1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh cần thiết được lựa chọn nghiên cứu

69 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

CHUYEN DE TOT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THUC HIEN

QUY HOACH SU DUNG DAT GIAI DOAN 2016-2020HUYỆN YEN PHONG - TÍNH BAC NINH

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quang Huy

Chuyên ngành : Kinh tế tài nguyên

Lớp : Kinh tế tài nguyên 58Mã số sinh viên : 11162349

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS VŨ THỊ MINH

HÀ NOI - 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan răng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề nàylà trung thực và chưa được sử dụng dé bảo vệ một học vi nào.

- Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện chuyên đề này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong chuyên đề đều đã được chỉ rõ nguồngốc.

Ha Nội, ngày tháng năm 2020Tác giả

Nguyễn Quang Huy

Trang 3

LOI CAM ON

Đề hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp nay, em xin gửi lời cảm ơn chânthành nhất đến tat cả thầy, cô trong khoa Bat động san và Kinh tế tài nguyên, nhữngngười đã cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu dé em có thé hìnhdung được một cách khái quát những gì cần làm trong quá trình thực tập và viếtchuyên đề Đặc biệt, em xin cảm ơn PGS.TS Vũ Thị Minh - người đã tận tìnhhướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của côgiúp em hoàn thành tốt hơn chuyên đề, giúp em nhận ra cái sai cũng như tìm rahướng đi đúng khi viết chuyên đè.

Kế tiếp, em xin cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phongđã cho em có cơ hội thực tập và xin cảm ơn tất cả các cô, chú đã tạo điều kiện giúpđỡ em trong thời gian em thực tập Đặc biệt, em xin cảm ơn đến chú Nguyễn Văn

Hòa — Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường đã tận tình chi bao và giúp đỡ em

rất nhiều trong quá trình tìm hiểu, chọn lọc đề tài và hoàn thành tốt hơn chuyên dé

thực tập.

Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của em còn hạn chế nên chuyên đềtốt nghiệp này khó tránh khỏi những sai sót Em mong thầy cô thông cảm và cho emnhững ý kiến dé em có thé rút nhiều kinh nghiệm hon cho bản thân dé sau khi ratrường có thé làm việc tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !Sinh viên

Nguyễn Quang Huy

MỤC LỤC

LOT CAM ĐOAIN 5- 5< <9 g9 g9 vs gse se i

il

Trang 4

LOI CAM ƠNN G GGGGGG << 9 9 9g g0 ve ii

\¡I9 s00 'ẳ>4 ,ÔỎ ii

DANH MỤC CÁC CHU TAT VA KÝ HIEU - 2-2 2 ©sessessessess VDANH MỤC CÁC BẢNG << se se SssExsEEseEeeSssExsersersessserserserssrssee viPHAN MỞ ĐẦU 2-2 Se©+4EE.4EE.49E.49 E144 7744074407440 071400704407043 E6 1CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA CO SỞ THUC TIENVE ĐÁNH GIÁTHỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DUNG DAT CAP HUYỆỆN - 4

1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất -s s-ssss©csecsecssesses 41.1.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất ¿- 5 2252+Ez+ecrkerkerxerxersses 41.1.2 Nội dụng của quy hoạch sử dung đất cấp huyện - 5:52 61.1.3 Ý nghĩa, tam quan trọng của quy hoạch sử dụng đất -: 61.2 Sự cần thiết về đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đấtError! Bookmark

not defined.

1.2.1 Khái niệm về đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất Error!

Bookmark not defined.

1.2.2 Các nguyên tắc -. : -c-ccc¿ Error! Bookmark not defined.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch sử dung đất 71.3 Cơ sở thực tiễn thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam và tỉnh Bắc

Ninh giai đoạn 2016-2020 0 << s9 nọ 9 TT 000008 0096 14

1.3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam đến

i002020001010Ẽ10Ẻ7Ẻ878 5=ồ.'.£Õ£Ÿ£ 191.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Yên Phong - 20

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬDỤNG DAT HUYỆN YEN PHONG GIAI DOAN 2016-2020 - 222.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Yên Phong có ảnhhưởng đến thực hiện quy hoạch sử dụng đất . -2-scsesscssessesse 222.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Yên Phong 222.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Yên Phong 25

iil

Trang 5

2.2 Các mục tiêu quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Phong đến năm 2020 292.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Phong giai

đoạn 2016 - 22(J22(Ú d - 0 <5 s9 TT 0.00 00.00000000 000900 32

2.3.1: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất năm 2016 36

2.3.2: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đât năm 2017 36

2.3.3: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng dat kì cuối (2018-2019) 40

2.4 Đánh giá chung thực trang thực hiện quy hoạch sử dụng đât huyện YênPhong giai đoạn 2()Ó~2(J2( 0-5 << sọ TT 0.00 0900000090 43

2.4.1 : Các kết qua đạt được và nguyên nhân 2-52 2+ s+£x+£xezEezzsrred 442.4.2 Các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của đánh giá thực hiện quy hoạch sửdụng đất huyện Yên Phong giai đoạn 2016-2020 2- 2 + s+£zzzzs+ced 45CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN QUY HOẠCHSỬ DỤNG DAT CHO GIAI DOAN 2021-2030 -2-scsscsscssesse 483.1 Dinh hướng sử dụng đất huyện Yên Phong giai đoạn 2021-2030 48

3.1.1 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ¿2-2 scs+£zzczeczxred 49

3.1.2 Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp 2 2 2 2+sz+xe+xd 503.2 Các giải pháp chủ yếu tăng cường thực thi quy hoạch, sử dụng đất huyện

Yên PPhOIØ G5 G 2 9 969.999.9999 98 9.999.008.999 000909009948096 55

3.2.1 Giải pháp về chính sách -2-©5¿+++2£x+2E+tEE+SEESExerxrerkrsrkerred 553.2.2 Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư . - 2-2 s+zxezrszrerred 573.2.3 Giải pháp về tăng cường nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực cho quản lýb8 001 58

3.2.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện - + ¿+22 x+£EtzE++EEerxerxerrerrxees 583.2.5 Về khoa học công nghệ và kỹ thuật 2- 22 5¿©2+£xzvzxczrxesred 60KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -° 2s s°©se©sssseEseEsstssesserserssrssesse 61TÀI LIỆU THAM KHẢO

1V

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHU TAT VA KÝ HIỆUUBND Ủy ban nhân dân

GCNQSDĐ_ Giấy chứng nhận quyền sử dung đấtHĐND Hội đồng nhân dân

KT-XH Kinh tế - xã hội

THPT Trung học phổ thông

TNHH Trach nhiệm hữu han

Trang 7

DANH MỤC CÁC BANG

Hình 1.1 Diện tích, cơ cau sử dụng đất năm 2020 cả nước -: -:-+: 15Bảng 1.1: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2016 - 2020 của cảBang 2.1 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Yên Phong 33Bảng 2.2 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Yên Phong 35Bảng 2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kì cuối (2018-2019) huyện Yên

VI

Trang 8

PHAN MỞ DAU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gìthay thé được, là nền tảng dé phân bố và xây dựng các ngành kinh tế quốc dân, cáckhu dân cư, các công trình phục vụ đời sống và sự nghiệp phát triển văn hóa và anninh quốc phòng.

