Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH (Trang 91 - 95)

PHẦN II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

IV. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

4.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp

Năm 2020, đất nông nghiệp của thị xã có diện tích 26.805,33 ha, chiếm

78,81% DTTN, Định hướng đến năm 2030, dự kiến chuyển đổi khoảng 7.400 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn thị xã.

Như vậy, đến năm 2030, tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã là: 19.500 ha, đây được xem là quỹ đất lớn, dồi dào, có tiềm năng trong việc hình

thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ hữu cơ vào sản xuất.

Do đó, cần định hướng phát triển nông nghiệp theo đúng tiềm năng, lợi thế của từng xã, phường.

4.1.1. Đánh giá thích nghi cây tr ng

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và ALES (phần mềm đánh giá đất đai) theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO, kết quả sẽ cung cấp những thông tin khá đầy đủ, để có thể kết luận tương đối chính xác về tiềm năng và hạn

chế của từng khoanh đất so với yêu cầu sử dụng đất của từng cây trồng. Từ đó có thể tiến hành phân vùng và bố trí đất đai cho các cây trồng trong tương lai.

Trình tự tiến hành đánh giá đất đai gồm 2 bước chính:

- Bước 1 (Xây dựng bản đồ tài nguyên đất): Ứng dụng GIS xây dựng các

bản đồ chuyên đề: đất, độ dày tầng hữu hiệu, thành phần cơ giới, độ dốc địa hình, ngập lũ, úng, điều kiện tưới; chồng xếp (GIS-overlay) các bản đồ đơn tính, kết quả được bản đồ tài nguyên đất đai có 10 đơn vị đất đai (LMUs).

- Bước 2: Đánh giá mức độ thích nghi của từng loại hình sử dụng đất trên

từng đơn vị đất đai, từ đó có thể định lượng tiềm năng đất đai đối với từng loại hình sử dụng đất. Trong bước này, ứng dụng phần mềm đánh giá đất đai ALES

(automated land evaluation system) tích hợp với GIS. Kết quả đầu ra là bản đồ khả năng thích nghi đất đai, kết hợp với bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020, xác định được tiềm năng sử dụng đất. Kết quả trên địa bàn thị xã Trảng Bàng có 10 đơn vị đất đai với các đặc trưng cụ thể như sau:

Bảng 22: Mô tả đặc tính các đơn vị đất đai

LMUs

Đặc trưng đất Đặc trưng về nước

Diện tích

(ha)

Nhóm đất (s) Độ

dốc (l) Tầng

dày (d) TP cơ giới (c) Điều kiện tưới (i) Ảnh hưởng

(g) 1 P, Pg, Pg/s 0° - 3° >100cm Sét (g) Không tưới Ảnh hưởng 881,38

2 P, Pg, Pg/s 0° - 3° >100cm Sét (g) Tưới nhờ triều cường Không 2.888,80

3 X, Xf 3° - 8° >100cm Thịt nhẹ (c) Không tưới Không 1.390,67

4 X, Xf 3° - 8° >100cm Thịt nhẹ (c) Tưới tự chảy Không 11.682,88

5 X, Xf 3° - 8° >100cm Thịt nhẹ (c) Tưới bằng động lực Không 1.602,95

6 Xg 3° - 8° >100cm Thịt nhẹ (c) Không tưới Không 1.100,81

7 Xg 3° - 8° >100cm Thịt nhẹ (c) Tưới tự chảy Không 5.004,48

8 SP2 0° - 3° >100cm Sét (g) Không tưới Không 379,92

9 SP2 0° - 3° >100cm Sét (g) Tưới nhờ triều cường Không 1.195,42

10 Sj2 0° - 3° >100cm Sét (g) Không tưới Không 678,03

Đất điều tra (đất nông nghiệp) 26.805,33

Đất không điều tra (đất phi nông nghiệp) 7.208,57

Tổng diện tích tự nhiên 34.013,90

Nguồn: Phân viện Quy hoạch và TKNN

Căn cứ hiện trạng các loại cây trồng trên địa bàn thị xã, xác định có 16 loại hình sử dụng đất để đưa vào xét thích nghi; cụ thể như sau:

