PHẦN II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
IV. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp
Để đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp, thông qua các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có thể khái quát một số định hướng phát triển công nghiệp đô thị như sau để phân bổ quỹ đất hợp lý:
- Theo QH xây dựng vùng biên giới Việt Nam – Campuchia: Đô thị Trảng Bàng là đô thị hạt nhân của Tiểu vùng I, gồm các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Bình Phước. Động lực chính phát triển các đô thị tại tiểu vùng này là: Các khu công nghiệp tập trung, các khu trung tâm thương mại – dịch vụ - du lịch và các khu kinh tế cửa khẩu. Đô thị Trảng Bàng là một đô thị công nghiệp – dịch vụ trong hệ thống đô thị của vùng, gắn với hành lang công nghiệp từ thành phố Tây Ninh đến Trảng Bàng và từ Trảng Bàng đến Mộc Bài, nơi có các khu công nghiệp tập trung lớn và các trung tâm dịch vụ cấp vùng. Trong tương lai, Trảng Bàng. sẽ là đô thị có nhiều động lực phát triển nhanh, mạnh,… đảm nhiệm vai trò là đô thị động lực thứ cấp của vùng BGTN, Gò Dầu, Bến Cầu, đô thị cửa khẩu Mộc Bài.
- Theo Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh: Theo Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh, Đô thị Trảng Bàng thuộc vùng kinh tế đối trọng phía Bắc. Tại đây sẽ hình thành các vùng đô thị công nghiệp, tạo ra các cực phát triển đối trọng với vùng trung tâm là Mộc Bài – Tây Ninh và Chơn Thành – Đồng Xoài. Đô thị Trảng Bàng thuộc vùng phụ cận từ 30-50km, là vùng khuyến khích phát triển dọc theo tuyến vành đai cao tốc số 3, với mật độ thấp, gắn với vùng cảnh quan sinh thái. Ngoài ra, đô thị Trảng Bàng còn thuộc cực phát triển đối trọng phía Tây - Bắc theo Quốc lộ 22 với đô thị Trảng Bàng - Gò Dầu – Mộc Bài – Tây Ninh làm hạt nhân cực phát triển.
- Theo QH xây dựng vùng tỉnh Tây Ninh: Mô hình phát triển vùng Tỉnh được dựa trên 03 vùng kinh tế là: Vùng phía Bắc, vùng trung tâm và vùng phía Nam, trong đó Trảng Bàng nằm trong vùng phía Nam, bao gồm các huyện
Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu với chức năng phát triển công nghiệp công nghệ cao, thương mại – dịch vụ quốc tế, nông nghiệp sinh thái,... Hạt nhân của tiểu vùng kinh tế phía Nam là khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (đô thị loại III), đô thị
công nghiệp Trảng Bàng (đô thị loại III), đô thị công nghiệp Phước Đông – Bời Lời (đô thị loại III). Mô hình phát triển đô thị: dựa trên chùm đô thị Mộc Bài – Trảng Bàng – Phước Đông Bời lời: Chức năng chủ yếu là trung tâm công nghiệp công nghệ cao, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ thương mại quốc tế.
- Theo QH tổng thể phát triển KTXH thị xã Trảng Bàng: Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa để nền kinh tế thị xã Trảng Bàng phát triển theo hướng hiện đại và bên vững để Đô thị Trảng Bàng trở thành đô thị hạt nhân trong cực phát triển đối trọng phía Tây Bắc của vùng TP. Hồ Chí Minh và là đô thị động lực thúc đẩy phát triển nhanh vùng biên giới Tây Nam.
Như vậy từ quy hoạch cấp vùng đến cấp tỉnh, cấp huyện đều xác định Trảng Bàng là Trung tâm đô thị - công nghiệp của vùng nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng. Hiện nay, với quỹ đất nông nghiệp còn tương đối lớn sau khi đã loại bỏ diện tích khu vực chuyên trồng lúa nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt thị xã cũng định hướng bố trí chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị với quỹ đất như sau:
- Tiềm năng phát triển công nghiệp: tiềm năng phát triển công nghiệp
chủ yếu từ khu vực trung tâm lên các xã phía Bắc của thị xã với hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh (QL 22, ĐT.787B, ĐT.798, ĐT.782, đường Hồ Chí Minh,..và tương lai là Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài) và hệ thống cảng nội địa dọc sông Sài Gòn, tương lai hệ thống Trung tâm Logistic và cảng tổng hợp Tây Ninh với quy mô 265 ha được xem là hệ thống Cảng lớn nhất khu vực và là động lực để ngành kinh tế phát triển; bên cạnh đó, đất đai có địa hình bằng phẳng và nền đất tốt với quy mô dự kiến đến năm 2030 là 4.325 ha.
- Tiềm năng phát triển thương mại, dịch vụ: Thị xã Trảng Bàng có lợi
thế trong phát triển thương mại – dịch vụ: là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh với TP. Hồ Chí Minh, có các tuyến đường lớn chạy qua địa bàn là đường QL.22, TL.782, TL.787A, tuyến đường thủy sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông,…. có đường biên giới dài khoảng 14 km...; ngoài ra trên địa bàn thị xã có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống,... Do đó, trong giai đoạn tới thị xã tập trung xây dựng phát triển các khu thương mại - dịch vụ dọc hai bên đường trục chính với quỹ đất dự kiến khoảng 1.500 ha.
- Tiềm năng đất đai cho phát triển dân cƣ:
+ Đối với khu vực nông thôn: phát triển các khu dân cư sẽ được quy hoạch bố trí sắp xếp, cải tạo theo các tiêu chí quy hoạch nông thôn mới; duy trì làng xóm mật độ thấp (không quá 65%), nhà vườn truyền thống (không quá 3 tầng), ưu tiên
phát triển mô hình nhà miệt vườn gắn với nông ngư nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và dịch vụ; bảo vệ sông, kênh, rạch và các hành lang thoát nước tự nhiên với diện tích đất ở nông thôn đến năm 2030 khoảng 1.100 ha.
+ Đối với khu vực đô thị: phát triển theo định hướng quy hoạch chung đô thị Trảng Bàng đến năm 2035 với các hạt nhân là trục lan tỏa chính; với quỹ đất phù hợp để cải tạo, nâng cấp các khu dân cư đô thị hiện hữu cũng như hình thành các khu đô thị mới trên địa bàn thị xã với quy mô khoảng 2.600 ha.
- Tiềm năng đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng được
coi là động lực chính thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; với vị trí địa lý có tầm quan trọng và ảnh hướng lớn đối với sự phát triển chung của tỉnh Tây Ninh; thị xã xác định việc đầu tư cho phát triển hạ tầng đặc biệt là Giao thông, thủy lợi điện, giáo dục, y tế,.... là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong giai đoạn 2021-2030 với quỹ đất khoảng 4.050 ha.
Như vậy, để đáp ứng tiềm năng phát triển kinh tế trên địa bàn đến năm 2030 dự kiến diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã là 15.500 ha, tăng khoảng 8.291 ha so với hiện trạng.