Trong thời gian qua, công tác quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch kếhoạch sử dụng đất luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đượctriển khai rộng khắp trên phạm Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một bộ phậnquan trọng trong công tác quản lý Nhà nước thuộc hệ thống pháp luật về đất đai của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trướcmắt mà cả lâu đài, việc thực hiện đúng phương án quy hoạch đóng vai trò quyếtđịnh tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất.

Tinh Bắc Ninh nam trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Không nằmngoài tình hình chung của cả nước, quy hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phốvà của cả tỉnh Bắc Ninh còn nhiều vấn đề cần bàn Một trong những nguyên nhâncơ bản của tình trạng này là do những tồn tại, bất cập trong công tác lập và thựchiện quy hoạch sử dụng đất.

Huyện Yên Phong đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 Phương án này đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt theo quyết định số275/QD-CT ngày 3/4/2017 Năm 2018 huyện Yên Phong tiến hành điều chỉnh quyhoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016 - 2020 Đây làcơ sở pháp ly quan trọng dé địa phương thực hiện việc quan lý và sử dụng đất từnăm 2016 đến nay Sau một thời gian thực hiện, huyện Yên Phong đã đạt được

2016-nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên một số nội dung củaphương án quy hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện triệt để do nhiều nguyênnhân, dẫn đến tính khả thi của phương án chưa cao Vì vậy, đề tài “Đánh giá thựchiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 huyện yên phong - tỉnh bắc

Trang 9

ninh” cần thiết được lựa chọn nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của huyện, tạo ra tầm nhìntong quát về phân bé quỹ dat cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020.

Khoanh định, phân bố đất đai phục vụ yêu cầu của các hoạt động kinh tế trong

thời gian tới, là cơ sở để giao đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đảm bảo

hài hoà giữa các mục tiêu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củahuyện, của tỉnh đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.

Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cácngành và cấp xã.

Tạo điều kiện cho việc thu hút các dự án đầu tư, hình thành các vùng sảnxuất nông nghiệp, các trung tâm văn hoá - xã hội và dịch vụ, khu công nghiệp tậptrung và cụm sản xuất kinh doanh tập trung góp phần thực hiện quá trình phát triểnCông nghiệp dịch vụ, nông nghiệp và nông thôn theo chiến lược phát triển kinh tếxã hội của tỉnh đến năm 2020.

Bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thai và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên

trong quá trình khai thác sử dụng đất đai.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Tìm hiểu chỉ tiêu sử dụng đất theo nhóm đất đã được thực hiện của phương ánquy hoạch sử dụng đất và một số công trình dự án nằm trong phương án quy hoạch sửdụng đất và phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đấttheo các số liệu đã điều tra và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thicủa quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên Phong.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

Thu thập thông tin tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phong;

điều tra các thông tin, số liệu về biến động diện tích đất giai đoạn 2016-2019; sốliệu chỉ tiêu kiểm kê đất đai năm2016, 2018; bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyệnYên Phong năm 2016, năm 2019; số liệu các chỉ tiêu chủ yếu trong phương án quy

Trang 10

hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Yên Phong đến năm 2020;

Điều tra, thu thập thông tin tại các ban ngành trong huyện; số liệu điều tra vềviệc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của các ngành, số liệu dân số, lao động, số liệuthực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của huyện.

Khảo sát thực địa, điều tra bố sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ; chỉnh lýbồ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ tại thực địa.

4.2 Phương pháp thong kê, so sánh

Dựa vào những tài liệu, số liệu đã có sẵn ở các phòng ban dé phân tích chọnlọc các tài liệu, số liệu phù hợp Sau đó tiến hành xử lý các số liệu, tài liệu đã thuthập được; thống kê, so sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất cụ thé trong cơ cấu sửdụng đất qua các giai đoạn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

4.3 Phương pháp phân tích, tong hợp

Tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập được, phục vụcho việc nghiên cứu của dé tai và rút ra các kết luận.

4.4 Phương pháp mình hoạ trên bản đồ

Dùng dé xử ly các số liệu điều tra, thu thập bằng các chương trình máy tínhnhư Word, Excel, Microstation trong xử lý số liệu và thê hiện kết quả.

Trang 11

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

SỬ DUNG DAT CAP HUYỆN

1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dung dat1.1.1 Khái niệm quy hoạch sw dụng dat

“Đất dai” là một phần lãnh thé nhất định có vị trí, hình thể, diện tích với

những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa

hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính ), tạora những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau Nhưvậy, dé sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình nghiên cứu, lao độngsáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thé và đề xuất một trậttự sử dụng dat nhất định.

Về mặt bản chất: đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnhvực sử dụng đất và việc tô chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặtvới phát triển kinh tế - xã hội Như vậy, quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng

kinh tế - xã hội thé hiện đồng thời 3 tinh chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế Trong

- Tinh kinh tế: Thể hiện bang hiệu quả sử dung đất đai.

- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu

- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đấttheo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.

Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống cácbiện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dung và quảnlý đất dai đây đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bồquỹ dat dai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đấtnhư tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dung dat cụ thé), nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất cua xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất dai và môi trường”.

- Tính đầy đủ: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất

- Tính hợp lý: đặc điểm tinh chat tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu

Trang 12

cầu và mục đích sử dụng.

- Tính khoa học: Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháptiên tiến.

- Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.

Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các

quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích

cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai vàtô chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quảsản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.

Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, cácngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình; xác lậpsự ôn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở đểtiến hành giao cấp đất và đầu tư đề phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực,phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội.

Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nướcnhằm tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gâylãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêmtrọng quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp córừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lẫn chiếm huỷ hoại đất, phávỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tốn thất hoặc kimhãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về những tìnhhình bat 6n định chính tri, an ninh quốc phòng ở từng địa phương.

Trang 13

1.1.2 Nội dụng của quy hoạch sử dụng đất cấp huyệne Dinh hướng sử dụng đất 10 năm;

‹ Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dungđất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp

¢ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dung dat.

1.1.3 Ý nghĩa, tam quan trọng của quy hoạch sw dụng đất

* Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất nói chung

Quy hoạch sử dụng đất là công tác có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý vàsử dụng đất dai Day là công cụ hữu hiệu tạo ra những điều kiện lãnh thô cần thiết dé tổchức sử dụng đất có hiệu quả cao Mặt khác quy hoạch sử dụng đất còn là một trong 13nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (theo Điều 6 Luật đất đai 2013), đây là căn cứpháp lý để thực hiện việc giao đất và thu hồi đất.

