Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, nhằm phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng một cách tiết
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Mục đích
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011 – 2020) trên địa bàn huyện
- Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện cho thời kỳ 2021- 2030 để cân đối, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho cấp xã nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện; đảm bảo tính pháp lý khi thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện, theo đó, làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để triển khai thực hiện dự án.
Yêu cầu
- Việc Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp Luật đất đai năm 2013; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến Luật Quy hoạch; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi tắt là Nghị định 43/2014/NĐ-CP); Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2019/NĐ-CP); Thông tư số số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/04/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (sau đây gọi tắt là Thông tư 01/2021/TT-BTNMT).
CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013, ngày 29 tháng 11 năm 2013
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;
- Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/08/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật Đất đai
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ TN&MT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12 tháng 04 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch dụng đất
- Công văn số 4744/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 03/9/2020 của Bộ TN&MT về việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cấp huyện;
- Công văn số 1792/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 03/4/2020 của Tổng cục quản lý đất đai Bộ TN&MT về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện khi quy hoạch tỉnh chưa được duyệt;
- Quyết định số 588/QĐ –UBND ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) huyện Long Điền
- Tờ trình số 906/TTr-STNMT ngày 25/02/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường, về việc Lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2021-2025) tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” và
“ Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cấp huyện”
- Công văn số 2199/UBND-VP ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, về việc chấp thuận thực hiện dự án: “Lập kế hoạch sử dụng đất
05 năm kỳ đầu (2021-2025) tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” và “ Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cấp huyện”
- Công văn số 1846/STNMT-CCQLĐĐ ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, về việc Lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cấp huyện”
- Công văn số 3328/STNMT-CCQLĐĐ ngày 28 tháng 05 năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, về việc báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020 và đề xuất nhu cầu sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025)
- Công văn số 10259/UBND-VP ngày 18/9/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cấp huyện
- Công văn số 1918/STNMT-CCQLĐĐ ngày 12/04/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, về báo cáo tình hình triển khai thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp huyện
- Công văn số 4337/UBND-VP ngày 11/05/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, về lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030
- Công văn số 2645/STNMT-CCQLĐĐ ngày 11/05/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, về việc lựa chọn đơn vị tư vấn và tình hình triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030
- Công văn số 2649/STNMT-CCQLĐĐ ngày 11/05/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, về lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030
- Công văn số 3732/STNMT-CCQLĐĐ ngày 14/06/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, về thẩm định hồ sơ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp huyện
- Công văn số 3818/STNMT-CCQLĐĐ ngày 16 tháng 6 năm 2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030
