cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và từng bước tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (năm 2015 chiếm 20,6%, năm 2020 chiếm 26,31%), đồng thời từng bước nâng cao hiệu quả của các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp

- Tr ng trọt: có sự chuyển biến tích cực, đã đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất diện rộng, đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, sản xuất theo mô hình liên doanh, liên kết, theo chuỗi giá trị đã làm tăng giá trị gia tăng trong nông nghiệp Năm 2020, tổng diện tích gieo trồng đạt 47.803 ha, chủ yếu là diện tích gieo trồng lúa (35.360 ha), giai đoạn 2016- 2020 thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh, ngành nông nghiệp thị xã đã chuyển đổi diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả như: lúa, mía, cao su (ở những nơi không thích nghi), vườn tạp,… sang các mô hình sản xuất có hiệu quả cao hơn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như: dưa lưới (21,3 ha), hoa lan (90 ha), rau rừng (8 ha), chuối (70 ha), bắp giống (667 ha), dứa (200 ha), quá trình chuyển đổi đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất Đến năm 2020, giá trị sản phẩm bình quân thu được trên 1ha đất trồng trọt: 130,5 triệu đồng/ha/năm, tăng 24,28% so với năm 2015

- Chăn nuôi: có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của thị xã

Trảng Bàng là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh Tây Ninh về chăn nuôi phát triển Hoạt động chăn nuôi đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, chất lượng đàn gia súc, gia cầm được cải thiện Các biện pháp lai tạo, nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình và công nghệ mới được quan tâm thực hiện Công tác phòng, chống dịch bệnh cũng được chú trọng Ngoài ra, quỹ đất dành cho chăn nuôi được bố trí hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Năm 2020, tổng đàn gia súc, gia cầm là 846.605 con (trâu bò: 45.812 con, heo:

Ngành chăn nuôi tại thị xã liên tục phát triển theo hướng quy mô lớn, chăn nuôi khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn sinh học nhằm cung ứng sản phẩm sạch cho người tiêu dùng Thị xã chuyển hướng từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung công nghiệp và bán công nghiệp, với số lượng trang trại tăng đáng kể: Từ 45 trang trại năm 2015 lên 86 trang trại vào năm 2020 Sự phát triển này góp phần nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp, đạt 26,31% vào năm 2020, tăng 5,1% so với năm 2015.

- Dịch vụ nông nghiệp: công tác ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh; chương trình tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được quan tâm, từng bước có sự phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa nhà nước, nhà khoa học và nhà nông Cơ giới hóa trong sản xuất đã từng bước có chuyển biến tích cực với 100% diện tích đất canh tác được cơ giới hóa trong khâu làm đất góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản Tỷ lệ sử dụng giống mới các loại cây trồng, vật nuôi chính của thị xã đạt khoảng 80%, năng suất tăng từ 10% trở lên, hướng sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, GAP nên chất lượng nông sản ngày càng nâng cao

Ngành thủy sản tại khu vực có bước phát triển đáng kể dựa trên lợi thế về mặt nước từ các hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn và hệ thống kênh thủy lợi từ hồ Dầu Tiếng Sự đa dạng trong các mô hình nuôi trồng thủy sản, từ nuôi quảng canh đến bán thâm canh và thâm canh thể hiện sự chuyển dịch trong ngành nghề này.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản ven sông như cá, ếch,… tiếp tục ổn định và phát triển Năm 2020, thị xã có 265,32 ha và 20 vèo nuôi trồng thủy sản; sản lượng nuôi đạt 4.340 tấn, sản lượng thủy sản khai thác đạt 380 tấn

2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng

- Trảng Bàng là địa phương có sản xuất công nghiệp phát triển nhất của tỉnh Tây Ninh, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua có sự phát triển nhanh Năm 2020, giá trị sản xuất CN – TTCN và xây dựng đạt 26.454,603 tỷ đồng (GSS) cao hơn 12.145,969 tỷ đồng so với năm 2015, giai đoạn 2016 – 2020 tốc độ tăng bình quân là 13,08%/năm Trong đó, công nghiệp:

Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 25.180,719 tỷ đồng, chiếm tới 79,08% cơ cấu tổng giá trị sản xuất, đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế với mức tăng trưởng trung bình 13,21%/năm Ngoài ra, ngành xây dựng cũng đạt tổng giá trị 1.273,884 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trung bình là 10,67%/năm.

- Việc hình thành các khu công nghiệp đã tạo động lực tích cực đến mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, thu hút nhà đầu tư, lao động và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Năm 2020, trên địa bàn có 04 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động, với tỷ lệ lấp đầy đạt trung bình 66,87% Ngoài ra, hiện có 27 dự án công nghiệp hoạt động ngoài các khu công nghiệp với ngành nghề dệt, may mặc, sản xuất sản phẩm từ da và sản phẩm từ cao su, đồ nội thất bằng gỗ Các dự án được kêu gọi đầu tư qua từng năm tăng dần tỷ lệ sử dụng khoa học công nghệ cao, ít tham dụng lao động, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra trên địa bàn thị xã

- Tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống tiếp tục phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng lên; một số ngành nghề truyền thống tại địa phương mây tre đan, bánh tráng, muối ớt tôm, rèn (trên địa bàn thị xã có 70 hộ làm nghề bánh tráng với 350 lao động; nghề mây tre đan có 22 hộ với 86 lao động và nghề rèn với 43 cơ sở), được duy trì phát triển ổn định và bước đầu có xuất khẩu Đặc biệt, sản phẩm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận một trong các sản phẩm nằm trong danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia

2.2.3 Khu vực thương mại - dịch vụ

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT

- Theo Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống thiên tai qua các năm, tỉnh

Tại Tây Ninh và đặc biệt là thị xã Trảng Bàng, mặc dù không thường xuyên chịu tác động trực tiếp của bão, nhưng địa phương này vẫn phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn đến rất lớn; gió lốc dữ dội dẫn đến tốc mái, sập nhà; ngập úng cục bộ; ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các khu vực có địa hình thấp.

- Về nhiệt độ, theo báo cáo những năm gần đây, trung bình 1 năm có 4 - 5 đợt không khí lạnh và 4 - 5 đợt nắng nóng Trong đó nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ cao nhất đều có xu hướng tăng Đặc biệt là nhiệt độ không khí cao nhất đo được tại trạm thành phố Tây Ninh đều tăng liên tục qua các năm (năm 2018 là 36,6 o C, năm 2019 là 37,7 o C, năm 2020 là 38,1 o C)

- Về mưa, số năm có mùa mưa đến sớm hơn trung bình nhiều năm xuất hiện nhiều hơn số năm có mùa mưa đến muộn Tuy nhiên, tổng lượng mưa năm những năm gần đây ít hơn so với trung bình nhiều năm (thấp hơn khoảng 50 - 80 mm) nên dòng chảy các sông suối trên địa bàn ở mức thấp so với trung bình nhiều năm

- Trên địa bàn thị xã những năm qua ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hạn; chỉ một số khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn và ngập lũ

Như vậy, tuy chưa bị ảnh hưởng nhiều do các hiện tượng thiên tai gây ra trên địa bàn thị xã; song diễn biến nhiệt độ, lượng mưa, thời gian mùa mưa cũng có một số biểu hiện cho thấy tác động của biến đổi khí hậu Đây là vấn đề cần lưu ý để tiếp tục xây dựng các kế hoạch ứng phó phù hợp trong giai đoạn tới, đặc biệt là công tác phòng chống thiên tài, tìm kiếm cứu nạn

3.2 Kịch bản bi n đổi khí hậu

Dựa vào kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường năm 2016 thì lượng mưa sẽ có các xu thế khác nhau trong tương lai ứng với 4 kịch bản nồng độ phát thải khí nhà kính: Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao (RCP8.5), kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình cao (RCP6.0), kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5) và kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp (RCP2.6)

Trong đó, Kịch bản RCP4.5 có nhiều khả năng xảy ra hơn các kịch bản RCP khác và khuyến nghị sử dụng kịch bản RCP4.5 cho các tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình mang tính không lâu dài và các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn và kịch bản RCP8.5 - áp dụng áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn

Do kịch bản biến đổi khí hậu chỉ được xây dựng ở cấp tỉnh, nên Quy hoạch sử dụng đất thị xã Trảng Bàng thời kỳ 2021-2030 áp dụng Kịch bản RCP4.5 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là phù hợp Theo đó, dự báo kịch bản thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh nói chung và thị xã nói riêng tương ứng với Kịch bản RCP4.5 giai đoạn 2016-2035.

3.2.1 Kịch bản biến đổi về lượng mưa

So với thời kỳ cơ sở 1986-2005, theo kịch bản nồng RCP4.5 đối với tỉnh Tây Ninh, mức thay đổi lượng mưa trung bình năm (%) giai đoạn 2016 - 2035 tỉnh Tây Ninh là 9,4 (4,5÷14,3) Cụ thể mức thay đổi lượng mưa (%) cho 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông) như sau:

Bảng 11: Mức thay đổi (%) lượng mưa 4 mùa so với thời kỳ cơ sở 1986-2005

STT Thời đoạn (mùa) Kịch bản RCP4.5 (2016-2035)

4 Mùa đông 18,7 (-10,1÷46,1) hi chú: iá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%

Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu Xây dựng kịch bản biến đổi lượng mưa tại khu vực tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu của tác giả Lê Ngọc Tuấn và các cộng sự trên Tạp chí Khí tượng thủy văn số 01 – 2020 cho thấy: Tương ứng với Kịch bản RCP4.5 dự báo đến năm 2030 về phân bố lượng mưa trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, mức tăng lượng mưa cao nhất ở huyện Châu Thành và thấp nhất ở huyện Tân Châu

3.2.2 Kịch bản biến đổi về nhiệt độ

So với thời kỳ cơ sở 1986 - 2005, theo kịch bản RCP4.5 đối với tỉnh Tây Ninh, mức biến đổi nhiệt độ ( o C) giai đoạn 2016 - 2035 là 0,7 (0,4÷1,2) Biến đổi nhiệt độ ( o C) cho 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông) như sau:

Bảng 12: Bi n đổi của nhiệt độ trung bình ( o C) 4 mùa so với thời kỳ cơ sở 1986-2005, theo kịch bản RCP4.5 và kịch bản RCP8.5

STT Thời đoạn (mùa) Kịch bản RCP4.5 (2016 -2035)

4 Mùa đông 0,8 (0,4÷1,3) hi chú: iá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 10% và cận trên 90%

Dự báo biến đổi nhiệt độ tại Tây Ninh theo kịch bản RCP4.5 đến năm 2030 cho thấy mức tăng nhiệt độ giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Cụ thể, nhiệt độ tăng cao nhất ở các huyện Tân Biên, Châu Thành, TP Tây Ninh và thấp nhất tại Thị xã Trảng Bàng.

- Nhận xét: Theo kịch bản biến đổi khí hậu như trên, cả nhiệt độ và lượng mưa trên địa bàn thị xã đều có xu hướng tăng trong giai đoạn tới, tuy mức tăng không lớn nhưng dự báo cũng có tác động với thị xã Trảng Bàng như sau:

+ Lượng mưa tăng trên địa bàn thị xã sẽ làm tập trung dòng chảy nhiều hơn trên sông, suối, kênh rạch Gia tăng nguy cơ ngập lụt, xói mòn và sạt lở tại các xã ven sông, suối, kênh rạch,… dẫn đến nguy cơ thiệt hại các diện tích cây trồng và nuôi trồng thủy sản

+ Nhiệt độ tăng làm cho các loài sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động sinh trưởng, phát triển ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản nuôi Trong đó, đặc biệt là các loại cây lương thực hàng năm và thủy sản

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT I TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Tình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai

1.1.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện

Thực hiện Chỉ thị số 01/2014/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho thị xã thực hiện việc quản lý và sử dụng đất, góp phần quan trọng trong việc đưa Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật đi vào cuộc sống cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh

Bên cạnh đó, UBND thị xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường cử các cán bộ đi dự các hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Mở các lớp tuyên truyền, học tập các văn bản pháp luật đất đai cho các cán bộ địa chính xã, phường nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai, đóng góp tích cực trong việc thực thi các nhiệm vụ của ngành

1.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý h sơ địa giới hành chính, lập bản đ hành chính

Bản đồ ĐGHC cấp huyện thành lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000, bản đồ ĐGHC cấp xã, của thị xã được thành lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 hệ tọa độ VN-2000 kinh tuyến trục 105 0 45’, đến nay đã hoàn chỉnh hồ sơ của 10 xã, phường

Các mốc ĐGHC, các tuyến ĐGHC trên địa bàn thị xã đã được UBND cấp xã có liên quan xác định tại thực địa, cắm mốc, lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC, lập biên bản xác nhận mô tả ĐGHC, đã được thể hiện trên bản đồ ĐGHC của thị xã và đã được xác nhận, chứng thực theo quy định

Hiện nay thị xã có 10 xã, phường Tất cả các đơn vị hành chính cấp xã đều có hồ sơ địa giới hành chính rõ ràng, được hoàn thiện, hiện đại hóa theo quy định tại Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ

1.1.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đ địa chính, bản đ hiện trạng sử dụng đất và bản đ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính tại TX Trảng Bàng được triển khai hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngành 100% đơn vị hành chính xã, phường đã hoàn thiện hồ sơ địa chính Việc đo vẽ, chỉnh lý bản đồ, lập hồ sơ giao đất thường xuyên được tiến hành, hỗ trợ công tác quản lý đất đai Tuy nhiên, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến quản lý hồ sơ địa chính trong tương lai.

- Năm 2019, triển khai xây dựng kiểm kê năm 2019; thị xã đã triển khai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thị xã theo đúng Thông tư số

27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 03/12/2013 và được sử dụng đến nay (do giai đoạn 2016-2020, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh tại Công văn số 1488/UBND-KTN là không thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện)

- Công tác điều tra, đánh giá đất đai theo Thông tư số 35/2014/TT- BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền thực hiện của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã chỉ phối hợp thực hiện Tuy nhiên, đến nay tiến độ chỉ đang thực hiện đến giai đoạn xây dựng đề cương dự toán (theo Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 18/9/2019 của Chính phủ, đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh)

1.1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Về lập quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) huyện (nay là thị xã) Trảng Bàng được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Uỷ ban nhân tỉnh Tây Ninh

- Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020: Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp tỉnh, đối với cấp huyện, lồng ghép vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của cấp tỉnh, không thực hiện lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị Quyết số 53/NQ-CP ngày 10/5/2018

Việc lập Kế hoạch sử dụng đất hàng năm thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật Đất đai 2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 Điều này đảm bảo công tác quản lý sử dụng đất tại thị xã diễn ra đúng theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

“Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm” Kế hoạch sử dụng đất các năm: 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định

- Việc lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân: Thực hiện đúng quy định, thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của thị xã đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 43 Luật Đất đai 2013, Điều 8 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai nhằm phân tích thực trạng sử dụng quỹ đất, chỉ ra được những thành tựu và tồn tại trong cơ cấu sử dụng các loại đất, đồng thời làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động các loại đất trong quá khứ đến thời điểm năm 2020, rút ra những ưu khuyết điểm của quá trình sử dụng đất, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong tương lai

2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất

Căn cứ Thông tư 01/2021/TT-BTNMT ngày 18/02/2021 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hệ thống chỉ tiêu hiện trạng sử dụng đất của thị xã Trảng Bàng được tổng hợp và thể hiện cụ thể trong văn bản này.

Bảng 13: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020, thị xã Trảng Bàng

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Trong đó: Đất chuyên lúa nước LUC 11.734,89 34,50

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 920,13 2,71

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 11.011,07 32,37

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 263,82 0,78

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 121,28 0,36

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.208,57 21,19

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 1.638,36 4,82

2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 12,77 0,04

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 632,49 1,86

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 141,76 0,42

2.7 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.585,27 7,60

- Đất cơ sở văn hóa DVH 18,49 0,05

- Đất cơ sở y tế DYT 3,97 0,01

- Đất cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 48,04 0,14

- Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 20,43 0,06

- Đất công trình năng lượng DNL 151,55 0,45

- Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,52 0,00

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 160,18 0,47

- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,15

- Đất cơ sở tôn giáo TON 26,32 0,08

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà h a táng NTD 180,80 0,53

2.8 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 7,64 0,02

2.9 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 11,53 0,03

2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 379,62 1,12

2.11 Đất ở tại đô thị ODT 1.172,99 3,45

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 13,39 0,04

2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,13

2.14 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 4,65 0,01

2.15 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 572,16 1,68

2.16 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 9,37 0,03

3 Đất chƣa sử dụng CSD

Nguồn: Thống kê đất đai năm 2020 – Thị xã Trảng Bàng

(*) Không cộng vào diện tích tự nhiên

2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Theo số liệu thống kê năm 2020, toàn thị xã có 26.805,33 ha đất nông nghiệp, chiếm 78,81% diện tích tự nhiên Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã giai đoạn 2011-2020 có xu hướng giảm qua các năm, diện tích đất nông nghiệp giảm nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thì nhóm đất sản xuất nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm) chiếm tỷ lệ lớn nhất 98,56%, kế đến là đất nuôi trồng thủy sản 0,98% và đất nông nghiệp khác 0,45% Hiện trạng sử dụng từng loại đất cụ thể như sau:

- Đất trồng lúa: diện tích 14.489,03 ha (chiếm 54,05% diện tích đất NN), diện tích đất lúa trên địa bàn chủ yếu là đất lúa 2 – 3 vụ (diện tích đất chuyên lúa là 11.734,89 ha, chiếm 80,99% diện tích đất lúa), năm 2020 tổng diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn là 35.360 ha, hệ số quay vòng đạt 2,44 lần Diện tích đất lúa phân bố trên địa bàn 10/10 xã, phường; trong đó, tập trung nhiều nhất ở các xã, phường như: Phước Chỉ (3.893,94 ha); Phước Bình (2.747,18 ha); Lộc Hưng (2.331,46 ha), Hưng Thuận (1.159,77 ha)…

Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm tại địa bàn là 920,33 ha, chiếm 3,43% đất nông nghiệp Các loại cây trồng chính bao gồm: bắp, rau thực phẩm, đậu phộng, thuốc lá, khóm và hoa cây cảnh Diện tích trồng trọt phân bố tại 10/10 xã, phường, trong đó tập trung chủ yếu ở An Tịnh (298,01 ha), Gia Lộc (258,88 ha) và một số địa phương khác.

Diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn Thị xã chiếm 41,08% diện tích đất nông nghiệp, với tổng diện tích là 11.011,07 ha Trong đó, cây cao su vẫn là loại cây chủ lực với diện tích 5.129,04 ha Bên cạnh đó, những năm gần đây, Thị xã cũng đã phát triển thêm các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi, nhãn, với diện tích tập trung chủ yếu ở các xã, phường Đôn Thuận, Hưng Thuận, Lộc Hưng, Gia Lộc.

- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 263,82 ha (chiếm 0,98% đất NN), chủ yếu diện tích các ao hồ nuôi thủy sản ven các sông Vàm cỏ, kênh thủy lợi,…

- Đất nông nghiệp khác: diện tích 122,28 ha (chiếm 0,45% đất NN) Phân bố trên địa bàn 5/10 xã, phường; trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Hưng Thuận (110,73 ha), Đôn Thuận (9,15 ha),… Đất chủ yếu sử dụng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm…; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống (Trung tâm giống nông nghiệp Tây Ninh, Cty TNHH công nghệ thực phẩm Miền Đông…)

Bảng 14: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020

Số TT Đơn vị hành chính

Tổng diện tích đất NN (ha)

Lúa (ha) Chuyên lúa (ha)

Nông nghiệp khác (ha) Tổng diện tích 26.805,33 14.489,03 11.734,89 920,13 11.011,07 263,82 121,28

4 Phường Gia Lộc 2.241,22 795,38 175,47 258,88 1.150,36 36,36 0,24 5 Phường Lộc Hưng 3.932,24 2.331,46 1.366,72 48,10 1.513,36 38,65 0,67

7 Xã Đôn Thuận 4.250,42 885,26 559,37 91,20 3.235,28 29,53 9,15 8 Xã Hưng Thuận 3.759,93 1.159,77 964,54 60,19 2.410,25 18,99 110,73 9 Xã Phước Bình 3.053,81 2.747,18 2.697,79 3,44 270,81 31,89 0,49 10 Xã Phước Chỉ 4.235,39 3.893,94 3.886,00 1,75 327,65 12,05

Nguồn: Thống kê đất đai năm 2020

2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã, những năm qua diện tích đất phi nông nghiệp không ngừng tăng lên Năm 2020, diện tích đất phi nông nghiệp toàn thị xã là 7.208,57 ha, chiếm 21,19% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 11,60% diện tích đất phi nông nghiệp toàn tỉnh (xếp thứ 3 sau Tân Châu và Dương Minh Châu) Trong đó, Đôn Thuận có tỷ lệ cao nhất (4,72%) kế đến là An Hòa (4,33%), An Tịnh (2,83%), Hưng Thuận (1,93%), Lộc Hưng và Phước Chỉ (1,71%), Gia Lộc (1,40%), Phước Bình (1,21%), Gia Bình (0,71%) và Trảng Bàng (0,64%) Hiện trạng sử dụng các loại đất phi nông nghiệp như sau:

- Đất quốc phòng: diện tích 21,95 ha (chiếm 0,30% đất PNN); tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã: Hưng Thuận (11,88 ha), Phước Chỉ (9,07 ha), Phước Bình (0,07 ha) và phường Trảng Bàng (0,93 ha); Gồm các công trình như: Tiểu Đoàn 94, Đại Đội C54, Thao trường C54, Trạm kiểm soát và Đồn biên bhòng Phước Chỉ,…

- Đất an ninh: diện tích 4,52 ha (chiếm 0,06% đất PNN) Tập trung chủ yếu trên địa bàn 3 phường: Trảng Bàng (1,89 ha), An Tịnh (0,82 ha), An Hòa

(0,53 ha) và Gia Lộc (1,28 ha); Gồm các công trình: Trụ sở Công an thị xã, CA Phòng cháy chữa cháy, Trạm CSGT đường thủy,

Khu công nghiệp chiếm 22,73% diện tích đất huyện PNN với tổng diện tích 1.638,36 ha, tập trung chủ yếu tại phường An Hòa (758,70 ha) và các phường An Tịnh (390,68 ha), Gia Lộc (50,13 ha), Lộc Hưng (6,97 ha) và xã Đôn Thuận (431,88 ha) Trong khu vực này bao gồm các khu công nghiệp chính như KCN Trảng Bàng (188,96 ha), KCN Thành Thành Công (758,70 ha), Khu Chế Xuất và CN Linh Trung III (201,72 ha) và KCN đô thị Phước Đông - Bời Lời (488,98 ha).

Đất thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ 0,18% diện tích đất toàn thị xã, chủ yếu tập trung tại các trục đường lớn như Quốc lộ 22, ĐT.782, ĐT.786, đường huyện và các trục đường chính liên xã, phường Các cửa hàng xăng dầu, điểm dừng chân, cơ sở kinh doanh phân bố tại 10/10 xã, phường, tập trung nhiều nhất tại các phường: An Tịnh (3,19 ha), Gia Lộc (2,40 ha), Trảng Bàng (1,97 ha), An Hòa (1,50 ha).

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: diện tích 632,49 ha (chiếm 8,77% đất PNN) Phân bố 9/10 xã, phường như sau: Đôn Thuận (362,01 ha), Hưng Thuận (136,62 ha), An Hòa (44,42 ha), Gia Lộc (24,84 ha), Lộc Hưng (21,60 ha), An Tịnh (21,42 ha), Phước Bình (9,79 ha), Gia Bình (7,57 ha), Phước chỉ (2,22 ha); theo thống kê phường Trảng Bàng không có diện tích đất sản xuất phi nông nghiệp… Diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp gồm một số công ty lớn như: Công ty TNHH CN thực phẩm Miền Đông, Công ty TNHH công nghiệp Hảo Hai, Công ty TNHH Vĩnh Thuận, Công ty thép Đức Thịnh, Công ty thép Phước Hậu … và các cơ sở sản xuất bánh tráng, giày da, mây tre cói, gia công cơ khí, sửa chữa nhỏ…

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: diện tích 141,79 ha (chiếm

1,97% đất PNN); Phân bố 8/10 xã, phường như sau: Hưng Thuận (59,05 ha), Lộc Hưng (58,18 ha), Phước Chỉ (11,70 ha), An Hòa (6,42 ha), Phước Bình

(2,47 ha), Đôn Thuận (2,33 ha), An Tịnh (1,01 ha) và Gia Bình (0,60 ha), đây là diện tích các khu khai thác đất, cát do các doanh nghiệp tư nhân khai thác

- Đất phát triển hạ tầng: diện tích 2.585,27 ha (chiếm 35,86% đất PNN)

Phân bố trên 10/10 xã, phường như sau: Đôn Thuận (445,27 ha), An Hòa

(341,22 ha), Phước Chỉ (324,38 ha), Hưng Thuận (291,36 ha), Lộc Hưng (287,66 ha), Gia Lộc (235,48 ha), An Tịnh (240,25 ha), Phước Bình (207,19 ha),

Gia Bình (110,48 ha), Trảng Bàng (101,98 ha) Trong đất phát triển hạ tầng, đất giao thông chiếm đến 41,99%, kế đến là đất thuỷ lợi 34,19%, đất nghĩa trang nghĩa địa 6,99%, đất di tích lịch sử văn hóa 6,20%, đất năng lượng 5,86%; các loại đất còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ, cụ thể như sau:

+ Đất giao thông: diện tích 1.085,55 ha, (chiếm 41,99% đất hạ tầng);

Phân bố 10/10 xã, phường như sau: Hưng Thuận (158,72 ha), Đôn Thuận

(150,01 ha), Lộc Hưng (132,62 ha), Gia Lộc (120,21 ha), An Tịnh (108,92 ha), Phước Chỉ (103,94 ha), An Hòa (101,20 ha), Phước Bình (84,54 ha), Gia Bình (74,68 ha) và Trảng Bàng (50,71 ha) Gồm các tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn thị xã như: Quốc lộ 22, các tuyến đường tỉnh: ĐT.782, ĐT.786, ĐT.787, ĐT.787B, ĐT.789, TL.64 (Hương Lộ 2),… tuyến đường huyện, xã: Hương Lộ 8, Lái Mai, Bình Thủy, Sông Lô, Lộc Phước – Sông Lô,…

+ Đất thủy lợi: diện tích 883,92 ha (chiếm 34,21% đất hạ tầng) Phân bố

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

3.1 K t quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

3.1.1 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 (theo QĐ số 2504/QĐ-UBND ngày 03/12/2013)

Quyết định số 2504/QĐ-UBND do UBND tỉnh Tây Ninh ban hành ngày 03/12/2013 đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Trảng Bàng (nay là thị xã Trảng Bàng) Theo đó, kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch như sau:

Bảng 20: K t quả thực hiện quy hoạch theo Quy t định 2504/QĐ-UBND

STT Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích UBND tỉnh phân bổ (1)

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 14.491,00 11.734,89 -2.756,11 80,98

1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.843,25 11.011,07 5.167,82 188,44 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 389,00 263,82 -125,18 67,82

STT Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích UBND tỉnh phân bổ (1)

2.3 Đất khu công nghiệp 2.797,30 1.638,36 -1.158,94 58,57 2.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 1.118,68 645,26 -473,42 57,68 2.5 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 23,00 -23,00 0,00 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 161,10 141,76 -19,34 88,00 2.7 Đất phát triển hạ tầng 2.711,54 2.585,27 -126,27 95,34

- Đất cơ sở văn hóa 30,84 18,49 -12,35 59,95

- Đất cơ sở giáo dục và đào tạo 96,00 48,04 -47,96 50,04

- Đất cơ sở thể dục thể thao 37,80 20,43 -17,37 54,05

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa 158,73 151,55 -7,18 95,48

- Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 0,15 0,15

- Đất nghĩa trang nghĩa địa 190,16 180,80 -9,36 95,08

Nguồn: (1) Theo Quyết định 2504/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh ngày 03/12/2013

(2) Thống kê đất đai năm 2020 – Phòng TN&MT thị xã Trảng Bàng a Đất nông nghiệp: Chỉ tiêu cấp tỉnh phân bổ đến 2020 là 24.149,68 ha, kết quả thực hiện 26.805,33 ha, cao hơn 2.655,65 ha và đạt 111,00% so với chỉ tiêu phân bổ, cụ thể như sau:

- Đất trồng lúa: Năm 2020 diện tích là 14.489,03 ha, thấp hơn 2.244,97 ha và đạt 86,58% so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất trồng cây lâu năm: Năm 2020 diện tích là 11.011,07 ha, cao hơn

5.167,82 ha và đạt 188,44% so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất nuôi trồng thủy sản: Năm 2020 diện tích là 263,82 ha, thấp hơn

125,18 ha và đạt 67,82% so với chỉ tiêu phân bổ b Đất phi nông nghiệp: Chỉ tiêu cấp tỉnh phân bổ đến năm 2020 là

9.877,62 ha, kết quả đã thực hiện đến năm 2020 là 7.208,57 ha, thấp hơn 2.669,05 ha và đạt 72,98% so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất quốc phòng: Năm 2020 diện tích là 21,95 ha, thấp hơn 2,88 ha và đạt 88,40% so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất an ninh: Năm 2020 diện tích là 4,52 ha, thấp hơn 2,48 ha và đạt

64,57% so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất khu công nghiệp: Năm 2020 diện tích là 1.638,36 ha, thấp hơn

1.158,94 ha và đạt 58,57% so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Năm 2020 diện tích là 645,26 ha, thấp hơn 473,42 ha và đạt 57,68% so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Năm 2020 diện tích là 0,0 ha, thấp hơn 23,00 ha

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ: Năm 2020 diện tích là 141,76 ha, thấp hơn 19,34 ha và đạt 88,00% so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất phát triển hạ tầng: Năm 2020 diện tích là 2.585,27 ha, thấp hơn

126,27 ha và đạt 95,34% so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất ở tại nông thôn: Năm 2020 diện tích là 379,62 ha, thấp hơn

1.381,81 ha và đạt 21,55% so với chỉ tiêu phân bổ

- Đất ở đô thị: Năm 2020 diện tích là 1.172,99 ha, cao hơn 685,99 ha và đạt 240,86% so với chỉ tiêu phân bổ c Đất chƣa sử dụng: Đến năm 2020 trên địa bàn thị xã không còn diện tích đất chưa sử dụng

3.1.2 Kết quả thực hiện chỉ tiêu phân bổ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

- Theo Luật Đất đai 2013, UBND tỉnh lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Tây Ninh được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 10/5/2018 Tuy nhiên, đối với cấp huyện UBND tỉnh đã có công văn số 1488/UBND-KTN ngày 27/5/2015 theo đó Giao Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện việc lập Kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo đúng quy định của Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ

- Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 2057/UBND-KTN ngày 24/8/2018 về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 theo Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 10/5/2018 cho UBND cấp huyện để xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt

- Theo văn bản 2359/UBND-KTTC ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Công văn số 1005/TTg-NN ngày 30/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp và đất ở tại đô thị

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tại thị xã Trảng Bàng tuân theo chỉ tiêu phân bổ của Công văn 2057/UBND-KTN và Công văn 2359/UBND-KTTC.

Bảng 21: K t quả thực hiện quy hoạch theo Công văn 2057/UBND-KTN,

STT Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích UBND tỉnh phân bổ (1)

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 15.411,96 11.734,89 -3.677,07 76,14

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 813,46 920,13 106,67 113,11 1.3 Đất trồng cây lâu năm 8.187,29 11.011,07 2.823,78 134,49

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 366,78 263,82 -102,96 71,93

2.4 Đất thương mại, dịch vụ 287,81 12,77 -275,04 4,44

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 436,58 632,49 195,91 144,87 2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 20 -20,00 0,00 2.7 Đất phát triển hạ tầng 3.417,95 2.585,24 -832,71 75,64

- Đất cơ sở văn hóa 61,34 18,49 -42,85 30,14

- Đất cơ sở giáo dục và đào tạo 72,44 48,04 -24,40 66,32 - Đất cơ sở thể dục thể thao 171,71 20,43 -151,28 11,90 - Đất có di tích lịch sử - văn hóa 156,48 151,55 -4,93 96,85

- Đất bãi thải, xử lý chất thải 5,00 0,15 -4,85 3,00

- Đất cơ sở tôn giáo 26,95 26,32 -0,63 97,66

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà táng lễ, nhà h a táng 215,82 180,80 -35,02 83,77

2.10 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 28,34 13,39 -14,95 47,25 2.11 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp 4,95 0,13 -4,82 2,63

Nguồn: (1) Theo Công văn số 2057/UBND-KTN của UBND tỉnh Tây Ninh ngày 24/8/2018

(2) Thống kê đất đai năm 2020 (*) Theo Văn bản số 2359/UBND-KTTC ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh phân bổ chỉ thêm chỉ tiêu đất ở đô thị cho thị xã Trảng Bàng (50,0 ha), UBND thị xã xác định lấy từ: LUA, HNK, CLN a Đất nông nghiệp

Theo chỉ tiêu cấp trên phân bổ đến năm 2020 đất nông nghiệp có diện tích là 24.911,01 ha, kết quả thực hiện 26.805,33 ha, đạt 107,60% chỉ tiêu Như vậy, theo chỉ tiêu phân bổ còn khoảng 1.894,32 ha đất nông nghiệp cần chuyển qua đất phi nông nghiệp

Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp qua phi nông nghiệp chậm do: Việc thực hiện các công trình trọng điểm, các dự án quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, do nhu cầu vốn đầu tư lớn trong khi các hình thức BOT, BTO,… chưa thu hút được nhà đầu tư, việc đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách nên một số dự án phải điều chỉnh lại quy mô đầu tư theo từng giai đoạn Các công trình, dự án có diện tích lớn trên địa bàn chậm được triển khai:

Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Đường Hồ Chí Minh, Sân Golf Phước Đông - Bời Lời, KCN Phước Đông, các khu dân cư, khu du lịch sinh thái…

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Đất trồng lúa: chỉ tiêu phân bổ 15.412,01 ha, kết quả thực hiện

14.489,03 ha, thấp hơn 922,98 ha, đạt 94,01% so với chỉ tiêu Quá trình chuyển đổi đất lúa diễn ra nhanh chủ yếu do người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây lâu năm, cây ăn quả, , cây hàng năm (khóm, chuối,…) có hiệu quả kinh tế cao hơn Bên cạnh đó, quá trình kiểm kê theo hiện trạng sử dụng đất nên có một số diện tích trước đây được thống kê vào đất lúa (chuyên lúa) nhưng hiện nay đã được chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại đất khác Ngoài ra, diện tích giảm còn do chuyển sang thực hiện một số các dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã cũng như nhu cầu chuyển đổi mục đích đất ở

- Đất trồng cây hàng năm khác: chỉ tiêu phân bổ 813,46 ha, kết quả thực hiện 920,13 ha, cao hơn 106,67 ha, đạt 113,11% so với chỉ tiêu Kết quả thực hiện cao hơn do được chuyển từ đất lúa sang đất trồng cây hàng năm, bên cạnh đó một số dự án sử dụng đất trồng cây hàng năm đến nay vẫn chưa được thực hiện (nhu cầu đất vật liệu xây dựng, đất ở nông thôn, đất hạ tầng, ), cũng như chu chuyển nội bộ sang đất nông nghiệp khác (Dự án nông nghiệp công nghệ cao, ) chưa được triển khai

- Đất trồng cây lâu năm: chỉ tiêu phân bổ 8.187,29 ha, kết quả thực hiện

11.011,076 ha, cao hơn 2.823,78 ha, đạt 134,49% so với chỉ tiêu Như vậy, quá trình chuyển đổi đất cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp còn chậm so với kế hoạch, song song đó quá trình chuyển đổi từ đất lúa, cây hàng năm khác sang đất cây lâu năm nhanh nguyên nhân: (1) Một phần do đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm vì các khu vực đất trồng cây hàng năm không đem lại hiệu quả kinh tế cao, ở gần khu dân cư, khu công nghiệp, xen lẫn trong khu dân cư được chuyển mục đích sang làm vườn cây ăn quả; (2) một phần do các dự án chậm triển khai nên chưa lấy đất cây lâu năm để thực hiện các dự án theo kế hoạch được duyệt (đất khu công nghiệp, Khu đô thị dịch vụ, đường cao tốc, mở rộng – nâng cấp các tuyến đường tỉnh,…)

- Đất nuôi trồng thủy sản: chỉ tiêu phân bổ 366,78 ha, kết quả thực hiện

TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Đánh giá tiềm năng đất đai là vô cùng quan trọng để sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội Để tổ chức sử dụng đất hiệu quả, ngoài yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, mỗi ngành còn có yêu cầu riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất, phát triển Điều này là cơ sở để xác định tiềm năng đất đai có khả năng thích ứng và phù hợp với mục đích sử dụng.