* Ý nghĩa, tam quan trọng của quy hoạch sử dung đất cấp tinh và cấp huyệnTrong hệ thống quy hoạch sử dụng đất của nước ta, quy hoạch sử dụng đấtcấp tỉnh và cấp huyện là hai bộ phận quan trọng :

- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có vị trí trung tâm và là khung sườn trunggian giữa vi mô và vi mô, giữa tông thé và cụ thé, giữa Trung ương va địa phương.Nó có tác động trực tiếp tới việc sử dụng đất của các Bộ, ngành, vùng, các huyện,

các dự án; đồng thời còn có vai trò cụ thé hoa, bồ sung, hoàn thiện quy hoạch sửdụng đất cả nước.

- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là cơ sở đề cụ thé hóa quy hoạch sử dụng đất

Trang 14

cấp tỉnh và cả nước, có tác dụng trực tiếp chỉ đạo và khống chế quy hoạch sử dụng đất củanội bộ các ngành, các xí nghiệp, kế thừa quy hoạch cấp trên.

1.2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat

1.2.1 Khai niém

Theo quy dinh tai khoan 2, khoan 3 Diéu 3 Luat dat dai 2013:

Quy hoạch sử dung đất là việc phân bỗ và khoanh vùng đất dai theo khônggian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảovệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầusử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị

hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời giandé thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng dat.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế-xã hội có tính đặc

thù, đây là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ

thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế-xã hội được xử lý bằng các biện pháp phântích, tông hợp về sự phân bố địa ly của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội dé tổchức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tạivà tương lai của xã hội một cách tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả nhất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không chỉ đơn thuần là các biện pháp kỹ

thuật, cũng không đơn thuần là một quy phạm pháp luật thông thường Xét mộtcách toàn diện, quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế-xã hội đặc thù thểhiện đồng thời ba tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế Trong đó:

Tính kinh tế: Thé hiện bằng hiệu quả sử dung đất dai;

Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu

Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục dich và quyền sử dụng đất theo quyhoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.

1.2.2 Đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dung dat

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã

hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp

thành quan trọng của hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốcdân Các đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thé hiện cụ thể như sau:

Trang 15

* Tinh lịch sử - xã hội:

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụngđất đai Mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội

thé hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong quy hoạch sử

dụng đất đai, luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai cũng như quan hệ giữangười với người về quyền sở hữu và sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai thêhiện đồng thời vừa là yếu tố thúc đây phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tốthúc đây các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thứcsản xuất của xã hội.

* Tính tổng hợp:

Tính tổng hợp của quy hoạch sử dung đất đai biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: Đốitượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đaicho nhu cầu nền kinh tế quốc dân; quy hoạch sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnhvực về khoa học, kinh tế và xã hội như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, đân số vàđất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái

* Tính dài hạn:

Căn cứ vào các dự báo xu thé biến động dài hạn của những yếu tô kinh tế xãhội quan trọng, xác định quy hoạch trung và dai hạn về sử dụng đất đai, đề ra cácphương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho

việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn.

Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất dé thực hiện chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từngbước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến Thời hạn của quy

hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc xa hơn.* Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô:

Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước cácxu thé thay đôi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bồ sử dụng đất (mang tínhđại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thé, chỉ tiết của sự thayđối) Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quyhoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất.

* Tính chính sách:

QHSD đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội Khixây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất

Trang 16

đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt băng đất đai các mụctiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ôn định kế hoạch kinh tế-xã hội; tuânthủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân sé, đất đai và môi trường sinh thái.

* Tinh khả biến:

Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phươngdiện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biếnđổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinhtế trong một thời kỳ nhất định Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càngtiễn bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đôi, các dự kiến của Quy hoạch sử dụngđất đai không còn phù hợp Việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch là biệnpháp thực hiện và cần thiết Điều này thé hiện tính khả biến của quy hoạch, Quyhoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắnốc "quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện " vớichất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao [3]

1.2.4 Các nguyên tắc của quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat

Các quy luật phát triển kinh tế khách quan của phương thức sản xuất xã hộichủ nghĩa là yếu tố quyết định nội dung và phương pháp quy hoạch sử dụng đất.Nói một cách khác, các quy luật đó đã điều khiến hoạt động của Nhà nước trong

lĩnh vực phân phối và sử dụng tài nguyên đất Quyền sở hữu toàn dân về đất đai màNhà nước là chủ thé đại diện là cơ sở dé bố trí hợp ly các ngành, tạo điều kiện đểchuyên môn hóa sâu các vùng kinh tế và là một trong những điều kiện quan trọngnhất của bước quá độ nên kinh tế nghèo nàn lạc hậu lên nền kinh tế sản xuất xã hội

chủ nghĩa.

Trong quá trình quá độ đó, QHSD đất đóng vai trò quan trọng Thông qua quyhoạch, Nhà nước thực hiện chức năng phân phối và phân phối lại quỹ đất nhằm đápứng nhu cầu va đất sử dụng cho các ngành, các chủ thé sử dụng đất Quy hoạch sửdụng đất còn là công cụ để Nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ đất đai, thiết lậpthé chế quản ly, sử dụng tài nguyên đất, củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa Đặctrung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thê hiện qua 5 nguyên tắc sau:

Một là, tuân thủ nguyên tắc đất dai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại

điện chủ sở hữu.

Nguyên tắc này là cơ sở của mọi hoạt động và biện pháp có liên quan tớiquyền sử dụng đất, là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động quy hoạch sử

Trang 17

dụng đất Nó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn là một vấn đề chính trị quantrọng, bởi đất đai đã được xã hội hóa thành sở hữu toàn dân Nhà nước là người cóquyền đại điện toàn dân thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu.

QHSD đất có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạmđến quyên và lợi ích của các chủ thé sử dụng đất Khi QHSD đất người ta đã lập nênđường ranh giới giữa các chủ thé sử dụng đất, giữa các loại đất, tức là đã xác định

phạm vi quyền lợi giữa những người sử dụng đất với nhau Người sử dụng đất chỉcó quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu Người sử dụng đất được mở rộng cácquyền trong quá trình sử dụng đất như chuyền đổi, chuyên nhượng, cho thuê, thừakế, thé chấp nhưng moi thay đổi trong cơ cau sử dụng đất phải được kịp thờiphan ánh trong các tài liệu thích hợp dé Nhà nước theo dõi, kiểm tra, giám sát.

Hai là, sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên.