- Công văn số 4833/STNMT-CCQLĐĐ ngày 21 tháng 07 năm 2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời gian tổ chức thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030
- Căn cứ Thông báo kết luận số 9974/TB-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2021 của UBND huyện tại tại cuộc họp Thường trực UBND huyện thông qua quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 trên địa bàn huyện;
- Căn cứ Thông báo kết luận số 477-TB/HU ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Long Điền tại cuộc họp cho ý kiến đối với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn huyện Long Điền;
Những cơ sở và tài liệu liên quan
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020- 2025;
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Long Điền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020- 2025;
- Nghị quyết số 14/NQ-TU ngày 20/11/2018 của của Ban chấp hành Đảng bộ tĩnh về xây dựng và phát triển đô thị Long Hải giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Kế hoạch số 56-KH/HU, ngày 31/5/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 20/11/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Quyết định số 1758/QĐ-UBND ngày 30/6/2020 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2035, định hướng đến năm 2040
- Quyết định 3999/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh BRVT về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 Huyện Long Điền
- Quyết định 2725/QĐ-UBND ngày 09/09/2020 của UBND tỉnh BRVT về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm
- Kết quả thực hiện dự án Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu được phê duyệt tại Quyết định số 193/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Kết quả phân hạng đất nông nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được phê duyệt tại Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Kết quả xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ trên địa bàn huyện Long Điền, đã được phê duyệt năm 2016;
- Kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn Huyện Long Điền
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của huyện Long Điền;
- Niêm giám Thống kê huyện Long Điền qua các năm 2016, 2017, 2018, 2019;
- Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025
- Báo cáo tổng kết và Kế hoạch phát triển của các ngành nông nghiệp, tài nguyên môi trường, đô thị, xây dựng, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính, viễn thông, y tế, giáo dục, văn hoá - thể dục thể thao,
- Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Huyện Long Điền
- Chủ quản dự án: UBND Huyện Long Điền;
- Cơ quan thẩm định dự án: Sở Tài Nguyên Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Cơ quan phê duyệt dự án: UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Đơn vị tư vấn thực hiện dự án: Trung tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
* Sản phẩm của dự án
- Quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Long Điền
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Long Điền
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của huyện Long Điền, tỷ lệ 1/10.000
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Long Điền, tỷ lệ 1/10.000
- Kèm theo 01 đĩa CD chứa đầy đủ báo cáo và các lọai bản đồ nêu trên
PHẦN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Long Điền là huyện ven biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm cách thành phố Vũng Tàu 17 km về phía Đông Bắc, có diện tích 7.767,25 ha, bằng 3,90% diện tích cả tỉnh và bằng 0,33% diện tích vùng Đông Nam Bộ, với dân số năm 2020 là 136.962 người
Tọa độ địa lý 107 o 20’ – 107 o 26’ kinh độ Đông và 10 o 37’ – 10 o 51’ vĩ độ Bắc, được giới hạn:
- Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa
- Phía Nam giáp biển Đông
- Phía Tây giáp thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa
- Phía Đông giáp huyện Đất Đỏ
Gồm các đơn vị hành chính sau:
- 2 đô thị loại V là: thị trấn Long Điền và Long Hải
- 5 xã là: Tam Phước, An Nhứt, An Ngãi, Phước Hưng và Phước Tỉnh
