1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VỚI DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

154 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tôn giáo, tín ngưỡng với di sản văn hóa ở Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Thủy Chung, Phạm Phương Anh, Hoàng Văn Chung, Nguyễn Thị Quế Hương, Hoàng Thị Bích Ngọc
Trường học Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam
Chuyên ngành Tôn giáo
Thể loại Tài liệu
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 1,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG (10)
    • 1.1. Một số quan điểm về di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng (10)
      • 1.1.1. Quan điểm định hướng của Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng và di sản văn hóa (10)
      • 1.1.2. Quan điểm chỉ đạo về di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng Cộng sản Việt Nam (12)
      • 1.1.3. Quan điểm hướng dẫ n củ a Nhà nước thông qua mộ t số văn bản pháp quy (14)
      • 1.1.4. Một số hiến chương và công ước quốc tế (17)
    • 1.2. Một số khái niệm liên quan đến di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng (22)
      • 1.2.1. Khái niệm về di sản văn hóa (22)
        • 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (26)
      • 1.2.2. Cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng (29)
    • 1.3. Di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng là gì? (32)
  • CHƯƠNG 2 DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT (43)
    • 2.1. Nhận diện di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng (43)
      • 2.1.1. Di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng vật thể (43)
      • 2.1.2. Di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng phi vật thể (50)
    • 2.2. Gi á trị của di s ản văn hóa tôn giá o, tín ngưỡng trong văn hóa, xã hộ i Việt (57)
      • 2.2.1. Giá trị văn hóa (58)
      • 2.2.2. Giá trị lịch sử (61)
      • 2.2.3. Giá trị xã hội (63)
      • 2.2.4. Giá trị kinh tế (65)
      • 2.2.5. Giá trị khoa học (66)
    • 2.3. Giới thiệu một số di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt (69)
      • 2.3.1. Di sản văn hóa tín ngưỡng (70)
      • 2.3.2. Di sản văn hóa tôn giáo (74)
  • CHƯƠNG 3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN (97)
    • 3.1. Những yếu tố thuận lợi và thách thức đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng (97)
      • 3.1.1. Những thuận lợi (97)
      • 3.1.2. Những thách thức (104)
    • 3.2. Các nguồn lực chủ yếu tham gia vào quá trình bào tồn và phát huy di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng (113)
      • 3.2.1. Quản lý nhà nước các cấp (113)
      • 3.2.2. Nghiên cứu khoa học (115)
      • 3.2.3. Giáo dục (116)
      • 3.2.4. Truyền thông (118)
      • 3.2.5. Cộng đồng (120)
    • 3.3. Một số phương thức bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng hướng tới sự phát triển bền vững (121)
      • 3.3.1. Bảo tồn tính xác thực và toàn vẹn của di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng (124)
      • 3.3.2. Bảo tồn chọn lọc (126)
      • 3.3.3. Bảo tồn đi đôi với phát triển (127)
      • 3.3.4. Số hóa di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng (130)

Nội dung

Một mặt, DSVHTGTN đáp ứng đầy đủ các chức năng của DSVH nói chung như lưu giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc; giáo dục lịch sử và truyền thống dân tộc qua cá

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG

Một số quan điểm về di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng

Trước hết, có thể nói, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những quan điểm mang tính lý luận vững chắc và giàu tính nhân văn, là cơ sở đáng tin cậy cho các nghiên cứu khoa học cũng như xây dựng chính sách tham khảo Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh và phát huy vai trò lãnh đạo sáng suốt, trong suốt thời kỳ lịch sử gần 100 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng, thống nhất đất nước Quan điểm của Đảng luôn được coi là kim chỉ nam, có tính chất định hướng trong mọi lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội Quán triệt quan điểm của Đảng trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã ban hành hệ thống văn bản pháp quy để triển khai và giám sát hoạt động trong mọi lĩnh vực, trong đó có DSVHTGTN Bên cạnh đó, với mục tiêu hội nhập quốc tế và đưa khoa học di sản của Việt Nam tiếp cận với các quan điểm đã được phổ biến trên thế giới về lĩnh vực này, các văn kiện, hiến chương và công ước quốc tế cũng được coi là một nguồn tư liệu quan trọng không thể bỏ qua Nội dung dưới đây sẽ điểm qua những vấn đề cơ bản của các quan điểm vừa nêu

1.1.1 Quan điểm định hướng của Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng và di sản văn hóa

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi văn hóa có ý nghĩa to lớn và giữ một vị trí vô cùng quan trọng Văn hóa được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử, tạo nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò quan trọng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Cho đến nay, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa vẫn được coi là tư tưởng vĩ đại, là cơ sở lý luận vững chắc đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học Cũng vì vậy, bên cạnh vai trò là biểu tượng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được tôn vinh là một nhà văn hóa lớn của toàn nhân loại Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam Người cũng chính là biểu tượng của cốt cách, tâm hồn văn hóa Việt Nam Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ vật, di tích Nội dung Sắc lệnh phản ánh những tư tưởng, quan điểm cơ bản, sâu sắc đối với việc bảo tồn DSVH, khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công

6 việc rất quan trọng và rất cần thiết trong công cuộc kiến thiết nước Việt Nam” 2 Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức vào tháng 11 năm 1946, Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” và luận điểm này đã trở thành nguyên tắc chi phối, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài và là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, là cơ sở để Đảng ta xác định xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, là nền tảng tinh thần, là động lực phát triển của xã hội, gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước 3

Theo nghiên cứu của công trình Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng 4 , Hồ Chí Minh luôn có một thái độ trân trọng đối với mọi tôn giáo, tín ngưỡng, dựa trên nhận thức về mục đích chung của các tôn giáo, tín ngưỡng là hướng đến mưu cầu phúc lợi cho xã hội và hạnh phúc cho loài người Cũng chính vì thế mà Hồ Chí Minh cho rằng, các tôn giáo, tín ngưỡng đều có thể song hành tồn tại và tôn trọng lẫn nhau Theo Hồ Chí Minh, tôn giáo phải gắn bó, đồng hành cùng dân tộc Vì nước có độc lập, tự do, tôn giáo mới được làm chủ; Giữa đạo và đời không có ranh giới rõ rệt, trái lại có sự khoan dung, hòa quyện giữa các tôn giáo theo phương châm “hòa nhi bất đồng” Có thể nói, Hồ Chí Minh là người Việt Nam hiểu rất rõ văn hóa Việt Nam, mà ở đó tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những yếu tố quan trọng, là sự nối kết thiêng liêng của các cộng đồng

Trước hết, cần nhận thấy tư tưởng phổ quát và cũng là mục đích cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn nỗ lực hành động vì một thế giới ấm no, hạnh phúc, công bằng, văn minh, một thế giới đại đồng trên cơ sở bình đẳng hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc 5 Thứ hai, Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn đoàn kết tất cả mọi người, dù thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng nào, trở thành một khối thống nhất, có lương tri và tinh thần yêu nước Thứ ba, quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là tôn trọng mọi tôn giáo, tín ngưỡng Thứ tư, Người nêu cao tinh thần cương quyết đấu tranh với những tổ chức, cá nhân lợi dụng và làm sai lệch bản chất của tín ngưỡng, tôn giáo

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc Người cho rằng DSVH dân tộc là vốn quý, là nền tảng của nền văn hóa một đất nước Người xác định rõ sự cần thiết phải bảo tồn DSVH dân tộc

2 Sắc lệnh số 65/SL do Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945

3 Phát biểu khai mạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, dẫn theo Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), tập 3, tr.132-133, Nxb Chính trị quốc gia

4 Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1998), Hồ Chí Minh với vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

5 Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Nghiên cứu tôn giáo (1998), Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.11

Người cho rằng, bảo tồn chính là công việc bảo vệ và khôi phục vốn cổ Tuy nhiên, bảo tồn cần có sự sàng lọc, lựa chọn những yếu tố tích cực và phù hợp với thời đại mới và bảo tồn cần gắn với sự phát triển

1.1.2 Quan điểm chỉ đạo về di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bên cạnh những ý kiến chỉ đạo thường xuyên, quan điểm chỉ đạo của Đảng về DSVH, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có DSVHTGTN, có thể được đúc kết trong một số nghị quyết và văn kiện như nội dung phân tích và tổng hợp dưới đây

Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII (số 03/NQ-TW) Đây là Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII, năm 1998 Nghị quyết tập trung vào những vấn đề mang tính nguyên tắc và chiến lược trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nghị quyết ra đời trong bối cảnh Đảng ta chủ động đổi mới tư duy, lãnh đạo toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó văn hóa là một lĩnh vực mũi nhọn Nghị quyết đã cho thấy một sự chuyển biến quan trọng về tư duy lý luận, năng lực đúc kết thực tiễn, chứa đựng nhiều giá trị tư tưởng, khoa học và nhân văn, thể hiện ở những quan điểm như sau: Thứ nhất, Nghị quyết khẳng định văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Quan điểm này thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ, chỉ rõ vai trò trụ cột của văn hóa đối với đời sống xã hội và nhấn mạnh mối quan hệ giữa các lĩnh vực văn hóa và kinh tế – xã hội Nghị quyết nếu rõ: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của phát triển kinh tế Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…”

Thứ hai, nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa hướng tới các mục tiêu vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân trong mối quan hệ hài hòa với cộng đồng, xã hội và môi trường tự nhiên Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, đã được đúc kết qua lịch sử hàng nghìn năm trở thành tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Trong đó bao gồm lòng nhân ái, bao dung; tinh thần tôn trọng đạo lý; sự cần cù sáng tạo trong lao động; tình cảm gắn bó giữa cá nhân với gia đình, cộng đồng, dân tộc, tổ quốc; ý chí kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước; v.v…

Thứ ba, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Quan điểm này thể hiện sự tiến bộ và nhân văn, phù hợp với thực tiễn đời sống văn hóa của 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam và xu thế chung của quốc tế Tôn trọng sự đa dạng văn hóa cũng chính là một tiêu chí quan trọng trong các mục tiêu phát triển bền vững

Thứ tư, quá trình xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân và do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng Theo đó, mọi người dân Việt Nam đều cần xác định trách nhiệm tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò định hướng và xác định nền tảng cho toàn bộ quá trình này

Thứ năm, văn hóa là một mặt trận Tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, nhưng hoạt động văn hóa luôn mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, có tác động tới đời sống tư tưởng, tình cảm, quyết định lối sống của cộng đồng Vì vậy, sự nghiệp xây dựng văn hóa cần được tiến hành một cách kiên trì, thận trọng và có quyết tâm cao

Một số khái niệm liên quan đến di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng

1.2.1 Khái niệm về di sản văn hóa

1.2.1.1 Luật Di sản văn hóa Việt Nam

Theo Luật Di sản văn hóa được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam ban hành năm 2001, ký hiệu số 28/2001/QH10, khái niệm về di sản văn hóa (DSVH) được quy định như sau:

Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta

Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác

Năm 2009, Quốc hội ban hành Luật số 32/2009/QH12 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa Trong đó, Khoản 1 Điều 4 quy định cách hiểu về DSVH phi vật thể được điều chỉnh như sau:

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác

1.2.1.2 Khái niệm về “Di sản văn hóa” của UNESCO

Có thể nói, Luật Di sản văn hóa của Việt Nam đã có sự kế thừa thành tựu khoa học của các công bố quốc tế về DSVH, kết hợp với đặc thù của DSVH của Việt Nam, trong đó có nhiều đóng góp quan trọng từ các công bố của UNESCO Trước khi Việt Nam ban hành Luật Di sản văn hóa và xác định các khái niệm liên quan, UNESCO đã nhiều năm tổ chức nghiên cứu, kêu gọi các nhà khoa học trên thế giới đóng góp ý tưởng và kiến thức để xây dựng các khái niệm, thuật ngữ thuộc lĩnh vực DSVH, làm nền tảng cho nội dung các văn kiện, hiến chương và công ước

Do đó, cách hiểu về DSVH đã thay đổi đáng kể trong những thập kỷ gần đây DSVH không chỉ bao gồm các di tích và bộ sưu tập các đồ vật như cách hiểu trước đây, mà còn bao gồm các truyền thống hoặc biểu hiện sống mà các thế hệ hiện tại được thừa hưởng từ các thế hệ đi trước, và sẽ trao truyền lại cho các thế hệ tương lai Các truyền thống đó là những tri thức truyền khẩu; nghệ thuật biểu diễn; thực hành nghi lễ, lễ hội; kiến thức và thực hành liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; hoặc kiến thức và kỹ năng sản xuất các sản phẩm thủ công; hay nói cách khác, đó chính là sự hiện diện của DSVHPVT Cũng nhờ có sự thay đổi về quan niệm này mà sự quan tâm tới DSVHPVT ngày càng được chú trọng Nội dung dưới đây sẽ điểm lại quá trình hình thành và phát triển các khái niệm về DSVH của UNESCO