Đất đai có một đắc tính quan trọng là nếu được sử dụng đúng và hợp lý thìchất lượng đất ngày càng tốt lên Tính chất đặc biệt này của đất đòi hỏi chúng taphải hết sức chú ý trong quá trình sử dụng đất Một trong những vấn đề bảo vệ đấtlà ngăn ngừa và hạn chế xói mòn do gió và nước gây ra Ngoài ra trong lĩnh vực bảovệ đất, quy hoạch sử dụng đất không chỉ làm nhiệm vụ chống xói mòn mà còn phảichống quá trình ô nhiễm đất, suy thoái đất, bảo vệ các yêu tố của môi trường thiên

sản xuất với tinh thần hết sức tiết kiệm.

Ba là, tổ chức phân bồ quỹ đất cho các ngành.

Khi phân bổ quỹ đất cho các ngành, cần đảm bảo nguyên tắc tổ chức sử dụngtài nguyên đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nóiriêng, trong đó ưu tiên cho ngành nông nghiệp Sự phát triển của các ngành công

nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thủy điện, dầu khí đều đòi hỏi phải có đất.Việc bố trí các khu công nghiệp, các tuyến đường giao thông vận tải, các khu khaithác khoáng sản và các công trình xây dựng lớn thường được dự kiến trước trong kếhoạch phát triển kinh tế quốc dân dài hạn Nhưng trong các quy hoạch đó thường

mới chỉ dự kiên vùng va địa diém sẽ xây dựng, còn vi trí cụ thé sẽ được xác định

10

Trang 18

trong quá trình quy hoạch sử dụng đất đưới hình thức thành lập một đơn vi sử dụngđất phi nông nghiệp mới Thực chat đó là việc lay một khoảnh đất nào đó từ quỹ đấtdự phòng của quốc gia hoặc từ quỹ đất nông nghiệp đề bố trí cho một công trình phi

nông nghiệp.

Khi giao đất cho các nhu cầu phi nông nghiệp, hầu như bao giờ cũng làm thayđôi cơ cau sử dụng đất của đơn vị bị mắt đất Do đó, khi xây dựng dự án giao đấtcần lưu ý dé hoạt động sản xuất của cơ sở đó không bị hoặc ít bị ảnh hướng nhất.Những diện tích đất giao cho các nhu cầu phi nông nghiệp nên lấy từ đất chưa sử

dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trong nông nghiệp Trong trường hợp việc giao đấtcho nhu cầu phi nông nghiệp làm cho cơ cấu sử dụng đất bị thay đôi nhiều, tổ chứclãnh thổ bên trong bị đảo lộn thì phải quy hoạch lại toàn bộ hoặc một phần hoặctừng bộ phận cho đơn vi sử dụng đất đó.

Khi đánh giá về mặt kinh tế những hậu quả do việc giao đất gây ra, chủ sửdụng đất bị mất đất có quyền đòi hỏi chủ được giao đất phải bồi thường toàn bộnhững khoản thiệt hại do việc thu hồi đất và giao đất gây ra và cả những chi phí déquy hoạch lại Việc bồi thường những khoản chỉ phí trên cho chủ bị mắt đất là nghĩavụ và trách nhiệm của chủ được giao đất.

Bốn là, QHSD đất phải tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thé hợp lý.

QHSD đất được tiến hành theo kế hoạch chung của Nhà nước, của ngành vàcủa từng đơn vị sử dụng đất cụ thể Trên cơ sở đó có thé áp dụng các hình thức quanlý kinh tế tiên tiến, ứng dụng các công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuậtnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng đất và sử dụng lao động.

QHSD đất phải nhằm mục đích tạo ra những điều kiện về tổ chức lãnh thổthúc đây các đơn vị sản xuất thực hiện đạt và vượt mức kế hoạch Nhà nước giao.Khi QHSD dat, người ta dự kiến phương hướng sử dụng đất trong một thời gian dài.

Năm là, phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng lãnh thổ.Mỗi vùng, mỗi đơn vị sử dụng đất đều có những điểm khác biệt về điều kiệntự nhiên, kinh tế, xã hội nên phương án quy hoạch xây dựng phủ hợp cho từng vùngcũng khác nhau Nếu không thì không thé tổ chức sử dung hợp ly dat dai.

Điều kiện tự nhiên là các yếu tố về khí hậu, điều kiện đất đai (địa hình, thổnhưỡng), khí hậu, ánh sáng, nguồn nước và các điều kiện khác Đây là các yếu tố cơbản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất đối

với hoạt động sản xuất nông nghiệp Vì vậy, trong thực tiễn việc sử dụng đất cần

11

Trang 19

tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinhtế, xã hội và môi trường.

1.2.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch sử dụng dat1.2.3.1 Yếu tố kinh tế

Trình độ kinh tế của một giai đoạn phát triển được thể hiện : cơ sở hạ tầnghiện tai, tiềm năng kinh tế , các yếu tố này ảnh hương rat lớn đến hiệu quả thực

hiện quy hoạch sử dụng đất

Nền kinh tế phát triển ở giai đoạn cao , có điều kiện đầu tư vào cải tạo nângcấp đất đai thì chất lượng đất đai ngày càng tốt hơn Những quá trình phát triển đòihỏi một khối lượng lớn đất đai còn được khai thác triệt để hơn Ngược lại với nền

kinh tế lạc hậu , kém phát triển , đất đai chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nông

nghiêp thì hiệu qủa sử dụng thấp Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra quátrình nền kinh tế phát triển nên quá trình chuyên đôi từ đất nông nghiệp sang các loạiđất khác diễn ra tương đối phức tạp nên công tác quản lý càng trở nên quan trọng hơn.Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như hiện nay thì đất đai cũng trở thànhmột loại hàng hóa được đưa ra trao đổi và mua bán trên thi trường, sau mỗi lần mua đibán lại trên thị trường, đất đai thường bị thay đổi mục đích sử dụng Mặc dù việc muabán đất đai trên thị trường đã được sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên sau đó đất đaiđược sử dụng như thé nao, vào mục đích gì thì các nhà quan lý cũng không quan tâmmà phải kiểm tra và nhắc nhở đảm bảo việc sử dụng đất đúng quy hoạch.

1.2.3.2 Yếu t6 xã hội

Nhân tố xã hội bao gồm các yếu tố như: pháp luật, văn hóa truyền thống, chếđộ xã hội, các nhân tố này có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý quy

hoạch sử dụng đất Đặc biệt là yếu tố pháp luật, pháp luật là đo nhà nước đặt ra

chung với cả nước tuy nhiên ở mỗi địa phương với điều kiện kinh tế, xã hội khácnhau thì đều có cơ chế quản lý khác nhau Pháp luật là một công cụ hữu hiệu nhấttrong quản lý nhằm đảm bảo tính công bằng đối với mọi người dân trong quá trìnhkhai thác và sử dụng đất.