Huyện Long Điền nằm ngay trên trục đường Quốc lộ 55, Hương lộ 5, tỉnh lộ 44, đường cầu Cửa Lấp thuận lợi quan hệ kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn Huyện có thể giao lưu kinh tế với các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh như: thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa và các khu vực lân cận Là điều kiện cho phép đẩy nhanh quá trình khai thác sử dụng đất và mở cửa, hòa nhập với sự phát triển kinh tế bên ngoài
Huyện Long Điền có địa hình tương đối thấp, chỉ có một phần của núi Châu Viên thuộc thị trấn Long Hải có độ cao 300 - 500m Địa hình 15 o ) 794,04 10,22 Thích hợp trung bình trồng cây lâu năm, trồng rừng
Nguồn: Bản đồ đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỷ lệ 1/50.000
Khí hậu Long Điền mang đặc điểm chung của khí hậu vùng ĐNB, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, rất ít có các giá trị và hiện tượng thời tiết cực đoan, đây là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các ngành, với các đặc điểm sau:
- Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước và phân bố khá đều trong năm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm: Bức xạ mặt trời trên 130 kcalo/cm 2 /năm, thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 với nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm 26,3 o C, tổng tích ôn lớn 9599 o C/năm, tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2.610 giờ/năm
- Lượng mưa bình quân 1300 - 1400mm/năm, được phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 8 -10% lượng mưa cả năm Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 60- 70% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt đã đẩy nhanh sự phá huỷ chất hữu cơ, dung dịch đất hoà tan các Secquioxyt sắt, nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hoá tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ
Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 82-90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-65% lượng mưa cả năm Ngược lại, lượng bốc hơi khoảng 30–40% và khi đó cán cân ẩm rất cao Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hoá phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hoá vỏ thổ nhưỡng
- Lượng mưa phân hoá theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp:
Mùa mưa (vụ Hè Thu và vụ Mùa) cây cối phát triển xanh tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (vụ Đông Xuân), cây cối khô cằn phát triển rất kém Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần nước tưới
Tóm lại: Để tận dụng tốt các mặt thuận lợi, hạn chế ảnh hưởng không tốt của khí hậu thời tiết, cần nắm chắc quy luật diễn biến và theo sát dự tính dự báo của đài khí tượng để lựa chọn mùa vụ gieo trồng thích hợp, không nên đối đầu với khí hậu mà nên chọn giải pháp né tránh sẽ ít tốn kém và thiệt hại có xảy ra cũng không lớn
Huyện Long Điền chịu ảnh hưởng thủy văn của sông Cửa Lấp
- Thủy triều: Huyện có đường ranh giới giáp biển dài 14 km, đặc biệt là cửa sông Cửa Lấp thông ra biển Đông nên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều; trong 1 ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, đỉnh triều, thân triều và biên độ 2 lần triều lên, triều xuống không bằng nhau Trong 1 tháng có 2 lần triều cường và 2 lần triều kiệt Ngày có biên độ triều lớn nhất là 3 – 4m, biên độ ngày triều trung bình 2,2 – 2,3m, ngày triều kiệt từ 1,5 – 2m
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất đai là tài nguyên tự nhiên quý giá nhất của loài người, nhưng lại là tài nguyên có giới hạn về không gian Thực chất của quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả Muốn có một phương án QHSDĐ tốt, điều trước hết phải nắm tài nguyên đất một cách chắc chắn cả về số và chất lượng Khái niệm tài nguyên đất đai ở đây có nghĩa rộng, không chỉ bao gồm là đặc tính thổ nhưỡng mà còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai như: chế độ nước, địa hình, nền móng địa chất,
Huyện Long Điền có 08 trong 09 nhóm đất của tỉnh (trừ nhóm đất đen) Trong đó có cả những nhóm đất được xếp vào loại đất tốt nhất trong các đất đồi núi ở nước ta (các đất trên đá bazan) và các đất tốt nhất ở vùng đồng bằng (đất phù sa) Tuy nhiên, huyện cũng có những đất có hạn chế trong sản xuất như: đất phèn, đất mặn, đất cát, đất xám Đất xám chiếm diện tích cao nhất (29,86% diện tích tự nhiên) và đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích thấp nhất toàn huyện (0,08% tổng diện tích tự nhiên)