Bảng 23: Phân hạng thích hợp đất đai của các LHSDĐ

STT Loại hình sử dụng đất (LUTs) Phân theo các cấp thích nghi

S1 S2 S3 N

1 Lúa 3 vụ (Đông xuân - Hè thu - Mùa) 21.179,11 5.626,22 2 Lúa 2 vụ (Đông xuân - Hè thu) 18.290,31 8.515,02

3 Lúa 2 vụ (Hè thu - Mùa) 21.179,11 5.626,22

4 Rau các loại (5 - 6 vụ/năm) 17.370,05 9.435,28

5 Hoa màu các loại 17.370,05 9.435,28

6 Đậu các loại 13.285,83 13.519,50

7 Cây bắp (ngô) 11.682,88 1.602,95 13.519,50

8 Cây khoai mì 13.285,83 5.004,48 8.515,02

9 Cây mía 17.370,05 9.435,28

10 Cây có củ (đậu phộng) 13.285,83 13.519,50

11 Cây cao su 18.446,68 6.105,29 2.253,36

12 Cây cam, quýt 22.374,53 4.430,80

13 Cây bưởi 13.285,83 13.519,50

14 Cây xoài 13.285,83 13.519,50

15 Cây nhãn 11.682,88 5.687,17 9.435,28

16 Cây chuối 13.285,83 9.088,70 4.430,80

(*) S1: Rất thích hợp; (2) Thích hợp; (3) ít thích hợp; (N) Không thích hợp

4.1.2. Phân vùng và định hướng phát triển nông nghiệp

- Căn cứ đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh.

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả đánh giá thích nghi cây trồng, tập quán sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Thị xã Trảng Bàng có thể phân thành 3 vùng phát triển nông nghiệp gồm:

a. Vùng I: Phía Bắc thị xã Trảng Bàng (phát triển cây công nghiệp lâu năm k t hợp cây hàng năm)

- Đặc điểm chính: Tổng diện tích tự nhiên của vùng là 14.787,41 ha (chiếm 43,47% diện tích tự nhiên). Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc 3-80), với 2 nhóm đất chính là: Nhóm đất xám: 11.067,66 ha (chiếm 92,62 DTTN vùng); nhóm đất phù sa: 881,66 ha (chiếm 7,38 DTTN vùng), nhóm đất xám phân bố ở tất cả các xã, phường riêng nhóm đất phù sa chủ yếu tập trung ở

ven Sông Sài Gòn thuộc Đôn Thuận và Hưng Thuận. Tưới chủ yếu bằng nước mặt và nước ngầm với hình thức tự chảy (lúa, cây hàng năm) và bằng động lực (đối với cây ăn quả, cây lâu năm)

- Địa bàn: gồm 3 xã, phường: Đôn Thuận, Hưng Thuận và Lộc Hưng;

Định hướng đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp toàn vùng còn khoảng

8.186 ha, giảm 3.757 ha so với hiện trạng do chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

- Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp:

+ Trồng trọt: ổn định diện tích cây cao su ở những nơi có điều kiện thích hợp, phát triển diện tích cây ăn quả (chủ yếu cây có múi, sầu riêng, nhãn,...) theo hướng có chứng nhận (GAP, hữu cơ,...) với tổng diện tích cây lâu năm là: 4.430

ha; hình thành vùng SXNN hàng hóa đủ lớn, có năng suất - chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường; gắn sản xuất với thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ; gắn với du lịch sinh thái vườn ven Sông Sài Gòn (Được định hướng là tuyến du lịch ven sông từ TP. Hồ Chí Minh đi Dầu Tiếng). Ổn định và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa nước tập trung (2.000 ha) thuộc xã Hưng Thuận, Đôn Thuận và phường Lộc Hưng ven kênh Đông; chuyển đổi diện tích đất lúa nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển các loại cây hàng năm, cây lâu năm.

+ Chăn nuôi: Khuyến khích xây dựng mới các trang trại chăn nuôi tập trung; hỗ trợ các hộ chăn nuôi gia trại chuyển thành trang trại; tăng quy mô đàn

gà công nghiệp, heo hướng nạc; đồng thời đổi mới dây chuyền thiết bị và phương thức nuôi thân thiện với môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (chuồng lạnh, đệm lót sinh học,...)

+ Thủy sản: tận dụng các ao hồ, kênh mương phát triển nuôi thủy sản theo hướng thâm canh kết hợp với du lịch sinh thái câu cá giải trí. Diện tích đất nuôi thủy sản đến năm 2030 khoảng 321,0 ha.