Pháp luật ở một địa phương nếu được lập ra chặt chẽ và phù hợp với cơ chếở địa phương đó thì công việc quan lý có thé sẽ đỡ vất vả hơn và ngược lại Nhân tố

12

Trang 20

văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán có ảnh hưởng trực tiếp tới tác phong vàtư duy của người dân trong việc sử dụng đất Nếu người dân địa phương có ý thứcsử dụng đất tốt, có ý thực chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp thì công tác quản lý sẽđơn giản hơn, nhưng nếu người dân vốn đã không có ý thức sử dụng hợp lý, đấtđúng pháp luật thì công tác quản lý sẽ cực kì khó khăn phức tạp Chế độ xã hội làyếu tố liên quan đến hệ thống cơ chế quản lý hiện tại của địa phương đó, nếu hệthống quản lý trên tất cả các lĩnh vực khác nhau như an ninh, quốc phòng, giáodục, tốt thì đó là điều nhiên nếu chế đọ xã hội có bộ máy quản lý lỏng lẻo khôngnghiêm túc thì đó quả là khó kiện tiền đề quan trọng đối với công tác quản lý quyhoạch sử dụng đất, tuy khăn lớn đối với công tác quản lý sử dụng đất.

1.2.3.3 Yếu to con người

Quản lý quy hoạch sử dụng đất xét về thực chất chính là quản lý các hoạtđộng của con người trong quá trình sử dụng đất Việc quản lý là của nhà quản lý,còn việc sử dụng đất thì lại tùy thuộc vào mỗi con người, nếu mỗi người dân ngaytừ đầu đã có những nhận thức đúng đắn và có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành cácquy định của nhà nước trong quá trình sử dụng đất thì sẽ tạo điều kiện rất tốt chocông tác quản lý Nhân tổ con người còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: trình độvăn hóa, ý thức của người dân và mật độ dân cư sinh sống trên địa bàn Mỗi nhântố trên đều có tác động đến công tác quản ly Xã hội càng phát trién thì việc quan lýsử dung đất dia càng phức tạp, khi trình độ văn hóa được nâng lên thì công tác quảnlý cũng chưa chắc đã đơn giản hơn, nếu trình độ văn hóa được nâng lên cùng với ý

thức của con người trong quá trình sử dụng thì công tác quản lý sẽ đơn giản hơn.

Những nếu trình độ văn hóa được nâng lên mà ý thức chấp hành luật pháp giảm đithì công việc quản lý thực sự gặp khó khan Cùng với quá trình đô thị hóa là sự tănglên đáng ké của dân cư ở đô thị, đất đai được phát huy tác dụng một cách tối đa.Tuy nhiên sự gia tăng mật độ dân cư quá lớn và đột ngột khiến cho công tác quản lýgặp rất nhiều khó khắn.

13

Trang 21

1.3 Khái quát tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam vàtỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020

1.3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất ở Việt Namđến 2020

1.3.1.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật, cả nước đãcó 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủphê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Kết quả thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng dat của các tinh đã góp phan từng bước cụ théhóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, đặc biệt trong đầu tưxây dựng cơ sở hạ tang, phát triển không gian đô thị, khai thác một cách cóhiệu quả tiềm năng đất đai, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụngđất, xây dựng quy hoạch sử dụng đất của các huyện trên cả nước.

Tuy nhiên, sau nhiều năm tổ chức triển khai thực hiện, quy hoạch sửdụng đất của các tỉnh đã bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, không theo kịp tìnhhình phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh; trong khi đó, Luật đất đai năm

2013 với nhiều điểm mới có hiệu lực thi hành, quy hoạch sử dụng đất đã

duyệt không còn phù hợp với tình hình mới Vì vậy, đến nay đã có 63/63 tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạchsử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 -2020) Đây là một trong những căn cứ pháp lý và cơ sở quan trong dé các tỉnhthực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai.

Theo quyết định số 2582/QD-BTNMT ngày 08/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và môi trường về Phê duyệt và công bố kết qua thống kê diện tích dat đai tínhđến 01/01/2018 thì tổng dện tích tự nhiên của cả nước33.095.740 ha, bao gồm:

- Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 26.226.396 ha, chiếm 79,24% diện tích tựnhiên đạt 100,02% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

- Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.705.075 ha, chiếm 11,2 % diện tích tựnhiên đạt 92,14 % so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt

14

Trang 22

- Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 3.164.269 ha, chiếm 9,56% diện tích tựnhiên đạt 109,87% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt

Hình 1.1 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2020 cả nước

Thực hiện Nghị quyết số 17/2018/QH 13 ngày 22 tháng 11 năm 2018 của kỳhọp thứ 2 Quốc hội khoá XIV về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạchsử dụng đất 5 năm (2016-2020) cấp Quốc gia, Chính phủ đã phân bổ chỉ tiêu sửdụng đất cấp quôc gia cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND các tỉnh, thànhphố theo công văn số 23/CP ngày 23/02/2019.

Sau khi có chỉ tiêu phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Chính phủban hành, tính đến nay (tính đến tháng 7/2019) đã có 62 tỉnh, thành trình thâm định

qua Bộ Tài nguyên và Môi trường.

15

Trang 23

Bảng 1.1 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2016 - 2020 của cả

b Đất lâm nghiệp 11.575 16.243 15.366 94,60- Dat rừng sản xuất 4.734 7.702 7.432 96,49- Dat rừng phòng hộ 5.398 6.563 5.795 88,30

- Đất rừng đặc dụng 1.443 1.978 2.139 108,14c Dat nuôi trồng thuỷ sản 368 700 690 98,57d Đất làm muối 19 21 18 85/71d Dat nông nghiệp khác 15 16 26 162,50

2 ĐẤT PHI NONG NGHIỆP 1.622 2.844 2.625 92,30

a Dato 443 1.036 685 66,12

- Dat ở tại nông thôn 371 925 551 59,57

- Đất ở tại đô thị 72 111 134 120,72b Đất chuyên dùng 1.072 1.703 1824 107,11

- Dat trụ sở co quan, công trình SN 19 29 19 65,52- Đất quốc phòng, an ninh 192 281 " 120,28- Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 69 227 260 114,57

- Đất có mục đích công cộng 792 1.166 1207 103,48c Dat tôn giáo, tín ngưỡng 13 13 15 113,24d Dat nghia trang, nghĩa địa 94 92 101 109,85

3 DAT CHUA SU DUNG 8.739 2.880 3.164 109,87

16

Trang 24

1.3.3.2 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất* Những kết quả đạt được

Các cấp, các ngành đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với việc quản lý đất đai theo quy hoạch và phápluật Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành một công cụ quan trọng trongcông tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở dé Nhà nước thực hiện quyền địnhđoạt về đất đai Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai đồng bộtrong thời gian qua đã đóng góp quan trọng trong việc phân bổ, sử dụng hiệu quả tàinguyên đất đai, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

và từng địa phương.