Khoảng giữa thế kỷ 20, xuất phát từ lời kêu gọi bảo vệ một số di tích và không gian di sản đang có nguy cơ bị hủy hoại, UNESCO đã tiến hành thành công chiến dịch giải cứu di sản Từ thành công đó, Hoa Kỳ đã khởi xướng ý tưởng bảo vệ những DSVH và thiên nhiên đặc biệt Đề xuất đó đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều tổ chức quốc tế Trong thời gian từ năm 1965 cho đến năm 1972, Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được thai nghén và ra đời Trong đó, khái niệm về

DSVH được đề cập tới ngay tại Chương 1, Điều 1:

“Vì mục đích của Công ước này, những thứ sau đây sẽ được coi là di sản văn hóa:

Di tích: công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa hoành tráng, các yếu tố hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ học, bia ký, nơi ở trong hang động và sự

19 kết hợp của các đặc điểm có giá trị phổ quát nổi bật theo quan điểm của lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học;

Nhóm các công trình: các nhóm công trình riêng biệt hoặc liên kết với nhau, có giá trị phổ quát nổi bật về kiến trúc, tính đồng nhất, hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, theo quan điểm của lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học; Địa điểm: tác phẩm của con người hoặc tác phẩm kết hợp của thiên nhiên và con người, và các khu vực bao gồm các địa điểm khảo cổ có giá trị phổ quát nổi bật theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học”

Có thể nhận thấy, khái niệm trên tập trung đề cập tới các biểu hiện vật chất hoặc những nội hàm mang tính khái quát, hầu như chưa đề cập tới các biểu hiện phi vật thể của DSVH

Năm 1989, UNESCO đưa ra Khuyến nghị về Bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian Văn bản này đã đề cập tới một cách hiểu được coi là tiền thân của khái niệm DSVHPVT sau này Trong Phần B - Nhận dạng văn hóa dân gian, Khuyến nghị nhấn mạnh: “với tư cách là một hình thức biểu đạt văn hóa”, văn hóa dân gian “phải được bảo vệ bởi và vì một cộng đồng (gia đình, nghề nghiệp, quốc gia, khu vực, tôn giáo, dân tộc, v.v.), những người chủ sở hữu bản sắc văn hóa đó” 16 Khuyến nghị cũng đề cập tới bản chất sống động và luôn thay đổi của văn hóa dân gian, là những đặc tính được gắn với DSVHPVT̉ được nhắc tới nhiều trong giai đoạn sau

Tuyên bố về Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại được

UNESCO thông qua vào năm 2001 Nội dung Tuyên bố nhằm mục đích: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản truyền khẩu và phi vật thể và sự cần thiết phải bảo vệ nó; đánh giá và liệt kê các di sản truyền khẩu và phi vật thể của thế giới; khuyến khích các nước thiết lập kiểm kê quốc gia và thực hiện các biện pháp pháp lý và hành chính để bảo vệ di sản truyền khẩu và phi vật thể của họ; thúc đẩy sự tham gia của các nghệ nhân truyền thống và các học viên địa phương trong việc xác định và phục hồi DSVHPVT của họ

Năm 2003, Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã đưa ra những quy định và tiêu chí quan trọng, đảm bảo sự tôn trọng đối với DSVH của các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan; nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng của DSVHPVT̉, để từ đó đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lĩnh vực này; tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế trong việc thực hiện các hoạt động bảo tồn

16 UNESCO (1989), Khuyến nghị về Bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian

Di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng là gì?

30 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật số 02/2016/QH14

31 Mặc dù tiêu đề của nhiệm vụ là Tôn giáo, tín ngưỡng với di sản văn hoá ở Việt Nam, tuy nhiên, để tránh trùng lặp với các nhiệm vụ khác về các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng đang được thực hiện, trong phạm vi của

1.3.1 Di s ả n văn hó a tôn gi á o, t ín ngưỡ ng l à th à nh ph ầ n quan tr ọ ng c ủ a di s ản văn hó a

Trước hết, nhìn từ cách tiếp cận di sản, có thể khẳng định DSVHTGTN là một thành phần của DSVH Những ý tưởng về DSVH khi mới hình thành có liên quan mật thiết đến ý tưởng về tài sản văn hóa Định nghĩa đầu tiên về tài sản văn hóa được đề cập đến trong Công ước Bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp có xung đột vũ trang (1954) 32 Đáng chú ý là, trong Điều 1 của Công ước, định nghĩa về tài sản văn hóa có ghi: Đối với các mục đích của Công ước này, thuật ngữ “tài sản văn hóa” sẽ bao hàm, bất kể nguồn gốc hoặc quyền sở hữu: a) động sản hoặc bất động sản có tầm quan trọng lớn đối với di sản văn hóa của mọi người, chẳng hạn như di tích kiến trúc, nghệ thuật hoặc lịch sử, cho dù tôn giáo hay thế tục; địa điểm khảo cổ học; các nhóm tòa nhà, nói chung, có lợi ích lịch sử hoặc nghệ thuật; tác phẩm nghệ thuật; bản thảo, sách và các đối tượng nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ học khác;[…]”

Theo định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy, nội hàm của thuật ngữ “tài sản văn hóa” có đề cập đến các thực thể DSVH, chủ yếu là các dạng biểu hiện của DSVHVT, đặt trong cái nhìn tổng thể về mối quan hệ tương quan giữa các đặc tính

“tôn giáo” và “thế tục” Từ đó, có thể hiểu hàm ý của UNESCO đã thừa nhận DSVHTGTN là một phần của DSVH Các khái niệm về tài sản văn hóa sau đó được phát triển thành các khái niệm về DSVH và được bổ sung đầy đủ hơn qua nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế từ các quốc gia

Danh sách Di sản thế giới được UNESCO lập nên gắn với sự ra đời của Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972), trong đó bao gồm các di sản được các quốc gia thành viên của Công ước đề cử và được Ủy ban Di sản thế giới thông qua Các DSVH được ghi trong danh sách này phải đảm bảo các tiêu chí về giá trị phổ quát toàn cầu 33 , đó là:

1) Một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người;

2) Thể hiện sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị cùng một Đề án, nhiệm vụ này chỉ tập trung trình bày về di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam Chính vì vậy, ở mục này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ cách hiểu về di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng đặt trong mối quan hệ với di sản văn hóa Việt Nam

32 UNESCO (1954), Công ước Bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp có xung đột vũ trang, được thông qua ngày 14/5/1954 tại thành phố Hague, Hà Lan

33 UNESCO (2012), Hướng dẫn hoạt động để thực hiện Công ước Di sản thế giới (Operational Guidelines for the Implementation of the World Heritage Convention) Di sản thế giới là danh hiệu danh giá và lâu đời nhất được UNESCO xác lập

29 hoặc thiết kế cảnh quan, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới;

3) Là một bằng chứng độc đáo, duy nhất hoặc, đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất;

4) Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại; 5) Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được;

6) Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu (Tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác)

Theo ước tính của UNESCO, trong danh sách Di sản thế giới, có khoảng 20% (trong tổng số hơn 1000 di sản) có kết nối với các truyền thống tôn giáo hoặc tín ngưỡng 34 Các di sản này được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và tạo thành một nhóm di sản đặc thù lớn nhất trong số các di sản thế giới Tuy nhiên, con số này chỉ có tính chất tương đối, thứ nhất, vì UNESCO không chủ trương xác định các nhóm di sản theo đặc thù, mà dựa trên các tiêu chí về Giá trị phổ quát toàn cầu; thứ hai, quy mô và phạm vi các di sản không phải luôn luôn trùng khớp với một không gian thực hành tôn giáo, mà có thể là một quần thể lớn bao gồm cả các danh thắng, khu dân cư, các đài tưởng niệm,… Một mặt khác, có những di sản thế giới có thể không thuộc về một thực thể tôn giáo, tín ngưỡng duy nhất, ví dụ như trường hợp khu di sản Angkor Wat ở Cambodia mang theo dấu ấn của cả truyền thống Phật giáo và Hindu giáo

Có những trường hợp các DSVHTGTN được quốc gia ghi danh, sau đó trở thành một thành phần của di sản thế giới được UNESCO ghi danh, ví dụ như trường hợp Quần thể danh thắng Tràng An ở tỉnh Ninh Bình, di sản hỗn hợp được ghi danh là Di sản thế giới năm 2014 Quần thể danh thắng Tràng An được hợp thành bởi rất nhiều di sản thành viên, trong đó có sự đóng góp nổi bật của các DSVHTGTN như đền thờ vua Đinh – vua Lê, chùa Bích Động, chùa Bái Đính (công trình mới và chùa cổ), đền Thái Vi, Nếu xét đến tất cả các di sản thành viên thuộc một quần thể di sản thế giới thì có lẽ tỉ lệ các DSVHTGTN trên thế giới còn cao hơn nữa

34 Theo thông tin của UNESCO tại: https://whc.unesco.org/en/religious-sacred-heritage/ Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021

Năm 2018, một cuộc hội thảo quốc tế của các nhà quản lý di sản thế giới liên quan đến lợi ích tôn giáo đã được tổ chức tại Kyiv (Ukraine) để thảo luận về “Di sản tôn giáo sống: Quản lý tham gia và sử dụng bền vững” Các thành viên tham gia hội thảo đã nhận định, “Khi các nền văn hóa bao gồm lối sống, hệ giá trị, và truyền thống thực hành tín ngưỡng khác nhau, thì chúng ta cần vượt qua những thách thức mới ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế để bảo vệ sự đa dạng phong phú của chúng Điều này liên quan đến việc tích hợp các nguyên tắc đối thoại và hiểu biết lẫn nhau trong các chính sách, đặc biệt là các chính sách giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông” Hội thảo cũng khuyến nghị rằng, việc bảo vệ và sử dụng bền vững các thuộc tính của Giá trị phổ quát toàn cầu và tính thiêng của mỗi di sản thế giới gắn với lợi ích tôn giáo phải được coi là trọng tâm trong việc quản lý

Bên cạnh đó, Hội đồng quốc tế Các tượng đài và di tích (ICOMOS) đề cập đến khái niệm “tài sản tôn giáo” là “bất kỳ dạng tài sản nào gắn với các hiệp hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng như nhà thờ, tu viện, đền thờ, thánh đường, nhà thờ Hồi giáo, giáo đường Do Thái, đền, chùa, thắng cảnh linh thiêng, rừng cây linh thiêng, và các đặc điểm cảnh quan khác, v.v.” 35 Còn theo khái niệm do UNESCO và Liên minh quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature - IUCN) đề xuất thì “địa điểm linh thiêng” được sử dụng để nói tới các khu vực “đất hoặc nước” có ý nghĩa tín ngưỡng đặc biệt đối với các dân tộc và cộng đồng 36 Theo đó, các địa điểm linh thiêng có thể được coi là những khu bảo tồn lâu đời nhất của loài người và có tầm quan trọng thiết yếu đối với việc bảo vệ sự đa dạng văn hóa và sinh học cho các thế hệ hiện tại và tương lai Nhìn chung, các thuộc tính tôn giáo và linh thiêng được thể hiện một cách đa dạng cả ở những DSVH và thiên nhiên, kết hợp với nhau để tạo nên nền tảng văn hóa của mỗi cộng đồng Đây cũng chính là những điều kiện và bối cảnh hình thành nên tính xác thực và tính toàn vẹn của mỗi di sản Năm 2010, một hội thảo quốc tế về vai trò của các cộng đồng tôn giáo trong việc quản lý di sản thế giới đã được tổ chức tại Kiev (Ukraine) 37 Lần đầu tiên trong lịch sử công ước di sản thế giới, vấn đề liên quan đến việc bảo vệ các DSVHTGTN được thảo luận ở cấp quốc tế, với sự tham gia tích cực của các tổ chức tôn giáo Nội dung thảo luận cũng thừa nhận sự phức tạp và tầm quan trọng của việc phát triển đối thoại giữa các bên liên quan (bao gồm các cộng đồng tôn giáo, các tín đồ, cư

35 ICOMOS (2004), Danh sách Di sản thế giới: Lấp đầy khoảng trống – Một kế hoạch hành động cho tương lai (The World Heritage List: Filling the Gaps - an Action Plan for the Future)

DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT

Nhận diện di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng

2.1.1 Di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng vật thể

2.1.1.1 Các hình thức biểu hiện

Căn cứ vào khái niệm về DSVHVT quy định tại Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành và Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đồng thời tham khảo mở rộng ở một số văn bản khác, có thể nhận biết DSVHTGTNVT qua các công trình kiến trúc là cơ sở thờ tự hoặc các công trình hỗ trợ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng (sau đây gọi ngắn gọn là di tích và cơ sở thờ tự); các đồ vật được con người tạo tác hoặc lựa chọn sử dụng trong nghi lễ (sau đây gọi ngắn gọn là di sản hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng); và các sản phẩm vật chất khác được tạo ra nhờ sự sáng tạo của con người và phục vụ việc thực hành tôn giáo, tín ngưỡng Trong Công ước Hague (1954) về Bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp có xung đột vũ trang 48 , DSVH được chia làm hai nhóm: di động và bất động Trong nhiệm vụ này, chúng tôi tạm sử dụng cách phân loại này để giúp người đọc thuận tiện hơn trong việc hình dung về các nhóm DSVHTGTNVT̉