Bảng 02: Quy mô diện tích các loại đất huyện Long Điền
Stt Tên đất Ký hiệu Diện tích
1 Bãi cát ven biển Cm 178,27 2,3
3 Đất cát biển trắng-vàng C 63,29 0,82
4 Đất cồn cát trắng-vàng Cc 38,46 0,5
Stt Tên đất Ký hiệu Diện tích
1 Đất phèn trung bình dưới rừng ngập măn SpMm 382,91 4,93
2 Đất phèn tiềm tàng, mặn nặng SpMn 584,17 7,53
3 Đất phèn hoạt động, mặn trung bình SjM 177,03 2,28
1 Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng Pf 1250,01 16,11
1 Đất xám trên phù sa cổ X 363,63 4,69
2 Đất xám trên Granit Xa 1377,37 17,75
1 Đất đỏ vàng trên đá Granite Fa 1.387,94 17,88
VIII Đất sói mòn trơ sỏi đá 5,91 0,08
1 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 5,91 0,08
Kết quả điều tra lập bản đồ đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tỷ lệ 1/50.000 cho thấy: huyện Long Điền tuy diện tích tự nhiên không lớn, nhưng có quỹ đất đa dạng, tạo cho huyện các loại hình sử dụng đất phong phú a) Nhóm đất cát: có diện tích 856,03 ha, chiếm 11,03% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã (thị trấn): xã Phước Hưng 283,50 ha, An Ngãi 16,48 ha, Phước Tỉnh 194,44 ha, Thị trấn Long Điền 76,87 ha, Thị trấn Long Hải 284,74 ha Đất cát tuy không phải là loại đất tốt, nhưng rất phong phú về các loại hình sử dụng đất, bao gồm cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các cây hoa màu lương thực, nhưng khi sản xuất yêu cầu phải đầu tư cao b) Nhóm đất mặn: có diện tích 70,14 ha, chiếm 0,90% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã (thị trấn): xã Phước Hưng 13,42 ha, An Ngãi 25,61 ha, Thị trấn Long Điền 31,11 ha
Hiện đất mặn đang được sử dụng chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ c) Nhóm đất phèn: có diện tích 1.144,11 ha, chiếm 14,74% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã (thị trấn): xã Phước Hưng 3,36 ha, An Ngãi 612,65 ha, Phước Tỉnh 176,85 ha và Thị trấn Long Điền 351,25 ha Đối với các đất phèn còn chịu ảnh hưởng nặng của nước mặn, nên duy trì bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và tăng cường trồng vào những nơi rừng đã bị tàn phá Có thể khai thác một diện tích nhỏ cho việc nuôi trồng thủy sản, tuy vậy khi khai thác đất này cần khảo sát kỹ hơn và có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn việc gây ô nhiễm môi trường cho các vùng lân cận d) Nhóm đất phù sa: có diện tích 1.250,01 ha, chiếm 16,11% tổng diện tích toàn huyện và phân bố ở các xã (thị trấn): xã Tam Phước 215,72 ha, An Ngãi 129,87 ha, An Nhứt 518,16 ha và Thị trấn Long Điền 392,15 ha Đất phù sa thích hợp chính cho việc trồng lúa nước, các khu vực có tưới trong mùa khô được trồng lúa 2-3 vụ Tuy vậy còn một diện tích không nhỏ do thiếu nước tưới trong mùa khô nên chỉ làm được 01 vụ lúa trong mùa mưa Hướng sử dụng đất phù sa lâu dài là trồng lúa nước, có thể xen canh với các cây rau màu ở những nơi có địa hình cao thoát nước Biện pháp cung cấp nước tưới xây dựng đồng ruộng là những biện pháp cơ bản trong việc sử dụng đất phù sa có hiệu quả cao e) Nhóm đất xám: có diện tích 2.315,79 ha, chiếm 29,83% tổng diện tích toàn huyện và phân bố ở các xã (thị trấn): xã Phước Hưng 170,29 ha, Tam Phước 705,73 ha, An Ngãi 599,96 ha, An Nhứt 81,36 ha, Thị trấn Long Điền 524,25 ha, Thị trấn Long Hải 235,13 ha
Tuy đất xám có độ phì nhiêu kém hơn các đất khác nhưng rất phong phú các loại hình sử dụng đất, bao gồm cả những cây công nghiệp dài ngày, cây ngắn ngày và cả những cây thực phẩm có giá trị cao g) Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 1.387,94 ha, chiếm 17,88% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở xã (thị trấn): xã Phước Hưng 304,09 ha, Tam Phước 411,37 ha, An Ngãi 197,87 ha và Thị trấn Long Hải 474,61 ha
Hiện tại và trong tương lai vẫn sử dụng để trồng rừng và phát triển du lịch sinh thái rừng h) Nhóm đất thung lũng: có diện tích 240,90 ha, chiếm 3,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Phước Hưng 141,53 ha và thị trấn Long Hải 99,37 ha Đất có khả năng sử dụng cho việc trồng các cây hàng năm như lúa, hoa màu lương thực i) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 5,91 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung tại Thị trấn Long Hải Các đất này không có khả năng cho sản xuất nông nghiệp
- Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt ở huyện Long Điền có lưu lượng ở mức trung bình khá, chất lượng tốt, đáp ứng một phần cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt Bao gồm: hệ thống sông Bà Đáp: thượng nguồn là địa hình đồi thấp huyện Châu Đức, đã xây dựng hồ Đá Bàn cung cấp nước tưới cho 1.300 ha lúa (trong đó có xã An Ngãi, An Nhứt, thị trấn Long Điền,…); các sông, suối khác: ngành thủy lợi đã xây dựng hồ Bút Thiền tại xã Tam Phước và xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ), diện tích tưới theo thiết kế khoảng 120 ha
- Tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu và thành lập bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy, huyện có tài nguyên nước ngầm khá phong phú với
2 tầng chứa nước ngầm: tầng chứa nước ngầm bị nhiễm mặn: dọc theo bờ biển từ Long Hải đến Phước Tỉnh (rộng khoảng 2,5 – 6,0 km); tầng chứa nước ngầm giàu và trung bình: chiếm 2/5 diện tích huyện Long Điền thuộc ranh giới hành chính các xã An Nhứt, Tam Phước, An Ngãi Tổng trữ lượng tĩnh thiên nhiên khoảng 5,0 - 6,0 tỷ m 3 , trữ lượng động thiên nhiên 1,0 - 1,1 triệu m 3 /ngày đêm Đây là nguồn nước rất quan trọng, song việc quản lý khai thác chưa thật tốt nên có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước
Rừng huyện Long Điền rất đa đạng về họ và loài thực vật, gồm:
- Thực vật tự nhiên: bao gồm cây rừng trên đất cát biển, đất đỏ vàng trên đá granit, rừng ngập mặn ven sông Cửa Lấp Cây rừng tự nhiên chủ yếu là dầu, sao, mắm, đước, và rừng trồng là bạch đàn, keo lai, tràm bông vàng, xà cừ; song cả hai loại rừng đều có chất lượng chưa cao Hiện tại rừng ngập mặn có nguy cơ suy giảm do sự phát triển của hệ thống cảng và hoạt động ngư nghiệp dọc theo sông Cửa Lấp và Cỏ May
- Động vật rừng: Hầu như ít thấy xuất hiện các loài thú; mà chỉ có động vật nhỏ, chủ yếu là họ giáp xác và các loài tôm cá nhỏ nước lợ hoặc mặn sống dưới tán rừng ngập mặn, số lượng cũng không đáng kể Dưới tán rừng tự nhiên trên đất cát hoặc đá Granít chỉ có các loại kỳ nhông, rắn, chồn, sóc, hầu như không có động vật quý hiếm
Với bờ biển trải dài đi qua các xã Phước Tỉnh, Phước Hưng và thị trấn Long Hải, huyện Long Điền có nhiều ưu thế trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và khả năng phát triển mạnh ngành du lịch
Có bãi tắm Long Hải nổi tiếng xưa nay với cảnh quan thiên nhiên từ mũi Kỳ Vân nhô ra biển và rừng hoa anh đào tuyệt đẹp, kéo dài đến thị trấn Phước Hải là một bãi tắm với rừng dương thơ mộng bên rừng xanh của dãy núi Minh Đạm
Có vùng thềm lục địa rộng với các ngư trường rất thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản với nhiều nguồn cá quý, hàng năm là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu về sản lượng khai thác thủy sản Trong đó cảng cá Phước Hiệp tại xã Phước Tỉnh được đánh giá là một trong những cảng cá lớn nhất của tỉnh
1.2.5 Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
Thực trạng môi trường
Huyện Long Điền có môi trường không khí khá trong lành, thành phần các chất độc hại trong không khí vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam, tuy nhiên quanh một số khu vực khai thác vật liệu xây dựng lượng bụi lớn hơn tiêu chuẩn nhất là về mùa khô và nước thải (đặc biệt là khu vực Cầu Cửa Lấp) chưa được xử lý đạt chuẩn của các nhà máy chế biến hải sản khu vực xã Phước Tỉnh vẫn đưa ra ngoài môi trường, lan tỏa mùi hôi rộng khắp đến khu dân cư nằm cách cả cây số
1.3.2 Chất lượng nước biển ven bờ:
Theo kết quả quan trắc từ hoạt động công nghiệp của Trung tâm Quan trắc thuộc Sở TNMT đối với nước biển ven bờ (quan trắc 10 điểm với tần suất 4 lần/năm) thì tại khu vực cảng cá Phước Tỉnh, có thời điểm ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép Một trong những “thủ phạm” chính gây ô nhiễm cho môi trường biển ven bờ đó là hoạt động công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa xử lý đạt tiêu chuẩn được thải ra Khu vực cảng cá Phước Tỉnh là nơi tập trung neo đậu thường xuyên của hàng trăm tàu thuyền khai thác hải sản Tại đây, hàng ngày có hàng chục tấn chất thải các loại từ các tàu thuyền như cặn dầu, rác, nước thải sinh hoạt, xác tôm cá… được đổ xuống biển Một nguồn gây ô nhiễm đáng kể khác tác động trực tiếp tới môi trường nước biển ven bờ đó chính là một phần nước thải sinh hoạt của khu dân cư, các nhà hàng, khách sạn dọc theo bãi biển khu vực từ Bãi Sau TP.Vũng Tàu đến Long Hải được thải ra mà chưa xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép Lượng nước này thấm vào đất, cát, rồi chảy ra biển cũng là những tác nhân khiến cho các chỉ số chất vô cơ độc hại tăng lên trên nước mặt ven bờ biển của Bà Rịa –Vũng Tàu nói chung và huyện Long Điền nói riêng