4.1 Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp

Năm 2020, đất nông nghiệp của thị xã có diện tích 26.805,33 ha, chiếm

Theo Đồ án quy hoạch chung thị xã Dĩ An đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt, dự kiến chuyển đổi khoảng 7.400 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn thị xã, tương ứng với 78,81% diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng.

Như vậy, đến năm 2030, tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã là: 19.500 ha, đây được xem là quỹ đất lớn, dồi dào, có tiềm năng trong việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ hữu cơ vào sản xuất

Do đó, cần định hướng phát triển nông nghiệp theo đúng tiềm năng, lợi thế của từng xã, phường

4.1.1 Đánh giá thích nghi cây tr ng Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và ALES (phần mềm đánh giá đất đai) theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO, kết quả sẽ cung cấp những thông tin khá đầy đủ, để có thể kết luận tương đối chính xác về tiềm năng và hạn chế của từng khoanh đất so với yêu cầu sử dụng đất của từng cây trồng Từ đó có thể tiến hành phân vùng và bố trí đất đai cho các cây trồng trong tương lai

Trình tự tiến hành đánh giá đất đai gồm 2 bước chính:

- Bước 1 (Xây dựng bản đồ tài nguyên đất): Ứng dụng GIS xây dựng các bản đồ chuyên đề: đất, độ dày tầng hữu hiệu, thành phần cơ giới, độ dốc địa hình, ngập lũ, úng, điều kiện tưới; chồng xếp (GIS-overlay) các bản đồ đơn tính, kết quả được bản đồ tài nguyên đất đai có 10 đơn vị đất đai (LMUs)

- Bước 2 : Đánh giá mức độ thích nghi của từng loại hình sử dụng đất trên từng đơn vị đất đai, từ đó có thể định lượng tiềm năng đất đai đối với từng loại hình sử dụng đất Trong bước này, ứng dụng phần mềm đánh giá đất đai ALES

(automated land evaluation system) tích hợp với GIS Kết quả đầu ra là bản đồ khả năng thích nghi đất đai, kết hợp với bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020, xác định được tiềm năng sử dụng đất Kết quả trên địa bàn thị xã Trảng Bàng có 10 đơn vị đất đai với các đặc trưng cụ thể như sau:

Bảng 22: Mô tả đặc tính các đơn vị đất đai

LMUs Đặc trưng đất Đặc trưng về nước

Nhóm đất (s) Độ dốc (l) Tầng dày (d) TP cơ giới (c) Điều kiện tưới (i) Ảnh hưởng lũ (g) 1 P, Pg, Pg/s 0° - 3° >100cm Sét (g) Không tưới Ảnh hưởng 881,38

2 P, Pg, Pg/s 0° - 3° >100cm Sét (g) Tưới nhờ triều cường Không 2.888,80

3 X, Xf 3° - 8° >100cm Thịt nhẹ (c) Không tưới Không 1.390,67

4 X, Xf 3° - 8° >100cm Thịt nhẹ (c) Tưới tự chảy Không 11.682,88

5 X, Xf 3° - 8° >100cm Thịt nhẹ (c) Tưới bằng động lực Không 1.602,95

6 Xg 3° - 8° >100cm Thịt nhẹ (c) Không tưới Không 1.100,81

7 Xg 3° - 8° >100cm Thịt nhẹ (c) Tưới tự chảy Không 5.004,48

8 SP2 0° - 3° >100cm Sét (g) Không tưới Không 379,92

9 SP2 0° - 3° >100cm Sét (g) Tưới nhờ triều cường Không 1.195,42

10 Sj2 0° - 3° >100cm Sét (g) Không tưới Không 678,03 Đất điều tra (đất nông nghiệp) 26.805,33 Đất không điều tra (đất phi nông nghiệp) 7.208,57

Tổng diện tích tự nhiên 34.013,90

Nguồn: Phân viện Quy hoạch và TKNN

Căn cứ hiện trạng các loại cây trồng trên địa bàn thị xã, xác định có 16 loại hình sử dụng đất để đưa vào xét thích nghi; cụ thể như sau:

Bảng 23: Phân hạng thích hợp đất đai của các LHSDĐ

STT Loại hình sử dụng đất (LUTs) Phân theo các cấp thích nghi

1 Lúa 3 vụ (Đông xuân - Hè thu - Mùa) 21.179,11 5.626,22 2 Lúa 2 vụ (Đông xuân - Hè thu) 18.290,31 8.515,02

3 Lúa 2 vụ (Hè thu - Mùa) 21.179,11 5.626,22

4 Rau các loại (5 - 6 vụ/năm) 17.370,05 9.435,28

10 Cây có củ (đậu phộng) 13.285,83 13.519,50

(*) S1: Rất thích hợp; (2) Thích hợp; (3) ít thích hợp; (N) Không thích hợp

4.1.2 Phân vùng và định hướng phát triển nông nghiệp

- Căn cứ đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả đánh giá thích nghi cây trồng, tập quán sản xuất và thị trường tiêu thụ

Thị xã Trảng Bàng có thể phân thành 3 vùng phát triển nông nghiệp gồm: a Vùng I: Phía Bắc thị xã Trảng Bàng (phát triển cây công nghiệp lâu năm k t hợp cây hàng năm)

Vùng có tổng diện tích tự nhiên 14.787,41 ha, tương ứng 43,47% diện tích toàn tỉnh Địa hình khá bằng phẳng, độ dốc chủ yếu từ 3-8 độ Đất đai gồm 2 nhóm chính: nhóm đất xám với diện tích 11.067,66 ha (chiếm 92,62% diện tích tự nhiên vùng) phân bổ ở tất cả các xã, phường; nhóm đất phù sa có diện tích 881,66 ha (chiếm 7,38% diện tích tự nhiên vùng) tập trung chủ yếu ven Sông Sài Gòn thuộc các xã Đôn Thuận và Hưng Thuận Trên địa bàn chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt và nước ngầm để tưới cho cây trồng, với hình thức tự chảy đối với lúa và cây hàng năm, còn đối với cây ăn quả và cây lâu năm thì tưới bằng động cơ.

- Địa bàn: gồm 3 xã, phường: Đôn Thuận, Hưng Thuận và Lộc Hưng; Định hướng đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp toàn vùng còn khoảng

8.186 ha, giảm 3.757 ha so với hiện trạng do chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

- Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp:

Phát triển nông nghiệp bền vững bằng cách duy trì diện tích cao su phù hợp, mở rộng diện tích cây ăn quả có chứng nhận (GAP, hữu cơ ) trên tổng diện tích 4.430 ha Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, cạnh tranh trên thị trường Kết nối sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ, gắn với du lịch sinh thái ven Sông Sài Gòn Bên cạnh đó, ổn định diện tích lúa tập trung (2.000 ha), chuyển đổi diện tích lúa nhỏ lẻ sang phát triển cây hàng năm và lâu năm.

+ Chăn nuôi: Khuyến khích xây dựng mới các trang trại chăn nuôi tập trung; hỗ trợ các hộ chăn nuôi gia trại chuyển thành trang trại; tăng quy mô đàn gà công nghiệp, heo hướng nạc; đồng thời đổi mới dây chuyền thiết bị và phương thức nuôi thân thiện với môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (chuồng lạnh, đệm lót sinh học, )

+ Thủy sản: tận dụng các ao hồ, kênh mương phát triển nuôi thủy sản theo hướng thâm canh kết hợp với du lịch sinh thái câu cá giải trí Diện tích đất nuôi thủy sản đến năm 2030 khoảng 321,0 ha

+ Nông nghiệp công nghệ cao: dự kiến bố trí diện tích khoảng 610 ha đất nông nghiệp khác để kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng các khu – vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới theo chương trình hành động của tỉnh Ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2025 b Vùng II: Phía Tây thị xã Trảng Bàng (Vùng chuyên trồng lúa nước)

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT I ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

- Phát huy có hiệu quả các nguồn lực, trước hết là nội lực của tất cả các thành phần kinh tế, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên đất đai nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa để thị xã Trảng Bàng có nền kinh tế phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp chất lượng cao, hiện đại và bền vững Đô thị Trảng Bàng là đô thị hạt nhân trong cực phát triển đối trọng phía Tây Bắc của vùng TP Hồ Chí Minh và là đô thị động lực thúc đẩy phát triển nhanh vùng biên giới Tây Nam

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với quá trình phát triển chung của tỉnh, của vùng Xây dựng đô thị và nông thôn khang trang, văn minh, hiện đại Trong đó, ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông vận tải đảm bảo kết nối nhanh địa phương với các đô thị lớn, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đạt tiêu chí đô thị quy định theo mục tiêu, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới và hạ tầng các xã biên giới

- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao kết hợp với đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, quản lý trên địa bàn Nâng cao chất lượng phát triển của nền kinh tế và thân thiện với môi trường

- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn Thiết lập mối quan hệ gắn bó, thân thiện với các thành phần kinh tế Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị

- Phát triển kinh tế đi kèm với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi sinh, nâng mức sống của các tầng lớp nhân dân nhất là người lao động; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, môi trường

Phát triển đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo đô thị, khu dân cư nông thôn; giữa phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trường Quy hoạch lộ trình phát triển hợp lý giữa các tiểu vùng, tránh dàn trải đầu tư để nâng cao hiệu quả.

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh Xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị Thực hiện tốt công tác ngoại giao để bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia trên vùng biên và ổn định đời sống dân cư khu vực biên giới.

Quan điểm sử dụng đất

- Sử dụng đất phải mang lại hiệu quả cao lâu bền, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ và từng bước cải thiện môi trường

Sử dụng đất hợp lý là tối ưu hóa diện tích đất đai, tránh tình trạng đầu cơ gây lãng phí Việc quy hoạch sử dụng đất rõ ràng, đặc biệt khi chuyển đổi mục đích từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, sẽ giúp phân bổ nguồn lực đầu tư hiệu quả, hạn chế tình trạng phân tán và sử dụng đất không hiệu quả.

- Ưu tiên đất đai cho xây dựng các cơ sở công nghiệp, thương mại dịch vụ, phát triển đô thị, xây dựng các khu dân cư nông thôn và xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đối ngoại, các tuyến đường trục của thị xã Tuy nhiên, phải đảm bảo tránh lãng phí, nhất là ở các khu vực đất có mức độ thích nghi cao đã và đang chuyên canh các loại cây trồng có giá trị cao

- Trong sử dụng đất nông nghiệp, tập trung chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng trên quan điểm sinh thái bền vững, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thị xã

- Kết hợp đồng bộ giữa sử dụng đất với các biện pháp bảo vệ và cải tạo để hạn chế một cách hiệu quả nhất tình trạng xói mòn, rửa trôi, thoái hóa, từng bước nâng cao độ phì của đất, tránh ô nhiễm môi trường đất - nước.

Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

Sự phân hóa về không gian của các yếu tố tự nhiên, tài nguyên và sự phát triển không đồng đều đã hình thành nên những đặc thù kinh tế - xã hội riêng biệt của từng tiểu vùng Điều này đòi hỏi những tác động hợp lý để thúc đẩy từng tiểu vùng phát huy tiềm năng, khắc phục hạn chế Sử dụng quỹ đất hợp lý, khoa học là mục tiêu cần thiết, góp phần cân bằng phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống trên phạm vi toàn quốc.

Thị xã Trảng Bàng là đô thị cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh với TP Hồ Chí Minh, có ranh giới với tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An và nước bạn Campuchia Với hệ thống giao thông thuận lợi, do vậy tạo được mối quan hệ giữa thị xã với các huyện, tỉnh, thành phố trong vùng và nước bạn Campuchia Bao quanh thị xã là hệ thống sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn, là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp mà còn có ý nghĩa rất to lớn cho các ngành thủy sản, giao thông, du lịch,… Do đó, định hướng phát triển các khu chức năng trên địa bàn thị xã Trảng Bàng như sau:

- Khu vực chuyên tr ng lúa nước: Ổn định diện tích đất trồng lúa khoảng

9.100 ha (trong đó, đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt là 8.200 ha) Diện tích đất chuyên trồng lúa nước đã được định hướng và khoanh vẽ trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 với Khu vực thuộc 2 xã Phước Chỉ, Phước Bình (5.130 ha); An Hòa, Gia Bình, Gia Lộc (640 ha); Đôn Thuận, Hưng

Thuận, Lộc Hưng, An Tịnh (2.430 ha) Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền duyệt cần triển khai công tác cắm mốc ranh giới bản đồ diện tích đất trồng lúa, vùng chuyên trồng lúa nước ngoài thực địa theo Thông tư số

17/2014/TT-BTNMT ngày 21/4/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Để giữ ổn định diện tích chuyên trồng lúa nước cần thực hiện một số giải pháp như:

+ Xây dựng các vùng lúa chất lượng cao, lúa đặc sản theo hướng hữu cơ, có chứng nhận, được xem sẽ là thế mạnh của các vùng chuyên trồng lúa nước trên địa bàn thị xã nhằm đáp ứng tốt các thị trường nội tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ

Thực hiện biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lúa bằng cách sử dụng giống lúa đã được xác nhận, áp dụng biện pháp kỹ thuật "3 giảm, 3 tăng, 1 phải - 5 giảm" để quản lý dinh dưỡng, nước tưới và phòng trừ sâu bệnh Đồng thời, thúc đẩy cơ giới hóa trong toàn bộ quá trình sản xuất, từ làm đất, gieo trồng, thu hoạch đến sơ chế, bảo quản và tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cánh đồng lớn cho cây lúa là nhiệm vụ trọng tâm, khuyến khích thành lập hợp tác xã để quản lý hiệu quả các cánh đồng lớn Nhà nước ban hành chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo trên các cánh đồng lớn Bằng cách này, chuỗi giá trị ngành lúa gạo sẽ được hình thành, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ, giúp tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam.

+ Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo gắn với ứng dụng quy trình, công nghệ canh tác lúa bền vững Qua đó, giúp người trồng lúa nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa

- Khu vực chuyên tr ng cây công nghiệp lâu năm: Căn cứ đánh giá tiềm năng đất đai, cho thấy khu vực có mức độ thích nghi cao đối với các loại cây lâu năm, cây ăn quả tập trung chủ yếu ở các xã, phường phía Bắc của thị xã Theo đó, ngoài diện tích hiện đang phát triển các loại cây lâu năm như: cao su, sầu riêng, nhãn, cây có múi, dự kiến giai đoạn 2021-2030 sẽ chuyển một phần diện tích đất lúa phân tán, hiệu quả thấp xen kẽ trong các khu dân cư sang đất trồng cây lâu năm với diện tích khoảng 806 ha Như vậy, đến năm 2030, tổng diện tích khu vực trồng cây lâu năm trên địa bàn thị xã khoảng 7.144 ha tập trung trên địa bàn 2 xã: Đôn Thuận, Hưng Thuận và phường Lộc Hưng với diện tích 4.433 ha, với các loại cây trồng khuyến khích phát triển gồm: Bưởi, chuối, sầu riêng, cam, quýt, nhãn, Khu vực trồng cây lâu Tập trung xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng đầu tư liên doanh, liên kết phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích từ đó xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với định hướng Tái cơ cấu nông nghiệp và Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh Phát triển mạnh sản xuất hàng hóa sản phẩm trồng trọt theo hướng tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh để bảo đảm sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững, phù hợp với Luật Trồng trọt số 38/2018/QH14 ngày 19/11/2018

- Khu vực công nghiệp: Phát triển các KCN/KCX-CN gắn với xây dựng khu dịch vụ - đô thị, khu chung cư cho người lao động với các công trình dịch vụ xã hội phục vụ công nhân Thu hút các dự án đầu tư để lấp đầy các

KCN/KCX-CN; trong đó, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư lớn có công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, thân thiện môi trường, sản phẩm có chất lượng và thị trường ổn định Thiết lập ngành công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, tập trung ngành nghề có nhiều tiềm năng về nguyên liệu tại chỗ, tạo việc làm và giải quyết thời gian nông nhàn, nâng cao thu nhập cho Nhân dân Có giải pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao giá trị sản lượng, chú trọng nâng cao tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ Dự kiến đến năm 2030 diện tích đất phát triển công nghiệp khoảng 4.325,00 ha

- Khu đô thị - thương mại - dịch vụ: Theo định hướng về phát triển hệ thống đô thị ở Tây Ninh được xác định trong quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh

Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch chung đô thị Trảng Bàng đến năm 2035 (Quyết định số 1750 của UBND tỉnh Tây Ninh), đến năm 2025 thị xã Trảng Bàng là đô thị loại III (trong đó, phấn đấu thành lập Phường đối với 2 xã Hưng Thuận, Đôn Thuận): được xây dựng thành đô thị sinh thái kiêm kinh tế, giữ vai trò là trung tâm công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp kỹ thuật cao; cửa ngõ kết nối giữa tỉnh Tây Ninh với TP.HCM; đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ vai trò là một cực tăng trưởng lớn phía Nam của tỉnh

+ Khu đô thị trung tâm Trảng Bàng (bao gồm các phường: Trảng Bàng, Gia Bình, Gia Lộc, An Hòa, An Tịnh, Lộc Hưng): Là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại – dịch vụ, công nghiệp…, phát triển đô thị mật độ cao và trung bình

+ Khu đô thị dịch vụ cửa khẩu tại giao cắt QL14C và tuyến đường liên kết Phước Bình – Trảng Bàng – Lộc Hưng

+ KCN – đô thị và dịch vụ Phước Đông – Bời Lời (ở xã Đôn Thuận và Hưng Thuận)

Hệ thống chợ thương mại tại Tây Ninh được mở rộng với sự hình thành của chợ Phước Chỉ và các trung tâm thương mại như Trung tâm thương mại Trảng Bàng, đặc biệt là Khu thương mại dịch vụ rộng lớn nằm trong Khu Liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông - Bời Lời Sự phát triển này đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Tiếp tục phát triển dịch vụ logistics về phía đông thị xã, khai thác lợi thế từ dự án đầu tư xây dựng cảng cạn và dịch vụ logistics ở khu vực Hưng Thuận và Đôn Thuận.

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tạo bước chuyển mạnh mẽ trong phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới Huy động linh hoạt mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư hoàn thiện về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Phát triển kinh tế đi đôi với chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

- Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân hằng năm 2,14%

- Giá trị sản xuất CN - xây dựng tăng bình quân hằng năm 10,05%, trong đó:

+ Công nghiệp tăng bình quân hằng năm: 10,0%

+ Xây dựng tăng bình quân hằng năm: 11,0%

- Giá trị thương mại, dịch vụ tăng bình quân hằng năm 8,5%

- Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 01 ha đất trồng trọt đến năm 2025: 133 triệu đồng/ha/năm

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 13,0%

2.1.2 Chỉ tiêu xã hội – môi trường

- Số lao động có việc làm tăng thêm hàng năm trên 3.000 lao động

- Số bác sĩ, số giường bệnh bình quân trên vạn dân đến năm 2025:

+ Số bác sĩ đạt 6 bác sĩ trên vạn dân

+ Số giường bệnh đạt 10,4 giường bệnh trên vạn dân

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể thấp còi) đến năm 2025: < 9%

- Số xã được công nhận tiêu chí NTM, Số xã đạt chuẩn NTM nâng cao: Đến năm 2025 có 100% số xã được công nhận tiêu chí NTM, 4/4 xã đạt tiêu chí nâng cao, 2/4 xã kiểu mẫu và thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025: < 1%

- Số hộ dân tham gia dịch vụ thu gom rác trên tổng số hộ dân khu vực đô thị đến năm 2025: đạt 70,4%

- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch (theo QCVN 02: 2009/BYT của Bộ Y tế) phấn đấu đến năm 2025:

2.1.3 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế a Khu vực kinh tế nông – lâm – thủy sản Đẩy mạnh xây dựng nền sản xuất nông nghiệp theo hướng coi trọng chất lượng, hiệu quả, gia tăng giá trị, hiện đại, có sức cạnh tranh cao và bền vững

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái đô thị Khuyến khích gắn kết sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng bình quân 2,14%/năm

Tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn Khuyến khích, tạo mọi điều kiện doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển một nền sản xuất nông nghiệp mới và thay đôi diện mạo của khu vực nông thôn Tạo ra vùng nguyên liệu có giá trị xuất khẩu cao, làm cơ sở phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, với chiến lược phát triển nông nghiệp sạch Các ngành hàng ưu tiên phát triển và xây dựng thương hiệu Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất; gắn sản xuất với chế biến Ứng dụng các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), theo hữu cơ, có chứng nhận, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, Nâng cấp các trung tâm, cơ sở sản xuất giống cây con theo hướng hiện đại, đảm bảo nhu cầu sản xuất, cung ứng giống có chất lượng Công tác khuyến nông - khuyến ngư phải giúp cho người nông dân nắm bắt và áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa đông bộ trong sản xuất và chế biến sản xuất nông nghiệp gắn với hệ thống Logistic Từng bước kết hợp cơ giới hóa với tự động hóa

Tăng cường hệ thống bảo hiểm nông nghiệp Củng cố và hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cây trồng trong điều kiện biến đôi khí hậu Xây dựng cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích nghi với biến đổi khí hậu Tăng cường các biện pháp kỹ thuật, hệ thống tưới tiêu và các biện pháp chống chịu với ngoại cảnh khắc

Trồng trọt: Rà soát quy hoạch, định hướng phát triển, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường; xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; nhân rộng mô hình “cánh đồng lớn”, khuyến khích phát triển mạnh mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với công nghệ cao như vùng chuyên canh lúa, vùng sản xuất tập trung cây hàng năm, cây lâu năm với các loại cây chủ lực như bắp, đậu phộng, rau màu, cao su, cây ăn quả; phát triển nông nghiệp đô thị trong khu vực trung tâm thị xã với các mô hình ít sử dụng đất, thân thiện môi trường; khuyến khích thúc đẩy việc chuyển đổi các diện tích lúa, cao su kém hiệu quả sang các loại hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vệ sinh môi trường và bền vững Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung; hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng Tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa sang các xã cánh Tây Từng bước nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy giết mổ gia súc theo hướng hiện đại gắn với các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt

Tiếp tục tận dụng hiệu quả diện tích mặt nước sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và bảo vệ môi trường; chú trọng sản xuất thâm canh các loài chủ lực (cá tra, rô phi); đa dạng đối tượng và phương pháp nuôi theo nhu cầu thị trường; thúc đẩy nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao và thực hành tốt (GAP) theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Phát triển công nghiệp trở thành ngành sản xuất hiện đại, giá trị gia tăng cao, năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững trên nền tảng phát huy có hiệu quả nguồn lực của các thành phần kinh tế (trong đó, động lực phát triển là khu vực dân doanh và đầu tư nước ngoài), gắn kết sâu rộng và nâng dần vị thế trong mạng lưới sản xuất công nghiệp của tỉnh, của vùng và hội nhập quốc tế Trảng Bàng trở thành địa phương phát triển công nghiệp lớn của tỉnh Tây Ninh Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 10,0%/năm

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao Thiết lập ngành công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp Quan tâm phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, tạo sức đột phá và nâng giá trị sản phẩm của toàn bộ ngành công nghiệp Khuyến khích thu hút đầu tư các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao (công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới), công nghiệp sạch, giá trị gia tăng lớn, từng bước giảm dần các ngành sử dụng nhiều lao động Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động khuyến khích đầu tư theo chiều sâu Định hướng ưu tiên tập trung phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn thị xã như sau: công nghiệp nhẹ và gia công hàng xuất khẩu; công nghiệp điện - điện tử; công nghiệp công nghệ thông tin; chế biến thực phẩm; khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí; chế biến gỗ; công nghiệp dệt may, giày dép

- Trên cơ sở các KCN/KCX-CN đã được quy hoạch (KCN Trảng Bàng,

KCN-CX Linh Trung III, KCN Thành Thành Công và KCN Phước Đông), các chủ đầu tư cần tiếp tục đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ trong và ngoài hàng rào, có các dịch vụ, tiện ích phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và công nhân trong KCN/KCX-CN Hoàn chỉnh hệ thống xử lý môi trường theo quy định; không thu hút các doanh nghiệp vào KCN/KCX-CN khi chưa có đầu tư hệ thống xử lý môi trường chung đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

Phát triển các KCN/KCX-CN phải gắn liền với việc xây dựng khu dịch vụ - đô thị, khu chung cư cho người lao động, đảm bảo các công trình dịch vụ xã hội phục vụ nhu cầu của công nhân Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, mà còn góp phần thu hút và giữ chân lao động, tạo môi trường làm việc ổn định và bền vững cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Thu hút các dự án đầu tư để lấp đầy các KCN/KCX-CN; trong đó, ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển thêm khu công nghiệp Hưng Thuận, mở rộng KCN Thành Thành Công và phát triển công nghiệp thuộc khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (xã Phước Bình) Đến năm 2025, trên địa bàn có từ 500 doanh nghiệp công nghiệp trở lên với số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp trên 55.000 lao động

- Bảo tồn và tạo điều kiện phát triển các nghề, nghề truyền thống trên địa bàn như: nghề sản xuất bánh tráng, nghề sản xuất các sản phẩm từ mây, tre, lá, nghề rèn và nghề trồng hoa, cây kiểng

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

3.1 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đ n nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Phương án quy hoạch đã xác định rõ cơ cấu diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch Theo đó, cũng tạo ra nguồn thu cho ngân sách địa phương từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Đây là một trong những nguồn tài chính để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động phúc lợi xã hội

Thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trong phương án quy hoạch đã xã định được các khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những đối tượng được nhà nước thu hồi đất để sử dụng vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thị xã Các chi phí này sẽ phần nào hỗ trợ cho các hộ gia đình trong việc ổn định cuộc sống ban đầu nếu phải di dời đến nơi ở mới hoặc thay đổi sinh kế do mất quỹ đất sản xuất vốn là một trong những tài liệu sản xuất chính của hộ gia đình

3.2 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đ n khả năng đảm bảo an ninh lương thực

Với quỹ đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã đến năm 2030 còn khoảng 18.000 - 19.000 ha, trong đó đất trồng lúa duy trì diện tích từ 9.000 –

9.500 ha, vẫn có khả năng đáp ứng được yêu cầu về an ninh lương thực của địa phương Đặc biệt trong thời gian tới, việc dành quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp (các tuyến kênh mương, đê bao bao ngăn lũ, trạm bơm, đường giao thông nội đồng,…) sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất trên một diện tích hecta đất canh tác Việc dành quỹ đất để đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng thành công diện tích cánh đồng lớn của địa phương không chỉ đảm bảo an ninh lương thực về lượng mà còn cả về chất vốn là một trong những mục tiêu mà an ninh lương thực đặt ra

Bên cạnh đó, trong điều kiện hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư hoàn chỉnh, diện tích canh tác bắp, các loại đậu sẽ tăng lên, góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực trong những năm tới

3.3 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quy t quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đ n đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thị xã Trảng Bàng đã tính toán nhu cầu về đất ở tại nông thôn, đô thị đáp ứng tốt yêu cầu định hướng phát triển của thị xã Song song đó, khai thác triệt để các khu vực quy hoạch đất ở đã được giao đất để hình thành khu dân cư, điểm dân cư tập trung đã được quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng của các hộ gia đình, cá nhân Việc bố trí các khu dân cư, điểm dân cư tập trung dọc các tuyến đường tỉnh lộ, đường huyện, liên xã và trục xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình hoàn thiện các thủ tục về đất đai, đặc biệt khi các hộ gia đình đã định cư tại khu vực sẽ thuận lợi trong vấn đề đi lại cũng như tiếp cận dễ dàng với cơ sở hạ tầng

Bên cạnh đó, phương án sử dụng đất đến năm 2030 cũng đã xây dựng và tính toán để hạn chế đến mức thấp nhất số hộ phải di dời chỗ ở do xây dựng các công trình phi nông nghiệp; bố trí quỹ đất để xây dựng khu tái định cư, các khu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp… trên địa bàn các xã, phường

Với quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn lớn và phân bố tập trung nên phần lớn vị trí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình công cộng đều chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp, phần lớn hạn chế được việc đền bù, giải tỏa nhà dân, tiết kiệm nguồn ngân sách lớn cho địa phương, đồng thời hạn chế việc tái định cư do giải tỏa gây bất ổn định đời sống của người dân

3.4 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đ n quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng

Quy hoạch phát triển quỹ đất hạ tầng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương Trong đó, ưu tiên dành 1.000-1.500 ha (chiếm 23%) quỹ đất phi nông nghiệp cho các công trình giao thông (đường Cao tốc TP HCM - Mộc Bài, Quốc lộ 14C, ), hệ thống kênh mương, đê bao ngăn lũ Kết nối giao thông thuận tiện tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao giá trị đất Đầu tư hệ thống kênh mương thủy lợi, trạm bơm nước cũng góp phần đáp ứng nhu cầu nước tưới nông nghiệp, gia tăng hiệu quả sử dụng đất sản xuất.

Việc dành quỹ đất để xây dựng các công trình hạ tầng như văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giáo dục là bước đầu để đáp ứng tốt hơn mục tiêu nâng cao mức sống của người dân cũng như góp phần đạt được mục tiêu nông thôn mới nâng cao trong thời kỳ 2021-2030

Phương án sử dụng đất đến năm 2030 đã bám sát các quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Quy hoạch chung đô thị Trảng Bàng, quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới 4 xã trên địa bàn thị xã), để bố trí quỹ đất nhằm đáp ứng tốt quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Trảng Bàng; quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng đã được tính toán, cân đối rất chi tiết đến từng cấp độ công trình cho tất cả nhu cầu trên cơ sở cân nhắc nguồn vốn đầu tư nên cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu về đất để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại, kết nối thông suốt với các tỉnh, thành khác và phục vụ tốt yêu cầu phát triển của địa phương

3.5 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đ n việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc

Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc là yêu cầu cấp thiết trong quy hoạch, KHSDĐ, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về hưởng thụ văn hóa, tinh thần của các thành phần dân tộc hiện đang sinh sống trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, cũng như yêu cầu của khách du lịch, tạo cơ sở và môi trường tốt cho ngành du lịch phát triển

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 đã bố trí quỹ đất cho tất cả các điểm di tích đã được xếp hạng trên địa bàn Đồng thời quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch gắn với các di tích, danh lam thắng cảnh; quy hoạch đất để xây dựng hệ thống cơ sở văn hóa từ cấp huyện xuống đến cấp xã nên đáp ứng tốt nhu cầu về đất cho công tác bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 I CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT THEO CÁC MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực

Trên cơ sở rà soát đánh giá kết quả thực hiện các công trình trong kế hoạch sử dụng đất năm 2020, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất năm 2021 của các ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn thị xã; đồng thời cân nhắc khả năng đầu tư thực hiện trong năm 2021, dự báo nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trong năm 2021 trên địa bàn thị xã Trảng Bàng như sau:

1.2.1 Chỉ tiêu sử dụng đất trong k hoạch năm trước chuyển ti p Để tiếp tục phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã, trong năm 2021 cần tiếp tục chuyển tiếp các công trình dự án đã được phê duyệt tại quyết định số 794/QĐ-UBND sang kế hoạch năm 2021

Trong giai đoạn 2021-2030, diện tích đất nông nghiệp tại địa phương sẽ được chuyển đổi 2.111,68 ha sang đất phi nông nghiệp Loại đất có diện tích giảm nhiều nhất là đất trồng cây lâu năm (1.393,16 ha), tiếp theo là đất trồng lúa (582,06 ha), đất trồng cây hàng năm khác (115,73 ha) và đất nuôi trồng thủy sản (20,73 ha).