DSVHTGTNVT bất động ở Việt Nam bao gồm nhóm các di tích và cơ sở thờ tự, đó là các tòa nhà, khu đất và các vật có giá trị lịch sử khác được kết nối bằng các móng cố định với mặt đất Biểu hiện của chúng nổi bật ở vị trí, hình dáng, kiến trúc và các chi tiết trang trí Ở Việt Nam, các di tích và cơ sở thờ tự của các cộng đồng tín ngưỡng bao gồm các ngôi nhà cộng đồng, đình, đền, miếu, nghè, điện, phủ, nhà thờ dòng họ, lăng mộ; Ngôi đình được coi là biểu tượng độc đáo trong tín ngưỡng của người Việt, là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng Ngày nay, đình thường được biết đến là nơi thờ thành hoàng là vị thần bảo trợ cho cuộc sống của người dân (đặc biệt là sinh kế) và toàn bộ không gian (trên trời và dưới đất) thuộc về ngôi làng đó Tương tự chức năng ngôi đình của người Việt, ở nhiều cộng đồng tộc người khác cũng có ngôi đình, nhà cộng đồng hoặc nhà rông của người Bahnar hay nhà gươl của người Cơtu, v.v Các ngôi đền là kiến trúc để thờ các vị thánh, thần hoặc nhân vật lịch sử có mối liên hệ gắn kết với cộng đồng địa phương Nghè là một kiến trúc có chức năng tương tự như đền nhưng nhỏ hơn, thường là một thành phần trong một quần thể các di tích, cơ sở thờ tự và có mối liên

48 UNESCO (1954), Công ước Bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp có xung đột vũ trang, được thông qua ngày 14/5/1954 tại thành phố Hague, Hà Lan

39 quan chặt chẽ với các công trình khác Miếu có kiến trúc nhỏ và đơn giản hơn đền, các đối tượng thờ ở miếu khá đa dạng, đôi khi thì là các vị thần, đôi khi lại là các lực lượng siêu nhiên mang tính phiếm chỉ (thần đất, thần sông, ) hoặc một nhân vật bí ẩn nào đó gắn với truyền thuyết của dân làng Điện thờ được coi là một không gian thờ tự nhỏ hơn và có chức năng giống như đền nhưng đối tượng thờ tự đa dạng hơn Có điện thờ Phật, thờ thánh hoặc thờ mẫu Phủ là nơi thờ tự đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Ngoài ra còn có các kiến trúc thờ tự nhỏ hơn như am (thường là nơi tu hành và thờ Phật, nhưng đôi khi có thể là một ngôi miếu nhỏ), quán (là hình thức đền thờ gắn với đặc trưng của Đạo giáo) Đối với các tôn giáo thì nhóm DSVHTGTNVT bất động này có tên gọi khác nhau tùy theo từng tôn giáo Sau đây xin đề cập một vài ví dụ Một ngôi chùa Phật giáo ở Bắc Bộ, ngoài một số kiến trúc chính là chính đường (nơi thờ Phật hoặc Tam bảo) và tháp (nơi lưu giữ và thờ cúng xá lợi, di cốt của các vị tổ), còn có các thành phần kiến trúc phụ như cổng tam quan (ở một số chùa, tầng trên của tam quan chính là tháp để chuông, trống hoặc khánh), hậu đường (là nơi thờ tổ, thờ mẫu, thờ thánh, thường gặp ở các chùa Bắc Bộ) Thông thường, các ngôi chùa truyền thống Bắc Bộ được bố trí thành các dạng mặt bằng hình chữ Tam (三), chữ Công (工) hay chữ Đinh (丁) như dưới đây:

Hình 1 Mặt bằng tiêu biểu của chùa Bắc Bộ (Nguồn: http://www.hauhocquangkien.com)

Do đặc điểm chùa Bắc Bộ thường gắn với khu dân cư nên diện tích chùa thường không lớn, ngoại trừ một số chùa cổ có địa thế đặc biệt hoặc những ngôi chùa được xây dựng trong những năm gần đây nhưng việc bố trí tượng vẫn giữ hệ thống căn bản Về kết cấu cơ bản thì các chùa ở Trung Bộ và Nam Bộ cũng tương tự như các chùa ở Bắc Bộ: Có cổng chùa, chính điện và tháp cốt Tuy nhiên, phong cách kiến trúc chùa ở mỗi vùng miền có nhiều khác biệt Kiến trúc chùa miền Trung đa dạng tùy theo địa hình mảnh đất xây chùa: nơi bằng phẳng hay triền đồi, núi Phong cách chung thường thấy ở các ngôi chùa khu vực này là bình dị, trang

40 nghiêm với khuôn viên rộng và thoáng đãng Trong khi đó, các chùa ở khu vực Nam Bộ có kết cấu giản đơn hơn và về mặt tạo hình, trang trí Đặc biệt, hệ thống bố trí tượng Phật đã có những thay đổi khá lớn so với các chùa Bắc Bộ Bên cạnh các ngôi chùa Việt, Hoa, còn có các ngôi chùa Khmer với lối kiến trúc đặc trưng được phân bố dày đặc ở các tỉnh Tây Nam bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Nhìn chung, chùa Khmer không có hậu đường như ở chùa Bắc Bộ, nhưng lại có tháp tượng Phật và sala (là giảng đường nơi nhà chùa tổ chức các lớp học cho sư và trẻ em trong cộng đồng); ngoài ra còn có một kiến trúc đặc biệt nữa là rông tuk (nhà bảo vệ ghe ngo)

Nơi thờ tự và sinh hoạt tôn giáo của các cộng đồng Công giáo là nhà thờ chính tòa (đối với một giáo phận), nhà thờ xứ (đối với một giáo xứ), hoặc nhà nguyện (đối với một cộng đồng nhỏ) Trong kết cấu của nhà thờ Công giáo, nhà thờ chính (còn gọi là nhà thánh, thánh đường hay giáo đường) là trung tâm, nơi diễn ra các nghi lễ thờ phượng, thánh lễ hằng ngày, cầu nguyện, chầu thánh thể, thực hiện các bí tích Tiếp đến là tháp chuông, có thể gắn với nhà thờ chính hoặc là một kiến trúc độc lập Tháp chuông thường là kiến trúc cao nhất trong các công trình thuộc nhà thờ, để khi tiếng chuông ngân lên báo hiệu giờ lễ hoặc các sự kiện quan trọng thì có thể vang vọng khắp giáo xứ Bên cạnh đó, mỗi nhà thờ còn có các kiến trúc phụ trợ khác như đài Đức Mẹ, hang đá, nhà xứ (là nơi các linh mục và tu sĩ ở, làm việc) Ngoài ra, có thể có một số công trình khác như phòng học giáo lý, nhà sách,

Nhà thờ cũng là nơi thờ tự và sinh hoạt tôn giáo của các cộng đồng Tin Lành

So với phong cách kiến trúc của nhà thờ Công giáo thì nhà thờ Tin Lành có phong cách hiện đại và đơn giản hơn, cả về hình dáng, độ cao và cách trang trí bên trong nhà thờ Điều này thể hiện quan niệm khác nhau đối với Thiên Chúa và các vị thánh mà ý nghĩa của nó chính là các yếu tố DSVHPVT̉

Mỗi hệ phái hay hội thánh Cao Đài có một tòa thánh, trực thuộc có nhiều thánh sở Mỗi tòa thánh Cao Đài đều thể hiện đặc trưng của về hình thức cũng như các ý nghĩa biểu trưng của riêng hệ phái mình Theo đó, các thánh sở trực thuộc cũng thể hiện các đặc trưng đó Do Cao Đài là một tôn giáo mới, dung hợp nhiều yếu tố kế thừa từ các tôn giáo đã có trước, nên tùy theo ý tưởng kiến trúc và lịch sử văn hóa của từng hệ phái mà phong cách của mội tòa thánh và các thánh thất trực thuộc rất phong phú, số lượng hạng mục của mỗi thánh sở cũng không cố định Tuy nhiên, thường gặp ở các thánh sở thì có thể thấy kết cấu trung tâm là một thánh thất, đền thờ Đức Chí Tôn và là nơi bổn đạo địa phương tới hành lễ Tiếp đến là thiên phong đường, ngôi nhà dành cho các vị chức sắc chăm lo các công việc trị sự của

41 một họ đạo Bên cạnh đó là đông lang và tây lang là nơi sinh hoạt dành cho các ban bộ và tín đồ

Trên đây là một số mô tả sơ lược về kết cấu kiến trúc của di tích và cơ sở thờ tự thuộc một số tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam Nhìn chung, các di sản thuộc nhóm này thường được đề cao bởi giá trị kiến trúc và thẩm mỹ Tuy nhiên, trong thực tiễn lịch sử, mối quan hệ giữa kiến trúc và tính thiêng của các di tích và cơ sở thờ tự còn nhiều điều phải bàn luận Có những nền văn hóa từ thời cổ đại đã dành nguồn lực đáng kể để xây dựng các công trình tôn giáo, tín ngưỡng có quy mô hoành tráng, ví dụ như các kim tự tháp Ai Cập Bên cạnh đó, có nhiều cơ sở thờ tự có tiền thân là các công trình nhỏ bé, kết cấu và vật liệu sơ sài Thậm chí, đó có thể là những hang đá thô sơ, một gốc cây, một ngôi nhà khung tre mái lá (ví dụ, một chiếc am hay miếu thờ) Có thể nói, quy mô của cơ sở thờ tự không luôn luôn đồng nhất với sức mạnh về tính thiêng của tín ngưỡng, tôn giáo được thực hành trong đó Từ thời cổ đại, các ý tưởng kiến trúc tôn giáo gắn với nhiều phong cách khác nhau Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng cổ đại được coi là nơi ngự trị của các vị thần, các đấng thiêng liêng, đồng thời là nơi tổ chức các cuộc tế lễ Nhìn chung, ký hiệu học, biểu tượng, và các motif thần học là đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng Trong số các di sản kiến trúc trên thế giới thì số lượng lớn thuộc về các di tích và cơ sở thờ tự Các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng thường mong muốn các vị thần, các đấng tối cao mà mình tôn thờ ngự trong những không gian đẹp đẽ và bền vững nhất Vì vậy, họ có xu hướng tìm kiếm những chất liệu vững chắc và quý giá để xây dựng các công trình tôn giáo, tín ngưỡng Ngay từ thời cổ đại, Ấn Độ đã xây dựng các đền thờ bằng đá, có những ngôi đền được tạc vào vách núi, và có những ngôi đền xây dựng bằng đá khối được chạm khắc tinh xảo Cuối thời kỳ Trung đại, sử dụng chất liệu đá phát triển mạnh trong việc xây dựng các nhà thờ ở châu Âu với mục đích làm cho các nhà thờ ngày càng cao hơn, đến gần các vị thần và bầu trời hơn Cho đến nay, đá vẫn là một loại chất liệu được ưa chuộng khi người ta xây dựng các ngôi đền, chùa, nhà thờ, Có lẽ cũng vì các lý do trên mà nhiều công trình kiến trúc tôn giáo có thể tồn tại qua nhiều thời đại và trở thành di sản quý giá của nhân loại

Nhìn chung, phong cách kiến trúc di sản tôn giáo, tín ngưỡng thường gắn với đặc trưng lịch sử, văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi vùng đất nhất định, vì vậy mà mỗi công trình lại mang nhiều nét riêng biệt Sự hình thành phong cách kiến trúc, hình dáng, kết cấu của công trình và các chi tiết trang trí đều là dấu ấn di sản Khi đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của từng công trình và biểu tượng trang trí, ta sẽ

42 khám phá ra nhiều sự khác biệt và những giá trị DSVH tàng ẩn, hay nói cách khác đó là các giá trị DSVHPVT̉ của kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đó