Trong 5 năm qua, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã chủ động giành quỹđất cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các khu công nghiệp, khu đô thịgóp phần đảm bảo thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh Cơ cau sử dụng đất phi nông nghiệp phù hợp với việc chuyên dich cơ cau kinhtế, đáp ứng nhu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.

Thông qua thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo quỹ đất dé đấugiá đất giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; đóng góp đáng kểvào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách Nguồn thu từ đất trở thành nguồn lựcquan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng dần qua các năm, đặcbiệt từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành (năm 2016 là 117.594 tỷđồng; năm 2017 đạt 136.821 tỷ đồng: năm 2018 đạt 140.029 tỷ đồng: năm 2019 đạt

146.876 tỷ đồng).

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở đề triển khai thực hiện các chínhsách, pháp luật về đất đai nhằm góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo việc làm,nâng cao đời sống, tăng thu nhập, tạo điều kiện cải thiện đời sống cho nhân dân.Đặc biệt với điều kiện nước ta có hơn 70% số dân sống ở vùng nông thôn, sản xuất

lương thực là chủ yêu (chiếm tỷ trọng 63,9% trong tông giá trị sản xuất ngành trồngtrọt), quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khoanh định quỹ đất sản xuất nông nghiệphợp lý, bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ lương thực trong

nước, có dự trữ chiên lược và xuât khâu gạo, nông sản hang đâu thê giới (từ một

17

Trang 25

nước thiếu lương thực, đến nay sé luong gao xuất khẩu của nước ta là khoảng 16triệu tấn/năm).

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đóng góp tích cực và hiệu quả trongviệc khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi táisinh, rừng trồng kinh tế Việc giao đất, giao rừng đã ngăn chặn được tình trạng suythoái rừng nghiêm trọng Đất lâm nghiệp trong 5 năm qua liên tục tăng, diện tíchđất lâm nghiệp tăng, góp phần nâng độ che phủ lên gần 32% năm 2020 Diện tíchđất chưa sử dụng của cả nước từng bước được khai thác đưa vào sử dụng một cáchhợp lý, vừa đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường; vừa đápứng khả năng mở rộng diện tích đất phi nông nghiệp theo yêu cầu công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước; cũng như tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.* Tén tại

Quy hoạch sử dung đất chưa đồng bộ với quy hoạch tổng thé phát triển kinhtế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành về không gian, thời gian, thâm quyền lậpvà thâm định phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch các ngành còn thiếu liên thông, liên kết pháttriển không gian Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác lập và thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa chặt chẽ và hiệu quả.

Trong nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian qua, hệ thống chỉtiêu sử dụng đất được áp dụng chung cho cả bốn cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, xã)gồm 46 chỉ tiêu, dẫn đến tình trạng là chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia,cấp tỉnh quá chỉ tiết và làm hạn chế quyền chủ động của địa phương cấp dưới, chưagiúp cho việc điều chỉnh linh hoạt cơ cấu sử dụng đất phù hợp với yêu cầu của địa

phương, ngành Từ đó không xác định rõ được trách nhiệm của từng cấp trong việc

thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt Công tác dự báo nhu cầusử dụng đất của các ngành, lĩnh vực còn nhiều bất cập, chưa sát với tình hình thực ténên dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh các chi tiêu quy hoạch sử dung dat sau khi

được phê duyệt.

Việc tô chức triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở một số địa phươngchưa tốt, chưa thực sự coi quy hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý quan trọng trong

18

Trang 26

việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất; đặc biệttrong việc triển khai các dự án: công nghiệp, đô thị, dịch vụ (sân golf) còn có tìnhtrạng sử dụng đất sai mục đích, tình trạng đất nông nghiệp bị thu hồi, chuyên mụcđích không có hiệu quả, thiếu sự cân nhắc đến sự phát triển chung của toàn vùng.

Việc kiểm tra, giám sát ở một số địa phương chưa được coi trong; tình trang

vi phạm quy hoạch vẫn còn xảy ra, chưa được phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm

minh Công tác kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất chưa thực sự nghiêm túc, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu

quy hoạch đã được phê duyệt.

Việc quy hoạch chuyển đổi diện tích lớn đất trồng lúa sang mục đích phinông nghiệp, đặc biệt tại các vùng lúa có điều kiện canh tác tốt, hạ tầng thuận lợi,mà chưa cân nhắc hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, môi trường lâu dài tác độngkhông nhỏ tới đời sống của một bộ phận nông dân và mục tiêu bảo đảm an ninhlương thực; trong khi đó một số dự án đã thực hiện thu hồi đất nhưng chậm đầu tư,chậm đưa vào khai thác sử dụng dẫn đến còn tình trạng “dự án treo” Việc quyhoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, có địa phương tỷ lệ lấp daycòn thấp (dưới 60%) nhưng vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác.Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục - dao tạo, thé dục thé thaochưa đáp ứng được nhu cầu, vị trí bố trí chưa hợp lý Co cau sử dụng đất trong đôthị chưa hợp lý, đất dành cho giao thông đô thị còn thiếu, tỷ lệ đất dành cho giaothông chưa đến 13% (yêu cầu từ 20 - 25%), tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh thấpdưới 1% (yêu cầu 3 - 3,5%) và đất dành cho các công trình công cộng (công viên,cây xanh, mặt nước, ) còn thiếu, nhất là tại các đô thị lớn.

1.3.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninhđến năm 2020

Từ tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng đất của các

thành phần kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời kỳ mới, năm 2017UBND tỉnh Bắc Ninh đã lập phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh BắcNinh đến năm 2020, và đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số:18/2018/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2018 Đến năm 2020 8/§ đơn vị hành chính

19

Trang 27

cấp huyện và 126/126 đơn vi hành chính cấp xã thực hiện xong việc lập quy hoạch,điều chỉnh quy hoạch sử dụng dat đai và đã được phê duyệt.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý

nhà nước về đất đai của tỉnh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt là

phương tiện để các cấp chính quyền định hướng việc sử dụng đất đai, làm tăng lợi

ích cộng đồng Nhờ có quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat, Bắc Ninh đã kiểm soát

chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, dat lâm nghiệp có rừng dé sử dụng vào cácmục đích khác; chủ động trong việc khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp,đất lâm nghiệp Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai góp phần giúp chocác địa phương đánh giá chính xác tiềm năng đất đai của mình.