- Đất phi nông nghiệp: tăng 2.111,68 ha để tiếp tục thực hiện các công trình dự án phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Các loại đất sẽ tăng diện tích gồm: Đất an ninh quốc phòng 1,21 ha; Đất khu công nghiệp 758,00 ha; Đất thương mại dịch vụ 192,07 ha; Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 49,92 ha; Đất phát triển hạ tầng 474,74 ha; Đất di tích lịch sử văn hóa 0,23 ha; Đất bãi thải, xử lý chất thải 6,95 ha; Đất ở tại nông thôn 139,04 ha; Đất ở đô thị 365,51 ha; Đất trụ sở cơ quan 2,75 ha; Đất làm nghĩa trang 3,80 ha; Đất vật liệu xây dựng 39,70 ha; Đất phi nông nghiệp khác 77,76 ha

1.2.2 Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình cá nhân đăng ký mới

Kết quả làm việc với UBND các xã, phường và các phòng ban về đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong năm 2021 như sau:

- Đất nông nghiệp: Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký mới trong năm 2021 là 153,16 ha Trong đó các loại đất giảm diện tích gồm: đất lúa 58,33 ha; đất hàng năm khác 27,59 ha; đất cây lâu năm 66,43 ha; đất nuôi trồng thủy sản 0,81 ha

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích tăng 153,16 ha sẽ sử dụng vào các lĩnh vực như sau: Đất an ninh 1,28 ha; đất thương mại dịch vụ 9,31 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 50,32 ha; phát triển hạ tầng 72,90 ha; đất ở nông thôn 0,02 ha; đất ở đô thị 18,15 ha; đất vật liệu xây dựng 1,18 ha

1.2.3 Tổng hợp, cân đối chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2021

Trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất trong năm kế hoạch sử dụng đất 2020 chưa thực hiện mà vẫn đảm bảo tính khả thi chuyển qua và nhu cầu sử dụng đất các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại địa phương trong năm 2021; tiến hành tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2021 của thị xã Trảng Bàng như sau:

Bảng 81: Nhu cầu sử dụng đất năm 2021 thị xã Trảng Bàng

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

HT 2020 KH 2021 Chênh lệch (ha) Diện tích

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 34.014,92 100,00 34.014,92 100,00

Trong đó: - Đất chuyên trồng lúa LUC 15.366,95 45,18 14.867,33 43,71 -499,62

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.350,85 3,97 1.203,62 3,54 -147,23 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 9.229,11 27,13 7.770,79 22,85 -1.458,32

1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 276,93 0,81 255,39 0,75 -21,54

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,58 0,00 11,31 0,03 10,73

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.129,97 20,96 9.393,54 27,62 2.263,57

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 1.645,50 4,84 2.403,00 7,06 757,50

2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 84,58 0,25 290,00 0,85 205,42

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 375,04 1,10 473,87 1,39 98,83 2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 2,58 0,01 2,58 0,01

2.7 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2.409,16 7,08 2.980,89 8,76 571,73

- Đất cơ sở văn hóa DVH 18,36 0,05 21,26 0,06 2,90

- Đất cơ sở y tế DYT 3,26 0,01 3,26 0,01

- Đất cơ sở giáo dục DGD 46,78 0,14 46,65 0,14 -0,13

- Đất thể dục thể thao DTT 14,08 0,04 16,73 0,05 2,65

- Đất công trình năng lượng DNL 114,98 0,34 137,02 0,40 22,04 - Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,67 0,00 0,67 0,00

2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 153,52 0,45 153,75 0,45 0,23

2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,05 0,00 6,96 0,02 6,91

2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 335,45 0,99 469,51 1,38 134,06

2.11 Đất ở tại đô thị ODT 871,28 2,56 1.255,85 3,69 384,57

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 14,31 0,04 15,59 0,05 1,28

2.13 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 1,12 0,00 1,25 0,00 0,13

2.14 Đất cơ sở tôn giáo TON 27,03 0,08 27,03 0,08

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

HT 2020 KH 2021 Chênh lệch (ha) Diện tích

2.15 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 171,87 0,51 173,67 0,51 1,80

2.16 Đất SX VLXD, làm đồ gốm SKX 145,03 0,43 183,75 0,54 38,72

2.17 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 4,32 0,01 4,32 0,01

2.18 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0,23 0,00 0,23

2.19 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 10,74 0,03 10,74 0,03

2.20 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 402,44 1,18 382,65 1,12 -19,79

2.21 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 8,12 0,02 8,12 0,02

2.22 Đất phi nông nghiệp khác PNK 439,70 1,29 517,46 1,52 77,76

3 Đất chƣa sử dụng CSD hi chú: Theo báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 TX Trảng Bàng (phê duyệt)

DIỆN TÍCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 Trong năm 2021, diện tích cần chuyển mục đích như sau:

- Tổng diện tích đất nông nghiệp cần chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp trong năm kế hoạch 2021 là 2.263,57 ha, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm khác: 143,32 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm: 1.458,32 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản: 21,54 ha

- Chu chuyển nôi bộ đất nông nghiệp (10,73 ha): 6,82 ha từ đất trồng lúa chuyển sang đất nông nghiệp khác; 3,91 ha từ đất hàng năm khác chuyển sang đất nông nghiệp khác

- Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở là 2,19 ha

Bảng 82: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021 thị xã Trảng Bàng

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích phân theo đơn vị hành chính

1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 2.263,57 50,31 211,22 66,30 112,88 130,39 106,22 1.040,11 432,44 33,71 79,99

1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 640,39 7,32 137,81 39,94 58,90 70,91 49,93 27,89 162,16 15,51 70,02

Trong đó: đất chuyên lúa LUC/PNN 492,80 5,72 36,46 15,66 41,07 70,91 47,40 27,89 162,16 15,51 70,02

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 143,32 14,14 41,41 6,42 23,36 18,73 7,48 1,24 28,73 0,51 1,30 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 1.458,32 26,95 31,90 19,44 30,62 33,18 48,72 1.010,98 232,67 15,69 8,17

1.4 Đất NT thuỷ sản NTS/PNN 21,54 1,90 0,10 0,50 7,57 0,09 8,88 2,00 0,50

2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất NN 10,73 2,50 3,00 2,49 2,74

2.1 Đất trồng lúa chuyển sang đất nông nghiệp khác LUA/NKH 6,82 2,50 1,58 2,74

2.2 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất NN khác HNK/NKH 3,91 1,42 2,49

3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT 2,19 0,07 2,08 0,04

Ghi chú: - PKO là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

- Theo quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 06/1/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh

DIỆN TÍCH CẦN THU HỒI

Tổng diện tích đất cần thu hồi trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 là 1.801,65 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp cần thu hồi là 1.768,34 ha, gồm:

+ Đất trồng cây hàng năm: 47,29 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm: 1.228,47 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản: 8,88 ha

- Diện tích đất phi nông nghiệp cần thu hồi là 33,31 ha, gồm:

+ Đất khu công nghiệp: 0,50 ha;

+ Đất cơ sở SXKD phi nông nghiệp: 2,03 ha;

+ Đất XD trụ sở cơ quan: 2,09 ha;

+ Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp: 0,25 ha;

+ Đất sinh hoạt cộng đồng: 0,13 ha;

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 19,79 ha;

Bảng 83: Diện tích các loại đất cần thu hồi năm 2021 thị xã Trảng Bàng

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích phân theo đơn vị hành chính

Phước Chỉ TỔNG DIỆN TÍCH THU HỒI 1.801,65 1,77 151,82 3,05 44,51 57,47 53,39 995,80 431,55 15,86 46,43 1 Đất nông nghiệp NNP 1.768,34 1,36 150,04 3,05 44,10 57,34 51,20 994,37 408,44 15,11 43,33

Trong đó: Đất trồng lúa nước LUC 383,70 0,54 32,57 2,80 36,87 49,26 40,00 12,53 161,22 11,01 36,90

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 47,29 0,28 12,45 0,15 2,08 1,14 6,20 0,21 24,58 0,20

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.228,47 0,54 5,02 0,10 5,15 6,94 5,00 981,63 213,76 4,10 6,23

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 8,88 8,88

2 Đất phi nông nghiệp PNN 33,31 0,41 1,78 0,41 0,13 2,19 1,43 23,11 0,75 3,10

2.1 Đất khu công nghiệp SKK 0,50 0,50

2.2 Đất SXKD phi nông nghiệp SKC 2,03 0,18 1,20 0,13 0,52

2.3 Đất phát triển hạ tầng DHT 1,62 1,49 0,13

- Đất cơ sở văn hóa DVH 0,10 0,10

- Đất cơ sở giáo dục DGD 0,13 0,13

- Đất thể dục thể thao DTT 0,70 0,70

2.4 Đất ở tại nông thôn ONT 4,90 1,20 3,70

2.5 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,09 0,23 0,08 0,16 0,13 0,44 0,10 0,10 0,75 0,10

2.6 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,25 0,25

2.7 Đất làm nghĩa trang NTD 2,00 2,00

2.8 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0,13 0,13

2.9 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 19,79 18,79 1,00

Ghi chú: Theo quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 06/1/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh

DIỆN TÍCH ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG ĐƢA VÀO SỬ DỤNG

Trên địa bàn thị xã Trảng Bàng không còn đất chưa sử dụng.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN

Biểu 10/CH trong phần phụ biểu trình bày danh mục các công trình dự án được phê duyệt năm 2021, đảm bảo tuân thủ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của thị xã Trảng Bàng.

DỰ KIẾN CÁC KHOẢN THU, CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc quy định giá đất;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về việc thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Quyết định 35/2020/QĐ-UBND ngày 01/9/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh về Quyết định ban hành bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2020 đến năm 2024

- Số liệu các nguồn thu từ đất trên địa bàn huyện một số năm gần đây

6.2 Dự ki n các khoản thu, chi liên quan đ n đất đai

Thực hiện phương án kế họach sử dụng đất đến năm 2021, ước tính tổng các khoản thu chi liên quan đến đất đai như sau:

Bảng 84: Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai

STT HẠNG MỤC Diện tích

Thu tiền khi chuyển mục đích sang đất ở

- Thu tiền khi chuyển mục đích sang đất ở tại đô thị 385,81 1.052.000 4.058,72 - Thu từ đất trồng lúa chuyển sang đất ở nông thôn 7,50 174.000 13,05 Thu từ đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất ở nông thôn 8,75 173.000 15,14 - Từ đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất ở nông thôn 120,31 162.000 194,90 - Từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn 2,50 26.000 0,65

STT HẠNG MỤC Diện tích

Thu tiền khi giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

- Đất thương mại, dịch vụ 205,42 192.500 395,43

- Các loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khác 101,36 192.500 195,12

- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng lúa 483,70 36.000 174,13 - Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây lâu năm 1.228,47 48.000 589,67

- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản 56,17 37.000 20,78

- Chi bồi thường khi thu hồi đất ở nông thôn 4,90 275.000 13,48 - Chi bồi thường khi thu hồi đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 2,03 192.500 3,91

Cân đối thu - chi (I - II) 4.071,05

Ghi chú: Theo báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 TX Trảng Bàng (phê duyệt)

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

p dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai của thị xã nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, tránh khai thác quá mức làm thoái hóa đất Hạn chế việc lạm dụng, sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, tích cực làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất Khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học trong sản xuất Thí điểm và nhân rộng các mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ, thân thiện với môi trường; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm tiết kiệm, giảm thiểu tối đa khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vào quá trình sản xuất

- Tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở thị xã Đẩy nhanh quá trình hình thành các vùng sản xuất chuyên canh và tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người sản xuất; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

- Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ để giảm các nguy cơ về ô nhiễm môi trường và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch cho người tiêu dùng Chú trọng phát triển kinh tế tập thể, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao…đồng thời tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhằm bảo vệ có hiệu quả quỹ đất lúa nước hiện có, hạn chế lấy đất lúa sản xuất ổn định để sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp Tiếp tục xác định ranh giới, cắm mốc, quản lý diện tích đất trồng lúa; có kế hoạch vốn và sử dụng vốn ngân sách để hỗ trợ cho người sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để ổn định diện tích đất lúa; thực hiện nghiêm Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa Xử lý nghiêm các trường hợp tự ý chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch, kế hoạch

Song song với quá trình sử dụng đất, việc bảo vệ và cải tạo môi trường đất, nước là điều cần được chú trọng Đồng thời, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực như: gây ô nhiễm môi trường, gây lây lan dịch bệnh, sử dụng cạn kiệt tài nguyên góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

Giải pháp quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp

- Hầu hết diện tích đất đưa vào quy hoạch cho mục đích phi nông nghiệp đều phải được thu hồi từ đất của các chủ sử dụng, do vậy cần công bố, công khai, minh bạch kế hoạch và các phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư cho người sử dụng đất biết để phối hợp thực hiện

- Tranh thủ sự chỉ đạo của tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các sở ngành để đăng ký kế hoạch, vốn đầu tư hàng năm nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng các dự án, công trình đã được xác định trong kế hoạch sử dụng đất

- Sau khi Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 được phê duyệt, các ngành chủ quản thông báo rộng rãi đến các cá nhân, tổ chức sử dụng đất phi nông nghiệp đã đưa vào kế hoạch liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng

Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn làm các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành

- Hàng năm cần tiến hành rà soát các công trình dự án đầu tư đăng ký kế hoạch sử dụng đất nhưng không thực hiện để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định thu hồi dự án đầu tư, nhằm hạn chế tình trạng xin chủ trương thuê đất, giao đất nhưng không thực hiện dẫn tới tình trạng quy hoạch treo.

Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho hệ thống tổ chức trong lĩnh vực môi trường

Để đạt các mục tiêu tăng trưởng xanh, hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã sẽ tập trung vào kiểm soát chặt xử lý nước thải, hạn chế ô nhiễm nguồn nước; phát triển nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát yếu tố đầu vào sạch và an toàn; hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm đất, nước; xây dựng cơ sở xử lý chất thải trong trang trại chăn nuôi, khu đô thị, khu dân cư và khu sản xuất kinh doanh; xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, kiểm soát khai thác nước ngầm; khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả tài nguyên và ít phát thải; di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.

- Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là các dự án phát triển thương mại – dịch vụ, thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động bảo vệ môi trường các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

- Bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã, bao gồm: thể chế và hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung trên địa bàn thị xã Xây dựng chương trình quản lý môi trường, bao gồm các nội dung về hoàn thiện việc nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi trường; chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; quản lý thẩm định đánh giá tác động môi trường; quản lý chất thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn, đô thị và các khu dân cư ; quản lý chất thải y tế độc hại, quản lý đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên; quản lý môi trường các nguồn tài nguyên như: nước, đất, không khí.

Tăng cường hoạt động giám sát môi trường

- Hoàn thiện mạng lưới quan trắc đáp ứng nhu cầu giám sát chặt chẽ môi trường Bổ sung lực lượng đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu về chuyên môn Tăng cường ứng dụng các công nghệ và thiết bị đáp ứng nhu cầu quan trắc, phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường Khẩn trương ứng dụng công nghệ và thiết bị tin học để nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và phổ biến các quy định về môi trường đến đối tượng giám sát và quản lý

- Giám sát kỹ phần đánh giá môi trường và giải pháp xử lý chất thải, nước thải trong các dự án đầu tư và trong các quy hoạch phát triển các ngành, nhất là các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm, thu hút đầu tư có chọn lọc và kiên quyết không cấp giấy phép cho các nhà đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp sản xuất có yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường để kịp thời xử lý và khắc phục

- Có mức phạt đủ sức răn đe các cơ sở cố ý vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường

- Để công tác giám sát hoạt động có nề nếp, hiệu quả cần xây dựng chương trình giám sát môi trường, bao gồm: quan trắc chất lượng môi trường, quan trắc và giám sát các nguồn thải; giám sát quản lý sử dụng nước ngầm; giám sát hệ sinh thái và đa dạng sinh học…

1.5 Giải pháp về thích ứng với bi n đổi khí hậu

- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; coi ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội

- Huy động các nguồn lực xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý chất thải; hệ thống thoát nước thải đạt tiêu chuẩn tại các đô thị, khu dân cư, khu sản xuất phi nông nghiệp tập trung,… tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng nước và kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước; triển khai đồng bộ, kịp thời việc thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật

- Những nơi địa hình thấp trũng ven sông, rạch cần giữ lại diện tích không gian mở một cách hợp lý để giữ nước và chống ngập Hết sức hạn chế việc san lấp sông rạch để xây dựng Tại các khu dân cư mới, bắt buộc các nhà đầu tư phải xây dựng hồ điều tiết nước để chống ngập và làm đẹp cảnh quan

- Phát triển nhiều mảng xanh lớn tại những vùng đất thấp, ven kênh rạch và tận dụng tối đa những phần đất trống để tạo mảng xanh đô thị

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm xen trong khu dân cư như hiện nay từng bước được di dời bố trí vào các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã để đảm bảo vệ sinh môi trường Trên cơ sở đó, đề nghị chuyển đổi các khu đất đã di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, chuyển thành đất nhà ở kết hợp với thương mại dịch vụ hoặc đất công trình công cộng để khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai trên địa bàn thị xã

II GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN, QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1 Giải pháp về huy động vốn Để có thể thực hiện tốt phương án Quy hoạch sử dụng đất thị xã Trảng Bàng đến năm 2030, trước hết cần phải bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư sử dụng đất Giải pháp huy động vốn đầu tư từ tất cả các nguồn: nguồn vốn ngân sách, vốn ngân sách vay, ODA, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn tư nhân và dân cư… Nguồn vốn ngân sách thường hạn chế và chỉ dành tập trung cho các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, do đó trong việc huy động vốn cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Triển khai chương trình hỗ trợ tín dụng Nhà nước cho các doanh nghiệp có các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định của Chính phủ nhất là các dự án ngành công nghiệp ưu tiên, du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý chất thải cho công nghiệp, bảo vệ môi trường; hỗ trợ tín dụng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng và hướng đến xuất khẩu

- Cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực vào thực hiện các dự án, kêu gọi đầu tư dưới nhiều hình thức: đầu tư trực tiếp, gián tiếp, đầu tư theo phương thức hợp tác, liên doanh, liên kết

- Khuyến khích doanh triển khai các dự án nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, du lịch, xây dựng các khu đô thị, khu dân cư; đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút đầu tư trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ và môi trường

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quy định công khai các dự án đầu tư trong quá trình giao dự án và triển khai thực hiện dự án, nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin liên quan đến các dự án, từ đó có thể thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả trong quá trình triển khai.