+ Nông nghiệp công nghệ cao: dự kiến bố trí diện tích khoảng 610 ha đất nông nghiệp khác để kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng các khu – vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới theo chương trình hành động của tỉnh Ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2025.

b. Vùng II: Phía Tây thị xã Trảng Bàng (Vùng chuyên trồng lúa nước)

- Đặc điểm chính: tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 8.283,81 ha (chiếm 24,35% diện tích tự nhiên thị xã); vùng có địa hình tương đối thấp trũng (0-30), với 3 nhóm đất chính là đất phù sa: 2.180,59 ha (chiếm 26,32% DTTN vùng) chủ yếu phân bố ven sông Vàm Cỏ Đông; đất phèn 1.058,31 ha (chiếm 12,78%

DTTN vùng) phân bố vùng giáp ranh với Campuchia; đất xám 4.053,45 ha (chiếm 48,9% DTTN vùng).

- Địa bàn: gồm 2 xã: Phước Bình và Phước chỉ; diện tích đất nông nghiệp đến năm 2030 khoảng 5.724 ha, giảm 1.565 ha so với hiện trạng do chuyển sang phi nông nghiệp.

- Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp: được xác định và vùng chuyên trồng lúa nước và khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo thông tư số 17/2014/TT-BTNMT ngày 21/4/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường với diện

tích đất chuyên trồng lúa nước là 5.130 ha (chiếm 56,37% diện tích đất chuyên trồng lúa nước đến năm 2030 của thị xã); tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện) hoãn chỉnh; phát triển các vùng lúa hữu cơ chất lượng cao, lúa đặc sản theo chuỗi giá trị gia tăng, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp.

+ Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: phát triển ở quy mô vừa phải, tận dụng các diện tích mặt nước để nuôi thủy sản; chăn nuôi quy mô hộ gia đình với hệ thống xử lý nước thải khép kín.

c. Vùng III: Vùng trung tâm (vùng phát triển nông nghiệp đô thị)

- Đặc điểm chính: tổng diện vùng là 10.942,68 ha (chiếm 32,17% DTTN thị xã), diện tích đất nông nghiệp 7.573,54 ha, đây là vùng chịu tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cao, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh; vùng có 3 nhóm đất chính là: đất xám 5.674,33 ha (74,86% diện tích đất nông nghiệp của vùng); đất phèn 1.196,32 ha (15,78% diện tích đất nông nghiệp của vùng), đất phèn ở đây chủ yếu là đất phèn tiềm tàng sâu hiện đang là các vùng sản xuất lúa nước tập trung ở 2 phường An Hoà và An Tịnh;

Đất phù sa 709,16 ha (9,36% diện tích đất nông nghiệp của vùng), tập trung chủ yếu ở ven sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa bàn phường An Hoà.

- Địa bàn: gồm 5 phường: Gia Lộc, Trảng Bàng, An Tịnh, Gia Bình, An Hoà. Đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn vùng còn khoảng 4.604 ha, giảm 2.969 ha so với hiện trạng.

- Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp:

+ Phát triển các mô hình theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao, các mô hình ít sử dụng đất như: trổng rau trong nhà lưới, nhà màng;

phát triển rau hoa, cây cảnh, cây xanh đô thị, cây ăn quả các loại, cây dược liệu thông thường, … trồng trên đất sản xuất nông nghiệp tập trung và phân tán. Xây dựng vườn sinh thái hỗn hợp phù hợp với tính chất của từng loại đất và khả năng cấp nước tưới trong mùa khô nhằm 2 mục đích chính là sinh thái và kinh tế, ngoài ra có thể xây dựng các mô hình vườn - ao, mô hình nhà vườn kết hợp khai thác thương mại,…Bên cạnh đó, ổn định diện tích các vùng chuyên trồng lúa

nước tập trung, coi đây là khu vực đa mục tiêu, vừa mục tiêu bảo vệ đất lúa nghiêm ngặt vừa là mục tiêu làm khu vực tiêu thoát nước cho đô thị với diện tích khoảng 1.040 ha.

+ Chăn nuôi, thủy sản: Hạn chế chăn nuôi gia súc, gia cầm, chỉ nên nuôi quy mô nhỏ đối với các loại vật nuôi truyền thống (gà ta, chim bồ câu, thỏ,…) và nuôi sinh vật cảnh, thủy đặc sản (chim, ba ba, cá cảnh,…).

Một phần của tài liệu LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)