Tuy nhiên, thực tế triển khai công tác thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụngđất tại địa phương cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế Nhiều cấp uỷ đảng chínhquyền, còn xem nhẹ vai trò của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất coi đây

là nhiệm vụ của riêng ngành tài nguyên - môi trường Một số địa phương khi xây

dựng kế hoạch sử dụng đất đai chưa tô chức tốt việc đăng ký kế hoạch sử dụng đấtđai ở các cấp, các ngành nên nhiều dự án có nhu cầu sử dụng đất không đăng ký,hoặc có dự án đã đăng ký nhưng không khả thi do nguồn vốn thiếu, do chưa điều tra

xử ly tốt nguồn thông tin Vì vậy tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

chưa cao, nội dung quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa tính toánđầy đủ về hiệu quả kinh tế và môi trường, mức độ sử dụng của các thành phần kinh tếtrong sử dung dat dẫn đến nhu cầu tính toán chưa phủ hợp với thực tế sử dụng.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Yên Phong

Công tác phối hợp giữa các ngành trong việc lập, thâm định quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đai chưa chặt chẽ, đồng bộ, còn chồng chéo giữa các quy hoạchngành và giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch xây dựng đô thị Trong khiquy hoạch sử dụng đất đai phải căn cứ vào quy hoạch tông thé phát triển kinh tế xã

hội và quy hoạch các ngành như nông — lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi,

công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp Cho nên Yên Phong cần day mạnh công tácphối hợp với các đơn vị liên quan dé thực hiện quy hoạch một cách nhanh và hiệu

quả nhất.

20

Trang 28

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬDUNG DAT HUYỆN YEN PHONG GIAI DOAN 2016-2020

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Yên Phongcó ảnh hướng đến thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Phongđến năm 2020 (giai đoạn 2016 - 2020) đối với từng chỉ tiêu quy hoạch, loại hình sửdụng dat, từ đó rút ra những ý kiến xác thực về nội dung hoàn thành các chỉ tiêu quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đặt ra, mức độ hợp lý hay bất hợp lý trong quá trình

giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hiệp Hoà và Việt Yên - Bắc Giang.

- Phía Nam giáp thi xã Từ Sơn, huyện Tiên Du.

- Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh.

- Phía Tây giáp huyện Đông Anh và Sóc Sơn - Hà Nội.

Huyện Yên Phong có diện tích tự nhiên là 9.686,15 ha Huyện có vi trí trơng

đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội Trung tâm huyện ly YênPhong (Thi tran Chờ) cách tỉnh ly Bac Ninh 13 km về phía Đông; cách thủ đô HàNội 25 km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A con đường huyết mach của cả nước 8

km về phía Nam và cách sân bay quốc tế Nội Bài, cửa khâu hàng không lớn nhấtnước 14 km về phía Tây Phía Bắc có sông Cầu là con sông lớn, thượng lưu thôngđến Thái Nguyên, hạ lưu thông xuống Hải Dương, Hải Phòng làm cho Yên Phongcó nhiều tiềm lực phát triển thương mại, dịch vụ.

Với vị trí địa lý như vậy Yên Phong có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng

22

Trang 29

đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện dé phát triển kinh tế - xã hội,hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp,

thương mại - dịch vụ.

b Địa hình, địa mạo

Năm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình toàn huyện tương đối bằngphang, có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình toàn huyệnkhoảng 4,5m so với mực nước biển, được bao bọc và chia cắt bởi 3 con sông: Sông Cầubao phía Bắc huyện, sông Cà Lỗ bao phía Tây huyện, sông Ngũ Huyện Khê phía Nam

huyện Nhìn chung địa bàn của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông,

thuỷ lợi, xây dựng các công trình cơ sở hạ tang, cũng như việc quy hoạch bé trí cáckhu công nghiệp, khu chuyên canh sản xuất hàng hóa, khu đô thị, khu dân cư.

c Khí hậu

Yên Phong năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng âm mưa

nhiều, mùa đông khô hanh, ít mưa.

Mùa ít mưa, lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trungbình tháng từ 6 - 219, lượng mưa/tháng biến động từ 20 - 56mm.

Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình tháng từ100mm đến 312mm Các tháng mùa mưa có lượng mưa chiếm 80% lượng mưa

trong năm Nhiệt độ bình quân thang từ 23,7 - 29,19 Œ.

Độ âm không khí trung bình trong năm 83% Độ âm không khí cao nhất vàotháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77%.

Nhìn chung Yên Phong có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiềuloại cây trồng, dé phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú Mùa đông cóthê trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao Hạn chế là cần phảichú ý đến các hiện tượng bắt lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phânbố không đều giữa các mùa, để có kế hoạch chi dao sản xuất cho hợp lý Yếu tố hạnchế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úngcác khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện

c Thuy văn

23

Trang 30

Huyện có hệ thống sông ngòi bao bọc xung quanh Phía Bắc huyện là sôngCau, phía Đông và phía Nam là sông Ngũ Huyện Khê, phía Tây là sông Cà Lô.

Sông Cầu là con sông lớn chảy qua địa bàn từ xã Tam Giang đến xã Tam Đa,là ranh giới tự nhiên giữa huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Giang Hàng năm nước lũxuất hiện vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 9, mặt sông rộng, nước chảy siết Mùakhô lòng sông hẹp, lưu lượng nước thấp.

Sông Ngũ Huyện Khê là con sông lớn thứ hai chảy qua huyện từ xã

Văn Môn đến xã Đông Phong, là ranh giới giữa thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du vàYên Phong Sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phụcvụ sản xuất nông nghiệp.

Sông Cà Lỗ chảy qua huyện từ xã Hoà Tiến đến xã Tam Giang dai 7 km, là

ranh giới giữa huyện Yên Phong với Huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội.

Ngoài các sông chính có lượng nước đổi dào trên, huyện Yên Phong còn cóhệ thống kênh mương khá đồng bộ cùng với khoảng 400 ha ao hồ được phân bố đều

ở các làng xã, đáng kể nhất là 3 đầm lớn: Đầm Nâu (thôn Phương La Đoài); ĐầmVọng Nguyệt (xã Tam Giang) sâu 4 mét, rộng 10 ha; Dam Phù Yên (xã Dũng Liệt)sâu khoảng 6 mét và rộng 6 ha Các đầm này là nơi chứa nước dé phục vu cho sanxuất nông nghiệp và là nơi thả cá đem lại nguồn thực phẩm hang trăm tan cá phục

vụ cho đời sông nhân dân.

24

Trang 31

2.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Yên Phong

Luật Đất đai 2013 ra đời cùng các văn bản liên quan được ban hành nên công

tác quản lý nhà nước về đất đai đã từng bước di vào nề nếp, hạn chế được các tiêu

cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bản huyện, cơ bản hoàn

thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh và huyện đề ra Tìnhhình đó được thể hiện ở các mặt sau:

2.1.2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đấtđai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành

Thực hiện Luật Dat dai năm 2013, Phòng Tài nguyên Môi trường đã tham

m-ưu cho uỷ ban nhân dân huyện ban hành và thực hiện các văn bản hướng dẫn thực

hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai phù hợp với thực tiễn của địa ương Các văn bản được ban hành là cơ sở giúp địa phương thực hiện tốt các quyđịnh của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai Huyện đã tô chức có hiệu quả việcthực hiện các văn bản về quản lý, sử dụng đất đai đến từng xã.

ph-2.1.2.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hô sơ địa giới hànhchính, lập bản đô hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HDBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là

Chính phủ), huyện Yên Phong đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính

ở hai cấp huyện, xã Các tuyến ranh giới ở 2 cấp huyện, xã đều được xác định,thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới đã đượcchuyền vẽ lên bản đồ địa hình.

Thực hiện Nghị định 60/2007/NĐ-CP, huyện Yên Phong đã làm tốt công tácban giao các đơn vị theo địa giới hành chính mới cho thành phó Bắc Ninh.

2.1.2.3 Khao sát, do đạc, lap bản đô địa chính, ban đô hiện trạng sử dụngđất, bản do quy hoạch sử dung dat

Trong giai đoạn 2010 - 2019 được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đếnnay toàn huyện đã hoàn thành việc triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính chính qui.

Đã biên tập được 45 tờ BDDC ty lệ 1/500, 181 tờ BDDC tỷ lệ 1/1000, 195 tờBDDC tỷ lệ 1/2000.

Năm 2018 triển khai thực hiện dự án chi tiết xây dựng và hoàn thiện hệ

25

Trang 32

thong cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện Yên Phong, hiện nay có xã Thụy Hòa và Thịtran Chờ dang được triển khai đo đạc bản đồ phần canh tác chi tiết đến từng chủ sửdụng đất, và đo chỉnh lý bản đồ địa chính phần đất khu dân cư Tuy nhiên, hàngnăm việc đo đạc phục vụ biến động, chỉnh lý bản đồ địa chính chưa được thực hiện

thường xuyên.

2.1.2.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Dé công tác quan lý, sử dụng đất hiệu quả, công tác lập quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất cần được đi trước một bước Nhận thức rõ tầm quan trong của công tác

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ngay sau khi tách tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện

Yên Phong đã tổ chức lập quy hoạch sử dung đất giai đoạn 2016-2020 đã đượcUBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 275/2013/QD-CT ngày 3/4/2013.Xuyên suốt giai đoạn quy hoạch (2016-2020) với sự phát triển nhanh về kinh tếcùng nhu cau sử dụng đất thay đổi thì quy hoạch sử dụng đất cũng đã điều chỉnh 02lần cho phù hợp, lần 1 năm 2016 với Quyết định số 1793/QD-CT ngày 28/10/2016;lần 2 năm 2018 với Quyết định số 2849/QD-UB ngày 04/11/2018 và tô chức triểnkhai thực hiện tương đối tốt.

Với sự phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm tiếp theo 2021 — 2030, công táclập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn này cũng đang được huyện triển khaithực hiện (thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Thông tư số 19/2019/TT-BTNMTngày 02 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn, lậpvà thâm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất).

2.1.2.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất

Thực hiện giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP ngày 24/7/2013 củaChính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng 6n địnhlâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 17tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định việc thi hành pháp lệnh về quyền vànghĩa vụ của các tô chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đấtluôn được huyện Yên Phong thực hiện tốt, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp

26

Trang 33

2.1.2.6 Đăng ký quyên sử dụng dat, lập và quản lý hỗ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyên sử dụng đất

Công tác đăng ký quyên sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính đượcthực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai.

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất đã đạt được những kết quanhất định Tính đến năm 2020 toàn huyện đã cấp được 45980 giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích 5222,06 ha đạt 96,85%nhu cầu cấp GCN trong toàn huyện Cơ bản số giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtnày đã được trao cho người sử dụng đất.

Nhìn chung công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địachính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng của huyện còn gặp khó khăn do phan lớnGCN đã cấp được cấp theo hình thức tự kê khai trước khi thành lập bản đồ địachính nên cơ bản không phù hợp với hệ thống bản đồ địa chính đã phủ trùm toàn

huyện Trong thời gian tới cần quan tâm, đầu tư kinh phí thực hiện công tác lập hồ

sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất cho các đối tượng sử dungđất dé quản lý quỹ đất hiệu quả hơn.

2.1.2.7 Công tác thong kê, kiểm kê dat dai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên hàng nămvà định kỳ 5 năm theo quy định của Luật Đất đai Qua đợt kiểm kê đất đai 2020 củahuyện đã tạo được tiền đề cơ sở khoa học cho việc xây dựng chủ trương phát triểnkinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo Tuy nhiên việc theo dõi tìnhhình biến động các loại đất trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế do nguồn tài liệu,chủ yếu chỉnh lý biến động về số liệu; chỉnh ly bién động trên ban đồ chưa được

thực hiện kip thời.

2.1.2.8 Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quyđịnh của pháp luật Mọi nguồn thu, chi liên quan đến đất đai đều công khai, minh

bạch, quản lý, sử dụng đúng mục đích theo quy định.

Thực hiện tốt và tuân thủ các quy định về thu hồi, chuyển nhượng, đấu giá,đền bù, bồi thường và hỗ trợ tái định cư.

27

Trang 34

2.1.2.9 Quản lý và phát triển thị trường chuyển quyên sử dụng đất trong thịtrường bắt động sản

Hiện nay, tổ chức tư vấn về giá đất, về bất động sản trên địa bàn huyện chưađược thành lập Cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đấttrong thị trường bất động sản với vai trò quản lý nhà nước về giá đất và thi trường batđộng sản còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn Trong thời gian dài trước đây và đến nayviệc quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn huyện có hiệu quả chưa cao, chủ yếu phụthuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường.

2.1.2.10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyên và nghĩa vu của người sửdung dat

Trước đây công tác quan ly đất đai của các cấp chính quyên trong huyện đãcó phần bị buông lỏng; vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụcủa người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức Đây là nguyên nhân chínhdẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai không cao,trong đó có công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thi hành các quy định pháp luật về đất đai trong điều kiện hiện nay, huyệnđã quan tâm, đảm bảo thực hiện ngày càng đầy đủ tốt hơn các quyền và nghĩa vụcủa người sử dụng đất Tuy nhiên, người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất và sử dụng đất theo quy hoạch còn thấp; đã ảnh hưởng nhất địnhđến vai trò, hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩavụ của người sử dụng đất.

2.1.2.11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất dai và xử lý vi phạm về đất dai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đấtđai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai luôn được quan tâm, thực hiện nghiêm túcnên đã hạn chế được những tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất Công tác quản lýnhà nước về đất đai trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có nhiều chuyênbiến tích cực, góp phần thúc đây phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc

phòng của địa phương.

2.1.2.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, t6 cáo các vi

28

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:34

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w