- Chủ động thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch, trong đó cần thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội

- Có chính sách ưu đãi trong đầu tư đối với những hạng mục công trình có khả năng thực hiện dưới hình thức xã hội hoá Bên cạnh đó, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để xây dựng các công trình, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các dự án phục vụ cho mục đích công cộng, dân sinh theo các quy hoạch, đề án như: Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; Đồng thời, phải có biện pháp ưu đãi thiết thực đối với nhân dân khi hiến đất; có kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước để chỉnh lý biến động đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận

- Đối với các công trình sử dụng toàn bộ bằng nguồn vốn ngân sách, địa phương sẽ tổ chức kiểm tra, đôn đốc các đơn vị được giao làm chủ đầu tư sớm hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành thực hiện việc khảo sát đo đạc, cắm mốc và lập phương án bồi thường, thu hồi đất theo từng dự án, công trình, nhằm khắc phục tình trạng triển khai chậm do ách tắc bởi công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN, QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1 Giải pháp về huy động vốn Để có thể thực hiện tốt phương án Quy hoạch sử dụng đất thị xã Trảng Bàng đến năm 2030, trước hết cần phải bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư sử dụng đất Giải pháp huy động vốn đầu tư từ tất cả các nguồn: nguồn vốn ngân sách, vốn ngân sách vay, ODA, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn tư nhân và dân cư… Nguồn vốn ngân sách thường hạn chế và chỉ dành tập trung cho các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, do đó trong việc huy động vốn cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Triển khai chương trình hỗ trợ tín dụng Nhà nước cho các doanh nghiệp có các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định của Chính phủ nhất là các dự án ngành công nghiệp ưu tiên, du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý chất thải cho công nghiệp, bảo vệ môi trường; hỗ trợ tín dụng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng và hướng đến xuất khẩu

- Cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực vào thực hiện các dự án, kêu gọi đầu tư dưới nhiều hình thức: đầu tư trực tiếp, gián tiếp, đầu tư theo phương thức hợp tác, liên doanh, liên kết

Khuyến khích các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch, xây dựng đô thị và dân cư Tập trung vào xã hội hóa giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, truyền thông và khoa học công nghệ để thu hút đầu tư.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quy định công khai các dự án đầu tư trong quá trình giao dự án và triển khai thực hiện dự án để cộng đồng kiểm tra, giám sát

- Chủ động thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch, trong đó cần thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội

- Có chính sách ưu đãi trong đầu tư đối với những hạng mục công trình có khả năng thực hiện dưới hình thức xã hội hoá Bên cạnh đó, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để xây dựng các công trình, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các dự án phục vụ cho mục đích công cộng, dân sinh theo các quy hoạch, đề án như: Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; Đồng thời, phải có biện pháp ưu đãi thiết thực đối với nhân dân khi hiến đất; có kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước để chỉnh lý biến động đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận

- Đối với các công trình sử dụng toàn bộ bằng nguồn vốn ngân sách, địa phương sẽ tổ chức kiểm tra, đôn đốc các đơn vị được giao làm chủ đầu tư sớm hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành thực hiện việc khảo sát đo đạc, cắm mốc và lập phương án bồi thường, thu hồi đất theo từng dự án, công trình, nhằm khắc phục tình trạng triển khai chậm do ách tắc bởi công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

- Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách, địa phương sẽ tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư; đồng thời quản lý và thực hiện tốt công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch được duyệt Chú trọng đến các giải pháp thu hút vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư vào đầu tư phát triển; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất

- Xác định cụ thể quỹ đất có vị trí thuận lợi để đấu giá cho mục đích thương mại, dịch vụ nhằm tăng nguồn thu từ đất; phát triển hạ tầng phải gắn liền với khai thác quỹ đất liền kề để điều tiết chênh lệch giá đất do Nhà nước đầu tư

- Tích cực, chủ động trong tìm kiếm nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn thị xã, trọng điểm vào các nhóm ngành: Công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch thân thiện môi trường,

2.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, với cơ cấu ngành nghề và trình độ hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Chú trọng phát triển nguồn nhân lực thuộc các ngành mũi nhọn như: Công nghiệp, du lịch, điện tử, tin học, viễn thông, tài chính, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch…

Củng cố tổ chức bộ máy, bồi dưỡng nguồn lực nâng cao năng lực quản lý đất đai Tăng cường đào tạo và bổ sung nhân lực chuyên môn, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu quản lý, quy hoạch và sử dụng đất Khuyến khích, thu hút và trọng dụng nhân tài để phát triển bền vững hệ thống quản lý đất đai địa phương.

- Chú trọng công tác đào tạo qua việc mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nghiệp vụ về quản lý đất đai – môi trường theo phương thức hợp nhất liên ngành cho cán bộ công chức làm công tác quy hoạch, kế hoạch

III GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

3.1 Công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của thị xã vừa được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt sẽ được công bố trên website và tại trụ sở UBND thị xã, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, phường Ngoài ra, thông báo cũng sẽ được phát rộng rãi trên đài phát thanh, truyền hình thị xã, xã, phường để người sử dụng đất nắm rõ và thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.

CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

- Xây dựng, cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát, quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất

- Tham gia mạng hệ thống thông tin cơ quan quản lý đất đai các cấp và các đơn vị có liên quan, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của ngành và của người dân về quy hoạch sử dụng đất các cấp, các dự án

- Ứng dụng các công nghệ mới (GIS, viễn thám, bản đồ, big data, trí tuệ nhân tạo-AI,…) vào công tác quản lý đất đai, tổ chức các khoá đào tạo chuyên đề tương thích với từng chương trình ứng dụng công nghệ mới, giúp người sử dụng nắm bắt nhanh và làm chủ công nghệ vận hành

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là các chương trình giúp nâng cao năng suất và chất lượng công tác quy hoạch, giúp triển khai nhanh và đồng bộ về quy hoạch giữa các cấp

- Trang bị đồng bộ và kịp thời các thiết bị máy móc đáp ứng nhu cầu của công tác chuyển giao công nghệ mới vào quản lý sử dụng đất và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Tăng cường sự phối hợp và trao đổi giữa các phòng, ban, đơn vị trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cũng như xây dựng định hướng phát triển của ngành, đơn vị Thống nhất sử dụng cùng một nguồn dữ liệu đầu vào trong công tác lập quy hoạch, đặc biệt là dữ liệu bản đồ nền, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và khả thi cao của các đồ án quy hoạch

Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tự động, đặc biệt là về đất, nước và không khí, là biện pháp thiết yếu để nắm bắt tình hình nguồn tài nguyên Việc kết nối và cập nhật dữ liệu quan trắc liên tục sẽ cung cấp thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp cũng như người dân Đồng thời, tăng cường dự báo, thông tin và tuyên truyền sẽ giúp các cấp, các ngành và người dân chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai và thời tiết bất thường Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

4.2 Tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong QLĐĐ

- Ứng dụng các công nghệ mới phù hợp vào công tác quản lý đất đai, tổ chức các khoá đào tạo chuyên đề tương thích với từng chương trình ứng dụng công nghệ mới, giúp người sử dụng nắm bắt nhanh và làm chủ công nghệ

- Khẩn trương xây dựng hệ thống thông tin đất đai và kết nối mạng hệ thống các cơ quan quản lý đất đai từ cấp tỉnh xuống đến cấp xã và các đơn vị có liên quan, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của ngành và của người dân về quy hoạch sử dụng đất các cấp, các dự án

- Tổ chức các lớp tập huấn về ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý đất đai nói chung và quản lý quy hoạch sử dụng đất nói riêng cho cán bộ chuyên môn của phòng Tài nguyên – Môi trường và cán bộ địa chính cấp xã, phường Để kịp thời nắm bắt và vận hành các phần mềm quản lý dữ liệu quy hoạch nhằm khai thác và sử dụng sản phẩm quy hoạch một cách chính xác và hiệu quả

4.3 Giải pháp về chính sách Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hướng tới nền hành chính điện tử, đáp ứng yêu cầu điều hành, quản lý xã hội trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ 4.0 Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách hành chính công nhằm tăng cường hiệu quả, sự minh bạch của chính sách nhà nước và công cụ cung cấp dịch vụ công; đảm bảo mối quan hệ cởi mở, minh bạch và ổn định giữa nhà nước với người dân và doanh nghiệp

Thực hiện tốt các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi trong giao đất, cho thuê đất trên địa bàn; thực hiện tốt các chính sách liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, các chính sách về đào tạo chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất sản xuất Ưu tiên quỹ đất và nguồn vốn thực hiện các dự án tái định cư để ổn định đời sống của người dân có đất bị thu hồi

Thực tiện tốt các cơ chế, chính sách nhằm tạo lập thị trường đất đai linh hoạt hơn, tăng khả năng chuyển dịch đất nông nghiệp trong phạm vi các lĩnh vực và đối tượng sản xuất nông nghiệp sao cho đất nông nghiệp có thể được sử dụng hiệu quả nhất (nhờ đạt quy mô hiệu quả, lựa chọn các sản phẩm phù hợp, áp dụng phương thức canh tác tiên tiến,…)

Thực hiện tốt chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước; xác định rõ ranh giới đất lúa cần bảo vệ; tập trung nguồn lực đầu tư, trước hết là nguồn vốn ngân sách để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị với các khu vực giữ đất trồng lúa, đất rừng.

Có cơ chế tăng cường tạo lập quỹ đất sạch theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê

4.4 Giải pháp về liên k t vùng và phối hợp giữa các ngành và địa phương

KIẾN NGHỊ

Thị xã Trảng Bàng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội tỉnh Tây Ninh Sự phát triển kinh tế, xã hội của thị xã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển trên cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, UBND thị xã Trảng Bàng có một số kiến nghị sau:

- UBND tỉnh xem xét, sớm phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn

Dự kiến, thị xã Trảng Bàng sẽ sử dụng dữ liệu quy hoạch từ năm 2021 đến năm 2030 làm cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất kịp thời của địa phương.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt (về cơ chế, chính sách, về vốn đầu tư, ) cho thị xã, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hạ tầng phát triển du lịch, các cơ sở thương mại - dịch vụ trên địa bàn, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất, kinh doanh tại địa phương

HỆ THỐNG BIỂU SỐ LIỆU Biểu 01/CH: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 thị xã Trảng Bàng

Biểu 02/CH: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước thị xã

Biểu 03/CH: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thị xã Trảng Bàng

Biểu 04/CH: Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Trảng Bàng

Biểu 06/CH: Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thị xã Trảng Bàng

Biểu 07/CH: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021 thị xã

Biểu 08/CH: Kế hoạch thu hồi đất năm 2021 thị xã Trảng Bàng

Biểu 09/CH: Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2021 thị xã Trảng Bàng

Biểu 10/CH: Danh mục các công trình, dự án thực hiện trong năm 2021 thị xã Trảng Bàng

Biểu 11/CH: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất các khu chức năng thị xã

Biểu 12/CH: Chu chuyển đất đai trong kỳ quy hoạch sử dụng đất 10 năm

Biểu 13/CH: Chu chuyển đất đai trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thị xã Trảng Bàng

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích (ha)

Phân theo đơn vị hành chính

TỔNG DTTN (1+2+3) 34.013,90 3.023,00 3.329,40 1.200,71 2.715,93 4.515,15 673,64 5.857,13 4.415,13 3.465,85 4.817,96 1 Đất nông nghiệp NNP 26.805,33 1.550,60 2.365,12 959,97 2.241,22 3.932,24 456,63 4.250,42 3.759,93 3.053,81 4.235,39

Trong đó: Đất chuyên lúa nước LUC 11.734,89 887,76 703,31 444,78 175,47 1.366,72 49,15 559,37 964,54 2.697,79 3.886,00

1.2 Đất trồng cây HN khác HNK 920,13 33,24 298,01 27,87 258,88 48,10 97,45 91,20 60,19 3,44 1,75

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 11.011,07 572,19 1.016,91 242,76 1.150,36 1.513,36 271,50 3.235,28 2.410,25 270,81 327,65

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 263,82 39,89 42,45 7,20 36,36 38,65 6,81 29,53 18,99 31,89 12,05

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 121,28 0,24 0,67 9,15 110,73 0,49

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.208,57 1.472,40 964,28 240,74 474,71 582,91 217,01 1.606,71 655,20 412,04 582,57

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 1.638,36 758,70 390,68 50,13 6,97 431,88

2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 12,77 1,50 3,19 0,56 2,40 0,96 1,97 0,41 1,29 0,45 0,04

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 632,49 44,42 21,42 7,57 24,84 21,60 362,01 138,62 9,79 2,22 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 141,76 6,42 1,01 0,60 58,18 2,33 59,05 2,47 11,70 2.7 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.585,24 341,21 240,25 110,48 235,48 287,66 101,99 445,27 291,34 207,19 324,37

- Đất cơ sở văn hóa DVH 18,49 0,50 0,39 6,83 1,05 0,87 2,83 0,78 4,63 0,61

- Đất cơ sở y tế DYT 3,97 0,86 0,24 0,10 0,07 0,20 1,74 0,12 0,35 0,19 0,10

- Đất cơ sở GD và đào tạo DGD 48,04 9,35 5,45 1,39 3,95 6,96 4,42 6,17 3,78 4,28 2,29

- Đất cs thể dục thể thao DTT 20,43 1,37 1,02 0,56 0,30 1,50 8,22 4,64 2,82 tích (ha)

Hòa Tịnh Bình Lộc Hưng Bàng Thuận Thuận Bình Chỉ

- Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,52 0,03 0,03 0,02 0,04 0,21 0,08 0,02 0,07 0,02

- Đất xây dựng khu dự trữ quốc gia DKG

- Đất có DTLS - văn hóa DDT 160,18 1,82 6,27 0,66 0,45 1,92 141,18 6,90 0,75 0,23

- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,15 0,06 0,09

- Đất cơ sở tôn giáo TON 26,32 3,16 2,30 2,92 8,41 0,55 4,10 0,91 2,30 1,10 0,57

- Đất làm NT, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 180,80 14,66 38,22 12,49 22,23 16,57 15,28 10,51 15,84 14,94 20,06

- Đất cơ sở khoa học và công nghệ DKH

- Đất cơ sở dịch vụ xã hội DXH

2.8 Đất danh lam thắng cảnh DDL

2.9 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 7,64 2,81 0,24 0,04 0,34 0,66 0,22 0,78 0,50 1,27 0,78

2.10 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 11,53 9,23 2,30

2.11 Đất ở tại nông thôn ONT 379,62 94,54 86,40 120,22 78,46

2.12 Đất ở tại đô thị ODT 1.172,99 183,94 294,64 99,59 144,49 182,29 96,64 171,40

2.13 Đất XD trụ sở cơ quan TSC 13,39 0,61 1,06 0,23 1,66 1,06 3,31 0,95 1,58 2,13 0,80

2.14 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,13 0,13

2.15 Đất XD cơ sở ngoại giao DNG

2.16 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 4,65 0,26 0,82 0,82 0,96 0,37 0,29 0,73 0,40

2.17 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 572,16 122,77 10,15 17,46 8,40 23,53 7,26 95,60 64,54 67,72 154,73

2.18 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 9,37 3,39 4,73 1,25

2.19 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD

Ghi chú: - Thống kê đất đai năm 2020

- (*) Không tổng hợp khi tính diện tích tự nhiên

STT Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích UBND tỉnh phân bổ (1)

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 15.411,96 11.734,89 -3.677,07 76,14

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 813,46 920,13 106,67 113,11 1.3 Đất trồng cây lâu năm 8.187,29 11.011,07 2.823,78 134,49

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 366,78 263,82 -102,96 71,93

2.4 Đất thương mại, dịch vụ 287,81 12,77 -275,04 4,44

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 436,58 632,49 195,91 144,87 2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 20 -20,00 0,00 2.7 Đất phát triển hạ tầng 3.417,95 2.585,24 -832,71 75,64

- Đất cơ sở văn hóa 61,34 18,49 -42,85 30,14

- Đất cơ sở giáo dục và đào tạo 72,44 48,04 -24,40 66,32

- Đất cơ sở thể dục thể thao 171,71 20,43 -151,28 11,90

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa 156,48 151,55 -4,93 96,85

- Đất bãi thải, xử lý chất thải 5,00 0,15 -4,85 3,00

- Đất cơ sở tôn giáo 26,95 26,32 -0,63 97,66

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà táng lễ, nhà hỏa táng 215,82 180,80 -35,02 83,77

2.10 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 28,34 13,39 -14,95 47,25 2.11 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp 4,95 0,13 -4,82 2,63

Theo Công văn số 2057/UBND-KTN ban hành ngày 24/8/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh và Công văn số 2359/UBND-KTTC ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh, dữ liệu thống kê đất đai năm 2020 được công bố trong Báo cáo số 218/BC-UBND ngày 05/7/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh.