Nhóm DSVHTGTNVT di động có các loại hiện vật khá phong phú, bao gồm kinh thánh; tượng và tranh thờ; đồ thờ như: lư hương, lọ hoa, mâm bồng, đèn, chân nến, kỷ nước; các đồ vật trang trí nơi thờ tự và thực hành nghi lễ; v.v Mỗi dạng tín ngưỡng lại có những biểu tượng liên quan đến từng vị thần ở các di sản đó như tượng thần Trấn Vũ, Đức thánh Trần, các vị mẫu, hay tượng thánh Gióng, Đặc biệt, biểu tượng thờ trong các tín ngưỡng còn mang tính biểu trưng cao đến mức không cần mang một tạo hình cụ thể, đôi khi chỉ là một hoặc vài viên đá, ví dụ như ở một số địa điểm thờ thần Neak Tà của cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ Ở Phật giáo Việt Nam, nhóm di sản này nổi bật là hệ thống tượng Phật vô cùng phong phú về chất liệu và đặc điểm nghệ thuật Có những ngôi chùa cổ (như chùa Mía ở Sơn Tây) có tới hàng trăm bức tượng Bên cạnh các đồ tế khí và pháp khí còn có các loại đồ thờ như võng, lọng, kiệu, hương án, khám thờ, hoành phi, câu đối, chân đèn, lư hương, Bên cạnh đó, còn có thể kể đến văn bia, sắc phong, thần phả, ngọc phả là những di sản về ngôn ngữ chữ viết có giá trị tư liệu quan trọng Đặc biệt, một số chùa hiện còn lưu giữ được hệ thống mộc bản có giá trị cao như chùa Vĩnh Nghiêm hay chùa Bổ Đà ở Bắc Giang Ở Công giáo, các DSVHTGTNVT di động nổi bật nhất có thể kể đến trước hết là Kinh thánh, được tín hữu Công giáo tin là một trong những vật thiêng liêng nhất của Công giáo, chứa đựng lời của Chúa Kinh thánh bao gồm hai phần: Cựu ước (là bộ kinh thánh tiếng Do Thái, gồm 39 cuốn, được viết từ năm 1200 đến 165 TCN), và Tân ước (bộ kinh thánh tiếng Hy Lạp, gồm 27 cuốn, được viết trong thế kỷ đầu tiên SCN) Hiện vật thiêng thứ hai và cũng là một trong những biểu tượng tôn giáo phổ biến nhất trên thế giới: cây Thánh giá và hình ảnh đức Chúa Giêsu Kitô đóng đinh trên đó Tràng hạt Mân Côi là một hiện vật đặc trưng khác của Công giáo, đây là một chuỗi hạt hoặc một sợi dây có thắt nút, được sử dụng trong khi cầu nguyện, đặc biệt là để bày tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ Maria Nước thánh là nước thiêng, được các giáo sĩ dùng để ban phước, được coi như một biểu tượng của sự tái sinh và thanh tẩy, được dùng trong lễ rửa tội, hay khi ban phước cho một không gian hoặc một con người Trên đây chỉ kể đến một số di sản vật thể của Công giáo Việt Nam được coi là phổ biến, hiện diện ở mọi nhà thờ và tồn tại và song hành cùng các hoạt động thực hành tôn giáo qua nhiều thế hệ tín hữu Trong thực tiễn, trên thế giới, kho tàng di sản vật thể của Công giáo rất phong phú, bên cạnh các kiến trúc nhà thờ được thiết kế công phu, còn rất nhiều hiện vật quý giá khác như các thánh tích liên quan trực tiếp đến cuộc đời của chúa Giêsu Kitô: chiếc mũ vải, khăn liệm, đinh

43 thánh, các mảnh thánh giá, v.v và các thánh tích liên quan đến các vị thánh khác, hiện được lưu giữ tại nhiều nhà thờ và bảo tàng trên thế giới

Như vậy, có thể thấy, việc quan sát và cảm nhận giá trị ban đầu của các DSVHTGTNVT chủ yếu thông qua thị giác, xúc giác Hình thức, kết cấu, các motif trang trí, chất liệu của các di sản này có thể là minh chứng bằng vật chất cho bối cảnh ra đời, các đặc trưng văn hóa và khả năng sáng tạo của các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng qua từng thời kỳ Tuy nhiên, để đi sâu tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của các di sản vật thể đó, cần khám phá đời sống văn hóa tinh thần gắn với chúng trong suốt chiều dài lịch sử, đó chính là các giá trị DSVHPVT̉ của hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng

2.1.1.2 Các thuộc tính cơ bản của di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng vật thể

Văn hóa vật chất phản ánh hiện thực xã hội từ phương diện các vật thể và kiến trúc đặt trong mối quan hệ về mặt lịch sử – văn hóa của một cộng đồng hay một hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể Nghiên cứu văn hóa vật chất là một lĩnh vực áp dụng phương pháp luận liên ngành để khám phá mối quan hệ giữa con người với các đồ vật đó, bao gồm việc sáng tạo, lịch sử hình thành và phát triển, quá trình bảo quản, và ý nghĩa của việc đồ vật đó tồn tại Di sản vật thể của các tôn giáo, tín ngưỡng cũng thuộc đối tượng này, nhưng chúng có những yêu cầu đặc biệt hơn ở việc tìm hiểu ý nghĩa tồn tại cần căn cứ vào bối cảnh và đặc điểm riêng của từng loại hình tôn giáo, tín ngưỡng Cũng như các đối tượng khác của văn hóa vật chất, việc tìm hiểu các thuộc tính cơ bản của các DSVHTGTNVT, bên cạnh tiếp cận tôn giáo học, cũng dựa vào cách tiếp cận của các ngành lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ học, nhân học, bảo tàng học, v.v Từ các nghiên cứu đi trước về các DSVHTGTNVT, có thể nhận thấy loại hình di sản này có một số thuộc tính cơ bản mà thông qua đó có thể đánh giá được giá trị của một di sản cụ thể

Gi á trị của di s ản văn hóa tôn giá o, tín ngưỡng trong văn hóa, xã hộ i Việt

Theo từ điển tiếng Việt, từ “giá trị” được hiểu một cách khái quát là “cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó” 55 Có nhiều cơ sở để xác định giá trị dựa vào những cách tiếp cận khác nhau và tùy thuộc vào từng đối tượng được đề cập

Giá trị DSVH là sự đề cập đến ý nghĩa và giá trị của di sản mà các cá nhân hoặc cộng đồng xác định thuộc về di sản đó Những giá trị này là nhân tố chính làm căn cứ cho việc bảo vệ và quản lý di sản Tuy nhiên, quan niệm về tầm quan trọng hay là giá trị của mỗi di sản lại không ổn định mà thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào nền văn hóa của mỗi quốc gia hay cộng đồng nhất định Khi xem xét giá trị của DSVHTGTN cũng vậy Bên cạnh việc mỗi DSVHTGTN đều thuộc về bối cảnh văn hóa, xã hội của một quốc gia, một cộng đồng văn hóa nhất định, thì cần lưu ý rằng, cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng mới chính là cộng đồng cốt lõi có vai trò quyết định lớn nhất khi xác định vai trò và giá trị của di sản tôn giáo, tín ngưỡng đó Việc nhận định giá trị của DSVHTGTN, cũng như việc nhận định về các đặc điểm nhận diện và thuộc tính của loại hình di sản đặc biệt này gặp nhiều thách thức Các thách thức trước hết là do bản chất đa dạng và thường xuyên chuyển động của DSVH; thứ hai, là do các đặc tính phức tạp, trừu tượng, thiên về tính phi vật thể của các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng

Căn cứ vào Luật Di sản văn hóa và đặc thù của một đối tượng có tính đa chiều và phức tạp như DSVHTGTN, tài liệu này lựa chọn cách tiếp cận văn hóa, xã hội và phân loại giá trị mang nghĩa rộng, có thể phù hợp với hầu hết các loại DSVHTGTN đang tồn tại ở Việt Nam Theo đó, giá trị cơ bản của DSVHTGTN được đề cập đó là giá trị văn hóa – nghệ thuật, lịch sử, xã hội, kinh tế và khoa học Trong khi các giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của DSVHTGTN được coi là ổn định hơn và nhận được sự quan tâm sớm hơn, thì chỉ đến những năm gần đây, các nhà khoa học

55 Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Trung tâm Từ điển học (Hà Nội)

53 và quản lý mới dành sự quan tâm thực sự đến các giá trị văn hóa, xã hội, khoa học và kinh tế Điều này có thể xuất phát từ thực tế các giá trị văn hóa, xã hội, kinh tế không dễ dàng đánh giá được bởi vì chúng có xu hướng hiện đại và gắn với một cộng đồng, địa phương cụ thể, có sự thay đổi tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử và các quan niệm xã hội nhất định Tuy nhiên, kể từ khi các nhà khoa học mở rộng quan điểm đánh giá DSVH bao gồm những không gian rộng lớn hơn, các vấn đề bảo tồn có tác động mạnh mẽ hơn đến đời sống hằng ngày của cộng đồng cư dân gắn liền với di sản, thì các giá trị xã hội đã trở thành những yếu tố quan trọng hơn Nhìn chung, dù có nhiều thách thức, việc xác định các giá trị của DSVHTGTN là việc làm cần thiết và cần có cách nhìn đa chiều, liên ngành, trong đó, tiếng nói của các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng cốt lõi và cư dân địa phương cần được quan tâm nghiêm túc

Hiến chương Burra 56 là tài liệu phổ biến quốc tế tập trung đề cập đến các giá trị văn hóa của di sản Trong khi Hiến chương Venice (1964) đã phát triển và làm rõ hơn các khái niệm, nguyên tắc trong việc bảo tồn và trùng tu các di tích và di chỉ, Hiến chương Burra cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải xem xét tới không gian văn hóa bao trùm một hoặc một cụm di tích, di chỉ, để đảm bảo tính toàn vẹn của di sản, các di tích và di chỉ không đơn thuần là một kiến trúc đơn lẻ, mà bao gồm cả không gian văn hóa xung quanh, thậm chí có thể bao gồm cả một vùng đô thị hoặc làng xóm là khu vực có giá trị đảm bảo đặc tính toàn vẹn của di sản Ở giai đoạn Hiến chương Burra ra đời, sự quan tâm đối với giá trị văn hóa và xã hội của di sản ngày càng tăng, do có sự nhìn nhận về mối liên kết giữa di sản và nơi thể hiện ý nghĩa cũng như thừa nhận các giá trị quan trọng của di sản, đó chính là cộng đồng và môi trường văn hóa, xã hội của di sản Hiến chương Burra cũng cố gắng làm hài hòa sự khác biệt giữa các đặc điểm DSVH ở châu Âu với các khu vực khác trên thế giới Theo nội dung Hiến chương Burra thì “ý nghĩa văn hóa (cultural significance) có nghĩa là các giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học, xã hội hoặc tinh thần đối với các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai” Hiến chương cũng ghi rõ, thuật ngữ “ý nghĩa văn hóa” được hiểu đồng nghĩa với “giá trị di sản văn hóa” và là cơ sở quan trọng để xác định quy trình và các phương pháp bảo tồn và quản lý di

56 ICOMOS (1999), Hiến chương về việc bảo vệ và quản lý các địa điểm di sản có giá trị văn hóa, được thông qua tại Burra, Australia, năm 1999 Hiến chương được xây dựng dựa trên cơ sở Hiến chương quốc tế về bảo về và trùng tu di tích và di chỉ, còn gọi là Hiến chương Venice (1964), được sửa đổi vào các năm

54 sản Nhìn chung, ý nghĩa văn hóa liên quan nhiều hơn đến các yếu tố phi vật thể như tính chất các biểu tượng và ký ức về di sản

Nhìn một cách khái quát, giá trị văn hóa của DSVHTGTN nằm ở toàn bộ ý nghĩa văn hóa của các di sản, tức là bao gồm toàn bộ các giá trị văn hóa, lịch sử, xã hội, khoa học Tuy nhiên, khi xem xét những biểu hiện cụ thể của giá trị văn hóa của DSVHTGTN, có thể nhận thấy những đặc điểm nổi bật đề cập ở nội dung dưới đây

DSVHTGTN phản ánh bản sắc của văn hóa Việt Nam, đó là các giá trị tư duy đạo đức, phong tục, tập quán, lối sống, cách ứng xử của một cộng đồng được hình thành trong lịch sử và được truyền từ đời này sang đời khác Trong dòng chảy của DSVHTGTN ở Việt Nam, các yếu tố đặc trưng của tín ngưỡng Việt Nam như tâm thức tôn thờ tổ tiên, tiền nhân, những nhân vật có công với làng với nước (ví dụ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ các vị vua thời Lý, các di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng,v.v ) cùng với tín ngưỡng nông nghiệp tôn thờ các vị thần bảo trợ sản xuất nông nghiệp như thần đất, thần nước, tổ nghề (ví dụ, tín ngưỡng thờ thành hoàng, các lễ hội nông nghiệp theo vòng đời cây lúa,v.v ) luôn đóng vai trò nền tảng Không chỉ hiện diện trong tín ngưỡng của các cộng đồng dân tộc trong toàn quốc, những yếu tố mang tính bản sắc này còn ảnh hưởng đậm nét đến các tôn giáo ngoại sinh như Phật giáo, Công giáo (thể hiện qua các đặc điểm kiến trúc, nghi lễ, ) và các tôn giáo nội sinh như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo (thể hiện qua hệ thống các ngôi vị thờ cúng, nghi lễ, lễ vật, )

