CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH (Trang 172 - 176)

Phần V GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

IV. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

- Xây dựng, cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát, quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Tham gia mạng hệ thống thông tin cơ quan quản lý đất đai các cấp và các đơn vị có liên quan, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của ngành và của người dân về quy hoạch sử dụng đất các cấp, các dự án.

- Ứng dụng các công nghệ mới (GIS, viễn thám, bản đồ, big data, trí tuệ nhân tạo-AI,…) vào công tác quản lý đất đai, tổ chức các khoá đào tạo chuyên đề tương thích với từng chương trình ứng dụng công nghệ mới, giúp người sử dụng nắm bắt nhanh và làm chủ công nghệ vận hành.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là các chương trình giúp nâng cao năng suất và chất

lượng công tác quy hoạch, giúp triển khai nhanh và đồng bộ về quy hoạch giữa các cấp.

- Trang bị đồng bộ và kịp thời các thiết bị máy móc đáp ứng nhu cầu của công tác chuyển giao công nghệ mới vào quản lý sử dụng đất và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Tăng cường sự phối hợp và trao đổi giữa các phòng, ban, đơn vị trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cũng như xây dựng định hướng phát triển của ngành, đơn vị. Thống nhất sử dụng cùng một nguồn dữ liệu đầu vào trong công tác lập quy hoạch, đặc biệt là dữ liệu bản đồ nền, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và khả thi cao của các đồ án quy hoạch.

- Đầu tư và kiến nghị đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc tài nguyên môi trường tự động, nhất là quan trắc về chất lượng đất, nước, không khí trên địa bàn; kết nối và thường xuyên cập nhật dữ liệu quan trắc đến các cơ quan hữu quan, doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, tăng cường công tác dự báo, thông tin, tuyên truyền để các cấp, các ngành và người dân địa phương chủ động ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng thiên tai, thời tiết bất thường; chủ động trong công tác lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

4.2. Tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong QLĐĐ

- Ứng dụng các công nghệ mới phù hợp vào công tác quản lý đất đai, tổ chức các khoá đào tạo chuyên đề tương thích với từng chương trình ứng dụng công nghệ mới, giúp người sử dụng nắm bắt nhanh và làm chủ công nghệ.

- Khẩn trương xây dựng hệ thống thông tin đất đai và kết nối mạng hệ thống các cơ quan quản lý đất đai từ cấp tỉnh xuống đến cấp xã và các đơn vị có liên quan, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của ngành và của người dân về quy hoạch sử dụng đất các cấp, các dự án.

- Tổ chức các lớp tập huấn về ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý đất đai nói chung và quản lý quy hoạch sử dụng đất nói riêng cho cán bộ chuyên môn của phòng Tài nguyên – Môi trường và cán bộ địa chính cấp xã, phường.

Để kịp thời nắm bắt và vận hành các phần mềm quản lý dữ liệu quy hoạch nhằm khai thác và sử dụng sản phẩm quy hoạch một cách chính xác và hiệu quả.

4.3. Giải pháp về chính sách

Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hướng tới nền hành chính điện tử, đáp ứng yêu cầu điều hành, quản lý xã hội trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách hành chính công nhằm tăng cường hiệu quả, sự minh bạch của chính sách nhà nước và công cụ cung cấp dịch vụ công; đảm bảo mối quan hệ cởi mở, minh bạch và ổn định giữa nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

Thực hiện tốt các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi trong giao đất, cho thuê đất trên địa bàn; thực hiện tốt các chính sách liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, các chính sách về đào tạo chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất sản xuất. Ưu tiên quỹ đất và nguồn vốn thực hiện các dự án tái định cư để ổn định đời sống của người dân có đất bị thu hồi.

Thực tiện tốt các cơ chế, chính sách nhằm tạo lập thị trường đất đai linh hoạt hơn, tăng khả năng chuyển dịch đất nông nghiệp trong phạm vi các lĩnh vực và đối tượng sản xuất nông nghiệp sao cho đất nông nghiệp có thể được sử dụng hiệu quả nhất (nhờ đạt quy mô hiệu quả, lựa chọn các sản phẩm phù hợp, áp dụng phương thức canh tác tiên tiến,…).

Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Xác định ranh giới đất lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt;

điều tiết phân bổ các nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ đất trồng lúa, đất rừng.

Có cơ chế tăng cường tạo lập quỹ đất sạch theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê.

4.4. Giải pháp về liên k t vùng và phối hợp giữa các ngành và địa phương

- Tăng cường mối liên kết với các địa phương lân cận, coi đây là một trong những giải pháp trọng tâm để khai thác các tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa, hình thành vùng sản xuất lớn cũng như thu hút được dòng vốn đầu tư.

- Phối hợp với các địa phương khác để cùng phát triển theo quy hoạch thống nhất, khai thác có hiệu quả lợi thế của từng địa phương. Hợp tác, liên kết phát triển trên cơ sở vừa kinh doanh, vừa hỗ trợ hợp tác; kết hợp hài hoà lợi ích của mỗi địa phương với lợi ích chung của tỉnh, khu vực và cả nước. Hợp tác tập trung vào các lĩnh vực tiềm năng như: phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ vận tải, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến và xuất khẩu, xây dựng các cơ sở hạ tầng có tính liên kết vùng, hợp tác các lĩnh vực xã hội, phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu,...

- Khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư ngoài địa phương. Khuyến khích và tạo điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các lĩnh vực có thể thu hồi được vốn đầu tư bằng nhiều hình thức. Trên cơ sở đó huy động ngày càng nhiều đầu tư của xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng, cần đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư, thực hiện đa dạng hóa hình thức đầu tư, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

- Phấn đấu tăng thu ngân sách, cắt giảm đối đa các khoản chi thường xuyên chưa cần thiết để tăng chi đầu tư phát triển, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cấp thiết.

- Huy động khai thác quỹ đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch các đô thị một cách hợp lý, đặc biệt là quy hoạch lại hệ thống công sở nhà nước, ưu tiên những vị trí có lợi thế về thương mại để tổ chức cho các nhà đầu tư đấu giá, tạo vốn đầu tư phát triển.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất và triển khai trên từng địa bàn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của thị xã Trảng Bàng được xây dựng trên các cơ sở: Quy hoạch tỉnh Tây Ninh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực có liên quan đến sử dụng đất;... Trong đó, từng chỉ tiêu sử dụng đất đã được cân nhắc, tính toán, cân đối kỹ lưỡng để vừa tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đất đã được cấp trên phân bổ, vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực, địa phương.

Hồ sơ Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 thị xã Trảng Bàng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã. Đây là căn cứ, cơ sở để thực hiện việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn.

Nội dung, trình tự thực hiện Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 đã tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; Thông tư số 01/2021/TT- BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời phù hợp điều kiện thực tế của thị xã. Kết quả quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất của thị xã kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng nhanh và bền vững của thị xã Trảng Bàng nói riêng và toàn tỉnh Tây Ninh nói chung.

Sau khi được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt, UBND thị xã Trảng Bàng chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Hàng năm, có báo cáo tổng kết tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ.

Một phần của tài liệu LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH (Trang 172 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)