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích cấp tỉnh phân bổ

DT cấp huyện xác định, xác định bổ sung

Phân theo đơn vị hành chính (ha)

Trảng Bàng Đôn Thuận Hưng

TỔNG DTTN (1+2+3) 34.013,90 34.013,90 3.023,00 3.329,40 1.200,71 2.715,93 4.515,15 673,64 5.857,13 4.415,13 3.465,85 4.817,96 1 Đất nông nghiệp NNP 18.513,90 18.513,90 675,44 1.768,22 549,24 1.502,15 3.427,10 110,62 2.687,28 2.070,07 1.935,83 3.787,95

Trong đó: Đất chuyên lúa nước LUC 8.200,00 8.200,00 300,00 400,00 300,00 40,00 1.130,00 300,00 600,00 1.650,00 3.480,00

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 866,52 866,52 25,30 320,72 45,25 174,98 61,91 66,57 126,49 12,34 18,73 14,23

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.143,79 7.143,79 298,28 975,20 127,29 952,96 1.337,26 37,33 2.024,11 1.070,77 153,42 167,17

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD

1.6 Đất rừng sản xuất RSX

Trong đó: đất có RSX rừng tự nhiên RSN

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 462,67 462,67 21,86 42,30 6,70 23,97 60,97 6,72 44,53 215,83 13,24 26,55

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 940,92 940,92 30,00 50,00 50,24 346,96 92,15 171,13 100,44 100,00

2 Đất phi nông nghiệp PNN 15.500,00 15.500,00 2.347,56 1.561,18 651,47 1.213,78 1.088,05 563,02 3.169,85 2.345,06 1.530,02 1.030,01

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 4.325,00 4.325,00 1.239,00 393,00 50,13 6,97 1.192,90 700,00 743,00

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 808,43 808,43 28,34 71,11 35,57 176,00 36,46 39,16 184,00 156,18 23,49 58,12

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 1.142,00 1.142,00 66,84 54,40 40,24 42,44 52,68 11,50 399,08 328,68 44,92 101,22

2.7 Đất sd cho hoạt động khoáng sản SKS 226,07 226,07 20,00 65,93 60,24 39,08 40,82

2.8 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm SKX 101,52 101,52 6,42 1,01 0,60 58,18 2,33 18,81 2,47 11,70

2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 4.051,59 4.051,59 415,96 414,83 175,56 457,58 402,57 168,96 623,08 655,61 273,91 463,53

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã cấp tỉnh phân bổ xác định, xác định bổ sung diện tích (ha)

Trảng Bàng Đôn Thuận Hưng

- Đất cơ sở văn hóa DVH 61,02 61,02 4,00 6,00 3,39 11,83 5,05 5,77 7,96 5,78 7,63 3,61

- Đất cơ sở y tế DYT 10,74 10,74 1,63 2,24 1,10 0,07 0,20 2,74 1,12 1,35 0,19 0,10

- Đất cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 68,80 68,80 16,71 7,95 3,24 3,69 11,35 7,42 7,04 3,78 5,37 2,25

- Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 52,07 52,07 3,37 4,02 3,56 3,65 4,50 9,52 9,14 6,81 3,50 4,00

- Đất công trình năng lượng DNL 206,91 206,91 148,89 0,61 0,25 3,56 1,52 0,40 42,03 8,51 0,44 0,70

- Đất CT bưu chính, viễn thông DBV 5,02 5,02 0,50 0,33 0,23 0,32 0,34 1,71 0,58 0,22 0,57 0,22

- Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 164,91 164,91 1,82 7,77 0,66 0,45 1,92 144,18 6,90 0,75 0,46

- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 7,66 7,66 0,06 5,27 0,68 1,05 0,05 0,05 0,50

- Đất cơ sở tôn giáo TON 26,32 26,32 3,16 2,30 2,92 8,41 0,55 4,10 0,91 2,30 1,10 0,57

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 235,18 235,18 17,66 38,14 11,97 38,74 17,33 15,28 28,01 16,55 33,44 18,06

- Đất cơ sở khoa học và công nghệ DKH

- Đất cơ sở dịch vụ xã hội DXH

2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL

2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 12,42 12,42 3,31 0,74 0,54 0,78 1,16 0,59 1,28 0,90 1,77 1,35

2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 80,77 80,77 24,41 11,00 5,00 10,00 5,86 17,30 2,20 2,00 1,00 2,00

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.100,00 1.100,00 329,01 311,23 307,32 152,44

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 2.600,00 2.600,00 415,46 558,93 328,06 402,63 428,37 295,15 171,40

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 36,80 36,80 2,13 3,99 3,73 3,66 2,06 4,16 6,30 3,58 4,34 2,85

2.16 Đất xd trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 5,06 5,06 1,00 0,50 0,50 0,50 0,50 1,26 0,20 0,20 0,20 0,20

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã cấp tỉnh phân bổ xác định, xác định bổ sung diện tích (ha)

Trảng Bàng Đôn Thuận Hưng

2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 532,69 532,69 103,90 10,03 17,46 8,00 23,24 7,26 95,60 45,75 67,72 153,73

2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 29,81 29,81 5,00 9,00 3,39 3,17 3,00 1,25 5,00

2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK 380,00 380,00 35,00 31,00 40,00 37,00 47,00 10,00 95,00 50,00 20,00 15,00

3 Đất chưa sử dụng CSD

1 Đất khu công nghệ cao KCN

2 Đất khu kinh tế KKT

4 Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm )

5 Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) KLN

7 Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học KBT

8 Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp) KPC 4.325,00 1.239,00 393,00 50,13 6,97 1.192,90 700,00 743,00

9 Khu đô thị (trong đó có khu đô thị mới) DTC 2.600,00 415,46 558,93 328,06 402,63 428,37 295,15 171,40

10 Khu thương mại - dịch vụ KTM 522,25 11,00 10,00 127,45 5,29 365,43 3,08

11 Khu đô thị - thương mại - dịch vụ KDV 461,16 90,00 64,20 208,30 98,66

12 Khu dân cư nông thôn DNT 1.964,80 717,39 546,80 417,78 282,83

13 Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn KON 1.142,00 66,84 54,40 40,24 42,44 52,68 11,50 399,08 328,68 44,92 101,22

Ghi chú: Khu chức năng không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích phân theo đơn vị hành chính (ha)

1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 8.291,43 875,16 596,90 410,73 739,07 505,14 346,01 1.563,14 1.689,86 1.117,98 447,44

1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 3.573,29 504,02 302,98 194,85 411,69 259,93 74,88 231,23 317,59 966,44 309,68

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 2.502,84 491,33 112,81 61,86 105,72 106,23 49,15 79,21 244,11 944,89 307,53

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 391,90 34,34 67,09 28,62 96,40 41,19 30,88 24,71 60,50 4,67 3,50 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 4.253,20 318,77 226,68 186,76 218,59 196,45 240,16 1.307,20 1.300,66 124,17 133,76

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH/PNN

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD/PNN

1.6 Đất rừng sản xuất RSX/PNN

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN/PNN

1.7 Đất nuôi trồng thuỷsản NTS/PNN 71,04 18,03 0,15 0,50 12,39 7,57 0,09 9,16 22,65 0,50

1.8 Đất làm muối LMU/PNN

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH/PNN 2,00 1,95 0,05

2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 1.007,60 62,86 184,97 102,29 51,19 180,03 5,99 164,03 177,18 50,78 28,28

2.1 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm LUA/CLN 805,50 62,86 184,97 102,29 51,19 157,93 5,99 149,03 31,18 46,78 13,28

2.2 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng LUA/LNP

2.3 Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thuỷsản LUA/NTS 192,10 12,10 15,00 146,00 4,00 15,00

2.4 Đất trồng lúa chuyển sang đất làm muối LUA/LMU

Chỉ tiêu sử dụng đất

2.5 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản HNK/NTS 10,00 10,00

2.6 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất làm muối HNK/LMU

2.7 Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng

2.8 Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng

2.9 Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng

Trong đó: đất cơ rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN/NKR (a)

3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT 9,31 0,07 1,00 0,04 1,99 0,10 6,11

Ghi chú: - (a) gồm sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác

- PKO là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở xã Trảng Bàng

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Phân theo đơn vị hành chính

Trong đó: Đất chuyên lúa nước LUC

1.2 Đất trồng cây HN khác HNK

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD

1.6 Đất rừng sản xuất RSX

Trong đó: đất có RSX rừng tự nhiên RSN

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH

2 Đất phi nông nghiệp PNN

2.3 Đất khu công nghiệp SKK

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 2.7 Đất sd cho hoạt động khoáng sản SKS 2.8 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm SKX

2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT

(ha) P An Hòa Tịnh Bình Lộc Hưng Bàng Thuận Thuận Bình Chỉ

- Đất cơ sở văn hóa DVH

- Đất cơ sở y tế DYT

- Đất cơ sở GD và đào tạo DGD

- Đất cs thể dục thể thao DTT

- Đất CT năng lượng DNL

- Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV - Đất xây dựng khu dự trữ quốc gia DKG

- Đất có DTLS - văn hóa DDT

- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA

- Đất cơ sở tôn giáo TON

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD

- Đất cơ sở khoa học và công nghệ DKH

- Đất cơ sở dịch vụ xã hội DXH

2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL

2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH

2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT

2.14 Đất ở tại đô thị ODT

2.15 Đất XD trụ sở cơ quan TSC

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS

2.17 Đất XD cơ sở ngoại giao DNG

2.18 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN

2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC

2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Phân theo đơn vị hành chính

Trảng Bàng Đôn Thuận Hưng

TỔNG DTTN (1+2+3) (*) 34.014,92 3.022,56 3.329,40 1.200,71 2.724,85 4.515,15 664,71 5.857,84 4.415,89 3.465,85 4.817,96 1 Đất nông nghiệp NNP 24.621,38 1.507,68 2.201,25 895,01 2.128,36 3.828,21 384,61 3.132,10 3.386,74 3.019,14 4.138,28

Trong đó: Đất chuyên lúa nước LUC 14.867,33 921,17 853,19 544,09 415,18 2.798,37 68,38 1.307,27 1.313,74 2.808,96 3.836,98

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.203,62 45,99 416,48 7,86 366,01 48,88 129,80 186,77 1,10 0,73 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.770,79 529,80 849,62 191,20 986,99 943,14 175,21 1.799,73 1.817,83 188,99 288,28

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 255,39 10,72 43,88 4,01 33,17 35,32 11,22 22,10 65,33 17,35 12,29

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 11,31 2,50 3,00 3,07 2,74

2 Đất phi nông nghiệp PNN 9.393,54 1.514,88 1.128,15 305,70 596,49 686,94 280,10 2.725,74 1.029,15 446,71 679,68

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 2.403,00 841,86 383,24 48,94 6,71 1.122,25

2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 290,00 0,24 66,86 14,57 19,75 10,96 21,29 88,34 62,08 2,04 3,87

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 473,87 14,09 20,36 7,41 16,14 27,15 3,41 260,41 119,86 3,56 1,48

2.6 Đất SD cho hoạt động khoáng sản SKS 2,58 2,58

2.7 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 183,75 10,00 3,68 34,35 22,47 61,57 9,57 42,11

2.8 Đất phát triển hạ tầng DHT 3.342,30 436,46 321,24 119,76 302,93 362,44 76,77 504,89 585,80 229,57 402,44

- Đất cơ sở văn hóa DVH 21,26 0,96 7,26 4,01 2,43 0,37 1,14 4,48 0,61

- Đất cơ sở y tế DYT 3,26 0,09 0,24 0,10 0,04 0,21 1,75 0,12 0,35 0,26 0,10

- Đất cơ sở GD - ĐT DGD 46,65 8,18 4,28 1,44 4,36 6,84 5,31 6,18 3,21 4,36 2,49 Đất cơ sở TD - TT

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

- Đất công trình BC- VT DBV 0,67 0,07 0,03 0,03 0,02 0,04 0,29 0,08 0,02 0,07 0,02

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 153,75 0,17 4,02 0,01 141,68 6,89 0,75 0,23

- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 6,96 5,27 0,68 1,01

- Đất cơ sở tôn giáo TON 27,03 3,29 1,86 2,75 10,91 1,08 2,75 0,98 1,73 1,11 0,57

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 173,67 14,42 34,26 11,87 28,78 17,93 5,61 12,39 15,32 14,97 18,12

2.9 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 4,32 0,67 0,35 0,08 0,78 0,79 0,45 0,13 0,21 0,82 0,04

2.10 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0,23 0,23

2.11 Đất ở tại nông thôn ONT 469,51 155,52 104,87 126,66 82,46

2.12 Đất ở tại đô thị ODT 1.255,85 218,18 319,60 135,99 188,37 230,69 163,02

2.13 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 15,59 0,33 0,83 2,52 0,97 1,18 3,13 1,31 2,68 1,60 1,04

2.14 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 1,25 0,11 0,73 0,41

2.15 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 10,74 2,00 3,77 0,66 3,01 0,04 0,20 0,73 0,33

2.16 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 382,65 17,64 11,26 12,54 6,13 90,58 38,49 70,44 135,57

2.17 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 8,12 3,39 4,73

2.18 Đất phi nông nghiệp khác PNK 517,46 479,70 37,76

3 Đất chưa sử dụng CSD

Ghi chú: - * Không tổng hợp khi tính diện tích tự nhiên

- ** Theo Thống kê đất đai năm 2019 và kết quả thực hiện các công trình dự án năm 2020 - (1) Theo quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 06/1/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích phân theo đơn vị hành chính

1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 2.263,57 50,31 211,22 66,30 112,88 130,39 106,22 1.040,11 432,44 33,71 79,99

1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 640,39 7,32 137,81 39,94 58,90 70,91 49,93 27,89 162,16 15,51 70,02

Trong đó: đất chuyên lúa LUC/PNN 492,80 5,72 36,46 15,66 41,07 70,91 47,40 27,89 162,16 15,51 70,02

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 143,32 14,14 41,41 6,42 23,36 18,73 7,48 1,24 28,73 0,51 1,30

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 1.458,32 26,95 31,90 19,44 30,62 33,18 48,72 1.010,98 232,67 15,69 8,17

1.4 Đất NT thuỷ sản NTS/PNN 21,54 1,90 0,10 0,50 7,57 0,09 8,88 2,00 0,50

2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất NN 10,73 2,50 3,00 2,49 2,74

2.1 Đất trồng lúa chuyển sang đất nông nghiệp khác LUA/NKH 6,82 2,50 1,58 2,74

2.2 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất NN khác HNK/NKH 3,91 1,42 2,49

3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT 2,19 0,07 2,08 0,04

Ghi chú: - PKO là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

- (1) Theo quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 06/1/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích phân theo đơn vị hành chính

Phước Chỉ TỔNG DIỆN TÍCH THU HỒI 1.801,65 1,77 151,82 3,05 44,51 57,47 53,39 995,80 431,55 15,86 46,43 1 Đất nông nghiệp NNP 1.768,34 1,36 150,04 3,05 44,10 57,34 51,20 994,37 408,44 15,11 43,33

Trong đó: Đất trồng lúa nước LUC 383,70 0,54 32,57 2,80 36,87 49,26 40,00 12,53 161,22 11,01 36,90

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 47,29 0,28 12,45 0,15 2,08 1,14 6,20 0,21 24,58 0,20

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.228,47 0,54 5,02 0,10 5,15 6,94 5,00 981,63 213,76 4,10 6,23

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 8,88 8,88

2 Đất phi nông nghiệp PNN 33,31 0,41 1,78 0,41 0,13 2,19 1,43 23,11 0,75 3,10

2.1 Đất khu công nghiệp SKK 0,50 0,50

2.2 Đất SXKD phi nông nghiệp SKC 2,03 0,18 1,20 0,13 0,52

2.3 Đất phát triển hạ tầng DHT 3,62 1,49 0,13 2,00

- Đất cơ sở văn hóa DVH 0,10 0,10

- Đất cơ sở giáo dục DGD 0,13 0,13

- Đất thể dục thể thao DTT 0,70 0,70

- Đất làm nghĩa trang NTD 2,00 2,00

2.4 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0,13 0,13

2.5 Đất ở tại nông thôn ONT 4,90 1,20 3,70

2.6 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,09 0,23 0,08 0,16 0,13 0,44 0,10 0,10 0,75 0,10

2.7 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,25 0,25

2.8 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 19,79 18,79 1,00

Ghi chú: (1) Theo quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 06/1/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Phân theo đơn vị hành chính

Trong đó: Đất chuyên lúa nước LUC

1.2 Đất trồng cây HN khác HNK

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD

1.6 Đất rừng sản xuất RSX

Trong đó: đất có RSX rừng tự nhiên RSN

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH

2 Đất phi nông nghiệp PNN

2.3 Đất khu công nghiệp SKK

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 2.7 Đất sd cho hoạt động khoáng sản SKS 2.8 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm SKX

2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT

(ha) P An Hòa Tịnh Bình Lộc Hưng Bàng Thuận Thuận Bình Chỉ

- Đất cơ sở y tế DYT

- Đất cơ sở GD và đào tạo DGD

- Đất cs thể dục thể thao DTT

- Đất CT năng lượng DNL

- Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV - Đất xây dựng khu dự trữ quốc gia DKG

- Đất có DTLS - văn hóa DDT

- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA

- Đất cơ sở tôn giáo TON

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD

- Đất cơ sở khoa học và công nghệ DKH

- Đất cơ sở dịch vụ xã hội DXH

2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL

2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH

2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT

2.14 Đất ở tại đô thị ODT

2.15 Đất XD trụ sở cơ quan TSC

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS

2.17 Đất XD cơ sở ngoại giao DNG

2.18 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN

2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC

2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD

Tăng thêm Địa điểm (Xã, phường)