Trong canh tác nông nghiệp việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng theo tiêu chuẩn quy định còn khá phổ biến Các thuốc bảo vệ thực vật được dùng chủ yếu là nhóm phốt pho hữu cơ và carbamate, phần phân hủy chưa hết của chúng được thải ra các dòng sông, suối gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt Mặt khác những sông rạch sát biển đều bị nhiễm mặn chỉ dùng cho mục đích giao thông thủy và nuôi trồng thủy sản.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường huyện Long Điền 13 II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Huyện Long Điền nằm trên các trục giao thông chính như Quốc lộ 55 và tỉnh lộ 44, với vị trí địa lý thuận lợi nên có nhiều điều kiện trong việc quan hệ kinh tế với các vùng lân cận và cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển
Vị trí ở gần các trung tâm kinh tế công nghiệp và dịch vụ lớn của Tỉnh Trung tâm Huyện liền kề thành phố Bà Rịa, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 15 -18 km
Khí hậu, thời tiết, nguồn nước, đất đai thổ nhưỡng, môi trường không khí trong lành thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao
Long Điền là huyện hội tụ các tiềm năng để phát triển ngành đánh bắt và chế biến hải sản Cảng cá Phước Tỉnh hiện nay luôn tấp nập tàu thuyền ra vào, đi đôi với đánh bắt hải sản là các dịch vụ và các ngành nghề khác có điều kiện phát triển như: cung ứng xăng dầu, dịch vụ cung cấp nước ngọt, sản xuất nước đá, đóng sửa tàu thuyền, cơ khí sửa chữa, các mặt hàng hải sản đông lạnh như: cá khô, nước mắm , chế biến thức ăn gia súc
Huyện có tiềm năng phát triển du lịch với các bãi tắm đẹp, địa hình đa dạng: Bãi biển Long Hải là một bãi biển sạch đẹp, nước biển trong xanh Nối liền với bãi biển Long Hải là đèo Nước Ngọt, nơi có núi đá vươn ra biển khơi như thách thức biển cả mênh mông cùng những đợt sóng tạo nên phong cảnh nên thơ, hùng vĩ Từ trên đèo Nước Ngọt nhìn xuống là bức tranh đẹp tuyệt vời của thiên nhiên với màu tím trắng của hoa đào, màu xanh của núi rừng uốn lượn chạy dài ra tận biển khơi Dọc theo bờ biển là hàng dương soi bóng mát, phong cảnh hữu tình giữa biển trời mêng mông bao la, làm xao xuyến cả lòng du khách
Long Điền cũng có sẵn cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng được đầu tư đồng bộ như giao thông, cấp điện, cấp nước tương đối hoàn thiện
Nhân dân Long Điền cần cù, có truyền thống cách mạng, có kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận được sản xuất hàng hoá, đây là nội lực bên trong tạo đà cho quá trình phát triển đi lên
Long Điền vẫn là một huyện sản xuất nông nghiệp, thu nhập của dân cư nhìn chung còn thấp, nhất là dân cư khu vực phía Bắc huyện, sống độc canh bằng sản xuất nông nghiệp
Một số khu vực có hiện tượng ô nhiễm môi trường, do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở quy mô nhỏ, hộ gia đình còn hạn chế
Dân số của huyện tương đối cao, đặc biệt là sự gia tăng dân số cơ học tại các xã vùng biển, một số điểm dân cư xây dựng tự phát, mật độ xây dựng quá cao, không gian chật hẹp, do đó việc quản lý tình hình và bố trí sử dụng đất gặp nhiều khó khăn
Lao động tăng thêm hàng năm lớn, lao động giản đơn còn chiếm đa số, thiếu lao động có kỹ thuật do có trình độ cao, giải quyết việc làm cho họ là rất khó khăn
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ - du lịch, năm 2015 tỷ trọng dịch vụ - du lịch đạt 61,70%, nay tăng lên 69,7%, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,5%/năm, nông nghiệp đạt 10% nay giảm xuống còn 6,2%, tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 9,2%/năm, công nghiệp đạt 28,3% nay là 24,1% (không tính dầu khí), tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 3,1%/năm.
Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
2.2.1 Khu vực kinh tế nông - lâm-ngư nghiệp a) Về nông nghiệp
Ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo đúng cơ cấu kinh tế đề ra Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp năm 2020 ước đạt 950,50 tỷ đồng, đạt 83% Nghị quyết, tốc độ tăng bình quân 4,90%/năm, trong đó:
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 120,60% Nghị quyết, tốc độ tăng bình quân tăng 2,5%/năm;
+ Giá trị sản xuất ngư nghiệp đạt 77,9% Nghị quyết, tốc độ tăng bình quân 5,4%/năm
+ Sản lượng lương thực có hạt đạt 141,7% Nghị quyết, tốc độ tăng bình quân tăng 2,6%/năm
Công tác khuyến nông đã triển khai nhiều mô hình giúp bà con nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản, điển hình như: mô hình sản xuất lúa áp dụng công nghệ cấy kết hợp vùi phân bón thông minh, mô hình trồng rau trong nhà lưới, trồng rau theo hướng Vietgap, trồng lúa an toàn thực phẩm theo hướng Vietgap; năng suất lúa trung bình năm tăng từ 5,2 tấn/ha (năm 2016) lên 6,6 tấn/ha (năm 2018)
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ cơ giới hóa ở các khâu: làm đất, thu hoạch, vận chuyển, tưới, tiêu đạt 100%; nhiều loại máy móc, thiết bị đã được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp thay thế lao động thủ công, giải quyết khâu lao động nặng nhọc, giảm tổn thất sau thu hoạch; việc san phẳng đồng ruộng bằng tia laser được áp dụng trong sản xuất lúa tại xã An Nhứt và đạt được kết quả khả quan
Qua triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến 2025 định hướng 2030, đến nay huyện Long Điền đã có 01 cơ sở giết mổ heo tại ấp Hải Sơn, xã Phước Hưng (công suất 85 - 90 con/ngày); 01 cơ sở giết mổ trâu bò tại ấp
An Lộc, xã An Ngãi (công suất 13 con/ngày) và 01 doanh nghiệp đã xin chủ trương đầu tư cơ sở giết mổ gia cầm tập trung tại ấp Hải Sơn, xã Phước Hưng b) Về lâm nghiệp
Công tác Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) được thực hiện thường xuyên nên đã hạn chế và giảm thiểu thiệt hại từ các vụ cháy rừng trên địa bàn huyện Diện tích rừng hiện có 741,2 ha, độ che phủ rừng 11,06% c) Về ngư nghiệp
Ngư nghiệp là ngành kinh tế thế mạnh của huyện, ngành đánh bắt hải sản xa bờ luôn được khuyến khích phát triển thông qua việc nâng cấp, đóng mới tàu có công suất lớn Toàn huyện có 1.872 tàu cá/552.073 CV, trong đó tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90
CV trở lên là 1.378 chiếc/527.560 CV, chiếm 73,6% tổng số tàu toàn huyện
Các chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản xa bờ tiếp tục được triển khai có hiệu quả, động viên ngư dân yên tâm bám biển, thúc đẩy đầu tư phát triển ngành nghề thủy sản Trong những năm qua, huyện đã tập trung tuyên truyền các quy định về khai thác thủy sản nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đến nay, đã đưa vào hoạt động 29 tàu đánh bắt xa bờ theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ và 205 tàu cá đăng ký thường xuyên khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa được hỗ trợ chính sách theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Chính phủ
Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2016 -2020 có chiều hướng giảm; tổng sản lượng thủy sản năm 2020 ước đạt là 70.500 tấn, giảm 17,1% so với năm
2015 Toàn huyện chỉ có 01 trang trại nuôi tôm theo hướng Vietgap tại xã An Ngãi với quy mô 05 ha, sản lượng nuôi trồng bình quân hàng năm khoảng 490 tấn
Hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá được đầu tư nâng cấp; kêu gọi xã hội hóa cảng Hưng Thái, ấp Lò Vôi, xã Phước Hưng d) Về diêm nghiệp
Diện tích sản xuất muối trung bình hàng năm giảm từ 514 ha (năm 2017) xuống còn 402,2 ha (từ năm 2018) do ảnh hưởng của việc triển khai thực hiện các quy hoạch
Sản lượng muối hàng năm phụ thuộc nhiều vào tình hình diễn biến thời tiết, trong giai đoạn 2016 - 2019, đạt khoảng 27.550 tấn/năm.Mô hình sản xuất muối sạch, mô hình nuôi tôm sú trên ruộng muối bước đầu thử nghiệm đã nâng hiệu quả kinh tế trên đất diêm nghiệp, tạo sự phấn khởi cho diêm dân
2.2.2 Khu vực kinh tế Công nghiệp – TTCN
Công nghiệp - TTCN của địa phương tiếp tục phát triển, năm 2015 đạt 1.796,9 tỷ đồng, sau 05 năm, ngành công nghiệp - TTCN của huyện (tính theo giá cố định) đạt 3.146,6 tỷ đồng, tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân 11,9%/năm, đạt 100,4% so Nghị quyết Đến nay, huyện Long Điền có 01 cụm công nghiệp An Ngãi đang tiếp tục triển khai với quy mô diện tích 43,46 ha, tổng vốn đầu tư là 126,77 tỷ đồng, tổng vốn đã thực hiện lũy kế đến nay là 105,4 tỷ đồng, đạt 83,1% so với vốn đăng ký ban đầu
Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án khuyến công hàng năm để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở công nghiệp nông thôn; đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, mô hình trình diễn kỹ thuật trong sản xuất và chế biến, chương trình tiết kiệm năng lượng, bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, quảng bá thương hiệu… đến nay đã thực hiện được 22 đề án hỗ trợ đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, mô hình trình diễn kỹ thuật trong sản xuất và 04 chương bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
2.2.3 Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ- du lịch
Trên cơ sở Nghị quyết số 14-NQ/TU của Tỉnh ủy ngày 20/11/2018, phê duyệt về việc về xây dựng và phát triển đô thị Long Hải giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 Với tính chất đô thị chuyên ngành, đô thị duyên hải, trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ của huyện Long Điền và của tỉnh, từ năm 2016 đến nay, trung bình hằng năm thị trấn Long Hải tiếp, đón và phục vụ hơn 1,5 triệu lượt khách, trong đó khoảng 9.000 lượt khách quốc tế, góp phần cho hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển nhanh qua 5 năm Doanh thu thương mại dịch vụ liên tục tăng; tổng doanh thu toàn ngành năm 2020 ước đạt 13.830,2 tỷ đồng, đạt 101,50% Nghị quyết, tốc độ tăng trưởng bình quân 14,6% Doanh thu du lịch trên địa bàn huyện tăng hàng năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, cụ thể năm 2015 đạt 266 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2020 đạt 566,7 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 18,7%/năm; các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch được đầu tư, nâng cấp, trang bị đầy đủ tiện nghi, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Có 03 đơn vị đạt tiêu chuẩn địa chỉ du lịch tin cậy tiêu biểu giai đoạn 2015-2017
Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu tổng hợp của Chi cục thống kê Long Điền, năm 2020 dân số của huyện ước khoảng 136.962 người Mật độ dân số bình quân toàn huyện 1.763 người/km 2 Dân số của huyện phân bố không đều: có xã, thị trấn mật độ dân số >3.500 người/km 2 như: xã Phước Tỉnh (5.611 người/km 2 ); có xã mật độ dân số