Một nét đặc trưng nổi bật nữa của văn hóa – tôn giáo Việt Nam được phản ánh rõ nét qua các DSVHTGTN, đó là sự khoan dung và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo Trong bức tranh văn hóa của 54 cộng đồng dân tộc, dòng chảy của các tôn giáo, tín ngưỡng luôn diễn ra sự vận động, giao thoa và tiếp biến để từ đó sáng tạo nên những đặc trưng mới, được chấp nhận và phát triển ổn định trong đời sống xã hội đương đại Theo tác giả Đỗ Quang Hưng thì “người Việt Nam có thái độ cởi mở, mềm dẻo đón nhận nhiều luồng tôn giáo [ ] Hơn thế nữa, người Việt cũng sớm có ý thức “Việt hóa” các tôn giáo ngoại nhập, đi liền quá trình kết hợp với những “tôn giáo tích hợp” bản địa mới nảy sinh từ đầu thế kỷ 20 như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo để tạo nên những giá trị văn hóa tôn giáo pha trộn một cách nhuần nhuyễn trong những giá trị chung của văn hóa dân tộc” 57

57 Đỗ Quang Hưng (2009), “Tôn giáo và văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3 (28), tr 25-32

Các tôn giáo ngoại sinh khi du nhập vào Việt Nam ít nhiều đều có sự tiếp thu các yếu tố văn hóa dân tộc để có thể hòa vào đời sống cộng đồng Bên cạnh đó, các tôn giáo ngoại sinh cũng nỗ lực lan tỏa các ý nghĩa văn hóa ngoại nhập trong các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam Quá trình truyền bá và phát triển của một số tôn giáo ngoại sinh có tầm ảnh hưởng lớn như Phật giáo, tiếp đến là Đạo giáo và Khổng giáo, đã góp phần hình thành nên một số tôn giáo nội sinh ở Việt Nam như đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo Điều đáng chú ý là ở các tôn giáo nội sinh này cho thấy sự kết hợp cả về giáo lý và các hình thức thực hành của ba tôn giáo đề cập ở trên, dựa trên nền tảng tín ngưỡng bản địa, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, được coi là một trong những đặc trưng cơ bản trong văn hóa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam Có thể nói, các tín ngưỡng hay còn được gọi là tôn giáo truyền thống ở Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng, nền tảng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, là nhân tố nuôi dưỡng mạch nguồn DSVHTGTN xuyên suốt lịch sử văn hóa – tôn giáo ở Việt Nam Mặt khác, sự giao thoa, tiếp biến văn hóa diễn ra trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng đã hình thành nên những đặc trưng tôn giáo mới, góp phần xây dựng sự đa dạng văn hóa tôn giáo ở Việt Nam Theo quan điểm của UNESCO và các chuyên gia về di sản thì nuôi dưỡng tính đa dạng của văn hóa là một trong những đóng góp quan trọng của DSVHPVT, mà DSVHTGTN được nhận định là loại hình di sản có đóng góp đặc biệt phong phú, chính là một trong những yếu tố căn cốt để hướng tới sự phát triển bền vững chung

DSVHTGTN sở hữu hệ thống biểu tượng phong phú và đa dạng nhất có trong các nền văn hóa Nghiên cứu hệ thống biểu tượng của DSVHTGTN, bên cạnh việc có thể làm rõ ý nghĩa văn hóa của di sản, còn thể hiện sự phát triển của nghệ thuật hay là thẩm mỹ của cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng Sự phát triển hệ thống biểu tượng trong tôn giáo, tín ngưỡng có lẽ xuất phát từ bản chất trừu tượng, khó nắm bắt của đấng tối thượng, đức tin và cái thiêng Như cách nói của E Durkheim, cái thiêng là những điều tách biệt với cái thông thường và đi kèm với sự cấm kỵ 58 Do đó, không thể sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh thuần túy trong đời sống hằng ngày để diễn tả đấng tối thượng, đức tin và cái thiêng, mà cần phải có những ngôn ngữ ẩn dụ, những hình ảnh mang tính biểu trưng Việc lựa chọn biểu tượng của các DSVHTGTN phản ánh bối cảnh ra đời và quá trình vận động của DSVHTGTN đó, còn việc cảm nhận ý nghĩa của các biểu tượng lại lệ thuộc phần lớn vào sức mạnh của đức tin và trải nghiệm của mỗi cá nhân Có lẽ vì vậy mà mỗi biểu tượng của

58 Durkheim, Emile (1912; 1995), The Elementary Forms of Religious Life (Những hình thức sơ khai của đời sống tôn giáo), Karen E Fields translated to English, Free Press, ISBN-10: 0029079373, ISBN-13: 978-

DSVHTGTN thường khá đơn giản, nhưng lại rất giàu ý nghĩa biểu trưng, và các ý nghĩa này tiếp tục được bổ sung theo thời gian, không gian, và gắn với những cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể Các biểu tượng trong tín ngưỡng Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới, đặc biệt, qua nghiên cứu của tác giả Đinh Hồng Hải, các biểu tượng này đã được sắp xếp một cách hệ thống và khảo sát theo các nội dung: nguồn gốc ra đời, vai trò và vị trí trong văn hóa Việt Nam, biểu hiện trong nghệ thuật, và sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về hệ thống biểu tượng vô cùng phong phú trong tín ngưỡng Việt Nam như các bộ trang trí điển hình trong đình, đền, chùa như câu đối, các biểu tượng tam đa, tứ linh, tứ quý, cửu long, bát bửu ; biểu tượng các vị thần như thần đất, thần bếp, thần tài, ông trời ; biểu tượng các vật linh như bò, hạc, chim lạc, nghê, rồng ; biểu tượng các vị tổ như tổ tiên, tổ vương, tổ mẫu, vật tổ Mỗi tôn giáo lại có hệ thống biểu tượng riêng Ví dụ, Phật giáo có các biểu tượng phổ quát như Tam bảo, bánh xe pháp luân, hoa sen, cây (lá) bồ đề, các ấn, ngoài ra, mỗi phái lại có những biểu tượng riêng khác Công giáo có các biểu tượng thánh giá, kinh thánh, Chúa Ba ngôi, các tượng thánh, là những biểu tượng được tôn thờ, ngoài ra còn các biểu tượng được tôn kính và các biểu tượng thể hiện sự hội nhập văn hóa 59

DSVHTGTN phản ánh tinh hoa sáng tạo nghệ thuật và thẩm mỹ: Các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng luôn khao khát dâng hiến những gì đẹp nhất, quý giá nhất cho đấng tối thượng mà họ tôn thờ Sáng tạo nghệ thuật là một phương thức để các cộng đồng này hiện thực hóa đức tin và các giá trị tôn giáo, tín ngưỡng của mình thông qua các hình ảnh cụ thể Các chuyên gia về di sản đã thừa nhận DSVHTGTN mang tải phần lớn những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của con người như các đền thờ, nhà thờ, các ngôi chùa, các bức tượng bằng nhiều chất liệu khác nhau, và các vật tạo tác, mà do tính chất thiêng liêng của tôn giáo, tín ngưỡng mà các tác phẩm này được dành cho sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt và còn tồn tại đến ngày nay

Với tư cách là loại hình di sản được bảo vệ đặc biệt, các DSVHTGTN thường có “tuổi thọ” cao và lịch sử tồn tại vào loại lâu dài nhất trong số các loại hình di sản Với cách tiếp cận mới về DSVHPVT, các nhà khoa học có thể bóc tách các lớp văn hóa gắn với các giai đoạn lịch sử khác nhau ở mỗi di sản, xác định các giai đoạn xây dựng, sửa chữa, bổ sung các chi tiết của di sản qua từng thời kỳ lịch sử Từ việc nghiên cứu DSVHTGTN có thể xác định các dấu ấn của lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng và từ đó liên hệ tới bối cảnh lịch sử xã hội

59 Xem Đỗ Trần Phương (2020), Biểu tượng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, Đại học Văn hóa, Hà Nội

Giới thiệu một số di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2020, trên cả nước ta ở thời điểm này có khoảng hơn 40.000 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 3.560 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia (bao gồm di tích lịch sử; di tích kiến trúc, nghệ thuật; di tích khảo cổ; di tích danh lam thắng cảnh), 364 di sản được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Đặc biệt, có tổng số 28 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO ghi danh, bao gồm 8 di sản văn hóa và thiên nhiên, 13 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, và 7 di sản tư liệu Trong phạm vi nhiệm vụ này, chúng tôi chỉ phác thảo những đặc điểm nổi bật ở một số DSVHTGTN đã được ghi danh là Di sản thế giới, DSVHPVT đại diện của nhân loại, hoặc là di sản được biết đến rộng rãi trong toàn quốc

Những DSVHTGTN được giới thiệu trong phần này mang tính đại diện cho hệ thống DSVHTGTN vô cùng phong phú, đa dạng ở Việt Nam Ở mỗi di sản, chúng tôi cố gắng mô tả, truyền tải tính đa chiều cạnh trong các biểu hiện và giá trị của di

72 Tiến sĩ Karan Singh, Chủ tịch Hindu Virat Samaj (Hội Hindu Vĩ đại), “Tuyên bố Hindu giáo về tự nhiên”

65 sản, trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa các yếu tố vật thể và phi vật thể Thông quá đó, thể hiện cách tiếp cận mới đối với DSVHTGTN, không chỉ tập trung vào các yếu tố vật chất và giá trị lịch sử, nghệ thuật của di sản, mà còn thể hiện sức sống của di sản như một mạch nguồn chảy liên tục từ quá khứ tới hiện tại, và sẽ tiếp tục được trao truyền cho các thế hệ tương lai

2.3.1 Di sản văn hóa tín ngưỡng

Di sản văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam rất phong phú, chủ yếu là các hình thức thờ cúng và thực hành tín ngưỡng gắn với phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống của

54 cộng đồng dân tộc Ở đây, chúng tôi chỉ giới thiệu một số di sản văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu đã được ghi danh trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO xác lập (xếp theo thứ tự thời gian được UNESCO ghi danh) Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên Việt Nam bao gồm một số tỉnh và mười bảy cộng đồng dân tộc ngữ Âu Á và Austronesia Liên kết chặt chẽ với cuộc sống hằng ngày và chu kỳ của các mùa, hệ thống tín ngưỡng của cộng đồng Tây Nguyên tạo thành một thế giới huyền bí, nơi cồng chiêng tạo ra một ngôn ngữ đặc quyền giữa con người, thần thánh và thế giới siêu nhiên Đằng sau mỗi chiếc chiêng đều ẩn chứa một vị thần hoặc nữ thần, người có quyền năng cao hơn khi chiếc chiêng lớn tuổi hơn Mỗi gia đình đều sở hữu ít nhất một chiếc cồng, điều này thể hiện sự giàu có, quyền uy và uy tín của gia đình, đồng thời cũng đảm bảo sự bảo vệ của gia đình đó Trong khi nhiều loại nhạc cụ bằng đồng được sử dụng trong các nghi lễ khác nhau, riêng cồng chiêng có mặt trong tất cả các nghi lễ của đời sống cộng đồng và là nhạc cụ chính trong nghi lễ

Cách thức chơi cồng chiêng của Việt Nam khác nhau tùy theo từng làng Mỗi nhạc công mang một chiếc chiêng khác nhau có đường kính từ 25 đến 80 cm Từ ba đến mười hai chiếc cồng được chơi bởi các đội hòa tấu của làng, bao gồm cả nam hoặc nữ Các cách sắp xếp và nhịp điệu khác nhau được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của buổi lễ, chẳng hạn như nghi lễ đâm trâu, ban phước cho lúa gạo hoặc các nghi thức đưa tang 73 Ngày 25 tháng 11 năm 2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại

Hội Gióng (đền Phù Đổng và đền Sóc)

Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) là một biểu tượng trung tâm của Hội làng Phù Đổng (Hội Gióng) được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện

73 Theo thông tin trên website chính thức của UNESCO tại: https://ich.unesco.org/en/RL/space-of-gong- culture-00120, truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2021

66 của nhân loại năm 2010 Bao quanh huyền thoại Thánh Gióng là vô số câu chuyện kể dân gian về xuất thân của một vị anh hùng có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước Song hành với các huyền thoại về Thánh Gióng là tín ngưỡng thờ Thánh Gióng phổ biến rộng khắp khu vực xứ Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và một phần

Hà Nội) và những bản thần phả, thần tích ghi lại những chiến công cũng như thành phần xuất thân đặc biệt của vị thánh này

Tìm hiểu nguồn gốc lễ hội ở làng Phù Đổng, các nhà khoa học đã xác định lễ hội này khởi nguyên là một dạng nghi lễ phồn thực vốn rất phổ biến ở các xã hội nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam 74 Sự kết hợp của một lễ hội nông nghiệp mang tính phồn thực với biểu tượng Thánh Gióng (một người anh hùng có công với nước, một biểu tượng của tinh thần dân tộc - nationalism mà ở Việt Nam thường được gọi là chủ nghĩa anh hùng - heroism) đã tạo nên một trong những lễ hội đặc sắc nhất của người Việt, nơi hội tụ nhiều nét đặc trưng văn hóa truyền thống Việt Nam 75

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại của các Vua Hùng (Hùng Vương) với quá trình xây dựng nhà nước Văn Lang là một trong những triều đại được giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất nhưng cũng gây tranh luận nhiều nhất Sự tồn tại của những tranh cãi đó là do thời Hùng Vương được cho là một thời kỳ mà người Việt bắt đầu xây dựng một thiết chế xã hội tiền nhà nước và dấu tích của thời kỳ này hầu như không được lịch sử thành văn ghi lại

Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng phổ biến nhất trong cộng đồng người Việt Đây là “một hiện tượng xã hội xuất hiện từ xa xưa và tồn tại ở nhiều cộng đồng trên thế giới Đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người, dân tộc tín ngưỡng này trải dài qua các thời kỳ lịch sử, tồn tại ở nhiều cộng đồng, thành phần tộc người và đan xen, thẩm thấu vào hầu hết các tôn giáo hiện có ở Việt Nam” 76

Các nhà nghiên cứu nước ngoài khi tìm hiểu về văn hóa tín ngưỡng của người Việt đều thừa nhận rằng, thờ cúng tổ tiên rất được coi trọng ở đất nước ta suốt trong trường kỳ lịch sử, chẳng hạn ở thế kỷ XVII, Alexandre de Rhodes đã ghi chép thực tế như sau: “Việc sùng bái vong linh tiên tổ vượt hết những gì có thể nghĩ được ở châu Âu Họ vất vả rất nhiều để tìm đất đặt mồ mả Họ cho rằng, hạnh phúc toàn gia

74 Xem Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội; Trần Quốc Vượng (1995), “The Legend of Ông Dóng: From the Text to the Field”, trong Essay into

Vietnamese Pasts, K W Taylor & John K Withmore Ed., Cornell University Press

75 Đinh Hồng Hải (2015), Các vị thần, tập 2, trong bộ: Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội

76 Nguyễn Thị Hải Yến (2012), “Nguồn gốc thờ cúng tổ tiên của người Việt”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 2

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN

Những yếu tố thuận lợi và thách thức đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng

di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng

Một là, chủ trương của Đảng và Nhà nước quan tâm, ủng hộ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng

Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán trong mọi văn bản là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật; các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo được phát huy Trong Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) của nước CHXHCN Việt Nam (điều 24) ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” 169 Như vậy, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp quy khác như Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Luật Đất đai, Luật Giáo dục, Bộ luật Hình sự sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016)

Nghị quyết số 25/NQ-TW năm 2003 về công tác tôn giáo, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ 15/11/2004, đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo Cùng với Nghị định 22/2005/NĐ-CP được ban hành ngày 01/3/2005, để hướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, sau này được thay thế bằng Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt tôn giáo của người dân Đặc biệt, khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam ra đời vào năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, đi vào cuộc sống đã nhanh chóng xác lập các quyền cơ bản của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc là không tín ngưỡng, tôn

169 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013

93 giáo, đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của công dân và mọi tổ chức tôn giáo Tác giả Đỗ Quang Hưng cho biết: “Có ba điểm chuyển biến quan trọng trong bộ luật này Đó là lần đầu tiên, những quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân được đảm bảo đầy đủ hơn, tiếp cận gần hơn với các công ước quốc tế Thứ hai, rất quan trọng là bộ luật giải quyết hàng loạt các vấn đề về cơ sở vật chất của tôn giáo như nơi thờ tự, đất đai, tài sản tôn giáo, thậm chí là có cả các vấn đề về báo chí xuất bản thông tin Nhìn chung, lần đầu tiên chúng ta có một bộ luật đầy đủ như vậy Không phải tất cả mọi việc đã được giải quyết nhưng rõ ràng đã giải quyết được các khâu rất cơ bản Một điểm nữa mà ai cũng thấy là Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tất cả các tổ chức tôn giáo đều có thể xây các cơ sở đào tạo chức sắc rất là tốt Còn điểm thứ ba là đã pháp chế hóa các chủ thể tham gia quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo Các tổ chức tôn giáo bên cạnh quyền lợi của mình thì cũng có trách nhiệm của mình, đặc biệt là lãnh đạo các giáo hội, thậm chí là Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam với tư cách là tổ chức chính trị xã hội tiêu biểu rộng lớn nhất cũng có vai trò giám sát, kiểm soát tạo điều kiện cho những điều luật được thực thi trong cuộc sống” 170

Là một thành tố của văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng cũng chứa đựng những giá trị di sản mang đặc trưng riêng của mình Nhận thức rõ tầm quan trọng và giá trị di sản của di tích, Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng, quyết sách chiến lược cơ bản nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của di tích Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) đã đề ra nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” 171

Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc; bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian; kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch” 172 Tiếp nối những quan điểm, chủ trương của Đảng, tại Nghị

170 Thu Hoa, (2020) Tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam luôn được đảm bảo Bài viết đăng trên https://vovworld.vn/vi-VN/binh-luan/tu-do-tin-nguong-ton-giao-o-viet-nam-luon-duoc-dam-bao-888903.vov đăng tải ngày 6/8/2020 Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2021

171 Đảng Cộng sản Việt Nam, (1998) Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa

VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 56

172 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng

94 quyết Trung ương 9 khóa XI của Đảng đã bổ sung, cụ thể hóa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, Nghị quyết chỉ rõ: “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch” 173 , đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đề cập đến việc bảo tồn các di sản văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng mà trước đây các Đại hội chưa đề cập đến

Với tinh thần đó, tại các kỳ Đại hội XII và XIII của Đảng, vấn đề coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng tiếp tục được nhấn mạnh, triển khai và cụ thể hóa Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ), phần nội dung về lĩnh vực di tích chỉ rõ: “Đầu tư đồng bộ bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa tiêu biểu trở thành di sản có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hóa, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế du lịch Triển khai việc quy hoạch chi tiết đối với các di tích để giải quyết hợp lý, hài hòa, bền vững giữa bảo tồn, phát huy DSVH với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội…” 174

Năm 2001, Luật Di sản văn hóa 175 ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh việc đổi mới các hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH ở Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Bổ sung thêm cho Luật Di sản văn hóa là Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 176 của UNESCO ra đời năm 2003 một lần nữa đề cao DSVHPVT (trong đó tôn giáo, tín ngưỡng đóng vai trò là một thành tố cơ bản) như một nguồn lực đảm bảo tính đa dạng văn hóa, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững Bên cạnh đó, là các chỉ thị hoạt động để thực hiện Công ước, khung pháp lý quốc gia, và nguyên tắc đạo đức được thảo luận nhằm làm cơ sở cho việc áp dụng phù hợp với điều kiện của địa phương hoặc ngành cụ thể

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về DSVHTGTN có nhiều thành tựu Những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cũng như các quy định của pháp luật về DSVH được tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể nhân dân Do đó, nhận thức và ý thức trách nhiệm

173 Đảng Cộng sản Việt Nam, (2014).Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa

XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr 34

174 Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020

175 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X (2001), Luật Di sản văn hóa, số

28/2001/QH10, được thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29 tháng 6 năm 2001, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 (được sửa đổi năm 2009)

176 UNESCO (2003), Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, được Đại hội đồng UNESCO thông qua tại kỳ họp thứ 32, Paris, ngày 17/10/2003

95 đối với việc bảo vệ, gìn giữ các di tích được nâng lên rõ rệt Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý di tích được nâng cao Công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung chuyên môn sát sao, có hiệu quả Việc xếp hạng, khoanh vùng bảo vệ di tích đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và bảo tồn các di tích ở địa phương Công tác tu bổ, tôn tạo từng bước đi vào nề nếp Nguồn kinh phí cho hoạt động này đã được xã hội hóa nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp từ nguồn kinh phí của Nhà nước, từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp

Hai là, nguồn tài nguyên di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam phong phú, đa dạng

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng và đa dân tộc, mọi tôn giáo đều hài hòa, chung sống bình đẳng theo pháp luật của Nhà nước, tôn chỉ của tôn giáo Theo thời gian, tôn giáo, tín ngưỡng để lại những giá trị văn hóa, trong đó có những giá trị di sản hiện hữu, trường tồn với thời gian Thống kê chưa đầy đủ của các ban ngành cho thấy có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới Về tôn giáo, có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số),

41 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự 177 Tính đa dạng và phong phú của mỗi tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện trong nhiều mặt như kiến trúc, hay các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư, đồng thời cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người có đạo (Phật giáo, Công giáo, Islam giáo,….) hay người không có đạo (tín ngưỡng dân gian mà đặc trưng là thờ cúng tổ tiên) Hằng năm, ở Việt Nam có khoảng 13.000 lễ hội, gồm

5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa - thể thao và ngành nghề 178 Do vậy, việc bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống hiện đại là rất cần thiết Sự đa dạng phong phú các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, các giá trị di sản được thể hiện ở cả hai dạng biểu hiện vật thể và phi vật thể

Các nguồn lực chủ yếu tham gia vào quá trình bào tồn và phát huy di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng

3.2.1 Quản lý nhà nước các cấp

Với tinh thần đổi mới toàn diện về đường lối văn hóa của Đảng, năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII ra đời đánh dấu bước ngoặt về Đổi mới quan điểm, đường lối văn hóa của Đảng Đây được coi là văn kiện toàn diện nhất và cụ thể nhất về các vấn đề của văn hóa, trong đó, công tác bảo tồn, quản lý và phát huy di sản văn hóa là một trong những hoạt động quan trọng của nhà nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay Nghị quyết khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng các dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giáo lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” 191 Quản lý Nhà nước các cấp là chủ thể quan trọng nhất trong công tác bảo tồn và phát huy DSVHTGTN Trong Luật Di sản văn hóa (số 28/2001/QH10) ban hành

191 Đảng Cộng sản Việt Nam, (1998) Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa

VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 56

109 năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009 192 đã quy định, nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng chính sách quản lý DSVH bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, tổ chức bộ máy quản lý, cung cấp nguồn lực, đào tạo nhân lực, nghiên cứu và sưu tầm các giá trị văn hóa phi vật thể, tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế về di sản Cần thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH

Tất nhiên, trong mô hình quản lý DSVH nói chung, nhà nước có phân cấp rõ ràng về trách nhiệm quản lý Cơ quan quản lý nhà nước cấp quốc gia đối với DSVH là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó, Cục Di sản Văn hóa có vai trò then chốt; tiếp đến là cơ quan quản lý cấp tỉnh (có Phòng Di sản) xuống cấp quận/huyện (có phòng Văn hóa Thông tin và Ban Quản lý Di tích), rồi xuống cấp phường/xã (có Ban Quản lý di tích), mỗi cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát huy di sản như: Tham mưu cho Sở và UBND tỉnh về vấn đề quản lý, bảo tồn DSVH nói chung và DSVHTGTN nói riêng; Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH của tỉnh cũng như các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về quản lý DSVH; Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVHTGTN, đồng thời, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVHTGTN; v.v…

Trong những năm qua, quản lý nhà nước các cấp và toàn thể nhân dân có vai trò to lớn đối với việc bảo tồn, phát huy DSVHTGTN Đặc biệt, sự chung tay của nhà nước và nhân dân ở trong và ngoài nước, đóng góp, tham gia cho nguồn ngân sách tu bổ di tích Sự đóng góp của nhân dân cho tu bổ di tích không ít hơn sự đầu tư của Nhà nước, vì đó là truyền thống tốt đẹp hình thành từ quá khứ, vẫn được duy trì cho tới ngày nay Qua các thư tịch, tài liệu, văn bia của các thời chúng ta thấy rằng, từ thời Lý và các thời Trần, Lê, Mạc nối tiếp sau, từ Triều đình/ Trung ương đã tiến hành phân loại di tích, tu bổ, trùng tu di tích hoặc xây dựng di tích để đến bây giờ chúng ta có hàng ngàn di sản, di tích lịch sử văn hóa, trong đó chủ yếu là DSVHTGTN, việc bảo vệ di sản, di tích đã là sự nghiệp của toàn dân từ ngàn xưa Tuy nhiên, để nguồn lực của các nhà quản lý các cấp trong công tác bảo tồn và phát huy DSVHTGTN được tốt hơn, rất cần sự chung tay của các cấp, ban ngành, liên ngành, nhưng trên hết vẫn là các giải pháp về pháp lý làm công cụ hữu hiệu cho công tác này Cụ thể:

192 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (2009) theo Số 32/2009/QH12,.Hà Nội, ngày

18 tháng 6 năm 2009 do Quốc hội Khóa XII (kỳ họp thứ 5) đã ban hành

Cần hoàn thiện chính sách về công tác trùng tu, tôn tạo di tích, về bảo tồn di sản một cách hiệu quả, linh hoạt phù hợp với từng đối tượng, nhất là các hoạt động văn hóa của các dân tộc Các chính sách đãi ngộ nghệ nhân, đãi ngộ người có công bảo vệ, gìn giữ, truyền dạy di sản được tôn vinh và hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định Cần xây dựng chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy DSVHTGTN Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng liên quan đến hoạt động quản lý di sản để huyến khích, động viên kịp thời các hành vi tích cực, hạn chế hành vi tiêu cực

Như vậy, các nhà quản lý không chỉ là những người giám sát, thực thi việc bảo tồn di sản mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách quản lý DSVHTGTN Họ chính là những người tạo điệu kiện tối đa cho quá trình nghiên cứu, quảng bá và giáo dục về DSVHTGTN một cách hiệu quả nhất theo từng lĩnh vực chuyên môn Tuy nhiên, đội ngũ làm công tác quản lý di sản vẫn còn mỏng, chưa mạnh, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế Do vậy, cần có những chương trình đào tạo bài bản, hiện đại phù hợp với sự đổi thay của xã hội

Trong nhiều năm qua, các ban ngành đã quan tâm và tăng cường nghiên cứu khoa học về các loại hình DSVHTGTN, để có được những đánh giá tổng thể, đầy đủ và khách quan về giá trị của các di sản này Đặc biệt, công tác thống kê, kiểm kê các di vật, cổ vật, bảo vật, còn được lưu giữ trong các di tích tôn giáo, tín ngưỡng được tiến hành nghiêm túc, cẩn thận, và đăng ký đầy đủ theo tiêu chuẩn qui định để bảo quản, bảo vệ bền vững Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong nghiên cứu các di sản đó là cần có các chuyên gia, thành viên cộng đồng am hiểu sâu sắc về văn hóa của các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng tham gia vào công tác khảo sát, nghiên cứu, bảo tồn di sản Bởi, mỗi loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, như Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Mẫu, Công giáo, Islam giáo, v.v đều có những đặc trưng riêng về kiến trúc tôn giáo, đối tượng thờ, hình thức thờ, về nghi thức tôn giáo hay lễ hội… hay hệ thống DSVH của các tộc người thiểu số ở Việt Nam cũng vô cùng phong phú, đa dạng… 193 Tất cả những thực thể đó, những đơn nguyên đó trở thành một phần của DSVH (vật thể và phi vật thể), góp phần khiến cho nguồn tài nguyên DSVH có sức cuốn hút, hấp dẫn đối với mọi người Đây cũng chính là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch

193 Trần Hữu Sơn, (2021) Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch di sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số bài viết đăng trên http://tapchimattran.vn/thuc-tien/bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san- van-hoa-trong-phat-trien-du-lich-di-san-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-40507.html, đăng tải ngày 20/08/2021, truy cập ngày 28/9/2021

111 của Việt Nam Rất cần đầu tư, tiến hành các nghiên cứu cụ thể để đưa ra các dự án, chương trình trong công tác bảo tồn và phát huy DSVHTGTN Trên cơ sở đó lập bản đồ các DSVHTGTN trên từng địa bàn, tại các vùng miền để tiến hành quy hoạch bảo tồn, phát huy và phát triển di sản gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh phù hợp với từng loại hình di sản cũng như đặc trưng từng vùng, miền

Có thể thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học về DSVHTGTN có vai trò hết sức quan trọng, nhằm giữ gìn lâu dài các giá trị DSVH tiêu biểu của đất nước Các di sản đó cung cấp tri thức, hiểu biết, cũng như kinh nghiệm sống, bài học lịch sử có ích cho xã hội Bên cạnh những nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, cần có những nghiên cứu liên ngành như Văn hóa học, Sử học, Khảo cổ học, Tôn giáo học… Những nghiên cứu phục vụ mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa như

“Tài liệu hướng dẫn giáo dục về Di sản văn hóa Phi vật thể trong trường phổ thông hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững”, là kết quả phối hợp thực hiện giữa

Bảo tàng Dân tộc học, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Di sản văn hóa Phi vật thể và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, rất hữu ích trong việc hình thành các nhân cách văn hóa và xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững xã hội 194

Trong xã hội hiện nay, tầm quan trọng của DSVHTGTN cần được nhận thức đầy đủ, cần được giáo dục, truyền thụ những giá trị chân thực của di sản, bởi giá trị DSVHTGTN thể hiện ở các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, xã hội, khoa học, kinh tế của lịch sử loài người Các giá trị lịch sử, gắn với những sự kiện hay ký ức lịch sử quan trọng, những nhân vật lịch sử và huyền thoại, những anh hùng văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn, có công lao với cộng đồng, đất nước Các giá trị văn hóa, thể hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ tạo nên bản sắc văn hóa của cộng đồng, qua đó biểu hiện nét độc đáo về văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc; nơi gìn giữ những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc Các giá trị khoa học, gắn với những tri thức về tự nhiên và vũ trụ, những kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm sống được tích luỹ trong quá trình hoạt động của con người; Các giá trị kinh tế, là phương tiện giao lưu văn hóa đồng thời là một sản phẩm văn hóa, sản phẩm thủ công truyền thống hấp dẫn phục vụ du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

194 Xem thêm: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2020), Tài liệu hướng dẫn giáo dục về di sản văn hóa phi vật thể trong trường phổ thông hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, Nxb

Văn hóa dân tộc, Hà Nội

Trước đây, do nhận thức chưa đầy đủ về DSVHPVT, coi nó chỉ là một bộ phận phụ thuộc của DSVHVT 195 , tuy nhiên, gần đây, việc xác định lại những giá trị của văn hoá phi vật thể và vấn đề cần được bảo tồn cũng như phát huy đã được đánh giá xứng đáng Việc đưa các DSVHPVT vào trong giáo dục nhà trường đã được phát huy nhằm đào tạo, xây dựng đạo đức, lối sống, hình thành phẩm chất tốt đẹp và nhân cách cho thế hệ trẻ, từ trong các trường học tới các thiết chế văn hóa như bảo tàng, trung tâm văn hóa, thư viện,… được thực hiện ở một số nơi như: 80/90 trường học ở Việt Trì, Phú Thọ đã được gắn kết Hát Xoan với chương trình của nhà trường để giáo dục học sinh về giá trị, ý nghĩa, đặc điểm của Hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Triển khai dự án “Xây dựng phương pháp gắn kết việc dạy về di sản văn hóa phi vật thể với các môn học trong nhà trường ở Hà Nội” hay “Liên kết với nhà trường phát triển giáo dục di sản ở bảo tàng, di tích và các điểm văn hóa – lịch sử ở Hà Nội”, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mục đích nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ di sản văn hóa cho học sinh; Chương trình “Sân khấu học đường” đưa nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống vào dạy trong hàng nghìn trường tiểu học và phổ thông trung học ở 40 tỉnh, thành phố trên cả nước… 196 Theo Hướng dấn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL, ngày 16/1/2013 về việc

Một số phương thức bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng hướng tới sự phát triển bền vững

Theo thuật ngữ tiêu chuẩn về DSVH thì bảo tồn DSVH được hiều là “Hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định của DSVH” 201 Bảo tồn DSVH nói chung, DSVHTGTN nói riêng đề cập đến các biện pháp được thực hiện để kéo dài tuổi thọ đồng thời tăng cường truyền tải các thông điệp và giá trị quan trọng của di sản, nhằm đảm bảo sự kết nối liên tục giữa các thế hệ, từ quá khứ, hiện tại, tới

200 Hồ Đại Dũng, (2021) Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- bản sắc văn hóa người Việt Bài viết đăng tải trên trang http://baophutho.vn/den-hung/202108/tin-nguong-tho-cung-hung-vuong-%20ban-sac-van-hoa-cua- nguoi-viet-176441 , ngày 2/8/2021, truy cập ngày 28/9/2021

201 TCVN 10382:2014, Di sản văn hóa và các vấn đề liên quan – Thuật ngữ và định nghĩa chung

117 tương lai Quá trình bảo tồn DSVHTGTN là nhiệm vụ phải đối mặt với nhiều thách thức, do đó, rất cần có sự nghiên cứu thận trọng và phối hợp đa nguồn lực

Cho đến nay, ngành bảo tồn DSVH đã phát triển ba cách tiếp cận chính, đó là: 1) Cách tiếp cận dựa trên chất liệu (hay là các yếu tố vật chất) của di sản; 2) Cách tiếp cận dựa vào các giá trị; và 3) Cách tiếp cận di sản sống Những cách tiếp cận này, mặc dù xuất hiện ở những khoảng thời gian khác nhau, nhưng vẫn đang được áp dụng, mỗi cách tiếp cận có đặc trưng riêng, thể hiện thế mạnh và nhược điểm riêng Các chuyên gia bảo tồn cũng không cố gắng phân biệt rạch ròi giữa các cách tiếp cận này, bởi vì, mục đích của các cách tiếp cận đều nhằm giải quyết các vấn đề tương tự nhau, đó là kéo dài tuổi thọ đồng thời tăng cường truyền tải các thông điệp và giá trị quan trọng của di sản Việc áp dụng cách tiếp cận nào phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể của từng DSVH

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ cao, các DSVH nói chung và DSVHTGTN nói riêng đang phải chịu những áp lực nặng nề Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống đang phải đối mặt với các nguy cơ bị xâm lấn, phá hủy, thay thế, hoặc thu hẹp không gian Nhiều di tích dù bị xuống cấp trầm trọng nhưng chính hoạt động tu bổ, sửa chữa tự phát và thiếu hợp lý về mặt triết lý, phương pháp và kỹ thuật khiến cho các công trình ấy còn bị tàn phá mau chóng hơn Đây không chỉ là vấn đề thuần túy từ phía cộng đồng địa phương mà ngay cả một bộ phận các cán bộ làm công tác quản lý di tích cũng chưa nắm rõ chính sách, pháp luật cũng như quy trình bảo tồn và tôn tạo di tích Thực trạng các hoạt động bảo tồn, tôn tạo, phục dựng di tích tôn giáo, tín ngưỡng ở cấp địa phương đang phát sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) năm

1998 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã đề ra nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản trong bối cảnh mới ở nước ta Nghị quyết có đoạn viết: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng việc bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (văn hóa bác học và văn hóa dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” 202 Ngày 24/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/QĐ-TTg lấy ngày 23 tháng 11 hằng năm là Ngày Di sản văn hoá Việt Nam nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

202 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) năm 1998 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

118 hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hoá, động viên và thu hút mọi tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc Hiện nay, từ chính sách của Đảng, Chính phủ đã có cả một hệ thống các chính sách và các quy định về bảo tồn DSVH, trong đó có thể phân thành nhóm các nghị định của Chính phủ; nhóm các quyết định của Chính phủ và Bộ; nhóm các thông tư, chỉ thị cấp Bộ

Về luật pháp, Luật Di sản văn hóa hợp nhất (2013) chính là văn bản pháp luật có giá trị mới nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay Luật Di sản văn hóa ra đời nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng DSVH; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và gìn giữ giá trị DSVH Bên cạnh việc chính quyền đang nỗ lực tìm các phương cách hiệu quả để bảo vệ và phát huy các giá trị của DSVH, chính người dân dần nâng cao ý thức trong việc bảo tồn các DSVHTGTN vốn gắn bó với cộng đồng và tích cực tham gia ở nhiều mức độ khác nhau vào hoạt động này 203 Cùng với xu thế chung của thế giới, trong thời qua, Việt Nam đã hình thành một chiến lược về phát triển đất nước bền vững Điều đó thể hiện trong quyết tâm chính trị, định hướng chính sách và trong luật pháp do Nhà nước ban hành Mục 4, điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường (2014) định nghĩa như sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” 204 Định nghĩa này khá phù hợp với định nghĩa của Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển 205 Phát triển bền vững dựa trên 3 chân đế là tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường Các mục tiêu của phát triển bền vững của Việt Nam đã được nêu rõ trong Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Mục tiêu tổng quát được nêu ra như sau: Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,

203 Ví dụ xem: Nguyễn Thị Thanh Vân và Hoàng Văn Chung (2020) Một số vấn đề về công tác bảo tồn di tích tín ngưỡng ở Hà Nội hiện nay Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8

204 Luật bảo vệ môi trường (2014) Truy cập tại: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&modeail&document_id 2613

205 World Commission on Environment and Development (1987) Our Common Future New York: Oxford University Press, p.8

119 thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia 206 DSVHTGTN là một bộ phận của DSVH, và việc bảo tồn các di sản này được xác định là rất quan trọng và mang mục tiêu kép, đáp ứng các mục tiêu của phát triển bền vững Một mặt là bảo tồn DSVH, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống được kế thừa Một mặt khác là bảo tồn, tôn tạo để tích hợp, mở mang, phát triển du lịch địa phương, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phát triển văn hóa-xã hội Để hướng tới việc đáp ứng các mục tiêu của phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội và an ninh môi trường, đồng thời đảm bảo việc tôn trọng các ý nghĩa văn hóa và giá trị cơ bản của DSVHTGTN, việc bảo tồn DSVHTGTN cần được nghiên cứu thận trọng và thực hiện theo những phương thức đa dạng Nội dung dưới đây sẽ đề cập đến một số phương thức bảo tồn DSVHTGTN cơ bản, đã và đang phát triển ở Việt Nam, gắn với ba cách tiếp cận chính của ngành bảo tồn DSVH thế giới

3.3.1 B ả o t ồ n t í nh x á c th ự c v à to à n v ẹ n c ủ a di s ản văn hó a tôn gi á o, t ín ngưỡ ng

Tính xác thực và toàn vẹn của DSVHTGTN là mục tiêu của phương thức bảo tồn phòng ngừa, là phương thức bảo tồn dựa trên chất liệu của di sản, được áp dụng khá rộng rãi trong ngành bảo tồn di sản trên thế giới Khái niệm về tính xác thực trong Hiến chương Venice chính là đề cập đến tính lịch sử và làm chậm quá trình xói mòn di sản Tiếp theo Hiến chương Venice, nhiều tài liệu đã bàn về vấn đề xác thực và đi đến thống nhất rằng không có một khung căn cứ cố định để dựa vào đó tiến hành đánh giá tính xác thực, mà các căn cứ này cần sự linh hoạt và mềm dẻo Theo Văn kiện Nara, tính xác thực được xác định là một yếu tố cần thiết trong việc xác định, đánh giá và quản lý DSVH Sự đa dạng của các nền văn hóa và DSVH là nguồn tri thức phong phú không thể thay thế của loài người và do đó cần được bảo vệ Tính xác thực được đánh giá dựa trên nguồn thông tin về DSVH thông qua các tiêu chí như hình thức, thiết kế, vật liệu, sử dụng, chức năng, truyền thống, kỹ thuật, vị trí, bối cảnh, tinh thần, cảm giác, cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài của di sản Những yếu tố này cũng là cơ sở để xác định mức độ độc đáo của DSVH đó 207

Do sự đánh giá về giá trị của DSVHTGTN, cũng như độ tin cậy của các nguồn thông tin liên quan có thể khác nhau giữa các nền văn hóa, và thậm chí trong cùng một nền văn hóa, cần thiết phải xem xét, đánh giá di sản văn hóa chủ yếu trong bối

206 Xem toàn văn Quyết định này tại: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchienluocphattrienkinhtexahoi?docid54&substrac t=&strutsAction=ViewDetailAction.do, ngày truy cập 1/10/2018

207 UNESCO, CCROM, ICOMOS (1994), Văn kiện Nara về tính xác thực, Hội thảo Nara Về tính xác thực, tổ chức tại thành phố Nara, Nhật Bản

120 cảnh văn hóa của chính di sản đó Tùy thuộc vào loại DSVH và bối cảnh văn hóa của nó, các di sản có thể được hiểu là đáp ứng các điều kiện về tính xác thực nếu các giá trị văn hóa của chúng được thể hiện trung thực và đáng tin cậy thông qua nhiều thuộc tính Các căn cứ xác định tính xác thực dựa vào nhiều khía cạnh như: Hình thức và thiết kế; vật liệu và chất; vị trí và thiết lập, ở các biểu hiện DSVHTGTNVT; bên cạnh đó là: Chức năng, cách sử dụng; các ý nghĩa tinh thần; truyền thống cộng đồng; kỹ thuật, hệ thống quản lý; vị trí và cách thiết lập; và các yếu tố liên quan khác đối với các biểu hiện DSVHTGTNPVT Điều quan trọng là, những khía cạnh cụ thể (vật thể và phi vật thể) trên đây phải gắn với một cộng đồng nhất định, được cộng đồng đó (hoặc cá nhân người sáng tạo, duy trì và trao truyền di sản) thừa nhận là đặc trưng thuộc về di sản của họ Sự duy trì truyền thống là một quá trình liên tục, trong đó sự kết nối giữa sáng tạo của các thế hệ với quá khứ là vô cùng quan trọng Giá trị bảo tồn đích thực đối với di sản không phải là việc đóng khung di sản hoặc sao chép thành một phiên bản gần giống, mà không hề có sự sáng tạo của các thế hệ thuộc cộng đồng kế thừa di sản Các yếu tố xác thực cũng chính là các yếu tố giúp ta cảm nhận được đặc thù của văn hóa và của niềm tin tôn giáo Bảo tồn các yếu tố xác thực ở đây cũng cần được hiểu là bảo tồn tại chỗ, gắn với bối cảnh văn hóa thực tiễn của di sản Trong lịch sử tồn tại, mỗi DSVHTGTN đều trải qua quá trình dài với nhiều lớp dấu ấn thời gian và những lần trùng tu, tôn tạo khác nhau Việc xác định các yếu tố xác thực phải dựa trên các bằng chứng Khảo cổ học, Sử học, Văn hóa học, và Tôn giáo học Việc xác định các yếu tố xác thực phải đối mặt với những thách thức lớn khi các DSVHTGTN ngày nay bị pha trộn rất nhiều yếu tố thể hiện kết quả sáng tạo mới hay các yếu tố ngoại lai không có liên quan đến di sản Ví dụ, các nghi lễ trong lễ hội thuộc tín ngưỡng hiện nay có xu hướng được cải biên đề phù hợp với nhu cầu quản trị hoạt động này từ phía nhà nước và chạy theo thị hiếu của truyền thông và của người xem “Sân khấu hóa” lễ hội là một xu thế được các nhà nghiên cứu chỉ ra mà trực tiếp làm tổn hại đến bản chất và tính xác thực của lễ hội Xu thế này khiến cho các yếu tố xác thực cứ bị tổn hại và phai mờ dần đi Một ví dụ khác là ở nhiều DSVHTGTN có xu thế đưa vào không gian di sản những linh vật, tượng thờ, đồ thờ có niên đại mới mẻ và nguồn gốc ngoại lai Việc xây dựng tượng Quan âm Bạch y trong một số ngôi chùa là một dẫn chứng Dẫn chứng khác là đưa sử tử đá, quả cầu đá, tỳ hưu cũng như các đồ vật trang trí mới lạ khác vào chùa, đình, đền miếu Những hành vi này làm cho các yếu tố xác thực bị lấn lướt dần, làm sai lệch nhận thức của công chúng về giá trị cốt lõi của di sản

Bảo tồn các yếu tố xác thực còn gặp những khó khăn lớn ở sự khan hiếm các nguyên vật liệu truyền thống, sự mai một nguồn lực nghệ nhân, hoặc xảy ra sự xung đột trong chính quá trình bảo tổn, khi việc bảo tồn chi tiết, bộ phận này có thể gây tổn hại tới chi tiết, bộ phận khác của di sản Tuy nhiên, việc bảo tồn tối đa các yếu tố xác thực là rất quan trọng, bởi nó duy trì được cái “hồn cốt”, “tinh thần”, và ý nghĩa lịch sử, văn hóa của di sản Ngược lại, nếu thất bại trong bảo tồn các yếu tố xác thực, thì một ngày nào đó, một DSVHTGTN sẽ hoàn toàn mất đi các chức năng và ý nghĩa văn hóa ban đầu, trở thành một địa điểm với chức năng và các ý nghĩa văn hóa hoàn toàn mới Đó có thể coi là một cách tiêu diệt hay xóa bỏ di tích hơn là bảo vệ và phát triển di tích

Ngày đăng: 18/09/2024, 19:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan An (2003), “Phật giáo trong đời sống của người Khmer”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 (23) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo trong đời sống của người Khmer”, Tạp chí "Nghiên cứu Tôn giáo
Tác giả: Phan An
Năm: 2003
2. Phan Thuận An (1996), Kiến trúc cố đô Huế , tái bản lần thứ 4, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cố đô Huế
Tác giả: Phan Thuận An
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1996
3. Trần Văn An (2010), Di sản văn hóa văn nghệ dân gian Hội An, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa văn nghệ dân gian Hội An
Tác giả: Trần Văn An
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2010
4. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hoá sử cương, tái bản, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hoá sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2006
5. Nguyễn Thị Tâm Anh (2014), “Hình tượng Chằn trong nghệ thuật điêu khắc các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng Chằn trong nghệ thuật điêu khắc các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ”, Tạp chí "Nghiên cứu Tôn giáo
Tác giả: Nguyễn Thị Tâm Anh
Năm: 2014
6. Trần Tuấn Anh (2013), “Chùa Quốc Ân – Di sản kiến trúc chùa tháp độc đáo”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 345 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Quốc Ân – Di sản kiến trúc chùa tháp độc đáo”, Tạp chí
Tác giả: Trần Tuấn Anh
Năm: 2013
7. Nguyễn Văn Anh, Mai Thùy Linh (2011), “Từ những hình tượng bát quái trên các công trình kiến trúc Phật giáo nghĩ về Phật giáo thời Lê Trung hưng”, trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2009, Viện Khảo cổ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ những hình tượng bát quái trên các công trình kiến trúc Phật giáo nghĩ về Phật giáo thời Lê Trung hưng”, trong "Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2009
Tác giả: Nguyễn Văn Anh, Mai Thùy Linh
Năm: 2011
8. Toan Ánh (1992), Phong tục Việt Nam, tái bản, tập 2, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1992
9. Đặng Văn Bài (2004), “Di sản văn hóa phi vật thể từ góc độ bảo tàng học”, tham luận tại Tọa đàm Bảo tàng và di sản văn hóa phi vật thể, nhân ngày Quốc tế bảo tàng 18/5, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Cục Di sản văn hóa đồng tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa phi vật thể từ góc độ bảo tàng học”, tham luận tại Tọa đàm "Bảo tàng và di sản văn hóa phi vật thể
Tác giả: Đặng Văn Bài
Năm: 2004
10. Đặng Văn Bài, (2007) “Bảo tồn văn hóa phi vật thể - từ góc nhìn toàn cầu hóa”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn văn hóa phi vật thể - từ góc nhìn toàn cầu hóa”, Tạp chí" Di sản Văn hóa
11. Đặng Văn Bài (2015), “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - một di sản văn hóa thế giới mang tính liên vùng”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 374 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - một di sản văn hóa thế giới mang tính liên vùng”, Tạp chí "Văn hóa Nghệ thuật
Tác giả: Đặng Văn Bài
Năm: 2015
14. Nguyễn Chí Bền (2012), “Thách thức bảo tồn di sản trong thời hiện đại hóa”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy cập tại:https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/thach-thuc-bao-ton-di-san-trong-thoi-hien-dai-hoa-117520.html, ngày truy cập 28 tháng 9 năm 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thách thức bảo tồn di sản trong thời hiện đại hóa
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Năm: 2012
15. Trần Lâm Biền (2017), Đình làng Việt (châu thổ Bắc Bộ), Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình làng Việt (châu thổ Bắc Bộ)
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2017
16. Nguyễn Bình, Nguyễn Hồng Dương (1994), “Những kiến trúc mang đậm tính dân tộc của một số nhà thờ Công giáo Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiến trúc mang đậm tính dân tộc của một số nhà thờ Công giáo Việt Nam”, Tạp chí "Dân tộc học
Tác giả: Nguyễn Bình, Nguyễn Hồng Dương
Năm: 1994
17. Trương Quốc Bình (2003), “Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc”, Tạp chí "Di sản văn hóa
Tác giả: Trương Quốc Bình
Năm: 2003
18. Phan Kế Bính (1970), Việt Nam phong tục, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Năm: 1970
19. Franz Boas (2012), The mind of primitive man, ISBN-10: 144008730X, ISBN-13: 978-1440087301, Publisher of Forgotten Books, London, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: The mind of primitive man
Tác giả: Franz Boas
Năm: 2012
20. Claire Chauvet (2010), “Đi lễ trong tín ngưỡng Tứ phủ: Hình thành lại bản sắc địa phương và quốc gia ở miền Bắc Việt Nam đương đại”, trong Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, quyển 2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố HồChí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi lễ trong tín ngưỡng Tứ phủ: Hình thành lại bản sắc địa phương và quốc gia ở miền Bắc Việt Nam đương đại”, trong "Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học
Tác giả: Claire Chauvet
Năm: 2010
12. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Mặt bằng tiêu biểu của chùa Bắc Bộ   (Nguồn: http://www.hauhocquangkien.com) - TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VỚI DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
Hình 1. Mặt bằng tiêu biểu của chùa Bắc Bộ (Nguồn: http://www.hauhocquangkien.com) (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w