Vị trí trên bản đồ

Các văn bản pháp l Diện tích

(ha) D vào loại đất (ha) Tờ bản đồ ố thửa đất A THEO QĐ Ố 11/QĐ-UBND NGÀY 06/1/2021

I Công trình, dự án mục đích quốc phòng, an ninh

1 CQP/BĐBP CQP 0,20 LUC Xã Phước Chỉ

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

2 Công trình quốc phòng CQP 1,00 CLN Xã Hưng Thuận

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

3 Công trình quốc phòng CQP 0,01 LUC Xã Phước Bình

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

4 Xây dựng nhà tạm giữ (CA TX Trảng Bàng) CAN 1,28 CLN P Gia Lộc 14 543 QĐ số 2852/QĐ-UBND tỉnh ngày

5 Trụ sở công an phường Trảng Bàng CAN 0,10 DVH P Trảng Bàng

6 Trụ sở làm việc Công an xã CAN 0,10 TSC Đôn Thuận 53 89

7 Trụ sở làm việc Công an phường CAN 0,13 TSC P Lộc Hưng 28 322

8 Trụ sở làm việc Công an xã CAN 0,10 TSC Hưng Thuận 20 1 phần thửa 430

9 Trụ sở làm việc Công an phường CAN 0,18 SKC P An Hòa 26 61

10 Trụ sở làm việc Công an phường CAN 0,08 TSC P An Tịnh 22 543

11 Trụ sở làm việc Công an phường CAN 0,16 TSC P Gia Lộc

12 Trụ sở làm việc Công an xã CAN 0,75 TSC Xã Phước Bình

13 Trụ sở làm việc Công an xã CAN 0,10 TSC Xã Phước Chỉ 22 123, 124, 138, 186

II Công trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất

LUC: 101,63; CLN: Phường Gia Lộc;

Phường Lộc Hưng, CV số 1351/TTg-CN ngày 14/10/2019 đất (ha) D vào loại đất (ha) đồ ố thửa đất

15 Trung tâm Logistics và cảng tổng hợp Tây Ninh DGT 265,43

Xã Hưng Thuận NQ só 06/NQ-HĐND ngày 31/7/2020

16 Đất giao thông trong khu Đất đô thị dịch vụ (Dự án khu Liên hợp Đô thị-Dịch vụ Phước Đông-Bời Lời (giai đoạn 3)

DGT 29,70 CLN Xã Đôn Thuận QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

17 Đất khu công nghiệp (Dự án khu Liên hợp Đô thị-

Dịch vụ Phước Đông-Bời Lời (giai đoạn 3) SKK 758,00 CLN Xã Đôn Thuận

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

* Đất thương mại dịch vụ

18 Đất thương mại dịch vụ trong khu Đất đô thị dịch vụ (Dự án khu Liên hợp Đô thị-Dịch vụ Phước Đông-Bời Lời (giai đoạn 3)

TMD 87,80 CLN Xã Đôn Thuận QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

19 Đất ở nông thôn trong khu Đất đô thị dịch vụ (Dự án khu Liên hợp Đô thị-Dịch vụ Phước Đông-Bời

Lời (giai đoạn 3) ONT 50,80 CLN Xã Đôn Thuận QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

* Đất phi nông nghiệp khác

20 Đất phi nông nghiệp khác trong khu Đất đô thị dịch vụ (Dự án khu Liên hợp Đô thị-Dịch vụ Phước Đông-Bời Lời (giai đoạn 3)

PNK 40,00 CLN Xã Đôn Thuận QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

III Công trình, dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất

21 Đường liên tuyến kết nối vùng N8 - ĐT.787B - ĐT.789 DGT 47,30

Xã Hưng Thuận; Xã Đôn Thuận; Phường

Công văn số 663/BQDA của BQLDA đầu tư xây dựng ngành giao thông tỉnh ngày 30/9/2020; NQ số 12/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Tây Ninh

* Đất công trình năng lượng đất (ha) D vào loại đất (ha) đồ ố thửa đất

22 Đường dây điện 500kv Củ Chi - rẽ Chơn Thành - Đức Hòa DNL 0,86 CLN Xã Hưng Thuận

QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020; NQ số 12/NQ-HĐND ngày

10/12/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Tây Ninh

IV Công trình, dự án còn lại

IV.1 Công trình, dự án cấp huyện xác định cần thu hồi đất

* Đất cơ sở văn hóa

23 Nhà văn hóa thanh niên công nhân DVH 0,50 SKK Phường An Tịnh

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

* Đất cơ sở giáo dục và đào tạo

24 Đất giáo dục DGD 2,50 LUC Phường Lộc Hưng tờ 29,

QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

* Đất thể dục thể thao

25 Sân bóng Phường Gia Lộc DTT 1,35 HNK Phường Gia Lộc 42 135

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

26 Sân bóng đá DTT 2,00 NTD Xã Phước Chỉ 46 109

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

27 Sân vận động (mới) DTT 1,00 CLN P Trảng Bàng 58 472 Đăng ký nhu cầu

28 Đất giao thông (trong khu đô thi dịch vụ công nghiệp Trảng Bàng 175,10 ha) DGT 10,20 LUC: 10; HNK: 0,2 Phường Trảng Bàng

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

29 Đường ra cửa khẩu phụ phát triển biên mậu DGT 8,00 LUC: 4,00; HNK: 0,8;

CLN: 3,10; ONT: 0,10 Xã Phước Bình

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020 Đường vào cầu Ông Sãi DGT 2,10 LUC: 0,90; HNK: 0,80;

CLN: 0,30; ONT: 0,10 Xã Phước Bình

Công văn số 663/BQDA của BQLDA đầu tư xây dựng ngành giao thông tỉnh ngày 30/9/2020; NQ số 12/NQ-HĐND đất (ha) D vào loại đất (ha) đồ ố thửa đất

30 Đường xã DGT 0,50 LUC Phường Gia Bình

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

31 Bến xe Trảng Bàng DGT 3,00 LUA Phường Gia Lộc

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020 32 Đường ra cửa khẩu phụ phát triển biên mậu DGT 8,00 LUC: 4,00; CLN: 4,00 Xã Phước Chỉ

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

33 Đường Cây Dương DGT 0,40 CLN Phường An Tịnh

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020 34 Bãi đậu xe ô tô của công ty CP Tập đoàn Mai Linh DGT 0,18 CLN Phường An Tịnh 32 231

TTr Số 1233/TTr -UBND ngày 05/11/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

35 Đất giao thông (trong khu đô thi dịch vụ công nghiệp Trảng Bàng 175,10 ha) DGT 12,00 LUK Phường An Tịnh QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

36 MR Láng nhựa đoạn nối tiếp đường An Lợi 2 DGT 0,18 LUC Phường An Hòa

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

37 MR Láng nhựa đường cầu Mương - Miểu Bà DGT 0,32 LUC Phường An Hòa

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

38 Cầu Bà Cữu, Bà Cả B, Bến Sỏi, An Thới DGT 0,04 LUA Phường An Hòa

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

39 Dự án đầu tư xây dựng bến thủy nội địa của công ty TNHH SXTM Tadaco DGT 0,30 CLN Xã Hưng Thuận 20 418

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

40 Đất giao thông nông thôn DGT 2,15 LUC:0,50; HNK: 0,9;

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

41 Đất giao thông nông thôn DGT 1,50 HNK: 0,2; CLN:1,3 Xã Phước Chỉ QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

17/4/2020 đất (ha) D vào loại đất (ha) đồ ố thửa đất

42 Đất giao thông nông thôn DGT 1,50 HNK: 0,5; CLN: 1,0 Xã Hưng Thuận QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

43 Khu đất gao thông trong khu đô thi dịch vụ Bùng binh 149ha (thu hồi giai đoạn 2) DGT 3,06 CLN Xã Hưng Thuận

NQ số 18/NQ-HĐND ngày 6/12/2019;

QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

44 Đường nhánh Phước Trung đoạn cuối DGT 2,00 LUA Phước Chỉ Đăng ký nhu cầu

45 Dự án đầu tư xây dựng công trình đê bao ngăn lũ ven Sông Vàm Cỏ DTL 28,27 LUC: 28,27 Xã Phước Chỉ

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

46 Đất thủy lợi DTL 1,00 LUC Phường Lộc Hưng

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

47 Kênh hệ thống trạm bơm Phước Lưu DTL 7,00 LUA Phước Bình QĐ số 2925/QĐ-UBND thị xã Trảng

48 Trạm bơm Phước Lưu DTL 0,03 DTL Phước Bình QĐ số 2925/QĐ-UBND thị xã Trảng

49 Trạm bơm K8+149 kênh chính Đức Hòa DTL 0,05 DTL Phường An Tịnh 30 818 Đăng ký nhu cầu

* Đất công trình năng lượng

50 Đường dây 110kv Trảng Bàng- Củ Chi DNL 0,06 LUC Phường An Tịnh

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

51 Đường dây điện 500kv Đức Hòa - Chơn Thành DNL 2,78 HNK: 1,25; CLN: 1,53

Xã Phước Chỉ, Phường An Hòa, Phường Gia Bình,

Phường Gia Lộc, Phường Lộc Hưng,

CV số 10320/SPMB-ĐB của ban quản lý dự án các công trình điện miền nam ngày 14/11/2019; QĐ số 794/QĐ- UBND tỉnh ngày 17/4/2020

52 Trạm 110Kv An Hoà DNL 0,34 CLN Phường An Hòa

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

53 Trạm biến áp 500KV Tây Ninh 1 DNL 18,00 LUC: 7,8; CLN: 10,2 Xã Đôn Thuận

VB số 2198/UBND-KTTC ngày 14/9/2020 của UBND tỉnh; VB số 1502/UBND ngày 21/11/2020 của đất (ha) D vào loại đất (ha) đồ ố thửa đất

* Đất di tích lịch sử - văn hóa

54 Công trình di tích lịch sử rạch tràm - địa điểm thành lập chi bộ đảng đầu tiên tỉnh Tây Ninh DDT 0,23 CLN Xã Phước Chỉ 58 1 phần thửa 112 QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

17/4/2020; Công văn số 1195/UBND thị xã ngày 22/9/2020

* Đất bãi rác, xử l chất thải

55 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị Trảng Bàng và hệ thống đường ống dẫn DRA 6,95 LUC:5,27; HNK:1,68

Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 17/9/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

56 Khu tái định cư (khu 149 ha thu hồi giai đoạn 2) ONT 5,60 CLN Xã Hưng Thuận

NQ số 18/NQ-HĐND ngày 6/12/2019;

QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

57 Khu đất ở trong khu đô thi dịch vụ Bùng binh

149ha (thu hồi giai đoạn 2) ONT 12,24 HNK: 5,00; CLN: 7,24 Xã Hưng Thuận

NQ số 18/NQ-HĐND ngày 6/12/2019;

QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày

58 Đất ở đô thị (trong khu đô thi dịch vụ công nghiệp

Trảng Bàng 175,10 ha) ODT 20,00 LUC: 15; HNK: 2,50;

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

59 Khu đất ở (Phòng TN và MT) ODT 0,12 TSC Phường Trảng Bàng 22 76 CV 347/UBND ngày 23/4/2018; QĐ số

60 Khu đất ở (phòng TC-KH huyện; Đài truyền thanh huyện; Phòng LĐTB-XH huyện; Huyện đoàn) ODT 0,32 TSC Phường Trảng Bàng 33 43,47,95,104 CV 347/UBND ngày 23/4/2018; QĐ số

61 Đất ở đô thị (trong khu đô thi dịch vụ công nghiệp

Trảng Bàng 175,10 ha) ODT 48,00 LUK Phường An Tịnh

QĐ số 611/QĐ-UBND tỉnh ngày 11/3/2019; QĐ số 794/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/4/2020

62 Khu Tái định cư An Thới ODT 2,03 HNK P An Tịnh 8 207, 208, 216, 217, 197 Đăng ký nhu cầu (kêu gọi đầu tư)

63 Khu nhà ở kết hợp thương mại, dịch vụ (đất công khu SVĐ cũ) ODT 4,20 DTT: 1,00; CLN: 3,20 P Trảng Bàng 19 Đăng ký nhu cầu (kêu gọi đầu tư)

64 Đất quy hoạch khu dân cư phường Lộc Hưng ODT 1,70 LUC: 0,06; CLN: 0,56;

NTS: 0,81; ODT: 0,27 P Lộc Hưng 28, 29 Đăng ký nhu cầu (kêu gọi đầu tư)

Ngày đăng: 19/09/2024, 02:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 1 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện (Trang 17)
Bảng 2: Các đơn vị hành chính của thị xã Trảng Bàng - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 2 Các đơn vị hành chính của thị xã Trảng Bàng (Trang 20)
Bảng 3: Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Trảng Bàng - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 3 Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Trảng Bàng (Trang 22)
Bảng 4: Diện tích các loại đất thị xã Trảng Bàng phân theo đơn vị hành chính cấp xã - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 4 Diện tích các loại đất thị xã Trảng Bàng phân theo đơn vị hành chính cấp xã (Trang 23)
Bảng 5: K t quả đo và phân tích môi trường không khí các xã, phường - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 5 K t quả đo và phân tích môi trường không khí các xã, phường (Trang 27)
Bảng 8: Diễn bi n quy mô dân số, lao động thị xã Trảng Bàng - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 8 Diễn bi n quy mô dân số, lao động thị xã Trảng Bàng (Trang 33)
Bảng 10: Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ thị xã Trảng Bàng - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 10 Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ thị xã Trảng Bàng (Trang 37)
Bảng 14: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 14 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 (Trang 60)
Bảng 15: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2020 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 15 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2020 (Trang 65)
Bảng 16: Bi n động diện tích tự nhiên giai đoạn 2010 - 2020 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 16 Bi n động diện tích tự nhiên giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 67)
Bảng 17: Bi n động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 17 Bi n động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 68)
Bảng 18: Bi n động đất nông nghiệp thị xã Trảng Bàng - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 18 Bi n động đất nông nghiệp thị xã Trảng Bàng (Trang 69)
Bảng 19: Bi n động đất phi nông nghiệp thị xã Trảng Bàng - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 19 Bi n động đất phi nông nghiệp thị xã Trảng Bàng (Trang 71)
Bảng  21:  K t  quả  thực  hiện  quy  hoạch  theo  Công  văn  2057/UBND-KTN, - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
ng 21: K t quả thực hiện quy hoạch theo Công văn 2057/UBND-KTN, (Trang 82)
Bảng 24: Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất cho các ngành, lĩnh vực đ n từng đơn vị hành chính cấp xã - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 24 Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất cho các ngành, lĩnh vực đ n từng đơn vị hành chính cấp xã (Trang 109)
Bảng 25: Phương án QHSDĐ đ n năm 2030 thị xã Trảng Bàng - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 25 Phương án QHSDĐ đ n năm 2030 thị xã Trảng Bàng (Trang 111)
Bảng 31: Diện tích đất nông nghiệp khác theo đơn vị hành chính - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 31 Diện tích đất nông nghiệp khác theo đơn vị hành chính (Trang 117)
Bảng 33: Diện tích đất Quốc phòng theo đơn vị hành chính - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 33 Diện tích đất Quốc phòng theo đơn vị hành chính (Trang 118)
Bảng 40: Danh mục công trình đất thương mại dịch vụ giai đoạn 2021 - 2030 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 40 Danh mục công trình đất thương mại dịch vụ giai đoạn 2021 - 2030 (Trang 121)
Bảng 42: Danh mục công trình đất cơ sở sản xuất PNN giai đoạn 2021 - 2030 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 42 Danh mục công trình đất cơ sở sản xuất PNN giai đoạn 2021 - 2030 (Trang 123)
Bảng 43: Diện tích đất sử dụng cho HĐ khoảng sản theo đơn vị hành chính - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 43 Diện tích đất sử dụng cho HĐ khoảng sản theo đơn vị hành chính (Trang 124)
Bảng 51: Danh mục công trình đất cơ sở văn hóa giai đoạn 2021 - 2030 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 51 Danh mục công trình đất cơ sở văn hóa giai đoạn 2021 - 2030 (Trang 130)
Bảng 59: Danh mục công trình đất công trình năng lượng giai đoạn 2021 - 2030 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 59 Danh mục công trình đất công trình năng lượng giai đoạn 2021 - 2030 (Trang 134)
Bảng 66: Danh mục công trình đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn 2021 - 2030 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 66 Danh mục công trình đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn 2021 - 2030 (Trang 138)
Bảng 71: Danh mục công trình đất khu vui chơi, giải trí giai đoạn 2021 - 2030 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 71 Danh mục công trình đất khu vui chơi, giải trí giai đoạn 2021 - 2030 (Trang 141)
Bảng 78: Danh mục công trình tổ chức sự nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 78 Danh mục công trình tổ chức sự nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 (Trang 146)
Bảng 79: Diện tích chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch phân theo đơn vị hành chính cấp xã - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 79 Diện tích chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch phân theo đơn vị hành chính cấp xã (Trang 149)
Bảng 81: Nhu cầu sử dụng đất năm 2021 thị xã Trảng Bàng - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 81 Nhu cầu sử dụng đất năm 2021 thị xã Trảng Bàng (Trang 158)
Bảng 83: Diện tích các loại đất cần thu hồi năm 2021 thị xã Trảng Bàng - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 83 Diện tích các loại đất cần thu hồi năm 2021 thị xã Trảng Bàng (Trang 162)
Bảng 84: Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai - LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
Bảng 84 Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai (Trang 163)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN